BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MỘT SỐ DỊNG KEO
LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) BẰNG KỸ THUẬT
NUÔI CẤY IN VITRO
MÔN : ỨNG DỤNG CÔNG NGHÊ SINH
HỌC TRONG LÂM NGHIỆP
GVHD : TS. Hồ Lê Tuấn
Lớp Cao học: CH21LHTr
Ngành: Lâm Học
Nhóm 1: Lê Kiều Trinh
Vũ Ngọc Kỷ Văn
Phan Văn Trọng
Lê Bảo Lâm
TP.HCM, 2022
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.....................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................3
1.1. Khái quát chung về Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)..................3
1.2. Các nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm.................................5
1.2.1. Nghiên cứu về lĩnh vực cải thiện giống Keo lá tràm trên thế giới . 5
1.2.2. Nghiên cứu về lĩnh vực cải thiện giống Keo lá tràm ở Việt Nam7
1.3. Thành tựu về nuôi cấy in vitro đối với cây rừng.............................11
1.3.1. Trên thế giới..............................................................................11
1.3.2. Ở Việt Nam...............................................................................14
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................18
2.2.1. Mục tiêu chung.........................................................................18
2.2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................18
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................18
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................19
2.4.1. Vật liệu nuôi cấy.......................................................................19
2.4.2. Điều kiện bố trí thí nghiệm nghiên cứu....................................19
2.4.3. Phương pháp tiến hành.............................................................20
2.4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................21
iii
2.4.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.....................................23
Chương 3. KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ THẢO LUẬN.............................26
3.1. Xác định chế độ khử trùng thích hợp cho các dịng Keo lá tràm.....26
3.2. Xác định môi trường nhân chồi và nâng cao chất lượng chồi.........30
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến nhân nhanh chồi.................30
3.2.2. Ảnh hưởng nồng độ BAP và Kinetin đến nhân nhanh chồi 2
dòng Keo lá tràm
33
3.2.3. Xác định hàm lượng than hoạt tính thích hợp đến khả năng hình
thành chồi và chất lượng chồi hữu hiệu
36
3.3. Xác định mơi trường ra rễ thích hợp cho các dịng Keo lá tràm......39
3.4. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ cây sống và chiều cao
cây con ngoài vườn ươm.........................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................46
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAP
6 - Benzyl Amino Purine
HSNC
Hệ số nhân chồi
TB
Trung bình
HgCl2
Clorua thuỷ ngân
IBA
Indol Butiric Acid
Kn
Kinetin
MS*
Mơi trường MS cải tiến
AC
Than hoạt tính
NAA
Naphthy acetic Acid
Sd
Sai tiêu chuẩn mẫu
TLBCHH
Tỷ lệ bật chồi hữu hiệu
TLCHH
Tỷ lệ chồi hữu hiệu
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Chồi bất định hai dịng Keo lá tràm sau 35 ngày ni cấy..............30
Hình 3.2. Cụm chồi Keo lá tràm nuôi cấy sau 30 ngày trong mơi trường MS*
bổ sung 1,0 mg/l BAP.....................................................................................33
Hình 3.3. Hình ảnh Keo lá tràm khi ni cấy trong mơi trường có sự phối
hợp giữa BAP và Kinetin................................................................................36
Hình 3.4. Bình nhân chồi Keo lá tràm Clt98 bổ sung than hoạt tính sau 35
ngày ni cấy..................................................................................................39
Hình 3.5. Bình ra rễ Keo lá tràm sau 10 ngày ni cấy..................................42
Hình 3.6. Hình ảnh Keo lá tràm được chăm sóc ngồi vườn ươm..................44
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được du nhập vào Việt Nam từ
những năm 1960, đến nay đã trở thành một trong ba lồi keo vùng thấp có
diện tích trồng rừng lớn nhất (khoảng 100.000 ha). Gỗ Keo lá tràm có tỷ
trọng tương đối cao (0,5 - 0,7 g/cm3), thớ mịn, vân và màu sắc đẹp, là một
trong những loài cây đang được ưa chuộng trên thị trường đồ mộc ở nước
ta và trên thế giới.
Trong những năm vừa qua ngành cơng nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
đóng một vai trị rất quan trọng và đang có những bước phát triển vượt bậc
với lượng tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 50 - 70%. Xuất khẩu đồ
gỗ và lâm sản năm 2019 đạt 11,2 tỷ USD, vượt 107% kế hoạch, tăng 19,2%
so với năm 2018, đây là thông tin được công bố tại hội nghị Tổng kết năm
2019 và Triển khai kế hoạch năm 2020 do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ
NN&PTNT) tổ chức sáng 2-1 tại Hà Nội.
Mặc dù, Keo lai (Acacia auriculiformis) là loài cây được trồng ở Việt
Nam và có những tính chất cơ lý phù hợp cho việc sản xuất gỗ xẻ và hồn
tồn có thể thay thế cho một số loại gỗ nhập khẩu. Đến nay, những nghiên
cứu về cải thiện giống cho Keo lai ở Việt Nam mới chủ yếu nhằm phục vụ
cho công nghiệp sản xuất bột giấy, ván dăm và ván ghép. Mặc dù nó có thể
sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà nước, cho nông dân nghèo và cho
các chủ trang trại nhỏ ở các vùng nông thôn, nếu sản phẩm rừng trồng cũng
có thể đạt kích cỡ phù hợp cho việc chế biến các sản phẩm gỗ chất lượng
cao như đồ gỗ dân dụng. Các khối gỗ trịn Keo lai có đường kính lớn và
thẳng được bán với giá rất cao. Việc trồng Keo lai theo hướng kinh doanh
sản phẩm gỗ xẻ có luân kỳ khai thác từ một vài năm đến 10 năm kết hợp
với bán sản phẩm tỉa thưa sớm làm gỗ nguyên liệu giấy là một hướng kinh
doanh tạo ra thu nhập hấp dẫn đối với những người nông dân nghèo.
Hơn nữa, Keo lá tràm là lồi cây có khả năng chịu hạn và chống chịu
gió bão cao rất phù hợp cho trồng rừng ở các tỉnh ven biển duyên hải miền
8
Trung, đặc
biệt so với Keo tai tượng, Keo lá tràm được đánh giá là lồi keo
có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp,
2006) [1]. Vì vậy, việc chọn và tạo giống Keo lá tràm chất lượng cao với năng
suất cao, chống chịu sâu bệnh là một nhu cầu hết sức cấp thiết đặt ra cho
ngành lâm nghiệp.
Qua kết quả khảo nghiệm giống của Viện Nghiên cứu Giống và Công
nghệ sinh học Lâm nghiệp, các dòng Keo lá tràm Clt43 và Clt98 là một trong
những giống Keo lá tràm đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật (Theo
quyết định số 2763/QĐ - BNN - LN, ngày 01 tháng 10 năm 2009), khả năng
chống chịu bệnh tốt, có năng suất trung bình đạt 30 - 35 m3/ha/năm, chiều cao
dưới cành cao, có tỷ trọng gỗ cao, độ co ngót sau sấy thấp, thân thẳng, ít cành
nhánh nên rất thích hợp cho trồng rừng cung cấp nhu cầu gỗ xẻ trong và ngoài
nước hiện nay.
Mặt khác, theo kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng gỗ lớn (gỗ xẻ) hiện
nay là rất lớn. Trong khi đó, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 20%
nguyên liệu, cịn 80% phải nhập khẩu. Ngược lại, diện tích rừng gỗ lớn nước
ta chỉ đạt 20% còn lại 80% là rừng gỗ nhỏ. Do đó, việc tập trung vào trồng
rừng gỗ lớn đang rất được quan tâm đối với ngành lâm nghiệp, đây cũng là
một trong những mục tiêu mà đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đề ra đó là
chuyển đổi từ kinh doanh trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh rừng trồng. Trong đó,
Keo lá tràm là lồi cây đáp ứng được mục tiêu, là một trong những đối tượng
được ưu tiên đưa vào trồng rừng gỗ lớn hiện nay.
Vậy để đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết trên, đưa được giống tốt
vào sản xuất đại trà, nhóm 1 tiến hành thực hiện tiều luận: Nghiên cứu nhân
giống một số dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) bằng kỹ thuật nuôi
cấy in vitro.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis)
Keo Acacia là một chi thực vật họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc
họ Đậu (Leguminosae) bao gồm khoảng 1.200 lồi có phân bố rộng ở châu Á,
và châu Đại Dương. Riêng Austrailia có khoảng 850 lồi Keo Acacia với
hàng trăm lồi có lá giả (Pedley, 1987) [33]. Ở Việt Nam, vào đầu những năm
1960 gần 20 loài Keo Acacia được đưa vào thử nghiệm gây trồng, Keo lá
tràm là một trong những lồi có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh
do đó trở thành lồi cây trồng rừng phổ biến ở các tỉnh phía Nam (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 1997) [11].
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth), có nơi cịn gọi
là Tràm bơng vàng (vì chúng có lá giống lá cây Tràm và có hoa màu vàng) là
loài cây đơn thân, thẳng, thường xanh và sinh trưởng khá nhanh. Hiện nay, ở
nước ta Keo lá tràm là một trong những loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu.
Tổng diện tích rừng trồng Keo lá tràm ở Việt Nam khoảng 90.000 ha, tương
đương với 4,5% tổng diện tích rừng trồng trong cả nước (Lê Đình Khả và
cộng sự, 2003) [6].
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) có nguồn gốc từ Australia, Papua
New Guinea (PNG) và Indonesia, phân bố chủ yếu ở 8 - 16 0 vĩ Nam, ở độ cao
100 m, có thể đến 400 m trên mặt biển, lượng mưa 1.400 - 3.400 mm/năm,
song có thể chịu được lượng mưa 500 - 1.000 mm (Doran, Turnbull và các
cộng sự, 1997) [24].
Ở Australia cây phân bố chủ yếu ở các vùng phía bắc bang Northern
Territory với độ cao 400 m (nằm gữa vĩ độ 11 0 đến 140 Nam và kinh độ 1300
đến 1350 Đông), Cape York Peninsula, Queesland và trên đảo Torres Strait ở
độ cao 150 m (100 đến 160 vĩ Nam và 1420 đến 1450 kinh Đông).
Ở Papua New Guinea Keo lá tràm chủ yếu ở phía Tây từ vùng giáp
ranh Irian Jaya đến vùng sơng Oriomo. Tại Indonesia chúng có phân bố gần
Papua New Guinea và trên đảo Kai Island chủ yếu ở độ cao từ 5 đến 20 m
(Pinyopusarerk. K, 1984) [35].
Keo lá tràm là một trong những loài cây đang được ưa chuộng trên
thị trường đồ mộc ở nước ta và trên thế giới. Keo lá tràm thường có kích
thước trung bình, thân ngắn nhiều cành nhánh, tuy nhiên trên các lập địa tốt
lồi này có thế cao 30 m với đường kính 80 cm và thân thẳng đơn trục
(Pinyopusarerk, 1990).
Keo lá tràm được đưa vào trồng ở nước ta từ những năm 1960 và hiện
nay đã được gây trồng rộng rãi ở hầu hết các địa phương, đây là lồi cây thích
ứng khá rộng với các vùng sinh thái khác nhau của nước ta, từ điều kiện khí
hậu, đất đai của vùng cát ven biển tương đối khô hạn miền Trung đến vùng
núi thấp dưới 400 m ở Tây Nguyên (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [4].
Gỗ Keo lá tràm có tỷ trọng từ 0,5 đến 0,6 thậm chí 0,7 nhiệt lượng cao
4.800 đến 4.900 kcal/kg (Viện hàn lâm khoa học Mỹ, 1984), trong thành phần
hoá học gỗ chứa 48 - 50,5% cellulose, 23,5 - 25,5% lignin và 19,6 - 22,7%
pentosan, vì vậy thường được sử dụng làm chất đốt, làm giấy sợi, gỗ xây
dựng và đồ mộc. Ngoài ra, Keo lá tràm cũng là lồi cây có nốt sần ở rễ chứa
cả Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp Nitơ trong khí quyển
rất cao, do đó khả năng cải tạo đất của chúng rất hiệu quả. Nhiều nơi đã dùng
Keo lá tràm như là một trong những loài cây tiên phong để cải tạo đất trống
đồi núi trọc.
Chu kỳ kinh doanh của cây Keo lá tràm thường từ 8 đến 12 năm với
mục tiêu làm gỗ nguyên liệu. Vỏ và giác cây thường chiếm khoảng 30% thể
tích cây (Chomcharn và cộng sự, 1986) [20], lõi có mầu nâu nhẹ đến đỏ thẫm,
thớ gỗ mịn, có thể dùng đóng đồ mộc rất tốt. Ở nước ta hiện nay gỗ Keo lá
tràm được dùng làm nguyên liệu giấy sợi, gỗ xây dựng, gỗ chống lị và đóng
đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ. Do gỗ có vân đẹp và có mầu phù hợp nên có nơi gọi
là “Cẩm lai giả” (Lê Đình Khả, 1993) [5]. Điều đó chứng tỏ gỗ Keo lá tràm
được dùng rộng rãi và được người dân chấp nhận khi gỗ của một số loài như
Đinh, Lim, Lát... ngày càng hiếm và đắt. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ trong
nhiều năm qua ở nước ta cho thấy trong hàng chục xuất xứ Keo lá tràm chỉ có
một số ít là có sinh trưởng nhanh rõ rệt. Nòi địa phương Keo lá tràm được
nhập trước đây tuy có khả năng chịu đựng khá tốt đối với hoàn cảnh khắc
nghiệt nhưng sinh trưởng kém hơn nhiều xuất xứ khác, lại có nhiều cành
nhánh (Nguyễn Hồng Nghĩa, 1997) [11]. Vì vậy, việc chọn những giống ưu
trội có sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây đẹp của chúng là một trong
những biện pháp góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của rừng trồng
loài cây này.
Vậy với những ưu điểm trên của Keo lá tràm nhanh chóng được các
nước ở vùng nhiệt đới sử dụng như là một loài chủ yếu để trồng rừng kinh tế,
phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhất là các nước vùng Đông Nam Á và Trung
Quốc. Do đó, nghiên cứu về Keo lá tràm được các nhà khoa học trên thế giới
rất quan tâm.
1.2. Các nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm
1.2.1. Nghiên cứu về lĩnh vực cải thiện giống Keo lá tràm trên thế giới
Vào đầu những năm 1980, một loạt các khảo nghiệm xuất xứ về Keo lá
tràm bắt đầu được xây dựng ở các nước như Australia, Thái Lan, Trung
Quốc... Kết quả cho thấy giữa các xuất xứ có sự sai khác rất rõ rệt về sinh
trưởng và chất lượng thân cây (Yang and Zeng, 1993; Awang và cộng sự,
1994; Venkateswarlu và cộng sự, 1994…). Qua đó cho thấy rằng có thể tăng
năng suất rừng trồng Keo lá tràm thông qua việc sử dụng các xuất xứ tốt.
Sự sai khác rất lớn về sinh trưởng và hình dạng thân giữa các xuất xứ
Keo lá tràm đã được nghiên cứu và ghi nhận ở rất nhiều nước trên thế giới
như Australia (Harwood và cộng sự, 1991) [27]; Thái Lan (Luangviriyasaeng
và cộng sự, 1991); Zaire (Khasa và cộng sự, 1995); Indonesia (Otsamo và
cộng sự, 1996) và Malaysia (Nor Aini và cộng sự, 1997). Các xuất xứ có
nguồn gốc từ Papua New Guinea (PNG) có sinh trưởng sinh khối lớn hơn các
xuất xứ có nguồn gốc từ Queensland (Qld) và Northern Territory (NT) nhưng
các xuất xứ có nguồn gốc từ (Qld) lại có tỷ lệ cây một thân cao hơn, có hình
dạng thân đẹp hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Pinyopusarerk và cộng sự,
1997 tại Thái Lan [36] lại cho thấy rằng các xuất xứ từ Queensland (Qld) sinh
trưởng tốt hơn và có hình dạng thân đẹp hơn các xuất xứ từ Papua New
Guinea (PNG) và Northern Territory (NT).
Nghiên cứu của Nor Aini và các cộng sự, 1997 [32] tại Malaysia trên
khảo nghiệm xuất xứ 4 năm tuổi cho thấy khơng những các xuất xứ khác nhau
thì sinh trưởng khác nhau mà tỷ trọng của gỗ cũng sai khác rất lớn. Các xuất
xứ có sinh trưởng tốt nhất đồng thời cũng là những xuất xứ cho tỷ trọng gỗ
cao nhất, trong khi các xuất xứ sinh trưởng kém có tỷ trọng gỗ thấp nhất.
Tính chất chống chịu của Keo lá tràm cũng đã được các nhà khoa học
quan tâm trong quá trình chọn giống. Nghiên cứu của Marcar và các cộng sự
năm 1991 cho thấy các xuất xứ Keo lá tràm có sự khác biệt rất lớn về khả
năng chịu mặn và chịu úng ngập, điều đáng chú ý là sinh trưởng của các xuất
xứ khơng có sự tương quan với các chỉ tiêu này.
Cùng với các khảo nghiệm lồi và xuất xứ thì các kỹ thuật di truyền
phân tử cũng đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu chọn giống cây rừng.
Các nghiên cứu di truyền phân tử được dùng trong đánh giá mức độ đa dạng
di truyền trong quần thể và giữa các quần thể, tỷ lệ giao phấn chéo trong quần
thể. Các nghiên cứu của Wickneswari. R và Norwati. M, 1993 [37] sử dụng
chất isozyme trong đánh giá đa dạng di truyền của quần thể Keo lá tràm tự
nhiên tại Australia cho thấy sự sai khác khá cao giữa các quần thể và sự sai
khác di truyền là do sự sai khác giữa các cá thể trong quần thể. Điều này có
thể lý giải sự sai khác về sinh trưởng cũng như khả năng thích nghi của các
xuất xứ trong các khảo nghiệm và là cơ sở quan trọng trong chọn lọc cá thể.
Sau khảo nghiệm loài và xuất xứ, việc chọn lọc cá thể (cây trội) để
xây dựng các khảo nghiệm hậu thế, dịng vơ tính và vườn giống để cung cấp
hạt giống là bước tiếp theo của một chương trình chọn giống. Khảo nghiệm
hậu thế các gia đình cây trội Keo lá tràm được chọn lọc từ nơi nguyên sản và
từ các lâm phần địa phương tại Thái Lan năm 1989 đã cho thấy có sự sai
khác rất lớn về sinh trưởng giữa các xuất xứ cũng như giữa các gia đình
trong cùng xuất xứ. Các gia đình được chọn lọc trong các rừng sản xuất tại
Thái Lan có sinh trưởng kém đã bị chặt bỏ khi khảo nghiệm này được
chuyển hoá thành vườn giống. Sự sinh trưởng kém của các gia đình địa
phương đã được lý giải là do nền tảng di truyền hẹp, tình trạng giao phối cận
huyết và chọn lọc âm tính (các cá thể có sinh trưởng kém được chọn để thu
hái hạt giống cho sản xuất đại trà) đã xảy ra qua nhiều thế hệ (Pyniopusarerk
và cộng sự, 1997) [34].
1.2.2. Nghiên cứu về lĩnh vực cải thiện giống Keo lá tràm ở Việt Nam
Từ năm 1982 - 1984, các lô hạt của một số lồi Keo vùng thấp trong đó
có Keo lá tràm đã được đưa vào trồng thử có tính chất thăm dị ở một số địa
phương nước ta. Kết quả thu được thấy rằng Keo lá tràm là một trong những
loài sinh trưởng nhanh chỉ sau Keo tai tượng (Lê Đình Khả, Nguyễn Hồng
Nghĩa, 1991). Đến năm 1990 - 1991 thơng qua dự án UNDP, một bộ giống
gồm 39 xuất xứ của 5 loài Keo vùng thấp gồm Keo lá tràm (A.
auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá liềm (A. Crasscicarpa),
Keo nâu (A. aulacocarpa), Keo quả xoắn (A. cincinnata) đã được xây dựng
tại Đá Chơng (Ba Vì, Hà Nội), Đơng Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc).
Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn đầu tại Ba Vì cho thấy Keo lá tràm là lồi
có sinh trưởng nhanh nhất, đặc biệt là các xuất xứ Coen River và Mary River
(Lê Đình Khả, Nguyễn Hồng Nghĩa, 1991).
Sau đó trong các năm 1992 - 1994 một số khảo nghiệm khác được thực
hiện tại Sông Mây, Bầu Bàng (Đồng Nai), Măng Giang (Gia Lai) và Bãi Bằng
(Phú Thọ). Đến nay một số khảo nghiệm vẫn cịn được duy trì, một số khảo
nghiệm khơng cịn nữa (Lê Đình Khả và cộng sự, 2001) [4]. Kết quả những
khảo nghiệm đã cho thấy trong 5 loài Keo khảo nghiệm thì chỉ có 3 lồi sinh
trưởng nhanh là Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lá liềm. Mặt khác, sinh
trưởng của các xuất xứ đã có sự khác biệt rõ rệt. Những xuất xứ tốt nhất có
thể tích cây bình qn gấp đơi những xuất xứ kém nhất. Kết quả cho thấy một
số xuất xứ của Keo lá tràm có triển vọng sinh trưởng tốt ở nước ta như Mibini
(PNG), Coen River (QLD), Manton (NT) và Kings Plains (QLD) (Lê Đình
Khả và cộng sự, 2001) [4], (Nguyễn Hồng Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000) [12].
Năm 1994 khảo nghiệm các xuất xứ Keo lá tràm được tiến hành theo
dự án ACIAR 9310 hợp tác với Autralia. Khảo nghiệm được tiến hành tại
Cẩm Quỳ (Ba Vì, ), Đơng Hà (Quảng Trị) và Sông Mây (Đồng Nai). Kết quả
cho thấy không những giữa các xuất xứ sinh trưởng đã khác nhau mà có
những xuất xứ tốt ở từng vùng như: Halroyed (Qld) cho Ba Vì, Wondo
Village (Qld) cho Đơng Hà, Morehead (PNG) cho Bầu Bàng và có những
xuất xứ sinh trưởng tốt cho tất cả các vùng khảo nghiệm đó là Coen River.
Riêng nơi địa phương Đồng Nai thuộc nhóm sinh trưởng trung bình và kém ở
cả ba nơi khảo nghiệm. Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy rằng trong các lơ
hạt của xuất xứ Coen River thì lơ hạt số 16142 là có sinh trưởng và hình dáng
thân cây khá nhất. Điều này chứng tỏ rằng các quần thể khác nhau và lô hạt
khác nhau của cùng một địa phương vẫn có sinh trưởng rất khác nhau (Lê
Đình Khả và cộng sự, 2001) [4].
Năm 1994, Lê Đình Khả và các cộng sự nghiên cứu nhân giống giâm
hom cho Keo lá tràm kết quả cho thấy thời gian giâm hom cho tỷ lệ ra rễ hơn
90% khi lấy hom vào tháng 7 ở cây mẹ 1 năm tuổi khơng cần thuốc ra rễ; Cịn
khi sử dụng thuốc ra rễ bột TTG cho hiệu quả cao nhất với Keo lá tràm là
0,75%. (TTG là một loại thuốc kích thích ra rễ do Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng pha chế từ IBA và một số chất phụ gia). Vị trí lấy hom cho tỷ
lệ ra rễ cao nhất là đoạn thân cây non, đoạn ngọn, đoạn gốc thấp nhất.
Năm 1996 - 1999 dự án FOTIP (Regional Project on Forest Tree
Impovement) về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam hợp tác với CSIRO của
Australia đã trồng 8 ha vườn giống Keo lá tràm tại Ba Vì (Hà Nội) và Chơn
Thành (Bình Phước). Vật liệu để xây dựng vườn giống là hạt giống được thu
từ các cây trội đã được chọn lọc tại Papua New Guinea (PNG) và các bang
Queesland (QLD), Northern Territory (NT) của Australia cũng như từ
Sakaerat của Thái Lan. Các vùng lấy giống là những xuất xứ đã được khảo
nghiệm trước đây tại Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là những xuất xứ
tốt nhất. Mỗi xuất xứ được lấy từ một số cây trội nhất định, hạt lấy từ cây trội
được thụ phấn tự do coi là một gia đình (family). Các gia đình này được trồng
thành vườn giống theo khối hàng 4 cây lặp lại 8 lần hoàn toàn ngẫu nhiên.
Sau 3 năm tiến hành đánh giá sinh trưởng của cây theo gia đình và theo xuất
xứ, từ đó giữ lại những gia đình tốt nhất của các xuất xứ có triển vọng, tỉa bỏ
những cá thể và những gia đình xấu để thành vườn giống lấy hạt (Seed
orchard) cung cấp giống trồng rừng ở Việt Nam (Phí Hồng Hải, 1999). Đánh
giá sinh trưởng sau 4 năm cho thấy các xuất xứ có triển vọng nhất tại hai
vườn giống là Rocky Creek (QLD) và Coen River. Ngồi ra, một số xuất xứ
khác thuộc nhóm đứng đầu về sinh trưởng là Olive River (QLD), Archer
River & Tribs (QLD) và Sakaerat (Thái Lan) (Lê Đình Khả và các cộng sự,
2001).
Năm 2007, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Nguyễn Văn Chiến tiến hành khảo
nghiệm các dịng vơ tính Keo lá tràm tại Sơng Mây (Đồng Nai) và Minh Đức
(Bình Phước) cho thấy trong số 14 dịng Keo lá tràm có triển vọng đưa vào
khảo nghiệm có 3 dịng có sinh trưởng nhanh, thân thẳng, đẹp và khơng bị
bệnh phấn hồng. Dịng Keo lá tràm AA9 có sinh trưởng đạt 32,7 m 3/ha/năm
sau hơn 5 năm tuổi tại Song Mây và đạt 25,3 m3/ha/năm sau hơn 3 năm tuổi
tại Minh Đức; Dòng AA15 sinh trưởng đạt 33,6 m 3/ha/năm sau 5 năm tuổi tại
Sơng Mây; Dịng AA1 sinh trưởng đạt 25,7 m 3/ha/năm sau hơn 3 năm tuổi tại
Minh Đức. Ba dòng Keo lá tràm này đã được Hội đồng công nhận giống của
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Năm 2010, Phí Hồng Hải và cộng sự tiến hành nghiên cứu về biến dị di
truyền Keo lá tràm cho thấy hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các chỉ tiêu
sinh trưởng trong các khảo nghiệm hậu thế Keo lá tràm dao động từ 0,36 đến
0,39, hệ số di truyền theo nghĩa rộng dao động từ 0,21 - 0,56. Giữa sinh
trưởng và các chỉ tiêu tính chất gỗ tồn tại tương quan yếu cho thấy có thể cải
thiện sinh trưởng ở Keo lá tràm mà khơng ảnh hưởng nhiều đến tính chất gỗ.
Do đó, việc sử dụng các cá thể Keo lá tràm ưu việt có tính chất gỗ tốt ở cả
lồi bố và mẹ trong các phép lai có thể mang lại các dịng Keo lá tràm mới có
các tính chất gỗ tốt hơn và tăng khả năng chống chịu đổ gãy ở những lập địa
thường có gió lớn.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự (2010) cho
thấy rằng, các lồi keo gây trồng ở nước ta có một số bệnh cần quan tâm và
chọn giống theo hướng chống chịu sâu bệnh như bệnh phấn hồng, loét thân,
rỗng ruột và thối rễ. Với bệnh hại keo, nghiên cứu đã xác định được 15 loài
sinh vật chính gây bệnh tại vùng Đơng Bắc Bộ và Trung tâm, 17 lồi sinh vật
chính gây bệnh tại miền Trung, 17 loài nấm gây hại cho các loài keo trong đó
có nấm gây bệnh loét thân và nấm gây bệnh phấn hồng ở Tây Nguyên, tại
vùng Đông Nam Bộ, xác định được 22 lồi sinh vật chính gây bệnh.
Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự (2015) cũng đã xác định được 22 loại
bệnh gây hại cây con trong vườn ươm tại vùng Đông Bắc Bộ và Trung tâm,
14 loại bệnh tại miền Trung và Tây Nguyên, 16 loại bệnh xuất hiện và gây hại
cây con các loài keo tại vùng Đông Nam Bộ. Kết quả điều tra về bệnh hại các
loài keo ở rừng trồng cũng xác định được 45 lồi sinh vật gây bệnh hại tại
vùng Đơng Bắc Bộ và Trung tâm, 36 loài nấm gây hại tại khu vực miền
Trung và Tây Nguyên, 38 loài nấm gây hại cho các loài Keo tai tượng, Keo lá
tràm và keo lai tại vùng Đông Nam Bộ [15].
Kết quả đánh giá đa dạng di truyền và kiểu gen đặc trưng của vườn
giống vơ tính thế hệ 1,5 Keo lá tràm xây dựng tại Bầu Bàng cho thấy các
dòng Keo lá tràm có tỷ lệ dị hợp tử mong đợi trung bình He = 0,438. Kiểu gen
đặc trưng của các cá thể trong vườn giống này được thực hiện bằng phương
pháp dấu vân tay AND (DNA fingerprinting), hầu hết các dịng vơ tính Keo lá
tràm thuộc vườn giống được phân biệt với nhau bằng 3 - 6 chỉ thị
Microsatellite đặc trưng. Các thông tin về kiểu gen của các cây cá thể này sẽ
giúp ích trong việc xác định nguồn gốc của bố mẹ đối với con lai trong tương
lai (Hà Huy Thịnh và các cộng sự, 2015) [17].
1.3. Thành tựu về nuôi cấy in vitro đối với cây rừng
1.3.1. Trên thế giới
Việc sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới về công nghệ tế bào thực vật trong
nhân giống cho các loài cây thân gỗ lâu niên đã được thực hiện tại nhiều
nước trên thế giới, chẳng hạn như Thụy Điển, Úc, Braxin, Trung Quốc, Thái
Lan... Ở Trung Quốc là một trong những nước ứng dụng sớm và thành công
nuôi cấy mô vào trồng rừng trên diện rộng cho hơn 100 loài cây thân gỗ
được nuôi cấy như Dương, Bạch đàn, Tếch, Bao đồng… Đến năm 1991, ở
vùng Nam Trung Quốc, người ta đã tạo ra trên 1 triệu cây mơ của các dịng
lai được chọn lọc. Những cây mô này được dùng như là những cây đầu dòng
để tạo cây hom tại các vườn ươm địa phương hoặc dùng thẳng cho trồng
rừng dòng vơ tính.
Hiện nay, ni cấy in vitro được áp dụng nhiều ở các loài cây lá kim
nhằm phục vụ cho các chương trình trồng rừng dịng vơ tính. Có tới 30 loài
trong số các loài cây lá kim được nghiên cứu nuôi cấy mô đã đạt được những
thành công bước đầu như các loài Bách tán (Araucaria), Liễu sam
(Cryptomeria japonica), Bách xanh (Calocedrus macrolepis). Trong đó, Cù
tùng (Sequoia sempevirens) ở Pháp, Thông Pinus radiate ở New Zealand;
Thông Pinus taeda và Pinus seudotsuga ở Mỹ và một số giống thông lai ở Úc
đã được sản xuất và trồng rừng dịng vơ tính với quy mơ lớn.
Đối với các lồi Keo, nhân giống in vitro mà chủ yếu là nuôi cấy mô
phân sinh cho Keo lai đã được Darus H. Ahmas (1989; 1994) [21], [22] sử
dụng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có bổ sung 6 enzylaminopurine (BAP) 0,5 mg/L và cho ra rễ trong phịng ở nền cát sơng
100% với tỷ lệ ra rễ có thể đạt 70% và cho Keo tai tượng bằng mơi trường
MS có bổ sung 3% sucrose, 0,6% agar và 0,5 mg/L BAP cho giai đoạn nhân
chồi. Những chồi có chiều cao trên 0,5 cm được cấy vào mơi trường tạo rễ và
chất điều hồ sinh trưởng tốt nhất cho tạo rễ là IBA 1.000 ppm với tỷ lệ ra rễ
là 40%. Cũng vào thời gian này, Darus-Haji và Darus, H. A (1994) [22] tiến
hành kỹ thuật vi nhân giống cho Keo tai tượng trong môi trường vô trùng, vật
liệu nhân giống lấy từ các vị trí khác nhau với chiều dài khoảng 2 - 4 mm và
được ni cấy trên mơi trường MS có bổ sung 6 - benzylamino purine (BAP)
và kinetin (Kn) ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy công thức bổ sung
0,5 mg/L BAP là công thức tốt nhất tạo ra 25,4 chồi/cụm.
Năm 1995, Toda và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nuôi cấy mô cho
Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai. Vật liệu nuôi cấy được lấy từ thân
mầm của cây giống nảy mầm và chồi nách của cây con 2 tuổi được nuôi trên
mơi trường ½ MS có bổ sung 0 - 2,0 mg/Lít BA. Kết quả cho thấy số lượng
chồi khác nhau tùy thuộc vào nồng độ BA thêm vào môi trường, Keo lai đạt
tỷ lệ cao nhất 80%, tiếp đến là Keo tai tượng 71,4% và Keo lá tràm thấp nhất
57,1%. Sau đó chuyển sang mơi trường ½ MS chứa IBA và NAA để tạo rễ,
kết quả cho thấy Keo tai tượng có 69,2% số chồi ra rễ, Keo lá tràm chỉ đạt
38,5%, cịn Keo lai là 71,8% ở mơi trường có bổ sung 0,2 mg/Lít NAA [35].
Một nghiên cứu khác, Bhaskar, P; Subhash, K (1997) đã sử dụng đỉnh
sinh trưởng của các cây trội Keo tai tượng 8 tuổi để nuôi cấy. Kết quả cho
thấy công thức môi trường MS có bổ sung 3,0 mg/L BA, 0,1 mg/L NAA và
100 mg/L axit ascorbic cho số lượng chồi cao nhất và khi bổ sung 1,0 mg/L
IBA cho môi trường ra rễ thì đạt tỷ lệ chồi ra rễ khoảng 70%. Cịn khi sử
dụng vật liệu từ cây 7 tháng tuổi và nhân chồi trên môi trường MS bổ sung
1,0 hoặc 2,0 mg BAP, sau 6 tuần, hầu hết các mẫu cấy đã hình thành một cụm
lớn 14 - 18 chồi nách, song chiều dài trung bình của chồi khơng bị ảnh hưởng
đáng kể bởi nồng độ BAP [31].
Muhammad Shahinozzaman (2012) [29] đã nghiên cứu nhân giống
invitro các dòng Keo tai tượng đã cho rằng: Trong số 3 loại mô khác nhau để
đánh giá khả năng phát triển chồi thì mơ ở lá mầm cho kết quả tốt hơn so với
các mô ở chồi từ nách lá và chồi ngọn. Môi trường MS cho khả năng sinh
trưởng của chồi tốt nhất và số lượng chồi cao nhất ở mơi trường MS có bổ
sung 4,0 µM BA và khả năng/tỷ lệ ra rễ cao nhất ở mơi trường MS có bổ sung
8,0 µM IBA.
Năm 1989, Mittal và cộng sự đã nuôi cấy mô cho Keo lá tràm bằng môi
trường Gamborg’s (B5) bổ sung 5 - 10% nước dừa và (10 - 6 M) BAP. Những
chồi này được cấy chuyển sang môi trường bổ sung (10 - 7 M) IAA hoặc (10 6 - 10 - 7 M) NAA để thử nghiệm ra rễ. Kết quả cho thấy mơi trường nhân
chồi thích hợp cho Keo lá tràm là B5 bổ sung 5% nước dừa và (10 - 6 M)
BAP (tỷ lệ hình thành chồi đạt 76%, có 2 - 3 chồi/cụm). Hiệu quả ra rễ với
NAA là tốt hơn so với IAA. Mẫu được nuôi trong môi trường B5 bổ sung
(10- 6 M) NAA sau 75 ngày cho tỷ lệ ra rễ cao nhất với 24%, rễ khỏe [28].
Nitiwattanachai và cộng sự (1991) đã nuôi cấy thành công cây
Keo lá tràm. Môi trường nhân nhanh chồi là MS (1962) + 10 μM BAP + 0,5M BAP + 0,5
μM BAP + 0,5M IBA, môi trường sử dụng cho tạo rễ là White (1963) + 2 μM BAP + 0,5M IBA + 1 μM BAP + 0,5M
NAA [30].
Đến năm 2011, Girijashankar V và cộng sự nghiên cứu nhân giống
nuôi cấy mô Keo lá tràm đã kết luận rằng môi trường MS + BAP (2 mg/L) +
NAA (0,1 mg/L) cho hệ số nhân chồi cao nhất. Mơi trường ½ MS cơ bản cho
tỷ lệ ra rễ cao nhất. Sử dụng than xơ dừa trong giá thể/(hoặc môi trường) ở
giai đoạn huấn luyện cho tỷ lệ sống cao nhất (75%) ở giai đoạn huấn luyện ở
vườn ươm [25].
1.3.2. Ở Việt Nam
Những cơ sở hiện nay đang nhân giống bằng nuôi cấy mô ở quy mô lớn
trong Lâm nghiệp nước ta là Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học
Lâm nghiệp, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh, Công ty giống
Lâm nghiệp Trung ương, Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp Quảng
Ninh, Xí nghiệp giống Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Lâm
nghiệp… Hiện nay, một số tỉnh và địa phương đã thành lập phịng ni cấy
mơ để phục vụ cho công tác giống cây trồng và đạt được những thành công
bước đầu.
Năm 1995, Nguyễn Ngọc Tân và cs. cũng có nghiên cứu nhân nhanh
Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô. Keo lai nuôi cấy trong môi trường
MS có bổ sung 2 mg/L BAP cho hệ số nhân chồi cao hơn ở các nồng độ khác
từ 3 - 4 lần. Cây mơ có thể cho ra rễ trực tiếp trên nền cát phun sương trong
nhà kính bằng cách ngâm hoặc nhúng nhanh trong các chất kích thích sinh
trưởng IBA hoặc ABT đều cho tỷ lệ ra rễ trên 70% đồng thời rút ngắn được
thời gian tạo rễ cho cây [16].
Năm 2000, nhóm nghiên cứu ni cấy mơ Đồn Thị Mai, Ngơ Minh
Dun đã thực hiện nghiên cứu bổ sung cho một số dòng Keo lai đã được
đánh giá, kết quả như như sau: Về khử trùng mẫu vật, khử trùng từ tháng 8
đến tháng 10 các mẫu bị nhiễm trùng thấp nhất (6 - 8%), đồng thời cũng cho
tỷ lệ bật chồi cao nhất 70 - 85,5%; Về ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng
đến khả năng ra chồi, công thức bổ sung BAP 2 ppm hoặc BAP 2 ppm và Kn
0,05 ppm vào môi trường MS là tốt nhất; Về chất kích thích ra rễ, nồng độ
IBA 3 ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất từ 80 - 92% [8].
Năm 2003, Đoàn Thị Mai và cộng sự đã nhân giống thành công cho
một số lồi cây trồng rừng có năng suất chất lượng cao bằng phương pháp
nuôi cấy mô. Đối tượng nghiên cứu là Keo lai dòng BV10, Keo lá tràm dòng
Clt83, Bạch đàn lai U29C3. Kết quả nghiên cứu cho thấy hóa chất khử trùng
thích hợp với các đối tượng nghiên cứu trên là HgCl2 (với Keo lai và Keo lá
tràm thời gian khử trùng là 8 - 10 phút, Bạch đàn là 6 - 8 phút), Đối với Bạch
đàn, môi trường tạo chồi thích hợp là MS* bổ sung thêm 0,5 mg/L BAP, thời
gian cấy chuyển là 10 - 12 ngày/lần; môi trường tạo rễ phù hợp là mơi trường
MS* có bổ sung 1,5 mg/L IBA. Đối với Keo lá tràm, môi trường nhân chồi
thích hợp là MS* bổ sung thêm 1,0 mg/L BAP, thời gian cấy chuyển là 20 25 ngày/lần; môi trường tạo rễ phù hợp là môi trường MS* có bổ sung 2,0
mg/L IBA. Đối với Keo lai, mơi trường nhân chồi là MS* bổ sung thêm 2,0
mg/L BAP, thời gian cấy chuyển là 20 - 25 ngày/lần; môi trường tạo rễ phù
hợp là mơi trường MS* có bổ sung 2,0 mg/L IBA [10].
Giai đoạn 2006 - 2010, Đoàn Thị Mai và cộng sự [8], đã tiến hành
nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng cho một số dòng Keo lai tự nhiên (BV71,
BV73, BV75) và Keo lai nhân tạo (MA02) bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Đối với Keo lai tự nhiên (BV71, BV73, BV75): Phương pháp khử
trùng thích hợp là HgCl2 với nồng độ 0,1% và thời gian khử trùng thích hợp
là 8 - 10 phút; Mơi trường nhân chồi thích hợp là mơi trường MS1* có bổ