Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến hoạt động tham quan dã ngoại với công tác giáo dục truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.68 KB, 16 trang )

Phần I: Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Trong thời ký thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ năng lực và chun mơn và
có sức khoẻ để đảm nhận được cơng việc. Do đó cần phải quan tâm giáo dục đào tạo thế
hệ trẻ. Bởi đó là những chủ nhân tương lai của Đất nước.
Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý
nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận
theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lịng biết ơn
đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành
những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt, Đồn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.
Đội TNTP là lực lượng giáo dục có vai trị quan trọng trong nhà trường phổ thơng.
Đội là tổ chức của các em, do các em làm chủ. Cùng với lực lượng khác trong nhà trường
phổ thơng. Đội có nhiệm vụ giáo dục học sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần
hình thành nhân cách ở các em.
- Đối với thanh thiếu niên ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn
cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khố với nhiều hình thức phong phú và đa dạng
kết hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí,
dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hố, cách mạng, làng nghề
truyền thống…để các em vui chơi thư giãn thoải mái về tình thần sau những ngày học
tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện
giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các
hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển.
Đối với Đội hoạt động là phương thức giáo dục đặc trưng hoạt động tham quan dã
ngoại nhằm giáo dục Đội viên về sự hiểu biết, khơi dậy và làm sáng lên cho các em về
lịng tự hào Dân tộc, tình u con người Việt Nam, yêu đất nước Việt Nam và tăng sự tự
tin của bản thân.


- Còn một thực tế là hiện nay, tại cơ sở việc giáo dục truyền thống cho học sinh


thông qua hoạt động tham quan chưa được coi trọng. Hình thức đưa huyết áp đi tham
quan chỉ đơn thuần là đưa học sinh đến các địa danh. Chưa đạt đến các biện pháp giáo
dục nhất là giáo dục truyền thống.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Hoạt động tham quan dã ngoại với cơng tác
giáo dục truyền thống"
.

II. Mục đích nghiên cứu

Giúp học sinh hiểu được giá trị về lịch sử về nhân văn. Để từ đó các em hiểu rõ
hơn yêu quý hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Qua đó có ý thức rèn luyện học tập để xứng đáng và phát huy những truyền thống
tốt đẹp đó.

III. Đối tượng nghiên cứu

Thông qua học sinh khối 4, 5 Trường Tiểu học Cát Linh.

IV. Nhiệm vụ của đề tài

Giúp học sinh hiểu được sự quan trọng và mục đích cần thiết của việc tham quan
giáo dục truyền thống.
Đưa ra những biện pháp tổ chức tham quan để thực hiện tốt việc giáo dục truyền
thống.
Xác định được mục đích nội dung giáo dục


Xác định hình thức biện pháp các bước tổ chức một buổi tham quan.

V. Phương pháp nghiên cứu


- Quan sát: Hoạt động tham quan của học sinh trường Tiểu học Cát Linh.
- Phỏng vấn: Một số học sinh sau buổi tham quan.
- Đọc tài liệu.
- Tổng kết kinh nghiệm.
Phần II: Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận.
Tham quan là một hoạt động của Đội, giúp các em hiểu biết về sự kiện, con
người và những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Đây là hình thức giáo dục trực
quan sống động, sâu sắc. Hình thức này có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt với việc giáo
dục thiếu nhi.
Đối với TNNĐ việc giáo dục bằng trực quan sinh động rất phù hợp với tâm lý, lứa
tuổi của các em. Đó là lứa tuổi mà các em thích hoạt động, ham thích tìm tịi hiểu biết.
Do vậy, phải có hình thức hoạt động sinh động, phong phú thu hút các em trực tiếp tham
gia. Muốn làm được như vậy hoạt động Đội phải phù hợp với đặc thù tâm lý lứa tuổi.
Một trong những hoạt động của Đội là hoạt động tham quan để đáp ứng được những yêu
cầu trên.
Các hoạt động tham quan dã ngoại là hình thức hoạt động rất bổ ích và lý thú đối
với các em vì ở đó các em được học tập, vui chơi, nâng cao về kiến thức "học mà chơi,
chơi mà học".
Các hoạt động tham quan dã ngoại vừa thoả mãn những nhu cầu ưa hoạt động sôi
nổi, vừa gây được ấn tượng sâu sắc và đem lại hiệu quả giáo dục cao trong các em.


Mặc dù vậy tham quan dã ngoại là hoạt động thực tế rất phức tạp. Việc tổ chức
gặp nhiều khó khăn, nếu tổ chức khơng tốt sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc và những hậu
quả không lường hết được.
Lớp trẻ hơm nay, có chất lượng mới và khả năng mới: sáng tạo, năng động. Đó là
thế hệ có trình độ hiểu biết ngày càng cao, có hồi bão mơ ước, những lý tưởng lớn, khát
khao dân chủ công bằng, có nhu cầu giao tiếp, thơng tin, ham hiểu biết ham tìm tịi. Song

họ thường bồng bột trước cái mới, cái lạ.
Đối với thiếu niên các em chưa hiểu biết nhiều về truyền thống, về quá khứ đau
thương và anh dũng của Dân tộc, của các thế hệ cha anh. Hơn nữa các lực lượng đế quốc
phản động đang tìm tịi mọi cách để lơi kéo, đầu độc từ tầng lớp thanh thiếu nhi. Chúng
reo rắc những tập tục xấu, những lối sống, phong cách sống bng thả, đua địi nhằm
tách thế hệ trẻ ra khỏi cộng đồng, khước từ quá khứ, đối lập với thế hệ cha anh.
Đặc điểm tâm lý của TTN là ln ln tìm hiểu, hiểu biếu và khám phá về cái đẹp
và cái mới. Do đó cần phải giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, chuẩn bị cho TTN một
cách toàn diện để họ làm trịn vai trị, bổn phận của mình. Đó là một nhiệm vụ quan
trọng của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình nhà trường và xã hội.

II. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.

Tham quan giáo dục truyền thống là việc làm không thể bỏ qua của các ngành các
cấp. Trường Tiểu học Cát Linh luôn luôn coi trọng việc giáo dục truyền thống cho học
sinh thông qua tham quan các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh là
một phương pháp giáo dục rất có hiệu quả của nhà trường và tổ chức Đoàn, Đội. Trong
các năm học trường đã làm tròn trách nhiệm đặc trách của mình.
Các cụ ta ngày xưa có câu:
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
hay

"Trăm nghe không bằng một thấy"


Để nói rằng đi nhiều sẽ mở mang hiểu biết, sẽ khơn ra là một thực tế…và cũng để
nói rằng thực tế phải được kiểm nghiệm bằng tai mắt, chứ không phải chỉ đ cảm nhận.
Tai đã nghe rồi nhưng mắt phải được thấy nữa thì thực tế kia mới thật là xác tín.
Đối với đối tượng là các em Đội viên có vai trị rất lớn là trợ thủ đắc lực cho giáo
viên TPT cũng đưa phong trào Đội lớn mạng. Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ Đội của một

đội viên, các em cần có thực tế để nhìn nhận và thêm hiểu biết về đất nước - lịch sử - con
người. Nhưng không chỉ là một cuộc dã ngoại tham quan đơn thuần mà qua cuộc tham
quan đó các em sẽ tự biết xây dựng cho mình một chương tình tham quan phù hợp. Có
rất nhiều dạng tham quan của Đội; giáo dục truyền thống với đặc trưng của Đội là giáo
dục bằng các tấm gương, các hình ảnh trực quan sinh động.
Chúng ta có thể đưa học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá và cách
mạng kháng chiến để từ đây khơi dậy trong lòng thiếu nhi, lớp măng non chủ nhân tương
lai của đất nước Việt Nam niềm tự haò và ý thức tự tôn dân tộc bởi bề dày của nền văn
hoá lâu đời, giúp các em hiểu biết vệ sự kiện, con người bà những thành quả tốt đẹp của
các thế hệ trước. Để từ đó, các em sẽ trân trọng, biết ơn và đền đáp công ơn thế hệ ông
cha.
Tham quan các bảo tàng - nơi ghi lại dấu tích ơng cha hồ hùng một thuở, nơi ghi
lại những giá trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam: anh
dũng, trung kiên, hào hùng, bất khuất. Đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh dâng hương
tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn đã hy sinh trên tuyến đường Hồ Chí Minh
lịch sử, thăm nại nơi ghi dấu tích của chiến trường máu lửa và sức mạng thần ký "xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước" suốt 16 năm trời đầy gian khổ, hy sinh trước mưa bom, bão
đạn của kẻ thù, học sinh mới hiểu, thấm thía cuộc sống hồ bình ngày hơm nay. Cũng tại
bảo tàng lịch sử, chiều dài thời gian dân tộc Việt Nam đã xố bỏ áp bức bất cơng và
xiềng xích tù đầy để lại dấu ấn cho mn đời qua hình ảnh hiện vật và tư liệu.
Làng nghề truyền thống, các khu cơng nghiệp và làng văn hố Việt Nam cũng là
nơi cần đưa học sinh đến giúp các em hiểu về giá trị của lao động, sáng tạo về truyền
thống "khéo tay hay nghề" mang đậm bản sắc của người Việt Nam: cần cù, tự hào về bàn
tay và khối óc tinh thần hăng say lao động của dân tộc ta.


Sau khi tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng, các làng nghề truyền thống
giúp các em hiểu biết thêm về quê hương đất nước con người Việt Nam. Từ đó cố gắng
phấn đấu học tập tốt hơn, có ý giữ bảo vệ và gìn giữ giá trị truyền thống của cha anh.


III. Giải pháp thực tiễn

1. Vai trị người thiết kế - thi cơng hoạt động tham quan
Buổi tham quan thành cơng hay khơng, có hiệu quả khơng phụ thuộc hồn tồn
vào vai trị của người thiết kế - thi công đặc biệ là tham quan giáo dục truyền thống. Bên
cạnh việc đảm bảo những yêu cầu về mặt nội dung thể hiện và hình thức hoạt động.
Người thi cơng, ngồi việc đảm bảo chương trình hợp lý, hấp dẫn còn phải đảm nhận
một vai trò khác: Vai trị của người quản lý với bộn bề cơng việc và trách nhiệm. Đó là
chuyến tham quan phải an toàn cho đoàn tham quan, đảm bảo về cơ sở vật chất để phục
vụ tốt cho toàn đoàn. Làm được việc này vừa cơng phu vừa vất vả. Nó phải là sự cộng
hưởng của lịng u trẻ, sự nhiệt tình năng lực tổ chức, trách nhiệm. Điều này đòi hỏi
phải có sự đầu tư thích đáng, cơng phu, nên trên thực tế ở cơ sở vai trò của người thiết kế
hoạt động tham quan giáo dục truyền thống chưa được phát huy.
Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt động dã
ngoại có chủ đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế thi cơng có thể thực hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau, đặc những kết quả khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn
và hợp lý của chương trình. Nhưng địi hỏi tối thiểu phải xây dựng được tiến trình cơ bản
của nội dung chi tiết của buổi tham quan.
Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời gian tham quan.
Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi tham quan.
Nội dung của mỗi buổi tham quan. Tập trung vào vấn đề gì? Nội dung thể hiện và
hình thức hoạt động có phù hợp không?


Chương trình phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự giáo
dục. Khai thác động viên và phát huy được sự tham quan của học sinh một cách tẹ giác,
sáng tạo từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc, phải tạo được khơng khí thoải mái vui tươi
hấp dẫn.
Chương trình buổi tham quan phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý, với quy trình phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của đội viên.

Chuẩn bị tốt và tổ chức thực hiện cụ thể, thống nhất và chu đáo.
2. Địa điểm tham quan - nơi lưu giữ tinh hoa của dân tộc.
Địa điểm tham quan, nơi ấy có hồn cốt của người Việt, có những chiến tích lẫy
lừng, dấu tích oai hùng và công lao to lớn của cha côn ta. Chúng ta, lớp lớp cháu con của
thế hệ cần phải "ơn cố tri tân". Bởi vì:
Dân ta phải biết sứ ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Sử xanh trên bốn ngàn năm
Tổ tiên rạch rõ anh em thuận hoà
Hồ Chí Minh
Đến với địa điểm tham quan giáo dục truyền thống, ấy là chúng ta đang ngược thời
gian về với cội nguồn dân tộc, ôn lại những giá trị truyền thống quý báu của nhà nước và
học tập rèn luyện để xứng đáng với truyền thống đó.
Tham quan các di tích lịch sử và cách mạng, kháng chiến ta có địa điểm như:
+ 48 Hàng Ngang: các em hiểu thêm nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Lăng Bác - Nhà sàn: Các em biết thêm nơi sống và làm việc của Bác Hồ kính
yêu
….
- Tham quan các bảo tàng:


+ Bảo tàng đường Hồ Chí Minh: các em hiểu được tinh thần anh dũng, trung kiên,
hào hùng, bất khuất của những con người làm nên con đường huyền thoại.
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh: các em hiểu thêm về Bác Hồ vị lãnh tụ mn vàn kính
u của dân tộc.
+ Bảo tàng dân tộc học: các em hiểu thêm về văn hoá các dân tộc Việt Nam.
+ Bảo tàng Phịng khơng Khơng qn: Các em tự hào hơn về truyền thống đấu
tranh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và bộ đội Phịng khơng
Khơng qn nói riêng.

...
- Tham quan làng nghề truyền thống, các khu cơng nghiệp và làng văn hố Việt
Nam.
+ Giấy làng Hồ
+ Đúc đồng Ngũ Xã
+ Gốm Bát Tràng
 Các em hiểu về làng nghề thủ công truyền thống Các em hiểu về làng nghề thủ công truyền thống
- Gặp gớ giao lau.
+ Gặp gỡ giao lưu với anh hùng lao động vũ trang nhân dân
+ Với những người có cơng với cách mang
+ Với một đơn vị có thành tích, đơn vị bộ đội kết nghĩa.
 Các em hiểu về làng nghề thủ công truyền thống Hiểu thêm về truyền thống anh hùng cách mạng.
3. Người thuyết minh - nhịp cầu nối các em và những hiểu biết mới.
- Nội dung:
Nội dung thuyết minh là rất quan trọng trong việc bồi đắp, bổ sung kiến thức và
những hiểu biết cho học sinh. Từ đó bằng trí tưởng tượng, các em có thể tái tạo cho mình
những diễn biến lịch sử, gây nên những ấn tượng khó quên.


- Người thuyết minh:
Vai trò của người thuyết minh đặc biệt cần thiết như là nhịp cầu nối các em với
hiểu biết mới, nơi ấy có chiến tích, có cơng lao, có những con người bất tử. Điều quan
trọng để người thuyết minh đảm nhận được vai trị của mình một cách xuất sắc là phải"
+ Giọng nói truyền cảm để thuyết phục người nghe.
+ Phải thể hiện ngữ điệu: trìu mến, mạnh mẽ, buồn bui, da diết…gây nên những
xúc cảm trong lịng người nghe.
+ Nói phải logic, mạch lạc, có nghệ thuật, nhiệt huyết làm được điều trên thì xem
như người thuyết minh đã thành công.
4. Thu hoạch của giáo viên + đội viên đi tham quan.
Qua các bản thu hoạch của các em BCH Đội tôi được biết các em rất thích hoạt

động này. Xin dẫn ra một vài nhận xét có tính chất tiêu biểu:
"Đến thăm bảo tàng đường Hồ Chí Minh, em thêm lịng tự hào về truyền thống
đấu tranh vì một nền độc lập tự chủ của cha anh. Các anh đã ngaz xuống và mãi mãi
trường tồn, bởi vì chúng em, thế hế trẻ sẽ viết tiếp lịch sử".
Nguyễn Thu Hương - K115 BCHCĐ
"Em cố gắng học hành chăm ngoan tiến bộ, tiếp bước cha anh đi trước, xứng
đáng là chủ nhân tương lai của đất nước".
Nguyễn Hải Yến - K115 BCHCĐ
* Cách tổ chức một buổi tham quan
a) Công tác chẩn bị
- Chon thời điểm tham quan là kịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày hè hoặc mở đầu,
kết thúc một đợt sinh hoạt chủ đề, chủ điểm.
- Xác định địa điểm tham quan và thời gian.
- Thiết kế nội dung và chương trình cuộc tham quan là cơng việc quan trọng nhất,
quyết định nhất cho cuộc tham quan. Nó bao gồm cả mục đích, ý nghĩa, các yêu cầu, các


bước tiến hành và dự kiến những nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, phải và chọn
cử người có khả năng tổ chức cũng như hiểu biết tốt về công tác chuyên môn để làm việc
này.
- Cử người đi tiền trạm liên hệ nơi ăn, ở, sinh hoạt cùng toàn bộ nội dung của cuộc
tham quan.
- Chuẩn bị đồ dùng có nhân và những phương tiện, điều kiện cho tập thể lên
đường, sinh hoạt tập thể, ăn uống, ngủ nghỉ…
- Thơng báo cho phụ huynh và có sự phối hợp ủng hộ sự giúp đỡ của họ.
b) Lên đường tham quan.
- Phổ biến nội quy đi đường và phát lệnh hành quân (tổ chức các hoạt động và hố
văn nghệ, vui chơi giải trí trên đường đi).
- Đến địa điểm tham quan để các em nghỉ 15 phút nhận địa điểm cắm trại hoặc nơi
nghỉ (tuỳ điều kiện từng nơi mà có những phương án khác nhau).

- Theo sự hướng dẫn của nơi tham quan, người tổ chức cho các em xếp hàng theo
thứ tự nghe giới thiệu của hướng dẫn viên. Khi nghe giới thiệu của các em có thể đặt ra
những câu hỏi có thể chưa biết hoặc là rõ thêm nội dung kiến thức được học tại nhà
trường, hướng dẫn viên sẽ giải thích, bổ sung những yêu cầu của các em. Nhìn thấy hiện
vật, vừa nghe lời giới thiệu vừa ghi chép ngững nội dung mơi mẻ thậm chí chụp những
bức ảnh lưu niệm làm tài liệu lưu trữ sẽ giúp các em học tập va củng cố kiến thức một
cách nhanh chóng hiệu quả.
Chú ý: Nếu số lượng các m tham gia cuộc tham quan q đơng nên chia thành các
nhóm nhỏ để nghe người hướng dẫn thuyết minh, để các em có điều kiện ghi chép và học
tập tốt hơn.
c) Kết thúc cuộc tham quan.
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ chương trình và nội dung của cuộc tham quan, Ban
tổ chức nên có quyết định để kết thúc đúng thời gian dự kiến. Sau cuộc tham quan nên bố
trí thời gian để các em viết thu hoạch những điều sâu sắc nhất ( có thể làm bài kiểm tra


tập làm văn) hoặc tổ chức cuộc thi kể lại các nội dung lịch sử truyền thống mà các em
thu lượm được từ cuộc tham quan.
* Chương trình tham quan tổ chức theo chủ điểm các tháng của năm học trong trường tiểu học.

Tháng
9

Chủ điểm
Ngày hội khai trường

Hoạt động tham quan
Tham quan Cơ sở vật chất của nhà trường, Phòng
truyền thống.


10

Sứng đáng thiếu nhi họcTham quan một danh lam thắng cảnh ở trong
sinh Thủ Đô

Thành phố (hoặc ngoại thành).

11

Biết ơn thầy cố giáo

Tham quan gần (các công viên trong Thành phố).

12

Quân đội nhân dân ViệtTham quan Bảo tàng Quân đội và các di tích lịch
Nam anh hùng

sử, Cách mạng ở địa phương.
Tham và giao lưu với đơn vị bộ đột kết nghĩa.

1

Ngày hội của học sinh

Giới thiệu về các di tích, danh thắng của Đất Nước
thơng qua các buổi sinh hoạt trên lớp.

2


Mừng Đảng mừng xuân

Tham qun Bảo tàng Cách mạng hoặc các di tích
cách mạng ở địa phương.

3

- Bơng hoa mừng cô (08/03) - Giới thiệu các danh thắng của Đất nước
- Cùng tiến bước lên Đoàn
(26/03)

- Cắm trại 26/03
- Tham quan cơng trình thanh niên ở địa phương.

4

Học

Tham quan danh lam thắng cảnh của Đất nước.
Học nữa
Học mãi

5

Nhớ ơn Bác Hồ

- Tham lăng Bác, nhà sàn, Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Tham nhà truyền thống với thiếu nhi (ở Cung



thiếu nhi).

Dưới đây là một thiết kế mơ hình tham quan lớp BCH Đội.
Tham quan
Đội viên khối 4,5
Liên đội tiểu học Cát Linh
I. Mục đích u cầu:
Là một mơ hình sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên loép, giúp cho học sinh nâng cao
hiểu biết về: Danh lam thắng cảnh, đất nước, con người Việt Nam. Qua đó giáo dục tinh
thần đoàn kết, yêu thương nhau.
Cung cấp cho các em mơ hình sinh hoạt tập thể liên đội, đảm bảo an tồn, nghiêm
túc, tổ chức có kỷ luật.
II. Tổ chức thực hiện:
1. Địa điểm:

Thành Cổ Loa - Đông Anh – Hà Nội

2. Thời gian:

8h00' ngày 18/12/2003

3. Đối tượng:

600 Học sinh khối 4.5
1 đ/c BGH
1 đ/c giáo viên TPT
12 đ/c giáo viên chủ nhiệm
1 đ/c y tế

II. Nội dung chương trình

STT
1.

Nội dung chương trình
- Tập trung liên đội
+ Điểm số báo cáo

Thời gian
8h00'


+ Nhắc nội quy tham quan
+ Kiểm tra trang phục h/s, CSVC mang theo
2.

Lên đường đi tham quan

8h30'

Chi đội 4A
Chi đội 4B
Chi đội 4C
Chi đội 4D
Chi đội 4E
Chi đội 4G
Chi đội 5A
Chi đội 5B
Chi đội 5C
Chi đội 5D
Chi đội 5E

Chi đội 5G
3.

Địa điểm tập kết khi đến.

8h45'

Tập trung ổn định tổ chức
4.

Nội dung tham quan
- Làm lễ dâng hương Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Chia làm 12 nhóm theo 12 chi đội nghe thuyết minh hướng dẫn
tham quan thành Cổ Loa.

5.

Phát lệnh chuẩn bị ra về

10h55'


+ Tập trung Liên đội
+ Kiểm tra trang phục, VSVC
6.

Lên đường về trường

11h00'


7.

Về đến trường, kết thúc cuộc tham quan

11h45'

IV. Phân công thực hiện.
1. Học sinh:
- Mặc đồng phục.
- Thực hiện đúng quy định, nội dung tham quan
2. Giáo viên TPT.
- Quản lý các em theo chi đội
3. Giáo viên chủ nhiệm
- Quản lý các em theo chi đội
Y tế: chăm sóc sức khoẻ h/s và giáo viên.
- P. Giáo vụ: Tập trung + ổn định tổ chức + phổ biến nội quy tham quan.
+ Giáo viên: Quản lý h/s theo GD.
- Phịng hành chính.
- Chuẩn bị xe ơ tơ + kinh phí
- Phịng đời sống:
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ và nước uống.


Phần III. Kết luận

1. Kết luận
"Uống nước nhớ nguồn"
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thế hệ sau cần phải hiểu, tự hào và biết

ơn đối với công lao, thành quả của thế hệ trước. Mặt khác phải cố gắng vươn lên kế tục
truyền thống ấy.
Chính vì vậy, trong nhà trường nơi đào tạo các thế hệ tương lai cho đất nước càng
không thể thiếu được hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh.
Qua hoạt động tham quan nếu được chuẩn bị cơng phu với chương trình hấp dẫn,
hình thức phong phú, linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao, tá động tới ý thức tự rèn luyện
vươn lên của các em.
Thiết nghĩ đối với nàh trường phổ thông người TPT có vai trị quan trọng trong
việc lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục này. Để làm tốt, địi hỏi người TPT phải có
tâm huyết, đầu tư suy nghĩ, sáng tạo ra những hình thức mới.
2. Kiến nghị.
Sách báo là cơ sở để chúng ta học tập. Để hoạt động giáo dục truyền thống có hiệu
quả thì trường, Đội và các trường phổ thông rất cần thiết bổ sung vào tủ sách của nhà
trường những tư liệu và tài liệu.
- Cần có chế độ ưu tiên, sự quan tâm thích đáng hay khuyến khích những người tổ
chức hoạt động tham quan giáo dục truyền thống để khích lệ.
- Phải xây dựng mối quan hệ thường xuyên với đội ngũ cộng tác viên để tổ chức
các buổi nói chuyện, tham quan làm phong phú thêm những hiểu biết cho các em.


- Hoạt động này cần cần sự ủng hộ, giúp đỡ về cơng sức và kinh phí của các lực
lượng trong nhà trường. Để có một thế hệ mới với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, theo
tôi sự đầu tư là vơ cùng thích đáng.



×