Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá thực trạng quá trình sản xuất bột giấy tại nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu nghi sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em đã hồn thành khóa
luận của mình. Mặc dù thời gian ngắn và lượng kiến thức còn hạn chế nhưng
được sự hướng dẫn nhiệt tình của cơ giáo TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt và các
cô chú cán bộ công nhân viên trong Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi
sơn đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm khóa luận.
Nhân dịp khố luận được hồn thành em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới
cô giáo TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp
đỡ em trong quá trình làm khóa luận.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian 4 năm em học tập tại Viện
Cơng Nghiệp Gỗ nói riêng và trường Đại học Lâm Nghiệp nói chung. Những
kiến thức thầy cô truyền đạt sẽ là hành trang cho em bước ra cuộc sống vững
chắc hơn trên con đường sau này của em.
Em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cô chú kỹ sư,
nhân viên trong Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi sơn đã giúp đỡ em
rất nhiệt tình trong thời gian thực tập làm khóa luận tại Nhà máy.
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Vũ Xuân Hoàng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................3


1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành sản xuất giấy và bột giấy trên thế giới [1] ....3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành giấy

ở Việt Nam [1] ..4

1.1.3. Xu hướng xuất - nhập khẩu giấy và bột giấy của nước ta ..........................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................8
1.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................8
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................8
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................9
2.1. Khái niệm và quy trình cơ bản trong sản xuất bột giấy .................................9
2.2. Nguyên liệu trong sản xuất bột giấy ..............................................................9
2.3. Cách bảo quản, dữ trự nguyên liệu gỗ tròn và dăm gỗ ..................................9
2.4. Phân loại các phương pháp sản xuất bột giấy ............................................. 10
2.5. Phương pháp nghiền nhiệt cơ (TMP) .......................................................... 11
2.6. Dây chuyền sản xuất bột giấy ..................................................................... 12
2.7. Quy trình sản xuất bột giấy TMP [3] .......................................................... 13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 18
3.1. Tổng quan về Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi Sơn .................. 18
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 18
3.2. Khảo sát quá trình sản xuất bột giấy tại Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập
khẩu Nghi Sơn. ................................................................................................... 19
3.2.1. Khảo sát về nguyên liệu sản xuất bột giấy tại nhà máy chế biến gỗ xuất
nhập khẩu Nghi Sơn ........................................................................................... 19


3.2.2. Khảo sát về thực trạng công nghệ sản xuất bột giấy tại Nhà máy chế biến
gỗ xuất nhập khẩu Nghi Sơn .............................................................................. 22
3.3. Đánh giá quá trình sản xuất bột giấy và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ
nâng cao chất lượng sản phẩm. .......................................................................... 34

3.3.1. Nguyên liệu. ............................................................................................. 34
3.3.2. Công nghệ sản xuất tại Nhà máy.............................................................. 35
3.3.3. Đánh giá về thiết bị tại Nhà máy.............................................................. 37
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 38
4.1. Kết luận ....................................................................................................... 38
4.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
1. SGW (Stone Groundwood): Cây gỗ được áp mạnh vào bề mặt tấm đá
mài quay liên tục, dưới tác dụng của ực ma sát thì từng lớp sợi gỗ sẽ được tách
ra và tạo thành bột mài.
2. RMP (Refined Mechanical Pulp): Là loại bột được sản xuất bằng
cách cắt cây gỗ thành dăm mảnh nhỏ rồi mới thực hiện quá trình nghiền trong
máy nghiền để tạo thành bột giấy.
3. TMP (Thermo- Mechanical Pulp): Là loại bột được sản xuất bằng
cách xơng hơi nóng vào dăm mảnh, rồi sau đó mới thực hiện q trình nghiền
dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo thành bột giấy.
4. CTMP (Chemil - thermomechanical process): Dăm gỗ được cho hóa
chất vào và tiến thành xử lý sơ bộ bằng hơi nước ở nhiệt độ > 1000C, giai đoạn 1
là nghiền bột ở điều kiện nhiệt độ > 1000C, giai đoạn 2 là nghiền bột ở điều kiện
áp suất thường.
5. APMP: Bột hóa - cơ có xử lý bằng H2O2 tính bazơ
6. SCMP: Bột hóa - cơ có xử lý sulfur hóa
7. CMP: Bột hóa - cơ, dăm được xử lý sơ bộ bằng dung dịch hóa chất ở
điều kiện áp suất thường, nhiệt độ thấp hoặc ở nhiệt độ
được nghiền thành bột ở điều kiện thường.

cao > 1000C, sau đó



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Xuất khẩu giấy toàn quốc năm 2017 [2]............................................... 6
Bảng 1.2. Nhập khẩu giấy toàn quốc 2017 [2]...................................................... 7
Bảng 3.1. Thực trạng thu mua nguyên liệu/tháng ............................................... 20
Bảng 3.2. Chất lượng bột giấy của 10 mẻ ........................................................... 34


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình sản xuất bột giấy cơ học ....................................................... 9
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế biến gỗ ................................. 19
Hình 3.2. Bãi nguyên liệu của Nhà máy ............................................................. 21
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy của Nhà máy ............................... 22
Hình 3.4. Thùng đưa nguyên liệu xuống máy dăm ............................................. 23
Hình 3.5. Máy băm dăm ...................................................................................... 24
Hình 3.6. Máy sàng dăm ..................................................................................... 26
Hình 3.7. Hệ thống rửa dăm ................................................................................ 28
Hình 3.8. Nồi nấu dăm ........................................................................................ 30
Hình 3.9. Đĩa nghiền ........................................................................................... 31
Hình 3.10. Trục xoắn........................................................................................... 32
Hình 3.11. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy của Nhà máy ............................. 36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơng nghiệp giấy là ngành cơng nghiệp có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua, ở
một góc độ nào đó mức sử dụng giấy có thể coi là chỉ số văn minh của nhân
loại. Mặc dù những năm gần đây các phương tiện thông tin lưu trữ và liên lạc
phát triển mạnh và có mặt ở hầu hết các quốc như mạng internet, điện thoại, máy

tính... nhưng giấy vẫn ln là sản phẩm không thể thay thế được ở bất kỳ quốc
gia nào. Giấy là sản phẩm cần thiết và không thể thiếu đối với ngành giáo dục,
báo chí, in ấn, hội họa,... Đặc biệt ngày nay giấy cịn được khuyến kích trong
việc sử dụng làm bao bì đựng thực phẩm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do sử dụng các loại bao bì nhựa.
Cuối thế kỷ XX trên thế giới có khoảng 5900 nhà máy xí nghiệp sản xuất
các bán thành phẩm xơ sợi với tổng công suất gần 220triệu tấn/năm (tạp chí
cơng nghiệp giấy tháng 9/2010)
Ở Việt nam giấy xuất hiện cách đây hơn 1000 năm, ban đầu sản phẩm
giấy chưa đa dạng, chỉ phục vụ nhu cầu tất yếu của con người sau này cùng với
sự phát triển của xã hội giấy được sản xuất đa dạng về chủng loại mẫu mã và
chất lượng.
Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng,
ngành giấy trong nước đã có những thay đổi mới bằng việc cải tạo nâng cấp các
nhà máy xí nghiệp cũ, xây dựng các nhà máy mới cùng với sự cải tiến về công
nghệ và thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm có thể coi là những bước
đổi mới quan trọng trong ngành công nghiệp giấy bột giấy hiện nay ở nước ta.
Vì vậy việc tìm hiểu đánh giá thực trạng vấn đề sản xuất giấy bột giấy tại
cơ sở sản xuất luôn là vấn đề cần thiết và quan trọng, giúp phần nào đánh giá
được mức độ phát triển của cơ sở sản xuất đồng thời có những giải pháp hợp lý
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Được sự đồng ý của Viện Công nghiệp gỗ, bộ môn công nghệ chế biến
lâm sản tôi thực hiện đề tài:
1


“Đánh giá thực trạng quá trình sản xuất bột giấy tại Nhà máy chế biến
gỗ xuất nhập khẩu Nghi Sơn”
Do thời gian nghiên cứu khơng nhiều, kiến thức cịn hạn chế, bản khóa
luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các

thầy, cơ để bản khóa luận được hồn chỉnh hơn.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử phát triển của ngành sản xuất giấy và bột giấy trên thế giới [1]
Thời cổ đại trước khi phát minh ra giấy, người Trung Quốc đã biết dùng
dây tết lại để ghi nhớ những sự việc, sau đó là viết hoặc khắc lên các vật liệu
như gỗ, tre trúc, đá hoặc xương động vật. Đến thời Đông Hán của Trung Quốc,
Thái Luân đã tổng kết lại những kinh nghiệm của người đi trước và đến năm 105
sau Công nguyên, ông đã đề xuất ra việc sử dụng vỏ cây đay gai, rẻ rách, lưới
đánh cá dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra bột giấy và giấy. Được thế giới
công nhận là người đầu tiên phát minh ra kỹ thật sản xuất giấy.
Năm 610 sau CN kỹ thật làm giấy truyền cả Châu Á và sang Trung Đông,
Châu Âu làm sợi giấy bằng cách đập, giã dùng cối chày. Nhà máy đầu tiên ở Ý
được xây dựng gần Fabriano khoảng năm 1250. Vào khoảng thế kỷ 13, xuất
hiện loại giấy nghệ thuật tại Pháp, nhưng phải đến năm 1348 tại Troyes mới có
Nhà máy giấy, sau đó là Essones. Năm 1445, Gutenberg (Đức) phát minh ra
máy in. Tháng Giêng năm 1799, Louis-Nicolas Robert (1761 – 1828), một đốc
công trẻ của Nhà máy ở Essones cùng cha đã phát minh ra máy xeo giấy liên
tục. Đây là mốc lịch sử quan trọng vì từ đây giấy được sản xuất nhanh hơn nhiều
hơn và rẻ hơn. Năm 1825, sản lượng giấy khổng lồ đã đạt được tại Châu Âu,
Mỹ, riêng năm 1850, có hơn 300 máy xeo giấy tại Anh và Pháp. Cùng thời gian
này, sử dụng giấy và bao bì carton bắt đầu phát triển mạnh. Năm 1850, đã xuất
hiện nhiều máy xeo giấy carton nhiều lớp. Năm 1856, Edward C.Haley, một kỹ
sư người Anh đã phát minh ra loại giấy bồi (undulated) dùng để làm mũ cối.
Nhà máy sản xuất giấy bồi đầu tiên tại Mỹ là năm 1871, tại Pháp là vào năm

1888 ở vùng Limousin.
Ngày nay công nghệ sản xuất giấy vẫn tiếp tục phát triển cùng với sự phát
triển ngành công nghiệp giấy với nguyên lý sản xuất giấy cơ bản giống trước kia

3


nhưng với nền khoa học kỹ thuật hiện đạt đã làm cho nền sản xuất bột giấy tạo
ra những sản phẩm chất lượng tốt hơn xưa.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành giấy ở Việt Nam [1]
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt
Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng
phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng
mã… Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công
nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong
thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có
cơng suất nhỏ (dưới 20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột
giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai... Năm 1975,
tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do
ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên
sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm. Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do
Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000
tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng
cơng nghệ cơ lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên
liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục
vụ cho hoạt động sản xuất. Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản
lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên,
nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm
2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể
tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn

rất nhỏ.
1.1.3. Xu hướng xuất - nhập khẩu giấy và bột giấy của nước ta
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 12/2017 Việt Nam đã xuất khẩu
735,6 triệu USD giấy và sản phẩm từ giấy, giảm 12,2% so với tháng 11 – đây là
tháng giảm thứ hai liên tiếp. Tính chung năm 2017, kim ngạch xuất khẩu giấy và
sản phẩm từ giấy đạt 735,6 triệu USD, tăng 45,63% so với năm 2016.
4


Việt Nam xuất khẩu giấy chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, chiếm 26,3%
và các nước EU chỉ chiếm 0,6%.
Trung Quốc vẫn là thị trường có kim ngạch xuất cao nhất chiếm 15,4%,
đạt 113,9 triệu USD gấp hơn 24,3 lần so với năm trước – đây là thị trường có
mức tăng đột biến.
Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là Nhật Bản, tuy nhiên so với năm
2016 Việt Nam xuất sang thị trường này giảm nhẹ 1,82% tương ứng với 87,8
triệu USD. Kế đến là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 86,7 triệu USD,
tăng 4,23%.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn xuất sang Mỹ,
Campuchia, Singapore,….
Nhìn chung, trong năm 2017 xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy sang các
thị trường đều tăng trưởng kim ngạch chiếm tới 78%. Ngoài xuất sang thị trường
Trung Quốc có mức độ tăng đột biến, thì xuất sang Hàn Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Philippines cũng tăng mạnh (trên 50%), tăng lần lượt 90,69%;
82,89%; 79,23%; 64,38%.
Ngược lại, xuất sang thị trường Hongkong (Trung Quốc) và Anh giảm
mạnh, giảm lần lượt 17,12%; 14,38%.

5



Bảng 1.1. Xuất khẩu giấy toàn quốc năm 2017 [2]
Thị trường

Năm 2017

Năm 2016

So sánh (%)

Tổng

735.643.156

505.138.847

45,63

Trung Quốc

113.979.143

4.677.997

20.336,49

Nhật Bản

87.855.986


89.486.074

-1,82

Đài Loan

86.780.908

83.256.805

4,23

Hoa Kỳ

85.078.525

85.284.875

-0,24

Campuchia

52.988.212

40.076.982

32,22

Singapore


35.939.533

35.659.391

0,79

Malaysia

33.385.584

21.202.363

57,46

Australia

31.790.485

27.476.072

15,70

Indonesia

31.532.124

17.592.622

79,23


Thái Lan

22.158.403

12.155.911

82,29

Hàn Quốc

14.578.720

7.645.375

90,69

Philippines

12.801.199

7.787.460

64,38

7.215.186

8.705.196

-17,12


Lào

4.848.539

4.774.663

1,55

UAE

3.770.229

3.563.438

5,80

Đức

2.644.950

2.274.360

16,29

Anh

1.791.017

2.091.756


-14,38

Hồng Kông
(Trung Quốc)

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 12/2017 Việt Nam đã nhập khẩu
58,8 triệu USD sản phẩm từ giấy, giảm 10% so với tháng 11 – đây là tháng giảm
đầu tiên sau khi tăng 3 tháng liên tiếp. Tính chung năm 2017, kim ngạch nhập
khẩu nhóm hàng này đạt 682,1 triệu USD, tăng 10,86% so với năm 2016.

6


Sản phẩm giấy Việt Nam nhập chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm
tới 42% tổng kim ngạch, đạt 285 triệu USD, tăng 19,95%. Thị trường nhập
nhiều đứng thứ hai là Thái Lan, đạt 91,1 triệu USD, tăng 9,35% kế đến là Hàn
Quốc, Nhật Bản đạt lần lượt 59,5 triệu USD và 50,3 triệu USD.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập từ các thị trường như
Hongkong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Mỹ,
Đức và Singapore.
Nhìn chung, năm 2017 kim ngạch nhập khấu sản phẩm giấy từ các thị
trường đều tăng trưởng so với năm 2016 chiếm 72,2%.
Bảng 1.2. Nhập khẩu giấy toàn quốc 2017 [2]
Thị trường

Năm 2017

Năm 2016

So sánh (%)


Tổng

682.182.642

615.347.429

10,86

Trung Quốc

285.041.085

237.635.419

19,95

Thái Lan

91.183.655

83.390.099

9,35

Hàn Quốc

59.531.164

57.257.579


3,97

Nhật Bản

50.355.032

42.284.882

19,09

46.613.744

47.210.579

-1,26

35.266.107

33.854.077

4,17

Indonesia

10.004.496

7.512.890

33,16


Malaysia

9.838.518

10.980.993

-10,4

Mỹ

9.195.019

7.938.491

15,83

Đức

5.194.766

3.790.052

37,06

Singapore

1.632.295

1.855.138


-12,01

Hồng Kông
(Trung Quốc)
Đài Loan
(Trung Quốc)

7


Nhìn chung qua số liệu trên so sánh giữa kim ngạch xuất khẩu gấp 12,5
lần so với kim ngạch nhập khẩu. Điều này nói lên rằng xu hướng phát triển nhập
khẩu bột giấy và giấy ra các nước quanh khu vực và các khu vực khác là rất lớn
và là công nghiệp tiềm năng phát triển trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng quá trình sản xuất bột giấy tại Nhà máy chế
biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi sơn. Làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm bột giấy.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát về nguyên liệu sản xuất bột giấy tại nhà máy chế biến gỗ xuất
nhập khẩu Nghi sơn.
- Khảo sát về thực trạng công nghệ sản xuất bột giấy tại Nhà máy chế
biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi sơn.
- Đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ cho Nhà máy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại cơ
sở sản xuất, nơi thực tập tốt nghiệp.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Trao đổi thu thập thông tin liên
quan đến chuyên môn của đề tài từ các cán bộ phụ trách kỹ thuật, các trưởng ca

sản xuất, công nhân trực các ca sản xuất và một số bộ phận khác trong nhà máy.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các thông tin đã được công bố về vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để
đưa ra các phân tích có tính khoa học và logic.

8


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm và quy trình cơ bản trong sản xuất bột giấy
Sản xuất bột giấy chính là q trình lợi dụng phương pháp hóa học hoặc
cơ giới hoặc kết hợp của hai phương pháp làm cho nguyên liệu sợi thực vật phân
ly thành bột giấy (bột chưa tẩy trắng) hoặc thành bột đã tẩy trắng.
Bao gồm những quá trình cơ bản sau:
Nghiền bột

Xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu

Ngâm tẩm và
nghiền

Sàng tuyển

Nấu —> Rửa

Bán


Hình 2.1. Quy trình sản xuất bột giấy cơ học
2.2. Nguyên liệu trong sản xuất bột giấy
Nguyên liệu có thể được đưa vào sản xuất bột giấy là các loại vật liệu có
sợi: Gỗ, sợi bông, giấy tái sinh, vải và rơm, rạ, cỏ, lanh, gai, đay, bã mía....
Đây là những loại nguyên liệu có thành phần cellulose, một trong những
thành phần chính của bột giấy.
2.3. Cách bảo quản, dữ trự nguyên liệu gỗ tròn và dăm gỗ
 Gỗ tròn
Hiện nay nguyên liệu nhập vào các nhà máy chủ yếu được dữ trữ trên
cạn sẽ có tác dụng làm giảm thấp hàm lượng ẩm và hàm lượng nhựa trong gỗ.
Có 3 phương pháp xếp đống gỗ tròn:

9


- Phương pháp xếp lớp: Gỗ tròn được xếp thành từng lớp ngang, dọc xen
kẽ nhau tạo thành đống.
- Phương pháp xếp ngang hàng: Các cây gỗ được xếp với nhau theo một
chiều tạo thành đống, thích hợp cho xếp đống với nguyên liệu gỗ dài hoặc gỗ
khúc ngắn.
- Phương pháp xếp rời: Nguyên liệu được xếp một cách tự nhiên thành
đống, thích hợp cho loại nguyên liệu như khúc gỗ q ngắn, gỗ có kích thước có
kích thước khơng đồng đều, bìa bắp, cành nhánh.
 Dăm gỗ
Trong quá trình dữ trữ, mức độ biến chất của dăm nhanh hơn nhiều so
với gỗ tròn, dễ dàng làm cho dăm bị đen hay thậm chí là dễ gây ra cháy làm ảnh
hưởng nhất định đến hiệu suất và chất lượng bột giấy. Đã có những phương
pháp làm giảm đi độ biến chất như: sử dụng hóa chất trong q trình xếp đống,
nên giảm thấp độ cao của đống dăm, xếp thành nhiều đống nhỏ thay vì xếp một

đống lớn, sử dụng lượng dăm theo thời gian đưa vào kho bảo quản.
2.4. Phân loại các phương pháp sản xuất bột giấy
 Phương pháp hóa học
- Phương pháp bazơ: bao gồm phương pháp xút (NaOH), phương pháp
sulfate (NaOH + Na2S), phương pháp bazơ có thủy phân nước, phương pháp
nước vơi.
- Phương pháp sulfite: bao gồm các phương pháp sử dụng không cùng
giá trị pH, không cùng gốc muối (Ca, Mg, Na, NH4).
 Phương pháp cơ giới:
- Có phương pháp mài gỗ nguyên (phương pháp mài gỗ SGW và PGP),
phương pháp mài dăm gỗ (RMP và TMP).
 Phương pháp hóa cơ (CMP):
- Phương pháp nghiền bột có xử lý hóa - nhiệt (CTMP), phương pháp tạo
bột cơ giới sulfur hóa (SCMP), phương pháp bán hóa học có qua xử lý H2O2
kiềm tính (APMP).
10


2.5. Phương pháp nghiền nhiệt cơ (TMP)
 Đặc tính của bột giấy sản xuất bằng phương pháp nghiền nhiệt cơ
(TMP)
Bột TMP được sản xuất khi có tăng thêm cơng đoạn xử lý nhiệt sơ bộ, vì
thế tính chất của bột cũng được cải thiện đáng kể. Nếu so sánh với bột SGW và
RMP thì bột TMP có cường độ cao hơn, hàm lượng các bó sợi trong bột thấp
hơn.
Xét về hình thái sợi trong bột TMP, lượng sợi dài và vừa được giữ lại
tương đối nhiều, hàm lượng miếng vụn nhỏ trong bột thấp hơn so với bột SGW
và RMP. Xét về cường độ bột thì bột TMP đã được cải thiện rất lớn, nhưng sợi
lại cứng hơn, cường độ bề mặt của sợi trong bột TMP không cao, nếu so sánh
với bột SGW thì độ tơi của bột TMP cao hơn, vì thế sau khi xeo thành giấy sẽ có

bề mặt thơ hơn. Hệ số tán xạ ánh sáng của bột TMP cũng thấp hơn so với bột
SGW, nhưng lại cao hơn so với bột RMP, như vậy nó cũng có tính năng quan
học tương đối tốt.
 Ứng dụng của bột TMP
Xét theo khía cạnh cơng nghiệp hóa, bột TMP phát triển rất nhanh, đã dần
thay thế được bột RMP, hiện nó là một trong số các loại bột cơ giới chủ yếu
được sử dụng. TMP đầu tiên được ứng dụng chủ yếu để sản xuất giấy báo chí,
theo sự phát triển của nó làm cho phạm vị ứng dụng và lượng sử dụng được tăng
lên đáng kể. Căn cứ vào thống kê của PPI, trong tổng sản lượng sử dụng của bột
TMP có 54% được sử dụng để sản xuất giấy báo, 20% để sản xuất giấy trang
sức và giấy cứng in các tạp chí, 15% sử dụng để sản xuất carton, 11% là bột
thương phẩm (trao đổi để dùng trong các lĩnh vực khác). Sử dụng bột TMP để
sản xuất các loại giấy như giấy in, giấy than, giấy có tính nặng hấp thụ,... cũng
càng ngày càng nhiều. Nếu so sánh với bột SGW, cường độ khô hay cường độ
ướt của bột TMP đều cao hơn.
Sản xuất giấy báo chí là ứng dụng lớn nhất của bột TMP, do trong bột
TMP có chứa hàm lượng lớn tổ thành các sợi dài, các sợi vụn nhỏ lại ít, như vậy
11


rất thích hợp cho phối hợp với các loại bột khác để sản xuất các loại giấy báo
chí. Khi sử dụng hoàn toàn bột TMP hoặc lượng sử dụng gần với 100% để sản
xuất giấy báo chí, thì khi nghiền bột giải đảm bảo cho độ tự do (CSF) thấp, giảm
thấp hiện tượng làm cho sự kết hợp của các sợi bị kém đi, nếu khơng sẽ khơng
có lợi cho cường độ bề mặt và độ nhẵn của giấy sau khi xeo.
Do bột TMP có ưu thế là cường độ cao, làm cho nó có thể thay thế được
khá nhiều các loại bột hóa học khác, hiện nay đã có thể sử dụng tới 70% bột
TMP để sản xuất các loại giấy trang sức cấp thấp.
Bột TMP ứng dụng trong sản xuất carton sẽ có lợi cho việc nâng cao 2 chỉ
tiêu quan trọng của nó là độ dày và độ phẳng. Tuy nhiên, do lực kết hợp của bột

TMP khơng cao, nên khơng có lợi cho sản xuất carton nhiều lớp, mặc dù có thể
thơng qua tiến thêm bước nữa để nghiền bột nhằm cải thiện độ kết hợp trong
bột, nhưng khi đó lại làm giảm độ tự do (CSF) xuống, sẽ ảnh hưởng đế độ tơi
của bột.
Tinh lọc nước của bột TMP khá tốt, hàm lượng các miếng vụn lẫn trong
bột thấp, nên bột TMP được sử dụng để sản xuất các loại giấy mỏng ngày càng
nhiều, với bột TMP chất lượng cao hiện nay tỷ lệ sử dụng để sản xuất khăn giấy
đã đạt từ 50-60%, nếu qua xử lý nhiệt độ và hóa chất có thể đạt được tính lọc
nước và tính hút nước tốt hơn, từ đó sẽ làm giảm được giá thành sản xuất bột.
2.6. Dây chuyền sản xuất bột giấy
Quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền nhiệt cơ (TMP)
gồm các cơng đoạn chính sau:
 Bóc vỏ
 Băm dăm
 Sàng dăm và rửa
 Xử lý nhiệt sơ bột
 Nghiền bột
 Nghiền tinh
 Bột giấy
12


2.7. Quy trình sản xuất bột giấy TMP [3]
 Bóc vỏ
Sau khi gỗ tròn nguyên được vận chuyển về nhà máy sẽ được xếp đống
bảo quản. Khi đưa vào sản xuất gỗ được tách vỏ do vỏ cây hoàn toàn khơng có
lợi cho sản xuất giấy và bột giấy. Vỏ cây tồn tại sẽ đem lại rất nhiều những ảnh
hưởng khơng tốt đến q trình sản xuất giấy và bột giấy như làm giảm hiệu suất
nấu bột, làm cho lượng hóa chất tiêu hao tăng lên, chất lượng bột kém,… Vì
vậy, gỗ ngun liệu đều phải tiến hành bóc vỏ.

Phương pháp bóc vỏ xuất hiện sớm nhất là phương pháp thủ cơng, Bóc vỏ
thủ cơng có thể đạt được độ sạch cao, gỗ tổn thất ít. Tuy nhiên, bóc vỏ thủ cơng
có cường độ lao động lớn, năng suất lao động thấp, do vậy hiện tại thường dùng
phương pháp bóc vỏ bằng cơ giới.
+ Máy bóc vỏ kiểu trống: Gồm có 2 loại là loại liên tục và loại gián đoạn.
Loại máy bóc vỏ kiểu trống được sử dụng rất phổ biến. Gỗ được đi vào
bên trong của trống tròn, trống tròn chuyển động quay làm cho các khúc gỗ
chuyển động lăn ở trong, do tác dụng ma sát lẫn nhau mà vỏ được bóc ra. Trong
trống được bố trí đồng đều các vòi phun nước để xả vào làm cho vỏ được bong
ra, đồng thời làm cho vỏ thông qua các lỗ tròn trên thành trống để đi ra ngồi.
Do vỏ cây được bóc ra chỉ hồn tồn dựa vào lực ma sát lẫn nhau giữa các khúc
gỗ, nên máy bóc vỏ kiểu này thích hợp để bóc vỏ những khúc gỗ có đường kính
nhỏ, ngắn và thẳng, cịn đối với những khúc gỗ cong hay có nhiều mấu mắt thì
q trình bóc vỏ sẽ khơng triệt để.
+ Máy bóc vỏ kiểu vịng khun
Trong máy bóc vỏ kiểu này gỗ được tiến hành bóc vỏ theo các bước sau:
gỗ được nạp vào máy theo hướng nằm ngang, phương vuông góc với gỗ là vịng
khun rỗng, trên thành phía bên trong của các vịng khun được lắp dao để
bóc vỏ. Khi vòng khuyên chuyển động quay cũng sẽ làm cho dao bóc vỏ chuyển
động theo và áp sát lên trên cây gỗ, như thế bằng phương thức cơ giới mà vỏ cây
được loại bỏ. Dao bóc có rất nhiều loại, như dao dạng xích, dao bóc vỏ dạng
13


móng vuốt,... Do máy bóc vỏ dang này mỗi lần bóc chỉ bóc được một cây gỗ,
nên thường dùng để bóc cây gỗ có đường kính lớn, cây gỗ dài hoặc cong nhưng
loại máy này sẽ làm tổn hại tầng nội bì của gỗ do cũng bị bóc đi.
+ Máy bóc vỏ dạng dao quay
Gỗ được đặt lên giá đỡm lợi dụng sự chuyển động quay của dao mà vỏ
được làm sạch một đường theo chiều dọc thân cây, sau đó cây gỗ được xốy đi

một góc nhất định, và vỏ lại được làm sạch tiếp một đường tiếp theo, cứ như vậy
cho đến khi toàn bộ vỏ của cây được làm sạch. Phương pháp bóc vỏ này thích
hợp với những cây gỗ có đường kính từ 700mm trở xuống, thích hợp với các
lồi gỗ, khơng phân biệt hình dạng, độ cong, mấu mắt của cây. Tuy nhiên cũng
tồn tại nhược điểm là tỷ lệ tổn thất khi bóc vỏ cao (khoảng 3-4%), năng suất
thấp, cường động lao động lớn
 Băm dăm
Khi dùng nguyên liệu gỗ để sản xuất phải qua công đoạn băm dăm. Dăm
băm ra yêu cầu phải có kích thước đồng đều, tránh dăm bị vụn hay dăm quá lớn.
Kích thước dăm thường là: chiều dài 15-25mm, rộng 5-20mm, dày 3-7mm,
lượng dăm đạt quy cách phải lớn hơn 90%.
Phần lớn máy băm dăm đều thuộc nhóm máy băm dăm kiểu đĩa gồm có 2
kiểu đĩa phổ thơng: 4-6 dao và 8-16 dao.
Phương thức nạp liệu của máy băm dăm kiểu đĩa cũng được phân ra thành
hai loại là nạp liệu theo chiều ngang và nạp liệu theo chiều nghiêng.
 Sàng dăm
Đối với chất lượng của dăm gỗ, kích thước lớn nhỏ và tình hình phân bố
là tiêu chí quan trọng nhất, đối với một số xưởng sản xuất thì chỉ tiêu này là chỉ
tiêu kỹ thuật duy nhất về dăm gỗ. Dăm sau khi từ máy băm đi ra, thường có lẫn
rất nhiều những dăm quá lớn, quá dài, mẩu gỗ, mắt gỗ,… Vì vậy, bắt buộc phải
thông qua công đoạn sàng tuyển để phân ly những dăm quá lớn hoặc quá nhỏ ra
khỏi dăm hợp quy cách.

14


Sàng tuyển dăm trước kia hay sử dụng là loại sàng phẳng khung lắc cao
tần và sàng ống, về sau dần dần sử dụng máy sàng rung, sau nữa lại xuất hiện
loại máy sàng dăm đa cạnh và máy sàng dăm kiểu đĩa tròn.
+ Máy sàng rung

Là loại máy sàng phẳng, loại sàng này gồm 3 lớp lưới sàng được đặt
nghiêng một góc 3-40. Dăm khơng đi qua được lớp lưới sàng thứ nhất là những
dăm quá lớn, đi qua được lớp sàng thứ 3 là dăm vụn, còn lại làm dăm hợp quy
cách.
+ Sàng đa cạnh
Là loại máy sàng dăm mà có hướng nạp liệu vào từ cạnh bên của sàng.
Trên sàng có những hình tam giác mà tiến vào trong sàng, dần dần dăm được
dịch chuyển lên phía đỉnh của tam giác thực hiện quá trình sàng tuyển.
+ Máy sàng dăm kiểu đĩa trịn
Loại này có rất nhiều các trục đặt ngang quay cùng chiều tạo thành, trên
các trục này được gắn rất nhiều đĩa tròn, các trục cũng được ép sát vào nhau tạo
ra liên kết hỗ trợ với nhau, tuy nhiên có thể căn cứ vào đối tượng sàng tuyển và
yêu cầu sàng tuyển mà điều chỉnh khoảng cách hợp lý giữa trục quay và đĩa
tròn, để làm cho dăm hợp quy cách và dăm vụn dễ dàng được phân ly. Máy sàng
kiểu đĩa trịn có 2 loại: một loại là sàng phẳng, loại thứ hai là sàng hình chữ V.
 Rửa dăm
Dăm gỗ từ bồn chứa được đưa đến thiết bị cyclone để loại bỏ tạp chất, sau
đó rơi xuống băng tải ở phía dưới của thiết bị phân ly cyclone, sau khi cân qua
điện tử để định lượng sẽ được đưa vào thiết bị rửa dăm. Trong điều kiện nhiệt độ
nhất định lại được khuấy trộn, làm cho dăm bị cưỡng chế ngập vào trong nước
để tiến hành quá trình rửa, các tập chất như đất cát, kim loại,... bị phân ly và
lắng xuống đáu, rồi định kỳ đước tháo ra ngoài.
 Xử lý nhiệt
Dăm gỗ sau khi rửa được đưa tới thiết bị chứa dăm, thông qua thiết bị nạp
liệu dạng xoắn ở phía dưới của thiết bị chứa dăm, có thể điều chỉnh dăm đi vào
15


thiết bị xử lý nhiệt sơ bộ, trong thiết bị nạp liệu dạng xoắn, dăm gỗ bị ép chặt
làm cho nước vào khơng khí thốt ra ngồi, tạo thành một nút nguyên liệu, để

duy trì được áp suất bên trong thiết bị xử lý nhiệt sơ bộ.
Thiết bị xử lý nhiệt sơ bộ là một khối hình chóp đứng, đường kính phía
trên cùng là Ф900mm, đường kính phía dưới là Ф1200mm, chiều cao khoảng
9m, bên trong có cánh khuấy, dăm gỗ sau khi được đưa vào thiết bị xử lý nhiệt
sơ bộ, lập tức sẽ hấp thụ nhiệt, hơi nước và bị trương nở, nhiệt độ nhanh chóng
tăng lên đến nhiệt độ của hơi bão hòa. Áp suất trong thiết bị xử lý nhiệt sơ bộ
vào khảong 147-196KPa, nhiệt độ từ 115-1350C, thời gian dăm ở lại trong thiết
bị là 2-5 phút.
Ở bộ phận giữa của thiết bị xử lý nhiệt sơ bộ có lắp đặt bộ phận hiển thị vị
trí của dăm gỗ ở bên trong, bộ phận này có thể điều chỉnh động cơ điện để nạp
dăm vào, khi vị trí của dăm bên trong q thấp, nó sẽ tự động điều chỉnh tốc độ
nạp liệu của trục xoắn, để tăng lượng dăm được nạp vào, đảm bảo đủ thời gian
cần thiết cho dăm trong công đoạn xử lý nhiệt sơ bột.[1]
 Nghiền dăm
Để muốn đưa dăm băm về một quy cách có kích thước đồng đều để tăng
chất lượng bột giấy. Dăm băm phải qua công đoạn nghiền. Trong nghiền lại dăm
thô thường sử dụng là máy nghiền lại dăm hoặc máy băm dăm loại nhỏ. Hiện
nay máy nghiền lại dăm được sử dụng phổ biến, nhưng máy băm dăm loại nhỏ
lại là xu hướng để phát triển, do máy này có hiệu quả xử lý tương đối tốt. Tác
dụng chủ yếu của máy nghiền lại dăm là tách nhỏ dăm thơ theo chiều dọc của
dăm, cịn tác dụng cắt ngắn là rất ít, vì vậy mà dăm nghiền lại thường có chiều
dài khơng phù hợp với yêu cầu sản xuất bột giấy. Tuy nhiên, loại thiết bị này có
kết cấu chặt chẽ, thể tích nhỏ, dễ dàng cho bố trí lắp đặt, vì vậy mà nó vẫn được
sử dụng tương đối nhiều. Máy nghiền lại dăm có máy nghiền kiểu dao nghiêng,
máy kiểu búa...

16


 Tẩy trắng

Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ trắng
cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất.
Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ
bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in độ trắng u cầu 6070% thì cơng đoạn tẩy trắng được thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột
đều được rửa kỹ. Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn,
tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Tẩy
trắng là q trình nhiều cơng đoạn tùy theo chất lượng bột giấy đầu vào và yêu
cầu độ trắng của sản phẩm mà có thể áp dụng các quy trình tẩy khác nhau.
Hóa chất chủ yếu dùng cho q trình tẩy trắng là các loại hóa chất có tính
khử VD: Clo phân tử, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. Ozon, oxy…
Quá trình tẩy trắng là quá trình gây ơ nhiễm mơi trường vì vậy cần rất cẩn
trọng khi lựa chọn quy trình tẩy trắng với các loại hóa chất tẩy để giảm thiểu tối
đa mức độ ơ nhiễm môi trường.[1]

17


Chương 3
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi Sơn
3.1.1. Vị trí địa lý
Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi sơn được khởi công xây dựng
tháng 6 năm 2009 tại thơn Bình Lâm, xã Tùng Lâm, khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hóa và đưa vào hoạt động tháng 3 năm 2010. Nhà máy được xây dựng
trên tổng diện tích 40,000m2. Cách cảng Nghi Sơn 17km và cách đường mịn Hồ
Chí Minh 50km. Vì vậy, vị trí của Nhà máy vô cùng thuận lợi trong việc vận
chuyển nguyên liệu từ các vùng lân cận đưa xuống.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi Sơn là chi nhánh của Công ty
TNHH Thanh Thành Đạt. Nhà máy là mũi nhọn kinh tế của Công ty TNHH

Thanh Thành Đạt trong vùng khu đặc trị kinh tế huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
Hiện nay tại nhà máy đang vận hành 2 dây chuyền sản xuất:
- Sản xuất bột giấy bằng phương pháp TMP
- Sản xuất ván sợi
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập khẩu Nghi sơn thể hiện ở
hình 3.1.

18


Ban giám đốc

Phòng
kinh
doanh

Phòng kỹ
thuật và
sản xuất

Phòng tài
vụ

Phân
Xưởng
sản xuất
bột giấy

Phòng

KCS

Phòng vật


Phân
Xưởng
sản xuất
dăm

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy chế biến gỗ
3.2. Khảo sát quá trình sản xuất bột giấy tại Nhà máy chế biến gỗ xuất nhập
khẩu Nghi Sơn.
3.2.1. Khảo sát về nguyên liệu sản xuất bột giấy tại nhà máy chế biến gỗ xuất
nhập khẩu Nghi Sơn
 Nguồn gốc nguyên liệu:
Nguyên liệu của nhà máy được thu mua từ nhiều vùng vận chuyển bằng
đường bộ (đường mịn Hồ Chí Minh) gỗ mua chủ yếu là gỗ keo lai và keo lá
tràm.
 Nguyên liệu gỗ tròn:
Yêu cầu có đường kính lớn từ 15 - 20cm và tùy theo gỗ có thể đã được
bóc vỏ trước, cũng có thể gỗ chưa được bóc vỏ. Gỗ được lấy từ gốc lên ngọn có
độ dài trung bình 2 -2,5m. Do vậy giá thành của nguyên liệu đầu vào tương đối
cao.
 Các dạng nguyên liệu khác:
* Cành nhánh:
19



×