Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 108 trang )

----

CON G TY TNI-111 VINACOMPOUND HUNG YEN

BAO cAo DE xuAT
,

,



"

--�

'

CAP G!AY PHEP MOI TRUONG
,

'

.,,



ciia Dll'. an "NHA l\1A..Y SAN XUAT NIIlfA
. '
.. ,
'
VA


SAN XUAT BAO BI NHUA
SINif HOC,


CAAC NGTJYEl\T LI�U N.Hl)A NG"UYEN SINH"
,::.

,

"

. -

.

t

"

Dia c/Jl: Kim congnghiip Plu5 N<5i .A, xci Afinh Hai, huy?n Van Lam, tinh Hung Yen

Hmtg Yen, thang ...... nam 2023

- I


CONGTY TNHH VINACOMPOUND HUNGYEN

BAo cAo DE xuAT
,


"

CAP GIAY PHEP MOI TRUONG
):

):

ciia Dll'• an "NHA MAY SAN XUAT NIIUA

sANxuATBAOBiNHUA
VA
SINHHOC,


cAc NGUYEN Lq:u NHVA NGUYEN SINH"
Dia chi: Khu cong nghiip Ph<5 N<5i 1, xii Minh Hai, huyjn Viin Liim, tinh Hzmg Yen
'

r

?

X

CHU Dlf AN DAU Tlf
CONGTY TNHH VINACOMPOUI'\lJ>
IIUNGYEN

TONG GI.AM DOC


�Ad13cu:
Htrng Yen, thang ...... nam 2023


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

MỤC LỤC
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...........................................1
1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên................................ 1
1.2. Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì nhựa và các nguyên
liệu nhựa nguyên sinh ............................................................................................................... 1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư .......................................................... 2
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư ...................................................................................2
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất
của dự án đầu tư ...............................................................................................................2
1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư .................................................................2
1.3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư..........................11
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư ..................................................................................11
1.3.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn
cung cấp điện, nước của dự án đầu tư ...........................................................................11
1.3.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu,vật liệu, hoá chất của dự án đầu tư ............................11
1.3.4.2. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện của dự án đầu tư ............................13
1.3.4.3. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước của dự án đầu tư ...........................13
1.3.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư ...................................................15
1.3.5.1. Nguồn gốc, xuất xứ của dự án ..........................................................................15
1.3.5.2. Vị trí của dự án .................................................................................................15
1.3.5.3. Quy mơ của dự án.............................................................................................18
1.3.5.4. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án ............................................................20

1.3.5.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án .................................................................22
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..................................................................................24
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
tỉnh, phân vùng môi trường .................................................................................................... 24
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường ......................24
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ........................................................................................................................26
3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật ..............................................26
3.1.1. Tổng hợp dữ liệu về hiện trạng môi trường ........................................................26
3.1.2. Tổng hợp dữ liệu về tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án .....................29

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

1


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án ...................................................... 30
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, khơng khí nơi thực hiện dự
án .............................................................................................................................................. 30
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU
TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....33
4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai
đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư................................................................................... 33
4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng ...................33
4.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ mơi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn
triển khai xây dựng ........................................................................................................38

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai
đoạn vận hành dự án đầu tư .................................................................................................... 40
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành ....................................40
4.2.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải ...........................................................41
4.2.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải .....................................................56
4.2.1.3. Các rủi ro, sự cố................................................................................................59
4.2.2. Các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường đề xuất thực hiện ............................... 63
4.2.2.1. Các cơng trình, biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải ...........63
4.2.2.2. Các cơng trình, biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 80
4.2.2.3. Các biện pháp phịng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố ............................................81
4.3. Tổ chức thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường..................................85
4.3.1. Danh mục cơng trình, biện pháp BVMT của dự án và kế hoạch xây lắp............85
4.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các cơng trình BVMT ................................86
4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo ................... 87
CHƯƠNG V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN
BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.............................................................................89
CHƯƠNG VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG .................90
6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ................................................................ 90
6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ...................................................................91
6.2.1. Nguồn phát sinh khí thải......................................................................................91
6.2.2. Dịng khí thải .......................................................................................................91
6.2.3. Lưu lượng xả khí thải tối đa ................................................................................92
6.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ơ nhiễm theo dịng khí thải ...92

Chủ dự án: Cơng ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

2


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì

nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

6.2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải ............................................................................92
6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung ................................................... 92
6.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung ......................................................................92
6.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung .........................................................................92
6.3.3. Giới hạn giá trị đối với tiếng ồn, độ rung ............................................................93
6.4. Nội dung quản lý về chất thải..........................................................................................93
6.4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh ..........................................................93
6.4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp
thông thường và CTNH .................................................................................................94
CHƯƠNG VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .96
7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm cơng trình xử lý chất thải của dự án đầu tư ............... 96
7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..............................................................96
7.1.2. Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý của các cơng trình, thiết bị xử lý chất
thải .................................................................................................................................96
7.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật......................................97
7.2.1. Chương trình quan trắc mơi trường nước thải .....................................................97
7.2.2. Chương trình quan trắc mơi trường khí thải ........................................................97
CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..........................................98
8.1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường..98
8.2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường
và các yếu cầu về BVMT khác có liên quan .........................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................99

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

3



Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn thi công Dự án ........................................11
Bảng 1.2. Nguyên, nhiên, vật liệu và hoá chất giai đoạn vận hành Dự án ....................12
Bảng 1.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án .................................................13
Bảng 1.4. Bảng cân bằng nước dự kiến giai đoạn vận hành Dự án ..............................14
Bảng 1.5. Toạ độ khép góc của Dự án ..........................................................................16
Bảng 1.6. Quy mơ diện tích các hạng mục cơng trình của Dự án .................................18
Bảng 1.7. Quy mơ các hạng mục cơng trình của Dự án ................................................18
Bảng 1.8. Danh mục máy móc, thiết bị giai đoạn thi cơng của Dự án ..........................20
Bảng 1.9. Danh mục máy móc, thiết bị giai đoạn vận hành của Dự án ........................20
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu mơi trường khơng khí ............................................................31
Bảng 3.2. Kết quả đo đạc, phân tích mẫu khơng khí xung quanh .................................31
Bảng 4.1. Nguồn tác động và đối tượng bị tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng .33
Bảng 4.2. Thành phần bụi khói của một số loại que hàn ..............................................35
Bảng 4.3. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại ...............................35
Bảng 4.4. Tải lượng ơ nhiễm từ quá trình hàn kim loại trong giai đoạn thi cơng .........35
Bảng 4.5. Mức ồn điển hình của máy móc thi công ở khoảng cách 2m .......................37
Bảng 4.6. Mức độ gây rung của một số loại máy móc thi cơng ....................................38
Bảng 4.7. Nguồn tác động và đối tượng bị tác động trong giai đoạn vận hành ............40
Bảng 4.8. Nước thải phát sinh trong giai đoạn vận hành Dự án ...................................42
Bảng 4.9. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ..................................42
Bảng 4.10. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành ................43
Bảng 4.11. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ ....................................................44
Bảng 4.12. Khối lượng các nguyên liệu dạng bột sử dụng trong giai đoạn vận hành ..45
Bảng 4.13. Tải lượng bụi từ công đoạn nạp liệu ...........................................................46
Bảng 4.14. Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình nạp liệu................................................46

Bảng 4.15. Tải lượng VOCs phát sinh từ quá trình đùn ép nhựa ..................................47
Bảng 4.16. Nồng độ VOCs phát sinh từ quá trình đùn ép nhựa ....................................48
Bảng 4.17. Nồng độ hơi dung môi phát sinh từ quá trình in bao bì ..............................49
Bảng 4.18. Hệ số ô nhiễm của một số chất ô nhiễm chính đối với các loại xe .............50
Bảng 4.19. Tải lượng các chất ô nhiễm do quá trình vận chuyển .................................50
Bảng 4.20. Nồng độ chất ơ nhiễm phát sinh do q trình vận chuyển ..........................51
Bảng 4.21. Khối lượng CTR công nghiệp thông thường trong giai đoạn vận hành Dự án54

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

4


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

Bảng 4.22. Khối lượng CTNH trong giai đoạn vận hành Dự án...................................55
Bảng 4.23. Mức ồn của một số máy móc trong giai đoạn vận hành .............................56
Bảng 4.24. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Dự án ...........................................63
Bảng 4.25. Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Dự án.......................................66
Bảng 4.26. Hệ thống thu gom nước làm mát của Dự án ...............................................66
Bảng 4.27. Công trình đầu nối nước thải sau xử lý của Dự án .....................................67
Bảng 4.28. Thông số kỹ thuật của bể tự hoại 3 ngăn ....................................................68
Bảng 4.29. Thông số kỹ thuật của hệ thống XLNT công suất 12 m3/ngày đêm ...........72
Bảng 4.30. Danh mục cơng trình, biện pháp BVMT của Dự án ...................................86
Bảng 4.31. Các đơn vị liên quan trong chương trình quản lý và giám sát môi trường .86
Bảng 4.32. Mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo .....................87
Bảng 6.1. Các chất ô nhiễm và giới hạn các chất ơ nhiễm theo dịng nước thải ...........90
Bảng 6.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ơ nhiễm theo dịng khí thải ..92
Bảng 6.3. Giới hạn đối với mức ồn ...............................................................................93

Bảng 6.4. Giới hạn đối với độ rung ...............................................................................93
Bảng 6.5. Khối lượng, chủng loại CTNH phát sinh thường xuyên ...............................93
Bảng 6.6. Khối lượng, chủng loại CTR công nghiệp thông thường phát sinh thường
xuyên .............................................................................................................................94
Bảng 7.1. Thời gian dự kiến quan trắc chất thải giai đoạn vận hành thử nghiệm của dự
án ...................................................................................................................................96

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

5


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất hạt nhựa sinh học ...................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất bao bì nhựa ............................................................7
Hình 1.3. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất ngun liệu nhựa ngun sinh ...............................9
Hình 1.4. Vị trí Dự án ....................................................................................................16
Hình 1.5. Vị trí Dự án trong KCN Phố Nối A ...............................................................17
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án giai đoạn vận hành ..........................................23
Hình 4.1. Sơ đồ thu gom, thốt nước mưa của Dự án ...................................................63
Hình 4.2. Hình ảnh hệ thống thốt nước mưa của Dự án ..............................................64
Hình 4.3. Sơ đồ thu gom, thốt nước thải của Dự án ....................................................65
Hình 4.4. Hệ thống đấu nối nước thải sau xử lý của Dự án ..........................................67
Hình 4.5. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoai 3 ngăn.....................................................................68
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình cơng nghệ của hệ thống XLNT cơng suất 12 m 3/ngày đêm 70
Hình 4.7. Hệ thống XLNT cơng suất 12 m3/ngày đêm .................................................74
Hình 4.8. Quy trình cơng nghệ xử lý bụi từ cơng đoạn nạp liệu ...................................75

Hình 4.9. Sơ đồ cấu tạo tháp lọc bụi ướt .......................................................................76
Hình 4.10. Hệ thống thu gom, xử lý bụi từ công đoạn nạp liệu ....................................77
Hình 4.11. Hệ thống quạt thơng gió tại công đoạn đùn ép ............................................78

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

6


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ATLĐ

: An toàn lao động

BQL

: Ban quản lý

BTCT

: Bê tông cốt thép

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường


BVMT

: Bảo vệ môi trường

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

KCN

: Khu công nghiệp

KHQLMT

: Kế hoạch Quản lý môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động mơi trường

HT


: Hệ thống

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

GPMT

: Giấy phép mơi trường

NXB

: Nhà xuất bản

PCCC

: Phịng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QCXDVN

: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



: Quyết định


TNMT

: Tài nguyên và Môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

XLKT

: Xử lý khí thải

XLNT

: Xử lý nước thải

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên


7


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên
- Địa chỉ văn phịng: Đường 206, thơn Thanh Đặng, xã Minh Hải, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Anh Tài Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Điện thoại: 0913.564.203
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mã số dự án: 0437184334. Chứng nhận lần
đầu ngày 11/12/2019.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Mã số doanh nghiệp: 0900888317. Đăng ký lần đầu ngày 31/10/2014. Đăng ký thay đổi
lần thứ 2 ngày 17/10/2022.
1.2. Tên dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì nhựa và
các nguyên liệu nhựa nguyên sinh
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: KCN Phố Nối A, xã Minh Hải, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Giấy phép xây dựng số 40/GPXD ngày 24/8/2021 do Ban quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư
công): Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 0437184334 của Dự án: Mục
tiêu của dự án là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa sinh học, sản xuất bao
bì nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh với tổng vốn đầu tư là 137.623.298.000 đồng.
Do đó, Dự án có lĩnh vực quy định tại Mục III Phần A (nhà máy sản xuất các sản phẩm
nhựa) có vốn đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng theo Nghị định số 40/2020/NĐCP ngày 06/4/2020 của Chính phủ. Vì vậy, Dự án thuộc nhóm B.

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư: Dự án thuộc số thứ tự số
2, Mục 1, Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP (dự án nhóm B có cấu phần xây
dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và
khơng thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường),
do đó, Dự án thuộc nhóm II. Theo Khoản 1 Điều 39 của Luật BVMT số 72/2020/QH14,
Dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. Đồng thời, căn cứ vào Điểm a
Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

1


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

Khoản 3 Điều 41 của Luật BVMT số 72/2020/QH14, UBND tỉnh Hưng Yên là cơ quan
chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép mơi trường cho Dự án.
Hiện nay, Chủ dự án đã lắp đặt 15 dây chuyền sản xuất nguyên liệu nhựa nguyên
sinh (dạng hạt) và 15 dây chuyền sản xuất bao bì nhựa. Máy móc, thiết bị để sản xuất
hạt nhựa sinh học chưa có kế hoạch đầu tư mua và lắp đặt.
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
Công suất của dự án là 21.600 tấn/năm.
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản
xuất của dự án đầu tư
1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
a. Hạt nhựa sinh học
Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất:

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên


2


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất hạt nhựa sinh học

Thuyết minh quy trình cơng nghệ:
- Ngun liệu: Các ngun liệu được nhập về cơ sở theo đúng chủng loại. Khi
nhập về sẽ thực hiện kiểm tra nguyên liệu gồm kiểm tra bằng cảm quan (loại nguyên
liệu, màu sắc, độ mịn,…) và kiểm tra trong phịng thí nghiệm (xác định độ ẩm, soi UV,
đo độ nhớt của phụ gia,…). Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được nhập kho chờ sản xuất.
Nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ trả lại nhà cung cấp.
- Nạp liệu: Bột nhựa nguyên sinh, tinh bột và các chất phụ gia được cân theo định
lượng và đưa vào bồn trộn qua phễu nạp liệu.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

3


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

- Bồn trộn: Sau khi đã đầy đủ các thành phần nguyên liệu với tỷ lệ xác định (tuỳ
thuộc vào đặc tính từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng), các cửa nạp liệu tại bồn trộn
được đóng lại để thực hiện q trình trộn. Với cánh khuấy đảo trộn nguyên liệu, nguyên
liệu được đảo trộn đều với tốc độ từ 800-1.500 vòng/phút tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Hỗn hợp sau khi hoàn thành công đoạn phối trộn (khoảng 10 phút) sẽ được chuyển tự

động sang thiết bị đùn 2 vít.
- Đùn ép: Dự án sử dụng cơng nghệ đùn 2 vít tốc độ cao với 2 trục vít xoắn trong
1 xi lanh. Do có 2 trục vít xoắn nên ngồi khả năng nhựa hố như máy đùn 1 trục vít,
máy đùn ép của Dự án cịn có khả năng trộn vật liệu. Tại đây, hỗn hợp nguyên liệu được
gia nhiệt dần dần từ 130-180oC tại từng khu vực trong máy và nhờ chuyển động của trục
vít tăng khả năng trộn đồng đều giữa phụ gia và nhựa nóng chảy vật liệu. Dự án sử dụng
điện để gia nhiệt giúp nhựa nóng chảy ra và liên kết các nguyên liệu trộn nhuyễn với
nhau. Sau khi được gia nhiệt nóng chảy, dịng ngun liệu lỏng trên đường chảy đến
lưới đùn (khuôn đùn) tạo sợi sẽ được hút chân khơng nhờ bơm chân khơng vịng dầu.
Bơm hút chân không với tác dụng quan trọng là để khử bọt khí, đảm bảo hạt nhựa sau
khi được sản xuất ra khơng có bọt khí, lỗ khí hay các hiện tượng rỗ khí. Sử dụng bơm
chân khơng đáp ứng yêu cầu khử bọt khí để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cấu tạo
chính của máy đùn 2 vít như sau:
+ Xi lanh: Gồm 2 phần: nòng xi lanh bằng thép có độ cứng cao từ 10-15mm và
thân xi lanh dày hơn nòng xi lanh, là thép chịu nhiệt và chống ăn mịn hố học. Cửa
nhập liệu có kèm theo tấm đóng mở để điều chỉnh lượng nguyên liệu vào xi lanh. Nhằm
tăng năng suất cho máy, trong xi lanh có một số rãnh có nhiệ vụ ngăn cản sự quanh quẩn
của ngun liệu làm cho các cánh vít có tác dụng đẩy tốt hơn (ở vùng này được làm
nguội tốt). Xi lanh có lỗ thốt hơi để lấy đi hơi ẩm hoặc hơi của các vật liệu dễ bay hơi.
Đường thốt hơi gồm các lỗ nhỏ có đường kính khoảng 0,2mm để tránh sự rị rỉ của
ngun liệu.
+ Vít xoắn: Vật liệu được chuyển và cấp nhiệt đến trạng thái nóng chảy sau đó
giảm áp suất xuống thấp nhất ở vùng thoát hơi và áp lực lại tăng lên đến vùng định lượng
thì áp suất lại ổn định. Trục vít là bộ phận riêng của máy, quay trong xi lanh, có nhiệm
vụ là tiếp nhận nguyên liệu, tải nguyên liệu tới vùng nhựa hoá, tạo ma sát trượt để nhựa
hóa và trộn có tác dụng như bơm nhựa lỏng qua đầu tạo hình. Trên chiều dài máy, trục
vít chia thành 3 vùng: vùng vận chuyển hạt rắn còn gọi là vùng cấp liệu, trong đó ngun
liệu thơng thường ở dạng rắn; vùng nhựa hố hay cịn gọi là vùng nép ép, gồm hỗn hợp

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên


4


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

nhựa nóng chảy và các hạt rắn; vùng phối liệu còn gọi là vùng định lượng, vật liệu ở
trạng thái chảy nhớt. Từ khi nhập liệu di chuyển dần đến đầu tạo hình, vật liệu sẽ biến
đổi từ trạng thái rắn sang mềm rồi sang chảy nhớt, khối lượng riêng thay đổi. Vít xoắn
cần hệ số nén phù hợp để tạo nén vật liệu di chuyển trong các rãnh vít. Trục vít thơng
thường được làm bằng thép không gỉ. Để đảm bảo năng suất, hệ số ma sát vật liệu trên
trục vít bé hơn hệ số ma sát vật liệu trên thành xi lanh, do đó, phải làm mát xi lanh.
Làm mát xi lanh để giảm nhiệt độ, tránh sự quá nhiệt do ma sát gây ra hiện tượng
cắt xé vật liệu bên trong dẫn đến phân huỷ vật liệu nhựa bên trong xi lanh. Tại máy đùn
của Dự án sử dụng 02 phương pháp làm mát:
Làm nguội bằng nước: tại vùng cấp liệu, để tránh hiện tượng nguyên liệu bám
vào thành phễu hoặc trục vít, đồng thời khống chế nhiệt khơng cho lan ra phần sau làm
hỏng ổ bi và dầu mỡ bên trong ổ bi. Thiết bị có van để khống chế lượng nước và đường
ống nước được chế tạo dạng xoắn ốc quanh xi lanh. Nước sau làm mát được đưa đến
tháp giải nhiệt rồi quay lại bể chứa để tuần hồn cho chu kỳ làm mát máy móc tiếp theo.
Làm nguội bằng thổi khí: khơng khí nguội được quạt gió thổi qua khi nhiệt độ
trên xi lanh vượt quá giới hạn cho phép, đồng thời hệ thống cung cấp nhiệt được ngắt
ngay để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị được ổn định.
+ Đầu phân phối và lưới lọc: đặt ở giữa đầu vít xoắn và đầu định hình có tác dụng
giữ các hạt ngun liệu chưa nhựa hố hồn tồn hoặc các vật liệu cứng, thơ lẫn trong
nhựa để tránh làm ảnh hưởng đến đầu định hình và chất lượng sản phẩm. Đĩa phân phối
làm bằng thép có khoan lỗ trịn trên bề mặt, lưới lọc tựa vào nó là théo không gỉ. Đầu
phân phối và lưới lọc sẽ làm tăng sức cản của dòng chảy nên tăng tỉ lệ nén ép của vật
liệu. Trong sản xuất, khi áp lực phần đầu vít xoắn tăng lên, lưới lọc bị nghẽn do bẩn,

phải tháo lưới lọc ra và thay lưới lọc khác.
+ Đầu định hình dạng lỗ: giúp cho nguyên vật liệu đang nóng chảy có hình dạng
sợi dẹt khi ra khỏi máy đùn. Dòng nguyên liệu sau khi ra khỏi máy đùn có dạng sợi, do
khơng cịn sự cấp nhiệt sẽ đông cứng dần. Khi ra khỏi đầu đùn của máy đùn, các sợi
nhựa sẽ được đưa vào máng nước để làm nguội.
+ Làm mát trực tiếp: Các sợi nhựa ra khỏi máy đùn đi vào màng nước để làm
nguội trực tiếp. Nước trong máng chảy liên tục để đảm bảo hiệu quả làm mát. Nước sau
làm mát được thu gom dẫn về bể chứa, lắng cặn và quay vịng tái sử dụng cho làm mát
sản phẩm. Tại cơng đoạn này, nước sử dụng là nước nóng khoảng 80 oC và không sử

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

5


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

dụng nước lạnh vì dễ làm vỡ hạt, rỗ hạt, không đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Nước
làm mát tại công đoạn này không cần giải nhiệt mà tái sử dụng trực tiếp.
- Sấy khô: Sợi nhựa sau làm mát trực tiếp sẽ tiếp tục qua thiết bị thổi gió để làm
khơ đồng thời làm nguội về nhiệt độ phòng.
- Cắt: Sợi nhựa sau sấy khô được chuyển qua máy cắt để cắt thành hạt nhựa có
kích thước 2-5mm.
- Rây (sàng): Hạt nhựa sau cắt được chuyển lên sàng vừa giảm nhiệt tự nhiên vừa
phân loại hạt theo kích thước.
- Kiểm tra: Cơng nhân sử dụng mắt thường để kiểm tra kích thước của hạt nhựa
có đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra hay khơng. Tiếp đó, một lượng nhỏ sản phẩm trong
mẻ sản xuất được đưa vào phịng thí nghiệm để phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nếu các hạt nhựa không đảm bảo yêu cầu sẽ được vận chuyển trở lại bồn trộn để tái sử

dụng cho quá trình sản xuất. Trường hợp hạt nhựa đảm bảo yêu cầu về kích thước và
chất lượng sẽ đuọc chuyển sang cơng đoạn cân, đóng gói.
- Cân, đóng gói: Hạt nhựa được chuyển vào thùng chứa, sau đó qua hệ thống cân
tự động và đóng gói vào bao bì theo đúng chủng loại, khối lượng sản phẩm. Sản phẩm
sau khi đóng gói được chuyển vào kho bảo quản, chờ ngày xuất hàng.
b. Bao bì nhựa
Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất:

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

6


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất bao bì nhựa

Thuyết minh quy trình công nghệ:
- Nguyên liệu: Các nguyên liệu được nhập về nhà máy theo đúng chủng loại. Khi
nhập về sẽ thực hiện kiểm tra nguyên liệu gồm kiểm tra bằng cảm quan (loại nguyên
liệu, màu sắc, độ mịn,…) và kiểm tra trong phịng thí nghiệm (xác định độ ẩm, soi UV,
đo độ nhớt của phụ gia,…). Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được nhập kho chờ sản xuất.
Nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ trả lại nhà cung cấp.
- Nạp liệu: Bột nhựa nguyên sinh, tinh bột và các chất phụ gia được cân theo định
lượng và đưa vào bồn trộn qua phễu nạp liệu.
- Bồn trộn: Sau khi đã đầy đủ các thành phần nguyên liệu với tỷ lệ xác định (tuỳ
thuộc vào đặc tính từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng), các cửa nạp liệu tại bồn trộn

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên


7


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

được đóng lại để thực hiện quá trình trộn. Với cánh khuấy đảo trộn nguyên liệu, nguyên
liệu được đảo trộn đều với tốc độ từ 800-1.500 vòng/phút tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Hỗn hợp sau khi hồn thành cơng đoạn phối trộn (khoảng 10 phút) sẽ được chuyển tự
động sang thiết bị đùn 2 vít.
- Đùn tạo hạt: Dự án sử dụng cơng nghệ đùn 2 vít tốc độ cao với 2 trục vít xoắn
trong 1 xi lanh. Do có 2 trục vít xoắn nên ngồi khả năng nhựa hố như máy đùn 1 trục
vít, máy đùn ép của cơ sở cịn có khả năng trộn vật liệu. Tại đây, hỗn hợp nguyên liệu
được gia nhiệt dần dần từ 130-180oC tại từng khu vực trong máy và nhờ chuyển động
của trục vít tăng khả năng trộn đồng đều giữa phụ gia và nhựa nóng chảy vật liệu. Dự
án sử dụng điện để gia nhiệt giúp nhựa nóng chảy ra và liên kết các nguyên liệu trộn
nhuyễn với nhau. Sau khi được gia nhiệt nóng chảy, dòng nguyên liệu lỏng trên đường
chảy đến lưới đùn (khuôn đùn) để hỗn hợp mịn trước khi đến đầu thổi tạo ống. Dòng
nguyên liệu sau khi ra khỏi máy đùn qua đầu thổi tạo hình bao bì (dạng ống). Bộ phận
thổi khí tạo sản phẩm sẽ đồng thời làm nguội sản phẩm.
- Ép dính hoặc cắt rời tạo túi: Với đơn hàng không yêu cầu tạo túi rời, bao bì
được ép dính tạo túi sau đó được cuộn lại. Một số đơn hàng yêu cầu tạo túi thì được cắt
thành kích thước theo yêu cầu, ép dán (dùng máy ép dán) tạo túi (hở một đầu để cho sản
phẩm vào và đóng gói thủ cơng).
- In: Với sản phẩm yêu cầu in thông tin sẽ được đưa đến máy in công nghiệp
chuyên dụng. Dự án sử dụng phương pháp in ống đồng, đảm bảo màu sắc và độ sắc nét
cho sản phẩm. Phương pháp này sử dụng 1 trục in có mạ lớp đồng dày khoảng 100µm.
Các hình ảnh, chữ viết được khắc sâu và nằm dưới trục in. Mực in được cấp lên khuôn
rồi tràn vào các vị trí đã khắc. Dao gạt lượng mực thừa khỏi bể mặt khuôn. Sử dụng áp

lực in mực từ chỗ lõm trên ống đồng vào bề mặt sản phẩm. Sau đó bề mặt sản phẩm đã
in được sấy (trong thiết bị in) để mực khơ nhanh hơn và chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Dự án sử dụng loại mực in với dung môi chủ yếu là ethyl acetate và lượng nhỏ
methyl ehtyl ketone và IPA (isopropyl alcohol) với hàm lượng khoảng 30% khối lượng
mực in.
Trong quá trình sản xuất, khi thay khay mực in, sử dụng giẻ lau thấm dung môi
ethyl acetate để làm sạch khau chứa mực, trục in. Toàn bộ giẻ lau được thu gom, lưu giữ
tại kho CTNH và thuê đơn vị chức năng vận chuyển, thu gom, xử lý theo quy định.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

8


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

- Kiểm tra: Sau khi in ấn, công nhân kiểm tra sản phẩm sau in. Với sản phẩm bị
lỗi (mờ, không rõ nét, mất chữ/ hình ảnh,…) sẽ bị loại bỏ. Sảm phẩm đạt u cầu được
chuyển đến cơng đoạn đóng gói.
- Đóng gói, xuất kho: Sản phẩm đạt yêu cầu được đóng gói và vận chuyển vào
kho chứa để bảo quan, chờ ngày xuất hàng.
c. Nguyên liệu nhựa nguyên sinh (dạng hạt nhựa)
Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất:

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất nguyên liệu nhựa nguyên sinh

Thuyết minh quy trình cơng nghệ:
- Ngun liệu: Các ngun liệu được nhập về nhà máy theo đúng chủng loại. Khi
nhập về sẽ thực hiện kiểm tra nguyên liệu gồm kiểm tra bằng cảm quan (loại nguyên

liệu, màu sắc, độ mịn,…) và kiểm tra trong phịng thí nghiệm (xác định độ ẩm, soi UV,

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

9


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

đo độ nhớt của phụ gia,…). Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được nhập kho chờ sản xuất.
Nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ trả lại nhà cung cấp.
- Nạp liệu: Hạt nhựa và các chất phụ gia được cân theo định lượng và đưa vào
bồn trộn qua phễu nạp liệu.
- Bồn trộn: Sau khi đã đầy đủ các thành phần nguyên liệu với tỷ lệ xác định (tuỳ
thuộc vào đặc tính từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng), các cửa nạp liệu tại bồn trộn
được đóng lại để thực hiện q trình trộn. Với cánh khuấy đảo trộn nguyên liệu, nguyên
liệu được đảo trộn đều với tốc độ từ 800-1.500 vòng/phút tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Hỗn hợp sau khi hoàn thành công đoạn phối trộn (khoảng 10 phút) sẽ được chuyển tự
động sang thiết bị đùn 2 vít.
- Đùn ép: Dự án sử dụng cơng nghệ đùn 2 vít tốc độ cao với 2 trục vít xoắn trong
1 xi lanh. Do có 2 trục vít xoắn nên ngồi khả năng nhựa hố như máy đùn 1 trục vít,
máy đùn ép của Dự án cịn có khả năng trộn vật liệu. Tại đây, hỗn hợp nguyên liệu được
gia nhiệt dần dần từ 130-180oC tại từng khu vực trong máy và nhờ chuyển động của trục
vít tăng khả năng trộn đồng đều giữa phụ gia và nhựa nóng chảy vật liệu. Dự án sử dụng
điện để gia nhiệt giúp nhựa nóng chảy ra và liên kết các nguyên liệu trộn nhuyễn với
nhau. Sau khi được gia nhiệt nóng chảy, dịng ngun liệu lỏng trên đường chảy đến
lưới đùn (khuôn đùn) tạo sợi sẽ được hút chân khơng nhờ bơm chân khơng vịng dầu.
Bơm hút chân không với tác dụng quan trọng là để khử bọt khí, đảm bảo hạt nhựa sau
khi được sản xuất ra khơng có bọt khí, lỗ khí hay các hiện tượng rỗ khí. Dịng ngun

liệu sau khi ra khỏi máy đùn có dạng thanh theo đầu định hình của máy đùn với đường
kính 3mm, do khơng cịn sự cấp nhiệt sẽ đông cứng dần.
- Làm nguội + cắt hạt: Khi ra khỏi đầu của máy đùn, các thanh nhựa được thổi
gió để làm nguội sau đó cắt thành hạt nhựa có đường kính 3mm, chiều dài 4-5mm.
- Rây (sàng): Hạt nhựa từ máy cắt chưa nguội hoàn toàn được chuyển lên sàng
để tiếp tục giảm nhiệt tự nhiên và phân loại hạt nhựa theo kích thước.
- Kiểm tra: Hạt nhựa sau khi phân loại được kiểm tra. Công nhân phụ trách sẽ sử
dụng mắt thường để kiểm tra kích thước của hạt nhựa thành phẩm. Tiếp đó, một lượng
nhỏ hạt nhựa thành phẩm được phân tích trong phịng thí nghiệm để phân tích các xác
định các tiêu chuẩn đầu ra (chịu lực, độ dẻo, độ bóng,…). Trường hợp hạt nhựa đảm bảo
tiêu chuẩn đầu ra sẽ được chuyển sang cơng đoạn cân đóng gói. Trường hợp hạt nhựa
khơng đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra sẽ được chuyển lại bồn trộn để tái sử dụng cho quá
trình sản xuất.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

10


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

- Cân, đóng gói: Hạt nhựa được chuyển vào thùng chứa, sau đó chuyển sang hệ
thống cân tự động và đóng gói vào bao bì theo đúng chủng loại và khối lượng sản phẩm.
Sau khi đóng gói xong, sản phẩm được vận chuyển vào kho chứa bảo quản chờ ngày
xuất hàng.
Một số hình ảnh máy móc, thiết bị của Dự án được đính kèm Phụ lục.
1.3.2.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Công nghệ sản xuất 03 dịng sản phẩm của Dự án là cơng nghệ tiên tiến, đã được
triển khai rộng rãi tại nhiều nhà máy, cơ sở trên cả nước. Chủ dự án đầu tư hệ thống máy

móc, thiết bị mới, hiện đại, tích hợp với các thiết bị thu gom bụi, khí thải, nước thải
nhằm hạn chế tác động tới môi trường.
Dự án không sử dụng phế liệu nhựa làm nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu
đầu vào của Dự án chủ yếu là bột nhựa nguyên sinh, tinh bột và các chất phụ gia, không
lẫn tạp chất.
 Như vậy, công nghệ sản xuất được lựa chọn sẽ hạn chế tối đa các tác động
tiêu cực tới môi trường.
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án bao gồm:
- Hạt nhựa sinh học: 12.600 tấn/năm
- Bao bì nhựa: 1.000 tấn/năm
- Nguyên liệu nhựa nguyên sinh: 8.000 tấn/năm
Giai đoạn vận hành sắp tới, Chủ dự án sản xuất 02 loại sản phẩm: bao bì nhựa
với cơng suất 1.000 tấn/năm và ngun liệu nhựa nguyên sinh với công suất 8.000
tấn/năm. Đối với hạt nhựa sinh học chưa có kế hoạch lắp đặt máy móc và sản xuất.
1.3.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn
cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
1.3.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu,vật liệu, hoá chất của dự án đầu tư
(1). Giai đoạn thi công xây dựng
Bảng 1.1. Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn thi công Dự án
TT
1
2
3

Nguyên, vật liệu
Thép
Tôn
Xi măng


Đơn vị
Tấn
m2
Tấn

Khối
lượng
1,6
165
0,1

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

Tỷ trọng
2,36 kg/m2
-

Khối lượng
(tấn)
1,6
0,39
0,1

11


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

TT

4
5
6

Nguyên, vật liệu

Đơn vị

Cát vàng
m3
Que hàn
que
Phụ kiện ngành nước (Cút, tê,
Tấn
van, măng sông, rắc co,…)
Tổng

Khối
lượng
0,5
100

1,45 tấn/m3
50 que/1 kg

Khối lượng
(tấn)
0,73
0,002


0,05

-

0,05

Tỷ trọng

2,872
Nguồn: Thuyết minh Dự án, năm 2023

(2). Giai đoạn vận hành
Bảng 1.2. Nguyên, nhiên, vật liệu và hoá chất giai đoạn vận hành Dự án
TT

Nguyên, vật liệu

I

Sản xuất hạt nhựa sinh học
Hạt nhựa nguyên sinh (PE, LDPE, HDPE,
LLDPE)
Tinh bột (chủ yếu là bột ngơ, ngồi ra có thể
sử dụng bột mì, bột sắn tuỳ thời điểm)
Bột tạo màu (Carbon black, Yellow pigment)
Bột đá vơi
Chất hố dẻo (DOTP, ECO-DEHCH, ESBO)
Phụ gia chức năng
Chất chống cháy
Chất chống tĩnh điện

Chất ổn định (Calcium Zinc complex, CZ-107,
TM-181S)
Phụ gia phân huỷ (D2W hoặc Oxium)
Sản xuất bao bì nhựa
Bột nhựa nguyên sinh PE
Tinh bột (chủ yếu là bột ngơ, ngồi ra có thể
sử dụng bột mì, bột sắn tuỳ thời điểm)
Bột đá vơi
Chất hố dẻo (DOTP, ECO-DEHCH, ESBO)
Phụ gia chức năng
Chất chống cháy
Chất chống tĩnh điện
Chất ổn định (Calcium Zinc complex, CZ-107,
TM-181S)
Phụ gia phân huỷ (D2W hoặc Oxium)
Mực in
Dung môi pha mực in và vệ sinh khay in
Ethyl axetat
Methyl ethyl ketone
IPA
Nguyên liệu nhựa nguyên sinh
Bột nhựa nguyên sinh (PE, PP, LDPE, HDPE,
LLDPE)
Bột đá vôi

1
2
3
4
5

6
7
II
1
2
3
4
5
6
7
8
III
1
2

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

Đơn vị

Khối
lượng

Nguồn
gốc

Tấn/năm

5.050

Nhập khẩu


Tấn/năm

7.500

Việt Nam

Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm

100
50
70

Nhập khẩu
Việt Nam
Nhập khẩu

Tấn/năm

30

Nhập khẩu

Tấn/năm

126

Nhập khẩu


Tấn/năm

400

Nhập khẩu

Tấn/năm

600

Việt Nam

Tấn/năm
Tấn/năm

5
12

Việt Nam
Nhập khẩu

Tấn/năm

3

Nhập khẩu

Tấn/năm
Tấn/năm


10
3

Nhập khẩu
Việt Nam

Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm

0,8
0,1
0,1

Tấn/năm

8.000

Nhập khẩu

Tấn/năm

50

Việt Nam

Việt Nam

12



Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

Tấn/năm

Khối
lượng
70

Nguồn
gốc
Nhập khẩu

Tấn/năm

30

Nhập khẩu

Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Tấn/năm
Lít/năm
Lít/năm

0,3
0,2

0,2
0,2
200
150

Việt Nam
Nhập khẩu
Nhập khẩu
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam

TT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị

3
4
-

Chất hoá dẻo
Phụ gia chức năng
Chất chống cháy
Chất chống tĩnh điện
Chất ổn định (Calcium Zinc complex, CZ-107,
TM-181S)
Nguyên, nhiên liệu sản xuất khác
Bao bì đóng gói

Khn (lưới) đùn
Ống đồng
Giẻ lau
Dầu mỡ bơi trơn, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
Dầu DO (chạy xe nâng)
Xử lý nước thải
Bio phốt
Chlorine

III
1
2
3
4
5
6
IV
1
2

kg/năm
8
Việt Nam
kg/năm
21,6
Việt Nam
Nguồn: Thuyết minh Dự án, năm 2023

Dự án không nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhựa trong quá trình sản xuất.
1.3.4.2. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp điện của dự án đầu tư

- Nhu cầu sử dụng điện: 2.500.000 kWh/tháng.
- Nguồn cung cấp điện:
+ Chủ dự án đã ký hợp đồng cung cấp điện với BQL KCN Phố Nối A. Trong
phạm vi Dự án đã bố trí 01 TBA cơng suất 2.500KVA-22/0,4kV đảm bảo cấp điện cho
sản xuất, chiếu sáng và sinh hoạt.
+ Tại Dự án không sử dụng máy phát điện dự phòng.
1.3.4.3. Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước của dự án đầu tư
- Nhu cầu sử dụng nước:
Bảng 1.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của Dự án
TT
1
2
3
-

Hạng mục

Định mức
cấp nước
100 lít/người/ngày
50 lít/người/ngày

Lượng nước cấp
(m3/ngày đêm)
7,5
3
4,5

-


11,7

-

1,17

800 lít/HT

2,4

Quy mô

Sinh hoạt
120 người
Công nhân ở lại nhà máy
30 người
Công nhân không ở lại nhà máy 90 người
Nước làm mát
Cấp lần đầu
Cấp bổ sung (hàng ngày,
bằng 10% lượng nước cấp
lần đầu)
Nước cho hệ thống lọc bụi ướt
Cấp lần đầu
03 HT

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

13



Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”

TT
4
5

Hạng mục

Quy mô

Cấp bổ sung (3 tháng/lần)
Tưới cây, rửa đường
PCCC*

03 HT
3 giờ

Tổng 1+2+3

Định mức
Lượng nước cấp
cấp nước
(m3/ngày đêm)
20 lít/HT
0,06
4
15 lít/giây
162

Cấp lần đầu
25,60
Cấp hàng ngày
12,73
Nguồn: Thuyết minh Dự án, năm 2023

Ghi chú: (*) - Nước PCCC chỉ sử dụng khi xảy ra đám cháy, không sử dụng
thường xuyên.
- Nguồn cấp nước: Dự án không khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất.
+ Cấp nước sinh hoạt và tưới cây, rửa đường: Chủ dự án đã ký hợp đồng cấp
nước với BQL KCN Phố Nối A (bản sao hợp đồng được đính kèm Phụ lục). Theo đó,
nguồn nước cấp cho Dự án được lấy từ nhà máy cấp nước sạch của KCN với công suất
12.000 m3/ngày đêm.
+ Cấp nước làm mát và PCCC: Chủ dự án đã bố trí 01 bể chứa nước làm mát và
PCCC dung tích 900m3 (bố trí ngầm). Nước cấp lần đầu vào bể được lấy từ nguồn nước
sạch của KCN. Hiện nay, lượng nước cấp bổ sung cho làm mát được lấy từ nguồn nước
mưa. Theo đó, nước mưa trên mái nhà xưởng theo đường ống thép D100mm dẫn về bể
chứa.
Bảng 1.4. Bảng cân bằng nước dự kiến giai đoạn vận hành Dự án
TT
1
2
3
4
5

Hạng mục
Nước cấp sinh
hoạt
Nước cấp làm

mát
Nước cấp cho hệ
thống lọc bụi ướt
Nước tưới cây,
rửa đường
Nước PCCC(3)
Tổng

Nhu cầu
sử dụng

Tuần
hoàn

Thất thoát (bay
hơi, ngấm vào đất)

Xả thải

Cấp bổ
sung

7,5

0

0

7,5


7,5

11,7

10,53

1,17

0

1,17

2,4

2,34

0

0,06(1)

0,06(1)

4

0

4

0


4

162
25,60

0
12,87

16,2
5,17

145,8
7,56

162
12,73

Ghi chú:
- (1) - Hỗn hợp nước và bụi (dạng bùn) dưới đáy tháp lọc bụi ướt được đơn vị
chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
- (2) - Tần suất cấp bổ sung nước cho hệ thống lọc bụi ướt là 3 tháng/lần.
- (3) - Nước PCCC chỉ sử dụng khi xảy ra đám cháy, không sử dụng thường xuyên.

Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

14


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”


1.3.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
1.3.5.1. Nguồn gốc, xuất xứ của dự án
Nhu cầu sử dụng nhựa nói chung và nhựa nguyên sinh (không sử dụng nguyên
liệu tái chế) nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, y tế, giáo dục, sinh
hoạt,… đang ngày một gia tăng. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, Công ty TNHH
Vinacompound Hưng Yên (gọi tắt là Chủ dự án) triển khai Dự án “Nhà máy nhựa sinh
học, sản xuất bao bì nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh” (gọi tắt là Dự án) tại
KCN Phố Nối A, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Dự án đã được BQL
các KCN tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 0437184334, chứng
nhận lần đầu ngày 11/12/2019.
Khu vực triển khai Dự án (bao gồm diện tích đất 33.192m2 và tồn bộ tài sản gắn
liền với đất) được Công ty TNHH Vinacompound nhận lại từ Nhà máy sản xuất bao bì
PP và bao xi măng của Cơng ty TNHH Sản xuất bao bì và xuất nhập khẩu Hưng Yên
theo hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết ngày 24/10/2019 giữa Cục thi hành
án dân sự tỉnh Hưng Yên và Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên.
Trên cơ sở đất đai và hạ tầng nhà xưởng tiếp nhận lại, Chủ dự án đã cải tạo lại
khu văn phòng + nhà ăn ca và nhà xưởng D (xưởng sản xuất bao bì). Các hạng mục cịn
lại đã phá dỡ và xây dựng lại theo giấy phép xây dựng số 40/GPXD ngày 24/8/2021 do
BQL các KCN tỉnh Hưng Yên cấp.
Tính đến tháng 8/2023, cơ bản các hạng mục cơng trình thuộc Dự án đã xây dựng
hồn thiện. Riêng hạng mục PCCC (bao gồm các trụ cấp nước, tuyến ống dẫn nước, hệ
thống báo cháy và chữa cháy), kho CTR thông thường và kho CTNH chưa xây dựng.
1.3.5.2. Vị trí của dự án
Dự án nằm trong KCN Phố Nối A, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng
Yên. Các phía tiếp giáp của Dự án như sau:
- Phía Tây giáp đường ĐT.206
- Phía Bắc và phía Đơng giáp Cơng ty TNHH vật liệu mới Haixin Việt Nam
- Phía Nam giáp lô đất của KCN Phố Nối A
Toạ độ khép góc của Dự án được thể hiện tại Bảng sau:


Chủ dự án: Công ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

15


Báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án “Nhà máy sản xuất nhựa sinh học, sản xuất bao bì
nhựa và các nguyên liệu nhựa nguyên sinh”
Bảng 1.5. Toạ độ khép góc của Dự án
Mốc toạ độ
1
2
3
4
5
6

Toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 105o30’, múi chiếu 3o
X(m)
Y(m)
2319794
554845
2319727
555099
2319601
555062
2319659
554848
2319738
554839

2319742
554828
Nguồn: Thuyết minh Dự án, năm 2023

Hình 1.4. Vị trí Dự án

Chủ dự án: Cơng ty TNHH Vinacompound Hưng Yên

16


×