Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tác động của cách mạng công nghiệp đối với quá trình công nghiệp hóa. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.05 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN
Đề tài: Tác động của cách mạng công nghiệp đối với q trình cơng
nghiệp hóa. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Nhóm: 4
Lớp học phần: 231_RLCP1211_07
Giảng viên hướng dẫn: Tống Thế Sơn

Hà Nội, tháng 10 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU


Để đạt được những thành tựu như hiện nay, thế giới đã phải trải qua ba cuộc cách
mạng công nghiệp lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đem lại cho xã hội loài người những
thành tựu đánh dấu những thay đổi lớn trong phương pháp sản xuất qua quy trình sử dụng
máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất mở ra kỷ ngun sản xuất cơ khí, cơ giới hóa; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
hai đặc trưng là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất
hàng loạt trên quy mô lớn; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng máy
tính hay cách mạng số thì ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới với cuộc cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư hay cịn được nhắc đến với cái tên cách mạng 4.0 - một cuộc
cách mạng chưa từng có trong lịch sử với sự kết hợp của công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số
và sinh học, khiến cho các ngành tưởng chừng như khơng liên quan gì đến nhau lại dần trở


nên gắn bó, có mối quan hệ chặt chẽ. Với những phát minh về trí tuệ nhân tạo, điện tốn
đám mây, công nghệ nano, máy in 3D,... Cuộc cách mạng 4.0 đã đưa nhân loại lên một
tầm cao mới trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên
tồn thế giới. Nhờ có cách mạng công nghiệp, nền kinh tế thế giới chuyển từ dịch nền kinh
tế nông nghiệp và thủ công, sang định hướng nền kinh tế cơng nghiệp với các máy móc,
thiết bị công nghệ cao, dịch vụ hiện đại.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, Văn kiện Đại hội VIII của Đảng nêu ra cơng thức
"cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" và Văn kiện Đại hội IX đặt vấn đề "công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại" đã cho thấy sự quan tâm của nước ta đến vấn đề cơng nghiệp hóa dưới tác
động của các cuộc cách mạng công nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng và tính thực tế của vấn đề, nhóm chúng em đã quyết định
chọn đề tài: “ Tác động của CMCN đối với quá trình CNH-Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
” để nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền kinh
tế nước nhà.
Trong quá trình làm bài và thảo luận trên lớp, chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót,
nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠNG NGHIỆP HĨA


1.1. Khái niệm cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động chủ
yếu từ dựa trên lao động thủ cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao
động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Theo quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam, cơng nghiệp hóa là q trình chuyển
đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT-XH, từ
sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiến tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

1.2. Đặc điểm cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Cơng nghiệp hố theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Công nghiệp hố gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Cơng nghiệp hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cơng nghiệp hố trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế và Việt Nam đang tích cực,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
1.3. Khái niệm cách mạng cơng nghiệp hóa
Cách mạng cơng nghiệp là sự phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động
trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và cơng nghệ trong q trình phát triển của
nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước
phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một số cách phổ biến những tính
năng mới trong kỹ thuật - cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.
1.4. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
1.4.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ( hay còn gọi là cuộc cách mạng 1.0) khởi
phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Cuộc cách mạng được
đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là James Watt phát minh ra máy động cơ hơi nước
(1784)- mở đầu quá trình cơ giới hóa sản xuất. Phát minh vĩ đại này đã châm ngịi cho sự
bùng nổ của cơng nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu, Hoa Kỳ và tồn thế giới.
Nội dung cơ bản của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ
công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng
năng lượng nước và hơi nước.Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 đã thay
đổi từ nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay là chủ yếu sang nền
kinh tế công nghiệp và chế tạo máy móc ở quy mơ lớn.


Về cơ bản, Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Sự thay đổi này đã giúp sản

xuất phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền
kinh tế các nước đi lên. Mở ra một thế giới mới với nhiều cơ hội để tương tác và giao lưu
với nhau, tăng cường quan hệ xã hội và làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này vẫn mang lại một số tiêu cực ảnh hưởng đến đời
sống xã hội: Sự phân hóa giai cấp khiến nơng dân thời kỳ này rơi vào bần cùng hóa và trở
thành khơng có tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao động, Gây ra nhiều xung đột và khả
năng phân hóa địa vị xã hội
1.4.2. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 (hay còn gọi là cuộc cách mạng 2.0) diễn ra từ khi
kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ và bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất từ khoảng năm 1870
đến năm 1914. Cách mạng công nghiệp lần 2 gắn liền với sự phát triển của những cường
quốc hùng mạnh như nước Đức, Hoa Kỳ giúp thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần 2
mở rộng và đạt tới đỉnh cao.
Nội dung của cuộc cách mạng này được thể hiện ở việc sử dụng năng lượng điện và
động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chun mơn hóa cao, chuyển nền
sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện- cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản
xuất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật
với những ý nghĩa vơ cùng to lớn. Có vai trị quan trọng trong việc chuyển quy mơ sản
xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền -> tăng năng suất, sản
lượng, chất lượng hàng hóa. Mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra
đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Sự thay đổi của các ngành công nghiệp sẽ giúp nâng
cao năng suất làm việc từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào việc tăng
trưởng dân số nhanh hơn.
Những thách thức đối với đời sống xã hội bởi ảnh hưởng của cuộc cách mạng cơng
nghiệp 2.0 cũng đáng lo ngại. Bóc lột, mâu thuẫn giai cấp xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp tăng
vọt do nhiều người lao động chưa có trình độ. Tình trạng ô nhiễm do chất thải nhà máy và
các tệ nạn xã hội gia tăng. Các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm xã hội đi xuống, nhiều
mâu thuẫn xảy ra vị lợi ích cá nhân.



1.4.3. Cách mạng công nghiệp lần 3
Trải qua hai cuộc cách mạng lần thứ nhất và lần thứ 2, cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ
XX. Cuộc cách mạng này còn được biết đến với cái tên cuộc cách mạng 3.0 hay cuộc cách
mạng kỹ thuật số. Cuộc cách mạng như mở ra một bức tranh mới trong lịch sử loài người,
tạo ra những bước tiến đột phá trong công nghệ khi nó đề cập đến sự phát triển của cơng
nghệ, thiết bị điện tử, cơ khí đơn bình thường đến cơng nghệ kỹ thuật số hiện đại. Hệ
thống thông tin máy tính, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số xuất hiện trong Cách mạng 3.0 vẫn còn
được áp dụng đến ngày nay. Những biến đổi do cơng nghệ điện tốn và truyền thông kỹ
thuật số đã tác động mạnh mẽ đến đời sống con người trên nhiều phương diện.
Hơn thế nữa, nhờ vào sự phát triển của Hydro và Internet, khả năng lưu trữ, chia sẻ và
phân tán năng lượng rộng rãi hơn, nó được xem là bước khởi đầu cho hành trình cải cách
năng lượng xanh. Cuộc cách mạng trên đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến nhiều
phương diện của thế giới và nhân loại như kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị. Về kinh tế,
cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất xã hội, nhiều ngành nghề, dịch vụ
liên quan đến công nghệ được phát triển mạnh mẽ. Về văn hóa, nó làm thay đổi cách thức
lưu trữ, truyền tải, tiêu dùng văn hóa và hướng đến một khơng gian tồn cầu. Về giáo dục,
sự phát triển của công nghệ đã giúp hình thức đào tạo trực tuyến, giảng dạy bằng những
thiết bị hiện đại được cải tiến, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngồi ra, về chính trị, nó làm thay đổi các quan hệ chính trị trong và giữa các quốc
gia. Có thể nói, những tác động, thành tựu của cuộc cách mạng 3.0 đem đến rất nhiều và
mạnh mẽ, khi nó tối ưu hóa hiệu suất làm việc và cắt giảm được chi phí lao động.
1.4.4. Cách mạng công nghiệp lần 4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay cuộc cách mạng 4.0, là một cuộc cách mạng
công nghệ sẽ làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Bởi
lẽ, nó là một cuộc cách mạng tập trung vào cơng nghệ kỹ thuật số, là xu hướng hiện tại của
tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó được đề cập lần đầu tiên tại
Hội chợ triển lãm cơng nghệ Hannover (Cộng hịa liên bang Đức) năm 2011 và được chính
phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2011.

Gần đây, Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật
ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 có 4 đặc trưng chính, một
là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp cơng nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện
toán đám mây và kết nối internet vạn vật dẫn đến sự phát triển của máy móc tự động hóa
và hệ thống sản xuất hóa thơng minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản


phẩm một cách hồn chỉnh. Ba là, cơng nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật
liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều
khiển học cho phép con người kiểm sốt từ xa, khơng giới hạn về không gian, thời gian,
tương tác nhanh hơn và chính xác hơn. Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có tiềm năng
nâng cao mức thu nhập tồn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn
thế giới. Cho đến nay, những người được hưởng lợi nhiều nhất từ nó là những người tiêu
dùng có đủ khả năng chi trả và tiếp cận thế giới kỹ thuật số; công nghệ đã tạo ra những sản
phẩm và dịch vụ mới giúp nâng cao hiệu quả và niềm vui trong cuộc sống cá nhân của
chúng ta. Trong tương lai, đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả lâu dài về năng suất.
Chi phí vận tải và liên lạc sẽ giảm, chuỗi cung ứng hậu cần và toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả
hơn, chi phí thương mại sẽ giảm, tất cả những điều này sẽ mở ra thị trường mới và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, mặt trái của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình
đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động
chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu
lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh
vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
1.5. Vai trị của cách mạng cơng nghiệp đối với phát triển
Một là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vơ cùng lớn đến sự phát triển lực
lượng sản xuất đồng thời tác động mạnh vào việc điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các
yếu tố trong lực lượng sản xuất xã hội. Về tư liệu lao động: việc sử dụng máy móc thay thế

lao động chân tay, máy tính và sự tự động hóa đã thay đổi cách sản xuất diễn ra. Cấu trúc
tài sản cố định thường được cập nhật thường xuyên và quá trình tập trung sản xuất đang
diễn ra với tốc nhanh chóng.
Cách mạng cơng nghiệp có vai trị quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Nó đặt
ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, nhưng đồng thời cũng tạo điều
kiện cho sự phát triển nguồn nhân lực.
Lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất vượt qua giới hạn tài
nguyên và sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống.
Hai là, thúc đẩy sự hoàn thiện của quan hệ sản xuất
Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo sự phát triển đột phá về chất trong lực lượng
sản xuất và dẫn đến việc điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội và
quản trị phát triển.


Quan trọng nhất là sự thay đổi về sở hữu tài nguyên sản xuất. Khi cách mạng công
nghiệp bắt đầu, các hệ thống sản xuất nhỏ, khép kín và phân tán đã dần bị thay thế bằng hệ
thống sản xuất quy mơ lớn.Q trình tích lũy và tập trung vốn dưới tác động của quy luật
giá trị thặng dư và cạnh tranh gay gắt đã tạo ra các doanh nghiệp lớn.Với sự tiến bộ trong
khoa học và công nghệ, sở hữu tư nhân không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và yêu cầu
cải tiến kỹ thuật. Vì vậy, tư bản buộc phải liên kết dưới hình thức cơng ty cổ phần. Sự phát
triển của hình thức này cho phép mở rộng sở hữu tư bản sang các thành phần khác trong xã
hội.Thực tế, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chế độ sở hữu và đa dạng hoá sở hữu, trong
đó sở hữu tư nhân đã trở thành trung tâm, đồng thời tận dụng sức mạnh và ưu thế của sở
hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước
Cách mạng cơng nghiệp đã địi hỏi cải thiện thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ cho việc
kết nối với thị trường quốc tế và cải tiến trong lĩnh vực quản lý kinh doanh: quản lý quá
trình sản xuất của các doanh nghiệp dễ dàng hơn, các công nghệ như internet, robot và trí
tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong quản lý quá trình sản xuất, giúp tăng năng suất lao
động và định hướng lại tiêu dùng.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã có nhiều ảnh hưởng tích cực trong lĩnh vực phân phối,

như làm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống con
người.Tuy nhiên, nó đã gây ra những hệ lụy tiêu cực như tăng nạn thất nghiệp và phân hóa
thu nhập, gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. Do đó, các quốc gia cần phải điều chỉnh
chính sách phân phối thu nhập và an sinh xã hội để giải quyết những mâu thuẫn trong nền
kinh tế thị trường.
Ba là, thúc đẩy sự đổi mới của phương thức quản trị phát triển
Sự ra đời của cách mạng công nghiệp đã đánh dấu một bước tiến lớn trong q trình
sản xuất xã hội.các nền kinh tế cơng nghiệp dần được thay thế bởi các nền kinh tế tri thức,
trong đó hàm lượng tri thức càng ngày càng tăng trong sản phẩm và dịch vụ, đồng thời
khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào thực tiễn cũng ngày càng
rút ngắn. Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng phải thay đổi để thích ứng
với sự phát triển của cơng nghệ mới dẫn đến q trình tin học hóa và hình thành chính phủ
điện tử.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và
điều hành của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp chúng thay đổi cách thiết kế, tiếp thị
và cung ứng hàng hóa dịch vụ theo cách mới, bắt nhịp với không gian số. Công nghệ là
nguồn lực chủ yếu cho chiến lược kinh doanh, khi áp dụng các phần mềm và quy trình
trong quản lý, sản xuất, kinh doanh để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và tiết giảm chi
phí.


CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng cơng nghiệp hóa ở Việt Nam
2.1.1. Thành tựu
2.1.1.1. Nông nghiệp
*Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình
- Việc ứng dụng điện tốn đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và
an toàn vệ sinh thực phẩm. Và ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp làm tăng
năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ. Điện tốn đám mây
mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí

đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt
trong mơ hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
- Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận chuyển và xuất khẩu nơng
sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế.
Hàng hóa nơng sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài bị trả về, do
quá trình vận chuyển qua đường biển, kéo dài hàng tháng, do đó bị va đập hay nhiệt độ
trong thùng cao và cuối cùng không bán được đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp
trong nước. Do vậy, việc áp dụng điện toán đám mây trong vận chuyển nơng sản là rất cần
thiết, giúp kiểm sốt được nhiệt độ trong xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong
q trình vận chuyển.
- Cách mạng cơng nghiệp 4.0 biến nơng nghiệp khơng cịn là nơng nghiệp thuần túy.
Cơng nghệ mới có thể giúp bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết
kiệm chi phí… được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để nơng nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu. Ví dụ tại vùng ngun liệu của Cơng ty Mía đường Lam Sơn, Thanh
Hóa (Lasuco) có khoảng 30.000 hộ nơng dân trồng mía trên diện tích khoảng 32.000 ha
(75% diện tích là đồi núi), trong đó, gần 60% là người dân tộc thiểu số, nên việc tiếp cận
công nghệ mới là một điều không dễ dàng.
* Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kỹ thuật nông nghiệp
- Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng,
vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất


cũng như chất lượng cây trồng vật ni, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm
nông nghiệp.
 Lấy ví dụ: việc học hỏi và áp dụng nhân giống tôm càng xanh ở trang trại tại An
Giang. Đây là cơng nghệ ni tơm càng xanh tồn đực tại Isarel. Theo các nhà
nghiên cứu Isarel trong tự nhiên có khoảng 50% tôm đực, các con tôm đực mang
gen đồng hợp ZZ và 50% tôm cái, mang gen dị hợp WZ. Theo các thí nghiệm ni
tơm càng xanh tồn đực cho thấy rằng tất cả các giống đực đều có năng suất cao
hơn và đạt qui mô thị trường với tốc độ nhanh hơn.

- Ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IOT) cho phép nhiều thiết bị chuyên dùng, di
động kết nối và giao diện hiệu quả với nhau dưới sự điều hành của trung tâm điều khiển.
 Lấy ví dụ: Công ty cổ phần Cầu Đất Đà Lạt (Cầu Đất Farm) khởi đầu từ sản
xuất nông sản sạch bằng phương pháp thủy canh. Đến nay, Công ty đã sở hữu nơng
trại có quy mơ lớn, kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng các giải pháp nông
nghiệp thông minh, ứng dụng IOT trong nhiều khâu của quy trình trồng trọt và tiêu
thụ. Hệ thống giám sát và điều khiển qua internet có thể tự động kiểm sốt độ ẩm,
tưới nước, bón phân, giúp chủ nơng trại giám sát canh tác từ xa.
- Thông thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng kế hợp IOT và cơng nghệ điện tốn đám
mây - công nghệ lưu trữ, chia sẻ nhanh và hữu hiệu thơng tin.
 Lấy ví dụ: Việc áp dụng cơng nghệ Akisai (cơng nghệ hỗ trợ tồn diện giải
pháp quản lý nơng nghiệp trên nền cơng nghệ điện tốn đám mây) tại Tập đồn
FPT. Có thể kết nối và điều khiển được các yếu tố của trang trại dựa vào ứng dụng
công nghệ Akisai Bên trong khu vực nhà kính và nhà trồng rau của Trung tâm Hợp
tác Nơng nghiệp thơng minh FPT - Fujitsu, tồn bộ khơng khí, ánh sáng, dinh
dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng của các loại cây đều được quản lý và
giám sát bằng máy tính. Ngồi ra, hệ thống cảm biến sẽ thu thập mọi thông tin về
môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, CO2, lượng ánh sáng, lượng mưa, hướng gió, tốc
độ gió... để từ đó có những điều chỉnh phù hợp điều kiện phát triển của cà chua và
xà lách ít kali.
*Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phương thức tổ chức sản xuất mới
- Tiếp cận công nghệ giúp ngành Nông nghiệp thay đổi phương thức tổ chức sản xuất
manh mún, nhỏ lẻ, mang nặng tính tự cung tự cấp.
 Lấy ví dụ: Tại Đồng Tháp, mơ hình “Canh tác lúa tốt nhất” của HTX Mỹ Đông,
phối hợp với Công ty Rynan Smart Fertilizers, trồng giống Jasmine ứng dụng Canh
tác thơng minh (bón phân tan chậm và phun chế phẩm sinh học một lần, sử dụng
thiết bị cảm ứng năng lượng mặt trời điều tiết mực nước) đã giúp đạt năng suất 7 tấn


lúa/ha, trong khi giảm giống từ 20 kg/cơng, cịn 6 – 8 kg, giảm phân bón, giảm số

lần phun từ 5 lần còn 3 lần, sâu bệnh giảm hẳn và tiết kiệm được công lao động.
- Việc nhận ra cái mới trên cơ sở của những cái cũ.
 Một ví dụ khác là trường hợp ông Nguyễn Lâm Viên của Công ty Vinamit. Tại Hội
thảo về “Phát triển thị trường cho gạo Việt sạch và nơng sản an tồn hữu cơ”, ông
chia sẻ rằng, ông từng nghĩ nông nghiệp hữu cơ (organic) là cái gì đó mới mẻ, ứng
dụng những công nghệ rất hiện đại của thế giới, nhưng rồi ông nhận ra rằng một số
sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã tiệm cận organic, vì được canh tác theo
phương pháp truyền thống lâu đời: nuôi trồng tự nhiên, khơng phân bón hóa học,
khơng thuốc bảo vệ thực vật.
- Hoạt động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ như ứng dụng cơng nghệ
tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngơ, rau quả, bị sữa, lợn giống, thủy sản.
2.1.1.2. Cơng nghiệp
Q trình đẩy mạnh CNH, HĐH đã giúp Việt Nam dần khẳng định được vị thế là một
trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và của thế giới:
Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân
với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp
phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, và đã tiệm cận vị
trí thứ 5 của Philippines (chỉ thua 0.001 điểm), tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực
cạnh tranh mạnh nhất trong khối.
Tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng (bao gồm cả thuế sản phẩm trợ cấp) tăng từ
81,1% năm 2010 lên 85,2% năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Cơ cấu lao động chuyển dịch
tích cực theo cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ
21,7% lên 30,3%.
Trong những năm qua, công nghiệp được cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng ngành
khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo; đã hình thành được
một số ngành cơng nghiệp có quy mơ lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên
thị trường quốc tế. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những
trung tâm công nghiệp của khu vực và của thế giới, thuộc nhóm ASEAN-4 và nhóm 30
quốc gia có năng lực cạnh tranh cơng nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 36 trên thế giới
vào năm 2019.

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng
các ngành thâm dụng tài nguyên. Công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng
trưởng chủ yếu của ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, với mức bình quân
10,4%/năm. Một số ngành công nghiệp xuất khẩu (dệt may, da dày, điện tử…) đã cơ bản


hội nhập thành cơng vào chuỗi giá trị tồn cầu, có năng lực cạnh tranh cao và chiếm thị
phần ngày càng lớn trên thị trường quốc tế; một số ngành cơng nghiệp nền tảng (thép, hóa
chất, cơ khí chế tạo) đã từng bước đáp ứng nhu cầu về tư liệu và năng lực sản xuất của nền
kinh tế; công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, cụm linh kiện đã dần được hình thành, góp
phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị tăng thêm trong các ngành công nghiệp, thúc đẩy
một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân
phối tồn cầu.
Bên cạnh đó, cơng nghiệp là ngành thu hút đầu tư FDI lớn nhất với tốc độ tăng trưởng
cao (tăng gần 2 lần cả về quy mô và tỷ trọng trong 10 năm qua), đặc biệt là trong công
nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm hơn 60% vốn đầu tư vào các ngành và khoảng 20% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội) với một số dự án đầu tư lớn của các tập đồn cơng nghệ tồn cầu
đã tạo động lực tăng trưởng mới cho ngành và góp phần hình thành nên các trung tâm cơng
nghiệp mới của Đất nước.
2.1.1.3. Dịch vụ
CNH, HĐH góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển mạnh, chuyển dịch theo
hướng hiện đại
Tăng trưởng bình quân của khu vực dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 là 6,4%/năm,
tăng từ 29,7% lên khoảng 35,7%. Một số ngành có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa
học, cơng nghệ cao, như thơng tin, bưu chính, viễn thông, du lịch, hàng không,... phát triển
với tốc độ nhanh.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản
xuất và đời sống. Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với CNH, HĐH như dịch vụ tài chính,
ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thơng... phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong GDP.

Thương mại truyền thống tiếp tục phát triển mạnh, Việt Nam đang trở thành một
trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc
gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ tồn cầu. Cùng với đó,
thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán trực tuyến được ứng dụng rộng rãi và phát
triển mạnh mẽ thay thế dần thương mại truyền thống, dần trở thành một kênh phân phối
ngày càng quan trọng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng,thúc đẩy
mua sắm trực tuyến. Các nền tảng thương mại điện tử trong nước gắn kết với mạng phân
phối toàn cầu, hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài
nước phát triển nhanh, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam… Kinh tế số được chú
trọng phát triển trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển
đổi số, phát triển chính phủ số, xã hội số.


Một số ngành dịch vụ hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như
dịch vụ y tế: dịch vụ hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, hệ thống chăm sóc sức khỏe và phịng
bệnh dựa trên các cơng nghệ số…; dịch vụ bảo hiểm đã góp phần phục vụ mục tiêu kinh tế
- xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, các mô hình kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ
xuất hiện và phát triển góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có
hàm lượng cơng nghệ cao, phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại. Lĩnh vực giáo
dục và đào tạo được chú trọng tăng cường cung cấp các dịch vụ giáo dục số, đặc biệt là đại
học số trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học
tập để thúc đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
=> Nhờ những thành tựu to lớn của Cách mạng CNH, HĐH, nước ta đã và đang dần
hội nhập trên tất cả các cấp độ, từ đó đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc
dân vào mơi trường cạnh tranh tồn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị
chung.
2.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:
Thứ nhất, nội lực của nền kinh tế còn yếu, năng suất lao động thấp và chậm được

cải thiện, năng lực độc lập, tự chủ thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài; khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan
trọng thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố; doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế;
đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn.
Khi tiến hành phân tích cấu trúc liên ngành I-O cho thấy, nền kinh tế Việt Nam cơ
bản còn là một nền kinh tế thâm dụng vốn; gia công, lắp ráp là chủ yếu; chênh lệch Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) và Tổng thu nhập quốc gia (GNI) ngày càng lớn trong những
năm gần đây (Giai đoạn 2006-2010, bình quân GNI bằng khoảng 96,6% GDP; giai đoạn
2011-2015 chỉ còn 95,46%; giai đoạn 2016-2020 là 94,13%). Khả năng tự chủ của nền
kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động hoạt động sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài
và một số thị trường lớn. Việt Nam còn phải nhập khẩu hầu hết cơng nghệ, máy móc thiết
bị, phụ tùng, ngun liệu chính cho sản xuất cơng nghiệp; trên 70% máy móc, thiết bị phục
vụ nơng nghiệp; giống một số loại cây trồng, vật ni cịn phụ thuộc vào nhập khẩu, điển
hình như 80% giống rau, hoa và 60% giống ngô…
Thứ hai, công nghiệp phát triển thiếu bền vững, giá trị gia tăng thấp, chưa tham gia
sâu vào chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu; các ngành cơng nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu
tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ phát triển cịn nhiều hạn chế, cơng nghiệp
thơng minh phát triển cịn chậm. Các ngành dịch vụ quan trọng chiếm tỉ trọng còn nhỏ,


mối liên kết với các ngành sản xuất còn yếu. Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số
mới đạt được kết quả bước đầu, vẫn còn khoảng cách xa so với các nước và so với mục
tiêu đề ra.
Thứ ba, kết quả CNH, HĐH nông nghiệp nông thơn cịn hạn chế; tổ chức sản xuất
kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết chưa đáp ứng yêu cầu nông
nghiệp hiện đại; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển; nhiều
loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Thu hút
đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Cơng nghiệp
cơ khí phục vụ nơng nghiệp, chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ giới hố

nơng nghiệp chưa đồng bộ, tổn thất sau thu hoạch còn cao.
Thứ tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại chưa đạt yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; hiệu quả kết nối và chất lượng chưa cao; Còn chênh lệch khoảng
cách về kết quả CNH, HĐH giữa các vùng miền; thành quả của công nghiệp hóa chưa
được phân bổ đồng đều giữa các nhóm dân cư và các khu vực; Liên kết vùng trong thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn kém hiệu quả, chưa hình thành được các mơ hình
cụm ngành cơng nghiệp, đặc biệt là các cụm ngành chun mơn hóa.
Thứ năm, các vấn đề về phát triển văn hoá, xã hội, con người, mơi trường cịn
nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, kết quả giảm nghèo chưa thực sự đồng đều, tỷ lệ tái
nghèo còn cao. Hệ thống an sinh xã hội còn nhiều hạn chế về mức độ bao phủ. Văn hoá
chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực,
động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước và gắn kết với q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Cơng tác cảnh báo mơi trường, việc ứng phó với biến đổi khí hậu mặc
đù đã có nhiều cải thiện, song còn bị động, lúng túng; tài nguyên chưa được quản lý, khai
thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, chất
lượng mơi trường khơng khí ở các đô thị lớn tiếp tục xấu; đa dạng sinh học có nguy cơ suy
giảm, mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
- xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân.
Nguyên nhân của hạn chế:
- Nhận thức, lý luận, mô hình, mục tiêu, tiêu chí về CNH, HĐH cịn nhiều nội dung
chưa rõ, chưa sát thực tiễn, còn chủ quan, duy ý chí; chưa có nghị quyết chun đề
của Đảng về CNH, HĐH đất nước.
- Chưa xác định rõ các trọng tâm ưu tiên trong phát triển các ngành công nghiệp nền
tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, dẫn đến cịn dàn trải, hiệu quả
thấp, khơng đạt mục tiêu đề ra.


-

Sự phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và chất lượng nguồn nhân

lựccho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn thấp
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực thể
chế hoá, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng còn hạn chế.
Chưa quan tâm kiểm tra, giám sát trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, địa phương
và người đứng đầu trong thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA PHÁT TRIỂN ĐẤT
NƯỚC
3.1. Xây dựng và hồn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước.
Theo đó, cần đẩy nhanh thể chế hóa các nghị quyết, kết luận của Ðảng có liên quan
đến CNH, HĐH. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát
triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như cơng nghiệp cơng
nghệ số, cơng nghiệp quốc phịng, an ninh, năng lượng...; tạo lập khung pháp luật cho phát
triển sản xuất thơng minh, mơ hình nhà máy thơng minh, xây dựng và ban hành các tiêu
chuẩn quốc gia về sản xuất thơng minh. Xây dựng lộ trình, hồn thiện các cơ chế, chính
sách cho thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, bền vững, phù hợp với xu thế của thế
giới, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
Hồn thiện cơ chế, chính sách cho phát triển khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo
phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Xây dựng khung pháp luật cho phát
triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số; ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt, các
chính sách thí điểm, đặc thù cho các hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản
phẩm, giải pháp, dịch vụ, mơ hình kinh doanh dựa trên công nghệ số và nền tảng số...
Rà sốt, hồn thiện chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền
tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo hướng không ưu đãi theo diện rộng,
dàn trải đến các phân ngành công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực được xác định theo
tiêu chí phù hợp cho từng giai đoạn; bổ sung các chính sách khuyến khích và ưu đãi về
phát triển vùng ngun liệu, cơng nghệ, vốn đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp...
Đồng thời tiếp tục hồn thiện các tiêu chí về đầu tư; có cơ chế, chính sách ưu đãi vượt
trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng

điểm quốc gia, dự án công nghệ cao, thu hút FDI từ các đối tác thuộc các nước phát triển;
Hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp…;
Hồn thiện các cơ chế, chính sách, tiêu chí giám sát, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp nhà
nước và người quản lý theo mục tiêu và hiệu quả tổng thể.
3.2. Đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy CNH, HĐH đất nước nhanh,
bền vững


Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực; thúc đẩy xã hội
hóa, thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước cho CNH, HĐH theo hướng lấy
đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân; ưu tiên nguồn lực tài chính nhà nước đầu tư cho phát
triển hạ tầng liên kết vùng, hạ tầng năng lượng, chuyển đổi số, khoa học-công nghệ, đổi
mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh cơ cấu lại thị trường tài chính, tiền tệ đáp ứng yêu cầu huy
động và sử dụng vốn có hiệu quả; phát triển thị trường chứng khoán bền vững, trở thành
kênh huy động quan trọng vốn trung và dài hạn cho thực hiện CNH, HĐH. Ðổi mới chính
sách ưu đãi về thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng tới trọng tâm ưu tiên thúc đẩy
phát triển hệ sinh thái và chuỗi giá trị sản xuất, dịch vụ hiện đại. Thực hiện đồng bộ cơ
chế, chính sách để hướng tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; thực
hiện các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng đủ mạnh để thúc đẩy phát triển các ngành
công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; phát triển mạnh tài chính xanh,
tín dụng xanh...
3.3. Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành
dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Theo đó, cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn, hạ tầng kết nối nông thôn với đô thị, nhất là hạ tầng thủy lợi, giao thông vận tải, hạ
tầng thương mại, kho bãi, bảo quản, chế biến nông sản; đẩy nhanh xây dựng hạ tầng số và
dữ liệu số nông nghiệp, nơng thơn; nâng cấp, hiện đại hóa và phát triển sàn giao dịch cho
các nông sản chủ lực, xây dựng các trung tâm hậu cần biên mậu. Hình thành các khu, cụm

công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại một số vùng
sản xuất nông nghiệp tập trung...
Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi số tồn diện, thực chất, hiệu quả nơng nghiệp, nơng
thơn; ưu tiên bố trí nguồn lực và có cơ chế, chính sách đặc thù để xã hội hóa, thực hiện có
hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng nơng thơn mới, hướng tới nông thôn mới thông
minh giai đoạn 2021-2025. Thúc đẩy dịch vụ hóa các ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo;
tiếp tục cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số,
phát triển dịch vụ công nghệ cao, các loại dịch vụ mới của nền kinh tế số. Tập trung phát
triển mạnh một số ngành dịch vụ có lợi thế và có hàm lượng tri thức, cơng nghệ cao như:
Du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ
tư vấn pháp lý...
3.4. Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố


Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH trên nền
tảng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đẩy nhanh thể chế hoá và cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về phát
triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Ưu tiên đầu tư cho khoa học - công nghệ, đổi
mới sáng tạo đi trước một bước; có lộ trình tăng tỉ lệ chi từ ngân sách nhà nước tính trên
GDP cho nghiên cứu và phát triển, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỉ lệ thuộc nhóm 3 nước
đứng đầu ASEAN, tiệm cận tỉ lệ bình quân chung của các nước thuộc khối OECD; Phát
triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ gắn với các chuỗi giá trị nội địa, khu vực và toàn cầu… Phát triển hệ thống các trung
tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng, các trung tâm
hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; Triển khai mạnh mẽ các vườn ươm công nghệ, nền tảng đổi
mới sáng tạo mở, mạng lưới đổi mới sáng tạo mở. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập
các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo. Thực hiện thí điểm cơ chế, chính
sách mới, đặc thù về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại một số địa phương,

trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp được giao các nhiệm vụ nghiên cứu và phát
triển các công nghệ lõi, công nghệ nguồn.
Đối với một trong ba đột phá chiến lược được xác định tại Văn kiện Đại hội XIII là
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Nghị quyết xác định cần
phải rà sốt, hồn thiện các chiến lược về giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực quốc gia
phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thuộc lĩnh vực kỹ thuật, cơng nghệ. Hình thành các
chương trình cấp quốc gia và cấp địa phương, ngành, lĩnh vực về đào tạo, thu hút, trọng
dụng nhân tài, lao động có kỹ năng, chuyên môn cao. Xây dựng và triển khai chương trình
đào tạo chuyên gia, nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật trong các lĩnh vực công
nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn. Quan tâm đào tạo, nâng cao
trình độ lao động nơng thơn; tăng số lượng lao động kỹ thuật có tay nghề; phát triển nhân
lực nghiên cứu, chuyên gia trong nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các nền tảng dạy
và học trực tuyến mở, thí điểm các mơ hình đại học mới thích ứng với q trình chuyển
đổi số.
3.5. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hoá nhanh và
bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá đất nước
Đẩy nhanh xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn
2021 - 2030; nghiên cứu áp dụng thí điểm mơ hình đầu tư cơng - quản trị tư, đầu tư tư - sử


dụng cơng; đa dạng hố nguồn lực, huy động tối đa nguồn lực từ quỹ đất trong đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng.
Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển hạ tầng thông tin, hạ tầng số, quy hoạch
hạ tầng thông tin và truyền thông cho giai đoạn tới theo định hướng hạ tầng số là hạ tầng
thiết yếu, bảo đảm an tồn thơng tin mạng là then chốt, ưu tiên đầu tư phát triển nhanh, đi
trước một bước. Phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng văn hố, xã hội.
Có các giải pháp quan trọng, đột phá để phát triển hệ thống đô thị bền vững theo
hướng đơ thị xanh, thơng minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phịng, chống thiên tai và

dịch bệnh, có tính kết nối theo mạng lưới cao và gắn kết chặt chẽ với q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.6. Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ mơi trường, chủ
động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu
quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước
Cụ thể hóa quan điểm gắn kết CNH, HĐH với quá trình phát triển bền vững bao
trùm, Nghị quyết đặt ra yêu cầu: Khai thác và sử dụng tài ngun hiệu quả; có lộ trình phát
triển năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của đất nước; sớm xây
dựng cơ chế phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và thị trường tín chỉ cácbon. Xây
dựng cơ chế ưu tiên để phát triển mạnh công nghiệp tái chế và công nghiệp tái tạo. Có
chiến lược phát triển khai thác, chế biến quặng đất hiếm và một số loại khống sản có giá
trị cao có lợi thế cạnh tranh. Phát triển cơng nghiệp sử dụng triệt để chất thải rắn, chất thải
công nghiệp, tái chế chất thải xây dựng. Phát triển mạnh ngành công nghiệp mơi trường.
Thí điểm, nhân rộng và phát triển các mơ hình sử dụng hiệu quả tài ngun thiên nhiên, tái
sử dụng, tái chế chất thải phù hợp với từng ngành, vùng, miền. Nghiên cứu, thử nghiệm áp
dụng hệ thống hạch toán vốn tự nhiên trong nền kinh tế theo thông lệ quốc tế và phù hợp
với thực tiễn Việt Nam…
Bên cạnh đó, q trình phát triển của mỗi quốc gia hiện nay khơng thể tiến hành biệt
lập, khép kín mà phải đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu, hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng. Do đó, Nghị quyết yêu cầu triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, sáng tạo, hiệu
quả công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước; tận dụng, khai thác hiệu quả
mạng lưới các đối tác chiến lược, toàn diện để xây dựng và triển khai các chiến lược,
chương trình, kế hoạch cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Song song với đó là chủ động xây
dựng và hồn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường
trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu CNH, HĐH.


KẾT LUẬN
Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có khả năng thích ứng tương đối tốt
với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhờ sự chủ động tạo dựng môi trường phát

triển công nghệ với nguồn nhân lực chất lượng cao về ngành công nghệ. Đây là điều kiện
thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư mang lại. Trong thời gian qua, tỷ lệ ứng dụng thành quả của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư ngày càng gia tăng, nhiều sản phẩm được đưa vào trang bị trong các
ngành, nghề. Q trình cơng nghiệ hóa, hiện đại hóa ở nước ta diễn ra trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao, cải thiện chất
lượng tăng trưởng, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; cơng nghiệp có đóng góp
ngày càng lớn trong nền kinh tế. Thứ ba, nơng nghiệp, nơng thơn góp phần thúc đẩy sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao;
thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp ổn định, bền vững; ngành dịch vụ phát triển mạnh,
chuyển dịch theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH ở nước ta cũng còn những hạn chế: Nhiều chỉ tiêu,
tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại không đạt; năng lực độc lập, tự chủ của nền kinh tế còn thấp, nội lực
còn yếu; mơ hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chưa đạt mục tiêu đề ra; công nghiệp phát triển thiếu
ổn định, chưa bền vững và chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; chuyển đổi số, phát triển
kinh tế số, xã hội số vẫn còn khoảng cách xa so với mục tiêu đề ra và so với các nước phát
triển; đơ thị hóa cịn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ và hiện đại;
chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa CNH, HĐH với các vấn đề văn hóa, xã hội, con
người...
Trong quá trình học tập học phần Kinh tế thương mại đại cương nói chung và đề tài
thảo luận nói riêng. Thầy đã mang đến cho chúng em những kiến thức nền tảng, vấn đề


thực tiễn cho chúng em rất nhiệt tình, bởi vậy chúng em đã hoàn thành được đề tài thảo
luận tốt hơn.
Trong q trình hồn thành bài thảo luận, chúng em khơng thể tránh khỏi những

thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ từ Thầy để bài thảo luận của chúng em trở nên
hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Thầy sức khỏe, thành cơng và hạnh phúc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Châu. (2022). Ngành cơng nghiệp hỗ trợ nhìn từ các cuộc cách mạng công
nghiệp. Bộ Công Thương Việt Nam.
2. Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương. (2020). Những thành tựu nổi bật trong phát triển
cơng nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Bộ Cơng Thương Việt Nam.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin.
4. Hoàng Thị Ngọc Lan. (2019). Những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng
công nghiệp trong lịch sử thế giới. Trường Cao Đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Vĩnh Phúc.
5. Hùng, T. N. (2022). Định hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
trong bối cảnh mới. Tạp chí Cộng sản.
6. Klaus Schwab. (2016). The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to
respond. World Economic Forum.
7. Ngọc. (2023). Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp: Cách mạng cơng nghiệp
lần thứ 3. Andrews University.
8. Nhóm Nghiên cứu Viện CL&CSTC. (2015). Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam. Viện chiến lược và chính sách tài chính.
9. Phạm Thị Kim Anh. (2023). Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tạp chí Tài chính.
10. Quỵnh, P. T. (2023). Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản.
11. Taylor & Francis. (1987). The Third industrial revolution. Unesdoc Digital Library.
12. Thịnh, T. M. (2019). Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành nông nghiệp. Tạp chí
Cơng Thương.




×