Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.54 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ KIỀU TRINH

TIỂU LUẬN MƠN HỌC

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. La Vĩnh Hải Hà

Lớp cao học: CH21LNTTr
Ngành: Lâm học
Mã số: 8620201.211.012

Tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC
I. Các nhận định
1. Vì sao phải quan tâm đến QLRBV? Hãy nêu một số yêu cầu cơ bản trong QLRBV? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Hiểu thế nào về quản lý rừng bền vững về kinh tế? Theo anh/chị, giá trị kinh tế của một khu rừng tự nhiên có thể được
tính như thế nào?

3. Quản lý rừng bền vững về xã hội chú trọng các nội dung nào? Tại sao phải chú ý ‘bền vững về xã hội’ trong quản lý
tài nguyên rừng?

4. Theo anh/chị, liệu mục tiêu QLRBV về kinh tế và xã hội có mâu thuẫn nhau khơng?
5. Chứng chỉ QLRBV là gì? Tại sao lại cần chứng chỉ rừng? Lợi ích của việc cấp chứng chỉ rừng trong quản lý rừng hiện
nay?



6. Vì sao cần phải quản lý hoá chất và rác thải trong hoạt động lâm nghiệp? Theo anh/chị, hoạt động lâm nghiệp nào
hiện nay gây tác động môi trường lớn nhất?

7. Hãy nêu các thách thức chính trong thực hiện QLRBV và CCR ở Việt Nam hiện nay? Cho một ví dụ minh hoạ.
Các ngun tắc và tiêu chí FSC
1. Rà sốt phương án quản lý rừng bền vững của công ty TNNH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương theo các nguyên tắc và
tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng FSC Việt Nam v3.0.


2. Hãy nêu các bên liên quan có thể có của công ty lâm nghiệp Đơn Dương
3. Những thách thức chính trong thực hiện QLRBV và CCR ở một cơng ty lâm nghiệp Đơn Dương

Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không
làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ mơi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an
ninh.
Nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý, phát triển bền vững, Nhà nước quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt
động lâm nghiệp là:
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật;
chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật
rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại;
dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.



7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào,
bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự
nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho
phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp
luật; phân biệt đối xử về tơn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

I. Các nhận định
1.Vì sao phải quan tâm đến QLRBV? Hãy nêu một số yêu cầu cơ bản trong QLRBV? Cho ví dụ minh hoạ.

 Những lí do cần phải quan tâm đến QLRBV
- QLRBV khơng chỉ là một nhu cầu mà cịn là một xu thế khách quan toàn cầu nhằm quản trị rừng lâu dài theo các hệ thống
tiêu chuẩn quản lý rừng quốc tế.
- Chúng ta sử dụng rừng chưa đúng cách dẫn đến các hậu quả về môi trường.
- Chuyển đổi rừng sang các loại đất khác (đất nông nghiệp, đất giao thơng…).
- Vì tầm quan trọng và sự cần thiết của rừng trong cuộc sống.
- Tại một số địa phương, lâm nhiệp là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển ở các vùng đặc biệt là nông thôn. Quản lý rừng bền
vững có thể giúp giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững nhất.
- Quan tâm của công chúng đang dần gia tăng về những rủi ro môi trường và xã hội trong vận hành các hoạt động lâm
nghiệp.


- Chỉ những khu rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững mới được cấp chứng chỉ rừng.
- Quản lý rừng bền vững sẽ đạt được các mục tiêu bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Hệ sinh thái rừng rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
- Quản lý rừng không bền vững đã và đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngày một giảm, năng suất chất
lượng rừng ngày càng kém, nhiều loài cây rừng và động vật hoang dã ngày càng ít hoặc tuỵệt chủng; môi trường sống bị đe

dọa nghiêm trọng như lũ lụt, khơ hạn, xói mịn đất ngày một gia tăng; đời sống của người dân nhất là ở các cộng đồng địa
phương sống trong và gần rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực hiện các tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững là điều kiện chủ yếu giúp chủ rừng phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu
dài, tăng thu nhập từ rừng, hiệu quả kinh tế cao.
- Chủ rừng thực hiện Quản lý rừng bền vững sẽ được cấp chứng chỉ, nên được bán sản phẩm ở các thị trường địi hỏi có
chứng chỉ và được giá cao hơn. Ở nhiều thị trường quốc gia và quốc tế người ta từ chối mua các sản phẩm rừng khơng có
chứng chỉ QLRBV ngay cả khi bán với giá rẻ. Đây là “áp lực thị trường”, buộc các nhà sản xuất gỗ và sản phẩm từ gỗ phải
thực hiện QLRBV nếu muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh.

 Hãy nêu một số yêu cầu cơ bản trong QLRBV.
- Duy trì, phát triển giá trị đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ của rừng; bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tôn trọng quyền sử dụng rừng, sử dụng đất sản xuất hợp pháp hoặc theo phong tục của người dân và cộng đồng địa
phương.
- Bảo vệ các khu vực rừng quan trọng về mặt sinh thái.
- Công nhận sự đồng ý miễn phí, trước và có hiểu biết của người dân bản địa.
- Thúc đẩy bình đẳng giới và cam kết đối xử bình đẳng với người lao động.
- Nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng rừng.


- Tôn trọng quyền và đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động/các bên liên quan bị ảnh hưởng
- Tôn trọng các chức năng đa dạng của rừng đối với xã hội.
- Quy định tham vấn người dân địa phương, cộng đồng và các bên liên quan khác.
- Tuân thủ tất cả các công ước cơ bản của ILO về quyền của người lao động.
- Làm việc từ mức lương tối thiểu theo mức lương đủ sống.
- Đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Rừng phải được quản lý theo cách duy trì và phát huy các chức năng sản xuất và sinh thái của một cách lâu dài

 Cho ví dụ minh họa.
Hiện Cơng ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Đơn Dương đang thực hiện phương án QLRBV.
Chức năng, nhiệm vụ chính của Cơng ty Đơn Dương là quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng theo kế hoạch của

phương án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với chính quyền địa phương, huy động sự tham gia của
cộng đồng địa phương trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm cho họ thông qua các hợp đồng kinh tế.
Công ty Đơn Dương thực hiện các hoạt động chính sau:
- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bằng các hoạt động khốn bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc, ni dưỡng rừng,
xúc tiến tái sinh rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng.
- Khai thác, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng theo luân kỳ, chu kỳ.
- Xây dựng và phát triển sản xuất nông lâm kết hợp trên đất dốc, đồi núi.
- Kinh doanh tổng hợp đa ngành nghề trên cơ sở lợi thế về tài nguyên rừng và đất rừng hiện có như khai thác vật liệu
xây dựng, kinh doanh vật tư nông nghiệp, cây, con giống và một số dịch vụ nông lâm nghiệp.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai của Công ty Đơn Dương là bảo vệ rừng đầu nguồn của nhiều cơng trình đập nước cho
sử dụng thủy điện và thủy lợi quan trong không chỉ cho tỉnh Lâm Đồng mà cho cả khu vực lân cận.


2. Hiểu thế nào về quản lý rừng bền vững về kinh tế? Theo anh/chị, giá trị kinh tế của một khu rừng tự nhiên
có thể được tính như thế nào.

 Quản lý rừng bền vững về kinh tế được hiểu
- Quản lý tạo lợi nhuận cho đơn vị mà khơng gây suy thối rừng, hệ sinh thái hoặc bất lợi cho cộng đồng.
- Giữ vững sản xuất lâm nghiệp ổn định và phát triển lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Bền vững về năng suất, sản lượng giúp sức duy trì sản suất dài hạn.
- Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của địa phương như tạo cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu
nhập.
- Tối ưu hóa lợi ích từ rừng nhằm tăng tổng giá trị mang lại từ rừng và tái đầu tư.

 Giá trị kinh tế của một khu rừng tự nhiên
Giá trị kinh tế của một khu rừng tự nhiên có thể được tính dựa trên những giá trị mà khu rừng đó mang lại, từ các nguồn thu
từ sản phẩm gỗ, dịch vụ cung ứng của khu rừng đó và kinh tế của khu rừng đó mang lại cho người dân hoặc đơn vị quản lý
khu rừng đó. Một số giá trị kinh tế mang lại của một khu rừng như:
- Rừng tự nhiên cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất. Cung cấp các loại lâm sản
ngồi gỗ như nấm, măng…, các lồi cây thuốc có giá trị về kinh tế.

- Rừng tự nhiên đóng vai trị tích cực cho kinh tế xanh vì nó giúp tạo ra mơi trường sống trong lành, an tồn cho con người
và tất cả các sinh vật trên trái đất, hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Rừng tự nhiên là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật
- Cung cấp các loại dịch vụ môi trường rừng thu về nguồn kinh tế ổn định cho các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường
rừng.
- Bảo vệ đất, nguồn nước, các cơng trình thủy điện, khu dân cư, các cơng trình hạ tầng khác.., giảm thiểu tối đa thiệt hại về
kinh tế do thời tiết gây ra.


- Tạo việc làm cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, từ đó tăng thu nhập và ổn định đời
sống.
- Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ các bon của rừng là rất đáng kể. Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ các bon tỷ lệ thuận
với trữ lượng và sinh khối rừng. Hướng tới bán tín chỉ các-bon đem lại nguồn thu lớn.
3. Quản lý rừng bền vững về xã hội chú trọng các nội dung nào? Tại sao phải chú ý ‘bền vững về xã hội’ trong
quản lý tài nguyên rừng?

 Quản lý rừng bền vững về xã hội chú trọng các nội dung
- Quan hệ với cộng đồng địa phương.
+ Các cộng đồng sống trong hoặc liền kề khu vực quản lý rừng phải có được các cơ hội việc làm, đào tạo, và các dịch vụ
khác.
+ Kế hoạch quản lý rừng và các hoạt động phải kết hợp các kết quả của đánh giá tác động xã hội. Tham vấn từng cá nhân và
các nhóm trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các hoạt động quản lý rừng sẽ được duy trì.
+ Các cơ chế thích hợp phải được áp dụng để giải quyết khiếu nại và thực hiện đền bù công bằng trong trường hợp mất mát
hoặc gây thiệt hại đến những quyền lợi hợp pháp hoặc theo phong tục, đến tài sản, tài nguyên, hoặc sinh kế của người dân
sở tại. Phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa những tác hại, thiệt hại xảy ra.
- Quan hệ với công nhân lâm nghiệp
+ Hoạt động quản lý rừng phải đáp ứng được hoặc cao hơn các luật lệ và/hoặc quy định được áp dụng về sức khỏe và an
toàn cho người lao động và gia đình của họ.
+ Chủ rừng phải nắm được các hướng dẫn và quy định về an tồn sức khỏe có liên quan. Các tổ chức quản lý rừng lớn phải
thiết lập chính sách về an tồn và sức khỏe bằng văn bản và có hệ thống quản lý.



+ Chủ rừng đánh giá rủi ro của từng công việc và của từng thiết bị đối với người lao động, thực thi các biện pháp giảm thiểu
hoặc loại trừ rủi ro này.
+ Thực hiện các đào tạo về an tồn lao động, tương thích với cơng việc của người lao động và thiết bị sử dụng.
+ Cung cấp thiết bị an tồn lao động cho cơng nhân, phù hợp với công việc, máy mọc vận hành và tuân theo tiêu chuẩn ILO
về thực hành an toàn và sức khỏe trong nghành rừng.
+ Nếu công nhân phải sống trong lán trại, thì điều kiện về ăn ở và dinh dưỡng phải ít nhất đạt tiêu chuẩn ILO về thực hành
an tồn và sức khỏe trong nghành rừng.
+ Có một hệ thống kiểm sốt an tồn, sức khỏe nội bộ.
+ Chủ rừng hỗ trợ thực hiện các biện pháp đảm bảo an tồn, sức khỏe.
+ Đảm bảo có chính sách bồi thường thiệt hại trong tai nạn. Nhà thầu nào không tuân theo các chỉ số trên sẽ bị loại ra khỏi
hoạt động quản lí rừng bền vững.
+ Lương và các vị thế xã hội của nhân công đơn vị quản lí rừng, bao gồm các nhà thầu phải bằng hoặc cao hơn mức trung
bình của địa phương.

 Tại sao phải chú ý ‘bền vững về xã hội’ trong quản lý tài nguyên rừng
- Vì bền vững về xã hội trong quản lý tài nguyên rừng sẽ giúp người dân và tồn bộ xã hội nói chung được hưởng những lợi
ích lâu dài từ rừng.
- Chỉ khi người người dân có đủ cơng ăn việc làm, thu nhập ổn định, thì sẽ khơng có những tác động gây hại đến tài nguyên
rừng.
- Khi giáo dục, y tế, văn hóa, ngày càng phát triển sẽ nâng cao nhận thức của người dân về mọi mặt trong đó có nhận thức
tốt hơn về bảo vệ rừng, vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ những lí do trên, bền vững về xã hội trong quản lí tài nguyên rừng cần đặc biệt quan tâm.


4. Theo anh/chị, liệu mục tiêu QLRBV về kinh tế và xã hội có mâu thuẫn nhau khơng?

 mục tiêu QLRBV về kinh tế và xã hội có mâu thuẫn nhau không
Mục tiêu QLRBV về kinh tế nhằm giúp cho các cơng ty, đơn vị lâm nghiệp có cấu trúc tổ chức và cách thức quản lý

nhằm gia tăng lợi nhuận mà không gây tổn hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái và cộng đồng xung quanh.
Mục tiêu QLRBV về xã hội nhằm giúp người dân địa phương và tồn bộ xã hội nói chung được hưởng lợi ích lâu dài từ
rừng, cunng cấp những khuyến khích động lực giúp duy trì bền vững tài nguyên rừng, và áp dụng các kế hoạch quản lý
rừng lâu dài, bền vững.
Dựa trên hai mục tiêu QLRBV về kinh tế và xã hội, nhận định của tôi về hai mục tiêu không mâu thuẫn mà phải luôn song
hành, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội.

5. Chứng chỉ QLRBV là gì? Tại sao lại cần chứng chỉ rừng? Lợi ích của việc cấp chứng chỉ rừng trong quản lý
rừng hiện nay.

 Chứng chỉ QLRBV là gì
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017, Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một
diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.
Trong đó, Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng,
không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc
phịng, an ninh.

 Tại sao lại cần chứng chỉ rừng


Ngày nay toàn thế giới ngày càng quan tâm đến tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn
đến môi trường sống và khả năng cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng như nhu cầu hàng ngày của người
dân. Vấn đề cần được giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, đem lại lợi ích
thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi trường sống, tức là thực hiện
được quản lý rừng bền vững. Có thể nói Chứng chỉ rừng là cần thiết vì:
- Cộng đồng quốc tế, chính phủ và các cơ quan chính phủ, các tổ chức mơi trường, xã hội v.v. địi hỏi các chủ sản xuất kinh
doanh rừng phải chứng minh rằng rừng của họ đã được quản lý bền vững.
- Người tiêu dùng sản phẩm rừng địi hỏi các sản phẩm lưu thơng trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản
lý bền vững.
- Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là gỗ được khai thác từ rừng được quản lý

một cách bền vững.
- Chứng chỉ rừng cần thiết để xác nhận QLRBV của chủ rừng, cũng như chứng chỉ ISO để xác nhận quản lý chất lượng sản
xuất cơng nghiệp.

 Lợi ích của việc cấp chứng chỉ rừng trong quản lý rừng hiện nay
- Lợi ích về kinh tế: Thực tế đã chứng minh, gỗ khai thác từ một khu rừng được cấp chứng chỉ Quản lý rừng (Chứng chỉ
FM) có thể mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn gỗ khai thác từ rừng không hoặc chưa được cấp chứng chỉ. Gỗ bán từ rừng
đã có chứng chỉ FSC/FM cao hơn giá gỗ từ rừng khơng có chứng chỉ là 24%/1 ha. Các chủ rừng khi bán gỗ từ rừng có
chứng chỉ FSC/FM thu nhập kinh tế cao hơn từ 28% đến 30% so với gỗ từ rừng khơng có chứng chỉ.
- Nâng cao lòng tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường
phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững. Vì vậy Chứng chỉ rừng giúp củng cố lòng tin của người mua hàng.


- Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng: Chứng chỉ rừng yêu cầu các chủ rừng phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí về Quản lý
rừng bền vững. Bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, phục hồi, các giá trị bảo tồn cao, nước, giảm phát thải carbon;
giám sát hoạt động sử dụng hóa chất, sinh vật biến đổi gen, chuyển đổi rừng trong các hoạt động quản lý của mình.
- Xã hội: Bảo đảm sức khỏe và an ninh xã hội, phát triển quyền các dân tộc bản địa, quyền cộng đồng và người lao động.
- Hệ thống cấp chứng chỉ được thừa nhận để giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý rừng có trách nhiệm và định
giá các dịch vụ hệ sinh thái . Điều này giúp cho nguồn tài nguyên xanh sẽ không bị lạm dụng bởi con người.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu của chủ rừng: Chứng minh rằng các sản phẩm từ rừng của mình đặc biệt là gỗ, được khai
thác từ các khu rừng đã được quản lý một cách bền vững. Một hệ thống dán nhãn sản phẩm mang lại lợi ích cho đơn vị
quản lý rừng có trách nhiệm.
6. Vì sao cần phải quản lý hoá chất và rác thải trong hoạt động lâm nghiệp? Theo anh/chị, hoạt động lâm nghiệp
nào hiện nay gây tác động mơi trường lớn nhất?

 Vì sao cần phải quản lý hoá chất và rác thải trong hoạt động lâm nghiệp
Vì các loại rác thải, hóa chất chứa độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp đang phá vỡ
cân bằng sinh thái, phá hủy thảm thực vật, môi trường sống, gây ô nhiễm mơi trường nước và khơng khí nếu khơng được
thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.


 Hoạt động lâm nghiệp nào hiện nay gây tác động môi trường lớn nhất
Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng hiện nay đang gây tác động môi trường lớn nhất do:
- Bụi và khí thải tạo ra do hoạt động xử lý thực bì trong khai thác gỗ.
- Tiếng ồn phát sinh do quá trình khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ.
- Ơ nhiễm nhiệt do q trình đốt dọn thực bì.
- Do bón phân vơ cơ.


- Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong giai đoạn trồng rừng và ươm cây.
- Xói mịn đất xảy ra do hoạt động trồng, phát dọn thực bì và khai thác rừng.
- Do hoạt động khai thác rừng bỏ lại cành lá, chất thải do công nhân thi cơng sinh hoạt tại rừng thải ra; do xói mịn đất trong
quá trình cuốc hố trồng rừng và một số hoạt động khác.
- Chất thải xuống dòng chảy làm thay đổi hợp chất hữu cơ, hàm lượng COD, BOD trong nước.
- Khai thác trắng trên diện rộng được coi là ngun nhân chính dẫn đến biến động lưu lượng dịng chảy; làm tăng dòng chảy
bề mặt, hạn chế mực nước ngầm.
- Tất cả các công đoạn sản xuất từ khai thác, phát, dọn thực bì, cuốc hố trồng rừng, chăm sóc rừng đều gây tác động nhất
định đến đa dạng sinh học trong khu vực.
- Khai thác rừng tự nhiên trái phép dẫn xói mịn đất, sụt giảm mực nước ngầm, lượng các-bon dự trự được thải trở lại bầu
khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Thu hẹp mơi trường sống của động vật.
- Tận dụng những sản phẩm phụ, phế thái để sử dụng và tái chế.
7. Hãy nêu các thách thức chính trong thực hiện QLRBV và CCR ở Việt Nam hiện nay? Cho một ví dụ minh
hoạ.

 Các thách thức chính trong việc QLRBV và CCR ở Việt Nam
- Thách thức về chính sách và hướng dẫn:
+ Chưa cập nhật và chưa phối hợp lẫn nhau
+ Hướng dẫn kỹ thuật cho QLRBV chưa có, biện pháp lâm sinh, sức khỏe và đời sống, lợi ích xã hội, tác động môi trường,
giám sát đa dạng sinh học.
+ Công nghệ còn lạc hậu và chưa cập nhật theo quy chuẩn (khai thác, trồng rừng, giám sát)
- Thách thức về đa dạng rừng:



+ Đa dạng lồi cao: khó khăn trong tính tốn các chỉ số khai thác và quản lý.
+ Điều kiện địa hình: dốc, hẻo lảnh, vùng biên giới, khu vực hiểm trở khó tiếp cận.
+ Điều kiện khí hậu: lượng mưa cao, bão lụt, sạt lở.
- Thách thức về điều kiện kinh tế, thể chế:
+ Nguồn lực dành cho QLRBV: chưa rõ trong kế hoạch phát triển của các chủ rừng.
+ Năng lực con người: Còn thiếu và yếu, chưa cập nhật; các kỹ năng quản lý, kỹ thuật, kinh doanh còn chưa theo kịp yêu
cầu.
+ Tiếp cận thị trường: Mới hình thành, chưa ổn định, tầm nhìn ngắn hạn.
+ Công ty lâm nghiệp nhà nước thời hạn bổ nhiệm ngắn hạn so với QLRBV.
- Thách thức phương diện xã hội:
+ Quyền sử dụng đất/ rừng tự nhiên: chưa gắn liền với lợi ích từ rừng
+ Điều kiện làm việc: khó khăn và nguy hiểm, chế độ sức khỏe và an toàn lao động
+ Nhận thức về QLRBV & CCR còn thấp và bị hạn chế bởi mục tiêu kinh doanh ngắn hạn.
+ Mối quen hệ chưa cân bằng giữa hộ sản xuất nhỏ với công ty trong chia sẻ lợi ích, ra quyết, thị trường.
+ Dịch vụ hỗ trợ nhóm chứng chỉ: chưa đầy đủ

 Một ví dụ về thách thức trong việc QLRBV và CCR ở Việt Nam
Hiện nay nhà nước đã có chính sách khuyến khích và vận động người dân trồng rừng sản xuất gỗ lớn nhằm tăng thu nhập
cho người làm nghề rừng, đặc biệt là bà con vùng cao, đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường, sinh thái. Tuy nhiên, vẫn cịn
những thách thức khiến người dân không hào hứng với việc trồng rừng gỗ lớn như sau:
- Việc vay vốn để đầu tư trồng mới rừng gỗ lớn không hề dễ dàng. Mặc dù Nhà nước có những chế tài, chính sách tín dụng
để phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên thực tế các ngân hàng thường ngại cho vay về lĩnh vực này vì rủi ro cao, thời gian trả nợ
kéo dài. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với người trồng.


- Việc trồng rừng gỗ lớn đang cịn khó khăn bởi địi hỏi thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng kéo dài nhiều năm, tối thiểu gấp
đôi trồng rừng gỗ nhỏ, dẫn đến quá trình được khai thác, thu hồi vốn đầu tư lâu, trong khi đó điều kiện người dân cịn rất
khó khăn, nhu cầu cuộc sống ln cần tiền để trang trải.

- Theo Điều 5 Quyết định 147 quy định điều kiện nhận hỗ trợ đầu tư trồng rừng là “đối với chủ rừng thì phải có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; đối với doanh nghiệp nhà nước phải là đất trồng rừng sản xuất đã được giao khốn cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng ổn định lâu dài (50 năm)” – điều này khiến các hộ rất khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ
- Nhiều chủ rừng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khó khăn cho việc vay vốn ổn định sản xuất.

II.Các ngun tắc và tiêu chí FSC
1. Rà sốt phương án quản lý rừng bền vững của công ty TNNH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương theo các
nguyên tắc và tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng FSC Việt Nam v3.0.


Nguyên tắc CCR
VN

Tiêu chuẩn CCR Việt Nam
Tiêu chí 1.1. Chủ rừng phải có tư cách
pháp nhân, có hồ sơ đăng ký pháp lý rõ
ràng, còn hiệu lực và được phê duyệt

Nguyên

tắc

1:

Tuân theo pháp
luật Việt Nam và

bằng văn bản bởi một cơ quan có thẩm
quyền


Bằng chứng về sự tuân thủ

Quyết định số 4038/QĐ-UB ngày 10/12/1999 của
UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh ranh
giới, diện tích đất lâm nghiệp và phân loại rừng
theo chức năng; Đơn vị: Lâm trường Đơn Dương;

đối với các hoạt động quản lý rừng.

những thỏa thuận Tiêu chí 1.2. Chủ rừng phải chứng minh Quyết định số 4038/QĐ-UB ngày 10/12/1999 của
rằng tình trạng pháp lý của Đơn vị quản UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh ranh
Quốc tế
lý, bao gồm các quyền quản lý và sử giới, diện tích đất lâm nghiệp và phân loại rừng
dụng đất, và có ranh giới được xác định theo chức năng; Đơn vị: Lâm trường Đơn Dương
rõ ràng. (C2.1 P&C V4)


Tiêu chí 1.3.Chủ rừng phải có các
quyền hợp pháp để hoạt động trong Đơn
vị Quản lý, phù hợp với tình trạng pháp Với diện tích rừng do cơng ty quản lý cung ứng cho
lý của Chủ rừng và của Đơn vị quản lý, dịch vụ môi trường rừng là 18.916,66 ha nhưng mới
và phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý khốn bảo vệ theo nguồn vốn dịch vụ mơi trường
theo các luật và quy định hiện hành của rừng thuộc lưu vực sơng Đồng Nai (do có nguồn
Nhà nước và chính quyền địa phương. thu từ thủy điện, nhà máy nước) với đơn giá khoán
Các quyền hợp pháp cho phép khai thác là
sản phẩm và/hoặc cung cấp các dịch vụ 450.000 đồng/ha/năm, cịn lưu vực Sơng Lũy chưa
hệ sinh thái từ Đơn vị Quản lý. Chủ có nguồn thu nên tập trung khoán bảo vệ theo
rừng phải chi trả các loại thuế và phí nguồn vốn ngân sách tỉnh với đơn giá khoán là
theo luật định liên quan đến những 200.000 đồng/ha/năm
quyền và nghĩa vụ đó. (C1.1, 1.2,

1.3 P&C V4)
Tiêu chí 1.4. Chủ rừng phải xây dựng - Đối vớ i cơng tác QLBVR, cần có sự phối hợp
và thực hiện các biện pháp, và/hoặc phải đồng bô, ̣ chặt chẽ giữa đơn vị chủ rừng, các
phối hợp với các cơ quan có thẩm ngành chức năng và chính quyền địa phương. Có
quyền, để bảo vệ Đơn vị Quản lý một biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết các đối tượng
cách hệ thống khỏi các hoạt động sử vi phạm luật bảo vệ
dụng tài nguyên,

và phát triển rừng, không phân biêṭ đối tượng
vi


định cư trái pháp luật, và các hoạt động phạm, nhằm phát huy tính răn đe, giáo dục và thể
phi pháp khác. (C1.5 P&C V4)

hiện tính nghiêm minh của pháp luật, như vâỵ mớ i
phá t huy hiêụ quả công tác bảo vệ rừng. Thu hút sự
tham gia nhiều nhất của cộng đồng trong quản lý
bảo vệ
rừng và chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
- Đối vớ i diêṇ tích đất nông nghiệp lấn chiếm
2.723,17 ha chủ yếu là nương rẫy canh tác từ trước
đãhình thành các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp
nhưng quy hoacḥ vào đất lâm nghiêp ̣ , cần có
kinh
phíđể ràsố t, phân đinḥ , cắm mốc, trả về điạ
phương
để cấp quyền sử dung ̣ đất cho nhân dân theo
Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014
của Chính

phủ. Diện tích trả về địa phương là 1.319,0 ha, cụ
thể sau:
+ Trả về địa phương diện tích đất lấn chiếm sản
xuất nông nghiệp trên đất quy hoạch lâm nghiệp:
672,0 ha.


+ Trả về địa phương diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp thuộc đất quy hoạch ngồi lâm nghiệp (Đây


Là diện tích nằm trong ranh giới theo các quyết định
giao đất số 4038/QĐ-UB ngày 10/12/1999 của
UBND Tỉnh Lâm Đồng cho đơn vị: Lâm trường Đơn
Dương;

Quyết

định

số

4037/QĐ-UB

ngày

10/12/1999 của UBND Tỉnh Lâm Đồng cho đơn vị:
Ban quản lý rừng
Ya Hoa) có diện tích: 647,0 ha.
Bố trí nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị và xây

dựng mới các hạng mục cơng trình đảm bảo đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Khu vực chế biến gỗ sẽ được mở rộng cùng với số
máy móc của xưởng chế biến cũ, đầu tư mua sắm bổ
sung thêm nhằm đáp ứng yêu cầu tinh chế gỗ.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào
sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong khâu chế biến
gỗ, tinh chế gỗ, sản xuất hàng mộc gia dụng và trang
trí nội thất.



×