Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ngữ văn 10: kế hoạch bài dạy LUYỆN TẬP ĐỀ VIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.2 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN: 15 - 16
TIẾT: 25 – 26 – 27 – 28

LUYỆN TẬP ĐỀ VIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- Những đặc trưng của thể loại thơ
- Quy trình viết phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật của bài/ đoạn thơ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự tin, sáng tạo, tư duy tốt
- Năng lực đặc thù: đọc hiểu văn bản, đánh giá vấn đề
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, bảng, phấn
- Ngữ liệu thực hành viết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động – Ôn tập
1. Mục tiêu: Nêu lại kiến thức về đặc trưng thể loại thơ
2. Phương pháp: Phát vấn
3. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV: - Thể loại thơ bao gồm những đặc trưng nào?
- Quy trình viết một văn bản phân tích, đánh giá một bài thơ/ đoạn thơ bao gồm những
bước nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trình bày
Bước 3. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Mời 1 – 2 HS trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá.


Hoạt động 2: Luyện tập thực hành viết
1. Mục tiêu: HS vận dụng tri thức, thực hành viết một bài văn phân tích, đánh giá về
chủ về và nghệ thuật của một bài/ đoạn thơ.
2. Phương pháp: Thực hành viết
3. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong 2 khổ
thơ sau:


2
Nụ cười xn
(Trích)
Ánh sáng ơm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng, lá xơn xao
Gió thơm phơ phất bay vơ ý
Đem đụng cành mai sát cành đào
Tóc liễu bng xanh quá mĩ miều
Bên màu hoa mới thắm như kêu
Nỗi gì âu yếm qua khơng khí
Như thoảng đưa mùi hương mến yêu
Xuân Diệu
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
HS đọc văn bản, thực hành viết
Bước 3. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Mời HS trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn
Mở bài: Giới thiệu tác giả Xuân Diệu, tác phẩm Nụ cười xuân, giới thiệu khái quát chủ
đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Thân bài:
- Nội dung:
+ Chủ đề về mùa xuân, đây là chủ đề quen thuộc trong thơ ca Việt Nam.
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là niềm yêu thiết tha, đắm say mãnh liệt của chủ
thể trữ tình trước bức tranh thiên nhiên rực rỡ xuân sắc.
- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:
+ Tác giả đã gợi ra bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ, thanh tân, căng tràn
sức sống.
+ Hình ảnh: “ánh sáng ơm trùm”, “cây vàng rung nắng”: khơng gian chói ngời
ánh sáng; “Gió thơm phơ phất”, “cành mai sát nhánh đào”, “liễu xanh”, “màu hoa
mới” vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy xuân sắc, vạn vật ở trạng thái đắm say.
+ Từ láy gợi tả “xôn xao”, “phơ phất”: âm thanh, đường nét quyến rũ, mang vẻ
tình tứ của mùa xuân.
+ Biện pháp tu từ nhân hóa “tóc liễu buông xanh”, so sánh “màu hoa mới thắm
như kêu”: mùa xuân không chỉ mang vẻ đẹp tươi mới, ngọt ngào mà cịn đắm say tình
cảm.
+ Thể thơ bảy chữ, nhịp thơ 4/3 điều đặn, du dương.


3
- Chủ thể trữ tình ẩn, người đọc cảm nhận có một người đang quan sát, thưởng thức và
rung động trước cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân.
Kết bài:
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và chủ đề bài thơ
- Nêu tác động đối với bản thân/ cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ.
Hoạt động 3: Vận dụng
1. Mục tiêu: HS vận dụng tri thức, thực hành viết một bài văn phân tích, đánh giá về
chủ về và nghệ thuật của một bài/ đoạn thơ.
2. Phương pháp: Thực hành viết (chuẩn bị dàn ý ở nhà)
3. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong 2 khổ
thơ sau:

MÙA XN CHÍN
(Trích)
- Hàn Mặc Tử 1 Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đơi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cơ thơn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam,
Nhà xuất bản Văn học, 2016, tr. 212 – 213)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
HS đọc văn bản, thực hành viết
Bước 3. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Mời HS trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn
Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí. Ơng là một đại diện độc đáo
của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc
cảm xúc được đẩy đến tột cùng. Ngôn ngữ thơ ông giàu cảm giác mạnh với nhiều hình ảnh độc đáo,
thể hiện trí tưởng tượng phóng khống.
1


4

Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử, tác phẩm Mùa xuân chín, giới thiệu khái quát
chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Thân bài:
- Về nội dung:
+ Chủ đề: bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân.
+ Cảm hứng chủ đạo: những cảm xúc yêu đời, yêu thiên nhiên cùng tâm trạng
phấn khởi chào đón mùa xuân về, mọi vật căng tràn sức sống.
- Về nghệ thuật:
+ Các biện pháp tu từ: nhân hoá, liệt kê, hoán dụ,…
+ Thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp 4/3; 2/2/3 linh hoạt, làm cho bài thơ sống động
+ Gieo vần chân: vần an-ang (tan – vàng - sang) tạo âm vang, mở rộng không
gian thiên nhiên, vần ôi – ơi (trời – đồi – chơi)…
+ Hình thức câu thơ độc đáo, sáng tạo mang âm hưởng Thơ mới: xuất hiện dấu
hai chấm, dấu chấm ở giữa dòng thơ…
Kết bài:
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và chủ đề bài thơ
- Nêu tác động đối với bản thân/ cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ.


5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN: 17
TIẾT: 29 - 30

LUYỆN TẬP ĐỀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- Củng cố tri thức ngữ văn về thể loại thần thoại và xử lí câu hỏi phần đọc hiểu
- Rèn kĩ năng xử lí câu hỏi nhận biết, thơng hiểu, vận dụng
2. Năng lực

- Năng lực chung: tự tin, sáng tạo, tư duy tốt
- Năng lực đặc thù: đọc hiểu văn bản, đánh giá vấn đề
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, bảng, phấn
- Tài liệu Đọc – hiểu theo thể loại thần thoại
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động: Luyện tập đọc – hiểu văn băn theo đặc trưng thể loại
1. Mục tiêu: Từ kiến thức ôn tập về tri thức thể loại thơ, HS vận dụng đọc hiểu tác
phẩm cùng thể loại
2. Phương pháp: Luyện tập
3. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
I. ĐỌC (4.0 điểm)
Đọc văn bản:
XUÂN VỀ
Đã thấy xn về với gió đơng,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cơ hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đơi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, ngành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung


6
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vịng.
Trên đường cát mịn, một đơi cơ,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vơ.
(Nguyễn Bính2, “Thi nhân Việt Nam”,
NXB Văn học, 2016, trang 355-356)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong văn bản, những từ ngữ nào miêu tả thiên nhiên khi xuân về.
Câu 2. Xác định cách gieo vần trong khổ thơ 1.
Câu 3. Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Câu 4. Thiên nhiên trong tác phẩm đã được tác giả cảm nhận qua những giác quan
nào?
Câu 5. Anh/ chị hãy cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ
sau: Lúa thì con gái mượt như nhung
Câu 6. Xác định chủ thể trữ tình trong văn bản. Anh/chị cảm nhận như thế nào về
hình thức xuất hiện của chủ thể trữ tình này?
Câu 7. Qua văn bản Xuân về, anh/chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên
nhiên và con người? Trả lời bằng đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 dòng.
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về những hình ảnh được tác giả Nguyễn Bính sử
dụng trong tác phẩm Xuân về.
II. VIẾT (6.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số
nét đặc sắc về nghệ thuật 2 khổ thơ cuối bài Xuân về của nhà thơ Nguyễn Bính.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
HS đọc văn bản, thực hiện trả lời câu hỏi
Bước 3. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Mời HS trình bày từng câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2


Nguyễn Bính (1918 - 1966) tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ Bảng, tỉnh
Nam Định. Ông là một trong những nhà thơ nổi danh với lối viết giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng và thấm đượm
bản sắc văn hóa của làng quê Việt Nam. Nhà phê bình văn học Hồi Thanh và Hồi Chân từng có ý kiến nhận
xét về thơ ơng như sau: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Thi nhân
Việt Nam, NXB Văn học, 2016, trang 347). “Xuân về” là tác phẩm tiêu biểu cho hờn thơ Nguyễn Bính. Tác
phẩm được in trong tập Tâm hồn tôi (1940).


7
GV hướng dẫn, yêu cầu HS khác nhận xét, đánh giá.
I. ĐỌC
Câu 1. Trong văn bản, những từ ngữ miêu tả thiên nhiên khi xuân về: (mưa) tạnh,
(trời) quang, (nắng) hoe, (lá) nõn tráng bạc, (gió) về từng trận/bay đi, (lúa) mượt như
nhung, (hương hoa bưởi, cam) ngào ngạt, (bướm) vẽ vòng, (cát) mịn.
Câu 2. Gieo vần chân (đông – chồng – trong)
Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Niềm bâng khuâng, xao xuyến, ngây ngất
của con người trước vẻ đẹp tươi mới, quyến rũ của thiên nhiên, đất trời vào xuân.
Câu 4. Thiên nhiên trong tác phẩm đã được tác giả cảm nhận qua những giác
quan: thị giác, xúc giác, khứu giác.
Câu 5. Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau: Lúa thì con gái
mượt như nhung
- Miêu tả cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh vẻ đẹp tươi mới, mượt mà của cành lúa
khi xuân về.
- Làm cho câu thơ tăng tính nhịp điệu.
Câu 6. Chủ thể ẩn.
- Người đọc dường như không thấy được sự xuất hiện trực tiếp mà chỉ có thể cảm
nhận về một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tưởng về vẻ đẹp của thiên nhiên khi
xuân về.
Câu 7. Mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động lẫn nhau qua cảm xúc: Thiên nhiên

góp phần hình thành cảm con người; Cảm xúc con người góp phần thể hiện vẻ đẹp của
thiên nhiên...
Câu 8. Những hình ảnh tác giả Nguyễn Bính sử dụng trong bài thơ Xuân về rất
đặc sắc, mang đậm dấu ấn của một vùng q Bắc Bộ trong khơng khí mùa xn đang
về như: hình ảnh đơi mắt trong, lá nõn ngành non, hoa bưởi hoa cam, đôi cô yếm đỏ
trẩy hội chùa,…
II. VIẾT
Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính, tác phẩm Xuân về, giới thiệu khái quát chủ
đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Thân bài:
- Chủ đề:
+ Tình yêu thiên nhiên, cảm xúc bâng khuâng trước vẻ đẹp tươi mới của thiên
nhiên, đất trời khi vào xuân.
+ Mối quan hệ mật thiết/giao cảm giữa con người với thiên nhiên thông qua sự
kết nối của cảm xúc.
+ Được thể hiện qua nhan đề bài thơ và nội dung hai khổ thơ trong bài thơ...
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
+ Chủ thể trữ tình ẩn.


8
+ Cách gieo vần chân (vần “ung”), ngắt nhịp chủ yếu 4/3.
+ Từ ngữ miêu tả thiên nhiên (mượt như nhung, ngào ngạt hương bay...) và hoạt
động du xuân của con người (thong thả nghỉ việc đồng, yếm đỏ, khăn thắm, trẩy hội
chùa...).
+ Các biện pháp tu từ: so sánh, đảo ngữ (đầy vườn hoa rụng, ngào ngạt hương
bay).
...
- Mối quan hệ giữa chủ đề và hình thức nghệ thuật: Tác động qua lại, hỡ trợ lẫn nhau
trong đoạn trích, tất cả làm nổi bật lên cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của thiên

nhiên vào xuân....
Kết bài:
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và chủ đề bài thơ
- Nêu tác động đối với bản thân/ cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ.



×