Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận cao học quan hệ quốc tế phân tích xung đột nhật bản bắt giữ tàu cá trung quốc tại quần đảo senkaku tháng 92010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.07 KB, 43 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT NHẬT BẢN BẮT GIỮ TÀU CÁ TRUNG
QUỐC TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU THÁNG 9/2010


MỤC LỤC

Mở đầu..............................................................................................................1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT ĐỘT QUỐC
TẾ......................................................................................................................2
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế.......................................................................2
1.2. Nguyên nhân và phân loại xung đột quốc tế..............................................3
Chương 2 PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT NHẬT BẢN BẮT GIỮ TÀU CÁ
TRUNG QUỐC TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU THÁNG 9/2010..................16
2.1. Khái quát xung đột biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Quần đảo
Senkaku...........................................................................................................16
2.2. Phân tích xung đột Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc tại Quần đảo
Senkaku tháng 9/2010.....................................................................................19
2.3. Quan điểm của các nước liên quan đến cuộc xung đột này.....................26
Chương 3 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
XUNG ĐỘT CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO........................................................27
3.1. Các biện pháp hịa bình giải quyết xung đột chủ quyền biển đảo............27
3.2. Một số biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở
khu vực Biển Đông..........................................................................................29
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................40


Mở đầu


Quần đảo Senkaku (tiếng Nhật) hay cịn có tên Điếu Ngư (tiếng Trung)
là nhóm đảo khơng có người ở do Nhật Bản quản lý nhưng bị Mỹ chiếm đóng
từ năm 1945 đến 1972. Sau đó, vào 20/5/1972 cả Nhật Bản và Trung Quốc
đều thể hiện quan điểm của mình về chủ quyền tại quần đảo này lên Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhằm tìm kiếm sự tiếp quản quần đảo từ Hoa Kỳ.
Có sự tranh chấp này bởi, việc sở hữu hòn đảo trên sẽ mang đến cho
các quốc gia này những quyền lợi về khai thác dầu khí, khống sản và đánh
bắt cá ở các vùng biển xung quanh. Chưa kể, các hòn đảo thuộc quần đảo đều
có ý nghĩa trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật và quân đội Hoa Kỳ thể theo
hiệp ước sẽ bảo vệ những hịn đảo trên nếu có sự xâm lược.
Theo đó, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc tất yếu tụt
dốc và rơi xuống đáy vực sau sự kiện Nhật Bản quốc hữu hóa một hịn đảo
thuộc quyền sở hữu tư nhân nằm trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển
Hoa Đông vào năm 2012. Mặc dù, căng thẳng Nhật – Trung thời gian gần đây
có dấu hiệu lắng dịu, nhưng tàu thuyền của quân đội và lực lượng hải cảnh hai
nước vẫn thường xuyên bám đuôi nhau khi hoạt động gần quần đảo Senkaku/
Điếu Ngư trên biển Hoa Đơng.
Trong suốt q trình diễn ra xung đột này, có một sự kiện nổi lên với
đầy đủ tình huống xung đột quốc tế giúp chúng ta phân tích, vận dụng quy
trình giải quyết vào trong các tình huống mang tính chất quốc tế sau này. Đó
chính là sự kiện Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc tại quần Đảo Senkaku
tháng 9/2010. Nhận thức được sức nóng của vấn đề cùng sự đúng đắn của
việc vận dụng lý luận phân tích vào giải quyết tình huống xung đột. Em xin
lựa chọn đề tài: “Phân tích xung đột Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc
tại quần Đảo Senkaku tháng 9/2010” làm tiểu luận kết thúc môn học Quan
hệ quốc tế.

1



Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT ĐỘT QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm xung đột quốc tế
Xung đột là một trong những tính chất quan trọng của quan hệ quốc tế.
Đó là một trong hai q trình cơ bản của quan hệ quốc tế - xung đột và hợp
tác. Trong q trình hợp tác quốc tế có thể nảy sinh xung đột, và ngay trong
khi xung đột đến có thể có sự hợp tác nhất định. Xung đột và hợp tác được coi
là những yếu Á quan trọng nhất của hoạt động quốc tế và nó quyết định sự ổn
định của hệ thống quốc tế. Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu khác nhau về xung
đột quốc tế.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng của Mỹ L.Coser đã định nghĩa xung đột xã
hội nói chung và xung đột quốc tế nói riêng là sự va chạm giữa các nhóm
người về các giá trị, vai trò, quyền lực hoặc những nguồn lực, trong đó mỗi
bên đều có gắng làm trung hồ, làm suy yếu hoặc triệt tiêu đối thủ của mình.
Ơng cho rằng, xung đột mang tính khánh quan.
Theo quan điểm của K.Boulding, xung đột quốc tế là tình huống cạnh
tranh, khi mỗi bên đều nhận thức được sự khơng hồ đồng các quan điểm và
đều cố gắng giữ quan điểm khơng hồ đồng với phía bên kia. Nói cách khác
đi, đó là sự đối lập về lợi ích mà các bên tham gia quan hệ quốc tế không thể
cùng thực hiện được do tính chất khách quan của chúng.
Ngược lại, theo quan điểm của J.Burton, xung đột quốc tế thường mang
tính chủ quan. Xung đột dường như được gắn liền với sự mâu thuẫn khách
quan về lợi ích. Xung đột đó có thể có những kết quả tích cực cho cả hai phía
nếu họ biết “đánh giá lại” và cùng nhau hợp tác trên cơ sở sử dụng chung
những tài nguyên đang tranh chấp.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đang cố gắng kết hợp ưu thế của các cách
nhìn nhận về xung đột quốc tế thuộc các trường phái khác nhau để đưa ra một
khái niệm mang tính tổng qt. Có thể đồng ý với quan điểm của nhà nghiên
2



cứu Ted Robert Gurr khi Pug định nghĩa về xung đột quốc tế: đó là sự tương
tác có tính cưỡng bức, được hiện rõ giữa các cộng đồng đối kháng với nhau.
Đây là định nghĩa tương đối động để có thể bao quát tất cả tất cả các mối đe
dọa lớn nhỏ giữa các quốc gia và các cộng đồng trên thế giới.
Ông đồng thời cũng đưa ra 4 đặc trưng cơ bản của xung đột quốc tế:
1) Có hai hoặc nhiều bên tham gia
2) Họ bị lôi cuốn vào các hoạt động đối kháng
3) Họ có những hành động cưỡng bức nhằm làm tổn hại, gián đoạn,
tiêu diệt hoặc điều khiển theo cách khác đối thủ
4) Sự tương tác (hay mối quan hệ đó) của họ được biểu lộ, rằng do vậy
những người ngoài dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của nó.
Nhìn nhận dưới góc độ này, xung đột quốc tế có thể biểu hiện rất như
bạo động chính trị, khởi nghĩa, cách mạng và chiến tranh giữa các dân, hay
các hình thức như đe doạ, cấm vận và các hình thức đối đầu khác có thể dễ
đến cuộc chiến tranh trực tiếp.
1.2. Nguyên nhân và phân loại xung đột quốc tế
1.2.1. Nguyên nhân gây xung đột quốc tế
Xung đột nói chung và xung đột quốc tế nói riêng gắn liền với chế độ
tự hữu vì nó là phương tiện tồn tại và phát triển của chế độ tư hữu. Một khi
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cịn tồn tại thì xung đột vẫn cịn nguy cơ xảy
ra. Bên cạnh nguồn gốc sâu xa đó, xung đột quốc tế vẫn thường xuyên diễn ra
vì những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chúng hết sức phức tạp và khó giải
quyết. Có thể chia nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế làm hai nhóm nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
a) Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài liên quan đến cấu trúc hệ thống chính trị thế
giới, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh trong quá
trình quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể của quan hệ quốc tế.

3



Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến xung đột quốc tế trước hết xuất phát từ
đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực
hiện nay. Đa số các cuộc xung đột quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay
đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế
giới. Năm 1991 với sự tan rã của Liên Xô trật tự thế giới hai cực chấm dứt.
Thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hình thành trật tự thế giới mới.
Tham vọng của Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới một cực do mình lãnh
đạo đang vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nước, nhất là các nước có
mong muốn thiết lập trật tự thế giới đa cực. Quá trình hình thành trật tự thế
giới mới ln đi kèm với quá trình chia tách và tập hợp lực lượng. Nhiều liên
kết bị tan rã hoặc thay đổi hình thức hoạt động, đồng thời nhiều liên kết mới
được hình thành. Sự tan rã của Liên bang Nam Tư, sự thành lập các quốc gia
mới, sự mở rộng Liên minh Châu Âu, mở rộng phạm vi hoạt động của
NATO, sự ra đời liên minh an ninh, phòng thủ tập thể của các nước trong
không gian Liên Xô trước đây, sự ra đời Tổ chức hợp tác Thượng Hải, sự
củng cố ASEAN với sự kiện quan trọng gần đây là việc thông qua lên
Chương ASEAN... à những bằng chứng cho quá trình này. Tuy nhiên, q
trình này cũng ln đi kèm với những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và
nhiều trường hợp kết thúc bằng các cuộc xung đột trên thế giới. Điều này
được thể hiện qua sự chia rẽ giữa các nước liên quan đến cuộc chiến tranh ở
Irắc, những bất đồng xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran, việc triển
khai chương trình phịng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu...
Bên cạnh đó, q trình hình thành trật tự thế giới mới cũng là dịp để
các quốc gia nhìn nhận, xem xét, đánh giá lại vị trí, vai trị của mình trong hệ
thống thế giới và trong khu vực. Việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc
và Nhật Bản, việc nhóm các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Brazil vận động
thay đổi cơ cấu của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc...thể hiện mong muốn
thay đổi vị trí của mình trên thế thế giới và khu vực. Các nhà nghiên cứu quan

hệ quốc tế đã chứng minh rằng, khi có sự mất cân bằng các chuẩn mực để
4


xem xét vị trí của một quốc gia trong hệ thống chính trị quốc tế, khi một quốc
gia có thể có vị trí cao trong hệ thống chuẩn mực này, nhưng lại có vị trí yếu
hơn hoặc thấp hơn trong hệ thống chuẩn mực khác cũng là lúc xung đột quốc
tế có thể xảy ra. Nguyên nhân của xung đột quốc tế cũng xuất phát từ sự mất
cân bằng cấu trúc trong hệ thống thế giới, do sự xuất hiện của các quốc gia
muốn thay đổi”. Sức mạnh của các quốc gia này lớn mạnh lên đến mức gần
bằng các cường quốc có vai trị chủ đạo trên thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng
chính trị của họ lại bị hạn chế. Ngoài ra, đối với các quốc gia vừa và nhỏ, bối
cảnh dễ xảy ra xung đột nhất là khi sụp đổ hoặc có sự biến đổi lớn trong
tương quan lực lượng quốc tế. Trong các trường hợp đó, các quốc gia này bị
mất sự định vị rõ rằng về vị trí của mình trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong
việc xác định các định hướng quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế và có xu
hướng kết thúc sự tình trạng đó . Đây là ngịi nổ cho các cuộc xung đột quốc
tế. Tiêu biểu là trường hợp của Ucraina, Grudia và một số nước Đông Âu
trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.
b) Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên trong là những nguyên nhân xuất hiện trong đời sống
chính trị của mỗi quốc gia.
Xung đột quốc tế cịn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt
động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các
cộng đồng dân tộc, tơn giáo. Trong đó có những ngun nhân cơ bản như:
- Nguyên nhân lãnh thổ: biểu hiện qua các tranh cãi về biên giới, lãnh
thổ; các cuộc xâm chiếm lãnh thổ. Đó là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở
Irắc, cuộc xung đột giữa Ixraen và Paletxtin, Ân Độ và Pakistan (vùng
Kasimia), Nhật Bản và Hàn Quốc ( đào Đốc Đô ), tranh chấp chủ quyền các
đào ở Biển Đơng...Đây là ngun nhân phổ biến và khó giải quyết nhất hiện

nay trên thế giới, bởi lãnh thổ, biên giới quốc gia liên quan đến không gian
sinh tồn và phát triển của đất nước và là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi

5


quốc gia , với mọi quốc gia . Đó cũng là lịch sử lâu dài, phức tạp trong quan
hệ giữa các nước, các cộng đồng dân tộc.
- Nguyên nhân chính trị: biểu hiện qua các cuộc xung đột liên quan đến
ở sự khác biệt về hệ tư tưởng qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp
vào công việc nội bộ của nước khác, phá hoại, xuyên tạc tình hình của các
nước khác; ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập; tiến hành lật đổ chính quyền,
xây dựng các chính phủ bù nhìn...Sự chống phá của các thế lực thù địch đối
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước XHCN, các
cuộc cách mạng sắc mầu, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính trị là những dẫn
chứng tiêu biểu cho các xung đột có ngun nhân chính trị.
- Ngun nhân tơn giáo: thể hiện qua sự xung đột giữa các cộng đồng
tôn giáo; sự va chạm giữa các giá trị tôn giáo; theo dõi vì tín ngưỡng, phân
biệt, ngược đãi tín ngưỡng. Tiêu biểu là xung đột giữa các nhóm Đạo Hồi ở
Irắc, giữa các nước Ả Rập (Hồi giáo) và Ixraen (Do thái giáo), xung đột ở
miền nam Thái Lan (Đại Hồi - Đạo Phật), Phillipin (Đạo Hồi – Thiên Chúa
giáo), xung đột quốc tế liên quan đến việc đăng tải các bức biếm họa Đấng
tiên tri Mohamét trên báo chí Châu Âu...Ngoài ra, nhiều tổ chức vũ trang,
khủng bố hiện nay đang có xu hướng núp bóng dưới vỏ bọc tôn giáo, lợi dụng
các vấn đề tôn giáo để thực hiện các hoạt động của mình. Các cuộc xung đột
tơn giáo cũng rất phức tạp và khó giải quyết do liên quan đến các chuẩn mực
giá trị, đạo đức của các cộng đồng dân tộc, có lịch sử lâu dài và thường liên
quan đến nhiều quốc gia, ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
- Nguyên nhân kinh tế: biểu hiện qua sự bao vây, cấm vận thương mại
phong toả hàng hoá; thiết lập hàng rào thuế quan, bảo hộ hàng hóa; độc quyền

sản xuất, phương pháp bán hàng...Đó là sự bao vây, cấm vận của Mỹ đối với
Cu Ba, Bắc Triều Tiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Lybia,
Iran...Các cuộc xung đột này cũng thường xuyên xảy ra giữa các trung tâm
kinh tế, thương mại thế giới như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...

6


- Nguyên nhân tài nguyên: môi trường biểu hiện qua việc tranh chấp
nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn lợi hải sản, khai thác dầu lửa, khí
đốt thềm lục địa; gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng cầu cống, đập thủy lợi,
thủy điện trên các dịng sơng; gây ơ nhiễm khơng khí, nạn khói mù; áp dụng
các tiêu chuẩn mơi trường khắt khe nhằm vào các hàng hóa nhập khẩu…
Xung đột quốc tế cịn có các ngun nhân và điều kiện phát triển từ
ngày trong lòng mỗi quốc gia. Các cuộc xung đột này có nguyên nhân bên
trong nhưng sớm hay muộn đều bị quốc tế hóa với sự tham gia, can thiệp trực
tiếp hay gián tiếp của các nhân tố quốc tế. Trong số các yếu tố trong nước dẫn
đến xung đột, đặc biệt cần chú ý đến:
- Sự tồn tại trong mỗi lòng mỗi quốc gia những nhóm dân tộc, tơn giáo
hoặc ngơn ngữ có sự phân chia ranh giới hành chính tương đối rõ ràng. Điều
này thường xảy ra ở các nước theo thể chế liên bang, ở các nước cho phép
thành lập các vùng dân tộc tự trị hoặc ở các nước có việc phân chia biên giới
hành chính dựa vào các nguyên tắc lãnh thổ dân tộc hoặc ngơn ngữ, tín
ngưỡng. Đó là các trường hợp như nước cộng hịa Checnia (Liên bang Nga),
Cơxơvơ (Sécbia), vùng Quecbec (Canada), vùng Tân Cương (Trung Quốc)...
- Sự chênh lệch phát triển giữa các địa phương kết hợp với sự tập
trung cao độ ở trung ương. Trong đất nước có những vùng khác nhau về tín
ngưỡng, văn hố, dân tộc, kết hợp với sự phát triển quá chênh lệch nhau dễ
dẫn đến hậu quả dân chúng ở vùng đó mất đi cảm giác “quốc gia thuần nhất”.
Thay thế vào đó chỉ cịn cảm giác dân tộc, tơn giáo hoặc ngôn ngữ thuần nhất.

Những điều này là điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện và phát triển các tư
tưởng, các tổ chức chia rẽ, ly khai.
- Trong đất nước có sự thay đổi chính trị, kinh tế lớn, dẫn đến sự ra đời
của các thế lực chính trị, kinh tế mới. Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện
của các thế lực này dẫn đến những bất ổn trong đời sống chính trị, kinh tế các
nước do xu hướng muốn bảo vệ quyền lợi hoặc muốn tạo ra sự thay đổi có lợi

7


cho mình. Sự bất ổn về chính trị, kinh tế lại là điều kiện tốt cho các mâu thuẫn
trở nên sâu sắc và phát triển thành các xung đột lớn.
- Sự yếu kém của bộ máy chính quyền, sự kém phát triển của văn hóa
hịa giải trong xã hội, của cơ cấu dân chủ có vai trị đảm bảo sự điều phối và
giải quyết các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Đặc biệt là sự yếu kém của hệ
thống luật pháp của cơ cấu trung gian, hịa giải khơng giải quyết được các
mâu thuẫn, xung đột khi nó mới xuất hiện. Mỗi cuộc xung đột quốc tế đều có
những nguyên nhân của mình. Đó có thể chỉ là một vài trong số các nguyên
nhân vừa nêu, nhưng cũng có thể là sự kết hợp của rất nhiều nguyên nhân
khác nhau. Khi càng có nhiều nguyên nhân xuất hiện cùng lúc, tính chất phức
tạp của xung đột càng tăng lên và việc giải quyết xung đột cũng trở nên khó
khăn hơn. Trong cách nhìn nhận này, mỗi cuộc xung đột, mỗi tình huống
xung đột đều rất điển hình và khơng lặp lại. Việc chỉ ra những nguyên nhân
xung đột là điều kiện đầu tiên để đi tới giải quyết các cuộc xung đột hiện nay.
Và quan trọng hơn là phòng chống, ngăn chặn và giải quyết kịp thời các xung
đột khi nó mới bắt đầu xuất hiện.
1.2.2. Phân loại xung đột quốc tế
Sự phân loại xung đột quốc tế là hết sức cần thiết vì bên cạnh việc tìm
hiểu nguyên nhân của xung đột, sự phân loại giúp hiểu đúng đắn hơn và cho
phép tìm ra các phương pháp giải quyết cho mỗi cuộc xung đột cụ thể. Dựa

trên các cách tiếp cận và tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại xung đột
quốc tế.
Nhà nghiên cứu Daniel S.Papp phân xung đột quốc tế làm hai nhóm
theo cách tiếp cận: cách tiếp cận truyền thống và cách tiếp cận Marxist
1) Theo cách tiếp cận truyền thống, xung đột quốc tế được chia thành:
khủng hoảng quốc tế; xung đột cường độ thấp; khủng bố; nội chiến và cách
mạng; chiến tranh thế giới.
2) Cách tiếp cận Marxist phân loại xung đột quốc tế thành: chiến tranh
thế giới giữa các hệ thống xã hội (CNXH - CNTB); chiến tranh bảo vệ Tổ
8


quốc XHCN; nội chiến; chiến tranh giải phóng dân tộc; chiến tranh giữa các
nhà nước tư bản.
Cách phân loại vừa nêu trên của D.S.Papp rất phù hợp với tình hình thế
giới trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến thế giới và trong giai đoạn chiến
tranh lạnh, khi sự đối đầu giữa hai cường quốc, hai hệ thống thế giới đang là
tiêu điểm trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, do sự thay đổi của hệ thống thế
giới hiện nay, cách nhìn nhận trên khơng cịn phù hợp với thực tiễn.
Theo cách phân tích của Donald M.Snow xung đột quốc tế có thể chia
thành: 1) nội chiến (bao gồm cả đảo chính, xung đột mức độ thấp và nội chiến
theo kiểu mới); 2) xung đột khu vực; 3) khủng bố.
Đáng chú ý là cách xác định thuật ngữ khủng bố của D.M.Snow. Theo
ơng, khủng bố có những đặc điểm sau:
1) Khủng bố thường đi kèm theo những hành động tội phạm nhằm đạt
mục tiêu chính trị.
2) Các hành động khủng bố về bản chất thường là sự lựa chọn ngẫu
hứng.
3) Các tổ chức khủng bố muốn gây ảnh hưởng đến chính quyền, nhưng
khơng có ý định cướp chính quyền.

4) Khủng bố là chiến thuận của kẻ yếu.
5) Khủng bố có thể được tài trợ bởi chính quyền, các cá nhân hay tổ
chức tư nhân.
6) Nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố có thể khác nhau. Có hai
nhóm nguyên nhân hay được nhắc tới: Thứ nhất, khủng bố xuất hiện do
những điều kiện không thuận lợi về xã hội, kinh tế, chính trị; Thứ hai, khủng
bố có mối quan hệ khăng khít với những đặc điểm về văn hố, tơn giáo, hệ tư
tưởng chính trị.
Đây là hai cách phân loại xung đột quốc tế phổ biến nhất trong thời kỳ
chiến tranh lạnh và sau chiến tranh lạnh. Ngoài những cách phân loại trên, tùy

9


thuộc vào mục đích và đối tượng nghiên cứu mà các học giả đưa ra các tiêu
chí khác nhau để phân loại.
1.3. Các tiêu chí phân tích xung đột quốc tế
Để phân tích bất kỳ cuộc xung đột nào, cần thiết phải có sơ đồ phân
tích cuộc xung đột đó. Sơ đồ này cần cần phải đáp ứng một số các điều kiện:
- Có khả năng xác định các các đặc trưng cơ bản của cuộc xung đột
- Cho phép tiến hành phân loại xung đột để phân tích một cách chín
cuộc xung đột đó thuộc loại nào, lĩnh vực nào, có những dạng mâu thuẫn nào
tiến hành so sánh với những cuộc xung đột đã từng xảy ra, tìm ra những điểm
chung và riêng
- Mơ tả được tiến trình của cuộc xung đột, sự phát sinh, diễn biến, tốc
độ phát triển
- Chỉ ra xu hướng phát triển tiếp theo của xung đột, sự phát triển này có
thể vượt ra khỏi phạm vi ban đầu tuỳ thuộc vào diễn biến cụ thể các sự kiện.
Trên cơ sở những đòi hỏi cơ bản trên, các nhà nghiên cứu về xung đột
quốc tế ở Viện nghiên cứu Mỹ và Canada đã đưa ra sơ đồ phân tích gồm 5

yếu tố tương đối đơn giản và rõ rằng, dễ hiểu, bao gồm: 1) Thành phần tham
gia xung đột; 2) Cơ cấu xung đột; 3) Quá trình diễn biến xung đột; 4) Chiến
lược các bên xung đột; 5) Kết quả xung đột.
1.3.1. Thành phần tham gia xung đột
Yếu tố thứ nhất này đòi hỏi phải xác định số lượng, các đặc điểm, lợi
ích của các bên tham gia xung đột.
Dưới góc độ phân tích thành phần tham gia xung đột, cuộc xung đột
quốc tế đơn giản và điển hình nhất là cuộc xung đột giữa hai quốc gia với sự
tham gia của toàn bộ cơ cấu chính thức của nhà nước: tổng thống, quốc hội,
ngoại giao, lực lượng vũ trang, các chính đảng...Đây là cuộc xung đột quốc tế
đơn giản nhất với sự tham gia chỉ hai quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, trong
nội bộ mỗi quốc gia lại có sự khác nhau về quan điểm (giữa các đảng phái),
khác nhau về chức năng hoặc cách tiếp cận vấn đề (như giữa bộ ngoại giao và
10


bộ quốc phòng), khác nhau về các đặc điểm của các thành phần tham gia xung
đột trong nội bộ mỗi nước...
Các cuộc xung đột quốc tế hiện nay thông thường có sự tham gia của
nhiều thành phần, do vậy tính chất, diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Các
thành phần tham gia xung đột có thể là:
- Quốc gia, nhóm các quốc gia hoặc liên minh khơng chính thức giữa
các quốc gia
- Các thành viên độc lập của các tổ chức hoặc các khối quốc tế
- Các cơ cấu chính thức hoặc khơng chính thức như các phong trào, các
tổ chức cơng khai hoặc bí mật, các tổ chức ly khai, khủng bố, tội phạm.
Việc xác định số lượng thành phần tham gia xung đột là hết sức cần
thiết. Sau khi đã biết các thành phần tham gia xung đột, cần xác định tiếp các
thành phân khúc có liên quan đến xung đột. Chẳng hạn, có lực lượng nào
đứng sau các thành phân trực tiếp tham gia hay không, nguồn gốc và hoạt

động của các thành phần tham gia trực tiếp có độc lập hay khơng, hay chúng
cũng chỉ được tạo ra bởi các cường quốc khác và bản thân khơng có nguồn hỗ
trợ độc lập nào.
Bên cạnh những điều vừa nêu trên, một vấn đề hết sức quan trọng là
cần xác định chính xác các đặc điểm của thành phần tham gia xung đột, chẳng
hạn tính pháp lý các bên, quyền hạn và giới hạn thẩm quyền của họ đến đâu.
Và cuối cùng là làm rõ hệ thông lợi ích của các bên tham gia xung đột. Chỉ
khi biết được hệ thống lợi ích của các bên xung đột mới có thể xác định được
các bước tiếp theo như khả năng xoa dịu sự xung đột, ôn định sự xung đột,
các vấn đề cần và có thể đàm phán...
Trong môi trường hợp xung đột cần xác định sự thu hút các thành phần
tham gia, lợi ích của mỗi bên và khả năng, triển vọng của họ.
1.3.2. Cơ cấu xung đột
Đây được coi là phân trọng tâm trong phân tích mọi cuộc xung đột.
Phần này đòi hỏi cần phải chỉ ra nội dung bên trong của các cuộc xung đột,
11


tức là làm rõ những gì đã và đang nằm trong trung tâm cuộc xung đột, hệ
thống các lợi ích và quan điểm của các bên, sự tác động giữa chúng, những gì
làm họ chia rẽ hoặc ngược lại, có thể giúp họ xích lại gần nhau. Cần làm rõ
những nội dung:
- Nguyên nhân xung đột, khởi điểm, đặc trưng và quy mô xung đột
- Phương tiện, phương pháp sử dụng trong xung đột
- Mâu thuẫn giữa các bên, mức độ gay gắt của nó, mối quan hệ giữa các
loại lợi ích của họ.
1.3.3. Q trình diễn biến xung đột
Diễn biến xung đột bao gồm quá trình nảy sinh mâu thuẫn, phát triển,
kịch phát và ổn định xung đột.
Xung đột có thể bắt đầu từ khi mâu thuẫn được bộc phát. Ngày nay bên

cạnh các xung đột giữa các quốc gia, sự hạn chế lợi ích của một nhóm xã hội
hoặc sắc tộc nào đó cũng có thể là nguồn gốc cho xung đột. Nếu như trước
đây những xung đột như vậy được coi là công việc nội bộ của một quốc gia
thì ngày nay thường kéo theo sự tham gia của các quốc gia khác và sự tham
gia tích cực của các tổ chức quốc tế.
Diễn biến xung đột thường biểu hiện qua hai quá trình đấu tranh vũ
trang và đồng thời với nó là q trình ngoại giao tích cực nhằm ổn định xung
đột, giải quyết các vấn đề của xung đột và tạo ra một mạng lưới lợi ích xung
quanh xung đột.
Giai đoạn kịch phát xung đột có ý nghĩa rất quan trọng trong xung đột
quốc tế vì nó hay phát sinh ra khủng hoảng quốc tế với sự tham gia của các
cường quốc và các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Liên minh Châu
Âu. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, những xung đột như vậy lập tức trở thành
một bộ phận của tình trạng đối kháng giữa hai cực của thế giới Xô - Mỹ như
xung đột ở đảo Síp giữa Hy lan và Thổ nhĩ kỳ, xung đột ở Trung Đông…
Giai đoạn ổn định xung đột cũng rất quan trọng. Nó đánh dấu sự chấm
dứt xung đột hoặc sự chuyển tiếp từ kịch phát sang giai đoạn ổn định xung
12


đột. Trong giai đoạn này điềm đụng độ giữa các bên xung đột được xác định
với sự tham gia hoặc khơng tham gia của lực lượng bên ngồi.
1.3.4. Chiến lược các bên xung đột
Đây là vấn đề quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét mục tiêu, lợi ích, lối
tư duy, phương pháp đạt mục đích và tổ chức quá trình chính trị, cách tiếp cận
đối với vấn đề sử dụng sức mạnh, dàm phán cùng nhiều vấn đề khác. Chiến
lược của các bên xung đột được hình thành trong điều kiện có tác động qua lại
với mơi trường chính trị bên ngoài, đặc biệt là chiến lược của các cường quốc.
Sự tác động về chiến lược của các bên xung đột với các cường quốc bên ngoài
là sự tác động hai chiều, tức là khi xung đột cục bộ, khu vực có thể leo thang

thành xung đột quốc tế khi chiến lược của các bên trực tiếp tham gia xung đột
được kết hợp với chiến lược của các cường quốc đang đối địch nhau. Ví dụ
tiêu biểu là xung đột giữa các phe phái ở Afganistan đã leo thang thành xung
đột với sự tham gia trực tiếp của Liên Xô và sự hậu thuẫn của Mỹ với các lực
lượng đối địch nhau ở Afganistan. Bên cạnh đó, các cường quốc cũng có khả
năng dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép, đe doạ, răn đe...buộc các bên
tham gia xung đột cục bộ hoặc khu vực thay đổi chiến lược của mình. Ví dụ
như vai trị của các cường quốc Mỹ, Trung quốc, Nga, Nhật trong giải quyết
xung đột về phát triển vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
1.3.5. Kết quả xung đột
Kết quả xung đột không phải lúc nào cũng được quyết định bởi tương
quan lực lượng về quân sự và tiềm lực kinh tế của các bên tham gia xung đột,
cũng như mong muốn, quyết tâm sử dụng sức mạnh quân sự hay ý chí của các
nhà lãnh đạo. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, cuộc chiến tranh của
Liên Xô ở Afganistan đã chứng minh cho điều này. Trong chiến tranh lạnh,
các điều kiện trên trường quốc tế đã làm cho thắng lợi quân sự tuyệt đối là
điều không thể, ngay cả khi một trong các bên tham gia xung đột có ưu thế
quân sự vượt trội.

13


Ngay cả khi các hoạt động quân sự trên chiến trường đã kết thúc thì
việc ổn định tình hình sau đó cũng khơng phải dễ dàng và thường bị nhiều lực
lượng bên ngoài can thiệp vào. Sự can thiệp này nhằm trói buộc kẻ chiến
thắng, khơng cho phép nó sử dụng các thành quả của thắng lợi quân sự để bắt
đối phương phải khuất phục. Tình hình Iraq hiện nay chứng minh rõ nét điều
này, khi quân Mỹ và liên quân vẫn đang cần đến sự ủng hộ của các nước, sự
trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong việc ổn định tình hình sau chiến sự.
Điều này địi hỏi các nhà lãnh đạo phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng sức

đạnh quân sự để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống chinh trị
quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, niềm tin vào việc sử dụng sức mạnh trong xung
đột lại đang được nhiều nước theo đuổi.
Một trong những hướng giải quyết xung đột đang được nhiều nước áp
dụng hiện nay là đàm phán giải quyết xung đột.
Vấn đề đàm phán chiếm vị trí tương đối độc lập trong khoa học đột từ
những năm 60 của thế kỷ XX. Có hai khuynh hướng đối lập nhau đã ảnh
hưởng đến việc đàm phán quốc tế. Một mặt, đó là các cơng trình về vấn đề
bình. Mặt khác, đó là tư tưởng “đi từ sức mạnh”. Nếu khuynh hướng thứ nhất
cho phép hình thành quan niệm coi đàm phán là phương tiện để giải quyết
xung đột quốc tế và thiết lập hồ bình, thì khuynh hướng thứ hai lại thiên về
việc tìm ra các con đường để đạt được sự có lợi nhất nhất trong q trình đàm
phán. Sự kết thúc chiến tranh lạnh và đối đầu toàn cầu đã dẫn đến một hướng
mới trong quá trình đàm phán với những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đàm phán quốc tế là hình thức chủ yếu nhất trong quan hệ
giữa các quốc gia. Nó dẫn đến việc thu nhỏ dần vai trò của các yếu tố quân
sự.
Thứ hai, ngày càng tăng số lượng và nội dung đàm phán. Có nhiều lĩnh
vực mới trong quan hệ quốc tế trở thành đối tượng của đàm phán (bảo vệ mơi
trường, các q trình chính trị, xã hội, hợp tác khoa học, kỹ thuật...)
Thứ ba, vai trò của các tổ chức quốc tế trong đàm phán được đề cao.
14


Thứ tư, trong lĩnh vực đàm phán ngày càng có nhiều các chun gia,
khơng có kinh nghiệm ngoại giao, nhưng lại có kiến thức rất rõ về lĩnh vực
khoa học kỹ thuật hoặc kinh tế của mình, điều này cần thiết cho việc phân tích
các lĩnh vực mới cho việc hợp tác giữa các quốc gia.
Thứ năm, xem xét lại tận gốc quá trình điều khiển đàm phán: đưa ra các
vấn đề tối quan trọng cho cho các lãnh đạo cao cấp; xác định lĩnh vực giải

quyết thuộc các cấp làm việc khác nhau, thiết lập hệ thống xác định trách
nhiệm; nâng cao vai trò điều phối của các cơ quan ngoại giao...
Ngày nay, đàm phán đang trở nên công cụ thuờng xuyên, đa năng trong
quan hệ quốc tế. Điều này tạo nên sự cần thiết phải đưa ra “chiến lược đàm
phán”. Theo nhiều nhà chuyên gia, chiến lược này gồm có:
- Xác định đối tượng tham gia
- Liệt kê các đặc điểm của họ trên một tiêu chí phù hợp
- Đưa ra bảng xếp thứ tự các giá trị mà các bên tự đánh giá
- Phân tích sự phù hợp giữa các mục đích cần đạt được và phương tiện
mà mỗi bên có thể đưa ra.
Tuy nhiên cho đến nay khơng có một lý thuyết chung nào về đàm phán
quốc tế mà chỉ có những nền tảng lý thuyết cơ bản về phân tích và tiến hành
đàm phán. Khơng phải vì đàm phán khơng chiếm vị trí độc lập trong giải
quyết các vấn đề quốc tế, mà chủ yếu bởi đàm phán chưa phải là mục đích,
mà chỉ là một trong các phương tiện để đạt được điều đó mà thôi.

15


Chương 2
PHÂN TÍCH XUNG ĐỘT NHẬT BẢN BẮT GIỮ TÀU CÁ TRUNG
QUỐC TẠI QUẦN ĐẢO SENKAKU THÁNG 9/2010
2.1. Khái quát xung đột biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại
Quần đảo Senkaku.
Nhóm đảo tranh chấp nói trên gồm 8 hịn đảo và bãi đá ngầm khơng có
người ở thuộc vùng viển Hoa Đơng. Chúng có tổng diện tích khoảng 7 km
vng và nằm ở phía đơng bắc đảo Đài Loan, phía đơng đại lục Trung Quốc
và đơng nam vùng lãnh thổ cực nam của Nhật Bản là Okinawa.
Các hòn đảo này khơng có nhiều giá trị về sinh sống, nhưng trở thành
trung tâm của cuộc tranh chấp giữa hai nước vì chúng nằm sát tuyến đường

biển quốc tế mang tính chiến lược, nơi có những ngư trường phong phú và
hứa hẹn có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Hiện nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát và căng
thẳng mới nhất với Trung Quốc bùng phát hồi tháng 9/2010 vừa qua, khi Nhật
bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc sau khi con tàu này va chạm với hai
tàu tuần tra hàng hải của Nhật tại khu vực gần nhóm đảo.
2.1.1. Lập luận của Nhật Bản
Nhật Bản cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu tổng quát nhóm đảo trên
trong suốt 10 năm qua và khẳng định chúng đều khơng có cư dân sinh sống.
Tokyo khẳng định chủ quyền với những hịn đảo này bằng sự kiện khi cha
ơng họ dựng một tấm bia chính thức tun bố nhóm đảo thuộc lãnh thổ Nhật
Bản từ ngày 14/1/1895.
Kể từ đó, nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trở thành một phần của quần
đảo Nansei Shoto nay thuộc quận Okinawa. Sau Thế chiến II, Nhật Bản từ bỏ
tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ và hòn đảo, bao gồm đảo
Đài Loan, theo Hiệp ước San Francisco năm 1951. Nhưng theo hiệp ước này,
quần đảo Nansei Shoto (bao gồm nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp với
16


Trung Quốc) được đặt dưới sự ủy thác quản lý của Mỹ và sau đó chúng được
giao lại cho Nhật Bản năm 1971 theo thỏa thuận trao trả Okinawa.
Tokyo cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã khơng hề có ý kiến phản
đối nào đối với Hiệp ước San Francisco năm 1951 liên quan đến chủ quyền
nhóm đảo Senkaku. Cũng theo phía Nhật Bản, chỉ đến những năm 70, khi vấn
đề trữ lượng dầu mỏ được đặt ra trong khu vực, cả Trung Quốc và chính
quyền Đài Loan mới bắt đầu tun bố địi chủ quyền đối với nhóm đảo này.
2.1.2. Lập luận của Trung Quốc
Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư
(tức nhóm đảo Senkaku trong tiếng Nhật) là một phần lãnh thổ của họ kể từ

thời cổ đại, vốn đóng vai trị quan trọng về ngư trường do tỉnh đảo Đài Loan
quản lý. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố điều này "được
chứng minh đầy đủ bằng lịch sử và pháp lý".
Vụ việc càng thêm rắc rối khi chủ quyền nhóm đảo liên quan đến cả
đảo Đài Loan. Trong lịch sử, Đài Loan đã được nhượng cho phía Nhật Bản
theo Hiệp ước Shimonoseki năm 1895, sau cuộc chiến Trung Nhật cuối thế kỷ
19. Sau khi Đài Loan được Nhật trả lại theo Hiệp ước San Francisco năm
1951, Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Điếu Ngư vốn là một phần của Đài
Loan cũng phải được trả lại cùng. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng thủ lĩnh
Quốc Dân Đảng là Tưởng Giới Thạch nắm quyền quản lý Đài Loan khi đó đã
khơng nêu ra vấn đề nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku, ngay cả khi nhóm đảo này
được ghi trong thỏa thuận trao trả Okinawa của Mỹ cho Nhật Bản năm 1971,
do Tưởng Giới Thạch đang phải phụ thuộc vào sự hậu thuẫn của Mỹ. Do đó,
Đài Loan hiện cũng đơn phương địi chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư.
2.1.3. Những vụ đụng độ
BBC dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu quan điểm tranh chấp
nhóm đảo với Nhật Bản cần những dàn xếp trong tương lai và hai bên nên nỗ
lực tránh để vấn đề này thành "nhân tố gây bất ổn" trong quan hệ song

17


phương. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra căng thẳng lẻ tẻ giữa hai nước liên
quan đến nhóm đảo tranh chấp này.
Năm 1996, một nhóm người Nhật Bản đã xây dựng một ngọn hải đăng
trên một trong các hòn đảo của nhóm đảo Senkaku. Các nhà hoạt động người
Trung Quốc sau đó đã đi tàu tới nhóm đảo để phản đối và một trong số này đã
rơi xuống biển chết đuối.
Kể từ đó, các nhà hoạt động của cả Trung Quốc và Đài Loan vẫn tìm
cách đi tàu tới nhóm đảo đang nằm trong sự kiểm sốt của Nhật Bản nói trên.

Năm 2004, Nhật Bản cũng bắt giữ 7 nhà hoạt động Trung Quốc sau khi
những người này đổ bộ lên hịn đảo chính của nhóm đảo. Ngồi ra cịn có
hàng loạt các vụ chạm trán giữa các tàu tuần tra của Nhật Bản với tàu đánh cá
Trung Quốc hoặc Đài Loan trong khu vực tranh chấp. Đặc biệt, năm 2005,
khoảng 50 tàu đánh cá Đài Loan đã tiến hành một vụ biểu tình trong khu vực
nhạy cảm này để bày tỏ sự phản đối việc gây khó khăn của các tàu tuần tra
Nhật Bản.
Diễn biến căng thẳng và kéo dài nhất liên quan đến tranh chấp nhóm
đảo Senkaku/Điếu Ngư là việc Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá của Trung
Quốc hôm 7/9/2010. Sự kiện này khiến quan hệ song phương rơi vào căng
thẳng. Ngay cả khi Nhật thả toàn bộ thành viên của con tàu đánh cá nói trên,
căng thẳng liên quan đến nhóm đảo vẫn tiếp diễn. Bước sang cuối tháng 10,
một loạt cuộc biểu tình địi chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư
đã nổ ra ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy tranh chấp về
nhóm đảo sẽ cịn là trở ngại kéo dài trong quan hệ hai nước.
Chính phủ Nhật Bản hiện vẫn đang dành nhiều quan tâm cho việc xử lý
căng thẳng tại khu vực này. Đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ từ dư luận quốc tế,
đặc biệt là từ phía Mỹ. Ngay sau khi truyền thơng đưa tin về động thái này,
Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ ngừng đưa ra các bình luận sai trái về vấn đề chủ
quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời tránh làm vấn đề thêm phức
tạp và khiến tình hình khu vực bất ổn.
18



×