Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

pháp luật về vận tải hàng hải trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 94 trang )

ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ VẬN TẢI HÀNG HẢI TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

1

1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Phạm vi nghiên cứu

2

3.

Mục tiêu nghiên cứu

2

4.


Phương pháp nghiên cứu

3

5.

Kết cấu luận văn

3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HẢI TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ

4

1.1.

4

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vận tải hàng hải

1.1.1.

Khái niệm về vận tải hàng hải

4

1.1.2.

Đặc điểm của vận tải hàng hóa


6

1.1.3.

Vai trị của vận tải hàng hải

8

Nguồn luật điều chỉnh về vận tải hàng hải

10

1.2.
1.2.1.

Pháp luật quốc gia về vận tải hàng hải

10

1.2.2.

Các điều ước quốc tế điều chỉnh về vận tải hàng hải

11

1.2.3.

Tập quán quốc tế về hàng hải


12

1.3.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải

13

1.3.1.

Giao kết hợp đồng vận tải

13

1.3.2.

Các loại hợp đồng thuê tàu chuyên chở hàng hóa

14

1.4.
1.4.1.

Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng hải
Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng hải ở các nước trên thế giới
1

16
16



1.4.2.

Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng hải ở Việt Nam

18

CHƯƠNG 2: ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA QUỐC TẾ
TRONG HÀNG HẢI

23

2.1.

24

Sự hình thành các Quy tắc điều chỉnh vận tải hàng hải

2.1.1.

Công ước Brussels 1924

24

2.1.2.

Công ước Hamburg năm 1978

28


2.2.

Vận đơn hàng hải và khía cạnh pháp lý của vận đơn hàng hải

32

2.2.1.

Khái niệm, chức năng của vận đơn hàng hải

32

2.2.2.

Phân loại vận đơn hàng hải

33

2.2.3.

Nội dung của vận đơn hàng hải

34

2.2.4.

Giá trị pháp lý của vận đơn hàng hải

35


2.3.
2.3.1.

Thực hiện hợp đồng vận tải hàng hải

36

Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa được vận chuyển

theo vận đơn hàng hải

36

2.3.2.

56

2.4.

Trách nhiệm của người gửi hàng trong vận tải hàng hải
Những quy định về khiếu kiện và khiếu nại hàng hải

57

2.4.1.

Đối với các vụ khiếu nại khơng nằm trong hợp đồng

57


2.4.2.

Khiếu nại hàng hóa liên quan đến hợp đồng

58

2.4.2.1.

Người có quyền khiếu nại

58

2.4.2.2.

Thời hạn thông báo tổn thất

59

2.4.2.3.

Thời hiệu tố tụng liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa

60

2


CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TRONG HÀNG HẢI – THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP


64

3.1.

64

Khái quát chung về Bộ luật Hàng hải năm 2015

3.1.1.

Lược sử về pháp luật Hàng hải Việt Nam từ năm 1945 đến nay

64

3.1.2.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005

65

3.1.3.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015

67

3.2.

Những quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong hàng hải


69

3.2.1.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong hàng hải

69

3.2.2.

Chủ thể có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa

70

3.2.3.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển

71

3.2.4.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến

84

3.3.

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hàng hải


91

3.3.1.

Khái niệm và phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải

91

3.3.2.

Thông báo tổn thất

92

3.3.3.

Thời hiệu khởi kiện

92

3.4.

Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vận tải

hàng hải trong thương mại quốc tế

94

3.4.1.


Những thành tựu của ngành vận tải hàng hải Việt Nam

94

3.4.2.

Những hạn chế và một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của

pháp luật Việt Nam về vận tải hàng hải

96

KẾT LUẬN

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

100

3


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, thì tự do hóa thương mại và tồn cầu hóa là một

xu hướng tất yếu và và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Và nền kinh tế Việt Nam

cũng khơng nằm ngồi xu hướng này, trong đó ngành vận tải hàng hải được xem như
ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình hội nhập và phát triển. Lĩnh vực này đang được
nước ta chú trọng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự phát triển của nền kinh tế thế
giới và nền kinh tế trong nước đã đặt ngành vận tải hàng hải đứng trước một vận hội lớn
và những thách thức thật sự cam go. Để tạo mọi điều kiện phát triển nền kinh tế nước nhà
trong quá trình hội nhập, nước ta cần phải tăng cường giao thương với các quốc gia trên
thế giới về phương diện xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Thêm vào đó, với đặc thù của địa lý nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260 km, có nhiều
hệ thống sơng lớn, có nhiều cửa biển sâu và rộng thích hợp cho việc xây dựng hệ thống
cảng biển. Đó là những thế mạnh cho việc phát triển ngành vận tải hàng hải ở Việt Nam.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển đội tàu, nâng cao năng lực vận chuyển, mở rộng thị
trường, đẩy mạnh buôn bán xuất nhập khẩu; đồng thời, nước ta cần phải hoàn thiện hệ
thống pháp luật về vận tải hàng hải phù hợp với các quy định, tập quán pháp luật quốc tế
tạo cơ sở pháp lý cho q trình hội nhập. Do đó, chúng ta cần phải chủ động tiếp cận,
nghiên cứu tìm hiểu tập quán, quy tắc và quy định của pháp luật quốc tế về vận tải hàng
hải. Từ đó tiếp thu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vận tải
hàng hải để tận dụng những cơ hội và tiềm năng phát triển ngành hàng hải
Như chúng ta biết, trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì pháp luật hàng hải là
một ngành luật có mối liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật quốc
tế. Đồng thời, cũng là ngành luật có ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập và phát triển của
mỗi quốc gia. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hàng hải Việt Nam đã được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong các chương trình xây dựng luật của quốc
gia và các chương trình nghiên cứu tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan.

1


Trong pháp luật hàng hải nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung thì các Điều ước quốc
tế có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các luật lệ, quy tắc, khuôn khổ và chuẩn mực
chung để điều chỉnh và tạo ra môi trường công bằng thuận lợi cho thương mại hàng hải

phát triển. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu những quy định của các điều ước quốc tế có
một vai trị hết sức quan trọng trong việc áp dụng, giải quyết tranh chấp và đặc biệt là
công tác lập pháp. Đặc biệt là việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của pháp luật
Việt Nam cũng là một việc làm quan trọng để hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải.
Đó chính là lý do người viết lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về vận tải hàng hải
trong thương mại quốc tế” để làm luận văn tốt nghiệp.
2.

Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Pháp luật Việt Nam về vận tải hàng hải trong thương mại quốc tế”, người
viết tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề khái quát chung về vận tải hàng hải,
những quy định cơ bản của các điều ước quốc tế về vận tải hàng hải, cụ thể là trong các
công ước như: Công ước Brussels năm 1924, Nghị định thư Visby năm 1968, Nghị định
thư SDR năm 1979 và Công ước Hamburg năm 1978. Bên cạnh đó, người viết cịn phân
tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vận tải hàng hải. Từ những nghiên
cứu, phân tích trên người viết so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định
của các điều ước quốc tế về vận tải hàng hải. Đồng thời, người viết đưa ra những tồn tại,
hạn chế và giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực
vận tải hàng hải.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

Với thời gian nghiên cứu có hạn, người viết tập trung nghiên cứu về những quy định cơ
bản của các điều ước quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận
chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải, như các quy định về hợp đồng chuyên chở hàng
hóa quốc tế trong vận tải hàng hải, về chứng từ hàng hải, các quy định về miễn trách
nhiệm của người vận chuyển, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển... Qua việc tìm


2


hiểu nghiên cứu đánh giá, phân tích, so sánh và đánh giá những ý kiến của các chuyên
gia, các nhà khoa học người viết tìm ra những tiến bộ, phù hợp của pháp luật Việt Nam
cũng như những khuyết điểm và hạn chế của những quy định trong lĩnh vực hàng hải. Từ
đó có một cách nhìn và phương hướng hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, góp phần
cho sự phát triển của pháp luật Việt Nam, cũng như sự phát triển của ngành vận tải hàng
hải ở Việt Nam.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được người viết nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu,
từ đó đưa ra những so sánh và đánh giá các quy định của pháp luật trong nước và các quy
định của Điều ước quốc tế. Đồng thời người viết còn tham khảo các bài viết của các tạp
chí, sách, các bài viết của các chuyên gia về lĩnh vực vận tải hàng hải.
5.

Kết cấu luận văn

Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3
chương với nội dung chủ yếu sau:
Chương 1: Khái quát chung về vận tải hàng hải trong thương mại quốc tế. Trong
chương này người viết trình bày về những nội dung cơ bản về vận tải hàng hải, vai trò
của vận tải hàng hải, các nguồn điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hải, lịch sử hình thành
và phát triển của ngành vận tải hàng hải ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới
và các vấn đề cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải.
Chương 2: Điều ước quốc tế vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải. Trong

chương này người viết tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá những quy định cơ bản
của các điều ước về vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải. Cụ thể là các quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải.
Chương 3: Pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng hóa quốc tế trong vận tải hàng
hải – Thực tiễn và giải pháp hoàn thiện. Trong chương này người viết tập trung nghiên
cứu, phân tích đánh giá những quy định cơ bản về vận tải hàng hải theo quy định của

3


pháp luật Việt Nam. Đồng thời người viết cũng đưa ra thực tiễn của ngành vận tải hàng
hải Việt Nam và qua đó người viết đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật Việt Nam về vận tải hàng hải.

4


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HẢI TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
Vận tải hàng hải ra đời từ rất sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ
thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm tuyến đường giao thông để
giao lưu với các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải hàng
hải được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải trên
thế giới.
1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vận tải hàng hải

1.1.1. Khái niệm về vận tải hàng hải
Vận tải quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai hay nhiều

quốc gia với nhau, vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Vận tải quốc tế có
hai hình thức phổ biến: Vận tải quốc tế trực tiếp và vận tải quốc tế quá cảnh. Vận tải quốc
tế trực tiếp là hình thức vận tải được tiến hành giữa hai quốc gia có chung đường biên
giới quốc gia; còn vận tải quốc tế quá cảnh là hình thức vận tải được tiến hành qua lãnh
thổ của một nước thứ ba (gọi là nước cho quá cảnh).
Vận tải hàng hải được xem là một ngành sản xuất đặc biệt. Sự đặc biệt được thể hiện ở
chỗ nó không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ tạo ra một vật phẩm đặc biệt được gọi là sản
phẩm vận tải Đối với những ngành sản xuất vật chất khác, thì trong quá trình sản xuất
đều tạo ra một sản phẩm mới với sự kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao
động và sức lao động. Vận tải hàng hải cũng là ngành sản xuất vật chất vì trong q trình
sản xuất cũng có sự kết hợp của ba yếu tố đó. Tuy nhiên, ngành vận tải hàng hải cũng có
những điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và về thị trường tiêu thụ. Cụ thể
như sau:
Thứ nhất, môi trường sản xuất của ngành vận tải là không gian, vậy nên nó ln vận động
chứ khơng cố định như các ngành khác.

5


Thứ hai, sản xuất trong vận tải hàng hải là q trình tác động về mặt khơng gian vào đối
tượng lao động chứ không tác động về mặt kỹ thuật, do đó khơng làm thay đổi hình dáng,
kích thước của đối tượng lao động.
Thứ ba, sản phẩm vận tải không tồn tại dưới dạng vật chất và khi sản xuất ra thì được tiêu
dùng ngay. Hay nói cách khác sản phẩm vận tải hàng hải mang tính vơ hình. Q trình
sản xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời nên ngành sẽ khơng có khả năng dự trữ sản
phẩm vận tải, mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải.
Thứ tư, quá trình sản xuất ngành vận tải không tạo ra sản phẩm mới mà chỉ làm thay đổi
vị trí của hàng hóa và qua đó làm tăng giá trị của hàng hóa. Trong thực tiễn thương mại
quốc tế có nhiều tiêu chí phân loại vận tải. Theo tiêu chí mơi trường và điều kiện sản
xuất, vận tải quốc tế được chia thành vận tải đường bộ, vận tải đường biển, vận tải đường

hàng không, vận tải đường sắt...Căn cứ vào cách thức tổ chức vận chuyển hàng hóa, vận
tải hàng hóa quốc tế chia thành vận tải đơn phương thức và vận tải đa phương thức. Vận
tải đơn phương thức là phương thức vận tải trong đó hàng hóa được chuyển từ nơi đi tới
nơi đến bằng một loại phương tiện duy nhất. Vận tải đa phương thức là phương thức vận
chuyển hàng hóa từ nơi đi tới nơi đến sử dụng ít nhất hai phương tiện vận tải trở lên,
nhưng chỉ sử dụng một loại chứng từ duy nhất do một người vận chuyển chịu trách nhiệm
trong tồn bộ q trình vận chuyển.
Đứng về mặt kinh tế người ta đưa ra khái niệm về vận tải hàng hải như sau: Vận tải hàng
hải là phương thức vận tải mà người vận chuyển sử dụng tàu chuyên dụng đi trên biển
nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm thu tiền cước phí
vận chuyển của người thuê vận chuyển.
Như vậy, vận tải hàng hải đã vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia, vị trí hàng hóa được
thay đổi từ nước người bán sang nước người mua. Vận tải hàng hải có mối quan hệ chặt
chẽ với sự phát triển của thương mại quốc tế. Vận tải hàng hải là đầu nối quan trọng giữa
các nền kinh tế thế giới. Mối quan hệ này là mối quan hệ tương hỗ, thương mại quốc tế

6


phát triển đã thúc đẩy vận tải hàng hải phát triển và ngược lại, vận tải hàng hải phát triển
đã góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
1.1.2. Đặc điểm của vận tải hàng hóa
Ngày nay, vận tải hàng hải là ngành chủ đạo đóng vai trị quan trọng nhất trong các
phương thức vận tải khác, khối lượng vận chuyển chiếm 80% khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu của thế giới. Vận tải hàng hải có thể phục vụ chuyên chở cho nhiều loại hàng
hóa khác nhau trong bn bán quốc tế. Ngành vận tải hàng hải đóng vai trị quan trọng
như vậy là do nó mang những đặc điểm nổi bật sau:
+ Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
Do đó, khơng địi hỏi đầu tư nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và
bảo vệ các tuyến đường vận tải trên biển.

+ Khả năng và năng lực chuyên chở của vận tải hàng hải rất lớn với sức chở khơng hạn
chế. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị
hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
+

Vận tải hàng hải thích hợp cho hầu hết các mặt hàng trong thương mại quốc tế, từ

các loại hàng hóa thơng thường như: hàng bách hóa, tiêu dùng cho đến các sản phẩm cơ
khí như máy móc, thiết bị, ơtơ, hành hóa cồng kềnh. Đặc biệt là vận chuyển các mặt hàng
rời và có giá trị thấp như: than, ngũ cốc, quặng các loại và dầu mỏ...
+

Chi phí đầu tư cho các tuyến đường vận tải hàng hải là tương đối thấp so với các

phương thức vận tải khác vì hầu hết các tuyến đường hàng hải là tuyến đường tự nhiên,
nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu để xây dựng, duy trì và bảo dưỡng (trừ việc
xây dựng các kênh đào và các hải cảng).
+

Cước phí vận tải hàng hải vào loại thấp nhất trong các phương thức vận tải, do trọng

tải tàu biển lớn nên chở được nhiều hàng hóa, cự ly vận chuyển trung bình lớn, tiêu hao
nhiên liệu thấp nên đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nếu so trên cùng một quảng đường thì
cước phí vận tải đường hàng hải vào khoảng 0,7 USD/kg, trong khi đó cước phí vận tải

7


hàng khơng khoảng 5,5 USD/kg. Cước phí vận tải đường biển cũng thấp hơn cước phí
vận tải đường sắt và thấp hơn so với vận tải đường ôtô khoảng bốn lần.

Các đặc điểm trên là những đặc điểm mang tính tích cực trong việc thúc đẩy ngành vận
tải hàng hải phát triển, nhưng bên cạnh đó ngành vận tải hàng hải cũng có những đặc
điểm, nhân tố kìm hãm sự phát triển như:
+ Quãng đường vận tải trong vận tải hàng hải thường rất xa nên các tàu có thể gặp nhiều
rủi ro như: mắc cạn, giông bão, tố lốc, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, mất
tích và đặc biệt là nạn cướp biển.
+ Tốc độ của các tàu vận tải hàng hải là tương đối thấp. Tốc độ các tàu chở hàng hiện
nay trung bình khoảng từ 14 đến 24 hải lý/giờ. Tốc độ này còn thấp so với tốc độ của ôtô,
tàu hỏa và đặc biệt là máy bay. Điều này làm cho vận tải hàng hải khơng thích hợp với
những mặt hàng thời vụ, mau hỏng, dễ thối, hàng đòi hỏi phải giao ngay như cứu trợ
khẩn cấp, thuốc chữa bệnh. Trong vận tải hàng hải thì các tàu thường đi qua những khu
vực có chế độ chính trị, pháp luật và tập qn khác nhau trên thế giới. Do đó, các phương
tiện vận tải thường bị chi phối bởi luật lệ, tập quán của các nước và khu vực trên thế giới.
1.1.3. Vai trò của vận tải hàng hải
Ngày nay, vận tải hàng hải giữ một vai trị chính yếu trong q trình phát triển của nền
kinh tế quốc tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế. Trong chuyên chở hàng hóa
ngoại thương trên thế giới hiện nay thì vận tải hàng hải chiếm khoảng 80% khối lượng và
64% giá trị hàng hóa trong mua bán quốc tế. Thực vậy, vận tải hàng hải đã giữ vai trò
quan trọng trong mậu dịch quốc tế, nếu so với các phương tiện vận tải khác như đường
sắt, ơtơ, đường hàng khơng…Vai trị của ngành vận tải hàng hải được thể hiện ở các mặt
sau:
Thứ nhất, vận tải hàng hải là yếu tố không thể tách rời thương mại quốc tế. Thực vậy,
trong thương mại quốc tế và vận tải nói chung, vận tải hàng hải nói riêng có mối quan hệ
chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vận tải hàng hải được phát triển trên cơ sở sản xuất và trao
đổi hàng hóa giữa các nước với nhau. Ngược lại, vận tải hàng hải phát triển sẽ làm giảm
8


giá thành chuyên chở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc
tế, tự do hóa thương mại, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực tiễn trong thương mại quốc

tế cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trị quan trọng và liên quan chặt chẽ với
hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải. Bởi vì, hợp đồng mua bán hàng
hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người bán và người mua còn hợp đồng vận
chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải điều chỉnh quan hệ giữa người thuê chuyên chở
và người chuyên chở, mà người chuyên chở là người bán hoặc người mua lại phụ thuộc
vào quy định của hợp đồng mua bán. Có rất nhiều hợp đồng mua bán còn chỉ định cả
người chuyên chở.
Thứ hai, vận tải hàng hải thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Khối lượng hàng hóa
luân chuyển giữa hai nước phụ thuộc nhiều vào các điều kiện như: tiềm năng kinh tế của
hai nước, sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất của mỗi nước trong phân cơng lao
động quốc tế, tình hình chính trị, điều kiện và khả năng vận tải của hai nước. Khối lượng
hàng hóa luân chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tích số tiềm năng kinh tế của hai
nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách chuyên chở giữa hai nước. Chi phí vận tải càng rẻ,
chuyên chở hàng hóa càng thuận lợi thì số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường thế giới
càng lớn. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá cả
hàng hóa. Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tăng năng suất trong ngành vận tải nói
chung mà giá cước trung bình trong vận tải quốc tế có xu hướng giảm xuống. Vận tải
hàng hải có đặc điểm là cước phí rẻ nên vận tải hàng hải làm tăng khối lượng luân chuyển
hàng hóa trong bn bán quốc tế. Vì vậy, nó thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
Thứ ba, vận tải hàng hải góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường
trong buôn bán quốc tế. Trước đây, vận tải hàng hải cịn chưa phát triển, cơng cụ vận tải
thô sơ, sức chở của phương tiện vận tải nhỏ, chi phí vận tải lại cao, nên đã hạn chế việc
mở rộng buôn bán nhiều mặt hàng, đặc biệt là nguyên liệu và nhiên liệu. Sự ra đời của
các cơng cụ vận tải chun dùng có trọng tải lớn, đặc biệt là sự phát triển của vận tải
hàng hải, mạng lưới các tuyến đường giao thông phát triển đã cho phép hạ giá thành vận
tải, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mặt hàng trong buôn bán quốc tế.

9



Sự thay đổi cơ cấu trong buôn bán quốc tế được thể hiện rõ nét nhất là sự phát triển bn
bán các mặt hàng lỏng, trong đó chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.
Trước đây, hàng hóa chỉ có thể bán ở các nước lân cận, ở thị trường gần. Ngay nay, hàng
hóa có thể bn bán ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới do sự phát triển của vận tải hàng
hải. Vì vậy, vận tải hàng hải đã góp phần thay đổi thị trường hàng hóa. Những nước xuất
khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xơi. Ngược lại, các
nước có điều kiện chọn thị trường cung cấp hàng hóa rộng rãi hơn.
Thứ tư, vận tải hàng hải tác động đến cán cân thanh toán quốc tế. Vận tải hàng hải có tác
động tích cực hoặc làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. Xuất nhập khẩu sản phẩm hàng
hải là một hình thức xuất nhập khẩu vơ hình rất quan trọng. Thu ngoại tệ trong vận tải
hàng hải và các dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hải là một bộ phận quan trọng trong
cán cân thanh toán quốc tế. Phát triển vận tải hàng hải đặc biệt là phát triển đội tàu bn
có tác dụng làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm
vận tải hàng hải. Do đó, vận tải hàng hải ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc
tế. Nếu vận tải hàng hải của một nước không đáp ứng được nhu cầu chun chở hàng hóa
ngoại thương thì phải chi ra một lượng ngoại tệ nhất định để nhập khẩu sản phẩm vận tải
hàng hải. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải sẽ ảnh hưởng xấu
đến cán cân thanh toán quốc tế. Trái lại, sự dư thừa trong cán cân thanh tốn vận tải hàng
hóa xuất nhập khẩu có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.
1.2.

Nguồn luật điều chỉnh về vận tải hàng hải

Đặc thù của ngành vận tải hàng hải là liên quan đến nhiều quốc gia. Vì vậy, để điều chỉnh
hoạt động vận tải hàng hải không chỉ dựa vào pháp luật của mỗi quốc gia mà còn dựa vào
các nguồn luật khác như điều ước quốc tế về vận tải hàng hải và tập quán quốc tế về vận
tải hàng hải.
1.2.1. Pháp luật quốc gia về vận tải hàng hải
Bên cạnh pháp luật quốc tế, hiện nay mỗi quốc gia đều có luật điều chỉnh về vận tải hàng
hải của riêng mình. Luật quốc gia của mỗi nước đều có thể trở thành nguồn luật điều

10


chỉnh hoạt động vận tải hàng hải. Nhưng luật quốc gia nào được áp dụng tùy thuộc vào
hợp đồng vận tải hàng hải của các bên. Trước những năm 1990, thì vận tải hàng hải ở
Việt Nam được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Giao thông vận
tải (Nghị định, Điều lệ, Thông tư). Bộ luật Hàng hải đầu tiên của Việt Nam được Quốc
hội khóa VIII thơng qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 30 tháng 6 năm 1990, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 1991. Bộ luật Hàng hải 1990 cùng với các văn bản hướng dẫn
thi hành của nó đã tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong
lĩnh vực hàng hải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải, tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành hàng hải Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập với ngành hàng
hải quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành hàng hải thì Bộ luật Hàng hải
1990 đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định (sẽ được trình bày ở phần sau). Do đó, việc sửa
đổi Bộ luật Hàng hải là một yêu cầu cấp bách. Trước tình hình đó, tại kỳ họp lần thứ 7
Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật Hàng hải 2005 trên cơ sở sửa đổi bổ sung Bộ luật
Hàng hải 1990. Sau đó Bộ luật Hàng hải 2015 trên cơ sở sửa đổi bổ sung Bộ luật Hàng
hải 2005, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2017. Sự ra đời của Bộ luật Hàng hải 2015
đã khắc phục được những thiếu sót, hạn chế của Bộ luật hàng hải 2005, đây là một tiến
bộ đáng ghi nhận của công tác lập pháp ở Việt Nam.
1.2.2. Các điều ước quốc tế điều chỉnh về vận tải hàng hải
Ngày nay, vận tải hàng hải quốc tế đã phát triển mạnh, số lượng hàng hóa vận chuyển
ngày một tăng lên. Để tránh việc quy định về trách nhiệm một cách tùy tiện của người
chuyên chở, mặt khác để có sự thống nhất về quy định trách nhiệm của người chuyên chở
giữa các nước, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, các công ước quốc tế điều
chỉnh về vận tải hàng hải đã ra đời. Hiện nay trên thế giới có các điều ước quốc tế điều
chỉnh về vận tải hàng hải như:
Cơng ước Brussels năm 1924 (Cơng ước này có hiệu lực ngày 02 tháng 06 năm 1931.
Cơng ước này cịn được gọi là Quy tắc Hague vì nó được soạn thảo tại Hague, Hà Lan.
Khác với Quy tắc Lahay, Công ước này có điều khoản bắt buộc các bên tham gia ký kết

phải áp dụng thực hiện), Nghị định thư Visby năm 1968, Nghị định thư SDR năm 1979
11


và Cơng ước Hamburg năm 1978 (Cơng ước có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 1992,
thường được gọi là Công ước Hamburg 1978 hay Quy tắc Hamburg). Nội dung chính của
các cơng ước là điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động vận tải hàng hải, cụ thể là
các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng vận chuyển hàng
hóa trong vận tải hàng hải, cơ sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận
chuyển, các trường hợp miễn trách cho người chuyên chở, khiếu nại và kiện tụng liên
quan đến hoạt động hàng hải.
1.2.3. Tập quán quốc tế về hàng hải
Bên cạnh các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh về hoạt động vận tải
hàng hải, còn tồn tại một nguồn điều chỉnh khác không kém phần quan trọng trong hoạt
động vận tải hàng hải, đó là tập quán quốc tế về hàng hải. Tập quán quốc tế về hàng hải
sẽ được áp dụng trong trường hợp khơng có luật hoặc luật có quy định nhưng không rõ
ràng hoặc luật dẫn chiếu đến tập quán hàng hải trong những hoạt động đặc thù. Ngồi ra,
nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng tập quán quốc tế hàng hải để điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng về hoạt động vận tải hàng hải thì tập
quán mà các bên lựa chọn sẽ được áp dụng.
Tập quán quốc tế về hàng hải là những phong tục, thói quen phổ biến về hàng hải được
nhiều nước công nhận và được áp dụng thường xuyên đến mức trở thành quy tắc được
các bên mặc nhiên tuân thủ. Tập quán quốc tế về hàng hải hình thành chủ yếu ở các cảng
biển. Những tập quán quốc tế về hàng hải thường được các bên lựa chọn áp dụng trong
các hoạt động vận tải hàng hải hiện nay là những tập quán về thời gian bốc hàng, về
thưởng phạt thời gian bốc hàng nhanh chậm, tập quán về giao hàng của cảng bốc hàng
hoặc dỡ hàng.
Do đặc thù của vận tải hàng hải liên quan đến nhiều quốc gia nên có nhiều nguồn điều
chỉnh. Trong đó, điều ước quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong vận tải hàng
hải. Vì điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng trước (trước cả pháp luật quốc gia và tập

quán hàng hải) cho quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hàng hải nếu quan hệ đó thuộc phạm

12


điều chỉnh của điều ước quốc tế. Ngày nay, hầu như các nước trên thế giới có ngành vận
tải hàng hải quốc tế phát triển thì hoặc tham gia Cơng ước Brussels 1924 hoặc tham gia
Công ước Hamburg 1978 (Công ước Brussels 1924 có hơn 77 quốc gia ký kết tham gia
điều ước, cịn Cơng ước Hamburg 1978 có hơn 30 quốc gia tham gia).
1.3.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải

1.3.1. Giao kết hợp đồng vận tải
Thông thường trong thương mại quốc tế, người bán, người mua có hàng nhưng lại khơng
có tàu để chun chở. Vì vậy, để thực hiện hợp đồng mua bán thì người bán hoặc người
mua phải đi thuê tàu để chở hàng. Việc đi thuê tàu để chuyên chở hàng này chính là việc
các bên giao kết hợp đồng chuyên chở. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa trong vận tải
hàng hải là sự thỏa thuận được ký kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển,
theo đó người vận chuyển dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng
khác nhằm thu tiền cước do người thuê vận chuyển trả.
Các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong vận tải hàng hải bao gồm
người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Theo đó, người vận chuyển có thể là chủ
tàu, người chuyên chở chuyên nghiệp hoặc người quản lý tàu. Người thuê vận chuyển có
thể là chủ hàng (người bán, người mua) hoặc người nhận ủy thác của chủ hàng ký hợp
đồng chuyên chở. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng ghi trong hợp đồng
chuyên chở, người nhận hàng thường là người mua hàng, còn người gửi hàng thường là
người bán. Trong thực tế có nhiều trường hợp người bán (người gửi hàng) ký hợp đồng
chuyên chở với người chuyên chở, nhưng người nhận hàng ở cảng đến lại là người mua.
Trong trường hợp này, tuy không phải là người ký hợp đồng chuyên chở nhưng khi nhận

thấy hàng bị thiếu, bị đổ vỡ hư hỏng thì người nhận hàng có quyền khiếu nại người
chuyên chở. Song cũng có trường hợp người nhận hàng (người mua) ký hợp đồng chuyên
chở với người chuyên chở nhưng người gửi hàng ở cảng đi lại là người bán. Trong trường
hợp này người gửi hàng (người bán) thực hiện nghĩa vụ gửi hàng theo thông báo chỉ dẫn
của người nhận hàng (người mua) để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng vận chuyển hàng

13


hóa trong vận tải hàng hải. Trong vận tải hàng hải quốc tế có nhiều phương thức vận tải
khác nhau, mỗi phương thức vận tải đều có những đặc điểm riêng. Do đó các nhà kinh
doanh cần phải lựa chọn phương thức vận tải nào phù hợp với loại hàng hóa mà mình cần
chun chở để có thể tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển.
1.3.2. Các loại hợp đồng thuê tàu chuyên chở hàng hóa
Trong vận tải hàng hải quốc tế có hai hình thức kinh doanh tàu: kinh doanh tàu chạy rông
(tramp) và kinh doanh tàu chợ (liner). Trong đó hình thức kinh doanh tàu chạy rơng lại
được chia thành hai loại: tàu chuyến và tàu định hạn. Vì vậy, trên thị trường thế giới tồn
tại ba phương thức thuê tàu chủ yếu.
1.3.2.1.

Hợp đồng thuê tàu chợ (liner chartering)

Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng
nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định
nên người ta còn gọi là tàu định chuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng công bố
trên phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng. Hơn nữa, điều kiện chuyên
chở do các chủ hãng tàu quy định và thường được in sẵn trên vận đơn hàng hải để phát
hành cho người gửi hàng.
Hợp đồng thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ, đây là hoạt động mà
người chủ hàng trực tiếp hay thông qua người môi giới yêu cầu chủ tàu dành cho mình

thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ
giữa người thuê và người cho thuê được điều chỉnh bằng một vận đơn hàng hải.
1.3.2.2.

Hợp đồng thuê tàu chuyến (voyage chartering)

Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé
qua những cảng nhất định và khơng theo một lịch trình định trước. Căn cứ vào hoạt động
của tàu chuyến, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của tàu chuyến như sau: đối tượng
chuyên chở của tàu chuyến thường là những loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất
của hàng hóa chuyên chở tương đối thuần nhất và thường được chở đầy tàu, cước phí

14


thuê tàu chuyến do người thuê và người cho thuê thỏa thuận đưa vào hợp đồng. Hoạt
động thuê tàu chuyến là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần chiếc
tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ giữa người thuê tàu
với người cho thuê tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu
chuyến. Hợp đồng thuê tàu do hai bên thỏa thuận ký kết.
1.3.2.3.

Hợp đồng thuê tàu thời hạn (Time Chartering - C/P)

Hợp đồng thuê tàu thời hạn là một văn bản thỏa thuận trong đó chủ tàu cho người th
tồn bộ con tàu bao gồm cả thuyền bộ (thuyền trưởng và thủy thủ) hoặc không thuyền bộ,
để kinh doanh chở hàng trong một thời gian nhất định; còn người thuê tàu phải trả tiền
thuê tàu và các chi phí cho hoạt động của con tàu. Hợp đồng thuê tàu thời hạn người ta
còn gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn. Căn cứ vào hoạt động của thuê tàu thời hạn, chúng
ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau: thời hạn thuê tàu không hạn chế; tiền thuê tàu

được tính trên căn bản số tấn hàng hóa trong một ngày; người thuê được quyền sử dụng
con tàu vào mục đích kinh doanh hợp pháp, tự trả chi phí nhiên liệu chạy tàu, chi phí xếp
đỡ hàng; mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu thể hiện qua hợp đồng thuê tàu dài
hạn.
Trong vận chuyển hàng hải bằng cách thuê tàu định hạn, người thuê tàu có thể chọn thuê
tàu toàn bộ hoặc thuê tàu định hạn trơn. Việc tiến hành thuê tàu theo cách thức này cũng
có yêu cầu nhất định về tiêu chuẩn của tàu, các bên thỏa thuận mức phí th tàu. Th
tồn bộ tàu là việc người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu cùng với việc thuê cả thuyền
trưởng, sĩ quan, thủy thủ của tàu. Với hình thức thuê tàu này bao gồm hai cách: thuê theo
thời kỳ, tức là thuê tàu trong một thời hạn cụ thể; hoặc thuê tàu định hạn theo chuyến, tức
là chỉ thuê trong một chuyến hàng hóa, sau khi vận chuyển xong thì hợp đồng thuê tàu
chấm dứt. Thuê tàu định hạn trơn (hay còn gọi là thuê tàu hạn trần), tức là chủ tàu chỉ cho
người th th tàu mà khơng có thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, người thuê phải tự lo
thuyền bộ của tàu để phục vụ cho việc hành hải của tàu.

15


1.4.

Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng hải

1.4.1. Lịch sử phát triển ngành vận tải hàng hải ở các nước trên thế giới
So với các phương thức vận tải khác thì vận tải hàng hải được con người biết đến sớm
nhất, nó ra đời gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, trong thời cổ đại con
người chưa nhận thức hết những lợi ích mà vận tải mang lại, họ chỉ đơn thuần dựa vào
biển cả để tìm kiếm thức ăn và để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Như vậy, vận tải
lúc bấy giờ chỉ phục vụ lợi ích thiết thực của con người chứ khơng mang lợi ích về mặt
kinh tế. Đến khi lực lượng sản xuất bắt đầu phát triển, thì nhu cầu trao đổi hàng hóa được
mở rộng và phát triển mạnh, đó chính là điều kiện thuận lợi để vận tải hàng hải phát triển.

Cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của ngành vận tải là vào thế kỷ X trước công nguyên
khi mà buôn bán bằng đường biển phát triển ở vùng Địa Trung Hải, sau đó tiếp tục phát
triển lan rộng sang các vùng biển khác như: biển Hồng Hải, Ấn Độ. Tiêu biểu lúc bấy giờ
là sự phát triển của đội thương thuyền Hy Lạp. Tuy nhiên, hoạt động vận tải hàng hải chỉ
thực sự phát triển mạnh và rộng khắp và ở đầu thế kỷ XI.
Đến cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, thông qua đường biển con người đã biết đến
châu Mỹ, đây là một đóng góp quan trọng cho việc mở rộng thị trường buôn bán quốc tế,
cũng như thúc đẩy mua bán và giao lưu quốc tế thông qua con đường biển. Thời kỳ này,
vận tải hàng hải phát triển mạnh, đội tàu phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Cũng vào thời gian này các tuyến đường hàng hải được mở rộng, số lượng hàng hóa
chuyên chở được tăng lên một cách nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, dẫn đến việc thay thế những thuyền buồm thô
sơ bằng những tàu chạy bằng động cơ hơi nước và đặc biệt là sự thay thế của những tàu
chạy bằng động cơ diezen cho tàu chạy bằng động cơ hơi nước ở cuối thế kỷ XIX, đã làm
cho tốc độ vận chuyển tăng hơn trước rất nhiều. Có thể nói rằng sự ra đời của tàu chạy
bằng động cơ diezen là một cuộc cách mạng trong ngành vận tải hàng hải.
Thêm vào đó, vật liệu đóng tàu cũng có sự thay đổi lớn khi nền khoa học kỹ thuật trên thế
giới ngày càng phát triển, con người đã biết sử dụng sắt thép để đóng tàu thay thế cho tàu

16



×