Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo SKKN giáo viên chủ nhiệm giỏi, Biện pháp nâng aco năng lực tự phục vụ, tự quản cho HS lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.59 KB, 12 trang )

PHỊNG GD&ĐT ĐƠNG TRIỀU

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN SƠN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ PHỤC VỤ, TỰ QUẢN CHO
HỌC SINH LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN SƠN
I. Mục đích của biện pháp.
- Giúp giáo viên hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm
lớp.
-Tìm hiểu những biện pháp, phương pháp hay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi
và đối tượng học sinh tiểu học nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người
phát triển tồn diện, góp phần nâng cao ý thức tự phục vụ, tự quản bản thân thông
qua các hoạt động giáo dục.
- Rèn cho các em kĩ năng tự tổ chức hoạt động ở trường, tạo nề nếp thói
quen học tập trong mọi hình thức, có ý thức với mọi hoạt động của lớp của trường
và đặc biệt cá nhân của bản thân mình, ham thích các hoạt động cùng với bạn trong
nhóm, trong tổ, trong lớp, ngồi lớp, ở trường, cũng như ở nhà...Thích ứng với môi
trường học tập tất cả các bộ môn học và các nề nếp.
II. Nội dung của biện pháp.
1. Thực trạng của việc tự phục vụ, tự quản của học sinh.
Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3B, ngay từ tuần
đầu nhận lớp, tôi đã quan sát kĩ các biểu hiện của học sinh trong từng hoạt động và
nhận được kết quả khảo sát như sau:
HS có ý thức tự

Tổng


số

Thời gian

HS
35

phục vụ, tự quản
SL

Đầu năm

9

tốt
%
25,7%

HS có ý thức tự
phục vụ, tự quản
SL
11

%
31,4%

HS chưa có ý thức
tự phục vụ, tự
SL
42,9


quản
%
%

Biểu hiện của những em chưa có ý thức tự phục vụ, tự quản trong lớp thể
hiện rõ nhất là:


- Học sinh thường tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát khi giáo viên gọi trả lời câu hỏi,
không mạnh dạn giơ tay phát biểu xây dựng bài, ngại phát biểu trước đông người.
Các em chưa thể hiện được tinh thần thi đua trong học tập, vào lớp thường không
thuộc bài và làm bài, khơng mạnh dạn nhận xét góp ý xây dựng bài.
- Học sinh thường quên chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập. Một số học sinh
vi phạm các nội quy của trường như trang phục, đầu tóc, vệ sinh thân thể, ăn quà
vặt,…
- Phần lớn học sinh vẫn cịn mang tính thụ động chưa có tính tự giác cao,
thiếu tính năng động và sáng tạo, tâm lí ỷ lại và trông chờ vào phụ huynh và giáo
viên chủ nhiệm.
- Hội đồng tự quản, các ban trong lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ
của mình và cũng chưa phát huy khả năng tốt việc tự quản lớp.
- Các em chưa thực sự tự giác thực hiện theo yêu cầu nhóm, lớp và của cả
giáo viên.
- Việc bố trí thời gian học tập và sinh hoạt chưa phù hợp; kết quả về học tập
cũng không đồng đều.
- Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các hoạt động tập thể,…các em chưa
tập trung hoạt động, nói chuyện riêng, làm việc riêng, chưa chịu khó hợp tác.
- Một số em có ý thức tự phục vụ, tự quản nhưng chưa cao thường biểu hiện:
khi có mặt của giáo viên thì tỏ ra nghiêm túc nhưng khi vắng mặt giáo viên hoặc
Hội đồng tự quản của lớp thì vẫn cịn làm việc riêng,…

Xuất phát từ những thực trạng nói trên nên tôi quyết địnhchọn đề tài: “Biện
pháp nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 3B Trường tiểu học
Xuân Sơn” góp phần nâng cao ý thức tự phục vụ tự quản cho học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Các biện pháp thực hiện.
Để góp phần thực hiện tốt cơng tác chủ nhiệm lớp và để khắc phục những
thực trạng nói trên tôi tập trung và tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nắm bắt đầy đủ thông tin về học sinh.
a/ Phổ biến và hướng dẫn các việc làm cụ thể:


- Phổ biến cho học sinh nội dung Thông tư 30 và Thông tư 22, Thông tư 27
giúp các em biết các nội dung cần thực hiện để phục vụ cho việc đánh giá từ đó các
em sẽ cố gắng phấn đấu phát triển năng lực tự phục vụ , tự quản của bản thân. Tìm
các minh chứng cụ thể cho từng nội dung của năng lực tự phục vụ, tự quản để các
em rõ hơn khi thực hiện. Sau đó, giáo viên phân tích, hướng dẫn từng cá nhân,
nhóm, lớp thực hiện.
Ví dụ:
+ Vệ sinh thân thể, ăn, mặc: tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay móng chân, tóc
cắt ngắn, ăn uống từ tốn, trang phục sạch sẽ, gọn gàng, …
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà: đến lớp có đầy đủ dụng cụ học tập
theo thời khố biểu và theo bộ mơn,...
+ Các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự
phân cơng của nhóm, lớp: thực hiện các u cầu học tập, tích cực cùng nhóm thảo
luận bài học hay vệ sinh, trang trí lớp học theo phân cơng của nhóm lớp một cách
tự giác,...
- Giáo viên khéo léo đưa các nội dung Thông tư vào nội quy lớp học, Điều
em cần nhớ, các khẩu hiệu trang trí lớp học,...để những điều đó ln hiện ra trước
mắt các em khi đến lớp, qua đó nhắc nhở các em luôn phải thực hiện theo quy
định.


Nội quy lớp em
b/ Điều tra nắm bắt thông tin từng học sinh.


- Để nắm được tình hình cụ thể của từng học sinh, ngay từ những ngày đầu
năm học, tôi xem xét hồ sơ, lý lịch của từng học sinh, đặc biệt chú ý đến nhận xét
của giáo viên chủ nhiệm ở những năm trước để nắm bắt tình hình của lớp và của
từng học sinh đồng thời tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu điều
tra thông tin cá nhân. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em
điền đầy đủ các thơng tin trong phiếu:
PHIẾU THƠNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ………………………Nam:……....... Nữ: ..…………...............
2. Số anh ( chị ) em trong gia đình:...... Em là con thứ mấy:………................
3. Hồn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo, cận nghèo)...............................
4. Kết quả học tập năm học trước: .............................................................
5. Môn học em u thích:.................................................................................
6. Mơn học em cảm thấy khó:..........................................................................
7. Góc học tập ở nhà của em có hay khơng)....................................................
8. Sở thích của em là:.......................................................................................
9. Địa chỉ gia đình em: Thơn:.................................... Xã………......………..
10. Số điện thoại của bố (mẹ) em hoặc người liên lạc khi cần :.......................
Ví dụ: Em ……………………. bố mẹ đi làm ăn xa ở với bà ngoại, tôi thấy
hằng ngày em đi học ăn mặc không gọn gàng, nhiều hôm không tắm sạch sẽ, mùi
cơ thể nồng nặc...tôi thường đến gần thể hiện sự quan tâm, động viên và nhắc nhở
em, bản thân em thấy vui khi nhận lời động viên của tơi, sau 2 tuần học tơi thấy em
có nhiều thay đổi, vệ sinh các nhân tốt hơn và đặc biệt là ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
Em ………………., …………………, ………………… đều có bố mẹ đi
làm cơng ty, thường phải đi sớm, về muộn, tính tình các em nhút nhát, thường
xun khơng hồn thành các nhiệm vụ học tập đúng thời gian. Với vai trò là giáo

viên chủ nhiệm lớp tơi thường xun quan tâm bằng việc khích lệ các em nói
những điều mình chưa hiểu hoặc cịn băn khoăn khi trao đổi trong nhóm hoặc hoạt
động trước lớp, với những câu hỏi gợi mở với từng em các em đã mạnh dạn hơn và
đã có nhiều tiến bộ, sau ba tuần học các em đã tự giác hoàn thành công việc được
giao đúng hạn, chủ động hơn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và đặc biệt là biết


tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Như vậy, việc nắm
bắt thông tin học sinh kịp thời đã góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm nâng cao
năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh.
Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp lớp học.
a/ Bầu ban cán sự lớp.
- Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh
dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản
lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí
lớp.
- Sau đó, tơi thường tìm hiểu xem ở lớp dưới em nào đã từng làm cán sự lớp
ở vị trí gì và nền nếp lớp đó như thế nào (hiệu quả ông việc) qua nhiều thông tin
như: qua giáo viên dạy trước đó, qua học sinh bạn cùng lớp cũ hoặc qua học bạ
….từ đó bước đầu có định hướng cho việc lựa chọn.
- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm:
PHIẾU BẦU BAN CÁN SỰ LỚP
Năm học: 2023 - 2024
1)…………………………………………………………..
2)…………………………………………………………..
3)…………………………………………………………..
4)………………………………………………………….
- Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn
chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân
chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.

- Sau khi lựa chọn được ban các sự lớp, chúng ta bắt đầu cho các em tự phân
chia chức danh dưới sự cố vấn của mình, lớp trưởng khơng hẳn là người học giỏi
nhất lớp nhưng phải là người được đa số phiếu tán thành, có kinh nghiệm là lớp
trưởng và đặc biệt là phải là thành viên năng nổ nhất trong ban cán sự.


- Sau đó, tơi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện.
Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình.
Ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tơi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực
các hoạt động khác hay Tơi nhất định hồn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,…
Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ
ủng hộ bạn trong q trình làm nhiệm vụ.
CHÈN HÌNH PHIẾU HS ĐIỀN TAY
b/ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp
- Hình thành và rèn luyện cho các em tinh thần dân chủ và ý thức trách
nhiệm.
- Phát huy khuyến khích học sinh phát huy năng lực tự quản, năng lực tự thể
hiện bản thân cho các em tự ứng cử và bầu cử vào ban cán sựu lớp.
- Tổ chức cho học sinh chọn lựa thành viên vào ban cán sự lớp.
c/ Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự:
- Khi đã có bộ máy điều hành, chúng ta tiến hành phân cơng trách nhiệm rõ
ràng, cụ thể cho từng vị trí. Đảm bảo mỗi em trong ban cán sự nhận thức được vị
trí, trách nhiệm (nội dung cơng việc) của mình.
Dưới đây là ví dụ phân cơng trách nhiệm cho từng vị trí trong ban các sự 3B
năm học 2023-2024:
* Lớp trưởng ………………………………..: là người chịu sự điều hành,
quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN về điều khiển các
hoạt động của lớp cụ thể:
- Theo dõi lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của
nhà trường.

- Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy định, nội quy
về học tập và rèn luyện. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong lớp.
- Chủ trì các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như các cuộc họp lớp để đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện.
* Lớp phó học tập ……………………: phụ trách tồn bộ mảng học tập của
lớp.


- Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc việc học bài cũ, làm bài tập.
- Theo dõi thời khóa biểu, lịch thi, kiểm tra để nhắc nhở cả lớp thực hiện.
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên trong việc giúp đỡ các bạn học chậm
để kịp thời kèm cặp và cử người kèm cặp.
* Lớp phó lao động ……………………………..:
- Phân công công việc lao động trong và ngồi lớp.
- Cử trực nhật, đơn đốc và tổng hợp đánh giá thi đua vào cuối tuần.
* Lớp phó Văn Thể ………………………………………………:
- Chọn bạn có năng khiếu để tham gia văn nghệ do trường tổ chức.
- Tập các bài hát cho cả lớp trong các tiết sinh hoạt cuối tuần.
* Các tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân cơng của lớp
trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của từng thành viên trong tổ.
Tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 6 hàng tuần để xếp loại thi đua.
* Các tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đơn đốc các hoạt động của tổ, điều
hành tổ khi tổ trưởng vắng.
HÌNH ẢNH BẦU BAN CÁN SỰ LỚP
d/ Sắp xếp sử dụng đội ngũ học sinh ngồi theo nhóm:
Với một lớp học cịn nhiều em chưa chịu khó học bài, cịn hiếu động, trình
độ học sinh khơng đồng đều. Do vậy việc sắp xếp chỗ ngồi sao cho phù hợp với
năng lực của học sinh và đáp ứng yêu cầu chung của lớp, đảm bảo để các em cùng
tiến bộ có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của lớp.
Sự bố trí sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh được tiến hành ngay từ đầu năm

học. Trước tiên tôi cho các em bình bầu những bạn học tốt, có năng lực quản lý
nhóm làm nhóm trưởng, nhóm phó của nhóm. Số lượng học sinh trong mỗi nhóm
khơng q 6 em. Bạn nào cố gắng vượt lên khá hơn sẽ lên thay những bạn kém
hơn để tạo ra được khí thế thi đua cho các em. Sau một thời gian theo dõi thực tế,
tôi sắp xếp lại sao cho tổ nào, bạn nào cũng có học sinh khá, giỏi, trung bình và
chậm hơn. Tôi xếp lại chỗ ngồi, em học tốt ngồi cạnh em học chậm, em ngoan
ngồi cạnh em chưa ngoan. Em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa
đẹp để tạo điều kiện các em kèm cặp giúp đỡ nhau.


HÌNH ẢNH CHỖ NGỒI THEO NHĨM CỦA HS
Biện pháp 3. Xây dựng phong trào lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Với phong trào lớp học thân thiện, giáo viên sẽ giúp học sinh cùng nhau
thực hiện các hoạt động chung của lớp, hình thành kĩ năng tự phục vụ, biết xem
lớp học thân thiện là hình ảnh đẹp để cá nhân tự điều chỉnh mình thực hiện theo cái
đẹp như ăn mặc gọn gàng, vệ sinh thân thể tốt, biết sắp xếp đồ dùng ngăn
nắp,...Hàng tuần/ tháng, cùng với sự chỉ đạo của Liên đội, tôi tổ chức cho lớp tổng
dọn vệ sinh lớp học: quét mạng nhện, lau cửa kính, bảng biểu trong lớp, chăm sóc
bồn hoa ... Hàng ngày, yêu cầu nhóm trực phải đổ rác đúng nơi, theo dõi việc thực
hiện vệ sinh của học sinh trong lớp, trong việc phân loại rác, thực hiện tiết kiệm
nước, đi tiểu tiện đúng nơi quy định. Các nhóm trưởng phải thường xuyên kiểm tra
việc sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập của thành viên đảm bảo gọn gàng,.... để
nhắc nhở các bạn, có tổng hợp đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt. Mỗi hành vi sai
không chịu chỉnh sửa theo góp ý của bạn tơi đều để học sinh tự phân tích tác hại
thái độ đó đối với trường với lớp của các em một cách tự giác để giúp các em tự
nhìn thấy trách nhiệm của mình mà sửa chữa. Nhờ vậy mà lớp học của tôi luôn
đảm bảo tốt vệ sinh, lớp học sạch sẽ, học sinh có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ
sinh trường lớp, hồn thành nhiệm vụ chăm sóc bồn hoa, khu vực được phân cơng
lao động, đồn kết thương yêu giúp đỡ nhau, tự giác hoàn thành các yêu cầu chung
của nhóm, lớp trong học tập. Bên cạnh đó, các nội quy, hình ảnh, khẩu hiệu trang

trí lớp vừa tạo lớp học đẹp, vừa góp phần giáo dục các em rèn các kĩ năng. Phong
trào Lớp học thân thiện cũng luôn được nhà trường khen ngợi.
CHÈN ẢNH HỌC SINH TÍCH CỰC GIỮ GÌN VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP
Biện pháp 4: Hình thành, phát triển các mối quan hệ trong lớp:
Bản thân tôi nhận thức việc xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa thầy và
trò, giữa trò và trò là một việc làm cần thiết. Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót,
tơi ln cố gắng kiềm chế và tơn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên
nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng. Giáo
viên cần phải quan tâm một cách nghiêm túc tới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần để
nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh và phát triển quan hệ giữa giáo


viên - học sinh, học sinh với nhau.Trên cơ sở có được Hội đồng tự quản đã biết
làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện tính chủ động,
tự quản, vai trị của mình đối với lớp.
+ Hội đồng tự quản: Được đánh giá về những việc làm được và chưa được
của các bạn.
+ Học sinh: Được phát biểu tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư nguyện
vọng của mình.
Ngồi ra, tơi cịn tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với học sinh, vừa để
nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp,vừa tạo
cơ hội để các em thể hiện tâm tư nguyện vọng…
Ví dụ: Tơi hỏi các câu: “Các em nói cho cơ nghe ăn mặc, vệ sinh thân thể
như thế nào là đúng, thế nào là chưa đúng?” hoặc “ Các em không tự giác thực
hiện tốt các yêu cầu, nội quy thì có ảnh hưởng gì tới lớp mình khơng?”. Như vậy,
để các em tự nói là cách để các em tự điều chỉnh làm sao cho đúng. Trong giờ sinh
hoạt các em được nói, được hát, được chơi, được thể hiện hết mình, nên giờ sinh
hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các em. Nó thực sự lơi cuốn được
cả tập thể lớp nên tính tự quản, tinh thần tập thể có dịp để phát huy.
Bạn bè là người để các em chia sẻ buồn vui ngồi những người thân trong

gia đình. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui
vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn
quan tâm đến vấn đề này. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết,
gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động, tơi ln tạo ra các hoạt động,
các vấn đề địi hỏi sự hợp tác, chia sẻ của nhiều học sinh.
Ví dụ: Tơi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về
việc làm, cách cư xử của các bạn trong lớp, bỏ vào hộp thư “Điều em muốn nói”,
chứ khơng nói xấu, khơng xa lánh bạn. Sau cuối mỗi tuần, tôi kiểm tra hộp thư và
căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tơi đọc cho cả lớp
nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tơi phải
điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn
phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.


Hộp thư Điều em muốn nói

Học sinh gửi tâm sự vào hộp thư

Từ mối quan hệ này, tôi thấy các em đã gắn bó tình đồn kết, tạo tính tự
giác, tính mạnh dạn, biết lắng nghe, biết tự điều chỉnh khắc phục những lỗi mắc
phải nhằm thực hiện tốt các hoạt động, kế hoạch đề ra trong nhóm, lớp.
Biện pháp 5. Nêu gương, khen thưởng học sinh.
Học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên, nên trong cuộc
họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề xuất với ban đại diện phụ huynh về việc khen
thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các
phong trào khác. Sau mỗi tuần thi đua, trong các giờ sinh hoạt lớp, Ban cán sự lớp
đánh giá các mặt hoạt động cụ thể của từng thành viên trong lớp. Sau đó bầu chọn
học sinh, tuyên dương trước lớp những em và các nhóm có số điểm thi đua cao
nhất tuần. Nhờ sự thi đua khen thưởng, động viên kịp thời từ đó hình thành ở các
em ý thức tự phục vụ, tự quản, tinh thần trách nhiệm tốt, góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục đáng kể.
Ví dụ: Cuối mỗi tháng tơi thường cho học sinh bình xét xem nhóm nào có
số điểm thi đua cao nhất trong tháng thì sẽ được tặng một phần q nhỏ như bút
hoặc vở… Chính vì có tun dương, khen thưởng kịp thời đã khích lệ các em vươn
lên, em nào cũng cố gắng làm tốt để được khen thưởng.
CHÈN ẢNH THI ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỘNG VIÊN HỌC SINH
III. Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp.


Bằng những giải pháp bản thân đã thực hiện đối với học sinh trong lớp chủ
nhiệm trong năm học 2023 - 2024, tơi thấy học sinh đã có nhiều chuyển biến ngay
sau 2 tháng đầu năm học và ngày càng tiến bộ rõ rệt, các em học sinh mỗi ngày
một chăm ngoan hơn, đi học đều đặn, chuyên cần, ăn mặc gọn gàng, sạch, đẹp, tích
cực tham gia các cơng việc chung của lớp, tích cực hợp tác với các bạn trong nhóm
để giải quyết các nhiệm vụ được giao cụ thể như sau:
* Đánh giá về năng lực:
TSHS Tự phục vụ, tự quản

Hợp tác

Tự học và giải quyết
vấn đề

35

Tốt
Đạt
CCG Tốt
25
10

0
25
* Đánh giá về phẩm chất:

TSHS Chăm học, chăm Tự
làm
Tốt
35

tin,

Đạt
10

CCG Tốt

Đạt

Tốt
20

trách Trung thực, kỷ

nhiệm
Đạt

CCG
0

luật

CCG Tố

Đạt
15

CCG
0

Đoàn kết, yêu
thương

Đạ

CC

Tốt

Đạt CCG

t
t
G
30 5
0
25 10
0
35 0
0
35
0

0
* Đánh giá kết quả về năng lực tự phục vụ tự quản của học sinh sau khi

áp dụng các biện pháp.
HS có ý thức tự

Tổng
số

Thời gian

HS
35
35

phục vụ, tự quản
SL

Đầu năm
GK1

9
20

tốt
%
25,7%
57,1%

HS có ý thức tự

phục vụ, tự quản
SL
11
15

%
31,4%
42,9%

HS chưa có ý thức
tự phục vụ, tự
SL
42,9
0

quản
%
%
0

Với việc vận dụng các biện pháp trên khơng những giúp các em có kĩ năng
tự phục vụ tự quản tốt mà cịn góp phần đáng kể trong việc hình thành và phát triển
tồn diện năng lực và phẩm chất của học sinh: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học
và giải quyết vấn đề; phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung


thực, kỉ luật; đồn kết, u thương. Từ đó giúp các em hình thành những thói quen,
hành vi văn minh trong cuộc sống.
IV. Kiến nghị, đề xuất.
* Đối với nhà trường:

- Tổ chức những buổi mở chuyên đề tại trường hoặc dự giờ ở các trường bạn
để học hỏi có thêm kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm. Tăng cường đổi mới
phương pháp dạy học, cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau để giúp học
sinh rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản nói riêng và các năng lực, phẩm chất nói
chung.
- Cần khen thưởng kịp thời đối với những tập thể lớp, cá nhân thực hiện có
hiệu quả việc xây dựng nền nếp lớp học, tấm gương tốt của học sinh về học tập,
rèn luyện đạo đức, giúp đỡ bạn bè, thực hiện gương mẫu mọi hoạt động trong nhà
trường.
* Đối với các cấp quản lí:
- Cần quan tâm đến cơ sở vật chất của trường, lớp phù hợp với việc thực
hiện giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thơng mới góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện tại lớp 3B trường tiểu
học Xuân Sơn trong đầu năm học 2023 – 2024 và tôi tiếp tục áp dụng hết năm học
và những năm học tiếp theo. Xong trong quá trình thực hiện và viết báo cáo cịn
những khiếm khuyết, tơi rất mong được sự đóng góp của Ban giám khảo và các
anh chị đồng nghiệp để bản báo cáo này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đông Triều, ngày….tháng 10 năm 2023
Xác nhận của nhà trường

Người báo cáo

Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Tần




×