Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình (giai đoạn 2019 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG ĐỨC TUÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
(GIAI ĐOẠN 2019-2021)
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG ĐỨC TUÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
(GIAI ĐOẠN 2019-2021)
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60720405
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đình Hịa
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

HÀ NỘI - 2023




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Trung
tâm DI & ADR Quốc gia, Giảng viên Khoa Dược lý-Dược lâm sàng và
PGS.TS. Vũ Đình Hịa – Phó Giám đốc Trung tâm DI & ADR Quốc gia,
Giảng viên Khoa Dược lý-Dược lâm sàng là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
phương pháp luận, luôn sát sao, động viên và đồng hành cùng tơi trong q
trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Hồng Anh – Chuyên viên
Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào
tạo trường Đại học Dược Hà Nội, ban Giám đốc bệnh viện, ban lãnh đạo, các
cán bộ nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp, các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ
khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã rất nhiệt tình tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi nghiên cứu và thực hiện thực hiện luận văn.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa
Dược lý- Dược lâm sàng đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động
viên và cho tơi những góp ý q báu trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi muốn gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè,
những người đã luôn ở bên tôi, động viên, ủng hộ tôi trong học tập và cuộc
sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Đặng Đức Tuân



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 3
1.1. Thực trạng kháng kháng sinh và chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
trong bệnh viện tại Việt Nam ............................................................................ 3
1.1.1. Thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ............................................ 3
1.1.2. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện .................... 4
1.2. Phân loại kháng sinh .................................................................................. 6
1.2.1. Phân loại kháng sinh của WHO theo mã ATC ....................................... 6
1.2.2. Phân loại kháng sinh của WHO theo công cụ AWARE ......................... 6
1.2.3. Các kháng sinh cần ưu tiên quản lý trong Chương trình Quản lý sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện ...................................................................... 8
1.3. Các phương pháp phân tích sử dụng kháng sinh ....................................... 8
1.3.1. Phương pháp đánh giá định tính ............................................................. 9
1.3.2. Phương pháp đánh giá định lượng .......................................................... 9
1.4. Tình hình tiêu thụ kháng sinh trên thế giới và tại Việt Nam ................... 12
1.4.1. Nghiên cứu tiêu thụ kháng sinh trong nước .......................................... 12
1.4.2. Một số nghiên cứu về tiêu thụ kháng sinh trên thế giới........................ 14
1.5. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình........................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 16
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................. 16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 16
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 16



2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17
2.2.4. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 17
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 19
3.1. Phân tích mức độ tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2019-2021 ............................................................................... 19
3.1.1. Mức độ tiêu thụ các nhóm kháng sinh tồn viện .................................. 19
3.1.2. Mức độ tiêu thụ kháng sinh của các khối lâm sàng .............................. 20
3.1.3. Mức độ tiêu thụ các phân nhóm kháng sinh ......................................... 21
3.1.4. Mức độ tiêu thụ các kháng sinh ưu tiên quản lý ................................... 24
3.2. Phân tích xu hướng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2019-2021 ............................................................................... 28
3.2.1. Xu hướng tiêu thụ một số nhóm kháng sinh trên tồn viện .................. 28
3.2.2. Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh toàn viện ................................... 29
3.2.3. Xu hướng tiêu thụ kháng sinh ưu tiên quản lý ở các khoa lâm sàng .... 32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 35
4.1. Phân tích mức độ tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2019-2021 ............................................................................... 35
4.1.1. Mức độ tiêu thụ các nhóm kháng sinh tồn viện .................................. 35
4.1.2. Mức độ tiêu thụ kháng sinh của các khối lâm sàng .............................. 36
4.1.3. Mức độ tiêu thụ các phân nhóm kháng sinh ......................................... 38
4.2. Phân tích xu hướng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2019-2021 ............................................................................... 41
4.2.1. Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh trên toàn viện ............................ 41
4.2.2. Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh toàn viện ................................... 42
4.2.3. Xu hướng tiêu thụ kháng sinh các khoa lâm sàng ................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 43
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 43



KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú thích

ADN

Deoxyribonucleic acid

ARN

Ribonucleic acid

AWaRe

Access, Watch và Reserve

BYT

Bộ Y tế

DDD
DID

GARP


Defined daily dose (liều lượng xác định hàng ngày)
Defined daily dose per 1000 inhabitants per day (liều
lượng xác định hàng ngày trên 1000 dân mỗi ngày)
Global Antibiotic Resistance Partnership
(Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh)

HSTC

Hồi sức tích cực

IU

International Unit (đơn vị quốc tế)

MIC

MBC

Minimal Inhibitory Concentration (Nồng độ ức chế tối
thiểu)
Minimal Bactericidal Concentration (Nồng độ diệt
khuẩn tối thiểu)

QLSDKS

Quản lý sử dụng kháng sinh

WHO


Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

WHOCC

WHO Collaborating Centre for Drug Statistics
Methodology


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Số liều DDD/100 ngày nằm viện theo năm của các kháng sinh quản
lý nhóm 1 ......................................................................................................... 25
Bảng 3.2. Xu hướng tiêu thụ các kháng sinh cần ưu tiên quản lý nhóm 1 tại
các khoa lâm sàng ........................................................................................... 33


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 . Mức độ tiêu thụ các nhóm kháng sinh trên tồn viện .................... 19
Hình 3.2. Mức độ tiêu thụ kháng sinh của các khối lâm sàng ........................ 20
Hình 3.3. Mức độ tiêu thụ các phân nhóm kháng sinh thuộc nhóm Penicillins
......................................................................................................................... 21
Hình 3.4. Mức độ tiêu thụ kháng sinh của nhóm Cephalosporins.................. 22
Hình 3.5. Mức độ tiêu thụ kháng sinh fluoroquinolones theo đường dùng. ... 23
Hình 3.6. Mức độ tiêu thụ các kháng sinh fluoroquinolones cụ thể ............... 24
Hình 3.7. Mức độ tiêu thụ kháng sinh quản lý nhóm 1 tại các khoa lâm sàng
......................................................................................................................... 26
Hình 3.8. Xu hướng tiêu thụ một số nhóm kháng sinh có mức tiêu thụ cao nhất
trên tồn viện................................................................................................... 28
Hình 3.9. Xu hướng tiêu thụ kháng sinh nhóm Watch và nhóm Reserve ........ 29
Hình 3.10. Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh có mức tiêu thụ cao nhất ... 30
Hình 3.11. Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh thuộc quản lý nhóm 1 ........ 31

Hình 3.12. Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh thuộc quản lý nhóm 2 ........ 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 20, việc
sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh khi
được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc này đã được sử
dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc,
tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc. Nhằm đảm bảo
hiệu quả điều trị, tối ưu hóa việc sử dụng các kháng sinh bằng chương trình
Quản lý sử dụng kháng sinh (AMS – Antimicrobial stewardship) là thực sự
cần thiết trong bối cảnh hiện nay [8]. Chương trình quản lý sử dụng kháng
sinh bao gồm tất cả các khía cạnh của việc sử dụng kháng sinh như quyết định
điều trị và lựa chọn kháng sinh phù hợp, sử dụng mức liều tối ưu kết hợp với
giám sát bệnh nhân chặt chẽ trong thời gian dùng thuốc. Trong đó khuyến cáo
Giám sát sử dụng kháng sinh cần được thực hiện định kỳ, liên tục nhằm mục
đích cung cấp các thơng tin quan trọng về mơ hình kê đơn sử dụng kháng sinh
trong bệnh viện cũng như trên các nhóm bệnh nhân/nhóm khoa phịng đặc thù
khác nhau [1]. Kết quả giám sát sẽ giúp nhận diện được các nguy cơ tiềm tàng
của việc sử dụng kháng sinh khơng hợp lý, từ đó định hướng các hoạt động,
chiến lược của chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh phù hợp. Bên cạnh
đó, định kỳ trong quá trình triển khai chương trình Quản lý sử dụng kháng
sinh sẽ giúp theo dõi việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và hiệu quả của
chiến lược hoạt động trong chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện đa khoa hạng I với vai
trò một đơn vị y tế đầu ngành của tỉnh. Các bệnh nhân được điều trị có đặc
điểm bệnh lý phức tạp, đặc biệt là bệnh nhân điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn
luôn chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân nhập viện.
Cơ cấu sử dụng kháng sinh tại bệnh viện khá đa dạng, do đó tình trạng kê đơn
khơng hợp lý có thể làm tăng tỷ lệ kháng thuốc. Do đó cần có phân tích tình

1


hình tiêu thụ kháng sinh tại Bệnh viện nhằm có những đánh giá bước đầu,
giúp đề xuất các biện pháp triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng
sinh tại đơn vị. Trong bối cảnh đó, chúng tơi tiến hành đề tài “Phân tích thực
trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình (giai đoạn
2019-2021)” với các mục tiêu như sau:
- Phân tích mức độ tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2019-2021.
- Phân tích xu hướng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2019-2021.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng kháng kháng sinh và chương trình quản lý sử dụng
kháng sinh trong bệnh viện tại Việt Nam
1.1.1. Thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Kháng sinh là vũ khí quan trọng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới tỉ lệ đề kháng kháng sinh ngày
càng gia tăng và trở thành mối lo ngại hàng đầu trong lĩnh vực y tế. Mức độ
kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên
lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị
tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng [2].
Một nghiên cứu kết quả kháng sinh đồ từ 13 bệnh viện tại Việt Nam
cho thấy rằng tỷ lệ kháng thuốc của các sinh vật quan trọng ở Việt Nam đang
cao và đang gia tăng ở mức đáng báo động. Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm kháng
carbapenem tăng dần từ 40% năm 2009 lên 70% từ 2012-2013 và 79% trong

giai đoạn 2016-2017. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận với P. aeruginosa
kháng carbapenem (với tỷ lệ tương ứng là 30%, 33% và 45%). Trong giai
đoạn 2009-2011, Việt Nam cũng ghi nhận H.infuenzae tỷ lệ kháng ampicillin
là 51% và tiếp tục tăng lên 71% trong năm 2012-2013 và 88% trong năm
2016-2017 [30].
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Một trong
những nguyên nhân đó là việc chỉ định kháng sinh không hợp lý. Một nghiên
cứu sử dụng kháng sinh hợp lý và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ngoại trú
cho thấy 11,0% đơn thuốc có liều lượng cao hơn khuyến cáo, 9,5% đơn thuốc
có tần suất dùng thuốc cao hơn khuyến cáo, 10,2% đơn thuốc có thời gian
dùng thuốc khơng phù hợp, 3,1% có tương tác thuốc và 1,7% được kê đơn
thuốc kháng sinh không phù hợp. Nguy cơ sử dụng kháng sinh không phù hợp

3


gia tăng ở những bệnh nhân mắc bệnh đi kèm và điều trị kháng sinh kéo dài >
7 ngày [26].
Do vậy, việc quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý đã trở thành vấn đề có
tính cấp thiết, địi hỏi các nhà quản lý ở các nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển phải vào cuộc.
1.1.2. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
Vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
điều trị nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhằm đảm bảo
hiệu quả điều trị, tối ưu hóa việc sử dụng các kháng sinh bằng chương trình
Quản lý sử dụng kháng sinh (AMS – Antimicrobial stewardship) là thực sự
cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh
bao gồm tất cả các khía cạnh của việc sử dụng kháng sinh như quyết định
điều trị và lựa chọn kháng sinh phù hợp, sử dụng mức liều tối ưu kết hợp với
giám sát bệnh nhân chặt chẽ trong thời gian dùng thuốc. Chương trình này

đang trở thành một phần khơng thể thiếu trong thực hành điều trị của tất cả
các bệnh viện nhằm cải thiện hiệu quả điều trị, hạn chế kháng thuốc và giảm
chi phí chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày
31 tháng 12 năm 2020 về Việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản
lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”. Trong đó có nêu lên 4 yêu cầu đối
với đơn vị thực hiện là:
1.

Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh và xác định được vai

trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong Ban;
2.

Xây dựng kế hoạch hoạt động định kỳ hoặc đột xuất và triển khai

thực hiện các hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện theo kế
hoạch đã xây dựng;
3.

Kiểm tra, giám sát và tiến hành các can thiệp;
4


4.

Đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả sử dụng kháng sinh và mức

độ đề kháng của vi sinh vật gây bệnh tại đơn vị.
Nội dung thực hiện bao gồm 6 nhiệm vụ cốt lõi của chương trình quản

lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, bao gồm:
-

Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh của bệnh viện.

-

Xây dựng các quy định về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.

-

Giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát đề kháng kháng sinh tại bệnh
viện.

-

Triển khai các can thiệp nâng cao chất lượng sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện.

-

Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

-

Đánh giá thực hiện, báo cáo và phản hồi thông tin.
Hướng dẫn cũng khuyến cáo Giám sát sử dụng kháng sinh cần được

thực hiện định kỳ, liên tục nhằm các mục đích sau [1]:
 Trước khi triển khai chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh: giúp

cung cấp các thông tin quan trọng về mơ hình kê đơn sử dụng kháng
sinh trong bệnh viện cũng như trên các nhóm bệnh nhân/nhóm khoa
phịng đặc thù khác nhau. Kết quả giám sát sẽ giúp nhận diện được các
nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng kháng sinh khơng hợp lý, từ đó
định hướng các hoạt động, chiến lược của chương trình Quản lý sử
dụng kháng sinh phù hợp.
 Định kỳ trong quá trình triển khai chương trình Quản lý sử dụng kháng
sinh (thường mỗi 6 tháng một lần hoặc mỗi 1 năm 1 lần): giúp theo dõi
việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và hiệu quả của chiến lược hoạt
động trong chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh.

5


1.2. Phân loại kháng sinh
1.2.1. Phân loại kháng sinh của WHO theo mã ATC
Mã ATC là viết tắt của Anatomical – Therapeutic – Chemical Code là
hệ thống phân loại thuốc theo Giải phẫu – Điều trị - Hóa học được dùng để
phân loại thuốc. Hệ thống phân loại này được kiểm soát bởi Trung tâm hợp
tác về phương pháp thống kê thuốc của WHO và được công bố lần đầu năm
1976 [34].
Thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng:
 Tổ chức cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng.
 Đặc tính điều trị của thuốc.
 Nhóm cơng thức hóa học của thuốc.
Thuốc được chia thành tất cả là 14 nhóm và theo 5 mức độ.
Mã ATC của một thuốc mang tính định hướng về tính điều trị của
thuốc, giúp cho nhân viên y tế dễ dàng sử dụng thuốc trong điều trị nằm đảm
bảo hiệu lực của thuốc và tránh nhầm lẫn [34].
1.2.2. Phân loại kháng sinh của WHO theo công cụ AWARE

AWARE là viết tắt của Access, Watch và Reserve, là 3 cách tiếp cận
chọn lựa kháng sinh theo hướng hợp lý, tránh lạm dụng kháng sinh thuộc
nhóm ưu tiên khi chưa thật sự cần thiết. Công cụ này vừa giúp ngăn chặn tình
trạng đề kháng kháng sinh gia tăng, vừa hạn chế chi phí nhưng vẫn đảm bảo
hiệu quả điều trị. Phân loại kháng sinh của WHO theo cơng cụ AWARE cụ
thể như sau[33]:
 Kháng sinh nhóm Access (nhóm tiếp cận): Nhóm này bao gồm những
kháng sinh được khuyến cáo sử dụng theo kinh nghiệm như là lựa chọn
hàng đầu hoặc hàng hai trong điều trị những nhiễm khuẩn thường gặp
và được liệt kê trong danh mục thuốc thiết yếu cho người lớn và trẻ em
với các bệnh lý nhiễm khuẩn cần dùng đến kháng sinh này. Thuốc phải
6


dễ dàng được tiếp cận với một chi phí phù hợp, chế phẩm thích hợp và
chất lượng đảm bảo. Lựa chọn hàng đầu thường là những thuốc có phổ
hẹp và ít có khả năng kháng thuốc, trong khi đó, lựa chọn hàng hai
thường là những kháng sinh có phổ rộng hơn với nguy cơ gây kháng
thuốc cao hơn[33].
 Kháng sinh nhóm Watch (nhóm theo dõi): Nhóm kháng sinh này bao
gồm những phân nhóm kháng sinh thường được xem là có nguy cơ gây
kháng thuốc cao hơn và vẫn còn được khuyến cáo lựa chọn điều trị
hàng đầu hoặc hàng hai nhưng chỉ với một số ít chỉ định. Những loại
thuốc này nên được ưu tiên xem xét đưa vào mục tiêu hành động và
theo dõi, giám sát của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh cấp
quốc gia và tại cơ sở điều trị. Nhóm kháng sinh này bao gồm các thuốc
ưu tiên cấp cao nhất trong danh mục các thuốc kháng sinh tối quan
trọng ở người (CIA – Critically Important Antimicrobials for Human
Medicine)[33].
 Kháng sinh nhóm Reserve (nhóm dự trữ): Nhóm kháng sinh này bao

gồm các kháng sinh được dùng trong lựa chọn cuối cùng hoặc chỉ dùng
cho những đối tượng bệnh nhân đặc biệt nhất và ở những cơ sở điều trị
đặc biệt khi mà các thuốc thay thế khác khơng có sẵn hoặc đã thất bại
điều trị (ví dụ: những nhiễm khuẩn rất nặng do các vi khuẩn đa kháng
thuốc). Những thuốc này nên được bảo tồn và ưu tiên làm mục tiêu của
Chương trình quản lý kháng sinh cao cấp quốc gia và cấp quốc tế bao
gồm việc theo dõi sát và báo cáo việc sử dụng để giữ hiệu quả của
thuốc được lâu dài [33].

7


1.2.3. Các kháng sinh cần ưu tiên quản lý trong Chương trình Quản lý sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện
Theo Quyết định 5631/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày
31 tháng 12 năm 2020 về việc Hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh trong
bệnh viện, các kháng sinh cần ưu tiên quản lý được phân loại như sau:
Kháng sinh cần ưu tiên quản lý – Nhóm 1 là các kháng sinh dự trữ,
thuộc một trong các trường hợp sau: lựa chọn cuối cùng trong điều trị các
nhiễm trùng nặng khi đã thất bại hoặc kém đáp ứng với các phác đồ kháng
sinh trước đó; lựa chọn điều trị các nhiễm khuẩn nghi ngờ hoặc có bằng
chứng vi sinh xác định do vi sinh vật đa kháng; là kháng sinh để điều trị các
nhiễm khuẩn nặng do vi sinh vật kháng thuốc, có nguy cơ bị đề kháng cao
nếu sử dụng rộng rãi, cần cân nhắc chỉ định phù hợp; kháng sinh có độc tính
cao cần giám sát nồng độ điều trị thông qua nồng độ thuốc trong máu (nếu có
điều kiện triển khai tại cơ sở) hoặc giám sát chặt chẽ về lâm sàng và xét
nghiệm để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn về độc tính. Các cơ sở
khám, chữa bệnh cần lập kế hoạch và có lộ trình cụ thể để xây dựng và ban
hành các Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Nhóm 1 trong phạm vi của đơn vị
mình dựa trên các hướng dẫn chun mơn uy tín, cập nhật hiện có trong nước

và nước ngoài [1].
Kháng sinh cần theo dõi, giám sát sử dụng – Nhóm 2 là kháng sinh
được khuyến khích thực hiện chương trình giám sát sử dụng tại bệnh viện bao
gồm giám sát tiêu thụ kháng sinh, giám sát tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn với
kháng sinh, thực hiện các nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc để có can thiệp
phù hợp tùy theo điều kiện của bệnh viện [1].
1.3. Các phương pháp phân tích sử dụng kháng sinh
Đánh giá sử dụng kháng sinh là một phần quan trọng và khơng thể
thiếu trong các chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ở mức độ bệnh viện
8


cũng như tại các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nó được phân chia ra làm
hai nhóm phương pháp là đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
1.3.1. Phương pháp đánh giá định tính
Một trong số các phương pháp đánh giá định tính việc sử dụng kháng
sinh hay được áp dụng trong thời gian hiện nay đó là DUE (Drug Utilization
Evaluation) hay cịn có tên gọi khác là DUR (Drug Utilization Review). Mục
đích của phương pháp DUE/DUR là thúc đẩy điều trị kháng sinh tối ưu và
đảm bảo liệu pháp điều trị kháng sinh là phù hợp với các chuẩn mực chăm sóc
sức khỏe hiện hành. Các mục tiêu bao gồm:
- Xây dựng các hướng dẫn (tiêu chí) cho sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Đánh giá hiệu quả của điều trị bằng kháng sinh.
- Nâng cao tính trách nhiệm trong quá trình sử dụng kháng sinh.
- Kiểm sốt chi phí kháng sinh.
- Ngăn chặn các vấn đề liên quan đến sử dụng kháng sinh, ví dụ như
phản ứng có hại của các thuốc kháng sinh, thất bại điều trị, quá liều, không đủ
liều, liều không đúng và dùng kháng sinh khơng có trong danh mục [3].
1.3.2. Phương pháp đánh giá định lượng
1.3.2.1. Định lượng kháng sinh dựa trên số đơn kê, số Gram hoặc IU hay dựa

trên chi phí
Các phương pháp này có ưu điểm là đơn giản và dễ thực hiện, tuy
nhiên, lại có độ tin cậy khơng cao. Trong đó, phương pháp định lượng kháng
sinh dựa trên số đơn kê khơng phản ánh chính xác việc sử dụng kháng sinh
trên bệnh nhân do chế độ liều hoặc khoảng liều sử dụng kháng sinh có sự
khác nhau giữa các bệnh nhân. Đối với phương pháp định lượng dựa trên số
Gram hoặc IU, tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh tính theo số Gram hoặc IU của
kháng sinh có phổ hẹp hay trung bình sẽ có xu hướng cao hơn so với kháng
sinh phổ rộng, nhiều chế phẩm phối hợp cũng có thể chứa lượng hoạt chất
9


kháng sinh ở mức nhất định nhưng lượng kháng sinh này lại dễ bị bỏ qua mà
khơng đưa vào tính toán dẫn đến gây sai số. Phương pháp định lượng kháng
sinh dựa trên chi phí có hiệu lực rất kém do giá thuốc có xu hướng biến thiên
theo thời gian, thay đổi tùy theo biệt dược và kênh phân phối thuốc. Ngồi ra,
chi phí sử dụng kháng sinh của các bệnh viện lớn với quy mơ giường bệnh
cao ln có xu hướng cao hơn so với các bệnh viện nhỏ với quy mô giường
bệnh thấp. Các phương pháp này chỉ nên áp dụng tại một đơn vị, khoa, phòng
nhất định trong bệnh viện [42], [97].
1.3.2.2. Định lượng kháng sinh dựa trên liều xác định trong ngày (DDD Defined Daily Dose)
DDD là liều trung bình duy trì giả định mỗi ngày cho một thuốc với chỉ
định chính dành cho người lớn [97].
Tổng số gam kháng sinh sử dụng
Số DDD =

DDD kháng sinh đó (WHOCC)

Hiện nay, liều DDD được dùng khá phổ biến trong các chương trình
quản lý sử dụng kháng sinh ở nhiều nước trên thế giới [24]. Phương pháp này

có ưu điểm là liều DDD không bị phụ thuộc vào giá thành và cách pha chế
kháng sinh. Liều DDD phản ánh công bằng về tiêu thụ kháng sinh giữa các
quốc gia, bệnh viện hay các khoa, phòng với nhau tại các thời điểm khác nhau
[18], [27].Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng để đánh giá sử
dụng kháng sinh ở trẻ em cũng như khơng có một liều DDD nào được xác
định cho bệnh nhân có suy giảm chức năng thận [17]. Trong bệnh viện, liều
DDD không cho phép ngoại suy số lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn (vì mỗi
bệnh nhân lại có sự phối hợp của nhiều kháng sinh trong q trình điều trị).
Liều DDD có thể cao hoặc thấp hơn so với liều thực tế. Ngoài ra, liều DDD
cũng có thể thay đổi sau mỗi lần cập nhật của WHO do đó, có thể gây khó
khăn cho việc đánh giá xu hướng tiêu thụ kháng sinh [18], [27].
10


1.3.2.3. Định lượng kháng sinh dựa trên liều kê đơn hàng ngày (PDD Prescribed Daily Doses)
Liều kê đơn hàng ngày (PDD) cũng là một phương pháp để đánh giá sử
dụng kháng sinh, nó phản ánh liều thuốc kê đơn của bác sĩ được chỉ định cho
bệnh nhân trưởng thành có chức năng thận bình thường [20], [36]. Do liều
PDD phản ánh liều kê đơn hàng ngày của bác sĩ, chính vì vậy, khi so sánh với
liều DDD thì liều PDD sẽ phản ánh được việc sử dụng kháng sinh trên thực tế
tốt hơn so với liều DDD [36]. Tuy nhiên, nhược điểm chính của liều PDD là
thiếu đi sự đồng nhất vì liều PDD dễ bị thay đổi theo giới tính, tuổi tác và
mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn. Hơn nữa, liều PDD của một loại
kháng sinh có thể khác nhau giữa các khoa, phòng ngay tại cùng một bệnh
viện hoặc giữa các bệnh viện khác nhau tại cùng một quốc gia [18], [27].
1.3.2.4. Định lượng kháng sinh dựa trên số ngày điều trị (DOTs - Days Of
Therapy)
Đo trực tiếp số ngày điều trị (DOT) cũng là một phương pháp khác để
đánh giá sử dụng kháng sinh [24], [27]. Đo trực tiếp số ngày điều trị sẽ giảm
được ảnh hưởng của việc thay đổi liều DDD theo khuyến cáo của WHO sau

mỗi lần cập nhật cũng như không bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt giữa liều
DDD so với liều hàng ngày bệnh nhân được sử dụng. Phương pháp đo trực
tiếp số ngày điều trị có thể sử dụng để đánh giá tiêu thụ kháng sinh ở trẻ em
[18], [24], [27]. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khó đo lường được nếu thiếu
dữ liệu về số ngày nằm viện của từng bệnh nhân. Ngoài ra, thời gian nằm viện
của bệnh nhân có mối tương quan với tuổi tác (bệnh nhân tuổi cao có thời
gian nằm viện dài hơn) , tình trạng bệnh (bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng cần
nằm viện lâu hơn) [19]. Vì vậy, đối với các khoa, phịng có tỷ lệ lớn bệnh
nhân cao tuổi hay tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng thì áp dụng phương pháp
đo trực tiếp số ngày điều trị sẽ gây sai số lớn.
11


Như vậy, liều DDD là một thông tin quan trọng giúp bệnh viện theo
dõi, giám sát cũng như đánh giá tình hình tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện
[35]. Hiện nay, liều DDD đã được thừa nhận rộng rãi nhất và trở thành đơn vị
phổ biến nhất để đo lường và so sánh việc sử dụng kháng sinh giữa các vùng,
miền khác nhau hay giữa các khoảng thời gian khác nhau, đặc biệt thuận lợi
khi đánh giá tổng lượng kháng sinh sử dụng trong cùng một nhóm [17]. Mục
đích của phương pháp đánh giá sử dụng kháng sinh thông qua liều DDD được
dùng để [3]:
+ Tính tốn lượng kháng sinh tiêu thụ trong bệnh viện.
+ Theo dõi xu hướng tiêu thụ kháng sinh theo thời gian.
+ So sánh lượng tiêu thụ kháng sinh giữa các bệnh viện.
+ Xác định các kháng sinh chậm sử dụng hoặc bị lạm dụng.
+ Đo lường sử dụng kháng sinh theo sự thay đổi của nhân khẩu học.
+ Đo lường mơ hình bệnh tật dựa trên lượng tiêu thụ kháng sinh cụ thể.
1.4. Tình hình tiêu thụ kháng sinh trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu tiêu thụ kháng sinh trong nước
Việt Nam là một nước có thu thập trung bình - thấp nhưng lại thuộc vào

những nước có mức độ tiêu thụ kháng sinh cao. Theo báo cáo gần đây nhất về
tình trạng tiêu thụ kháng sinh trên toàn cầu trong giai đoạn 2000 - 2015, mức
tiêu thụ kháng sinh tại Việt Nam trong năm 2015 đã tăng thêm 20 - 25
DDD/1000 dân/ngày so với năm 2000, đưa nước ta vào danh sách 10 nước có
mức tiêu thụ kháng sinh cao trong tổng số 76 quốc gia tham gia nghiên cứu
[23].
Dự án VINARES nghiên cứu tiêu thụ kháng sinh từ 16 bệnh viện tại
Việt Nam giai đoạn 2012 – 2013 gồm 16 bệnh viện (7 bệnh viện ở miền Bắc,
3 bệnh viện ở miền Trung và 6 bệnh viện ở miền Nam Việt Nam), trong đó có
7 bệnh viện tuyến trung ương và 9 bệnh viện tuyến tỉnh. Mức tiêu thụ kháng
12


sinh trung bình là 918 DDD/1000 bệnh nhân/ngày ở mỗi bệnh viện. Các bệnh
viện miền Trung và miền Nam có tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh tương đương nhau
(tương ứng là 1079 và 1026 DDD/1000 bệnh nhân/ngày), trong khi tỷ lệ này
thấp hơn ở các bệnh viện khu vực phía Bắc (799 DDD/1000 bệnh nhân/ngày).
Các kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là cephalosporin thế hệ thứ 3
(223 DDD/1000 bệnh nhân/ngày, 24%), fluoroquinolon (151 DDD/1000 bệnh
nhân/ngày, 16%), cephalosporin thế hệ thứ 2 (112 DDD/1000 bệnh
nhân/ngày, 12%), penicillin phối hợp (111 DDD/1000 bệnh nhân/ngày, 12%),
tiếp theo là aminoglycoside (54 DDD/1000 bệnh nhân/ngày), penicillin phổ
rộng (53 DDD/1000 bệnh nhân/ngày, 6%), cephalosporin thế hệ 4 (49
DDD/1000 bệnh nhân/ngày, 5%), carbapenem (35 DDD/1000 bệnh
nhân/ngày, 4%) và glycopeptid (10 DDD/1000 bệnh nhân/ngày, 1%). Nhìn
chung, cephalosporin thế hệ thứ 3 là nhóm lớn nhất ở tất cả các khu vực, tiếp
theo là fluoroquinolon. Hai phần ba số cephalosporin thế hệ 2 được sử dụng ở
khu vực miền Trung[31].
Nghiên cứu về tình hình mua sắm kháng sinh ở Việt Nam của tác giả
Vũ Quốc Đạt bao gồm dữ liệu về hồ sơ trúng thầu của 52/63 Sở Y tế tỉnh và

30 bệnh viện cơng lập ngồi 52 sở, ban ngành cấp tỉnh (23 bệnh viện huyện
và 7 trạm y tế xã) trên khắp Việt Nam trong năm 2018 cho thấy thuốc kháng
khuẩn và kháng nấm toàn thân chiếm 28,6% (482,6 triệu USD/1,68 tỷ USD)
trong tổng số giá thuốc. Nhìn chung, các kháng sinh được mua nhiều nhất
theo DDD là cephalosporin thế hệ 2, penicillin kết hợp với chất ức chế betalactamase và các penicillin phổ rộng. Kháng sinh chiếm một tỷ trọng đáng kể
trong quỹ chi cho thuốc điều trị tại các bệnh viện công ở Việt Nam. Nhóm
kháng sinh Access và Watch lần lượt chiếm 47,2% và 52,4% trong số lượng
kháng sinh được mua sắm trong khi nhóm kháng sinh Reverve chỉ chiếm
0,1%. Kháng sinh đường uống chiếm 91,4% tổng lượng tiêu thụ, phổ biến
13


nhất là cephalosporin thế hệ thứ 2 (cefoxitin, cefamadole, cefmetazole,
cefotiam, cefaclor và cefuroxime) (19,8% tổng DDD). Các kháng sinh đường
uống được mua phổ biến nhất ở các bệnh viện tuyến huyện là penicillin và
chất ức chế beta-lactamase (29%), ở các trạm y tế xã là cephalosporin thế hệ 2
(21,8%). Đối với kháng sinh đường tiêm, cephalosporin thế hệ 3 là kháng sinh
được tiêu thụ phổ biến nhất (29,1%)[15].
1.4.2. Một số nghiên cứu về tiêu thụ kháng sinh trên thế giới
Nghiên cứu tiêu thụ thuốc kháng sinh trong cộng đồng liên minh Châu
Âu ghi nhận trong giai đoạn 1997 – 2017 cho thấy tiêu thụ kháng sinh dao
động giữa các quốc gia với cao nhất là Hy Lạp (32,15 DID) và thấp nhất ở Hà
Lan (8,94 DID) trong năm 2017. Các thuốc kháng sinh được tiêu thụ nhiều
nhất trong cộng đồng là penicilin (J01C) với tiêu thụ theo tỷ lệ (trên tổng mức
tiêu thụ) khác nhau từ 27,88% (Hà Lan) lên 66,39% (Đan Mạch)[14].
Nghiên cứu các xu hướng và yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ kháng sinh
từ năm 2000 đến năm 2015 ở 76 quốc gia cho thấy trong giai đoạn này, tiêu
thụ kháng sinh tăng 65% từ 21,1 tỷ DDD lên 34,8 tỷ DDD và tỷ lệ tiêu thụ
DID tăng 39% từ 11,3 DID lên 15,7 DID. Mức độ gia tăng cao hơn ở các
quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Ở các quốc gia có thu nhập cao, mặc

dù tỷ lệ lạm dụng nói chung tăng nhẹ, DID giảm 4% và khơng có mối tương
quan nào đối với tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người. Tỷ lệ tiêu thụ kháng
sinh của các penicillin phổ rộng, loại kháng sinh được tiêu thụ phổ biến nhất
(39% tổng DDD năm 2015), đã tăng 36% từ năm 2000 đến 2015 trên toàn
cầu. Mức tăng lớn nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
(56%), mặc dù tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh ở các quốc gia có thu nhập cao tăng
15%. Trong khi tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh của ba nhóm được tiêu thụ nhiều
nhất tiếp theo – cephalosporin (20% trong tổng số DDD), quinolon (12%
trong tổng số DDD) và macrolid (12% trong tổng số DDD), tất cả đều tăng,
14


nhưng tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh lại giảm ở các quốc gia thu nhập cao. Ở các
quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, ty lệ tiêu thụ kháng sinh lần lượt tăng
399, 125 và 119% đối với cephalosporin, quinolon và macrolid, trong khi tỷ
lệ tiêu thụ kháng sinh của ba loại thuốc này ở các quốc gia thu nhập cao giảm
lần lượt là 18, 1 và 25%[22].
1.5. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là Bệnh viện hạng I, trực thuộc Sở Y
tế Thái Binh, là cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa tuyến tỉnh. Hàng ngày, Bệnh
viện tiếp đón trung bình từ 800 – 1200 lượt người đến khám bệnh, người bệnh
nội trú trung bình 1200- 1500 người. Trong những năm gần đây, số lượng
bệnh nhân nhập viện do nhiễm khuẩn tăng cao và tỉ lệ kháng kháng sinh ngày
càng có xu hướng gia tăng đang là mối lo ngại hàng đầu của các khoa lâm
sàng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu phân tích tình hình tiêu thụ kháng sinh
tại đơn vị.

15



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Số liệu về sử dụng kháng sinh và số ngày nằm viện của bệnh nhân, giai
đoạn 2019 - 2021 được lưu trong phần mềm Quản lý bệnh viện, bệnh viện đa
khoa tỉnh Thái Bình.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Số liệu về sử dụng kháng sinh đường dùng toàn thân (mã ATC J01).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Kháng sinh đường dùng tại chỗ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.1.1. Chỉ tiêu nghiên cứu 1 - “Phân tích mức độ tiêu thụ kháng sinh tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2021”:
-

Mức độ tiêu thụ các nhóm kháng sinh tồn viện;

-

Mức độ tiêu thụ kháng sinh của các khối lâm sàng;

-

Mức độ tiêu thụ các phân nhóm kháng sinh;

-

Mức độ tiêu thụ các kháng sinh cụ thể.

2.2.1.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ứng với mục tiêu “Phân tích xu hướng tiêu thụ

kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2021”:
-

Xu hướng tiêu thụ một số nhóm kháng sinh có mức tiêu thụ cao trên
toàn viện;

-

Xu hướng tiêu thụ một số kháng sinh toàn viện;

-

Xu hướng tiêu thụ kháng sinh các khoa lâm sàng.

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu, sử dụng
phép phân tích định lượng dựa trên liều DDD/100 ngày nằm viện.

16


×