Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.2 KB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ NHUNG

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỐN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN NHÀ NƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


VŨ THỊ NHUNG

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỐN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN NHÀ NƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS DƯƠNG ĐĂNGHUỆ
2. TS. BÙI NGỌCCƯỜNG

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án "Pháp luật về kiểm sốt vốn tại các
doanhnghiệp có 100% vốn nhà nước"là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, tư liệu, dẫn chứng được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng và được ghi rõ trong danh mục các tài liệu tham
khảo. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học của tác giả nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên !
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận án

NCS. Vũ Thị Nhung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP

: Công ty Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

NHNN


: Ngân hàng nhà nước

NXB

: Nhà xuất bản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TPP

: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

LDN

: Luật Doanh nghiệp

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
MỤC LỤC


PHẦNMỞĐẦU............................................................
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN

QUAN ĐẾNLUẬNÁN.................................................

1.1. Tổng quan tình hìnhnghiêncứu............................

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ởViệt Nam.........................

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ởnướcngồi.......................

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên
cứu liên quan đếnluậnán.......................................

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương
phápnghiêncứu......................................................

1.2.1. Cơ sởlýthuyết.......................................................

1.2.2. Phương phápnghiêncứu.......................................

1.3. Hướng tiếp cận củaLuậnán..................................

Kết luậnchương1..........................................................
CHƯƠNG 2.NHỮNG VẤN ĐỀ



LUẬN VỀ KIỂM SOÁT VỐN




PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỐN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 100%

VỐNNHÀNƯỚC.........................................................
2.1. Khái quát về vốn nhà nước và kiểm
soát vốn tại các doanh nghiệp 100%

vốnnhànước..................................................................
2.1.1. Khái niệm về vốn nhà nước đầu tư

vào các doanh nghiệp 100% vốnnhànước.....................

2.1.2. Kháiniệmkiểmsoátvốntạicácdoanhnghiệ
p100%vốnnhànước...............................................
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc
kiểm soát vốn nhà nước tại cácdoanh


nghiệp 100%
vốnnhànước. 48
2.2. Cơ sở lý
luận của việc
kiểm soát vốn
tại các doanh
nghiệp 100%
vốnnhà nước.
58

2.2.1. Xuất phát từ
quyền của
chủsởhữu
59


2.2.2. Xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước vềkinhtế...........................60
2.2.3. Xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh củadoanh nghiệp..............62
2.3. Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở Việt
Nam và một số nước trênthếgiới....................................................................64
2.3.1. Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà
nướcởViệtNam.............................................................................................64
2.3.2. Pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp mộtsố
nước trênthếgiới............................................................................................67
Kết luậnchương2..........................................................................................81
CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỐN VÀ THỰC
TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 100%
VỐNNHÀNƯỚC.................................................................................................83
3.1. Các phương thức kiểm soát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp 100%
vốnnhànước..................................................................................................83
3.1.1. Kiểm sốt vốn thơng qua đại diện của chủ sở hữunhànước..............85
3.1.2. Kiểm sốt thơng qua hoạt động của Tổng Công ty đầu tư và kinhdoanh
vốn nhànước(SCIC)......................................................................................95
3.1.3. Kiểm sốt vốn thơng qua hoạt động kiểm sốt nội bộ của doanhnghiệp.99
3.1.4. Kiểm sốt vốn thơng qua hoạt độngkiểmtốn..................................103
3.1.5. Kiểm sốt vốn thơng qua hoạt động giám sát đầu tư, tài chính và cáchoạt
động khác cóliênquan.................................................................................109
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp 100% vốnnhà nước..........................................................................113
3.2.1. Những kết quả đạt được của hoạt động kiểm soát vốnnhànước......113

3.2.2. Một số nhận xét,đánh giá..................................................................119
Kết luậnchương3........................................................................................124
CHƯƠNG 4.QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 100% VỐNNHÀNƯỚC........125


4.1. Căn cứ của việc đề ra quan điểm và giải pháp hồn thiện pháp luật về
kiểm sốt vốn nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhànước125
4.1.1. Căn cứ vào kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệpnhànước................125
4.1.2. Căn cứ từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn
nhànước......................................................................................................129
4.2. Quan điểm hồn thiện pháp luật về kiểm sốt vốn tại các doanh nghiệp
100% vốnnhà nước.....................................................................................129
4.2.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100%vốn
nhà nước phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về tài chính, kế tốn,
thống kê,kiểmtốn.......................................................................................129
4.2.2. Hồn thiện pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp
100%vốn nhà nước một mặt đảm bảo quyền năng của chủ sở hữu, mặt khác
phải đảm bảo quyền tự chủ tài chính, tự do kinh doanh của doanh
nghiệp1 3 0
4.3. Một số giải pháp hồn thiện pháp luật về kiểm sốt vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp 100% vốnnhà nước...............................................132
4.3.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vốn nhà nước tại các doanhnghiệp
100% vốnnhànước......................................................................................132
4.3.2. Thành lập cơ quan chuyên trách về đại diện chủ sở hữu nhà nướcnhằm
kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốnnhà nước.................................148
4.3.3. Các giải pháp tăng cường tính công khai thông tin và minh bạchhoạt
động của các doanh nghiệpnhànước............................................................151
Kết luậnchương4......................................................................................153
KẾTLUẬN................................................................................................155

DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO.................................................156
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬNÁN....................................................162


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
DNNN nắm giữ những ngành kinh tế trọng yếu, then chốt của đất nước, do
đó, có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những
thành quả mà các DNNN mang lại cho nền kinh tế, DNNN cũng đã bộc lộ nhiều
hạn chế, yếu kém trong nhiều lĩnh vực hoạt động của mình. Một lượng khơng nhỏ
DNNN sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, chưa phát huy hết vai trò chủ lực
trong nền kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế và sự đầu tư của nhà nước. Một số
DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài, khơng bảo tồn được vốn nhà nước, thậm chí đã và
đang trong tình trạng phá sản. Khơng ít DNNN có tình trạng đầu tư dàn trải, khơng
tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính được nhà nước xác định mà lại đầu tư
vào những lĩnh vực có tính rủi ro cao và không thuộc thế mạnh như bất động sản,
chứng khốn, ngân hàng... Ngồi ra, cơ chế, chính sách của nhà nước đối với
DNNN còn bất cập; các quy định về DNNN chưa đầy đủ, thiếu hệ thống và có
nhiều khoảng trống pháp luật, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế
Luật DNNN 2003 và chuyển toàn bộ DNNN sanghoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp
2005. Tình trạng này đã gây ra khơng ít khó khăn cho hoạt động của DNNN cũng
như cơng tác quản lý, kiểm sốt vốn của chủ sở hữu nhà nước, làm giảm thiểu động
lực và trách nhiệm của các DNNN trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài
sản của nhà nước.Thực tế này đặtra mộtyêu cầu rất cấp thiếtđốivới nhànướcta làphải
tăngcườnghoạt động kiểm sốtvốnmànhànướcđãđầutư tạicác doanhnghiệp,đặc biệt là
tại những doanhnghiệp100%vốnnhànước,đảm bảo việcsửdụng, quảnlívốnnhànước
được thực hiện đúng mục đích,cóhiệuquảkinhtếcao.

Nhận thức rõ u cầu này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề“Pháp luậtvề
kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước”làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sỹ. Sự thành công của việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần khắc
phục được các hạn chế, yếu kém của pháp luật hiện hành, giúp Nhà nước nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lí, sử dụng vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
qua đó nâng cao vị thế của các DNNN trong nền kinh tế quốc dân.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luậnán
2.1. Mục đích nghiêncứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc làm rõ những vấn đề


lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động kiểm soát vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước; phân tích rõ thực trạng các quy định pháp luật về vấn
đề này; quán triệt những yêu cầu mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
phát triển DNNN, luận án đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm tăng cường hiệu
quả của công tác kiểm soát vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nhànước
2.2. Nhiệmvụ nghiêncứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
Một là,làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn ( khái niệm vốn nhà nước? cơ sở
của việc kiểm soát vốn nhà nước...)
Hai là,phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và việc thực hiện pháp luật về
kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Từ đó làm rõ những hạn
chế, yếu kém của pháp luật hiện hành của nhà nước ta về kiểm soát vốn tại các
doanh nghiệp 100% vốn nhànước.
Ba là,đề xuất các nhóm giải pháp nhằm góp phần xây dựng và hồn thiện
pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
3.1. Đối tượng nghiêncứu

Xuất phát từ mục đích nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ
yếu sau đây:
Một là,các quan điểm, lý thuyết về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100%
vốn Nhà nước ở Việt Nam và trên thế giới;
Hai là,hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam và của một số quốc gia
có điều kiện kinh tế - xã hội gần giống với Việt Nam liên quan đến kiểm soát vốn
tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
Ba là,thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp
100% vốn nhà nước ở nước ta trong thời gian qua.
3.2. Phạmvi nghiêncứu
- Hiện nay, Nhà nước ta đầu tư vào nhiều loại hình doanh nghiệp khác
nhau và với các mức độ khác nhau. Vốn của nhà nước không chỉ được đầu tư
vào công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu mà cịn có thể
được đầu tư vào các doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công tytrách


nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Như vậy, xét về nhu cầu quản lý vốn thì ở
đâu có tài sản do nhà nước đầu tư thì ở đó phải có sự kiểm sốt của nhà nước. Tuy
nhiên, để phù hợp với tên đề tài luận án thì luận án khơng đề cập đến việc kiểm sốt
vốn của nhà nước đầu tư vào mọi loại hình doanh nghiệp mà chỉ tập trung nghiên
cứu việc kiểm soát vốn nhà nước đầu tư vào một loại hình doanh nghiệp, đó là
doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn. Đây thực chất là các côngtyTNHH
100% vốn của nhànước.
- DNNN (doanh nghiệp có 100% vốn của nhà nước) đã được hình thành
vàtồntại từ lâu ở nước ta, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung trước đây. Tuy nhiên, do sự hạn chế về quy mô (số trang) của một luận án
tiến sĩ luật học, đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả cũng như ý nghĩa thực tiễn
của các kết luận mà luận án đưa ra, luận án này chỉ tập trung nghiên cứu pháp
luật về kiểm soát vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong những năm
gần đây, nhất là sau khi có Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản

xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp2014.
4. Những điểm mới của luậnán
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên mang tính hệ thống về pháp luật kiểm
soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở Việt Nam. Các nghiên cứu
trước đây về nội dung này hoặc là thiên về khía cạnh kinh tế, hoặc là chưa đảm bảo
tính đồng bộ, tính hệ thống. Với tư cách là cơng trình như vậy, luận án đã có một số
điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất,luận án tập trung vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hoá
những quan điểm khoa học pháp lý và kinh tế có liên quan đến về việc kiểm soát
vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đặc biệt là, luận án đã xây dựng
được cơ chế kiểm sốt này thơng qua việc làm rõ ba yếu tố cấu thành của nó là:
(1) chủ thể kiểm soát, (2) nội dung kiểm soát, (3) phương tiện kiểm sốt. Khi
một trong ba yếu tố này có khiếm khuyết hoặc có sự trục trặc trong q trình vận
hành thì việc kiểm soát của nhà nước đối với vốn mà mình đã đầu tư vào doanh
nghiệp chắc chắn sẽ khơng đạt được hiệu quả như mongmuốn.
Thứ hai,luận án phân tích, đánh giá một cách khách quan, trung thực thực
trạng pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh ngiệp 100% vốn nhà nước ở Việt
Nam hiện nay. Bên cạnh việc khẳng định một số thành công, luận án cũng đã làm
rõ nhiều hạn chế của lĩnh vực pháp luật này thơng qua việc phân tích các bất
cập,y ế u k é m t r o n g q u y đ ị n h c ủ a p h á p l u ậ t l i ê n q u a n đ ế n 6 c ô n g c ụ ( p h ư ơ n g


thức) mà Nhà nước ta đang sử dụng để kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp, cụ thể là:
- Kiểm sốt vốn nhà nước thơng qua đại diện của chủ sở hữu nhànước;
- Kiểm sốt vốn thơng qua hoạt động của Tổng Công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước(SCIC);
- Kiểm sốt vốn thơng qua hoạt động kiểm sốt nội bộ của doanhnghiệp;
- Kiểm sốt vốn thơng qua hoạt động kiểmtốn;
- Kiểm sốt vốn thơng qua việc giám sát đầu tư, giám sát tàichính.

Thứ ba,qua việc nghiên cứu pháp luật của Việt Nam và một số nước trên thế
giới về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, luận án đã đề xuất
một số quan điểm và giải pháp để góp phần hồn thiện pháp luật, bảo đảm pháp luật
về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thực thi một cách
nghiêm túc và có hiệu quả trong thựctiễn.
Trong số các kiến nghị có giá trị mà luận án đã đề xuất, có thể kể đến một số
kiến nghị sau đây:
Một là, kiến nghị về việc cần phải thay đổi địa vị pháp lý của Tổng Công ty
đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) từ là một công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là nhà nước như hiện nay thành công ty cổ phần.
Hai là,kiến nghị về việc cần phải chấm dứt tình trạng manh mún, phân tán,
khơng có một đầu mối duy nhất và thống nhất trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
của chủ sở hữu là nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và kiểm soát vốn do
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nói riêng bằng việc sớm xây dựng một cơ quan
chuyên trách với tên gọi là Ủy ban Giám sát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, trực
thuộc chính phủ với đầy đủ quyền hạn và năng lực chuyên môn để thực hiện tốt các
nhiệm vụ đượcgiao.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luậnán
Luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
- Về mặt lý luận: luận án tập trung làm rõ những vấnđềlý luận về kiểm
soát vốn như: khái niệm về DNNN và vốn nhà nước; cơ sở của việc kiểm sốt
vốn nhà nước; cơng cụ (phương tiện) kiểm soát vốn; pháp luật về kiểm soát
vốn…
- Về mặt thực tiễn: luận án không những đã chỉ ra những thành tựu mà
còn tập trung làm rõ những nhược điểm, hạn chế của cơ chế kiểm soát vốn nhà
nướct ạ i c á c d o a n h n g h i ệ p 1 0 0 % v ố n n h à n ư ớ c , đ ồ n g t h ờ i đ ã v ạ c h r a n
hững


nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế đó. Đây là cơ sở thực tiễn mà các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào để đề xuất các giải pháp hồn thiện
cơ chế kiểm sốt vốn nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở nước ta
trong thời gian tới.
Như luận án đã khẳng định, kiểm soát vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
không chỉ là công việc của Nhà nước Việt Nam mà đã từng và đang là công việc
của rất nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu để tìm hiểu và vận dụng một
cách khoa học, sáng tạo kinh nghiệm của các nước đi trước trong lĩnh vực này là
vấn đề mà nhà nước ta đang rất quan tâm hiện nay. Để góp phần giải quyết các vấn
đề do thực tiễn Việt Nam đặt ra, luận án đã dành thời gian và cơng sức để tìm hiểu,
phân tích, đánh giá kinh nghiệm của một số nước có điều kiện kinh tế - xã hội
tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Hungary, Singapore. Kinh nghiệm của
các nước này, ví dụ như, ở Trung Quốc thành lập Ủy ban giám sát và quản lý tài
sản nhà nước (SASAC), ở Hungary thành lập Cơng ty tư nhân hóa và quản lý tài
sản nhà nước (APVRT), ở Singapore thành lập Temasek (Công ty Đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước) là rất có ý nghĩa đối với thực tiễn hồn thiện pháp luật và xây
dựng các thiết chế để kiểm soát vốn nhà nước một cách có hiệu quả ở nướcta.
6. Bố cục của luậnán
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và bìa phụ, danh mục
viết tắt, tài liệu tham khảo… bố cục của luận án gồm 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan
đếnluận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về kiểm soát vốn và pháp luật về
kiểmsoát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Chương 3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát vốn và thực tiễn hoạt
độngkiểm soát vốn tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
vốntại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiêncứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ViệtNam
Do tầm quan trọng của DNNN nên vấn đề quản lý doanh nghiệp DNNN nói
chung và quản lý tài chính trong các DNNN nói riêng là vấn đề luôn được giới
nghiên cứu khoa học kinh tế và pháp lý quan tâm. Chính vì vậy, trong thời gian
qua, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về DNNN ở những góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các cơng trình này đều có mục đích là nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các DNNN thơng qua việc hồn thiện năng lực quản trị
doanh nghiệp, quản lý tài chính, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, và đánh giá về sự
phù hợp, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học này rất đa dạng, bao gồm: sách chuyên khảo,
đề tài khoa học, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc được trình
bày ở các hội thảo khoa học, v.v…

1.1.1.1. Sách thamkhảo
+ PGS.TS Lê Hồng Hạnh, “Cổ phần hoá DNNN - Những vấn đề lý
luậnvà thực tiễn”,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,2004.
Cuốn sách gồm có 4 chương:
Chương 1: DNNN ở các quốc gia và xu thế cải cách DNNN. Tại chương này,
tác giả nghiên cứu sự thăng trầm của DNNN cũng như sứ mệnh và thực trạng của
nó ở các quốc gia trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Việc làm ăn kém
hiệu quả, gây thất thốt, lãng phí vốn, tài sản là ngun nhân cơ bản dẫn đến chủ
trương cải cách DNNN tại các quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội ở các nước khác nhau mà việc cải cách DNNN cũng có sự khác
nhau. Tuy nhiên, có hai biện pháp cải cách DNNN mà các nước thực hiện nhiều
nhất là tư nhân hóa và cổ phần hóa.
Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN ở Việt Nam. Trong
chương này, tác giả tập trung phân tích khái niệm DNNN theo các góc độ khác

nhau: khái niệm DNNN theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
(UNIDO), khái niệm DNNN theo các nhà luật học và kinh tế học, tiếp đến là tiếp
cận khái niệm DNNN theo các văn bản pháp luật. Đối với DNNN ở Việt Nam,


tác giả phân tích những mặt được và chưa được trong hoạt động của các DNNN
hiện này ở Việt Nam cũng như nguyên nhân của những tồn tại này.
Chương 3: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa DNNN. Tại
chương này, tác giả đã khẳng định, cổ phần hóa là giải pháp cải cách DNNN tối ưu
trong điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời phân tích các tiền đề của của việc cổ
phần hóa cũng như thực trạng và triển vọng của công tác cổ phần hóa DNNN ở Việt
Nam.
Chương 4: Hồn thiện nền tảng pháp lý cho cổ phần hóa DNNN. Trên cơ sở
thực trạng của pháp luật về cổ phần hóa: những kết quả đạt được và chưa đạt được
của công tác cổ phần hóa trong thời gian qua tác giả đi đến kết luận về việc cần xây
dựng Luật về cổ phần hóa DNNN
Từ việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN, xu thế cải
cách DNNN trên thế giới, tác giả cho rằng, một trong những giải pháp để cải cách
DNNN là cổ phần hoá nhằm đa dạng hóa vốn đầu tư, qua đó làm cho việc quản trị
vốn cũng sẽ thay đổi và có hiệu quả hơn. Đồng thời, tác giả cũngđềra những quan
điểm, giải pháp nhằm hồn thiện nền tảng pháp lý cho cơng tác cổ phần hoá DNNN
ở ViệtNam.
Mặc dù chỉ đề cập đến vấn đề cổ phần hóa DNNN, nhưng trong cơng trình
này, tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến DNNN ở Việt
Nam. Vì vậy cuốn sách này có ý nghĩa nhất định đối với nghiên cứu sinh khi giải
quyết các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của luậnán.
+ ThS. Phạm Thị Vân Tường & ThS Nguyễn Thị Hải Bình, “Mơ hìnhquản
lý đầu tư vốn Nhà nước - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”Sách
Tài chính Việt Nam 2011, NXB Tài chính(2012).
Cuốn sách này phân tích các mơ hình quản lý đầu tư vốn nhà nước vào các

DNNN của các nước trên thế giới như: Úc, Trung Quốc, Philippin. Mỗi mơ hình tác
giả phân tích những ưu điểm, nhược điểm cũng như điều kiện, cơ sở của các nước
khi đưa ra các mơ hình quản lý phù hợp với điều kiện của nước mình. Thơng qua
việc nghiên cứu các mơ hình và trên cơ sở phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam, cuốn sách này đã đề xuất mơ hình quản lý vốn phù hợp ở nướcta.


1.1.1.2. Đề tài khoahọc
+TS. Hoàng Đức Long & TS. Đỗ Thị Thục, “Các giải pháp về nâng
caohiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
DNNN”,Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2011.
Đề tài khoa học này tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp để quản lý tốt
hơn phần vốn của nhà nước đã đầu tư vào DNNN sau khi các doanh nghiệp này đã
cổ phần hoá. Hướng tiếp cận chủ yếu của cơng trình khoa học này là quản trị doanh
nghiệp, quản lý vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hố.
+“Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
giaiđoạn đến 2020”,Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do
PGS,TS Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm.
Đề tài này nghiên cứu chính sách quản lý vốn tại các DNNN. Hướng tiếp cận
của đề tài là phân tích chính sách, cơ chế vốn của Nhà nước tại DNNN dưới góc độ
quản lý nhà nước nói chung và theo từng giai đoạn bao gồm việc cấp phát ( hiện
nay là đầu tư kinh doanh vốn nhà nước).
Đề tài đã làm rõ được một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý vốn
Nhà nước đầu tư tại DNNN và trên cơ sở đó đã đề xuất ý tưởng phải thực hiện tốt
việc kiểm soát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong thời gian tới. Tuy
nhiên, đề tài chưa làm rõ cơ chế kiểm soát vốn sẽ phải như thế nào để đảm bảo hiệu
quả cao.
1.1.1.3. Luậnán
+ Nguyễn Xuân Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế “ Đổi mới cơ chế quản
lývốn và tài sản đối với các tổng công ty 91 phát triển theo mơ hình tập đồn

kinh doanh ở Việt Nam”,năm 2005, Trường Đại học kinh tề quốc dân Hà Nội.
Đây là luận án tiến sỹ kinh tế, dođó,hướng nghiên là tiếp cận dưới góc
độ kinh tế những vấn đề về cơ chế quản lý vốn, tài sản của các tổng công ty
91 khi các tổng công ty này hoạt động theomơhình tập đồn kinh doanh.
Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu để tìm ra những giải pháp có
tính chất kinh tế học nhằm đổi mới cơ chế quản lý vốn. Theo tác giả, hiện
nay, vốn của các tổng công ty 91 là do nhà nước đầu tư; nhà nước uỷ quyền
chohộiđồngquảntrị(naygọilàhộiđồngthànhviên)củatổngcôngtytrực


tiếp quản lý số vốn và tài sản đó. Các doanh nghiệp thành viên trong tổng
cơng ty có trách nhiệm sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả theo nguyên tắc bảo
toàn vốn. Tác giả cho rằng, cơ chế quản lý vốn như vậy mang nặng tính hành
chính, sẽ phát sinh nhiều bất cập, cần phải thay đổi theo cơ chế liên kết, quan
hệ tài chính. Theo cơ chế này, tổng công ty (công ty mẹ) sẽ trở thành nhà đầu
tư vốn vào các công ty thành viên (công ty con), công tymẹlà đại diện chủ sở
hữu nhà nước đối vớivốn, tài sản đã dần đi vào công tycon.
+ Lê Thị Thanh, luận án tiến sỹ luật học “ Địa vị pháp lý của cơng ty
đầutư tài chính nhà nước ở Việt Nam”, năm 2006, Viện nhà nước và Pháp luật.
Luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơng ty đầu
tư tài chính; Chương 2: Q trình hình thành cơng ty đầu tư tài chính nhà nước và
thực trạng địa vị pháp lý của cơng ty đầu tư tài chính ở Việt Nam; Chương 3: Xác
lập và hoàn thiện địa vị pháp lý của cơng ty đầu tư tài chính nhà nước ở Việt Nam
hiện nay. Tác giả cũng khẳng định, việc xây dựng mơ hình cơng ty đầu tư tài chính
nhà nước ở Việt Nam và xác lập địa vị pháp lý cho nó phải đáp ứng yêu cầu cầu cải
cách của cơ chế đầu tư, quản lý và kinh doanh vốn nhà nước trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Luận án này nghiên cứu địa vị pháp lý của Công ty đầu tư tài chính nhà nước
ở Việt Nam với trọng tâm là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Luận án đã làm rõ bản chất của Tổng công ty là tổ chức tài chính đặc biệt của nhà

nước, thực hiện chức năng đầu tư vốn, quản lý, kinh doanh vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp và là đại diện cho chủ sở hữu là nhà nước đối với phần vốn của nhà
nước tại các doanh nghiệp. Theo tác giả thì cơng ty đầu tư tài chính nói chung và
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nói riêng khơng phải là cơ quan
nhà nước nhưng cũng không phải là doanh nghiệp hiểu theo nghĩa thôngthường.
+ Phạm Minh Tuấn, Luận án tiến sỹ luật học “ Quan hệ pháp lý giữa
Nhànước và DNNN ở Việt Nam”, năm 2007, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
Luận án tiếp cận các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu và nội dung luận án
chủ yếu dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật. Cụ thể là, luận án phân tích làm
rõ cơ sở hình thành cũng như nội dung của quan hệ pháp lý giữa nhà nước và
DNNN( Chương 1). Một trong những quan hệ pháp lý giữa nhà nước và


DNNN là các quan hệ liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản
mà nhà nước giao cho doanh nghiệp để quản lý. Do tài sảnmàDNNN quản lý là do
nhà nước đầu tư, nên doanh nghiệp khơng thể có tồn quyền đối với tài sản đó.
Quyền này luôn bị hạn chế bởi pháp luật, điều lệ hoặc các quyết định hành chính
khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác giả đã dành nhiều cơng sức để phân
tích thực trạng quan hệ pháp lý giữa nhà nước và DNNN ở Việt Nam hiện nay
(Chương 2). Cuối cùng tại Chương 3 tác giả đề ra phương hướng và giải pháp hoàn
thiện quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và DNNN. Trong số các giải pháp đó có giải
pháp về cơ chế thực thi quyền sở hữu nhà nước, theo đó nhà nước là nhà đầu tư vào
doanh nghiệp. Để thực hiện được cơ chế này, tác giả kiến nghị ban hành Luật thực
hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp với yêu cầu xóa bỏ chế độ hành chính
chủ quản và hồn thiện cơ chế thực hiện quyền sở hữu; hồn thiện việc phân cơng,
phân cấp, ủy quyền thực hiện quyền sở hữu. Bên cạnh đó cần phải nâng cao năng
lực chủ thể của DNNN và một trong những cách để năng cao năng lực của chủ thể
là hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà
nước (SCIC); chuyển từ phương thức quản lý hành chính sang phương thức kinh

doanh vốn; cho phép SCIC được xác lập theo cơ chế quản trị theo thông lệ quốc tế
và phù hợp với hiệu quả đầu tư. Như vậy, mặc dù khơng trực tiếp đề cập đến việc
kiểm sốt vốn Nhà nước trong các DNNN nhưng thông qua mối quan hệ giữa Nhà
nước với tư cách là chủ sở hữu đồng thời cũng là chủ thể quản lý đối với các
DNNN là một pháp nhân kinh tế nhận vốn đầu tư của nhà nước, thông qua quyền
và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định thì luận án tiến sỹ này đã làm rõ được phần
nào cơ chế quản lý vốn tạiDNNN.
+ Phạm Thị Thanh Hòa, Luận án tiến sỹ kinh tế “ Cơ chế quản lý vốn
nhànước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam”, năm 2012, Học viện Tài chính.
Luận án gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận về vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp và cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; Chương 2: Thực
trạng cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam; Chương 3:
Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt
Nam. Tại Chương 1, tác giả đi sâu vào làm rõ khái niệm về vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp; các quan điểm khác nhau về vốn nhà nước và quan điểm của tác giả
về vốn nhà nước, đặc điểm về vốn nhà nước cũng như cơ chế quản lý vốn nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp. Tác giả cũng trình bày kinh


nghiệm của một số nước về cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và New Zealand. Trong Chương 2, tác giả
phân tích quy mơ vốn và cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các tập đồn, tổng cơng ty
và các doanh nghiệp do SCIC quản lý. Trên cơ sởđó,tác giả đánh giá những mặt
được và những mặt chưa được của cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp cũng như chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng này. Tại
Chương 3, tác giả khẳng định, việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp là
một yêu cầu cấp bách và tất yếu; phân biệt và xác định rõ vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp như: xác định rõ mục tiêu, lĩnh vực, ngành nghề, phương
thức mà nhà nước đầu tư từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện cơ chế quản lý vốn. Tuy

nhiên, luận án chưa đưa ra được giải pháp mang tính căn bản về việc kiểm sốt vốn
một cách hiệu quả mà chỉ dừng lại ở việc đưa SCIC trở thành một tập đồn đầu tư
tài chính thực hiện chức năng là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giữ 100%
vốn và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực của SCIC. Tuy nhiên, luận án chưa
đưa ra được mơ hình cơ quan chun trách về đại diện chủ sở hữu nhà nước nhằm
kiểm soát vốn tại các DN 100% vốn nhànước.
+ Trần Xuân Long, luận án tiến sỹ luật học “ Hồn thiện chính sách quản lý
vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa”, 2013, Đại học Kinh tế
quốcdân
Cổ phần hóa DNNN là giải pháp quan trọng trong việc sắp xếp, tổ chức lại,
đổi mới và nâng cao hoạt động của DNNN. Bên cạnh những thành quả đạt được
trong q trình cổ phần hóa cũng đã chứng kiến khơng ít hạn chế, khuyết điểm nếu
khơng nói là thất bại. Ngun nhân thì có nhiều nhưng có một nguyên nhân rất
quan trọng đó là hệ thống chính sách pháp luật nói chung là cịn thiếu và chưa đồng
bộ nên không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong công
tác quản lý vốn ở doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Với Đề tài “ Hồn thiện chính
sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa” tác giả luận án
đã nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách và những vướng mắc trong q trình
thực hiện chính sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trên cơ sở đó, đưa ra
giải pháp nhằm tạo cơ chế để việc quản lý phần vốn
củanhànướctrongcôngtycổphầnhiệuquảhơn.Luậnánbaogồm3chương:


Chương 1: Cổ phần hóa DNNN và chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh
nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam; Chương 2: Tình hình thực hiện chính sách
quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa từ 1992 đến nay ở Việt
Nam; Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách quản lý vốn
trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam. Tại Chương 3, tác giả đề xuất một
số giải pháp, trong đó đáng lưu ý nhất là: (1) đổi mới quy chế người đại diện vốn

nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa; (2) và giải pháp về tổ chức quản lý
vốn nhà nước sau cổ phần hóa; (3) tăng cường năng lực cho Cục Tài chính DN
(thuộc Bộ Tài chính); (4) tăng cường vai trị của SCIC trong quản lý và kinh doanh
vốn nhà nước. Đặc biệt, luận án đã cho rằng, cần phải thành lập một cơ quan
chuyên trách về quản lý vốn nhà nước với tên gọi là Tổng cục quản lý vốn nhà
nước tại doanh nghiệp là cơ quan ngang Bộ: Tổng Cục trưởng do Thủ tướng bổ
nhiệm được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, tác giả
luận án mới chỉ tập trung vào việc quản lý vốn nhà nước sau cổ phần hóa mà chưa
đi vào việc kiểm soát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp để trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh nói chung. Mặt khác, ngay chỉ ra mơ hình Tổng Cục quản lý vốn
nhà nước cũng chưa tách được rõ ràng chức năng chủ sở hữu vốn và chức năng
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn góp nhànước.

1.1.1.4. Bài viết đăng trên tạpchí
+ Nguyễn Như Phát, “ An tồn pháp lý trong DNNN và quyền tự chủ
vềvốn và tài sản của DNNN”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/ 1997 và số
9/ 1999
Trong bài viết, tác giả cho rằng, với quan niệm tài sản trong DNNN thuộc sở
hữu nhà nước, còn doanh nghiệp chỉ là người sử dụng (định đoạt trong một số
trường hợp) sẽ phát sinh những hệ lụy như quyền tự chủ về vốn và tài sản của
doanh nghiệp sẽ bị hạn chế và điều đó sẽ cản trở tự do kinh doanh, hạn chế năng
lực cạnh tranh của các DNNN, không phù hợp với kinh tế thị trường. Hơn nữa, khi
DNNN thua lỗ khơng thanh tốn được nợ thì sẽ gây rủi ro cho khách hàng, lúc này
chủ sở hữu là nhà nước sẽ có vai trị gì? Tác giả kết luận an tồn pháp lý về mặt tài
sản trong DNNN là rất thấp.
+ ThS. Nguyễn Duy Long: “Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn
nhànước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra”.Tạp chí Tài chính số 9/2012.




×