Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

Phát huy vai trò của dân quân tự vệ biển trong xây dựng thế trận lòng dân trên địa bàn duyên hải miền trung hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.87 KB, 224 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Trọng Đại


6

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
10
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài
luận án
10
1.2. Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những
vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
28
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ PHÁT


HUY VAI TRÒ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ BIỂN TRONG
XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN
36
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

2.1. Quan niệm xây dựng “thế trận lòng dân” và phát huy vai
trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng
dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung
36
2.2. Nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của Dân quân tự
vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn
Duyên hải miền Trung
67
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA DÂN QUÂN
TỰ VỆ BIỂN TRONG XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG
DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG HIỆN
84
NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển
trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải
miền Trung hiện nay
84
3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò của
Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân”
trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay
117
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DÂN QUÂN TỰ 128
VỆ BIỂN TRONG XÂY DỰNG “THẾ TRẬN LÒNG
DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG



7

HIỆN NAY

4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực thực tiễn
của các chủ thể, lực lượng phát huy vai trò của Dân quân
tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn
Duyên hải miền Trung hiện nay
128
4.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp, hiệp đồng và bảo đảm tốt
chế độ, chính sách tạo động lực phát huy vai trò của Dân
quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên
địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay
143
4.3. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của Dân quân tự vệ biển
trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải
miền Trung hiện nay
157
KẾT LUẬN
172
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
174
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
175
PHỤ LỤC
191



5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Duyên hải miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến
Bình Thuận. Đây là địa bàn “có vai trị, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, mơi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc” [9, tr. 3].
Xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn vững chắc là cơ sở giữ vững ổn
định, phát huy hiệu quả vị thế, tiềm năng của địa bàn và góp phần bảo vệ vững
chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa
bàn Duyên hải miền Trung là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ
thống chính trị, trong đó có lực lượng Dân quân tự vệ biển.
Dân quân tự vệ biển là một bộ phận hợp thành dân quân tự vệ Việt Nam,
được tổ chức ở các địa phương ven biển, đảo, cơ quan, tổ chức có phương tiện
hoạt động trên biển. Với chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, phối hợp với các
lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn trên biển, đảo; tham gia phát triển
kinh tế biển,… Dân qn tự vệ biển có vai trị quan trọng, trực tiếp trong xây
dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương, sự chỉ huy, quản lý của cơ quan quân sự địa phương các cấp trên địa
bàn, Dân quân tự vệ biển đã tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính
quyền địa phương các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế
trận lịng dân”; tích cực, chủ động tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân,
xây dựng cơ sở chính trị trên địa bàn vững mạnh; phối hợp hiệu quả với các
lực lượng giữ vững an ninh, trật tự trên biển, đảo,… góp phần xây dựng “thế
trận lịng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung vững chắc. Mặc dù vậy,
q trình thực hiện vai trị của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận

lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung vẫn còn bộc lộ một số hạn chế
như: chất lượng công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa


6

phương các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng “thế trận lịng
dân” có nội dung hiệu quả chưa cao, chưa tồn diện; cơng tác tun truyền,
vận động Nhân dân có thời điểm chưa thường xuyên, liên tục, chưa mang tính
dự báo; phối hợp với các lực lượng tham gia gìn giữ an ninh, trật tự, an tồn
trên biển, đảo có thời điểm chưa chủ động, hoạt động cịn mang tính đơn lẻ,…
những hạn chế này khơng chỉ là lực cản, kìm hãm việc phát huy vai trị của
Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên
hải miền Trung mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội trên vùng biển, đảo, đến nhiệm vụ gắn phát triển kinh
tế - xã hội với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hiện nay “hịa bình, ổn định, tự do, an ninh, an tồn hàng hải, hàng
khơng trên Biển Đơng đứng trước những thách thức lớn và tiềm ẩn nguy cơ
xung đột” [68, tr. 107], “sự bất đồng quan điểm và tranh chấp chủ quyền của
các nước trên Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mơi trường hịa bình, ổn
định và phát triển của khu vực và nước ta” [10, tr. 26],… đã tác động và đặt ra
nhiều yêu cầu mới cho q trình xây dựng “thế trận lịng dân” trên địa bàn
Duyên hải miền Trung. Do đó, việc phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển
trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung càng
có ý nghĩa cấp thiết, quyết định trực tiếp đến việc phát huy sức mạnh của
“lòng dân” trong giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
vững chắc chủ quyền biển, đảo trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu để tài “Phát
huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa
bàn Duyên hải miền Trung hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực

tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát huy vai trò của Dân quân
tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền


7

Trung, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển
trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò và phát huy vai trò của Dân
quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải
miền Trung.
- Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong
xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay và
xác định những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây
dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên
địa bàn Duyên hải miền Trung.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Xác định, luận giải hệ thống phạm trù, những nhân tố quy
định phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng
dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung. Luận chứng thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò của Dân quân

tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền
Trung hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản mang tính chỉnh
thể, hệ thống và có tính đột phá nhằm phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển
trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay.
Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động xây dựng “thế trận lòng dân”
của Dân quân tự vệ biển trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung (tập
trung nghiên cứu các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận).


8

Về thời gian: Các số liệu được khai thác từ các đơn vị có liên quan trong
những năm gần đây, tập trung khảo sát từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về
con người, về ý thức xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và của lực
lượng vũ trang trang; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang
trang nhân dân trong xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ sở thực tiễn
Kết quả thực hiện vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế
trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung; những đánh giá trong các
báo cáo tổng kết hoạt động Dân quân tự vệ biển của cục Dân quân tự vệ,
Quân khu 4, Quân khu 5 và của Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh trên địa bàn
Dun hải miền Trung. Ngồi ra, thơng qua điều tra, khảo sát thực tế của tác
giả, các số liệu số liệu thống kê, điều tra xã hội học về các nội dung liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận

án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành
và liên ngành như: phân tích và tổng hợp, lơgic và lịch sử, lịch sử và lôgic, hệ
thống và cấu trúc, quy nạp và diễn dịch; thống kê và so sánh, điều tra xã hội học.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được quan niệm và xác định được những nhân tố quy định
phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân”
trên địa bàn Duyên hải miền Trung.
- Xác định được những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò của Dân
quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền
Trung hiện nay.


9

- Xây dựng những giải pháp phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong
xây dựng “thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm lý luận về vai trò
và phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng “thế trận lòng
dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung nói riêng, của Dân quân tự vệ biển
trên phạm vi cả nước nói chung, qua đó, góp phần làm sâu sắc hơn giá trị và ý
nghĩa của khoa học xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự.
Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, các đơn vị Dân quân tự vệ biển
trên địa bàn Duyên hải miền Trung nói riêng, trên cả nước nói chung xác định
các chủ trương, nội dung, biện pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò trong xây
dựng “thế trận lịng dân”. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan cho các đối tượng đào tạo,
bồi dưỡng tại các nhà trường quân đội.

7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục cơng trình
khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý
luận về vai trò và phát huy vai trò của Dân quân tự vệ biển trong xây dựng
“thế trận lòng dân” trên địa bàn Duyên hải miền Trung
Phạm Hồng Kỳ (2011), Nghiên cứu về tổ chức xây dựng, huấn luyện và
hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ biển trong tình hình mới [97], đã tập
trung nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản về Dân quân tự vệ
biển như khái niệm, đặc điểm cơ bản, chức năng, nhiệm vụ, các quan điểm
chỉ đạo, nguyên tắc, phương châm, mục tiêu xây dựng lực lượng Dân quân tự
vệ biển trong tình hình mới. Theo tác giả, Dân quân tự vệ biển là “một bộ
phận của lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng tại chỗ đông đảo, rộng
khắp”, “trong thời bình chính là lực lượng lao động, sản xuất, xây dựng kinh
tế trên biển, làm nòng cốt cho ngư dân tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển, đảo; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật
tự trên vùng biển của Tổ quốc” [97, tr. 6]. Kết quả nghiên cứu xác định: lực
lượng Dân qn tự vệ biển “có vai trị rất quan trọng trong thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược; kết hợp chặt chẽ giữa lao động sản xuất, phát triển kinh
tế biển với bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các vùng biển,

đảo của Tổ quốc” và “là lực lượng nòng cốt cho ngư dân trong việc khẳng
định chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo thuộc thềm
lục địa, góp phần quan trọng cùng các lực lượng nền quốc phịng tồn dân, thế
trận chiến tranh nhân dân trên biển” [97, tr. 33].
Đỗ Mạnh Hòa (2013), Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh
về chính trị trong thời kỳ mới [79], đã tiếp cận những vấn đề lý luận về xây


11

dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh về chính trị trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức và hoạt động của
lực lượng Dân quân tự vệ, tác giả quan niệm “chính trị của lực lượng dân
quân tự vệ là chính trị mang bản chất giai cấp cơng nhân, bản chất chính trị
của đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, nguyên
tắc tổ chức lực lượng và phương thức hoạt động của lực lượng dân quân tự
vệ” [79, tr. 30]. Theo tác giả, sự vững mạnh về chính trị của lực lượng Dân
quân tự vệ là “mức độ đạt được sự ổn định, vững chắc về tiêu chuẩn chính trị
của từng cá nhân, từng đơn vị, tạo nên sự vững mạnh về chính trị của toàn bộ
lực lượng; được biểu hiện ở độ tin cậy về lịch sử chính trị, phẩm chất, năng
lực chính trị, kết quả xây dựng các đơn vị dân quân tự vệ” [79, tr. 41 - 42].
Đồng thời, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh về chính trị là tổng
thể các hoạt động nhằm “tạo ra sự ổn định, vững chắc về chính trị theo tiêu
chuẩn quy định của từng cá nhân, từng đơn vị và toàn bộ lực lượng, làm cơ sở
nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng dân quân tự
vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ mới” [79, tr. 54].
Nguyễn Thanh Tuyên (2015), Xây dựng lực lượng Dân quân thường
trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [144], đã luận chứng

tính tất yếu xây dựng lực lượng Dân quân thường trực ở xã, phường, thị trấn
biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả tập trung làm rõ quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng lực
lượng Dân quân thường trực trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; chức năng, nhiệm vụ và những đặc điểm của lực lượng Dân
quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo. Trong đó,
tính đa dạng về thành phần giai cấp, tầng lớp Nhân dân, trình độ nhận thức và


12

giác ngộ chính trị; lực lượng vừa sản xuất, vừa chiến đấu, là lực lượng chiến
đấu tại chỗ bảo vệ địa phương, địa bàn khi có chiến tranh; vũ khí, trang bị,
phương tiện chiến đấu rất đa dạng, tổ chức huấn luyện chiến đấu và bảo đảm
hậu cần thực hiện tại chỗ là những đặc điểm cơ bản.
Nguyễn Bá Dương (2017), Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc [58], đã luận giải vấn đề về bản chất, nội dung, quá trình hình
thành, phát triển và các yếu tố cấu thành “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp
giữ nước của Dân tộc. Tác giả cho rằng, “lòng dân” về thực chất là “lòng tin
của người dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; phản ánh tính tích
cực hay tiêu cực của nền chính trị - xã hội, ý nguyện, ý chí, ý thức của người
dân, khát vọng sống tốt đẹp, sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của Nhân dân
trước cuộc sống hiện thực” [58, tr. 25]. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” là
“lịng u nước, tinh thần đồn kết, ý chí chiến đấu, phấn đấu của toàn dân tộc
được quy tụ, tập hợp, khơi dậy, phát huy, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền
quốc phịng tồn dân, nền an ninh nhân dân” [58, tr. 33] và xây dựng “thế trận
lòng dân” trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc là:
Hoạt động có mục đích của các chủ thể, lực lượng trong tập hợp, quy
tụ, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của Nhân dân, tạo

nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phịng tồn dân, nền anh
ninh nhân dân; góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, bảo
vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa để phát triển kinh tế - xã hội; làm cho dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [58, tr. 36].
Lê Văn Hải (2018), Xây dựng thế trận lòng dân tăng cường sức mạnh
quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [76], đã tiếp cận vấn đề
xây dựng “thế trận lòng dân” trong mối quan hệ với tăng cường sức mạnh quốc
phòng bảo vệ Tổ quốc. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” là “trạng thái tinh thần
của Nhân dân được các tổ chức, lực lượng đại biểu chân chính cho lợi ích quốc
gia - dân tộc khơi dậy, xây dựng, quy tụ, định hướng, điều khiển, dẫn dắt tạo


13

nên mơi trường chính trị - xã hội để huy động mọi tiềm lực, phát huy sức mạnh
tổng hợp vào thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước” [76, tr. 23]. Xây
dựng “thế trận lòng dân” tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa là “tổng thể cách thức, biện pháp của Đảng, Nhà
nước, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp để hình thành, khơi dậy, quy tụ và phát
huy chủ nghĩa yêu nước, niềm tự hào, tinh thần đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận
xã hội, ý chí quyết tâm, niềm tin, ý thức trách nhiệm của Nhân dân” [76, tr.
32].
Đặng Văn Thi (2018), Giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng
yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới [132], đã xây dựng
quan niệm “thế trận lòng dân” và xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu
cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu
cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo là “sự cố kết, quy tụ, thống nhất nhận thức,
tình cảm, thái độ, niềm tin, ý chí quyết tâm của các tầng lớp Nhân dân hợp
thành sức mạnh nội sinh theo một thế trận đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền
biển, đảo trong mọi tình huống” [132, tr. 25]. Xây dựng “thế trận lòng dân”

đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, về bản chất là “thực hiện tổng
thể chủ trương, hình thức, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng trong việc khơi dậy, quy tụ và
phát huy tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm của Nhân dân”, [132, tr. 26]
hướng đến mục tiêu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển, đảo trong tình hình mới, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Ngọc Hồi (2019), “Xây dựng “thế trận lòng dân” - quan điểm
nhất quán của Đảng trong chiến lược quốc phòng Việt Nam” [82], đã khẳng
định “lòng dân” là “yếu tố quan trọng, quyết định sức mạnh quốc phòng của
một quốc gia” [82, tr. 17]. Theo tác giả, “lòng dân” là “thuật ngữ phản ánh
trạng thái chính trị - tinh thần của xã hội, biểu hiện mức độ niềm tin, đồng


14

thuận, sự cố kết của người dân đối với chế độ chính trị - xã hội” [82, tr. 17] và
xây dựng “thế trận lòng dân” là quan điểm xuyên suốt trong đường lối quân
sự quốc phòng của Đảng, xây dựng “thế trận lòng dân” làm cơ sở, nền tảng để
xây dựng các tiềm lực khác của nền quốc phịng tồn dân. Trước tình hình
mới, xây dựng “thế trận lịng dân” là “xây dựng, củng cố lòng tin của Nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước và cơng cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [82, tr. 18 - 19].
Võ Văn Thưởng (2020), ““Thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [137], đã khẳng định: “xây dựng “thế trận lòng dân” vững
chắc là vấn đề chiến lược, xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta” [137, tr. 26]. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” đã giúp dân tộc vượt
qua nghìn năm Bắc thuộc mà khơng bị đồng hóa, vươn lên giành lại tự chủ,
độc lập dân tộc, cùng các triều đại phong kiến Việt Nam làm nên những trang
sử oai hùng, thể hiện trí tuệ và nghệ thuật giữ nước của Dân tộc Việt Nam.

Tác giả cũng khẳng định rằng, xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là “trạng thái chính trị - tinh thần của toàn dân…
được tổ chức, xây dựng, quy tụ, định hướng, tạo nền tảng chính trị - xã hội
vững chắc để huy động tiềm lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [137, tr. 26].
Do đó, quan điểm về xây dựng “thế trận lịng dân” là “nhất quán, xuyên suốt
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và xây dựng “thế trận lòng dân” “tạo
nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng trở nên cấp thiết,
quan trọng” [137, tr. 29].
Lương Ngọc Vĩnh (2021), ““Thế trận lòng dân” trong văn kiện đại hội
XIII của Đảng” [146], đã phân tích, làm rõ tư duy mới, nhận thức mới của
Đảng về “thế trận lịng dân” trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh
nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở làm rõ quan niệm về “lòng dân” và “thế
trận lòng dân”, tác giả khẳng định: “thế trận lòng dân” trong Văn kiện đại hội


15

XIII “được đặt trong mối quan tâm chung của Đảng về vị trí, vai trị của Nhân
dân trong sự nghiệp đổi mới” [146, tr. 31]; xây dựng “thế trận lòng dân”, thế
trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền
tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Từ đó khẳng định, quan điểm về “thế trận
lòng dân” trong Văn kiện Đại hội XIII đã đứng vững trên lập trường, quan
điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của
quần chúng nhân dân và nâng tầm “thế trận lòng dân” thành “một trong
những sức mạnh nội sinh của dân tộc, đồng thời chỉ rõ mối quan hệ biện
chứng giữa “thế trận lòng dân” với thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận
an ninh nhân dân” [146, tr. 31].
Đỗ Ngọc Giang (2022), “Phát huy vai trò của “thế trận lòng dân” theo
tinh thần Đại hội XIII của Đảng” [74], cho rằng Đại hội XIII của Đảng tiếp

tục nhấn mạnh và đề cao vị trí, vai trị của “thế trận lịng dân trong cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Tác giả
khẳng định: ““thế trận lòng dân” - yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa” [74, tr. 7]. Trên cơ sở quan niệm về “thế trận lòng dân” tác giả xác
định: đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng ta hiện nay, “thế trận lịng dân” là “trạng thái chính trị, tinh thần của
tồn dân, bao gồm lịng u nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
Đảng, sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận,
đồng lịng, ý chí quyết tâm,… của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc,…” [74, tr. 7]. Theo tác giả, “thế trận lòng dân” có nội dung rất đa
dạng, phong phú, gắn liền và chịu sự chi phối của nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và trong bối cảnh mới hiện nay, “thế trận lòng dân” là một trong
những nhân tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trịnh Văn Quyết (2023), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “nước lấy


16

dân làm gốc” vào xây dựng “thế trận lòng dân”, củng cố quốc phòng, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới” [125],
cho rằng: “Tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị
trí đặc biệt quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
của Đảng ta” [125, tr. 43]. Tác giả tập trung luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng ta về “nước lấy dân làm gốc” trên hai phương diện cơ
bản đó là “mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng,
lợi ích chính đáng của Nhân dân; phải tơn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng
của Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ” và “phát huy trách nhiệm của Nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng” [125, tr. 43]. Từ đó, khẳng định: “Tư tưởng

“nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị to lớn cả về lý
luận và thực tiễn, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử” [125, tr. 64].
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng Dân
quân tự vệ biển thực hiện vai trò trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên
địa bàn Duyên hải miền Trung
Nguyễn Mạnh Dũng (2007), “Xây dựng và hoạt động của lực lượng Dân
quân tự vệ biển - thực trạng và giải pháp” [57], nhấn mạnh: “Dân quân tự vệ
biển là thành phần quan trọng của lực lượng dân quân tự vệ, là một lực lượng
nòng cốt của thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận chiến tranh nhân dân
trên biển” [57, tr. 86]. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
đảng, chính quyền các địa phương ven biển, các bộ, ngành liên quan, công tác
xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển đã đạt được kết quả nhất định: Tổ
chức của Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn ven biển thường xun
được kiện tồn, chất lượng cán bộ khơng ngừng được nâng cao, lực lượng tự
vệ biển trong các doanh nghiệp Nhà nước đã thực sự phát huy vai trò nòng
cốt, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia ngăn chặn, bắt
giữ nhiều tàu, thuyền nước ngoài hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản trái


17

phép, bảo vệ trật tự, trị an và chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc,… Mặc
dù vậy, việc tổ chức, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển ở một số địa
phương chưa tốt, cịn mang tính hình thức, tỉ lệ đảng viên trong Dân quân tự
vệ biển có sự chênh lệch, khơng đồng đều giữa các địa phương, công tác bảo
đảm quân số huấn luyện gặp không ít khó khăn, cơng tác phối hợp, hiệp đồng
trong q trình hoạt động giữa Dân quân tự vệ biển với các lực lượng chức
năng chưa chặt chẽ,…
Mạnh Dũng, Thành Đô (2012), “Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ

vững mạnh trong tình hình hiện nay (III - Xây dựng lực lượng Dân quân, tự
vệ biển)” [56], khẳng định: “Dân quân tự vệ biển là thành phần quan trọng
của lực lượng Dân quân tự vệ; một trong những lực lượng nòng cốt của thế
trận quốc phịng tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển” [56, tr. 94].
Những năm qua, chính quyền các địa phương ven biển và các bộ, ngành có
lực lượng hoạt động trên biển đã “có nhiều cố gắng trong tổ chức, xây dựng
lực lượng Dân quân, tự vệ biển và đạt những kết quả nhất định. Nhiều đơn vị
Dân quân, tự vệ biển đã thực sự phát huy vai trò, chủ động phối hợp với các
lực lượng khác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” [56, tr. 94]. Tuy nhiên,
“kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và tiềm năng; còn
nhiều bất cập về tổ chức xây dựng, bảo đảm chính sách, chế độ và hoạt động
sẵn sàng chiến đấu” [56 , tr. 94], việc bảo đảm quân số huấn luyện chưa đạt
theo quy định, cơ chế chỉ đạo, chỉ huy, mối quan hệ hiệp đồng, phối hợp với
các lực lượng trên biển cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện,…
Nguyễn Trung Thu (2014), “Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng
chiến lược bảo vệ Tổ quốc” [135], khẳng định: trên cơ sở đánh giá đúng vị trí,
vai trị của lực lượng Dân quân tự vệ, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây
dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ và đạt những
kết quả quan trọng: nhận thức, trách nhiệm xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ
của hệ thống chính trị các cấp và Nhân dân được nâng lên một bước, tổ chức


18

biên chế được kiện toàn, chất lượng tổng hợp của lực lượng Dân quân tự vệ
tiếp tục được nâng lên, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác xây dựng, huấn
luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ theo đúng quy định của Luật
Dân quân tự vệ,… Tuy nhiên, trách nhiệm xây dựng, quản lý nhà nước về Dân
quân tự vệ của một số địa phương, cơ quan, tổ chức, còn hạn chế; công tác

quản lý Dân quân tự vệ chưa chặt chẽ, gặp nhiều khó khăn, việc tổ chức xây
dựng lực lượng Dân quân tự vệ trong các loại hình doanh nghiệp, Dân qn tự
vệ biển cịn nhiều khó khăn; chất lượng huấn luyện còn nhiều bất cập; khả
năng huy động, phối hợp còn chậm, hiệu quả chưa cao,…
Trịnh Huy Chính (2016), “Tỉnh Thanh Hóa với việc nâng cao chất lượng
lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2016 - 2020” [37], đã nhận định rằng: lực
lượng Dân quân tự vệ đã được củng cố, kiện toàn về tổ chức, có số lượng hợp lý,
chất lượng bảo đảm tốt; hiệu quả hoạt động của các lực lượng từng bước được
nâng lên; thực hiện đúng chức năng, quyền hạn; kế hoạch hoạt động xây dựng
chặt chẽ, khoa học, phê duyệt chu đáo; thường xun duy trì chế độ nề nếp; tích
cực tham gia cùng các lực lượng trên địa bàn xử lý kịp thời, có hiệu quả một số
tình huống phức tạp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa
phương giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, chủ động tham gia phòng chống thiên tai, cứu
hộ, cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng nông thôn mới,…
Bùi Anh Thi (2017), “Bàn thêm về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy
địa phương đối với công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trong tình
hình mới” [131], đã đánh giá: cấp ủy địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo và có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành xây
dựng lực lượng Dân quân tự vệ; cơ cấu, biên chế, tổ chức số lượng ngày
càng được củng cố, vững mạnh, rộng khắp; phẩm chất chính trị cũng như
năng lực thực thi nhiệm vụ được nâng lên,... Tuy nhiên, sự lãnh đạo của một


19

số cấp ủy địa phương chưa bám sát nhiệm vụ xây dựng lực lượng Dân quân
tự vệ, biểu hiện mơ hồ chủ quan, mất cảnh giác trước các âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch, chất lượng, hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị
định hướng đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng chậm đổi mới, thiếu

chủ động, sắc bén,…
Phạm Văn Hổ (2017), “Phú Yên xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững
mạnh rộng khắp” [81], nhấn mạnh: “lực lượng Dân quân tự vệ đã phát huy tốt
vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ qn sự, quốc phịng và là lực lượng
chính trị tin cậy bảo vệ cấp ủy, chính quyền cơ sở; tích cực tham gia giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, phịng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm
cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn” [81, tr. 63]. Đây là lực lượng quan trọng thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp chặt chẽ với sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tham mưu cho tỉnh ủy, ủy ban nhân dân chỉ đạo thực hiện Đề án “xây
dựng đội tàu, thuyền, phương tiện dân quân biển”,... Tuy nhiên, “việc tổ chức
biên chế, hoạt động khai thác thủy sản có tính mùa vụ, chủ tàu thuyền, phương
tiện thuê mướn lao động từ nhiều địa phương, dẫn đến nhiều xã, phường, thị
trấn ven biển, trên danh nghĩa có thành lập đơn vị dân quân biển, nhưng thực tế
chưa gắn kết với chủ tàu thuyền, phương tiện,…” [81, tr. 64].
Ngô Minh Tiến (2018), “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ
trong tình hình mới” [138], đánh giá những năm qua, công tác xây dựng lực
lượng Dân qn tự vệ “ln được Đảng, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa
phương quan tâm chăm lo, với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp và đạt nhiều
kết quả quan trọng” [138, tr. 7]. Lực lượng dân quân địa phương, tự vệ các cơ
quan, tổ chức được xây dựng vững mạnh, rộng khắp, đủ sức phối hợp cùng các
lực lượng giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực
lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Mặc


20

dù vậy, việc xây dựng và phát huy vai trò của lực lượng dân quân tự vệ vẫn còn
những hạn chế cần khắc phục: nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và

Nhân dân, thậm chí cả người đứng đầu một số cấp ủy cơ sở còn chưa đầy đủ,
thiếu toàn diện, dẫn đến trách nhiệm chưa cao; thực hiện luật và các văn bản quy
phạm pháp luật về Dân quân tự vệ có nội dung bất cập; việc xây dựng, tổ chức
lực lượng tự vệ khu vực doanh nghiệp tư nhân nhất là doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi, nơi chưa có tổ chức đảng gặp nhiều khó khăn,…
Lê Văn Vỹ (2019), “Kết quả xây dựng, hoạt động của Dân quân tự vệ tỉnh
Quảng Bình - Một số vấn đề cần quan tâm” [148], khẳng định: “lực lượng Dân
quân tự vệ biển thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân,
Biên phòng, Cảnh sát biển,… trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo” [148, tr. 45],
“Dân quân tự vệ biển vừa trực tiếp lao động sản xuất, vừa phối hợp với các lực
lượng bảo vệ Nhân dân sản xuất, bảo vệ quyền, quyền chủ quyền vùng biển
quốc gia và tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra” [148,
tr. 45]. Tuy nhiên, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường nên “việc
xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển ở nhiều địa phương trong thời gian
qua gặp khơng ít khó khăn, cả về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và
hoạt động, đặc biệt là đối với tự vệ biển trong các thành phần kinh tế tư nhân”
[148, tr. 46], việc điều động lực lượng, phương tiện đi huấn luyện, phục vụ
huấn luyện, làm nhiệm vụ trên biển gặp nhiều khó khăn,...
Phan Thế Hùng (2019), “Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển ở
tỉnh Khánh Hòa hiện nay” [95], khẳng định: Dân quân tự vệ biển là một bộ
phận của lực lượng dân quân tự vệ, được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo
và các cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển, là lực lượng
vừa lao động sản xuất, phát triển kinh tế biển, vừa có nhiệm vụ phối hợp
với các lực lượng khác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội,
bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Trong những
năm qua: “Đảng bộ và chính quyền địa phương đã xác định rõ chủ trương,


21


biện pháp lãnh đạo thực hiện công tác dân quân tự vệ sát với yêu cầu nhiệm
vụ, điều kiện, khả năng của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp,
sức chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự
vệ biển” [95, tr. 113]. Tuy nhiên, trong xây dựng và hoạt động của dân
quân biển tỉnh Khánh Hịa cịn gặp nhiều khó khăn như: “cấp ủy, chính
quyền, đồn thể ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến xây
dựng dân quân tự vệ; công tác tuyên truyền chưa thật sâu rộng nên ngư
dân, thuyền viên chưa tự nguyện vào lực lượng dân quân tự vệ biển” [ 95,
tr. 114]; trình độ văn hóa cịn thấp, tuổi đời lớn nên việc tiếp thu kiến thức
huấn luyện rất khó khăn, nhất là về cơng nghệ hiện đại, kiến thức quân sự
quốc phòng; số lượng thuyền viên thường xuyên biến động, chuyển đổi tàu
liên tục, đánh bắt các ngư trường xa, neo đậu ở các địa phương khác nên rất
khó trong kết nạp và tập trung huấn luyện,…
Lê Văn Diện (2022), “Tỉnh Thanh Hóa - Chú trọng xây dựng lực lượng
Dân quân biển, Dân quân thường trực vững mạnh, rộng khắp đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới” [55], đã đánh giá cao những kết quả đạt được
trong xây dựng Dân quân biển và Dân quân thường trực, nhất là trong công
tác phối hợp theo dõi, bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh trên biển như: tham
gia xua đuổi, bắt giữ tàu cá nước ngồi xâm phạm, phịng, chống bn lậu,
cứu hộ, cứu nạn, phòng chống bão,… đạt hiệu quả thiết thực, góp phần quan
trọng trong giữ gìn an ninh chính trị trên tuyến biển. Mặc dù vậy, nhận thức
của một số cấp ủy, chính quyền, ban ngành đồn thể về vị trí, vai trị của Dân
qn biển và Dân qn thường trực chưa đầy đủ, chưa tồn diện; cơng tác
tham mưu của cơ quan quân sự địa phương chưa hiệu quả, chưa quyết liệt, kịp
thời; việc xử lý tình huống cịn chậm, cơng tác huấn luyện cịn gặp nhiều khó
khăn, chế độ hỗ trợ chưa tương xứng,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Dân quân biển, Dân quân thường trực.




×