Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.76 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------

TRẦN DANH VIỆT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BAN ÂU
(HYPERICUM PERFORATUM L.) VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CANH TÁC NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
DƯỢC LIỆU TẠI TÂN LẠC, HỊA BÌNH.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------

TRẦN DANH VIỆT
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BAN ÂU
(HYPERICUM PERFORATUM L.) VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CANH TÁC NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
DƯỢC LIỆU TẠI TÂN LẠC, HỊA BÌNH.



Chun ngành: Khoa học cây trồng
Mã số

: 9620110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đồn Thị Thanh Nhàn
2. TS. Nguyễn Bá Hoạt

Hà Nội, 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính nghiên cứu sinh
trong thời gian từ năm 2016 đến 2021. Những số liệu, kết quả trình bày trong luận
án này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Danh Việt



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ
của các cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn chân thành sâu sắc tới
PGS. TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn và TS. Nguyễn Bá Hoạt - những người thầy vô cùng
tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn
thành luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Thông tin và Đào tạo của Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến
nông; Lãnh đạo Viện Dược liệu; Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc
Hà Nội đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND và những hộ nông dân thuộc xã Nam Sơn,
huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã ln ủng hộ, động viên và khuyến kích tơi có động lực để hoàn thành
luận án này.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Trần Danh Việt

năm 2023



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................xiii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài ......................................................... 4
4.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
4.2. Giới hạn của đề tài ........................................................................................ 4
5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 6
1.1. Giới thiệu chung về cây Ban Âu ...................................................................... 6
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ............................................................................... 7
1.1.3. Yêu cầu sinh thái ........................................................................................ 9
1.1.4. Cơng dụng ................................................................................................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 11



iv

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................ 11
1.2.1.1. Nghiên cứu về hóa học ......................................................................... 11
1.2.1.2. Nghiên cứu về tác dụng dược lý ........................................................... 13
a) Tác dụng điều trị bệnh trầm cảm ................................................................... 13
b) Tác dụng điều trị ung thư .............................................................................. 14
c) Tác dụng chống virus ..................................................................................... 15
d) Một số tác dụng khác của Ban Âu ................................................................. 15
1.2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây Ban Âu ............................... 16
a) Nghiên cứu điều kiện sinh thái cây Ban Âu .................................................. 16
b) Nghiên cứu về hình thái học cây Ban Âu ...................................................... 25
1.2.1.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng đối với cây Ban Âu ........ 30
a) Nghiên cứu về thời vụ cây Ban Âu................................................................ 30
b) Nghiên cứu về phân bón cho cây Ban Âu ..................................................... 30
c) Nghiên cứu về mật độ trồng cây Ban Âu ...................................................... 32
d) Nghiên cứu về thời điểm thu dược liệu Ban Âu............................................ 32
e) Nghiên cứu chế biến dầu từ Ban Âu .............................................................. 35
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................ 36
1.2.2.1. Nghiên cứu di thực cây Ban Âu............................................................ 36
1.2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng Ban Âu ................................ 36
1.2.2.3. Nghiên cứu chiết xuất Hypericin ........................................................... 37
1.2.2.4. Nghiên cứu tác dụng chống trầm cảm từ cây Ban Âu............................ 37
1.2.3. Tình hình thị trường sản phẩm Ban Âu ...................................................... 38
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ................................ 41
1.3.1. Huyện Tân Lạc ........................................................................................ 41
1.3.2. Xã Nam Sơn ............................................................................................. 42
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan ............................................................... 44
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 46
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 46



v

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 46
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 47
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.)
trồng tại Tân Lạc, Hịa Bình. ............................................................................. 47
2.4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ, phân
bón và thời điểm thu hoạch) góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất
dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình. ......................................................... 49
2.4.3. Xây dựng mơ hình trồng cây Ban Âu áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ
thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa
Bình. ................................................................................................................... 53
2.4.4. Đánh giá hàm lượng hoạt chất trong dược liệu Ban Âu .......................... 54
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 56
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 61
3.1. Đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại Tân Lạc,
Hòa Bình. .............................................................................................................. 61
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tại vùng trồng cây Ban Âu. ....................................... 61
3.1.2. Một số các chỉ tiêu về hình thái cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hịa Bình
............................................................................................................................ 64
3.1.2.1. Đặc điểm thân cành cây Ban Âu ........................................................... 64
3.1.2.2. Đặc điểm hình thái lá ............................................................................ 65
3.1.2.3. Đặc điểm hình thái hoa ......................................................................... 67
3.1.2.4. Đặc điểm hình thái quả và hạt .............................................................. 68
3.1.2.5. Đặc điểm giải phẫu rễ, thân, lá cây Ban Âu ......................................... 70
3.1.3. Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Ban Âu trồng tại Tân

Lạc, Hịa Bình .................................................................................................... 75
3.1.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu về hạt giống Ban Âu ..................................... 75


vi

3.1.3.2. Kết quả các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển của cây Ban
Âu ....................................................................................................................... 75
3.1.3.3. Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng cây Ban Âu ....................................... 77
3.1.3.4. Năng suất dược liệu và hàm lượng hoạt chất cây Ban Âu.................... 79
3.1.3.5. Một số sâu, bệnh hại chính trên cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hịa
Bình .................................................................................................................... 80
a) Thành phần sâu, bệnh hại đến cây giống Ban Âu ở vườn ươm..................... 80
b) Tình hình sâu, bệnh hại Ban Âu trên đồng ruộng ......................................... 82
3.2. Kết quả một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ, phân bón và
thời điểm thu hoạch) góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu
Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình .............................................................................. 84
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất
lượng dược liệu Ban Âu ..................................................................................... 84
3.2.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ mọc mầm của hạt Ban Âu và thời gian
sinh trưởng của cây con trong vườn ươm đến khi trồng.................................... 84
3.2.1.2. Ảnh hưởng thời vụ đến thời gian sinh trưởng và phát triển cây Ban Âu
trên đồng ruộng .................................................................................................. 86
3.2.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của cây Ban Âu khi thu dược
liệu ...................................................................................................................... 88
3.2.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu
............................................................................................................................ 89
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu............................................... 91
3.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến sinh trưởng của

cây Ban Âu khi thu dược liệu ............................................................................ 91
3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến năng suất và chất
lượng dược liệu Ban Âu. .................................................................................... 94


vii

3.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế
của Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình .................................................................... 98
3.2.3. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng dược liệu
Ban Âu .................................................................................................................. 99
3.2.3.1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch dược liệu đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của cây Ban Âu ...................................................................................... 99
3.2.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và hàm lượng hoạt
chất hypericin của cây Ban Âu ........................................................................ 101
3.2.4. Đề xuất Quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa
Bình ..................................................................................................................... 103
3.3. Kết quả xây dựng mơ hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và đánh
giá hiệu quả kinh tế sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình ............ 107
3.3.1. Đánh giá chất lượng đất trồng và nước tưới ............................................. 107
3.3.1.1. Đánh giá về dinh dưỡng đất ................................................................ 107
3.3.1.2. Đánh giá dư lượng kim loại nặng trong đất ........................................ 108
3.3.1.3. Đánh giá dư lượng kim loại nặng trong nước tưới ............................. 109
3.3.2. Kết quả xây dựng mơ hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản
xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình.................................................... 110
3.3.2.1. Thời gian sinh trưởng phát triển của cây Ban Âu ............................... 111
3.3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Ban Âu khi thu hoạch dược liệu 111
3.3.2.3. Năng suất và hàm lượng hoạt chất dược liệu của Ban Âu.................. 112
3.3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình. ... 113
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 116

1. Kết luận ........................................................................................................... 116
2. Đề nghị ............................................................................................................ 117
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ......... 134


viii

PHỤ LỤC 2. DỮ LIỆU THỜI TIẾT ..................................................................... 142
PHỤ LỤC 3. PHIẾU PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU ...................... 144
PHỤ LỤC 4. PHIẾU PHÂN TÍCH ĐẤT NƯỚC .................................................. 144
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................... 152
PHỤ LỤC 6. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THÍ NGHIỆM MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ
PHÂN BÓN BAN ÂU ........................................................................................... 168


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

NNPTNT

: Nông nghiệp phát triển nông thôn

TNMT


: Tài nguyên môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Cơng thức

CV (%)

: Sai số thí nghiệm (Coefficient of variation)

DL

: Dược liệu

ĐT- NB

: Đông Tây- Nam Bắc

GACP

: Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái (Good agricultural and
collection practices)

GR

: Tổng thu nhập (Gross return)


H5N1

: Chủng virus cúm gia cầm

HPLC

: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance
liquid chromatography)

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

KC

: Khoảng cách trồng

LSD0.05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least significant difference)

MBCR

: Tỷ suất lợi nhuận cận biên (Marginal Benet Cost Ratio)

NL

: Nhắc lại


NS

: Năng suất

NSTT

: Năng suất thực thu

PC

: Phân chuồng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

RCBD

: Khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized completely block
design)


x

RVAC

: Lãi thuần (Return above variable cost)

SD


: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TV

: Thời vụ

TVC

: Tổng chi phí (Total variable cost)

VCR

: Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư


xi

DANH MỤC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
bảng

1.1. Hàm lượng hypericin trong cây Ban Âu hoang dại và được trồng tại những vị trí
địa lý khác nhau ............................................................................................... 23
1.2. Danh mục một số cây trồng chính của địa phương .......................................... 43
3.1. Đặc điểm địa hình và khí hậu vùng trồng cây Ban Âu .................................... 61
3.2. Một số chỉ tiêu về đặc điểm thân cành cây Ban Âu ......................................... 64
3.3. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá cây Ban Âu ...................................... 65
3.4. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái hoa cây Ban Âu ................................... 67
3.5. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái quả và hạt cây Ban Âu......................... 69
3.6. Một số chỉ tiêu về hạt giống Ban Âu ............................................................... 75
3.7. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây Ban Âu ........................................... 76
3.8. Các chỉ tiêu về cây giống khi xuất vườn .......................................................... 77
3.9. Các chỉ tiêu sinh trưởng cây Ban Âu khi thu hoạch dược liệu ........................ 78
3.10. Năng suất và hàm lượng hoạt chất cây Ban Âu ............................................. 79
3.11. Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến đến cây giống Ban Âu ở vườn ươm
................................................................................................................................. 80
3.12. Thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây giống Ban Âu giai đoạn
vườn ươm ...................................................................................................... 81
3.13. Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên cây Ban Âu trên đồng ruộng .. 82
3.14. Thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây Ban Âu trên đồng ruộng 83
3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ mọc mầm của hạt Ban Âu và thời gian sinh
trưởng của cây con trong vườn ươm ............................................................. 85
3.16. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng và phát triển cây Ban Âu trên
đồng ruộng .................................................................................................... 87


xii

3.17. Ảnh hưởng của thời vụ đến các chỉ tiêu sinh trưởng khi thu hoạch dược liệu
Ban Âu .......................................................................................................... 88
3.18. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu ....... 89

3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng khi thu
hoạch dược liệu Ban Âu ................................................................................ 92
3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến năng suất dược liệu Ban Âu 95
3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến chất lượng dược liệu Ban Âu96
3.22. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến hiệu quả kinh tế của Ban Âu.99
3.23. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch dược liệu đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
cây Ban Âu. ................................................................................................. 100
3.24. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và hàm lượng hoạt chất
hypericin của cây Ban Âu ........................................................................... 101
3.25. Kết quả phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng đất trồng Ban Âu ............................ 107
3.26. Kết quả phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong đất ..................... 109
3.27. Kết quả phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong nước tưới .......... 110
3.28. Thời gian sinh trưởng của cây Ban Âu ........................................................ 111
3.29. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Ban Âu khi thu hoạch dược liệu ............... 112
3.30. Năng suất và hàm lượng hoạt chất cây Ban Âu ........................................... 112
3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Ban Âu so với cây trồng phổ biến (cây ngơ,
cây lạc) tại Tân Lạc, Hồ Bình.............................................................................. 114


xiii

DANH MỤC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
hình
1.1. Cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) trồng tại Tân Lạc - Hịa Bình .......... 9
1.2. Cơng thức hóa học của Hypericin và Hyperforin ............................................ 13
1.3. Giải phẫu rễ Hypericum perforatum. ............................................................... 27
1.4. Giải phẫu thân Hypericum perforatum ............................................................ 28

1.5. Giải phẫu lá Hypericum perforatum ................................................................ 30
1.6. Một số sản phẩm thuốc từ Ban Âu. .................................................................. 40
3.1. Cây Ban Âu (a- Toàn thân cây; b- Thân cành mang hoa) ............................... 65
3.2. Lá Ban Âu (a - kiểu mọc đối của lá, b- mặt trên và mặt dưới lá) .................... 66
3.3. Tuyến lá Ban Âu (a,b,c - Đốm đen trên tuyến lá) ............................................ 66
3.4. Hoa Ban Âu (a- chùm hoa; b- mặt trên bông hoa; c- mặt dưới bơng hoa) ...... 68
3.5. Nhị hoa (a,b- bao bó nhị; c- bao phấn) ............................................................ 68
3.6. Bầu nhuỵ (a - bầu nhuỵ, b- Vòi nhuỵ; c- mặt cắt bầu nhuỵ) ........................... 68
3.7. Chùm quả Ban Âu (a- chùm quả non, b- chùm quả chín) ............................... 69
3.8. Quả Ban Âu (a-Quả non; b- Quả chín); Hạt Ban Âu (c,d - màu sắc và hình dạng
hạt ............................................................................................................................ 69
3.9. Vị trí cắt vi phẫu rễ........................................................................................... 70
3.10. Lát cắt ngang qua rễ dưới độ phân giải 40, thị kính 10, vật kính 4 .............. 70
3.11. Vi phẫu rễ dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Bần, 2. Mơ mềm) ..................................................................................... 70
3.12. Vi phẫu rễ dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Libe thứ cấp, 2. Tượng tầng, 3. Gỗ thứ cấp) ........................................... 71
3.13. Vị trí cắt vi phẫu thân ..................................................................................... 72
3.14. Vi phẫu thân non dưới độ phân giải 40, thị kính 10, vật kính 4
(a- Lát cắt ngang qua thân non; b- Lát cắt ngang qua thân trưởng thành).... 72


xiv

3.15. Vi phẫu thân non dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Lỗ khí, 2. Biểu bì, 3. Cutin) ..................................................................... 72
3.16. Vi phẫu thân non dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Mơ mềm vỏ, 2. Nội bì, 3. Trụ bì) ............................................................ 72
3.17. Vi phẫu thân non dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Libe, 2. Tượng tầng, 3. Gỗ, 4. Mô mềm tủy) .......................................... 73

3.18. Phần thân già dưới độ phân giải 40, thị kính 10, vật kính 4 ......................... 73
3.19. Vị trí cắt vi phẫu lá ......................................................................................... 74
3.20. Vi phẫu gân giữa: dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Cutin, 2. Biểu bì trên, 3. Mơ dày, 4. Mơ mềm, 5. Biểu bì dưới) ............. 74
3.21. Vi phẫu gân giữa: dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Gỗ, 2. Libe, 3. Mơ dày góc)..................................................................... 74
3.22. Vi phẫu phiến lá: dưới độ phân giải 100, thị kính 10, vật kính 10
(1. Biểu bì trên, 2. Mơ giậu, 3. Mơ xốp, 4. Lỗ khí, 5. Tuyến) ...................... 74
3.23. Bệnh chết rạp cây con ................................................................................... 82
3.24. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất thực thu dược liệu Ban Âu ........ 91
3.25. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến năng suất thực thu dược liệu Ban
Âu ................................................................................................................. 98
3.26. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất dược liệu Ban Âu ....... 102
3.27. Mơ hình trồng dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc - Hịa Bình ........................... 115


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) còn được biết đến với tên khác
như cỏ Tipton, cỏ Thánh John (St. John’s Wort). Cây có nguồn gốc ở Châu Âu,
sau đó được du nhập vào Mỹ, Australia và mọc hoang dại trên nhiều đồng cỏ. Cây
phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới thuộc Châu Âu, Bắc
Mỹ, Tiểu Á, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc [67], [128].
Ban Âu là cây thân thảo, khi cây trưởng thành sẽ hóa gỗ ở gốc, sống một
năm hoặc 2 - 3 năm, cao từ 0,3 m đến 1 m. Thân cây thẳng, phân nhánh nhiều, từ
một gốc có thể mọc ra nhiều thân. Cây có rất nhiều hoa, thường nở hoa vào mùa
hè [92].
Cây Ban Âu được nhân loại biết đến từ rất lâu đời, bộ phận sử dụng làm

thuốc là phần thân lá của cây khi hoa nở. Việc sử dụng loài này như một phương
thuốc thảo dược để điều trị nhiều loại bệnh bên trong và bên ngồi có từ thời Hy Lạp cổ
đại. Kể từ đó, nó vẫn là một phương pháp điều trị phổ biến cho chứng lo âu, trầm cảm,
vết cắt và bỏng, ngoài ra dầu của cây được sử dụng để làm liền sẹo, làm lành vết

thương và làm dịu chỗ đau nhanh chóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của
loại thảo mộc này trong việc điều trị các bệnh khác, bao gồm ung thư, rối loạn liên quan
đến viêm và các bệnh do vi khuẩn và vi rút, đồng thời như một chất chống oxy hóa và
bảo vệ thần kinh [26], [30], [60], [66], [85], [114], [115], [117]. Ban Âu được biết đến

nhiều nhất như một lồi thảo mộc điều trị chính của bệnh trầm cảm, hiện là một
bệnh phổ biến hiện nay, tác dụng phụ của thuốc chế từ cây Ban Âu ít hơn tác dụng
phụ của một số loại thuốc trị trầm cảm khác [43], [76], [81]. Tại Châu Âu, đặc biệt
ở Đức, Ban Âu thường là loại thuốc được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị bệnh
trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, phổ biến được dùng để điều trị bệnh trầm cảm nhẹ
(một liều 2 - 4 g thảo mộc, 0,2 - 1,0 mg hypericin) [128], đặc biệt đối với trẻ em,
thanh thiếu niên và những vùng dân nghèo. Ở Mỹ, Ban Âu được rất nhiều người


2

dùng để chữa trầm cảm vì được coi là an tồn, cơng hiệu, rẻ tiền và khơng cần bác
sĩ kê đơn. Các chế phẩm từ Ban Âu được bán ở khắp các siêu thị và nhà thuốc ở
Mỹ và châu Âu. Năm 2021 thị trường thuốc thảo dược ở Mỹ thu về khoảng 11,26
tỷ đơ la, trong đó 23,9 triệu đô la là do doanh số bán Ban Âu và sản phẩm của Ban
Âu cũng nằm trong danh sách top 40 các sản phẩm thảo dược hàng đầu tại các cửa
hàng bán lẻ chính thống của Mỹ [104]. Ở Việt Nam, hiện tại số người mắc bệnh
trầm cảm đang có xu hướng ngày càng tăng đặc biệt trong giới trẻ, nếu trước kia
người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm
cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi. Nữ giới bị trầm cảm

nhiều hơn nam giới, trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị
trầm cảm. Bệnh trầm cảm nếu không được can thiệp kịp thời sẽ trở thành mạn tính.
Người bệnh giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, thường xuyên nghĩ về cái chết.
Người bệnh còn có thể gây nguy hiểm cho người khác bởi những suy nghĩ tiêu
cực, ý tưởng tự tử của mình. Đối với các bà mẹ sau sinh bị trầm cảm thường khó
khăn trong việc chăm sóc con, thậm chí khơng muốn gần gũi với con, xuất hiện ý
nghĩ làm hại bản thân và con, hoang tưởng ảo giác... Với tình hình bệnh trầm cảm
ngày càng tăng như vậy có thể thấy nhu cầu thuốc điều trị bệnh trầm cảm trên thế
giới và ở Việt Nam đang được sử dụng ngày càng phổ biến và với qui mô lớn, nhất
là hiện nay việc chữa bệnh theo hướng Đông y đang được quan tâm coi trọng do
ít để lại phản ứng phụ và an toàn hơn cho người bệnh.
Năm 2006, cây Ban Âu được nhập nội vào Việt Nam, cây sinh trưởng, phát
triển tốt, ra hoa, kết quả và thu được hạt làm giống ở các vùng có khí hậu mát như
Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) [9]. Tuy nhiên để nhân rộng sản xuất,
hướng tới tạo vùng trồng dược liệu Ban Âu ổn định, cung cấp nguyên liệu cho các
doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu cần tiếp tục nghiên cứu trồng và phát triển
Ban Âu tại Việt Nam. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu,
làm cơ sở xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu và xây dựng


3

mơ hình trồng là hết sức cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số
biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân
Lạc, Hịa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum) làm
cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chính góp phần xây dựng quy

trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu cho năng suất cao, chất lượng tốt ở khu
vực miền núi có khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum) trồng
tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu (thời vụ, mật độ,
phân bón và thời điểm thu hoạch) đối với cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại
vùng khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
- Xây dựng được mơ hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất
dược liệu Ban Âu cho năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao tại vùng
miền núi của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung và cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học
của cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại Tân Lạc (Hịa Bình) và một số biện pháp
kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu.
- Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất dược
liệu Ban Âu tại Việt Nam.


4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được các biện pháp kỹ thuật canh
tác chính về thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch dược liệu của cây Ban
Âu tại Tân Lạc (Hịa Bình) đạt năng suất dược liệu cao, hàm lượng hoạt chất tốt.
- Góp phần bổ sung một cây trồng - cây dược liệu mới vào cơ cấu cây trồng
của vùng Tân Lạc (Hịa Bình), tăng cường khai thác và sử dụng đất đai có hiệu
quả kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân miền núi phía Bắc.
- Xây dựng được vùng nguyên liệu dược liệu Ban Âu cung cấp cho các doanh

nghiệp trong nước có nhu cầu và xuất khẩu.
4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Các thí nghiệm: Nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh vật học của cây Ban
Âu; Nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu; Xây dựng mơ
hình sản xuất dược liệu Ban Âu.
- Đề tài nghiên cứu trồng cây Ban Âu tại xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình. Xã Nam Sơn là một trong 5 xã vùng cao của huyện Tân Lạc, có độ cao
850 - 900 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 20
- 25 oC, lượng mưa 1800 - 2000 mm phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây Ban
Âu.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2021
4.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã được công bố trong nước. Cụ
thể: Kế thừa nguồn hạt giống cây Ban Âu nhập nội từ năm 2006 và kết quả thẩm
định tên khoa học của cây Ban Âu di thực; Kế thừa kết quả nghiên cứu đánh giá
di thực nhập nội cây Ban Âu về điều kiện sinh trưởng phát triển phù hợp ở các
vùng miền núi có khí hậu mát, trên cơ sở đó đề tài lựa chọn được vùng triển khai


5

phù hợp để thực hiện nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và các biện pháp kỹ thuật
canh tác cây Ban Âu tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là một trong những cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đặc
điểm sinh vật học của cây Ban Âu về sinh trưởng, phát triển và hình thái, giải
phẫu (thân, cành, lá, hoa, quả, hạt,...) cây Ban Âu trồng tại vùng khí hậu mát của
huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình.
Đã nghiên cứu hoàn thiện được một số biện pháp kỹ thuật canh tác về thời

vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch để làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng quy trình canh tác cây Ban Âu tại Tân Lạc, Hịa Bình cho năng suất cao và
hàm lượng hoạt chất tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất dược liệu Ban Âu đại trà.
Kết quả nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được hàm lượng hoạt chất
hypericin trong cây Ban Âu đạt 0,169 %, hàm lượng này tương đương với các kết
quả công bố về trồng Ban Âu ở các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước khác.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây Ban Âu
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây Ban Âu có tên khoa học là Hypericum perforatum L. Thuộc họ ban
(Hypericaceae), chi ban (Hypericum). Chi Hypericum bao gồm 484 loài phân bố ở nhiều khu vực khác
nhau trên thế giới, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ được coi là nơi có nguồn gen Hypericum đa dạng nhất. Ban
Âu còn được biết đến với một số tên khác như cỏ Tipton, cỏ Klamath, cỏ thánh John (St. John’s
Wort) [37], [40], [67], [95], [128]. Vào thế kỷ thứ 16, Paracelsus, người dẫn đường trong kỷ nguyên của
y học vô cơ đã sử dụng Ban Âu để điều trị vết thương bên ngồi và làm dịu cơn đau. Nó được coi như
một lồi thảo mộc đặc biệt có những đặc điểm bí ẩn. Line là người phát hiện và đặt tên cho cây là
Hypericum perforatum L. nhưng cây thường được biết đến qua tên St John wort vì loại cây này nở
hoa mầu vàng rất đẹp vào ngày kỷ niệm sinh nhật Thánh John the Baptist, 24 tháng 6 mỗi năm. Tên chi
Hypericum được bắt nguồn từ một từ Hy Lạp - Hyper là ở trên và eikon là bức ảnh nói đến truyền thống sử
dụng cây để phịng trừ quỷ dữ bằng cách treo cây trên một bức ảnh trong nhà trong ngày lễ Thánh John
the Baptist [128].
Ban Âu là cây có nguồn gốc từ Châu Âu, cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận
nhiệt đới, cây xuất hiện trên khắp lục địa của Châu Âu, ngoại trừ vùng cực Bắc. Ban Âu được tìm thấy
ở nhiều môi trường sống khác nhau ở vùng ôn đới và trên núi cao ở vùng nhiệt đới, chỉ tránh những
vùng cực kỳ khô cằn và mặn. Ban Âu đã theo chân những người định cư Châu Âu đến bất cứ nơi nào
họ đã đi trên thế giới và du nhập vào Bắc và Nam Mỹ, Bắc Phi, Nam Phi, New Zealand và

Úc, Quần đảo Canary, Madeira, Azores, Thổ Nhĩ Kỳ, Síp, Levant (các nước phía đơng Địa Trung Hải) và tây
Ả Rập Saudi đến tây bắc Ấn Độ (Uttar Pradesh), Turkmenistan, Tây Bắc Mông Cổ và Nhật Bản. Ở Trung
Quốc, Ban Âu


7

được giới hạn ở phía tây bắc Tân Cương gần biên giới với Kazakhstan và Ban Âu được phân bố khắp hầu
hết đất nước, từ phía đơng Thanh Hải và Cam Túc, phía đơng đến Hà Bắc, phía nam đến Giang Tây và phía
Tây tới Vân Nam. Ban Âu đặc biệt phát triển mạnh ở những vùng đất hoang dã với mùa hè khô hạn,
chúng xâm chiếm đồng cỏ, để lại cho cả khu vực một đám hoa vàng rực. Sự gia tăng của Ban Âu đã làm
cho loại cây này trở thành một vấn đề cỏ dại nghiêm trọng cần phải diệt trừ [39], [62], [71], [95],
[99], [128].
Ban Âu được nhập nội vào Việt Nam từ năm 2006, khi mới nhập về gọi là Ban di thực hay Ban
Âu. Cây đã được đánh giá thích nghi ở một số vùng sinh thái như Thanh Trì (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Sa Pa (Lào Cai) [9].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
Ban Âu là cây thân thảo, khi cây trưởng thành sẽ hóa gỗ ở gốc, sống một năm hoặc 2 3 năm, cao từ 0,3 m đến 1 m. Thân cây thẳng, phân nhánh nhiều, từ một gốc có thể mọc ra nhiều thân.
Thân có thể mọc lan trên mặt đất và phát sinh rễ ở vị trí tiếp xúc, thân màu lục sáng thường có màu hơi
đỏ. Cây Ban Âu riêng lẻ có 1 hay rất nhiều rễ khí sinh gắn vào thành một hệ thống rễ cọc và các rễ bên.
Rễ cọc của cây đâm sâu vào đất từ 0,4 m đến 0,6 m phụ thuộc vào thành phần đất và ẩm độ. Rễ bên thường
mọc ngang dưới mặt đất và có độ sâu từ 1 cm đến 8 cm. V ào mùa thu hoặc mùa xuân hay sau
khi cây bị thương tổn, hệ thống rễ chùm sẽ phát sinh chồi để tạo thành thân mới. Nếu những rễ liên kết bị
thối thì những thân này sẽ phát triển thành cây độc lập xung quanh cây mẹ với số lượng lớn. Cây Ban Âu
có thể tái sinh bằng hạt và chồi mọc từ mầm trên rễ phụ [94], [102], [128].
Lá Ban Âu khơng có cuống, có hình thn, dài khoảng 2 - 3 cm, rộng 0,8 - 1,0 cm, lá
mọc đối, phần gốc phiến lá ôm sát với thân hoặc cành trên cây. Lá có màu xanh lục hoặc xanh vàng có rải
rác các chấm mờ bên trong làm cho chiếc lá trông như đục lỗ khi cầm lên ánh sáng, đây là những lỗ
thủng tạo nên tên gọi lồi của nó là "perforatum" [94], [102], [128].



8

Hoa Ban Âu thường nở vào mùa hè, cây có nhiều hoa, mỗi thân có khoảng 25 - 100 hoa
mọc thành chùm ở ngọn và đỉnh cành. Hoa có cuống ngắn, đường kính hoa khoảng 2 cm, có 5 cánh hoa
màu vàng đến vàng cam tươi. Các cánh hoa được tô điểm với các chấm đen xung quanh các cạnh.
Đài hoa nhọn với những tuyến chấm nhỏ trong mô. Hoa có nhiều nhị tập hợp trên đế hoa trong 3 túi.
Khi vò nát hoa tươi, chúng tiết ra một thứ nước màu đỏ như máu, có màu tím xanh trên ngón tay [94], [102],
[128].
Quả dài từ 5 - 10 mm, quả nang chia làm 3 ngăn có nhiều hạt đính vào trục chính của quả.
Khi quả chín, vỏ hạt có màu đỏ nhạt hay đỏ tía. Hạt trịn nhỏ dài 1 mm, màu nâu sẫm, có mùi nhựa
như nhựa thơng, trung bình 1 cây có khoảng 15.000 - 33.000 hạt và khối lượng 1000 hạt là 0,049
g, hạt Ban Âu có thể tồn tại đến 50 năm trong đất. Các nghiên cứu cho thấy hạt cần một chu kỳ
ngủ nghỉ từ 3 đến 4 tháng sau khi thu hái mới nảy mầm, sau khi thu hoạch 12 tháng sẽ cho tỷ lệ nảy
mầm tối đa. Tuy nhiên sự ngủ nghỉ của hạt này có thể được rút ngắn bằng cách rửa nước, xử
lý nhiệt, ánh sáng. Hạt giống Ban Âu sau 5 năm bảo quản có tỷ lệ nảy mầm 94 % và 50 % sau 16 năm
bảo quản. Cây Ban Âu có thể tái sinh bằng hạt và chồi mọc từ mầm trên rễ phụ. Một số nghiên cứu chỉ ra
rằng Ban Âu là cây sinh sản sinh dưỡng không bắt buộc. Ở Châu Âu, 97 % sự tái sinh của cây là sinh sản
sinh dưỡng. Cây có khả năng tự thụ và thụ phấn nhờ côn trùng [102].


9

Hình 1.1. Cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại Tân Lạc, Hịa Bình1.1.3. u cầu sinh thái
Cây Ban Âu thường được tìm thấy trong các khu rừng được khai thác quá mức và trên các cánh
đồng bị bỏ hoang. Hạt nảy mầm vào mùa xuân ra hoa và kết hạt vào cuối mùa hè [69], [71].
Một số nghiên cứu trước đây tại Iran đã phát hiện ra rằng độ cao có ảnh hưởng
đáng kể đến sự tăng trưởng và sự trao đổi chất thứ cấp của Ban Âu và hàm lượng flavonoid giảm khi độ cao
tăng lên. Ngoài ra, lượng tannin, axit ascorbic và cartenoid khác nhau trong ở độ cao khác nhau. Tuy
nhiên, độ cao 1.250 mét so với mực nước biển và lượng mưa hơn 760 mm là điều kiện tốt nhất cho lồi thực

vật này trong mơi trường sống tự nhiên, nhưng nó cũng có thể phát triển ở độ cao hơn. Độ cao hơn 1.500 mét
so với mực nước biển và lượng mưa dưới 500 mm làm giảm sự phát triển của cây con [49], [63].
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng trưởng được đánh giá bằng cách
cho cây con Ban Âu tiếp xúc với ba nhiệt độ khác nhau (15, 22 và


×