Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 127 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM




NGUYỄN XUÂN SƠN



BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐẠO
ĐỨC
CHO SINH VIÊN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ NHẬT THĂNG







HÀ NỘI - 2008






1
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 5
5. Nhiệm vụ 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài 5
8. Cấu trúc của luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu 8

1.2.1. Đạo đức và giáo dục truyền thống đạo đức 8
1.2.2. Biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức 13
1.3. Ý nghĩa của tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức 14
1.3.1. Bản chất của tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức 14
1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức công tác giáo dục truyền
thống đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học 16
1.3.3. Những điều kiện cần thiết để đảm bảo việc tổ chức phối hợp
các lực lượng giáo dục đạo đức ở trường đại học 23
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức và tổ chức công tác
giáo dục truyền thống đạo đức ở trường đại học trong giai đoạn hiện nay 25
1.4.1. Phẩm chất và năng lực con người Việt Nam thời kỳ công
nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là mục tiêu giáo dục


2
đạo đức ở các trường đại học 25
1.4.2. Đặc điểm của sinh viên đại học hiện nay 27
Mục tiêu và những yêu cầu tổ chức công tác giáo dục
truyền thống đạo đức ở đại học 30
Tiểu kết chương 1 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ
HÀ NỘI HIỆN NAY 37
2.1. Đôi nét về sự phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội 37
2.1.1. Vai trò của Phòng công tác chính trị và sinh viên trong tổ chức
công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên ở Viện Đại học Mở
Hà Nội 40
2.1.2. Những thành tích 42
2.2. Thực trạng tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho
sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội 48

2.2.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và cán bộ giảng viên
về tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên
Viện Đại học Mở Hà Nội 49
2.2.2. Thực trạng về nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức giáo
dục truyền thống đạo đức cho sinh viên đối với cán bộ quản lý và cán
bộ giảng viên 50
2.2.3. Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch, quản lý tổ chức
thực hiện, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và kiểm tra đánh
giá của cán bộ quản lý và cán bộ giảng viên về công tác tổ chức
giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội 55
2.2.4. Thực trạng về nhận thức của sinh viên Viện Đại học Mở
Hà Nội về công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên 59
2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức công tác giáo dục
truyền thống đạo đức cho sinh viên của Viện Đại học Mở Hà Nội 67


3
Tiểu kết chương 2 69
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP CHỦ YẾU VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁO
DỤC TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG
ĐH HIỆN NAY 71
3.1. Những nguyên tắc cơ bản xây dựng và thực hiện các biện pháp
tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên ở các
trường đại học hiện nay 71
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình giáo dục 71
3.1.2. Nguyên tắc quản lý giáo dục đạo đức phải dựa trên cơ sở quán
triệt mục tiêu giáo dục của các trường đại học 72
3.1.3. Nguyên tắc các biện pháp giáo dục đạo đức phải phát huy sức
mạnh tổng hợp trong và ngoài nhà trường 73
3.2. Biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức đại học trong giai đoạn

hiện nay 74
3.2.1. Biện pháp tổ chức quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của
Thầy và Trò. 74
3.2.2. Biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục và
xây dựng môi trường giáo dục đạo đức cho sinh viên. 78
3.2.3. Biện pháp tạo viễn cảnh, niềm tin và động lực cho sinh viên
rèn luyện phấn đấu vươn lên .82
3.2.4. Biện pháp phát huy tính tích cực rèn luyện của sinh viên 85
3.2.5. Biện pháp tạo cơ hội điều kiện cho hoạt động tập thể để thầy
và trò chủ động thích nghi với hoàn cảnh xã hội 88
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 92
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp tổ chức công tác
giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên Viện đại học Mở Hà Nội 94
3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm 94
3.4.2. Tổ chức triển khai khảo sát kết quả việc áp dụng các biện pháp
tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên


4
Viện Đại học Mở Hà Nội 96
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm 96
Tiểu kết chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………100
1. Kết luận…………………………………………………………………100
2. Khuyến nghị ……………………………………………………………101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………103
PHỤ LỤC

































5

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BPGD Biện pháp giáo dục
BCH Ban chấp hành
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lý
CBGV Cán bộ giảng viên
CĐ Cao đẳng
CLB Câu lạc bộ
CTCT&SV Công tác chính trị và sinh viên
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CSCN Cộng sản chủ nghĩa
ĐH Đại học
Đoàn TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
GD Giáo dục
GV Giảng viên
GD& ĐT Giáo dục và đào tạo
HSSV Học sinh sinh viên
KHGD Khoa học giáo dục
KHKT Khoa học kỹ thuật
PPGD Phương pháp giáo dục
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
SV Sinh viên
TB Trung bình
TN Thanh niên
TW Đoàn Trung ương Đoàn
UBND Ủy ban nhân dân

XH Xã hội
XHCN Xã hội chủ nghĩ



6
MỞ ĐẦU
2. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng người",
nó giúp đào tạo ra thế hệ SV vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Các nội dung và hình thức
giáo dục đạo đức cho sinh viên cần phong phú, đa dạng. Chủ yếu là giáo dục
lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, thế giới quan cộng sản chủ nghĩa,
phương pháp luận duy vật biện chứng, tinh thần tự chủ, sáng tạo, văn hóa
giao tiếp… Giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên, thông qua nhiều
hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng sinh viên và mang lại hiệu quả cao
đã và đang là một vấn đề cần được nghiên cứu.
Trong quá trình sống và hoạt động xã hội của con người, ý thức đạo
đức được hình thành. Trong các xã hội, nhất là các xã hội dựa trên đối kháng
giai cấp, ý thức đạo đức bao giờ cũng mang tính giai cấp. Trên thực tế, ở các
xã hội khác nhau, đạo đức và ý thức đạo đức biểu hiện ở sự khuyến khích
nhằm ngăn chặn những hành vi xấu xa pháp luật mới cấm và kích thích
những điều tốt đẹp trên quan điểm lợi ích chung, lợi ích xã hội. Nói cách
khác, sự phát triển của ý thức đạo đức có những biến thái cơ bản tương ứng
với các hình thái kinh tế - xã hội bởi vì mỗi hình thức sở hữu đều sản sinh ra
lý luận luân lý của nó.
Đối với Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các
giá trị truyền thống đạo đức giữ một vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa là
một quá trình tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế -
xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế

trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều
ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại.


7
Như vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình rộng lớn và phức
tạp. Trong điều kiện nước ta, việc tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa
sẽ tác động tích cực trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, công nghiệp hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản
xuất, giải quyết tình trạng công nghệ lạc hậu hiện nay, dẫn tới tăng năng suất
lao động, làm cho tổng sản phẩm xã hội tăng lên và do vậy có điều kiện để
nâng cao phúc lợi cho nhân dân. Hơn nữa, cũng chính sự phát triển của lực
lượng sản xuất, dẫn đến mở rộng phân công lao động xã hội, góp phần giải
quyết tình trạng thiếu việc làm hiện tại, tăng năng lực sản xuất, làm cho nền
kinh tế hàng hóa phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và
tiếp thu các thành tựu của văn minh nhân loại.
Thứ hai, sự phát triển kinh tế do công nghiệp hoá có sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, tạo
điều kiện cho kinh tế phát triển. Quá trình công nghiệp hóa theo định hướng
XHCN sẽ làm cho mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng
tăng lên, nhờ đó mối quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ,
giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân, nông dân và trí thức ngày càng
củng cố và phát triển.
Thứ ba, những thành tựu kinh tế - xã hội của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa sẽ góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mở mang dân trí, nâng cao nhận thức,
phát triển văn hóa, củng cố truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc,
tăng thêm niềm tin vào chế độ xã hội.
Như vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa có tác dụng to lớn trên nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng đến an

ninh quốc phòng. Điều này càng có ý nghĩa sống còn khi "Dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo định hướng xã hội chủ
nghĩa" là mục tiêu phát triển của nước ta.


8
Ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa con
người vẫn nhận thức rằng: giá trị và giá trị đạo đức luôn là vấn đề ý nghĩa
đối với bất cứ xã hội nào, thời đại nào. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cái nhìn
đạo đức đã là cái nhìn truyền thống của nhiều xã hội. Trong nền văn minh
hiện đại, việc đánh giá trình độ tiến bộ của các hiện tượng xã hội, trên thực
tế vẫn rất cần sự tham gia của các tiêu chuẩn đạo đức. Bên cạnh đó, tính
đặc thù, tính giai cấp, tính khu vực… vốn là những tính chất cố hữu của
đạo đức càng làm cho các chuẩn mực đạo đức khó ăn nhập với đời sống
hiện thực. Trong khi đó, bên cạnh đạo đức còn có hàng loạt giá trị cùng loại
như phong tục, tập quán, lối sống, nếp tư duy cũng đang được coi là cái
cần phải tính đến khi xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Đây là cái giá
trị mà nếu thiếu vắng nó thì xã hội công nghiệp hiện đại dễ có nguy cơ biến
hành "nơi bất hạnh" của con người. Cũng cần nói thêm rằng: nhịp độ phát
triển của xã hội hiện đại đã làm cho mối tương quan giữa con người và thế
giới (xã hội và tự nhiên) xung quanh ngày càng trở nên phức tạp hơn. Một
mặt, con người được chứng kiến những dấu hiệu to lớn của sự phát triển,
nhưng mặt khác con người cũng nhận thấy những nguy cơ khủng khiếp tồn
tại phản tiến bộ.
Có thể nói rằng, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ đem lại
những yếu tố mới làm sâu sắc thêm, phong phú thêm những giá trị truyền
thống đồng thời cũng gây ra những xáo trộn, những thay đổi trong lối sống,
những quan niệm về các chuẩn mực đạo đức xã hội. Vấn đề ở chỗ là làm thế
nào để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà vẫn giữ được nét đẹp
riêng, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đây quả là vấn đề bức

xúc đang đặt ra cho toàn xã hội Việt Nam hiện nay.
Cơ chế thị trường đã làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam trong nhiều
năm gần đây có những bước phát triển đáng kể, song đi theo những thành
tựu kinh tế - xã hội lớn lao đó, chúng ta không thể không bị ảnh hưởng bởi


9
những mặt trái của nó. Xã hội phân hóa, tệ nạn xã hội gia tăng, nhiều
chuẩn mực đạo đức truyền thống bị đảo lộn, thay đổi. Trong những biểu hiện
không lành mạnh đó, phải kể trước hết là tình trạng một số không nhỏ học
sinh sinh viên tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; số sinh viên này
ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, đó là một quy luật phổ biến.
Chính ở các nước phát triển cũng đang phải đối mặt với thực tế: nạn bạo lực
và tệ nạn xã hội trong nhà trường tăng. Tỷ lệ sinh viên Mỹ nghiện ma túy
gấp nhiều lần sinh viên các nước trên thế giới. Số sinh viên chán học, bỏ học
tăng nhanh.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên
của các trường ĐH đã trở thành một vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa
mang tính chiến lược của nhiều quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế
các trường ĐH của ta lại chưa có những biện pháp giáo dục truyền thống đạo
đức cho sinh viên mang lại hiệu quả cao.
Có nhiều nguyên nhân đã dẫn sinh viên đến tình trạng yếu kém về
đạo đức, trong đó phải kể đến sự không thống nhất tác động giáo dục của các
lực lượng giáo dục trong các nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội. Đôi khi
còn trái ngược nhau về cách thức tác động.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp tổ chức
công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên Viện Đại học Mở
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức công tác giáo dục

truyền thống đạo đức giáo dục của Viện Đại học Mở Hà Nội, luận văn đề
xuất các biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh
viên để nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường ĐH nói chung và của Viện
Đại học Mở Hà Nội nói riêng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu


10
3.1. Khách thể: Biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đại học
3.2. Đối tượng: Xác định các biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền
thống đạo đức nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đại học
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục truyền thống đạo đức là một quá trình phức tạp, bị chế ước
chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan. Nếu có những BP tổ chức một cách
đúng đắn, hợp lý, kiên trì thực hiện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội,
phát huy tối đa những yếu tố tích cực, phối hợp tốt sự tác động của các lực
lượng trong và ngoài nhà trường thì giáo dục truyền thống đạo đức nói riêng,
công tác đào tạo của các trường ĐH nói chung, sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc tổ chức công tác giáo dục truyền
thống đạo đức của các trường đại học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức cho sinh viên đại học
5.2. Làm rõ thực trạng tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức
cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội và cho sinh viên đại học hiện nay
5.3. Đề xuất những cách thức tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo
đức cho sinh viên đại học hiện nay
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng
hợp tài liệu, phân loại tài liệu nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn

đề nghiên cứu
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
b) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
c) Phương pháp đàm thoại phỏng vấn


11
6.3. Phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu được
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức công tác giáo dục
truyền thống đạo đức cho sinh viên ở các trường ĐH trong thời kỳ đổi mới,
thông qua việc khảo sát nghiên cứu ở Viện Đại học Mở Hà Nội trong thời
gian vừa qua.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức của lãnh đạo về công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên các trường ĐH hiện nay.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo
kết quả nghiên cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc xác lập các biện pháp tổ chức công
tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên các trường đại học
Chƣơng 2: Thực trạng việc tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo
đức cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội hiện nay
Chƣơng 3: Biện pháp chủ yếu về tổ chức công tác giáo dục truyền
thống đạo đức cho sinh viên các trường đại học hiện nay


12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC Ở

CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chúng ta đã biết, lịch sử phát triển giáo dục luôn gắn với lịch sử phát
triển xã hội loài người. Mục tiêu của bất cứ một nền giáo dục phát triển nào
cũng là đào tạo con người, những người có đủ năng lực và phẩm chất, có đức
và có tài. Bất cứ nhà trường nào khi mang sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, đều
thông qua việc truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm mà hình thành cho thể
hệ trẻ nhân cách của thời đại. Do đó khi nói đến quá trình giáo dục đại học
của một nhà trường, người ta thường nói một cách vắn tắt, hình ảnh là “Dạy
nghề” và “Dạy người”. Nói một cách khác, phạm trù giáo dục đạo đức luôn
gắn với quá trình đào tạo. Chỉ có tiến hành giáo dục đạo đức, có chất lượng
cao, các trường ĐH mới thực hiện được mục tiêu cao cả của mình.
Chúng ta có thể thấy vấn đề nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
truyền thống đạo đức cho sinh viên các trường ĐH hiện nay đã được đề
cập, nghiên cứu trong nhiều năm nay ở Việt Nam. Tuy vậy chưa có tác giả
nào đi sâu nghiên cứu về cách phối hợp các biện pháp chủ yếu về tổ chức
công tác giáo dục truyền thống đạo đức để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo
dục đạo đức cho sinh viên các trường ĐH hiện nay, chuẩn bị tích cực cho
việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Việt Nam thế kỷ 21. Việc phối hợp
các biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức để nâng cao
hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường ĐH hiện nay đang là
những vấn đề thời sự cấp bách cần có đề tài nghiên cứu khoa học để giải
quyết về cơ sở lý luận lẫn cơ sở thực tiễn.




13
1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu
1.2.1. Đạo đức và giáo dục truyền thống đạo đức

1.2.1.1. Đạo đức
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” thì “đạo đức” là:
“Phép tắc về quan hệ giữa người với người; giữa cá nhân với tập thể,
với xã hội.”
“Phẩm chất tốt đẹp của con người (sống có đạo đức)” [24, tr 96].
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh: “Đạo đức là một hình thái ý thức - xã
hội bao gồm những nguyên tắc, qui tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của
mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người với người” [25,
tr 44].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì đạo đức có thể được hiểu theo nghĩa
hẹp và nghĩa rộng.
“Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy định, những chuẩn mực
ứng xử trong quan hệ của con người với con người, với công việc, với bản
thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù
chính trị, pháp luật, lối sống, đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách,
phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân được xã hội hóa” [12, tr.158].
Như vậy, đạo đức là luân lý, là chuẩn mực ứng xử tức là đã gắn khái
niệm đạo đức với giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Theo tác
giả Hà Nhật Thăng: “Khi những giá trị đạo đức biến thành nhận thức chung
của mọi thành viên thì nó trở thành truyền thống, có sức mạnh vật chất điều
chỉnh nhận thức và hành động chung của toàn xã hội. Vì vậy đạo đức có vai
trò, có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” [18, tr 19].


14
Nhưng trước hết phải hiểu đạo đức là “một hình thái ý thức xã hội”, là
“thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân

được xã hội hóa” thì mọi hành vi ứng xử của con người với xã hội, với tự
nhiên đều phản ánh đạo đức của mỗi người; đạo đức đó đều phản ánh những
giá trị, những chuẩn mực mà người ta nhận thức. Như vậy với cá nhân, mỗi
hành vi ứng xử đều phản ánh một giá trị dương (+), vì nó chỉ thể hiện sự thỏa
mãn những nhu cầu, những nhận thức, tình cảm của cá nhân với xã hội.
Nhưng với xã hội (tách khỏi chủ quan cá nhân) thì giá trị đó là âm (-) hay là
dương (+) còn tùy thuộc vào chuẩn mực, qui tắc mà xã hội lúc đó qui định,
thừa nhận.
Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu khái niệm:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là thành phần cơ bản của nhân
cách mỗi người. Nó phản ánh những chuẩn mực giá trị của mỗi hành vi ứng
xử của mỗi người với công việc, với bản thân và môi trường sống theo nhận
thức và đánh giá riêng của mỗi người với chuẩn mực chung của xã hội.
Khái niệm đạo đức luôn gắn với giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức.
Giá trị đạo đức (chuẩn mực đạo đức) là thước đo giá trị cần có ở mỗi
người, là những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực, được nhiều người
thừa nhận, được xã hội thừa nhận, xác định như một đòi hỏi khách quan. Nó
có giá trị định hướng chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái
độ, hành vi của mỗi người. Giá trị đạo đức bao gồm: tính khách quan, tính xã
hội, tính thời đại, tính truyền thống.
Khi nghiên cứu đạo đức, chúng ta phải nghiên cứu cơ chế vận hành
của nó trong các quan hệ xã hội.
Đạo đức với cơ chế vận hành trong các quan hệ xã hội. Đạo đức bao
giờ cũng gắn với các quan hệ xã hội nhất định và nó luôn luôn bị chi phối
bởi 3 nhân tố (3 bộ phận) để hợp thành nên đặc điểm của mỗi người. Đó là:


15
+ Ý thức đạo đức: đó là những nhận thức của con người về các nguyên
tắc, qui tắc đánh giá đạo đức của cá nhân, của xã hội, mối quan hệ của đạo

đức với các hình thái ý thức xã hội khác (nghệ thuật, tri giác, triết học )
Đó là những nhận thức của con người về những chuẩn mực của hành
vi, thói quen, phong tục đạo đức tác động mạnh đến tâm thế, tình cảm, hành
vi của con người.
+ Hành vi đạo đức: ý thức đạo đức bao giờ cũng được thể hiện qua
hành vi đạo đức, chi phối hành vi đạo đức.
Hành vi đạo đức là biểu hiện của nhận thức, tình cảm đạo đức cá nhân
và bị chi phối bởi các chuẩn mực đạo đức, qui tắc đạo đức của xã hội.
+ Tình cảm, niềm tin đạo đức: tình cảm, niềm tin đạo đức là hiệu quả
của nhận thức, hành vi đạo đức. Có tình cảm đạo đức, niềm tin đạo đức đúng
đắn là có động lực hình thành nhận thức và hành vi đúng phù hợp với các
thước đo, các chuẩn mực, qui phạm của xã hội.
1.2.1.2. Giáo dục truyền thống đạo đức
Theo tác giả Phạm Minh Hạc về khái niệm giáo dục truyền thống đạo
đức có thể hiểu:
“Giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với
hình thành thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin và hành vi, thói quen đạo
đức” [12, tr.156].
Theo tác giả Hà Nhật Thăng: “Giáo dục đạo đức là hình thành ở mọi
công dân thái độ đúng đắn, tình cảm niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản
thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện
tượng xảy ra xung quanh” [18, tr 209].
Từ quan niệm đúng đắn trên đây, chúng ta thấy giáo dục truyền thống
đạo đức trước hết là một quá trình, không thể nóng vội, không thể áp đặt. Nó


16
được diễn ra trong cả quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một
con người, không có điểm dừng.
Mục tiêu của giáo dục truyền thống đạo đức trong nhà trường ĐH:

 Trang bị cho sinh viên những tri thức cần thiết về chính trị tư
tưởng, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật, văn hóa xã hội.
 Hình thành ở mỗi sinh viên thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo
đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của
Đảng.
 Rèn luyện để mỗi sinh viên tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo
đức xã hội, có thói quen chấp hành qui định của pháp luật, nỗ lực học tập,
rèn luyện tích cực, cống hiến sức lực, trí tuệ cho dân cho nước.
Chúng tôi quan niệm một số SV chưa đạt chuẩn mực theo quy chế đánh
giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và
trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết
định số 60 /2007/QĐ-BGDĐT ngày16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) được nghiên cứu, đề cập trong luận văn này là những
sinh viên còn đang theo học nhưng thường vi phạm các chuẩn mực đạo đức
ở ba mức độ sau:
Mức 1: Trong sinh hoạt, học tập hàng ngày: vi phạm nhiều lần nội
quy, quy chế, điều lệ nhà trường, vi phạm những chuẩn mực đạo đức của
người con trong gia đình và người công dân ngoài xã hội. Những vi phạm
này còn ở mức độ nhẹ (có sai, có sửa rồi lại mắc).
Mức 2: Những hành vi, thái độ sai lệch tương đối nghiêm trọng: đàn
đúm bạn bè, bỏ học sống buông thả nhiều ngày hoặc thường xuyên gây gổ,
xung đột với mọi người; mắc các tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Nhưng những
sinh viên này vẫn còn chấp nhận sự giáo dục của nhà trường.


17
Mức 3: Vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng: chiếm đoạt tài sản
công dân (ăn cắp, ăn cướp) tham gia tàng trữ, buôn bán ma túy, tham gia các
băng nhóm và ở tình trạng không chấp nhận sự giáo dục của nhà trường.
1.2.1.3. Tình trạng yếu kém đạo đức của sinh viên

“Tình trạng là sự tồn tại và diễn biến của các sự việc, xét về mặt ảnh
hưởng đối với cuộc sống thường ở khía cạnh bất lợi” [8, tr 826].
Như thế, chúng ta có thể thống nhất quan niệm: Tình trạng yếu
kém đạo đức của sinh viên là sự tồn tại và sự diễn biến cả về số lượng
lẫn tính chất nguy hại của số sinh viên đang tồn tại trong nhà trường, xã
hội chúng ta hiện nay.
Tình trạng yếu kém đạo đức của sinh viên cũng được xem xét từ nhiều
phía:
- Mức độ diễn biến về mặt số lượng.
- Mức độ, diễn biến về tính chất phức tạp và mức độ ảnh hưởng xấu
(không có lợi) cho số đông sinh viên.
Tình trạng yếu kém đạo đức của sinh viên hiện nay, tuy về phần trăm
không lớn chỉ chiếm trên 1% nhưng về con số tuyệt đối ta sẽ có hàng vạn
sinh viên yếu kém đạo đức. Đây là con số không nhỏ và rất đáng lo ngại.
Muốn giải quyết được tình trạng này, trước hết phải nhận thức được:
- Khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, vi phạm kỷ luật, phạm pháp
và tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội của các trường ĐH nhằm làm cho những
sinh viên bình thường có được môi trường giáo dục đào tạo thuận lợi; làm
cho bản thân mỗi sinh viên sớm điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách.
- Đồng thời khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, vi phạm kỷ luật,
phạm pháp và tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội hiện nay chính là làm cho hoạt
động giáo dục truyền thống đạo đức trong mỗi trường ĐH phải thường xuyên
có chất lượng và hiệu quả cho mọi sinh viên và đến được từng sinh viên.


18
Như vậy việc khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, vi phạm kỷ luật
của trường, phạm pháp và tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội của các trườngĐH
nói chung đều phải đảm bảo cả 2 yêu cầu:
* Một là nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống đạo đức ở mỗi

nhà trường, giáo dục truyền thống đạo đức cho số đông sinh viên đạt kết quả,
hạn chế mức thấp nhất sinh viên bỏ học, vi phạm kỷ luật của trường, phạm
pháp và tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội.
* Hai là các biện pháp giáo dục phải đáp ứng được những yêu cầu cụ
thể của mỗi sinh viên, phải giúp sinh viên nhanh chóng điều chỉnh nhân cách
phối hợp với chuẩn mực chung của nhà trường và xã hội.
1.2.2. Biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức
Theo tác giả Lê Văn Giang: “Có thể hiểu phương pháp là một hệ
thống gồm một hay nhiều qui tắc có tác dụng hướng dẫn một loại hành động
cụ thể nào đó để đạt được một mục đích đã định” [10, tr 164-165].
Như thế khi nói đến phương pháp là người ta phải chú ý đến những
qui tắc có tác động:
+ Một loại hành động cụ thể tương ứng và mục đích (hay mục tiêu)
của hành động đó.
+ Mọi hành động đều được xác định bởi đối tượng mà nó phải tác
động vào và mục tiêu phải đạt được trong việc làm biến đổi đối tượng đó.
Từ trên cơ sở quan niệm về phương pháp một cách biện chứng như vậy,
người ta đã xây dựng quan niệm về biện pháp giáo dục truyền thống đạo đức.
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “PPGD trong nhà
trường là phương thức hoạt động gắn bó với nhau giữa người giáo dục và
người được giáo dục nhằm giải quyết những nhiệm vụ hình thành nhân
cách XHCN” [15, tr 43-44].
Từ định nghĩa trên có thể hiểu:


19
- BPGD là thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, nó là phương
thức hoạt động giúp cho các trường ĐH thực hiện được những mục đích và
nhiệm vụ giáo dục nhân cách XHCN cho người học (sinh viên).
- BPGD còn là phương thức tác động của nhà sư phạm, của nhà

trường, của tập thể người học đến từng sinh viên.
Biện pháp giáo dục có một vai trò hết sức quan trọng. Trong bộ Tư Bản,
C.Mác đã từng khẳng định “Thước đo trình độ của nền văn minh không phải ở
chỗ nó sản xuất ra cái gì mà ở chỗ nó sản xuất ra cái đó bằng cách nào?”
Vai trò và tác dụng to lớn của biện pháp giáo dục trong quá trình đào
tạo con người đã được tác giả Phạm Minh Hạc trong công trình “Về sự phát
triển toàn diện con người thời kỳ CNH - HĐH” khẳng định:
“Cùng với người dạy đạt chuẩn đào tạo, người học, phương pháp giáo
dục là yếu tố năng động nhất trong giáo dục. Nội dung giáo dục nói chung
mới chứa đựng giá trị tiềm tàng, sẽ xuất hiện trong sản phẩm giáo dục. Trong
khi đó, phương pháp giáo dục quyết định giá trị thật sự của sản phẩm giáo
dục” [12, tr 123].
Như vậy giá trị thật sự có của sản phẩm giáo dục - nhân cách người
học là do phương pháp giáo dục quyết định. Tất cả các phương pháp giáo
dục đều có chức năng chuẩn bị và khuyến khích quá trình tự giáo dục đào tạo
của sinh viên. Thông qua các hình thức và phương pháp giáo dục, các nhà
trường ĐH phải làm được việc gieo nhu cầu và chỉ cho sinh viên biết cách
biến quá trình được giáo dục đào tạo thành quá trình tự giáo dục đào tạo.
Nhu cầu tự giáo dục đào tạo là nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách một cách có
mục đích, có kế hoạch.
Các phương pháp tự giáo dục cần truyền cho sinh viên là: cá nhân tự
cam kết (đưa ra những mục tiêu, nội dung cụ thể cần hoàn thiện, cần sửa
chữa của nhân cách bản thân) cá nhân tự vạch kế hoạch, tự đề ra ý chí quyết


20
tâm phấn đấu, tự đặt ra những hình phạt, những việc làm để tự nhắc nhở
mình khi không đạt những mục tiêu cam kết.
Nếu các trường ĐH biến được quá trình giáo dục đào tạo thành quá
trình tự giáo dục đào tạo thì chắc chắn những phẩm chất, năng lực của sinh

viên có được bao giờ cũng là phẩm chất, năng lực có giá trị bền vững.
Để có được sự thành công này, nhà trường ĐH trước hết phải lựa chọn
và tìm cách phối hợp các phương pháp giáo dục truyền thống đạo đức thế
nào cho phù hợp với sinh viên, phải tìm cho được những cách phối hợp các
biện pháp giáo dục truyền thống đạo đức sao cho có hiệu quả nhất.
1.3. Ý nghĩa của tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức
1.3.1. Bản chất của tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức
Thực chất của biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức là xác
định cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
xây dựng môi trường giáo dục, phát huy tốt các yếu tố, các lực lượng tham
gia hoạt động giáo dục truyền thống đạo đức.
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” thì:
“Phối: là sự kết hợp điều hòa để bổ sung cân đối cho nhau.
Phối hợp là cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho
nhau” [24, tr 1341-1342].
Theo từ điển “Tường giải và liên tưởng tiếng Việt” thì: “Phối hợp là
dùng vào cùng một mục đích và trong cùng một lúc nhiều tác động khác
nhau tăng cường lẫn nhau” [8, tr 650].
Từ sự tìm hiểu trên đây chúng ta có thể hiểu: “Phối hợp là tập hợp tác
động để tạo nên sức mạnh của nhiều chủ thể có cùng chung mục đích vào đối
tượng nhằm tạo ra chất lượng và hiệu quả cao hơn so với việc chỉ tác động
riêng lẻ”.
Như vậy khi có nhiều chủ thể cùng chung một mục đích tác động vào
một đối tượng, thì rõ ràng nếu tập hợp được sự tác động của các chủ thể này


21
một cách khoa học, hợp lý, hợp qui luật thì chắc chắn đối tượng sẽ được tác
động một cách chất lượng hiệu quả hơn. Quá trình đó là quá trình phối hợp
các phương pháp.

Do đó: “Phối hợp các biện pháp giáo dục” là "Cán bộ quản lý nhà
trường một lúc có thể tiến hành đồng thời hoặc liên tiếp nhiều BPGD có
cùng định hướng thống nhất, hỗ trợ nhau đạt mục tiêu giáo dục với chất
lượng, hiệu quả cao hơn so với khi chỉ vận dụng đơn lẻ từng BPGD”.
Lý do phải tiến hành phối hợp biện pháp giáo dục:
Như trên đã phân tích, bản thân mỗi BPGD chỉ đáp ứng được một yêu
cầu giáo dục, chỉ phù hợp từng lúc, từng nơi, từng đối tượng cụ thể. Do đó
việc phối hợp các BPGD là để có sự bổ sung lẫn nhau giữa các biện pháp.
Như vậy việc phối hợp các BPGD là cần thiết. Có làm được điều đó, các
trường ĐH mới hy vọng đạt kết quả cao trong công tác giáo dục đào tạo.
Thực chất của quá trình giáo dục đào tạo là sự phối hợp các biện pháp giáo
dục đào tạo.
Như vậy, việc phối hợp các biện pháp giáo dục để giáo dục truyền
thống đạo đức cho sinh viên có kết quả là việc làm tất yếu của mỗi nhà
trường ĐH, nhưng nó lại luôn phản ánh sức sáng tạo, sự mới mẻ trong thực
tế đời sống, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục
mà chúng ta không được bỏ qua. Bởi vì:
Mục tiêu, nội dung giáo dục bao giờ cũng phải có sự thay đổi nhất
định cho phù hợp với đối tượng giáo dục, với yêu cầu của thời đại, xã hội. Vì
thế việc phối hợp các biện pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo mới thực
hiện được mục tiêu nội dung giáo dục đã đề ra.
Do đó việc phối hợp các biện pháp giáo dục cho phù hợp với những
đối tượng giáo dục đang thay đổi trong từng thời kỳ, trong từng địa bàn, nhất
là các thành phố đang trong thời kỳ đô thị hóa nhanh luôn là những việc làm
mới mẻ cần được tổng kết, đúc rút, nghiên cứu kịp thời.


22
Đề tài đi sâu nghiên cứu sự phối hợp các biện pháp tổ chức giáo dục
truyền thống đạo đức cho sinh viên các trường ĐH là nhằm đáp ứng yêu cầu

cần thiết, cấp bách này.
1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của biện pháp tổ chức giáo dục truyền
thống đạo đức cho sinh viên ở các trường đại học
Phối hợp các biện pháp giáo dục trước hết phải đảm bảo tính toàn vẹn
của quá trình giáo dục
Theo tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt:
“Giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân
cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt
động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền
đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người” [15, tr 121].
Giáo dục với tư cách là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách
cho sinh viên trong các trường ĐH bao giờ cũng có 2 bộ phận, hai quá trình
luôn quan hệ gắn bó thống nhất với nhau. Đó là quá trình đào tạo nghề và
quá trình giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên.
Đào tạo là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn
vẹn, là quá trình tác động qua lại giữa những người quản lý nhà trường,
người dạy và người học, nhằm truyền thụ và lĩnh hội kiến thức khoa học;
những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó
hình thành các phẩm chất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục
đào tạo.
Giáo dục truyền thống đạo đức là một quá trình (theo nghĩa hẹp), một
bộ phận của quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng) nhằm hình thành niềm tin,
lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách của nhân cách;
những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội.


23
Như vậy, cả 2 quá trình (giáo dục đạo đức và đào tạo) đều thực hiện
những chức năng chung của quá trình đào tạo tổng thể là trau dồi học vấn,
rèn luyện tính tình, phát triển nhân cách. Song mỗi quá trình đều có chức

năng trội nên mỗi quá trình không thể thay thế được, mà chỉ bổ sung, hỗ trợ
cho nhau làm nên tính toàn vẹn, thống nhất của quá trình giáo dục chung của
bất cứ một trường ĐH nào. Một quá trình nào yếu kém đều ảnh hưởng đến
quá trình chung. Nói một cách khác bất kỳ một trường ĐH nào cũng phải
làm tốt hai nhiệm vụ “Dạy nghề” và “Dạy người”.
Để làm tốt hai nhiệm vụ “Dạy nghề” và “Dạy người”, cán bộ quản lý
trường phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục của nhà trường XHCN,
mục tiêu đào tạo người công dân, người lao động có văn hóa, có sức khỏe, có
lý tưởng XHCN để đề ra chương trình kế hoạch giáo dục sinh viên. Tất cả
quá trình giáo dục đó được diễn ra với những điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường, gia đình, của sự tổ chức quản lý giáo dục.
Chính yếu tố quản lý giáo dục sẽ giúp cho việc điều chỉnh, cân đối, cải
tiến quá trình giáo dục đào tạo, thúc đẩy quá trình giáo dục đào tạo đạt mục
tiêu, với một trình độ chất lượng đào tạo cao, phí tốn ít.
1.3.2.1. Tổ chức giáo dục truyền thống đạo đức phải trên cơ sở quán triệt
mục tiêu giáo dục của các trường đại học
Để tiến hành giáo dục truyền thống đạo đức trong các trường ĐH, cán
bộ quản lý trường cần nắm đặc điểm quá trình giáo dục đạo đức:
Thứ nhất: Quá trình giáo dục truyền thống đạo đức bao gồm các tác
động của rất nhiều nhân tố: khách quan, chủ quan, bên ngoài, bên trong. Có
thể hiểu có bao nhiêu mối quan hệ ở trong trường và ngoài xã hội mà sinh
viên tham gia hoạt động thì có bấy nhiêu tác động giáo dục đến sinh viên.
Những tác động này có thể thống nhất, nhằm hỗ trợ tăng cường cho nhau
nhưng cũng có thể mâu thuẫn, làm vô hiệu hóa, suy yếu các kết quả tác
động. Do đó giáo dục truyền thống đạo đức chỉ đạt hiệu quả khi cán bộ quản


24
lý trường biết tổ chức và phối hợp được tất cả các tác động giáo dục cho mục
tiêu giáo dục.

Thứ hai: Kết quả giáo dục truyền thống đạo đức là tạo được niềm tin, là
tình cảm, là thói quen, là hệ thống những hoạt động, hành vi của sinh viên.
Thứ ba: Quá trình giáo dục truyền thống đạo đức bao giờ cũng mang
tính cụ thể phụ thuộc từng cá nhân, người được giáo dục và phải thông qua
những tình huống giáo dục riêng biệt, cụ thể nhất định.
Thứ tư: Quá trình giáo dục truyền thống đạo đức bao giờ cũng mang
tính biện chứng. Đó là quá trình biến động và phát triển không ngừng về nội
dung, phương pháp, hình thức tính chất giáo dục sao cho phù hợp với đối
tượng được giáo dục là những con người đang trưởng thành đang phát triển
trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội đang biến đổi.
Đây chính là tính toàn vẹn của các tác động giáo dục đến các mặt nhận
thức - lý trí, tình cảm, động cơ và kỹ năng hoạt động của nhân cách sinh
viên. Như vậy, chỉ thông qua giáo dục truyền thống đạo đức, các trường ĐH
mới hoàn chỉnh mục tiêu giáo dục đào tạo của mình.
Như vậy, giáo dục truyền thống đạo đức là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của các trường ĐH; nó cũng không thể thiếu được trong các nhiệm
vụ chiến lược của mục tiêu giáo dục đào tạo toàn diện.
Chỉ có thông qua bộ môn giáo dục đạo đức công dân SV; thông qua các
hoạt động thực tiễn gắn nhà trường với xã hội mới rèn luyện đạo đức sinh viên.
Và ngược lại thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức và bộ môn giáo dục
công dân SV trong các các trường ĐH, chúng ta mới rèn luyện được tư cách và
trách nhiệm công dân cho các thế hệ công dân tương lai. Đó là các hoạt động
tập thể nhằm gắn sinh viên với các hoạt động chính trị xã hội sôi động đang
diễn ra ngoài xã hội “Vì ngày mai lập nghiệp” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

×