Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG CHUYÊN KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.16 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ KIỀU TRINH

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC LÂM SINH CHO RỪNG
TỰ NHIÊN

PHỤC HỒI SAU KHOANH NI

TẠI RỪNG PHỊNG HỘ PHI LIÊNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Lâm học

BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG THỨC LÂM SINH RỪNG
CHUYÊN KHOA

Giáo viên hướng dẫn:
TS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................v
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU..............................................4
2.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................4
2.2 Đặc điểm tự nhiên...............................................................................................5
2.2.1. Đặc điểm địa hình............................................................................................5
2.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn..............................................................................5
2.2.3. Đặc điểm về đất đai.........................................................................................6
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên..............................................................6
2.3. Hiện trạng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng...................................................7
2.3.1. Hiện trạng về sử dụng đất đai..........................................................................7
2.3.2. Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng...................................8
2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................................8
2.4.1. Dân số, dân tộc, lao động.................................................................................8
2.4.2. Tình hình xã hội...............................................................................................9
2.4.3. Đặc điểm kinh tế..............................................................................................9
2.4.4. Kết cấu hạ tầng..............................................................................................10
2.4.5. Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội.................................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................13
3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................13
3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng sau khoanh nuôi.........................13
3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng.....................................................13
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13

i


3.2.1. Quan điểm và phương pháp luận...................................................................13
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................14
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................17

3.2.4. Phương pháp đề xuất giải pháp phục hồi rừng sau khoanh nuôi....................22
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................25
4.1. Đặc điểm của rừng khi đưa vào khoanh nuôi và các biện pháp kỹ thuật đã tác
động trong khoanh nuôi...........................................................................................25
4.1.1. Đặc điểm rừng khi đưa vào khoanh nuôi.......................................................25
4.1.2. Một số biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong quá trình khoanh nuôi..............26
4.2. Đặc điểm thảm thực vật rừng sau khoanh nuôi tính đến thá ng 7/2011............26
4.2.1.Tầng cây cao...................................................................................................26
4.2.2. Đặc điểm tái sinh rừng...................................................................................39
4.3. Phân chia rừng sau khoanh nuôi theo mức độ tác động....................................51
4.3.1. Đối với rừng khoanh nuôi không thành công.................................................52
4.3.2. Đối với rừng khoanh nuôi thành công...........................................................53
4.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật tác động cho rừng sau khoanh nuôi........................54
4.4.1. So sánh hiện trạng rừng trước và sau khoanh ni........................................54
4.4.2. Đề xuất mơ hình rừng mong muốn................................................................55
4.5.Đề xuất giải pháp kỹ thuật tác động cho rừng sau khoanh nuôi.........................61
4.5.1. Xác định phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng.............................................61
4.5.2. Đề xuất một số bảng tra lựa chọn phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng.......64
Chương 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ.....................................67
5.1. Kết luận............................................................................................................67
5.2. Tồn tại..............................................................................................................68
5.3. Khuyến nghị.....................................................................................................69

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích tiểu khu theo đơn vị hành chính................................................4
Bảng 2.2. Biểu bố trí diện tích sử dụng đất.............................................................11
Bảng 3.1. Các tiêu chí phân chia rừng khoanh nuôi thành công theo mức độ tác

động......................................................................................................................... 21
Bảng 3.2. Tiêu chí xác đinh các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng..................24
Bảng 4.1: Đặc điểm rừng khi đưa vào khoanh nuôi năm 2000...............................25
Bảng 4.2: Công thức tổ thành tầng cây cao tính theo chỉ số IV%...........................28
Ban
̉ g 4.3: Cơng thức tổ thành tầng cây cao tính theo số cây...................................30
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao..........................................31
Bảng 4.5: Phân bố số OTC theo mật độ tầng cây cao.............................................32
Bảng 4.6: Nắn phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull.................................................33
Bảng 4.7: Nắn phân bố N/Hvn bằng hàm Weibull..................................................35
Bảng 4.8. Chất lượng tầng cây cao..........................................................................36
Ban
̉ g 4.9: Phân bố số cây tố t – xấ u theo trữ lượng...............................................37
Bảng 4.10: Số lượng cây mục đích, cây ban và cây phi mục đích..........................39
Ban
̉ g 4.11: Cơng thưć tở thaǹ h loaì cây tá i sinh theo số loaì cây..........................40
Bảng 4.12: Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh....................................................42
Bảng 4.13: Mât đô ̣cây tái sinh và tỷ lê ̣tái sinh cây triển vọng...............................43
Bảng 4.14: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao................................................45
Ban
̉ g 4.15: Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất...........................................47
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của độ tàn che đến chiều cao và chất lượng cây tái sinh....48
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tỷ lệ cây tái sinh......................50
Bảng 4.18: Đặc điểm độ dày tầng đất.....................................................................51
Bảng 4.19: Bảng tổng hơp chỉ tiêu phân chia rừ ng theo giải phá p tá c động.........52
Bảng 4.20: Giải pháp tác động đối với rừng khoanh nuôi không thành công.........53
Bảng 4.21: Điểm của các OTC khoanh nuôi thành công........................................54
Bảng 4.22. So sánh trạng thái rừng trước và sau khoanh nuôi................................55

iii



Bảng 4.23: Tổng hợp kết quả lựa chọn mơ hình rừng tốt........................................56
Bảng 4.24: Phân bố N-D lý thuyết của mô hình rừng mong muốn ở OTC5...........57
Bảng 4.25. Cẩm nang tra số cây cần bổ sung..........................................................60
Bảng 4.26: Phương án kỹ thuật tối ưu, phù hợp và không phù hợp........................62
Bảng 4.27. Bảng tra lựa chọn giải pháp kỹ thuật tổng thể.......................................64
Bảng 4.28. Bảng tra các chỉ tiêu kỹ thuật của phương án CND tối ưu....................64

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các ODB trong OTC............................................................15
Biểu đồ 4.1. Phân bố N/D1.3 tại OTC 1.................................................................34
Biểu đồ 4.2: Phân bố N.D1.3 tại OTC 9.................................................................34
Biểu đồ 4.3: Phân bố N/Hvn OTC 2.......................................................................35
Biểu đồ 4.4: Phân bố N/Hvn OTC 9.......................................................................35
Biểu đờ 4.5. Mơ hình trồng rừng tốt........................................................................57
Biểu đồ 4.6: α0 củ a mô hinh rừ ng mong muố n....................................................57
Biểu đờ 4.7: Mơ hình rừng mong muốn ở OTC5....................................................58
Biểu đồ 4.8: Phân bố N-D đề xuất giải pháp nuôi dưỡng rừng triệt để lợi dụng tái
sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung.........................................................................60
Biểu đồ 4.9: Tỷ lê ̣ phương á n phù hơp và không phù hơp...................................63
Biểu đồ 4.10: Quan hê ̣giữa số lần chăt nuôi dưỡng và tỷ lê..................................63

v


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, hiện trạng rừng tồn quốc đến ngày 31/12/2020 như sau: Diện tích
đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.677.215 ha; trong đó, diện
tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha và rừng trồng là 4.398.030 ha.
Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là
13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%.
- Rừng phịng hộ: bố trí 5,842 triệu ha chủ yếu là cấp xung yếu, gồm 5,6
triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, 0,18 triệu ha rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển,
0,15 triệu ha rừng chắn gió, cát bay, 70 ngàn ha rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường
cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và các khu rừng phòng hộ biên giới, hải
đảo.
- Rừng đặc dụng: củng cố hệ thống rừng hiện có 2,14 triệu ha theo hướng
nâng cao chất lượng, giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt tiêu chí chất lượng của
rừng. Đối với hệ sinh thái chưa có hoặc cịn ít, phát triển thêm một vài khu mới ở
vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và các vùng đất ngập nước ở đồng
bằng Bắc bộ và Nam bộ, với diện tích khoảng 60 ngàn ha.
- Rừng sản xuất: bố trí khoảng 8,132 triệu ha, diện tích rừng sản xuất là rừng
trồng trong giai đoạn tới khoảng 3,84 triệu ha, gồm 2,4 triệu ha rừng trồng hiện có,
1,0 triệu ha trồng mới và 0,35 triệu ha cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, trong đó quy
hoạch và xây dựng các vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung với diện tích khoảng 1,2
triệu ha để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Rừng là nơi sinh sống của khoảng 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế
giới, với hơn 60.000 loài cây. Quan trọng nhất, rừng đóng vai trị hấp thụ khí CO2,
trả lại oxy cho sinh giới cũng như giảm hiệu ứng nhà kính do tích tụ CO2 là yếu tố
gây ra sự nóng lên tồn cầu. Có khoảng 1,6 tỷ người phụ thuộc trực tiếp vào rừng để
kiếm nguồn thức ăn, nơi ở, năng lượng, thuốc men và thu nhập. Thế giới đang dần

1



mất đi 10 triệu ha rừng mỗi năm (tương đương với diện tích của Ai-xơ-len) – thiệt
hại này bằng 12%-20% lượng khí thải nhà kính tồn cầu góp phần gây ra biến đổi
khí hậu. Ngày nay, hơn 1 triệu trong số 8 triệu loài động, thực vật trên hành tinh
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Có gần 2 tỷ ha diện tích đất bị suy thối –
tương đương với một khu vực lớn hơn cả Nam Mỹ.
Ngày 28/11/2012, Liên hợp quốc chọn ngày 21 tháng 3 hàng năm là Ngày
Quốc tế về Rừng (IDF – International Day of Forests), mục đích nhằm kêu gọi các
quốc gia cùng chung tay phục hồi lại những cánh rừng đã mất, nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của rừng và đưa ra các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng bền
vững. Năm 2021, Ngày Quốc tế về Rừng có chủ đề: “Khơi phục rừng: con đường
dẫn tới khôi phục kinh tế và hạnh phúc”.
Theo số liệu của Cục Kiểm Lâm (2012) có tới trên 60% diện tích rừng nước
ta là rừng nghèo. Tính đến hết năm 2020, cả nước đã khoanh ni xúc tiến tái sinh
tự nhiên có và khơng trồng bổ sung được 3,48 triệu ha, trong đó 789.478 ha là
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung (chiếm 96%). Như vậy, các
diện tích rừng sau khoanh ni là rất lớn và khoanh nuôi phục hồi rừng được xem
là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất.
Nước ta phấn đấu tới năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải nhà kính so
với kịch bản phát triển thơng thường (BAU) của quốc gia, tương đương 83,9 triệu
tấn CO2; và nếu có sự hợp tác hiệu quả của quốc tế, Việt Nam có thể giảm giảm
27%, tương đương 250,8 triệu tấn CO2.
Về sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) dự kiến đóng
góp việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 9,3 – 21,2 triệu tấn CO2, thông qua các
giải pháp: bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để tăng
lượng hấp thụ các-bon và chứng chỉ rừng.
Trồng rừng, phát triển rừng, ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven
biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự
nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm
nghiệp; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng; phát triển các mơ hình nông


2


lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.
Trong thời gian qua đã có nhiều kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và
tái sinh rừng, những cơng trình đề cập ở trên là những định hướng quan trọng cho
việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của rừng thư sinh nghèo ở Lâm Đồng chưa
nhiều, đặc biệt là ở Rừ ng phò ng hô ̣ Phi Liêng thì chưa có bất cứ nghiên cứ u naò
đươc tiến hành trước đó. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên, trên cơ sở lựa
chọn và vận dụng những kết quả của các tác giả đi trước đề tài nghiên cứu một số
đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng thứ sinh nghèo đồng thời căn cứ vào các văn
bản hiện hành thơng qua đó đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù
hợp tác động vào rừng nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh, phòng hộ và góp phần
khơi phục và phát triển rừng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp cho rừng
phục hồi bằng khoanh nuôi tự nhiên theo hướng phát triển rừng bền vững.
Về thực tiễn
+ Đánh giá được đặc điểm và hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tại
khu vực nghiên cứu.
+ Đề xuất được các giải pháp phù hợp cho rừng tự nhiên phục hồi sau
khoanh nuôi ở khu vưc nghiên cứu.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về địa điểm:
Các diên tích rừng phuc hồi taị Phi Liêng – Lâm Đồng.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trạng thái rừng IIA, IIB phục hồi sau

khoanh nuôi ở khu vực lựa chọn.

3


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng –
Lâm Đồng theo Quyết định số 450/QĐ – UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh
Lâm Đồng cịn lại là 13.208 ha. Gồm có 16 tiểu khu và được phân bố trên địa bàn 4
xã Phi Liêng, Đạ K’Nàng – Huyện Đam Rông, Phú Sơn, Phúc Thọ - Huyện Lâm
Hà. Cách thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà khoảng 30 km về phía Tây Bắc.
Bảng 2.1. Diện tích tiểu khu theo đơn vị hành chính
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16

Hành chính xã – huyện
Tiểu khu
Diện tích (ha)
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
211
844
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
212
1324
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
213
1507
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
214
986
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
215
490
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
216
585
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
217
1249
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
218A
423
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông

209B
824
Xã Phi Liêng – huyện Đam Rông
210B
633
Cộng
8.865
Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông
233
384
Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông
236
839
Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông
237
899
Xã Đạ K’Nàng – huyện Đam Rông
218B
543
Cộng
2.665
Xã Phúc Thọ - huyện Lâm Hà
238
642
Cộng
238
642
Xã Phú Sơn – huyện Lâm Hà
239
1036

Cộng
1036
Tổng cộng
13.208
0
- Toạ độ địa lý theo kinh tuyến trục 107 45’; hệ quy chiếu VN2000 như

sau: Vĩ độ bắc: 530500 – 548130; Kinh độ đông: 1308900 – 1328200
- Tự cận ranh giới hành chính:

4


Bắc giáp: Xã Liêng S’Roh, xã Ro Men huyện Đam Rông Nam giáp: Xã Phúc
Thọ, Xã Đạ Đờn huyện Lâm Hà.
Đông giáp: Xã Phú Sơn huyện Lâm Hà.
Tây giáp: Xã Đak Plao huyện Đak Nông tỉnh Đak Nông.
2.2 Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Đặc điểm địa hình
Thuộc địa hình sơn nguyên, nằm trong hệ thống các dãy núi cao đến trung,
địa hình bị chia cắt bởi các dơng và suối, thấp dần theo hướng Tây Bắc và Đơng
Nam, có độ dốc trung bình 200, cục bộ nơi độ dốc lớn nhất là 40 0, độ cao so với mặt
nước biển 1400m, độ cao trung bình 1100m. Địa hình chia thành 2 vùng chính:
Phía Đơng bắc ở các tiểu khu 217, 218A, 209B, 210B thuộc đối tượng rừng
phòng hộ và sản xuất dự trữ có địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều khe
và suối lớn. Độ dốc bình quân 300, cá biệt có nơi > 450.
2.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Khí hậu:
Nhìn chung, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng bị chi
phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình (với các đứt gãy bậc thềm), nên

khí hậu trong khu vực có những đặc điểm đặc biệt so với vùng xung quanh mang
nhiều nét của khí hậu á nhiệt đời với các đặc trưng chính sau:
Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, mưa nhiều và to
từ tháng 7 đến cuối tháng 9. Mùa khô thường bắt đầu từ cuối tháng 11 đến tháng 4
năm sau.
Lượng mưa bình quân năm 1400 – 1800 mm
Độ ẩm khơng khí bình qn năm 85% lượng bốc hơi thấp: 898 mm.
Chế độ gió: Hướng gió Đơng và gió Tây. Thỉnh thoảng có sương muối xuất
hiện vào tháng 12 hằng năm.
Mát quanh năm và khá ơn hồ, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 21,50 c,
nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 300 c.
Thuỷ văn:

5


Hệ thống suối khá đa dạng và phức tạp:
- Suối Đạ Liêng Khương, Đạ Trang có hướng chạy Bắc Nam thuộc các tiểu
khu 209B, 210B, 218A, có nguồn từ xã Liêng S’Roh đổ về.
- Suối Đạ Na Nour, Đạ Ria có hướng chảy Nam Bắc thuộc các tiểu khu
233, 238, 239 bắt nguồn từ Đèo Phú Sơn đổ về.
- Suối Đbo Deung, Đạ K’ Nang, Đạ No, Đạ Rouss có hướng chảy bắc nam
thuộc các tiểu khu 211, 212, 214,215, 216.
Các nhánh suối trên đổ vào suối lớn Đạ K’Nang chảy hướng đơng tây vào
suối chính Đạ Truong thuộc tiểu khu 213 là ranh giới giữa xã Phi Liêng huyện Đam
Rông tỉnh Lâm Đồng và xã Đak Plao huyện Đak Nơng tỉnh Đak Nơng.
Ngồi ra cịn có các suối nhỏ chằng chịt có nước quanh năm hoặc theo
mùa và tụ thuỷ vào các suối lớn.
2.2.3. Đặc điểm về đất đai
- Theo bản đồ phân loại đất trong khu vực có 4 đơn vị phân loại đất như sau:

+ Đất đỏ vàng trên đá Macma axit chiếm tỷ lệ 46,5% diện tích tự nhiên.
+ Đất đỏ vàng trên đá Sa Phiến chiếm tỷ lệ 30,3% diện tích tự nhiên.
+ Đất xám trên đá Macma axit chiếm tỷ lệ 14,8% diện tích tự nhiên.
+ Đất thung lũng dốc tụ chiếm tỷ lệ 8.4% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, đất đai tương đối tốt, cịn mang tính chất đất rừng, có độ phì
cao.
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
2.2.4.1. Thuận lợi:
+ Diện tích rừng cịn lớn, tập trung với trữ lượng cao, tài nguyên đất, tài
nguyên nước đa dạng, phong phú là nền tảng thuận lợi cho việc sản xuất lâm, nơng
nghiệp.
+ Có vị trí địa lý và hệ thống đường giao thơng thuận lợi, được hưởng nhiều
chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây kinh tế xã hội
phát triển theo hướng tích cực, đời sống người dân trong vùng đã được nâng cao về
mọi mặt.

6


2.2.4.1. Khó khăn:
+ Cơ sở hạ tầng cịn yếu và thiếu, nhất là các thôn, buôn vùng sâu,
vùng xa, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, tăng trường và phát triển chưa ổn
định.
+ Tỷ lệ tăng dân số còn cao, chất lượng nguồn nhân lực, lao động thấp, phấn
bố dân cư trong khu vực cịn phân tán, tình trạng lấn chiếm đất rừng để làm nương
rẫy của người dân địa phương diễn ra phức tạp.
2.3. Hiện trạng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng
2.3.1. Hiện trạng về sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên: 13.208,00 ha. Trong đó:
+ Đất có rừng: 11.043.34ha chiếm 83,61% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa có rừng: 412.00 ha, chiếm 3.12% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất nơng nghiệp: 1.752,66 ha, chiếm 13.27% tổng diện tích tự nhiên.
Diện tích của Ban QLR PH Phi Liêng có độ che phủ của rừng tương đối lớn
chiếm 83,6 % nên có khả năng cao trong việc phịng hộ, bảo vệ mơi trường, cảnh
quan.
Rừng phịng hộ: Có diện tích 7.419,00 ha chiếm 56,17% diện tích tự
nhiên.
+ Đối với diện tích đất có rừng: 6.168,81 ha chiếm 46,17 % diện tích tự
nhiên, được bố trí cho việc Quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng
trồng, khai thác lâm sản phụ lồ ô, tre nứa.
+ Đất chưa có rừng 179,00 ha chiếm 1,49% diện tích tự nhiên, được bố trí
cho việc trồng rừng.
+ Đất nơng nghiệp của người dân đang sản xuất 1.053,19 ha chiếm 7,97%
diện tích tự nhiên.
Rừng sản xuất: Có diện tích 5.789,00 ha chiếm 43,83% diện tích tự
nhiên.
+ Đối với diện tích đất có rừng: 4.874,53 ha chiếm 36,90 % diện tích tự
nhiên, được bố trí cho việc Quản lý bảo vệ, khai thác gỗ chính rừng tự nhiên, khai

7


thác rừng trồng và trồng lại rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng trồng, khai
thác lồ ô, tre nứa, cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế.
+ Đất khơng có rừng: 215,00 ha chiếm 1,63% diện tích tự nhiên, được bố
trí cho việc trồng rừng.
+ Đất nơng nghiệp của người dân đang sản xuất 699,47 ha chiếm 5,30%
diện tích rừng tự nhiên.
2.3.2. Đánh giá về tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng
Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, xác định rõ ràng

theo số liệu rừng và đất lâm nghiệp trên thực địa theo quy hoạch 3 loại rừng. Cơ bản
hoàn thành việc phân định đất nông lâm nghiệp, điều chỉnh ranh giời đất lâm nghiệp
cho các chủ rừng quản lý, đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các chủ rừng.
Đất đai được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo định hướng lâm nghiệp
xã hội, ưu tiên đầu tư cho quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phát triển
vốn rừng, giải khai thác, giữ vững vốn rừng hiện có, năng suất chất lượng rừng
được nâng cao, tăng độ che phủ của rừng và tính đa dạng sinh học.
2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.4.1. Dân số, dân tộc, lao động
Khu vực nằm trong địa giới hành chính 4 xã, 2 huyện đó là xã Phi liêng, Đạ
K’Nàng – Huyện Đan Rông, Phú Sơn, Phúc Thọ - Huyện Lâm Hà. Là các xã thuộc
vùng sâu vùng xa phần lớn là đồng bào dân tộc bản địa và dân di cư tự do từ các
tỉnh khác đến. Thành phần dân tộc gồm có: K' ho, Chil, Mạ, Tày, Nùng, Mông,
Kinh.
Tổng số hộ: 5,491 hộ; tổng số nhân khẩu 23,512 khẩu gồm:
Dân tộc kinh có 3,790 hộ chiếm 69,02% với 14,990 khẩu chiếm 63,75%.
Dân tộc khác có 1,701 hộ chiếm 30,98% với 8,522 khẩu chiếm 36,25%.
Tổng số lao động: 13,428 lao động chiếm 57,11 dân số, trong đó:
+ Lao động Nam có: 6,930 lao động chiếm 51,60% tổng số lao động
+ Lao động Nữ có 6,498 lao động chiếm 48,40% tổng số lao động.

8


Số người lao động trong độ tuổi lao động 13,428 người chiếm 57,11% dân
số, chủ yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm
85%, còn lại là lao động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và lao động khác. Tỷ lệ thất
nghiệp và có việc làm khơng ổn định chiếm khoảng 5%. Với nguồn nhân lực lao
động tại địa phương nhiều nên việc thuê mướn, huy động về thực hiện các kế hoạch

sản xuất của đơn vị rất thuận lợi, đảm bảo thường xuyên liên tục đạt hiệu quả cao.
2.4.2. Tình hình xã hội
Trong những năm gần đây với sự quyết tâm của Đảng, chính quyền địa
phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, dự án thiết thực (Chương triǹ h
135; Dự án 661; Thí điểm dịch vụ môi trường, chương trình tái định canh, định
cư; giảm nghèo nhanh và bền vững…) đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi, ổn định,
nâng cao đời sống của người dân về mọi mặt, dân cư vùng đồng bào dân tộc đã ổn
định được cuộc sống, khơng cịn cuộc sống du canh

du cư như trước đây. Các

buôn làng hiện nay đã được định canh, định cư ổn định, cơ sở hạ tầng đã được nâng
cấp, đất sản xuất được bố trí ổn định, số hộ giàu, hộ khá ngày một nhiều hơn, số họ
nghèo giảm đi đáng kể, khơng có hộ đói. Tình hình chính trị, trật tự an ninh, quốc
phịng ổn định và giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn một số hộ nghèo cần được
hỗ trợ giải quyết khó khăn.
Qua điều tra cho thất đời sống của người dân từng bước được nâng cao
và ổn định.
- Số hộ giàu chiếm 15%, thu nhập >100triệu đồng/hộ/năm
- Số hộ khá chiếm 30%, thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng/hộ/năm
- Số hộ đủ ăn chiếm 40%, thu nhập từ 30 -50 triệu đồng/hộ/năm
- Số hộ nghèo chiếm 15%, thu nhập <20 triệu đồng/hộ/năm
2.4.3. Đặc điểm kinh tế
Là các xã miền núi cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, nguồn làm động chủ yêu
là lao động phổ thông, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số nên có trình độ thấp,
tập qn canh tác còn lạc hậu, phương thực sản xuất đa phần còn quảng canh,
truyền thống, đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

9



cịn hạn chế, trong sản xuất ít kinh nghiệm, thiếu vốn đầu tư, tính tự chủ trong sản
xuất yếu kém, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp của nhà nước, chính quyền địa
phương và nguồn tài ngun vốn có.
Nguồn thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thiếu đất sản xuất nơng
nghiệp bình qn/hộ là: 1,55 ha, cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp như
cà phê, cây nông nghiệp ngắn ngày theo mùa vụ, năng suất chất lượng cịn thấp,
chăn ni phân tán nhỏ lẻ, trên 4 xã có tổng số đàn trâu bị là:1.366 con; lợn: 4.688
con.
- Về sản xuất lâm nghiệp góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng
một cách đáng kể. Thơng qua việc nhận khốn quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm
sóc, tỉa thưa rừng trồng, khai thác chế biến lâm sản phụ… đã giải quyết được phần
nào công ăn việc làm cho nhiều hộ đồng bào dân tộc địa phương, hạn chế được việc
phát nương làm rẫy, cưa xẻ gỗ lậu, đã nâng cao được độ che phủ của rừng, năng
suất chất lượng rừng được phát triển tốt hơn.
2.4.4. Kết cấu hạ tầng
Giao thông tương đối thuận lợi, có tổng chiều dài các tuyến đường giao
thơng trong lâm phần là: 77 km. gồm có các đường QL 27 liên tỉnh Lâm Đồng –
Đak Lak đi qua đã trải nhựa là 20 km. Nhìn chung các tuyến đường đã bị xuống
cấp và hư hỏng cần được nâng cấp.
Khu vực giáp ranh với lâm phần là xã Liêng Srônh và thị trần Đinh Văn giao
thơng chính với nhau thơng qua QL 27 khoảng 45 km.
2.4.5. Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội
* Những mặt đạt được:
Trong những năm gần đây với sự quyết tâm của Đảng, chính quyền địa
phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, dự án thiết thực như
chương triǹ h 135, dự ań 611, thí điểm dịch vụ môi trường, tái định canh, định cư,
giảm nghèo nhanh và bền vững, công tác tái định cư được thực hiện kịp thời có
hiệu quả, cơng tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường mạnh mẽ, thường
xuyên liên tục thông qua công tác tuần tra, khoán quản lý bảo vệ rừng và các công


10


tác lâm sinh khác, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho đồng bào địa
phương, tạo chuyển biến tích cực trong cơng tác xã hội hóa nghề rừng, đã hạn chế,
khắc phục được tình trạng lần chiếm đất rừng, tài nguyên rừng được giữ vững, chất
lượng rừng được nâng cao. Nhìn chung đời sống của các tầng lớp dân cư ngày
càng được tăng lên, chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng ổn định và giữ vững, số
hộ giàu có xu hướng ngày càng được tăng lên, đời sống tinh thần ngày càng được
cải thiện.
* Các mặt xã hội cịn tờn tại:
Là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên có
nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần, trình độ dân trí thấp, đại bộ phận dân cư
sống bằng sản xuất thuần nông, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, quy mô sản xuất
nhỏ lẻ, năng xuất chất lượng cây trồng thấp.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học còn cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu,
chất lượng giáo dục đào tạo cịn thấp, cơng tác bảo vệ sức khỏe chưa đáp ứng được
yêu cầu xã hội, nhà nước còn phải dành một khoảng ngân sách lớn để hỗ trợ và đầu
tư.
Ban
̉ g 2.2. Biểu bố trí diện tích sử dụng đất
Loại đất, loại rừng
Tổng diện tích tự

Diện

Tỷ lệ

tích (ha)

13.208.00

%
100

Sử dụng đất

nhiên
Quản lý
A- Rừng phịng hộ

7,419,00 56,17

bảo

vệ,

trồng

rừng,

khoanh
ni tái sinh, nuôi dưỡng rừng, khai
thác lồ ô, tre nứa.
Quản lý bảo vệ, trồng rừng, khoanh

1- Đất có rừng

6,168,81 46,71 ni tái sinh, nuôi dưỡng rừng, khai
thác lồ ô, tre nứa.


1.1. Rừng tự nhiên
Giàu
Trung bình
Nghèo

5918,00 44,80
77,00
0,58 Quản lý bảo vệ
3,685,00 27,90 Quản lý bảo vệ
85,00
0,64 Quản lý bảo vệ

11


Diện

Tỷ lệ

tích (ha)

%

1,046,00

7,92

Hỗn giao tre nứa- gỗ


984,00

7,45

Tre nứa

41,00

0,31

250,81
197,00
1,053,19

1,91
1,49
7,97

Loại đất, loại rừng
Non

1.2. Rừng trồng
2. Đất chưa có rừng
3. Đất nơng nghiệp

Sử dụng đất
Quản lý bảo vệ và khoanh nuôi tái
sinh
Quản lý bảo vệ, khai thác lồ ô - tre
nứa

Quản lý bảo vệ, khai thác lô ô - tre
nứa
Quản lý bảo vệ , ni dưỡng rừng
Trồng và chăm sóc rừng trồng
Quản lý bảo vệ khai thác gỗ rừng tự
nhiên,

B. Rừng sản xuất

5,789,00 43,83

rừng

trồng,

trồng

rừng,

khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng
rừng trồng, khai thác lồ ô – tre
nứa, cải tạo rừng nghèo kiệt để
trồng rừng kinh tế.
Quản lý bảo vệ, khai thác gỗ rừng tự
nhiên, rừng trồng, khoanh ni tái

1. Đất có rừng

4,874,53 36,90


1.1. Rừng tự nhiên
Giàu
Trung bình

khai thác lồ ơ – tre nứa.
4,556,55 34,50
752,90
5,70 Quản lý bảo vệ và khai thác gỗ chính
1,943,10 14,72 Quản lý bảo vệ và khai thác gỗ chính
Quản lý bảo vệ, cải tạo rừng nghèo

Nghèo

403,00

3,05

sinh, nuôi dưỡng rừng trồng trồng,

kiệt để trồng rừng nghèo kiệt để
trồng rừng kinh tế.
Quản lý bảo vê, khai thác lồ ô –

Hỗn giao tre nứa- gỗ

180,00

1,36

Tre nứa


32,00

0,24

1.2. Rừng trờng
2. Đất chưa có rừng
3. Đất nôngnghiệp

317,98
215,00
699,47

2,40
1,63
5,30

12

tre nứa, cải tạo rừng nghèo kiệt để
trồng rừng kinh tế.
Quản lý bảo vệ, khai thác lồ ô –
tre nứa, cải tạo để trồng rừng kinh tế.
Quản lý bảo vệ, ni dưỡng rừng
Trồng và chăm sóc rừng trồng.


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng sau khoanh nuôi
- Đặc điểm cấu trúc của rừng khi đưa vào khoanh nuôi và các biện pháp
kỹ thuật tác động.
- Một số chỉ tiêu cấu trúc các trạng thái rừng sau khoanh nuôi: Mật độ, tổ
thành và một số chỉ tiêu cấu trúc cơ bản khác.
- - Một số quy luật kết cấu lâm phần (phân bố N-D; H-D…)
3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng
- Mật độ cây tái sinh
- Tổ thành loài cây tái sinh
- Quy luật phân bố số cây tái sinh theo chiều cao.
- Chất lượng cây tái sinh và các nhân tố ảnh hưởng.
- Tỷ lê c̣ ây tái sinh có triển vong.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Quan điểm và phương pháp luận
Phục hồi rừng là quá trình diễn thế đi lên của hệ sinh thái rừng. Quá trình này
trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau, với những biến đổi tuần tự, theo xu hướng tái
lập lại quần xã cao đỉnh khí hậu như đã từng xuất hiện trước đây trong thiên nhiên
Rừng sau khoanh ni, về mặt tiến trình là rừng đã được khoanh nuôi và
kết thúc giai đoạn khoanh nuôi. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng khoanh nuôi dựa
trên cơ sở các quy luật kết cấu, tái sinh, diễn thế tự nhiên và các đặc điểm có liên
quan khác để đề ra các biện pháp tác động nhằm phục hồi rừng theo mục tiêu, yêu
cầu đã đề ra.
Vậy, khi đề xuất các giải pháp kỹ thuật đồng thời chú ý đến vấn đề gì? (1)
Đặc điểm của đối tượng rừng: Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối tượng

13


khoanh ni như lịch sử hình thành, cấu trúc, tình hình tái sinh, điều kiện lập

địa... mà có các giải pháp khác nhau.
(2) Cơ sở về kinh tế: ảnh hưởng đến cường độ, mức độ tác động vào đối
tượng khoanh ni. Nó quyết định đến ứng xử của người dân vào rừng, các giải
pháp không những phục hồi rừng, phục hồi hệ sinh thái, mơi trường mà cịn làm
tăng thu nhập của người dân. Có như thế, người dân mới gắn bó với rừng, chung
sống với rừng và coi rừng là nguồn sống.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên việc đề xuất các giải pháp
kỹ thuật phục hồi rừng sau khoanh nuôi được xác định chủ yếu dựa vào đặc điểm cụ
thể của đối tượng rừng.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa những số liệu sau:
+ Những tư liệu về điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thuỷ văn, địa hình, thổ
nhưỡng, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng sinh học.
+ Những tư liệu về điều kiện kinh tế, xã hội: Cơ cấu ngành nghề, sản xuất
hàng hoá, dân số, dân tộc, lao động ...
+ Những văn bản, hồ sơ có liên quan đến phục hồi rừng bằng khoanh nuôi,
chiến lược phát triển lâm nghiệp của nhà nước, của địa phương, quy hoạch và kế
hoạch của địa phương, chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp của địa phương, tổng
kết về tình hình giao đất, giao rừng, kết quả các chương trình, dự án tại khu vực
nghiên cứu...
3.2.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
a) Điều tra sơ bộ
- Khảo sát sơ bộ về thực trạng rừng ở khu vực
- Xác định các điểm, nơi đại diện cho các đối tượng điều tra
- Tiến hành khảo sát theo các tuyến để lựa chọn các OTC tạm thời để thu
thập số liệu. Các OTC đảm bảo bao gồm các nhóm đối tượng điều tra.

14




×