1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO CẢM XÚC THẨM MĨ CHO HỌC SINH QUA GIỜ DẠY
“ĐỌC” TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong trường THCS, các môn học đều có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh
những kiến thức khoa học. Nhưng những kiến thức khoa học đó được các em
tiếp nhận, vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả thơng qua
sự vận động tích cực của bản thân chủ thể học sinh. Muốn học sinh trở thành
chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức văn hóa,
người thầy phải tạo cho các em có những cảm xúc thẩm mĩ khi học tập.
Đặc biệt, với môn Ngữ văn, một mơn học địi hỏi các em khơng chỉ lĩnh
hội tri thức bằng trí tuệ, với sự rung động của tâm hồn và bằng cả tiếng nói trái
tim. Chỉ có hứng thú học tập, thực sự yêu thích giờ học văn, các em mới đón
nhận nó, mới có những cảm xúc thẩm mĩ để có được những hoạt động tâm lý
sáng tạo khi chiếm lĩnh các tác phẩm văn chương.
Trong giờ học văn, học sinh phải có cảm xúc, cảm xúc sẽ đưa các em vào
trạng thái tâm lý mới lạ, gây kích thích việc tìm hiểu tác phẩm để thưởng thức,
cảm nhận về cái đẹp trong văn học nghệ thuật. Chính vì thế “Trong người thầy
giáo dạy văn phải có người nghệ sĩ” bởi dạy văn là một nghệ thuật, đồng thời
cũng là một khoa học. Đúng như lãnh tụ thiên tài Lê nin đã khẳng định: “Khơng
có cảm xúc thì khơng và khơng bao giờ có khát vọng đi tìm chân lí”.
Một thực tế cho thấy, hiện nay, ở các trường THCS, trong ba phân môn
Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn, hầu hết các em đều thích phần văn học với
những tác phẩm tự sự hay trữ tình để được lắng nghe, được thưởng thức và cảm
nhận những giá trị thẩm mĩ của hình tượng nghệ thuật.
Với những vấn đề vừa trình bày trên, chứng tỏ rằng, mơn Ngữ văn ở
trường THCS có một vai trị rất quan trọng, ngoài việc cung cấp cho học sinh
những tri thức khoa học xã hội để có một vốn hiểu biết phong phú về cuộc sống
giao tiếp hàng ngày cịn giúp các em có khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày
một vấn đề lơgic với tư duy mạch lạc… Nhưng điều đáng nói hơn, chức năng
của mơn văn, qua các hình tượng nhận vật có sức tỏa sáng sống có lý tưởng,
mục đích cao đẹp, sẽ có sự tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến sự nhận thức,
những hành vi, lối sống để hoàn thiện nhân cách của các em.
Chúng ta biết rằng, lao động của người dạy văn là vơ cùng vất vả, địi hỏi
phải dồn hết tâm huyết, sức lực, trí tuệ của mình vào việc giảng dạy và giáo dục
học sinh mới có thể nâng cao chất lượng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của
ngành giáo dục.
2
Vì lẽ đó, giờ dạy văn, đối với người thầy rất thiêng liêng, đó chính là cuộc
đối thoại giữa hai thế hệ: Người thầy, thế hệ đi trước và học trò thế hệ tương lai
của đất nước. Người dạy văn, không chỉ truyền thụ cho các em những tri thức
văn hóa mà cịn là sự đồng điệu rung động của tâm hồn qua cách cảm, cách hiểu
về cái đẹp của hình tượng nhân vật, giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ...
qua các tác phẩm văn học. Bởi vây, người thầy ln phải tích cực học tập, nâng
cao trình độ chun mơn, hiểu rõ bản chất chức năng tình cảm, chức năng thẩm
mĩ, chức năng nhận thức và chức năng giáo dục của môn văn qua từng bài giảng
để giáo học sinh trở thành những người có nhân cách cao đẹp, có vốn tri thức
văn hóa phong phú. Trong tương lai, các em sẽ đem hết tài năng, nhiệt huyết
cống hiến hết mình cho Tổ quốc.
Từ những vấn đề trình bày trên, tơi xin mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề
tài: “Tạo cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua giờ dạy “Đọc” trong chương trình
Ngữ văn lớp 6 trường THCS” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ
văn, thơng qua đó giáo dục các em trở thành những người có nhân cách tốt đẹp,
ln u thích, say mê văn học nghệ thuật để sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn!
2. Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Giới hạn nghiên cứu
- Về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức các
hoạt động nhằm tạo cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh trong giờ dạy “Đọc”;
- Về thực tiễn: Đề xuất các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động ở
các tiết dạy học Ngữ văn 6 trong trường THCS Quế Xuân, nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học theo hướng tích cực và tạo cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh.
b) Đối tượng thực hiện
- Người tổ chức: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6;
- Người thực hiện: Học sinh lớp 6A Trường THCS Quế Xuân.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giải thích một số khái niệm
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, cảm xúc là: “Phản ứng tình
cảm chủ quan mạnh của con người và động vật cấp cao phát sinh khi nhận được
kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Cảm xúc là một hình thức phản ảnh
thực tế khách quan trong bộ não và được biểu hiện bằng thái độ của người và
động vật với sự vật và các hiện tượng xung quanh. Cảm xúc thường kèm theo
biểu hiện sinh lí (thay đổi sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở, hoạt động các tuyến nội
tiết, trạng thái cơ thể...) và trạng thái tâm lí. Cảm xúc đơn giản nhất là cảm giác
bẩm sinh do tác nhân có ý nghĩa quan trọng đối với tồn tại của cơ thể (thức ăn,
nhiệt độ, đau...)”. Từ điển Tiếng Việt (2000) nêu ngắn gọn: Cảm xúc là những
“rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì”. Như vậy, hiểu một cách chung
nhất thì cảm xúc là một trạng thái tinh thần, một “cung bậc” tình cảm, thể hiện
những rung động của con người trước cuộc sống... có khi là những rung động
3
với chính mình. Sự hình thành cảm xúc là một yếu tố quan trọng và cũng là điều
kiện tất yếu đối với sự phát triển của mỗi người, góp phần hình thành và phát
triển một nhân cách.
Cảm xúc thẩm mĩ được hiểu là trạng thái rung động trực tiếp của con
người trước các hiện tượng thẩm mĩ khách quan trong thế giới tự nhiên, trong
đời sống và trong nghệ thuật. Sắc thái cảm xúc thẩm mĩ hết sức phong phú, đa
dạng như chính hiện tượng thẩm mĩ khách quan đa sắc đa diện. Đó là cảm giác
sảng khối trước cái đẹp, ngưỡng mộ trước cái cao cả, đau xót trước cái bi,
khinh bỉ trước cái hài, ghê tởm trước cái thấp hèn, buồn rầu trước cái xấu, căm
ghét trước cái ác, mến phục trước cái thiện. . . Nói cách khác, đó là biểu hiện
trực quan nhận thức của con người về những giá trị của cuộc sống.
Trong văn học nghệ thuật, nói đến cảm xúc chính là nói đến cảm xúc thẩm
mĩ. Đó là những tình cảm, thái độ và niềm rung động mà nhà văn muốn khơi dậy
ở người đọc trước những hình ảnh, hình tượng thiên nhiên, con người, những sự
việc, sự kiện, hành động, thể hiện các phương diện thẩm mĩ: bi - hài, tốt - xấu,
cao cả - thấp hèn, thiện - ác, … Trong nghệ thuật, xu hướng cảm xúc thẩm mĩ
luôn gắn với sự khám phá các giá trị thẩm mĩ và quan điểm, thái độ do luôn
được sự soi chiếu bởi tư tưởng, cảm xúc của nhà văn.
2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nhiều thời cơ
và thách thức; để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước thì nguồn lực con người đóng vai trị quan trọng hàng đầu. Do đó,
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên hàng đầu cho vấn đề đổi mới
trong giáo dục và đào tạo. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới
giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực
tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát
huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 nhấn mạnh “Đối với giáo dục
phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
4
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời.”.
Đáp ứng u cầu của cơng cuộc đổi mới tồn diện trong giáo dục và đào
tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơng văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8
tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình
thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của
học sinh”.
Ngoài ra, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học cịn được cụ thể
hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở
Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam; kế hoạch năm học của nhà trường và kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng về phía giáo viên
Thực tế ở các trường THCS hiện nay, nhiều giáo viên dạy văn đã cố gắng
đem hết tâm huyết, trí tuệ của mình vào việc soạn bài giảng dạy trên lớp hay
tham gia Hội thi Giáo viên giỏi các cấp nhưng không phải giờ dạy nào cũng
thành công, chưa thể đem lại cho các em những cảm xúc thẩm mĩ, ấn tượng sâu
sắc về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Vì vậy, địi hỏi người dạy Văn khi đứng trên bục giảng phải chuẩn mực về
phong cách, từ cử chỉ, ánh mắt, ngữ điệu, giọng nói, ngơn ngữ, nụ cười và cả
những giọt nước mắt tinh thần cũng phải phù hợp với nội dung, ngữ cảnh của
bài giảng. Tài năng của người dạy văn không chỉ dừng lại ở mức truyền thụ kiến
thức cơ bản cho học sinh mà cần phải có tình cảm, sự rung động của trái tim, sự
đồng cảm về tâm hồn, cái chất văn phải thấm đượm trong bài giảng qua từng lời
nói, có sức lan tỏa truyền cảm tới tâm hồn học sinh. Từ văn bản đến việc hiểu
cảm thụ được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học, đối với học sinh là một
khoảng cách lớn, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên dạy văn cần khắc phục, kéo
gần lại khoảng cách ấy là một vấn đề khơng đơn giản, cần có nghệ thuật sư
phạm, kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết suốt cuộc đời của người thầy tất cả
vì học sinh thân yêu.
2. Thực trạng về phía học sinh
Tâm lý của nhiều học sinh nhìn chung ít quan tâm và khơng có hứng thú
nhiều với mơn Ngữ văn. Thêm vào đó, khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và
định hướng bài học của giáo viên cịn khơ khan, chưa tạo được sự hứng thú để
thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nặng về
lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn nên càng làm cho các em ít có sự
quan tâm đối với bộ mơn này hơn.
Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu, tơi nhận thấy vai trị của việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học
5
sinh là rất quan trọng, và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiện là tạo
cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết vào
việc nghiên cứu đề tài: “Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh thơng qua giờ dạy
“Đọc” trong chương trình Ngữ văn lớp 6 trường THCS” để soạn giảng, thiết kế
giáo án đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ học sinh và tạo cho các em
một sự đón nhận giờ học văn sôi nổi và hấp dẫn, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chúng ta biết rằng “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” là loại hình sáng
tạo bằng ngơn từ nói và ngơn từ viết. Đó chính là bản chất của văn học. Văn học
mang tính nghệ thuật, văn học chứa cái thẩm mỹ gọi tắt là văn chương.
Hình tượng thẩm mỹ trong văn học là cái tạo nên cảm xúc tinh thần của
con người về những gì liên quan đến cái đẹp nó biểu hiện rất tinh tế, nhạy cảm,
rung động, thích thú hay sảng khoái…
Tác phẩm văn học là văn bản nghệ thuật. Dạy văn người giáo viên cần
khám phá được cái hay cái đẹp trong văn bản nghệ thuật đó. Vì thế, muốn đạt
được hiệu quả cao trong giờ dạy Ngữ văn, giáo viên cần phải hiểu rõ bản chất,
chức năng tình cảm, chức năng thẩm mĩ, chức năng nhận thức và chức năng
giáo dục học sinh thông qua cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. Khơng những
vậy, người thầy phải tạo ra khơng khí thoải mái để các em có một tâm thế đón
nhận giờ học một cách nghiêm túc nhưng với một thái độ vui vẻ, nhiệt thành,
hào hứng.
Để đến với sự thành công trong mỗi bài giảng, người dạy văn cần cập nhật,
ln tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, vận dụng một cách sáng tạo, có
thể sử dụng đa phương pháp trong các giờ dạy văn. Nhưng khuôn khổ nghiên
cứu một đề tài khoa học, với nhiều phương pháp dạy văn khác nhau, tôi xin trình
bày một số kinh nghiệm nhỏ mà tơi đã áp dụng trong những giờ giảng văn ở
trường THCS qua thực tiễn giảng dạy đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
1. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh thông qua cách giới thiệu bài
bằng phương pháp “Lạ hố tác phẩm”
Phần giới thiệu bài, cịn gọi là phần “Khởi động” chiếm một khoảng thời
gian ít phút, nhưng rất quan trọng vì nó sẽ tạo ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Giáo viên cần phải tạo ấn tượng cho học sinh ngay từ những giây phút đầu tiên
của giờ học, như một người nghệ sĩ phải huy động hết khả năng của mình để
bước ra sân khấu: Từ ánh mắt, cử chỉ, ngôn từ, ngữ điệu phải thuần thục, điêu
luyện và tự nhiên. Cả những nét chữ đầu tiên viết trên bảng cũng phải thật đẹp,
trang trọng để có thể tạo hứng, thú tạo tâm thế và tình huống trong giờ học để
các em chủ động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.
Khi giới thiệu bài, muốn gây được cảm xúc cho học sinh, người thầy phải
đảm bảo được hai yếu tố: “lạ” và “thật”, có nhiều cách “lạ hóa” để gây được sự
6
chú ý của học sinh, như nhà văn Nga đã nói: “Có bao nhiêu người dạy văn thì có
bấy nhiêu phong cách”. Đúng vây, mỗi người thầy dạy văn đều có một phong
cách riêng.
Có nhiều cách giới thiệu bài mới để tạo nên cảm xúc thẩm mĩ cho học
sinh, nhưng tơi chỉ đề cập tớí hai cách vào bài “Lạ hóa cuộc đời tác giả” và giới
thiệu bài theo kiểu “gây cảm xúc”.
Giới thiệu bài theo cách “Lạ hóa cuộc đời tác giả” là một trong những
cách vào bài có chất lượng, vừa giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, vừa gây
cảm xúc kích thích các em có nhu cầu tìm hiểu cái đẹp nghệ thuật trong tác
phẩm từ ấn tượng ban đầu về tác giả.
Giới thiệu ban đầu theo kiểu “gây cảm xúc”, có tác dụng ngay từ những
giây phút đầu tiên đã đánh thức các em cảm xúc mãnh liệt, những tình cảm trong
sáng trong tâm hồn các em gây sự chú ý đặc biệt đến bài giảng. Giới thiệu theo
kiểu gây cảm xúc bài giảng rất dễ thành cơng.
Ví dụ: “Lạ hóa cuộc đời tác giả” - Xuân Quỳnh.
Khi dạy văn bản “Chuyện cổ tích về loài người”, giáo viên sẽ kể về cái
chết giống như định mệnh do tai nạn giao thông gây ra với vợ chồng nghệ sỹ nổi
tiếng: Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Nhờ gợi sự kích thích cảm xúc trong học
sinh nên việc tìm hiêu văn bản sẽ thuận lợi hơn.
2. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy thông qua đọc
diễn cảm - Đọc phân vai
Đọc là một thao tác đầu tiên khi học sinh tiếp cận với tác phẩm văn học,
thực hiện trong suốt quá trình dạy học văn. Vì vậy người giáo viên dạy văn phải
có những hình thức và biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc
hay, tiến tới đọc diễn cảm trong giờ học.
Với giáo viên, đọc văn cũng là một q trình nghiên cứu, tìm tịi một hoạt
động sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải lao động một cách nghiêm túc để tìm
được dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi viết tác phẩm. Bởi vì người giáo viên có
tìm được cách đọc đúng, đọc hay và biết cách đọc sáng tạo thì mới có những
biện pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh thực hiện.
Xuất phát từ thực tiễn của việc dạy - học văn trong nhà trường THCS hiện
nay, người thầy cần rèn luyện cho học sinh có kỹ năng đọc một cách thuần thục
ở các mức độ khác nhau. Mục đích của việc đọc văn là hình thành và duy trì
những ấn tượng nghệ thuật để học sinh tiếp tục đi sâu tìm hiểu nội dung tư
tưởng và hình thức ngơn ngữ của tác phẩm. Từ đó phát triển năng triển năng lực
cảm thụ văn học cho học sinh.
Từ mục đích trên, nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là rèn cho học sinh có
kỹ năng đọc đúng, đọc hay tiến tới đọc diễn cảm. Làm cho học sinh biết lắng
nghe ngôn từ nghệ thuật, làm sâu sắc thêm cảm thụ nghệ thuật trực tiếp của học
sinh đối với tác phẩm, làm sống dậy trong trí tưởng tượng của các em hình
7
tượng tác phẩm, hình tượng nhân vật, gây xúc động thẩm mĩ, tác động sâu sắc
đến tình cảm thẩm mĩ đạo đức của học sinh.
Học sinh phải đọc thế nào để đằng sau từng câu chữ bộc lộ được cái ý
nghĩa sâu sắc, cái chiều sâu bên trong ngôn ngữ. Từ giọng đọc biểu cảm mà
người nghe cùng cảm nhận được chiều sâu tư tưởng trong tác phẩm và ý đồ
nghệ thuật của nhà văn gửi gắm trong đó.
Việc đọc tác phẩm được quy định bởi đặc trưng thể loại, bằng việc học
sinh có thể đối thoại với tác giả để cố gắng đi tới cái tận cùng mà người sản sinh
ra văn bản gửi gắm vào từng câu chữ, hình ảnh. Qua việc đọc tác phẩm văn
chương, học sinh sẽ lĩnh hội được hiện thực cuộc sống, lịch sử được phản ánh
thơng qua các hình tượng nghệ thuật, hiểu được những vấn đề về con người, về
cuộc sống, về lý tưởng, đạo đức, triết học và bước đầu tiếp xúc với quan niệm
nghệ thuật của tác giả.
Khi đọc, văn địi hỏi người đọc phải vượt qua cấp độ ngơn ngữ để tạo dựng
một thế giới nghệ thuật giàu cảm xúc và có nội dung xã hội giàu thẩm mỹ. Việc
đọc cần phải làm rõ giọng điệu của nhà văn khi kể chuyện: Lúc hào hùng, mạnh
mẽ; lúc mềm mại, mượt mà; lúc dửng dưng, khách quan; lúc sâu lắng, trầm
lặng .... Khi đọc văn, cần thể hiện giọng đối thoại giữa các nhân vật, lời độc
thoại nội tâm, lời nói của nhân vật và lời nhà văn, khi đọc văn phải thể hiện tính
sáng tạo ở chỗ làm nổi bật được các cung bậc cảm xúc của tác giả. Từ đó, học
sinh dần dần hiểu được phong cách nghệ thuật của nhà văn và tính cách nhân vật
trong tác phẩm văn xuôi cũng như nắm được giọng điệu, cảm xúc ... Trong thơ
tạo nên sự đồng điệu giữa tác giả và học sinh. Hay nói cách khác, học sinh là
bạn đọc đồng sáng tạo với tác giả.
Đúng vậy, tác phẩm văn học chính là tác phẩm nghệ thuật mà chất liệu của
nó là ngơn từ. Tiếng nói của nhà văn, nhà thơ gửi gắm tới người đọc thông qua
hệ thống ngơn từ đã khắc họa nên hình tượng thơ, hình tượng nhân vật. Khi đọc
diễn cảm, qua ngữ điệu, chất giọng, ngơn từ, tín hiệu nghệ thuật, học sinh có thể
hình dung ra cái bộn bề, phong phú, sinh động của cuộc sống, thông qua việc
chọn lựa đề tài các tác giả đã phản ánh trong tác phẩm của mình một cách chân
thực có sức hấp dẫn với những chủ đề tư tưởng, những khát vọng mà tác giả
muốn gửi tới người đọc. Vì lẽ đó, đọc diễn cảm sẽ tạo ra sự rung động của con
tim, kích thích quá trình tâm lý, cảm thụ, tri giác tưởng tượng tái hiện những
hình ảnh, ở mức cao hơn, ta có thể hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm để
mà tìm hiểu, khám phá những hình tượng văn học. Đọc diễn cảm cùng với các
phương pháp khác sẽ tạo cho giờ giảng văn khơng cịn là một giờ bàn về vấn đề
chính trị, nghị luận khơ khan, tạo tâm lý nặng nề, mà sẽ tạo cho học sinh một
tâm thế đón nhận giờ học với tâm lý thoải mái, khơng khí vui tươi. Đó chính là
những ấn tượng ban đầu, những rung cảm và xúc động thẩm mĩ của học sinh, nó
là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sự thành công của giờ học tiếp thu bài mới,
để chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.
Bên cạnh đó, để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ văn không
chỉ bằng cách đọc diễn cảm mà giáo viên còn hướng dẫn đọc phân vai các nhân
8
vật trong tác phẩm tự sự. Cách đọc này sẽ tạo cho lớp học một khơng khí vui
tươi, hào hứng, có những tình huống bất ngờ trong giờ học, cả lớp cười vang,
thú vị khi một học sinh nào đó không thể nhập vai được nhân vật qua ngữ điệu
đọc của mình. Đây cũng là một dịp để các em thi nhau thể hiện năng khiếu đọc
diễn cảm, đọc phân vai và ngược lại nếu chưa thể hiện đúng, học sinh đó phải tự
rèn luyện mình để bắt nhịp được với các bạn khi đọc những tác phẩm tự sự với
những đoạn văn có nhiều nhân vật đối thoại với nhau.
Ví dụ: Đọc diễn cảm đoạn văn trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên
là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tơi, tơi hồn
hảo đến thế kia ư? Tơi nhìn như thơi miên vào dịng chữ đề trên bức tranh: "Anh
trai tôi". Vậy mà dưới mắt tơi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.
Tơi khơng trả lời mẹ vì tơi muốn khóc q. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tơi
sẽ nói rằng: “Khơng phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em
con đấy.”
Đọc diễn cảm đoạn văn trên, hình ảnh người anh hiện lên là một người tự
cảm thấy xấu hổ vì thấy mình khơng xứng với hình ảnh người anh trai đẹp đẽ
trong mắt em. Người anh cảm thấy hổ thẹn vì sự xấu tính của mình đối với em
gái mà em gái mình lại ln dành tình cảm thiêng liêng đặc biệt cho mình.
3. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy bằng cách cung
cấp thêm vốn sống, vốn hiểu biết, vốn kiến thức cho học sinh
Tác phẩm văn học chính là một bức tranh phản ánh hiện thực, phản ánh
cuộc sống, con người thơng qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Song hiện thực
cuộc sống, con người trong tác phẩm có khi là cuộc sống hiện tại đang từng
ngày, từng giờ diễn ra trước mắt các em cũng có khi là hiện thực đã diễn ra
trong quá khứ mà bản thân các em chưa từng được chứng kiến, nó xa lạ hoàn
toàn với các em. Giúp các em cảm nhận được hiện thực xa lạ ấy, để rồi các em
thực sự rung động khi tiếp nhận tác phẩm, cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống,
của con người trong tác phẩm khơng dễ dàng gì. Vậy ta phải làm thế nào để giúp
các em? Khơng cịn con đường nào khác, người dạy văn phải bồi đắp thêm vốn
kiến thức, vốn hiểu biết cho các em.
Cung cấp những kiến thức ấy cho học sinh, chính là người thầy đã bước
đầu tạo cho các em một tâm thế tốt để tiếp nhận tác phẩm, để trái tim các em
cùng nhịp đập với trái tim nhà văn chính là đã hình thành được hứng thú, cảm
xúc thẩm mĩ cho các em trong giờ học.
Ví dụ:
- Dạy văn bản “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam thì giáo viên cung cấp
vốn hiểu biết cho học sinh về nghĩa của các từ: “guốc” (đồ dùng làm bằng gỗ, có
quai, có cơng dụng như giày, dép), “mợ” (từ dùng để gọi mẹ trong gia đình trung
lưu ngày trước).
9
- Dạy văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, giáo viên cần cung cấp video
hình ảnh về quần đảo Cơ Tơ để học sinh có thêm vốn kiến thức về khu vực này.
4. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh bằng phương pháp phân tích kết
hợp với bình giảng
Để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong các bài giảng văn, điều quan
trọng nhất giáo viên phải thâm nhập được tác phẩm, thực sự cảm nhận được cái
hay, cái đẹp của tác phẩm, sống cùng với tâm trạng, đời sống của nhân vật ....,
hiểu rõ được ý đồ tư tưởng của nhà văn, nhà thơ ... người thầy mới có điều kiện
phân tích, bình giảng tác phẩm một cách sâu sắc.
Ở một góc độ khác, người dạy văn giỏi đồng thời phải là người biết thưởng
thức giá trị của văn chương, không chỉ biết đọc diễn cảm mà còn biết đọc sáng
tạo với tất cả sự rung cảm của tâm hồn mình: Có như thế, người thầy mới hiểu
được ý nghĩa biểu hiện của ngôn ngữ văn chương, nhất là ngôn ngữ thi ca rất
hàm súc và tinh tế.
Một yêu cầu đặt ra đối với người dạy văn là phải biết bình văn. Bởi lẽ,
trong các nhà trường hiện nay vẫn cịn có những giáo viên khi giảng bài chưa
phân tích tác phẩm theo thơng điệp nghệ thuật vốn có, chưa tạo được những
rung cảm thẩm mĩ trong giờ học nên học sinh chưa mặn mà với môn văn, chưa
cảm nhận được cái hay về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ý nghĩa
triết lý sâu sắc, những bài học bổ ích rất cần cho các em để có một hành trang tốt
để sau này tự tin bước vào đời.
Vì sao lại có tình trạng như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là do người thầy
chưa nhận thức rõ đặc trưng của văn học, không thể dạy văn như dạy các môn
học khác như Lịch sử hay Giáo dục công dân, trong cả một tiết học 45 phút
khơng có một lời bình văn, khơng khai thác được những điểm sáng thẩm mĩ của
hình tượng văn học.
Một giờ học văn, dù đó là kỷ niệm của những ngày ấu thơ hay khi trưởng
thành, không dễ mấy ai quên được những tiết học văn hay, được nghe thầy cơ
giáo bình văn; để tâm hồn chúng ta thêm mộng mở; với những giây phút thăng
hoa tuyệt vời, nhịp đập rộn ràng, xốn xang của trái tim; mặc sức tưởng tượng,
bay bổng, lãng mạn như một người nghệ sĩ để không bao giờ quên những áng
văn hay, những vần thơ giàu nhạc điệu, giàu sức tạo hình, những nhân vật sống
mãi trong trái tim ta.
Đúng vậy! Một lời bình hay đúng lúc đúng chỗ sẽ nâng cao giá trị thẩm mĩ
của tác phẩm văn thơ, khơi dậy trong các em tình yêu thương con người, yêu
cuộc đời, khát khao sống một cách có ích, có ý nghĩa, với vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ
và hồn thiện nhân cách qua các hình tượng nhân vật trong văn học.
Điều đó đã khẳng định rằng: Muốn tạo được cảm xúc thẩm mĩ cho học
sinh trong giờ học, muốn thắp sáng ngọn lửa tình yêu văn chương trong tâm hồn
các em trước hết người thầy phải có một tâm hồn nghệ sĩ, phải dạy cho học sinh
bằng tâm hồn thanh cao, trí tuệ sáng suốt, phải bắt đầu từ một tấm lòng nhiệt
huyết, khát khao đến cháy bỏng: “Dạy văn - học văn là một niềm yêu thích lớn”,
10
“Dạy văn làm cho các em có thể quên tất cả nhưng phần còn lại trong lòng cács
em phải là cái gì đó rất sâu sắc, rung động cả một đời người” (Tố Hữu).
Ví dụ: Phân tích lời mời gọi của những người trên mây trên, trong sóng
qua bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go.
Những người trên mây đã nói với em bé: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho
đến lúc chiều tà, bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng
bạc”. Họ sống trên mây chơi nhởn nhơ cả ngày với một thế giới đầy màu sắc rực
rỡ, tuyệt đẹp.
Những người trong sóng đã nói với em bé: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm
cho đến hồng hơn, bọn tớ ngao du nơi này, nơi nọ mà không biết từng đến nơi
nao”. Họ sống trong sóng, ca hát khắp nơi, trị chơi của họ tràn đầy âm thanh
của khúc nhạc vui. Những người trên mây, trong sóng đã vẽ ra một thế giới hấp
dẫn thật tuyệt diệu như trong những câu chuyện cổ tích mà bé được nghe, được
đọc và tưởng tượng.
Đó là một thế giới kì diệu giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với “bình minh
vàng” và “vầng trăng bạc”, với tiếng ca du dương bất tận của biển cả. Lời của
những người trên mây, trong sóng gợi cho chúng ta liên tưởng tới hình ảnh
những tiên đồng, ngọc nữ bay lượn trên mây, cũng có thể là những nàng tiên cá
trắng trong, xinh đẹp, yểu điệu, giọng hát du dương mê đắm lịng người. Thế
giới ấy thật kì diệu và hấp dẫn tâm hồn tuổi thơ biết bao.
Những người trên mây đã chỉ ra cho em bé cách đến với họ: “Hãy đến
nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng
mây”. Những người trong sóng cũng chỉ ra cho em bé cách đến với họ : “Hãy
đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, đưa tay lên trời, cậu sẽ được làn sóng
nâng đi”.
Những lời mời của những người trên mây, trong sóng có sức quyến rũ em
bé, vì họ đã vẽ ra trước mắt em bé một viễn cảnh tuyệt vời về một thế giới thần
tiên. Họ chỉ ra cho em cách hoà nhập với họ thật thú vị, hấp dẫn. Thiên nhiên
rực rỡ, bí ẩn bao điều mới lạ, hấp dẫn với tuổi thơ. Dường như em bé khó có thể
từ chối lời mời gọi ngọt ngào ấy. Lời mời gọi em bé của những người trên mây,
trong sóng chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì.
5. Tao cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy văn bằng phương
pháp tạo tình huống có vấn đề
Phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trường THCS là một
trong những phương pháp hiện đại, tối ưu rất khoa học và giàu sáng tạo rất phù
hợp với hướng đổi mới của nền giáo dục Việt Nam hướng tới nền giáo dục tiên
tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
Nói đến dạy học nêu vấn đề là nói đến q trình xây dựng và giải quyết
một cách khéo léo tình huống của vấn đề.
11
* Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý nảy sinh ở mỗi người trước
một khó khăn được chủ thể ý thức và muốn khắc phục thì phải vận dụng những
hiểu biết mới và phương pháp hành động mới.
Mặt khác, cảm thụ văn học bao giờ cũng mang tính chất cá nhân rất sâu
đậm. Chính vì thế tạo tình huống có vấn đề trong giảng văn là tạo được một
trạng thái tâm lý văn học rất cần thiết để mở đầu cho quá trình giảng văn đạt
được hiệu quả cao đó là hoạt động sư phạm phù hợp với mục đích dạy học trong
giai đoạn hiện nay, thích ứng với quy luật cảm thụ văn học và đặc thù của văn
học.
Có nhiều cách tạo tình huống có vấn đề để giúp học sinh tìm hiểu, khám
phá tác phẩm và dễ dàng chiếm lĩnh tác phẩm như tình huống bất ngờ, tình
huống mâu thuẫn, tình huống lựa chọn, tình huống phản bác, tình huống giả
định.
* Tình huống bất ngờ: Là tình huống được tạo ra bằng các sự kiện bất
ngờ, bất bình thường. Bản thân tình huống này chứa đựng yếu tố lý thú gây sự
hưng phấn cho học sinh. trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh những điều cần khám phá:
Với những câu hỏi tạo tình huống để học sinh lựa chọn: Câu thơ nào?
Hình ảnh nào? Đoạn nào hay nhất, đặc sắc nhất? Tại sao? Hãy lí giải…
Ví dụ: Dạy văn bản Truyện cổ tích “Cây khế”, giáo viên tạo tình huống:
Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hịn đảo ngồi khơi xa lắc,
chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị, kì diệu chờ được
khám phá.
Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các
bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.
6. Tạo cảm xúc thẩm mĩ bằng cách khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng
trong việc phân tích, khám phá hình tượng thẩm mĩ của tác phẩm
Liên tưởng là một hoạt động tâm lí, từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ
người này nghĩ đến người khác; cơ chế liên tưởng là dựa trên những mối quan
hệ gần gũi của sự vật, hiện tượng, con người (liên tưởng tương đồng, tương cận).
Tưởng tượng là hoạt động tâm lí của con người, nhằm tái hiện, biến đổi các biểu
tượng (hình ảnh) trong trí nhớ và sáng tạo ra những hình tượng mới, cơ chế của
tưởng tượng là hình thành trong trí óc những biểu tượng. Trong sáng tác và cảm
thụ văn học, người ta thường nói đến tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng
tạo.
Trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học, liên tưởng và tưởng tượng sẽ giúp
người đọc khám phá vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm, từ vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ
thuật đến vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật và những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm
bằng những trải nghiệm, cảm xúc, niềm say mê và nhạy cảm riêng của mỗi
người đọc. Trong quá trình dạy học tác phẩm văn học, có thể qua liên tưởng,
tưởng tượng để khơi gợi những rung động, hứng thú, cảm xúc của người đọc đối
12
với vẻ đẹp của tác phẩm, tạo cơ hội để học sinh thể hiện trường liên tưởng thẩm
mĩ phong phú, qua đó bộc lộ và làm giàu thêm vốn sống, vốn văn hóa và cảm
xúc thẩm mĩ của mỗi người.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, tác phẩm văn học xây dựng những hình
tượng nghệ thuật thơng qua ngơn ngữ nghệ thuât. Bước đầu tiên của việc chiếm
lĩnh tác phẩm chính là chiếm lĩnh thế giới ngơn từ (ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa),
từ những câu chữ vô hồn, người đọc bằng cảm nhận, bằng rung động và trí
tưởng tượng sẽ thổi hồn vào ngôn ngữ, làm cho chúng trở nên sống động.
Khi hướng dẫn học sinh cảm nhận tác phẩm văn học, giáo viên cần dẫn dắt
để khơi gợi những liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong việc tái hiện hình
tượng nghệ thuật của văn bản/tác phẩm.
Trong tiếp nhận tác phẩm văn học, học sinh cũng cần liên tưởng, liên hệ,
nhập vai vào nhân vật, sự kiện... để đồng cảm với các số phận, biết xúc động
trước những biểu hiện của con người, sự kiện được thể hiện trong văn học và
trong cuộc sống từ góc độ thẩm mĩ. Bởi văn học là bức tranh phản ánh cuộc
sống thơng qua lăng kính nghệ thuật của người nghệ sĩ.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trên đây là những phương pháp dạy học tôi đã dạy thực nghiệm trong các
giờ dạy “Đọc” văn bản lớp 6 trường THCS Quế Xuân đã được Tổ chuyên môn
nhà trường đánh giá cao và các đồng nghiệp đã ứng dụng trong những giờ lên
lớp và đạt được hiệu quả.
Sau khi áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy, học sinh ngày càng đón
nhận giờ dạy của tơi nhiệt tình hơn, u thích văn học hơn, kết quả học tập ngày
càng được nâng cao. Các em đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về
những tấm gương sáng trong tác phẩm văn học về gương người tốt, việc tốt
trong cuộc sống hằng ngày. Từ nhận thức đó, các em đã có cái nhìn mới về hình
tượng nhân vật văn học. Những nhân vật đó đã bước ra từ trang sách đến với
cuộc đời, có tác động mãnh mẽ đến nhận thức, phong cách sống của các em.
Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy mình đã có cái nhìn sâu sắc hơn về
mục tiêu cần đạt và đặc trưng bộ môn văn học để từ đó, xây dựng phương pháp
dạy văn có hiệu quả cao hơn.
Không những vậy, tôi đã giúp các em có khả năng sử dụng ngơn ngữ để
trình bày ý kiến của mình trước lớp một cách tự tin hơn, diễn đạt mạch lạc hơn.
Các em có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học phần văn bản để áp
dụng vào thực hành viết các bài văn. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc
đoạn trích, một nhân vật văn học, cảm thụ văn học, có khả năng phân tích các
đặc điểm nhân vật nâng lên thành hình tượng văn học với những bài viết đạt
điểm tám, điểm chín thể hiện lối tư suy mạch lạc, nắm vững phương pháp nghị
luận thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về những nhân vật trong tác phẩm và khả
năng sáng tạo độc đáo. Qua đó, học sinh đã được rèn luyện kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp, trau dồi vốn từ khi thực hành viết văn, lối tư duy khoa
học, đặc biệt là kĩ năng viết văn “nghị luận về một nhân vật văn học”.
13
Và điều quan trọng nhất qua chương trình giảng dạy: Tôi đã giúp các em
nắm được những kiến thức cơ bản, những tri thức khoa học, văn học, rèn luyện
kĩ năng làm bài, trên cơ sở đó phát triển nhân cách học sinh, tạo được những
rung động, chủ yếu là rung động thẩm mĩ trước các hình tượng nhân vật và các
em tự tin hơn.
Học sinh hứng thú với những câu hỏi mang tính thực tế về lịng nhân ái,
qua đây giáo dục các em về tình cảm gia đình, tình nghĩa làng xóm láng giềng,
tình bạn và tình người nói chung. Các em đã biết quan tâm hơn đến bạn bè, thầy
cô, người thân. Ánh mắt của các em nhìn vào mọi người đã trở nên thân thiện,
thoải mái hơn.
Tôi đã thực hiện lại bảng khảo sát xúc cảm trên và đáng mừng là tỉ lệ học
sinh biết thương yêu, quan tâm, bớt thờ ơ với cuộc sống và mọi người xung
quanh đã cải thiện hơn rất nhiều. Cụ thể như sau:
TT
Một số hiện trạng cảm xúc
Có
Khơng
1 Biết rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên
90%
10%
2 Chỉ đứng nhìn khi thấy một vụ tai nạn giao thông
40%
60%
3 Ngưỡng mộ một tấm gương vượt khó, học giỏi
85%
15%
4 Thời gian ngồi lướt điện thoại nhiều hơn thời gian
75%
25%
làm việc nhà giúp bố mẹ ở nhà
5 Nhường chỗ cho một phụ nữ mang thai khi ngồi
90%
10%
trên xe buýt
6 Thấy bình thường khi chứng kiến những vụ giết
80%
20%
người rùng rợn trên báo đài
7 Thấy bạn đánh nhau không đi báo cho thầy cô
60%
40%
hoặc người lớn mà chỉ đứng xem, quay clip
10 Một người bạn ở trong lớp bị bệnh rất nặng nhưng
30%
70%
mình khơng hỏi thăm
9 Quan tâm đến mọi người trong gia đình bằng
87%
13%
những hành động hỏi han, chăm sóc
10 Khơng có cảm xúc gì khi thấy mẹ buồn và khóc
90%
10%
11 Động lịng thương xót khi nhìn thấy người bất
95%
5%
hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường
12 Lo lắng cho bố khi ngày ngày phải đi xe hàng
90%
10%
chục cây số đến chỗ làm
13 Thấy bình thường khi mẹ đi làm về mồ hôi nhễ
90%
10%
nhại lại phải lao vào bếp nấu nướng cho cả gia
đình
14 Khơng xin lỗi khi mắc lỗi và không cảm ơn khi
96%
4%
người khác giúp đỡ mình
15 Mọi lời khun đều vơ ích với chính mình
80%
20%
Sáng kiến kinh nghiệm “Tạo cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua giờ dạy
“Đọc” trong chương trình Ngữ văn lớp 6 trường THCS” tôi đã nghiên cứu có ý
14
nghĩa và giá trị thiết thực trong công tác chuyên mơn, có thể áp dụng trong
những năm học tiếp theo để nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp, chất lượng môn
Ngữ Văn, giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường.
VI. KẾT LUẬN
Qua thăm dò ý kiến của một số giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Quế Sơn, chúng tôi thấy rằng, tạo cảm xúc
thẫm mỹ cho học sinh trong dạy học Ngữ văn như thực nghiệm của chúng tôi đề
xuất là có tính khả thi và hiệu quả.
Định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã xác định mục
tiêu giáo dục hướng tới mơ hình nhân cách của người học trong bối cảnh xã hội
hiện đại và hội nhập quốc tế. Đó là những phẩm chất và năng lực mà mỗi người
học cần có để bước vào xã hội tương lai. Nói đến năng lực, người ta thường đề
cập đến các năng lực chung-cốt lõi và các năng lực chuyên biệt. Năng lực cảm
xúc thẩm mĩ nếu nhìn nhận từ phương diện tình cảm thẩm mĩ và giá trị thẩm mĩ,
thì có năng lực này khơng chỉ là năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn cần hướng
tới mà phải trở thành năng lực chung, phổ quát mà mọi người công dân của thế
giới hiện đại cần đạt được, trong đó mơn học Ngữ văn là mơn học có thế mạnh
trong việc hình thành và phát triển năng lực này thông qua việc tiếp nhận tác
phẩm văn học.
Để đạt được mục tiêu này, vai trò của người thầy trong định hướng dạy
học tạo cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh là rất quan trọng. Người thầy biết lựa
chọn phương pháp dạy học và đánh giá theo hướng tinh lọc những văn bản thực
sự hấp dẫn, có khả năng khơi gợi những tình cảm thẩm mĩ đa chiều của người
đọc theo những mức độ khác nhau, phù hợp với từng cấp học, lớp học. Cần tạo
được môi trường để học sinh cảm thấy tự tin, hào hứng trong lớp học, biết rung
động trước cái đẹp và khát khao sống đẹp, qua đó sẽ thực hiện được sứ mệnh
cao cả của môn học là giáo dục tâm hồn, tư tưởng, lịng nhân ái, xây đắp những
tình cảm, lối sống tốt đẹp cho học sinh.
VII. ĐỀ NGHỊ
Sáng kiến “Tạo cảm xúc thẩm mỹ cho học sinh qua giờ dạy “Đọc” trong
chương trình Ngữ văn lớp 6 trường THCS” là đề tài có tính khả thi khơng những
cho bộ mơn Ngữ văn mà cần được vận dụng cho tất cả các mơn học trong nhà
trường phổ thơng. Vì vậy tơi thiết nghĩ cần nhân rộng phạm vi áp dụng của đề
tài cho những năm học sau.
Nhà trường cần đầu tư, mua sắm thêm đồ dùng dạy học, tổ chức các buổi
hoạt động ngoại khố để học sinh có điều kiện thâm nhập kiến thức, thực tế cuộc
sống, nâng cao sự hiểu biết.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
STT
Tên tác giả
Tên tài liệu
1
Bộ
GD&ĐT
2
Bùi Mạnh
Hùng
3
Bùi Mạnh
Hùng
4
Bộ
GD&ĐT
Nhiều tác
giả
Chương trình giáo dục
phổ thông – Những
vấn đề chung
Ngữ văn 6 (tập 1, tập
2)
Kết nối tri thức với
cuộc sống
Sách giáo viên Ngữ
văn 6 (tập 1, tập 2)
Kết nối tri thức với
cuộc sống
Phát triển năng lực
trong môn Ngữ văn
Từ điển Thuật ngữ văn
học
5
6
7
NXB
dục
Giáo
Năm xuất
bản
2018
NXB
dục
Giáo
2021
NXB
dục
Giáo
2021
NXB
dục
Giáo
2018
Nxb Đại học
Quốc gia, Hà
Nội.
Nguyễn
Văn - bồi dưỡng HS Nxb Giáo dục
Đăng Mạnh giỏi trung học phổ Việt Nam
thông
Trung tâm
Từ điển Bách khoa Nxb Giáo dục
biên soạn
toàn thư
Việt Nam
Từ điển
Bách khoa
Việt Nam.
1999
X. MỤC LỤC.
Nhà xuất bản
2005
1995
16
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
NỘI DUNG
I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
2. Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu
II. Cơ sở lí luận
III.. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng từ phía giáo viên
2. Thực trạng từ phía học sinh
IV. Nội dung nghiên cứu
1. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh thông qua cách
giới thiệu bài bằng phương pháp “Lạ hoá tác phẩm”
TRANG
1
1
2
2
4
4
4
5
5
10
2. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy
thông qua đọc diễn cảm - Đọc phân vai
6
11
3. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy
bằng cách cung cấp thêm vốn sống, vốn hiểu biết, vốn
kiến thức cho học sinh
8
12
4. Tạo cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh bằng phương
pháp phân tích kết hợp với bình giảng
9
13
5. Tao cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trong giờ dạy
văn bằng phương pháp tạo tình huống có vấn đề
10
14
6. Tạo cảm xúc thẩm mĩ bằng cách khơi gợi liên
tưởng, tưởng tượng trong việc phân tích, khám phá
hình tượng thẩm mĩ của tác phẩm
11
15
16
17
18
V. Kết quả nghiên cứu
VI. Kết luận
VII. Đề nghị
VIII. Tư liệu tham khảo
12
14
14
15