Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH HUYỀN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH HUYỀN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK. 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI 2015




LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành cuốn luận văn dược sĩ chuyên khoa I này cho
phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới những người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng Sau đại học – trường đại
học Dược Hà Nội, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình,
và đã chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các
thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý và kinh tế dược và các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc, trưởng phòng Kế hoạch tổng
hợp và bạn bè đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số
liệu cho đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
những người thân yêu đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc
sống cũng như trong học tập!
Đồng Nai, ngày 20 tháng 04 năm 2015
Học viên
Bùi Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ
Lời cảm ơn

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam trong
những năm gần đây
1.1.1. Cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng
1.1.2. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú
1.2. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc
1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
1.2.2. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị
1.3. Các chỉ số đánh giá việc sử dụng thuốc
1.3.1. Các chỉ số về kê đơn ngoại trú
1.3.2. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản
1.4. Vài nét khái quát về bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu
1.4.2. Tình hình khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn tại bệnh
viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu năm 2014
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức khoa Dược bệnh viện
đa khoa huyện Vĩnh Cửu năm 2014
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.3.5. Phương pháp trình bày số liệu
2.4. Các biến số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số trong phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng

Trang

1
3
3
3
7
10
10
11
11
11
11
12
13
15
16
20
20
20
20
21
22
23
23
24

24
24


2.4.2. Các chỉ số trong phân tích thực trạng kê đơn trong điều trị ngoại
trú được BHYT chi trả
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại BVĐK huyện
Vĩnh Cửu năm 2014
3.1.1. Gía trị tiền thuốc sử dụng
3.1.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp phân
nhóm điều trị
3.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phương pháp phân tích ABC
3.1.4. Cơ cấu tiêu thụ thuốc hạng A theo nhóm TD dược lý
3.1.5. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng thuốc nguồn gốc
3.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú được BHYT chi trả
3.2.1. Thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
3.2.2. Các chỉ số sử dụng thuốc
3.2.3. Các chỉ số tương tác thuốc trong đơn
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện
Vĩnh Cửu năm 2014
4.1.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp phân
nhóm điều trị
4.1.2. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương phấp
phân tích ABC
4.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng thuốc nguồn gốc
4.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc đơn thành phần – đa thành phần
4.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú được BHYT chi trả
4.2.1. Thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

4.2.2. Các chỉ số sử dụng thuốc
4.2.3. Chỉ số tương tác thuốc
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

31
32
32
32
33
35
37
40
45
45
46
53
55
55
55
58
60
62
63
63
63
66
67




CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Các chữ viết tắt
BHYT
BV
BVĐK
ĐK
DMTBV
DMTCY

DMTTY
GTTT
HĐT& ĐT
KCB
KS

SL
TD
TL
TW
WHO

Tiếng Việt
Bảo hiểm y tế
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Đa khoa
Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc thiết yếu
Giá trị tiền thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
Khám chữa bệnh
Kháng sinh
Quy định
Số lượng
Tác dụng
Tỷ lệ
Trung ương
Tổ chức Y tế Thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Nội dung
Trang
1 Bảng 1.1. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản
12
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Cửu,
2
13
tỉnh Đồng Nai năm 2014
Bảng 1.3. Số liệu hoạt động chuyên môn tại BVĐK huyện Vĩnh
3
15
Cửu năm 2014
4 Bảng 3.1. Gía trị tiền thuốc sử dụng tại BV ĐK huyện Vĩnh Cửu
31
5 Bảng 3.2. Cơ cấu 08 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất
32
Bảng 3.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phân tích
6
34
ABC
7 Bảng 3.4. Cơ cấu các thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý
36
Bảng 3.5. Các thuốc kháng sinh được sử dụng trong nhóm A tại
8
38
bệnh viện ĐK huyện Vĩnh Cửu năm 2014

9 Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước - nhập khẩu
39
10 Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc sản xuất theo thành phần
40
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc đơn thành phần- đa thành phần theo
11
41
nguồn gốc
Bảng 3.9. Gía trị tiền thuốc đơn thành phần – đa thành phần theo
12
42
xuất xứ
13 Bảng 3.10. Nội dung thực hiện ghi thông tin bệnh nhân
44
14 Bảng 3.11. Bảng ghi hướng dẫn sử dụng
44
15 Bảng 3.12. Các chỉ số tổng quát về đơn thuốc ngoại trú
45
16 Bảng 3.13. Sự phân bố số thuốc trong một số đơn
46
Bảng 3.14. Sự phân bố thuốc trong một đơn thuốc theo các
17
48
nhóm bệnh lý
18 Bảng 3.15. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo các nhóm bệnh lý
49
19 Bảng 3.16. Tỷ lệ thuốc có phối hợp kháng sinh
51
20 Bảng 3.17. Chi phí một đơn thuốc
52

21 Bảng 3.18. Chỉ số tương tác thuốc trong đơn
53


DANH MỤC HÌNH

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Nội dung
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh
Cửu tỉnh Đồng Nai
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược – bệnh viện Đa khoa
huyện Vĩnh Cửu năm 2014
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu
Hình 3.1. Gía trị tiền thuốc sử dụng tại BV ĐK huyện Vĩnh
Cửu

Hình 3.2. Cơ cấu 08 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất
Hình 3.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phân tích
ABC
Hình 3.4. Cơ cấu các thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý
Hình 3.5. Các thuốc kháng sinh được sử dụng trong nhóm A
tại bệnh viện ĐK huyện Vĩnh Cửu năm 2014
Hình 3.6. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước nhập khẩu
Hình 3.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần
Hình 3.8. Cơ cấu thuốc đơn thành phần – đa thành phần theo
nguồn gốc
Hình 3.9. Gía trị tiền thuốc đơn thành phần – đa thành phần
theo xuất xứ
Hình 3.10. Sự phân bố số thuốc trong một số đơn
Hình 3.11. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo các nhóm bệnh lý

Trang
14
18
21
31
33
35
36
38
39
40
41
43
47
50



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng công tác chăm lo sức khỏe toàn dân, hàng
năm đầu tư ngân sách nhà nước cho chăm sóc sức khỏe, ngày 10/01/2013, Thủ
Tướng Chính Phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe cho nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030 trong đó chỉ rõ
mục tiêu “ tăng nhanh đầu tư công cho y tế”, vì đầu tư cho sức khỏe nhân dân là
đầu tư cho sự phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Vì vậy việc chăm sóc
sức khỏe là trách nhiệm toàn dân, toàn xã hội và mang tính chất cần thiết của một
quốc gia, trong đó có ngành Y tế đóng vai trò chủ đạo.
Trong những năm qua, ngành y tế nước ta có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc
sức khỏe nhân dân.Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa
bệnh. Tiền thuốc bình quân đầu người ngày một tăng (năm 2010 là 22.5 USD/
người/ năm). Gía trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt 1200 triệu
USD, tăng 5,3% so với năm 2011, đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục
thuốc thiết yếu của Việt Nam và đầy đủ 29 nhóm tác dụng dược lý theo khuyến cáo
của WHO. Tổ chức thành công diễn đàn “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam”, nhằm hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm ổn
định nguồn cung thuốc, giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Tình
hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong điều trị đã được chấn chỉnh. Công tác
dược bệnh viện có nhiều bước phát triển cơ bản về tổ chức.
Nhà nước có khung pháp lý và quản lý chất lượng thuốc, sử dụng thuốc an
toàn hợp lý, hiệu quả. Nhiều văn bản liên quan đến quản lý chất lượng thuốc đã
được thiết lập và đi vào hoạt động thường xuyên góp phần không nhỏ nhằm nâng
cao chất lượng khám và điều trị tại các cơ sở y tế [12].

1



Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc không
hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại: lạm dụng
biệt dược trong điều trị, giá thuốc không kiểm soát được, lạm dụng thuốc, kháng
thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, việc kê đơn không phải thuốc thiết yếu mà là
thuốc thương mại cao… đó là một trong những nguyên nhân chính làm tăng chi phí
cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của bệnh viện [14].
Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu là bệnh viện hạng III, tuyến huyện của
tỉnh Đồng Nai, đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho toàn
thể nhân dân trong địa bàn huyện Vĩnh Cửu và các huyện lân cận. Hàng năm, bệnh
viện đã thực hiện công tác khám chữa bệnh cho một số lượng bệnh nhân thuộc
nhiều đối tượng khác nhau như bảo hiểm y tế, chính sách, dịch vụ y tế. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh là
quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện, do vậy việc cung ứng, bảo đảm chất lượng cho
bệnh viện và giám sát tình hình sử dụng thuốc là rất cần thiết, xuất phát từ yêu cầu
thực tế đó đề “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện Đa khoa huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai năm 2014”. Được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu và chi phí thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh
Cửu năm 2014
2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú có bảo hiểm y tế của bệnh viện
đa khoa huyện Vĩnh Cửu năm 2014.
Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất giúp bệnh viện quản lý sử dụng thuốc hợp lý
hơn, nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh.

2


Chương I
TỔNG QUAN
Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam trong những
năm gần đây

1.1.1. Cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng

1.1.

Theo báo cáo của Cục Quản Lý Dược trong những năm gần đây, giá trị tiền
thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Nhu cầu sử dụng
thuốc của người dân ngày càng được nâng cao; sử dụng thuốc bình quân đầu người
tăng từ 29,6 USD/ người năm 2012, đến 33 USD/ người năm 2013 [09]
DMTBV phải đáp ứng được thuốc cho điều trị tại bệnh viện. Danh mục thuốc
sử dụng trong bệnh viện là danh mục đặc thù cho mỗi bệnh viện. Danh mục này
được xem xét cập nhật điều chỉnh từng thời kỳ theo yêu cầu điều trị. Việc bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục cần phải được cân nhắc thận trọng. Danh mục
thuốc phản ánh sự thay đổi trong thực hành thuốc để điều trị nhằm đạt hiệu quả cao
[07]
Kết quả khảo sát tại bệnh viện E năm 2009 cho thấy, kinh phí mua thuốc
chiếm gần 50% tổng chỉ tiêu thường xuyên của bệnh viện [37]. Tại bệnh viện Hữu
Nghị từ năm 2004 đến năm 2010, tổng tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ từ 29,4%(
năm 2010) đến 41,2% (năm 2007) trong tổng kinh phí bệnh viện [17].
Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các bệnh
viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng chi phí các bệnh viện. Theo báo
cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục quản lý khám chữa
bệnh - Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng
47,9% ( năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong
bệnh viện [5],[15].

3


Thuốc không thể thiếu trong KCB, luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT, nhưng
rất phức tạp trong quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc cả tân dược và thuốc Y học cổ

truyền ngày càng tăng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của quỹ BHYT.
Năm 2010: tổng chi tiền thuốc của quỹ BHYT khoảng 11.564 tỷ đồng (60% tổng
chi khám chữa bệnh của quỹ); năm 2011: khoảng 15.568 tỷ đồng – 61,3% tổng chi
quỹ; tăng 34,6% so với năm 2010; Năm 2012: khoảng 19.561 tỷ đồng - 60,6% tổng
chi của quỹ; tăng 4 ngàn tỷ so với năm 2011 [16].
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc kháng
sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Kết quả
khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm 2007- 2009, kinh phí
mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng [21].
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang năm 2009: thuốc nhóm
A chiếm 9,1% về số lượng và chiếm 64,1% về giá trị tiêu thụ; các nhóm thuốc có
giá trị tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là các nhóm chống nhiễm khuẩn (36,5%), các
dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm
truyền khác (23,32%), nhóm thuốc giải độc và dùng trong các trường hợp giải độc
(9,4%) [23]
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh viện đa
khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và 17 bệnh
viện tuyến huyện/ quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả tương
tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%,
trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (41,1%) và thấp nhất tại các bệnh
viện tuyến trung ương (25,7%) [38].

4


Cũng trong năm 2009, theo một số thống kê của Bộ Y Tế từ các báo cáo về
tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh
trung bình tại các bệnh viện tuyến huyện chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là

28%, tại các bệnh viện chuyên khoa tỉnh (15 bệnh viện) là 34% và tại các bệnh viện
đa khoa tuyến tỉnh (bệnh viện) là cao nhất (43%) [32].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện trung
ương Quân Đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh có
kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình là 26,4%
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [30]. Tương tự, tại bệnh viện C Thái Nguyên năm
2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [27].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT tổng cả nước năm
2010, trong số 30 hoạt chất thuốc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92%)
tiền thuốc BHYT) [31].
Với các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu do phải chi phí về bảo quản, vận
chuyển xa hoặc do các hãng thuốc cố tình nâng giá cao. Do vậy, các thuốc này
thường có giá thành cao hơn so với các thuốc được sản xuất trong nước với cùng
dược chất, dạng bào chế. Đồng thời với thuốc trong nước thì nguồn cung ứng thuốc
được chủ động hơn,…Nên việc sử dụng nhiều thuốc được sản xuất trong nước sẽ
đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh viện cũng như lợi ích chung của ngành
Dược nước ta và của toàn ngành kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh viện đều sử
dụng thuốc có nguồn gốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất cao về chi phí so với tổng chi
phí mua thuốc của bệnh viện. Năm 2012, theo báo cáo của 1018 bệnh viện thì tiền
thuốc tiêu thụ có nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 38,7% trong tổng số 15 nghìn tỷ
đồng chi mua thuốc, còn lại là chi phí cho các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu. Nếu
so với năm 2009, tỷ lệ này có tăng lên nhưng mức độ tăng không đáng kể (năm

5


2009 là 38,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong nước cũng
có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh viện.
- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: năm 2010, theo thống kê của 34 bệnh

viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ đồng, chiếm
11,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: theo thống kê chi phí mua thuốc của
307 bệnh viện năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong nước là hơn 2.232
tỷ đồng, chiếm tổng 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi phí thuốc có nguồn gốc trong nước cao
hơn tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010, tổng trị giá tiền
sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là 2.900 tỷ đồng,
chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [8].
- Đứng trước thực trạng này, theo chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước hiện nay,
BYT đang tổ chức vận động người Việt dùng hàng Việt và xây dựng định mức tỷ lệ
dùng thuốc có nguồn gốc trong nước cho các bệnh viện.
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao.
Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy vitamin là 01
trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến bệnh viện [38].
Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại Bệnh viện Hữu Nghị từ
năm 2008 đến 2010 và bệnh viện E năm 2009 [17], [37].
Một thực tế nữa thấy, hiện nay, các thuốc sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ lệ
thấp trong danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng. Các kết quả khảo sát tại 1
số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy, các thuốc
sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%- 43,35 số khoản mục thuốc và 7%- 57% tổng
giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là tại các Bệnh viện tuyến TW. Bệnh viện đa
khoa Quỳnh Lưu năm 2010 tỉ lệ sử dụng thuốc nội đạt 78,8 % [39].

6


1.1.2.Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú
Hiện nay, đa số các bệnh viện đều đã sử dụng mạng máy vi tính nội bộ và
phần mềm để quản lý và kê đơn thuốc trên máy vi tính nên hạn chế được tình trạng

viết sai, viết thiếu tên thuốc, nồng độ (hàm lượng) và sửa chữa đơn; đặc biệt ở một
số bệnh viện còn có cả tên hoạt chất kèm theo tên biệt dược trong đơn thuốc cùng
hướng dẫn cụ thể về cách dùng và thời gian dùng. Tuy nhiên vẫn còn một số bệnh
viện chưa có mạng vi tính nội bộ và phần mềm để quản lý và kê đơn thuốc nên vẫn
còn nhiều sai sót trong đơn như: viết sai tên thuốc, sai lỗi chính tả, viết thiếu nồng
độ hàm lượng, viết không rõ ràng, tẩy xóa …
Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, thực hiện kê đơn điện tử nên đã làm
tốt theo quy chế kê đơn, 100% đơn ghi đầy đủ các khoản mục về thông tin bệnh
nhân, chẩn đoán bệnh, ghi tên thuốc và các thủ tục hành chính khác. Số thuốc trung
bình trong một đơn là 2,9; tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm 24,8%; tỷ lệ phối hợp
kháng sinh chỉ chiếm 4,0%; tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng vitamin chiếm 15,5%; có
20,8% đơn thuốc sử dụng các thuốc có tác dụng bổ trợ và 59/400 đơn xảy ra tương
tác mong muốn trong đó chủ yếu là tương tác thuốc mức độ trung bình và mức độ
nhẹ [22].
Năm 2004, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CTBYT ngày 16/04/2004 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong
BV đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến tương tác thuốc
khi điều trị. Bệnh viện Thống Nhất có nhiều đơn kê 14 đến 16 thuốc trong một
ngày cho người bệnh, thậm chí có đơn kê đến 20 loại thuốc một ngày cho bệnh
nhân [02].

7


Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế tại
một số bệnh viện năm 2009 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được
sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 3,63 + 1,45 thuốc. Nhóm bệnh nhân không có
BHYT có số lượng thuốc trung bình trong một đợt điều trị (4,00 ± 2,00 thuốc/ đợt)
tăng hơn so với nhóm bệnh nhân có BHYT (3,63 ± 2,10 thuốc/ đợt).
Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú của Bệnh viện Bạch
Mai năm 2011 cũng có tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong một đơn là 4,7

(với đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn BHYT). Trong đó, số đơn có 6-10 thuốc
chiếm tỷ lệ là 32,7% (với đơn không có BHYT) và 25,3% (với đơn BHYT) và có
đơn (không có BHYT) sử dụng 11-15 thuốc, chiếm tỷ lệ 8,8% [34]. Tại bệnh viện
đa khoa Quỳnh Lưu năm 2010 số thuốc trung bình trong một đơn là 4,3; có 83,6 %.
Cũng theo nghiên cứu trên tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kháng sinh là
32,3% (với đơn không có BHYT) và 20,5% (với đơn BHYT). Trong đó, sử dụng
thuốc kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến (45,9% với các đơn không có BHYT
và 37,67% với các đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh [34]. Các
nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 năm 2010 và tại Bệnh viện
nhân dân 115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng
26,5-28% đơn có kháng sinh [30],[38].Trong đó, tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc
năm 2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú có kê kháng sinh [18], [29]. Bệnh
viện huyện Quỳnh Lưu năm 2010 tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh là 71,5 % [39]
Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo một khảo sát
tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê vitamin, chủ yếu là
vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg, Fe..và hầu như không có tình
trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin trong cùng một đơn [28]. Một khảo sát tại BV
Nhân Dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38% [18]. Trong khi đó, tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú [35]. Tại bệnh

8


viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu năm 2010 tỷ lệ đơn thuốc có vitamin là 82,5 %
[39]
Về việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú, theo kết quả khảo
sát tại bệnh viện Phổi TW năm 2009, do chưa ứng dụng phần mềm trong kê đơn
trong máy vi tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thông tin về bệnh
nhân và thông tin về thuốc là chưa cao. Có 35% đơn khảo sát ghi rõ rang, đầy đủ
địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc xã; 100% ghi đầy đủ họ

tên bệnh nhân; chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân có ghi nhưng còn viết tắt nhiều, 62%
số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt chất, 83% số đơn ghi đầy đủ, hàm lượng, nồng
độ, số lượng thuốc, 99% số đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng trong đơn, 100% số
đơn ghi đầy đủ liều dùng, 95% số đơn có ghi thời điểm dùng [26].
Ở bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2012, tỷ lệ đơn ghi đầy đủ địa chỉ
là 85,3%, ghi tên thuốc theo tên biệt dược một thành phần chiếm 61,3%, có 97,0%
đơn thuốc ghi hướng dẫn sử dụng đầy đủ; chỉ có 0,8% đơn thuốc không ghi đường
dùng; số thuốc trung bình đơn ở đối tượng bệnh nhân bộ đội là 4,9 và bảo hiểm y tế
là 5,2; tỷ lệ sử dụng vitamin thuốc bổ chiếm 63,2%, kháng sinh là 12,0% [20].
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã thực
hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú. Một nghiên cứu can thiệp tại bệnh viện
Nhân Dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt chất lượng
kê đơn thuốc tại khoa Khám bệnh. Số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh nhân đã giảm
từ 98% xuống còn 33,6%, trong đó số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh nhân đã
giảm từ 97,8% xuống còn 33,6%, các thông tin về họ tên, tuổi, giới giảm từ 96,2%
đến không còn (0%) khi áp dụng kê đơn điện tử. Tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về
thời điểm dùng thuốc giảm từ 54% xuống còn 33,5% [19].

9


1.2. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc
Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có thể
được phân tích theo 4 phương pháp chính, bao gồm: phân tích ABC và phương
pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD). Tất cả các phương pháp này
là công cụ hữu hiệu giúp HĐT và ĐT quản lý danh mục và phát hiện được các vấn
đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý.

1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa số lượng tiêu thụ

hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ trọng lớn trong
ngân sách, phân tích ABC có thể:
Cho thấy những thuốc sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong
danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng để lựa chọn
những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị
thay thế hoặc thương lượng với nhà cung cấp để mua được với giá thấp.
Lượng giá mức độ tiêu thụ, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng
đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách
so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu
của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ trên 1
năm hoặc ngắn hơn.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A cần phải
được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục
và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương
đương nhưng giá thành rẻ hơn [33]

10


1.2.2. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị
Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:
Xác định những nhóm điều trị có mực độ tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.
Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng
thuốc bất hợp lý.
Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ
không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết
Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất

trong các nhóm thuốc điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
Tương tự như phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị chiếm phần lớn chi phí.
Có thể tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác
định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có thể có chi phí hiệu quả
cao [33].
1.3. Các chỉ số đánh giá việc sử dụng thuốc
1.3.1. Các chỉ số về kê đơn ngoại trú
Số thuốc trung bình cho 01 đơn thuốc
Tỷ lệ % thuốc kê đơn tên gốc
Tỷ lệ % đơn có kháng sinh
Tỷ lệ % đơn có vitamin
Tỷ lệ % đơn có thuốc tiêm
Tỷ lệ % các thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu
1.3.2. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản
Các chuyên gia của WHO đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc nhằm đánh giá
việc thực hiện tại các cơ sở y tế tập trung 3 lĩnh vực liên quan đến sử dụng thuốc
trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đó là: thực hành kê đơn thuốc của các thầy

11


thuốc, các yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh và khả năng sẵn sàng có
các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Các chỉ số
này đã được tiêu chuẩn hóa cao, phù hợp với mọi quốc gia, được áp dụng trong bất
cứ nghiên cứu sử dụng thuốc nào. Chúng tôi không đánh giá tất cả các khía cạnh
quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng thay vào đó, các chỉ số này trang bị một
công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy một số vấn đề cốt
lõi của việc sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các kết quả thu được
các chỉ số chỉ ra những vấn đề cơ bản trong sử dụng thuốc cần kiểm tra, giám sát
chặt chẽ hơn [9].

Bảng 1.1. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản
TT
01
02
03
04
05

Chỉ số
Số thuốc kê trung bình trong một đơn
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê bằng tên gốc
Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh
Tỷ lệ phần trăm đơn có kê thuốc tiêm
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết
yếu ( danh mục thuốc của cơ sở)

Bên cạnh các chỉ số cơ bản được xem là các chỉ số cốt lõi, còn có các chỉ số bổ
sung. Những chỉ số này không phải là ít quan trọng hơn mà thường là khó đánh giá
hơn và trong một số trường hợp các số liệu có thể không được thu thập một cách
đáng tin cậy. Ngoài ra, những chỉ số bổ sung ít được tiêu chuẩn hóa hơn, vì nhiều
chỉ số phụ thuộc vào từng địa phương, khu vực cần được kiểm tra trước khi sử
dụng các chỉ số này [9].
1.4. Vài nét khái quát về bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu
Tiền thân của Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu là bệnh viện Trị An được
thành lập từ năm 1980 chủ yếu phục vụ khám và điều trị cho cán bộ công nhân viên
của nhà máy Thủy Điện Trị An và người dân lân cận trong địa bàn huyện. Đến năm

12



1992 bệnh viện được chuyển sang Trung tâm y tế huyện. Ngày 07/03/2007, thực
hiện Quyết định số 532/QĐ- UBND tỉnh Đồng Nai chuyển thành bệnh viện Đa
khoa huyện Vĩnh Cửu. Đến năm 2012 bệnh viện được công nhận là bệnh viện hạng
III, tuyến huyện.
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Cửu:
Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai là bệnh viện hạng III tuyến
huyện có chức năng nhiệm vụ: Cấp cứu khám chữa bệnh ban đầu, đào tạo cán bộ y
tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh.
Với quy mô 200 giường bệnh có 16 khoa phòng và 198 cán bộ công nhân viên
chức.
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
năm 2014
Trình độ học vấn

STT

Số lượng

1

Bác sĩ chuyên khoa I

05

2

Bác sĩ

15


3

Dược sĩ Đại học

03

4

Dược sĩ Cao đẳng và Trung cấp

11

5

Điều dưỡng cao đẳng

20

6

Điều dưỡng, nữ hộ sinh Trung cấp

70

7

Y sĩ Đa khoa

30


8

Kỹ thuật viên

10

9

Cán bộ khác

34

Tổng

198

13


BAN LÃNH ĐẠO

-

Hội đồng KHKT
Hội đồng
thuốc và điều
trị

KHOA LÂM SÀNG
-


Khoa Khám
Bệnh
Khoa Nội
Tổng Hợp
Khoa Cấp Cứu
Hồi Sức
Khoa Nhi
Khoa Ngoại
Tổng Quát
Khoa Nhiễm
Khoa YHCTPHCN
Khoa Sản

- Các tổ chức đoàn thể
(Đảng, Công đoàn,
Đoàn thanh niên)

CÁC PHÒNG
CHỨC NĂNG
-

Phòng Kế
Hoạch Tổng
Hợp
Phòng Tổ
Chức Hành
Chánh
Phòng Điều
Dưỡng

Phòng Tài
Chính Kế
Toán

KHOA CẬN LÂM
SÀNG
-

-

Khoa Xét
Nghiệm&
Chẩn Đoán
Hình Ảnh
Khoa Kiểm
Soát Nhiễm
Khuẩn
Khoa Dinh
Dưỡng
Khoa Dược

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Cửu
tỉnh Đồng Nai

14


1.4.2. Tình hình khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn tại bệnh viện đa
khoa huyện Vĩnh Cửu:
Bảng 1.3. Số liệu hoạt động chuyên môn tại BVĐK huyện Vĩnh Cửu năm 2014

TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09

10
11
12
13
14

Nội dung
Tổng số lần khám
bệnh
Trong đó:
Bảo hiểm
Thu phí
< 6 tuổi
Số bệnh nhân điều
trị nội trú
Tổng số ngày điều
trị nội trú
Công suất sử dụng
giường bệnh

Phẫu thuật
Tổng số đẻ
Đẻ thường
Đẻ khó
Đẻ can
thiệp phẫu
thuật
Siêu âm
Nội soi
thực quản –
dạ dày
X Quang
Điện tim
Tổng số xét
nghiệm

15

Đơn vị
Lượt

Năm 2014
131.404

Lượt
Lượt
Lượt
Bệnh nhân

100.251

18.697
12.456
7.916

Ngày

54.735

%

85,69%

cas
cas
cas
cas

98
480
56
78

Lượt
Lượt

18.314
203

Lượt
Lượt

Lượt

11.631
4.901
121.359


1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức khoa Dược bệnh viện Đa khoa
huyện Vĩnh Cửu năm 2014:
Ngày 10/06/2011, Bộ y tế ban hành thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ
chức và hoạt động của Khoa Dược bệnh viện. Từ đó, Khoa Dược bệnh viện huyện
Vĩnh Cửu đã nghiêm túc thực hiện với những quy định cụ thể như sau:
* Chức năng:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý.
* Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các
yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham
gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan phản ứng có hại
của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các

khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Cao đẳng
và Trung học về dược.

16


×