Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhân giống hoa cúc theo phương pháp nào? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.82 KB, 3 trang )

Nhân giống hoa cúc theo
phương pháp nào?
Hiện trong SX đang sử dụng 4 phương pháp
nhân giống chính đối với hoa cúc đó là:

Tách mầm giá: Cây giống được trồng bằng tách
mầm giá.
Giâm cành: Cây giống trồng bằng giâm ngọn
cành (từ cây được giữ qua hè).
Nuôi cấy mô tế bào: Cây nuôi cấy mô được trồng
trực tiếp ra đồng để lấy hoa thương phẩm.
Kết hợp nuôi cấy mô và giâm ngọn: Lấy cây nuôi
cấy mô làm cây mẹ, sau trồng 2 tháng tiến hành khai
thác mầm để giâm.
Theo kỹ sư Đặng Văn Đông, Viện Nghiên cứu rau
quả, trong 4 phương pháp trên, phương pháp nuôi
cấy mô kết hợp với giâm cành có hiệu quả hơn cả.
Theo kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp nuôi
cấy mô kết hợp với giâm cành đạt tỷ lệ cây sống
100%, thời gian từ trồng đến ra hoa là 118 ngày,
trong khi ở các phương pháp khác, con số tương ứng
là 81 – 97% và 121 – 131 ngày.

Về tỷ lệ nở hoa và chất lượng hoa, phương pháp
nuôi cấy mô kết hợp giâm cành cũng thể hiện tính
ưu việt hơn hẳn (đạt 100% hoa nở, đường kính hoa
to nhất: 13,8cm, độ bền cắm lọ lâu nhất: 16,6 ngày).
Trong khi ở các phương pháp khác con số tương ứng
là 90,1 – 96,8%, 11,7 – 12,1cm, 12,3 – 14,7 ngày.
Sử dụng phương pháp tách mầm, giâm cành, giá
thành cây thấp (40 – 60đ/cây) nhưng chất lượng cây


giống không bảo đảm. Cây nuôi cấy mô kỹ thuật
phức tạp, giá thành cao (350đ/cây). Phương pháp
nuôi cấy mô kết hợp giâm cành giá thành hạ chỉ còn
120đ/cây giống (một cây mẹ nuôi cấy mô cho 30 –
35 cành giâm). Do vậy ở phương pháp này lãi thuần
cũng đạt cao nhất

×