Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU TẠI TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------oOo-----------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA

PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU
TẠI TỈNH SƠN LA

GVHD : TS. Phạm Thanh hải
SVTH : Lê Kiều Trinh
MSSV : LH.000.112

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2022

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
-----------oOo-----------

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA

PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU
TẠI TỈNH SƠN LA

GVHD : TS. Phạm Thanh hải
SVTH : Lê Kiều Trinh


MSSV : LH.000.112

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2022

i


MỤC LỤC
TRANG TỰA.....................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................vii
Chương 1 MỞ ĐẦU.........................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI........................4
2.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................................4
2.1.1. Địa lý.............................................................................................................4
2.1.2. Khí hậu thời tiết.............................................................................................4
2.1.3 Địa hình..........................................................................................................6
2.1.4 Khống sản.....................................................................................................6
2.1.5 Nguồn nước....................................................................................................6
2.1.6 Thổ nhưỡng....................................................................................................7
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................8
2.2.1 Kinh tế............................................................................................................8
2.2.2 Xã hội.............................................................................................................8
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................9

3.1 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................9
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................9
3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu...............................................................................9
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................10
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................10

ii


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................14
4.1. Xác định ngưỡng phân vùng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho
trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La................................................................14
4.1.1. Độ cao tuyệt đối...........................................................................................15
4.1.2. Độ dốc.........................................................................................................16
4.1.3. Độ dầy tầng đất............................................................................................16
4.1.4. Nhiệt độ.......................................................................................................17
4.1.5. Lượng mưa..................................................................................................18
4.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu
vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su....................18
4.2.1. Độ cao tuyệt đối...........................................................................................19
4.2.2. Độ dốc.........................................................................................................21
4.2.3. Độ dầy tầng đất............................................................................................22
4.2.4. Nhiệt độ.......................................................................................................25
4.2.5. Lượng mưa..................................................................................................27
4.3. Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh
Sơn La........................................................................................................29
4.3.1. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố
độ cao tuyệt.................................................................................................30
4.3.2. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố
độ dốc.........................................................................................................31

4.3.3. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố
độ dầy tầng đất............................................................................................32
4.3.4. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố
nhiệt độ bình quân năm...............................................................................33
4.3.5. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố
lượng mưa bình quân năm..........................................................................34
4.3.6. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn
La................................................................................................................ 34

iii


4.4. Đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân loại lập địa cho trồng rừng cao
su ở Sơn La.................................................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................42
5.1 Kết luận...........................................................................................................42
5.2 Kiến nghị.........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................45

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DHMT
DLĐ
FAO

GIS
JICA
LĐLN
NN & PTNT
PTNT
QLDA
SALT
SIDA

Duyên hải miền Trung
Dạng lập địa
Tổ chức Nông lương Quốc tế
Geographycal Information System
Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Lập địa lâm nghiệp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn
Quản lý dự án
Kỹ thuật canh tác trên đất dốc
Cơ quan hợp tác Quốc tế Thụy Điển

TNSX
TTLT
UBND
VAC
VSV
XHCN
XM
TPCG


Tiềm năng sản xuất
Thông tư liên tịch
Ủy ban nhân dân
Vườn ao chuồng
Vi sinh vật
Xã hội chủ nghĩa
Xói mịn
Thành phần cơ giới

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Phân mức độ dầy tầng đất thích phục vụ trồng rừng cao
su...................................................................................................16
Bảng 4.2. Phân ngưỡng nhiệt độ bình quân năm ( 0C) cho trồng
rừng cao su....................................................................................17
Bảng 4.3. Phân cấp độ cao tuyệt đối theo 3 mức thích hợp........19
Bảng 4.4. Bảng phân cấp độ dốc theo 3 mức độ phù hợp...........21
Bảng 4.5. Bảng phân cấp độ dầy tầng đất theo 3 mức thích hợp23
Bảng 4.6. Bảng phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo 3 cấp mức
độ thích hợp...................................................................................25
Bảng 4.7. Bảng phân lượng mưa theo 3 cấp mức độ thích hợp...27
Bảng 4.8. Phân cấp mức thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La..36
Bảng 4.9. Diện tích trồng cây cao su tại tỉnh Sơn La...................38
Bảng 4.10. Đặc điểm sinh trưởng cây cao su ở các vùng thích hợp
khác nhau......................................................................................40

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ cao tuyệt đối
................................................................................................20
Hình 4.2. Phân cấp độ cao tuyệt đối theo từng huyện...............20
Hình 4.3. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dốc................22
Hình 4.4. Phân cấp độ dốc theo từng huyện..............................22
Hình 4.5. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dầy tầng đất
................................................................................................23
Hình 4.6. Phân cấp độ dầy tầng đất theo từng huyện................24
Hình 4.7. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của nhiệt độ bình
quân năm................................................................................26
Hình 4.8. Phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo từng huyện
................................................................................................26
Hình 4.9. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của lượng mưa..........28
Hình 4.10. Phân cấp lượng mưa bình quân năm theo từng
huyện......................................................................................28
Hình 4.11. Bản đồ phân vùng độ cao thích hợp trồng cao su
tại tỉnh Sơn La.........................................................................30
Hình 4.12. Bản đồ phân vùng độ dốc thích hợp trồng cao su
tại tỉnh Sơn La.........................................................................31
Hình 4.13. Bản đồ phân vùng độ dầy tầng đất thích hợp trồng
cao su tại tỉnh Sơn La..............................................................32
Hình 4.14. Bản đồ phân vùng nhiệt độ thích hợp trồng cao su
tại tỉnh Sơn La.........................................................................33
Hình 4.15. Bản đồ phân vùng lượng mưa thích hợp trồng cao
su tại tỉnh Sơn La....................................................................34
Hình 4.16. Bản đồ tổng hợp phân loại lập địa cho vùng trồng
cây cao su tại tỉnh Sơn La.......................................................35
vii



Hình 4.17. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp trồng cao su tại
tỉnh Sơn La..............................................................................36
Hình 4.18. Phân cấp thích hợp trồng cao su cho từng huyện
................................................................................................37
Hình 4.19. Cây cao su trồng năm 2008 tại xã Tơng Lanh,
huyện Thuận Châu..................................................................39
Hình 4.20. Cây cao su trồng năm 2008 giáp vùng lòng hồ thủy
điện Sơn La của đội cao su Mường Sại, Quỳnh Nhai................39
Hình 4.22. Cây cao su trồng năm 2008 tại thị trấn Ít Ong,
huyện Mường La.....................................................................41
Hình 4.23. Cây cao su trồng năm 2008 tại Mường Bon, huyện
Mai Sơn...................................................................................41

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Phân hạng và đánh giá đất là một trong những chuyên ngành nghiên
cứu quan trọng và rất gần gũi với các nhà quy hoạch và người sử dụng đất. Trong
hoàn cảnh hiện nay, dân số ngày một tăng nhanh, diện tích đất đai bình qn đầu
người ngày một giảm kết hợp với tình trạng đang suy thối dần những vùng đất
canh tác thích hợp là những vấn đề mang tính nóng bỏng khơng chỉ ở nước ta mà
trên toàn thế giới. Để giải quyết, các nhà tổ chức quốc tế cùng các nhà khoa học
nhiều quốc gia tiến hành điều tra và đánh giá tài ngun đất khơng chỉ trên quy mơ
quốc gia mà cịn trên phạm vi toàn cầu làm cơ sở cho việc xây dựng các chương
trình phát triển và tối ưu hóa sử dụng đất đai ở mức độ quốc tế.

Trong nông nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, các tính
chất quan trọng liên quan năng suất cây trồng như: Độ pH, hàm lượng chất hữu cơ,
các chất dễ tiêu N, P, K, v.v. Cách phân hạng thường dựa vào phương pháp cho
điểm theo thang 10 điểm hoặc 50, 100 điểm .
Trong Lâm nghiệp các yếu tố phân hạng đất thường là loại đất, độ dày tầng
đất, thành phần cơ giới, độ pH, thực bì chỉ thị cho độ phì hoặc mức độ thối hóa đất.
Điều quan trọng trong phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây
trồng để từ đó tìm hiểu mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai.
Với mục tiêu đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn; bố trí lại cơ cấu lao động nông thôn, tạo lập được các vùng sản
xuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập qn canh tác, trình độ sản xuất của nơng dân,
từng bước xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới. Chủ trương phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La đã thu
hút đầu tư vốn và kỹ thuật của Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam và sử dụng
hiệu quả những diện tích đất có độ dốc cao, thiếu nước tưới, vận động nhân dân

1


chuyển diện tích đất đang trồng một số loại cây khác nhưng không hiệu quả sang
trồng cây cao su.
Phát triển cây cao su ở Sơn La với phương thức người dân góp giá trị quyền
sử dụng đất để tham gia trồng cao su và đủ điều kiện sẽ được tuyển làm công nhân,
trở thành cổ đông của Công ty cổ phần cao su Sơn La, được hưởng đầy đủ quyền lợi
về các loại bảo hiểm theo quy định của Bộ Luật lao động.
Tỉnh Sơn La đã quy hoạch và triển khai thực hiện chương trình phát triển cây
cao su. 15 năm qua, trải qua bao thăng trầm, với nỗ lực của tỉnh và Công ty cổ phần
cao su Sơn La, những khó khăn dần được khắc phục để hơm nay 6.000 ha cây cao
su đã và đang khai thác, tạo việc ổn định cho 1.300 công nhân người địa phương và
gần 6.200 hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập.

Sau 15 năm thực hiện chủ trương phát triển cây cao su, từ 70 ha cây cao su
đầu tiên trồng năm 2007 tại Phiêng Tìn, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, đến nay,
tỉnh ta đã giao cho Công ty cổ phần cao su Sơn La gần 8.478 ha đất tại các huyện
Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu và Vân Hồ; trong đó, đất
của người dân góp hơn 5.963 ha, cịn lại là đất cộng đồng. Công ty cổ phần cao su
Sơn La đã trồng trên 7.000 ha cây cao su, trong đó diện tích cao su đang chăm sóc
gần 6.040 ha.
Từ những thành quả trên, thì phân hạng lập địa cho tỉnh Sơn La để xác định
vị trí trồng cây cao su. Cây Cao su được xác định là cây đa mục tiêu, vừa có giá trị
kinh tế, vừa có nhiệm vụ là rừng phịng hộ, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên
tai, bảo vệ đất, chống xói mịn, đó là lý do tiểu luận “ Phân loại lập địa cho vùng
trồng cao su tỉnh Sơn La “
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định mục tiêu sử dụng.
- Thu thập thông tin liên quan.
- Đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất.

2


- Xem xét môi trường tác động của tự nhiên, kinh tế xã hội.
-Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp .
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Xác định ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí
hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su.
- Xây dựng được bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng cao su trên địa
bàn tỉnh Sơn La.

- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và phát triển
rừng trồng cao su bền vững tại tỉnh Sơn La

3


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Địa lý
Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý
20030' đến 22002' Vĩ độ Bắc, 103011'đến 105002' Kinh độ Ðơng. Phía Bắc giáp
tỉnh n Bái, Lào Cai; phía Ðơng giáp tỉnh Hịa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh
Thanh Hố và nước CHDCND Lào; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu; cách
thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 14.055 km2,
chiếm 4,27% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh
gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37,
quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngồi ra, cịn có đường không và đường sông như sân bay
Nà Sản và cảng đường sơng Tà Hộc, Vạn n. Các con sơng chính chảy qua địa
bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên
địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa
phận Sơn La dài 95 km.
2.1.2. Khí hậu thời tiết
Tỉnh Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm khí hậu Tây Bắc,
chia làm 2mùa:
Mùa đơng lạnh và khơ (từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau).
Mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10).
Địa hình chia cắt mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu,tạo điều kiện cho
sự phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp phong phú và đa dạng.
Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn tại tỉnh Sơn La, thời gian quan trắc

từ năm 2005-2010, khí hậu thời tiết được thể hiện như sau:

4


a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm: 210C - 220C
Nhiệt độ tối thấp:

30C - 40C

Nhiệt độ tối cao:

390C - 400C

Biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao.
b. Lượng mưa
Lượng mưa bình quân năm: 1.347 - 1.550mm/năm.
Lượng mưa tháng cao nhất (tháng 7):

205 mm/tháng.

Lượng mưa thấp nhất tháng (tháng12):

20mm/tháng.

Số ngày mưa bình quân trong năm:

133 - 140 mm/ngày.


Lượng mưa phân bố không đều trong năm và tập trung chủ yếu vào tháng 5,
6, 7, 8 chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Do lượng mưa phân bố tập trung nên dễ
gây ra lũ lụt, xói mịn đất làm hư hỏng nhà cửa, đường giao thơng, cơng trình thủy
lợi, ảnh hưởng năng suất và sản lượng nông sản.
c. Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm trung bình năm là: 78% - 82%.
Độ ẩm thấp nhất:

40% - 45%.

Độ ẩm cao nhất::

88% - 90%.

d. Gió
Tốc độ gió trung bình:

2,1 m/s.

Tốc độ gió mạnh nhất:

20 m/s.

e.Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 947mm/năm. Lượng bốc hơi quan hệ với
lượng mưa phân bố không đều tạo nên thời kỳ khô hạn kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt người dân.
e. Các yếu tố khí hậu khác.
Sương muối: Phần lớn ảnh hưởng tới các vùng của tỉnh ở các mức độ khác
nhau, một năm chỉ có 1-3 ngày. Nếu có biện pháp phịng chống hợp lý thì hạn chế
đáng kể sự thiệt hại do sương muối gây ra.



Gió nóng: Tháng 2, 3 thường có gió Tây Nam khơ nóng, thời kỳ này nhiệt độ
cao, độ ẩm khơng khí thấp, đồng thời đây cũng là mùa làm nương rẫy nên dễ gây ra
hỏa hoạn cháy rừng.
2.1.3 Địa hình
Tỉnh Sơn La có nhiều hệ dơng cao, chia cắt phức tạp, địa hình nghiêng dần
từ hướng Tây Bắc xuống Đơng Nam theo chiều dịng chảy của sơng Đà và sơng Mã.
Các dãy núi phần lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Độ cao so với mực
nước biển bình quân từ 550-700m, độ dốc bình quân từ 250 - 300.
2.1.4 Khoáng sản
Theo tài liệu địa chất của tỉnh Sơn La, trong vùng khơng có khống sản q
hiếm, tập trung ở một số vùng núi có các mỏ than, mỏ quặng Antimon, mỏ sét, mỏ
đá, đa số là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên các địa bàn, trữ lượng khơng lớn và điều
kiện khai thác khơng thuận lợi.
Than: Có nhiều loại than mỡ, than bùn, than nâu và than nhiên liệu với trữ
lượng khoảng 20 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn, trong
vùng có các mỏ đang được khai thác như mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 587.000
tấn), mỏ than Hang Mon, huyện Yên Châu (trữ lượng khoảng một triệu tấn), mỏ
than Mường Lựm, huyện Yên Châu (trữ lượng trên 80.000 tấn). Dự kiến trong các
năm tới sẽ khai thác đạt 250.000-300.000 tấn/năm, dần dần thay thế việc đưa than
Quảng Ninh lên vùng núi Tây Bắc.
Nguồn đá vôi và sét: Trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng, đang được
khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói
phục vụ nhu vầu trong tỉnh và cơng trình thủy điện Sơn La. Ngồi ra, trong vùng
cịn có các mỏ sa khống, mỏ bột tan, số ít mỏ đang được khai thác, còn chủ yếu là
đang khoan thăm dị.
2.1.5 Nguồn nước
Tỉnh Sơn La có hai lưu vực chính của hệ thống sơng Đà và sơng Mã. Sơng
Mã chảy qua huyện Sông Mã với chiều dài khoảng 70km. Sông Đà chảy qua huyện

Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên với chiều dài

6


khoảng 230km. Hệ thống sơng suối khá dày đặc. Ngồi các sơng kể trên, cịn có
nhiều suối lớn, nhỏ chảy qua. Lưu lượng nước, tốc độ dịng chảy các sơng, suối còn
phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa, lượng mưa tập trung kết hợp với độ dốc cao dễ
xảy ra lũ ống và lũ qt. Mùa khơ ít mưa, lượng nước dòng chảy yếu, nhiều suối bị
cạn kiệt.
2.1.6 Thổ nhưỡng
Theo số liệu thống kê của các huyện và căn cứ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn
La tỷ lệ 1/100.000, trong vùng có các loại đất sau:
Đất feralit đỏ vàng, nâu tím trên đá sét. Đất có thành phần cơ giới trung bình
đến nặng, mùn nghèo đến trung bình. Tầng đất dày từ 80cm – 150cm, đất chặt, hạn
chế xói mịn, rửa trôi, giữ được ẩm. Đất này phân bổ nhiều ở huyện Sông Mã,
Thuận Châu, Quỳnh Nhai.
Đất feralit vàng nhạt trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, mùn ít, tầng đất
dày trên 80cm. Đất tơi xốp nhưng khô và rời rạc dễ bị xói mịn rửa trơi. Phân bổ
nhiều ở huyện Sông Mã, Quỳnh Nhai.
Đất feralit màu vàng trên đá macma acid, thành phần cơ giới trung bình, tầng
dày trên 90cm. Phân bổ ở huyện Mường La, Sông Mã.
Đất feralit màu đỏ nâu vàng trên đá vôi, thành phần cơ giới trung bình đến
nặng, mùn trung bình, đất tốt, tầng dày trên 150cm. Phân bổ chủ yếu ở Mai Sơn.
Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất, thành phần cơ giới trung bình, tầng dày
trên 90cm, mùn trung bình. Phân bổ ở huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu.
Đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá macma trung tính, tầng đất mỏng đến
dày, mùn trung bình. Phân bố nhiều ở huyện Thuận Châu, Sông Mã.
Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ, gồm:
+ Phù sa sông suối dọc sông Đà, sông Mã và các con suối lớn. Thành phần

cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất trung bình đến sâu.
+ Nhóm đất đen ven một số suối ở huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã. Đất nhẹ,
mùn nhiều, tầng đất từ mỏng đến trung bình.

7


2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Kinh tế
Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, gắn liền với phát triển thâm
canh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung ngày càng được
định hình rõ rệt theo phân vùng kinh tế, đạt hiệu quả cao. Đã xác định được một số
mặt hàng chủ lực có giá trị kinh tế cao như chè, ngơ, cà phê, mía, sắn. Cơng tác
khuyến nơng, khuyến lâm được phát huy, chuyển giao đến người dân.
Lâm nghiệp
Lâm nghiệp được coi là thế mạnh của vùng, trên địa bàn các huyện đều có
các lâm trường. Sản xuất lâm nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi
dài, phát triển mô hình vườn rừng, trại rừng… bằng các nguồn vốn 219, 327, 661,
1382… vừa làm nhiệm vụ bảo vệ đất vừa tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất lâm
nghiệp.
2.2.2 Xã hội
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó các dân tộc: Thái, H’Mông, Kinh,
Mường, Giao chiếm số lượng lớn. Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân chưa
cao. Việc thu hút lao động nông nghiệp vào công nghiệp và các lĩnh vực y tế, giáo
dục gặp nhiều khó khăn; thực hiện thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, đời sống còn hạn chế.

8



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tiến hành các nội dung nghiên cứu như
sau:
Nghiên cứu xác định ngưỡng phân vùng thích hợp của một số nhân tố sinh
thái cho trồng rừng cao su tỉnh Sơn La
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời
tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su
Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn
La
Đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao
su ở Sơn La
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Việc phân loại lập địa cho vùng trồng cao su tại tỉnh Sơn La là việc
phân loại lập địa về các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong mối tương
quan với tiềm năng sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Điều này có
nghĩa là một vùng đất thích hợp trồng cao su sẽ bao gồm một nền thổ nhưỡng
đặc thù dưới một số điều kiện khí hậu nhất định nào đó. Trong hệ thống khí
hậu và thổ nhưỡng đó khi điều kiện khí hậu là tối ưu thì khả năng thích hợp
trồng cao su của thổ nhưỡng cũng chính là của vùng trồng. Trong trường hợp
này các đặc điểm của thổ nhưỡng sẽ tác động trực tiếp và trọn vẹn lên sinh
trưởng và sản lượng của cây trồng mà bất kỳ có hạn chế nào từ yếu tố khí hậu.
Ngược lại, nếu điều kiện khí hậu khơng tối ưu, thì tiềm năng thích hợp trồng
cao su của thổ nhưỡng nói chung sẽ suy giảm bởi các yếu tố hạn chế của khí

9



hậu. Trong trường hợp này, khả năng thích hợp trồng cao su của vùng đất sẽ
là hệ quả của tổ hợp tương tác giữa khí hậu và thổ nhưỡng.
Đối với mỗi yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng, một số chỉ tiêu đã
được chọn ra và đánh giá. Đối với mỗi chỉ tiêu, luận văn sẽ phân chia
thành 3 mức độ thích hợp là thích hợp, thích hợp trung bình và khơng
thích hợp dựa trên các nghiên cứu, tài liệu và quy trình đã có. Với sự hỗ
trợ của cơng nghệ GIS và ngơn ngữ lập trình Foxpro 9.0 đề tài phân loại
vùng thích hợp từ mức cao xuống thấp và đưa ra được bản đồ chuyên
phân vùng thích hợp cho trồng cây cao su.
Đồng thời, căn cứ vào diện tích cao su đã trồng tại tỉnh Sơn La,
đối chiếu sinh trưởng của cây cao su với kết quả nghiên cứu để đánh giá
độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, cũng như đưa ra được những
khuyến cáo về việc lựa chọn vùng trồng cao su thích hợp phục vụ công
tác quản lý và phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu nghiên cứu
tại Thư Viện trường Đại học Lâm nghiệp, các cơng trình nghiên cứu đã được công
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng (Tạp chí khoa học, Báo cáo đề tài,
mạng Internet…). Đặc biệt đề tài có kế thừa một số hệ thống bản đồ nền, tư liệu
nghiên cứu của Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp. Cụ thể
như sau:
Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La do Tổng cục Địa chính – Bộ Tài ngun và Mơi
trường xây dựng.
Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.0000 do Viện Quy hoạch Thiết
kế Nông nghiệp xây dựng.
Bản độ nhiệt độ, lượng mưa, độ dốc toàn quốc từ hệ thống cơ sở dữ liệu của
phần mềm Sinh khí hậu trong Lâm nghiệp của Viện Sinh thái rừng và Môi trường.
Quy tình kỹ thuật trồng cao su cho vùng Tây Bắc của Tập đoàn Cao su Việt
nam và Viện nghiên cứu cây cao su.


10


Số liệu theo dõi và bản đồ hiện trạng phát triển rừng trồng cao su tại tỉnh Sơn
La của Công ty Cao su Sơn La.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
+ Xác định các ngưỡng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho trồng rừng
cao su tỉnh Sơn la
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu và các quy phạm ngành, văn bản pháp
luật hiện đang áp dụng trong quá trình phát triển rừng trồng cao su tại khu vực Tây
Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng cho phép đề tài xác định được các ngưỡng
sinh thái thích hợp, thích hợp trung bình, khơng thích hợp cho loài cao su theo các
nhân tố: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa.
Đây là các thông số quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu phân loại lập
địa cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời
tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su.
Đề tài tiến hành xây dựng hệ thống ơ lưới có kich thước 90m x 90 m cho
toàn bộ tỉnh Sơ La và cập nhật, nội suy tồn bộ các thơng tin của các nhân tố sinh
thái: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa lên tất cả các ô lưới. Đây
chính là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sinh trưởng phát triển của rừng cao su nói riêng và ảnh hưởng tổng hợp
của tất cả các nhân tố đến sinh trưởng phát triển của rừng trồng cao su nói chung.
Mức độ tác động của từng nhân tố cũng như của tổng hợp 5 nhân tố (độ cao,
độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa) đều được phân thành 3 cấp: Thích
hợp, Thích hợp trung bình, Khơng thích hợp. Trong nghiên cứu này, mức Thích hợp
được cho điểm 3, Thích hợp trung bình được cho điểm 2, Khơng thích hợp được
cho điểm 1.
Trên cơ sở phân tích điểm của các nhân tố sinh thái nghiên cứu trên tất cả

các ơ lưới trên địa bàn tồn tỉnh, cho phép đề tài xác định được các vùng thích hợp,
thích hợp trung bình, khơng thích hợp trên đại bàn từng huyện trong phạm vi toàn
tỉnh theo từng nhân tố sinh thái nói riêng va theo tổng hợp các nhân tố sinh thái.

11



×