Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

KỂ CHO CHÍNH MÌNH THEO DẤU CHÂN CỦA NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 108 trang )



3
Mỗi câu chuyện trong cuốn sách nhỏ này là một lát cắt của cuộc đời mà một
người phụ nữ nào đó đang trải qua.
Nếu chị là nhân vật chính trong câu chuyện thì đây là cơ hội để chị như bước ra
từ cuộc đời mình, xem lại một phần, và có thể biết đâu, chị nhận ra điều gì đó
mới.
Nếu chị, hoặc anh, hay các bạn không phải là nhân vật trong câu chuyện, thì với
những trải nghiệm từ nhóm làm nghiên cứu, chúng tôi tin chắc rằng các chị, các
anh, hay các bạn cũng sẽ thấy thấp thống mình ở trong đó, vì mọi người đều khác
nhau nhưng ln có những điều chung nhất khơng đâu có thể khác, đó là tình u,
là ý nghĩa cuộc sống, là sự sẻ chia, là niềm vui, là sự tự tin, là sự dám làm, sự lạc
quan, …; hoặc là nỗi buồn, là sự đấu tranh, sự dằn vặt; là sự rụt rè, sự ngại ngùng,
sự phó mặc, sự phụ thuộc, sự tự ti, sự đau khổ, sự bế tắc….
Chúng tôi ghi lại câu chuyện, khơng nhằm mục đích để bình luận về mỗi người, vì
khơng ai có quyền và đủ thơng tin để nhận xét một điều gì cả, ngồi người trong
cuộc. Chỉ là những câu chuyện chân thành kể ra chia sẻ và sẽ hiểu từ nhiều góc độ
khác nhau của người nghe.
Nhưng trên hết, cho dù như thế nào, thì mọi người ln có thể bắt đầu từ chỗ mình
đang đứng, để mở rộng ra, để hiểu biết hơn, để biết mình đã có những gì, có quyền
có thêm những gì, để thay đổi, để đạt được điều quan trọng nhất của cuộc đời là
NIỀM VUI.


4 | Kể Cho Chính Mình

Ai cũng có một câu chuyện. Tất cả chúng ta
đều có một câu chuyện nào đó, từ tuổi thơ
của bạn, từ hiện tại, từ giờ cơm trưa… Câu
chuyện đó có thể hài hước, bí ẩn hay đau


buồn. Sân khấu tái hiện chính là những câu
chuyện. Nhưng khơng phải câu chuyện của
một ai đó nổi tiếng hay xa lạ, mà là câu chuyện
của chính bạn.

*Trích lời JO Salas - người sáng lập loại hình sân khấu tái hiện năm 1975.


5


Những người phụ nữ ở Sóc Trăng và Lào Cai đã cùng
với chúng tôi hẹn gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau, cùng
nhau kể những câu chuyện bằng lời, bằng trái tim. Rồi từ
đó, chúng tơi kể lại một lần nữa bằng ngôn ngữ sân khấu,
cái mà chúng tôi đang gọi là Sân khấu tái hiện, để các chị
và mọi người có thể nhìn thấy chính mình.

6 | Kể Cho Chính Mình

Kể cho chính mình như là một cách để đứng tách mình
ra khỏi nhân vật MÌNH trong cuộc đời thực, nhìn từ con
mắt của cái tơi rộng mở hơn, hiểu biết hơn về chính mình.
Trong thế giới bất ổn, điều gì có thể giữ cho mình bình n …
Trong thế giới to lớn và quyền lực mà mình khơng thể
kiểm sốt tất cả, điều gì có thể can thiệp …
Trong thế giới xoay vần, điều gì giữ phẩm giá cho mình …


7


Trước khi các câu chuyện có thể được kể ra, những tương
tác ban đầu để có thể phá bỏ phần nào bức tường ngăn
giữa mỗi cá nhân. Những tiếng cười, sự thư giãn, hiểu về
nhau một chút là có thể đến gần nhau hơn được rồi.


Trong không gian phảng
phất âm hưởng của sân
khấu dân dã với những
chiếc chiếu được trải ra,
mọi người ngồi gần nhau,
để có thể gần nhất với diễn
viên, người dẫn dắt và
những người khác.


9

Những chiếc ghế ngồi hình bán nguyệt
nhìn về trung tâm như một sự tập trung
năng lượng, một sự đồng cảm, kết nối.


NHỮNG DẤU CHÂN

ĐẦU TIÊN


11


Những câu chuyện đầu tiên được
chia sẻ nhẹ nhàng, đôi khi chỉ là
những mẩu chuyện ngăn ngắn,
vui vẻ, đôi khi kể về công việc đơn
giản trong một ngày.
Một ngày của Chị Đùm bắt đầu từ 4 giờ sáng đến
chiều tối, từ làm ve chai, phế liệu, làm tôm, làm việc
nhà, chăm sóc cháu nội cịn nhỏ.
Khi xem lại một khoảnh khắc chị chăm sóc đứa cháu
của mình, chị bùi ngùi.
Chị chỉ ước ao được một ngày nghỉ ngơi….


12 | Kể Cho Chính Mình

Câu chuyện của chị Tuyền là nỗi băn khoăn,
mong mỏi muốn mua được một chiếc xe
máy để có thể đi làm việc. Dù cho đó là
nhu cầu của chính mình, chị vẫn khơng thể
thuyết phục được chồng dù anh đã có xe
riêng. Chị ước giá như mình có thể làm ra
tiền một cách tự chủ hơn, thì mình đã có thể
quyết định…


13

Chị Nở say sưa kể về những thay đổi sau khi chị được tập huấn, được học,
được biết nhiều thông tin. Nhờ thế mà con người tự tin, xông xáo, dám làm của

chị như được tiếp thêm lửa….


14 | Kể Cho Chính Mình

Chị Triều đã bật khóc khi
xem lại chính con người
mình trong đoạn tái hiện
ở khoảnh khắc khi có
cảm giác được kết nối
với con mình, cảm giác
có một nơi nương tựa
khi ốm đau, cảm giác cơ
độc khi phải một mình
chống chọi với cuộc đời
khi chồng mất khi mình
chỉ mới ở tuổi 40….


15

Chị Oanh xem lại những
màn đối thoại của chính
mình với người chồng trong
nỗi băn khoăn vì những thất
bát trong vụ tôm vừa rồi.
Làm nữa không? Hay không
làm nữa? Không làm nữa thì
giờ sao bây giờ? Làm sao
để có thể chắc chắn là mình

trúng mùa? Chỉ hy vọng…


16 | Kể Cho Chính Mình

Chị Nhu tự nhận mình là người tạm đủ kinh tế,
không phải lo nghĩ nhiều, nhưng đâu có thể
n bình. Bởi những mâu thuẫn thế hệ những
khó khăn do khác biệt suy nghĩ, khn mẫu
và trách nhiệm khi phải thực hiện vai trò của
người con, của người vợ…
Tự chủ được kinh tế có đem lại sự tự do cho
mình trong tất cả các quyết định không vẫn là
những điều không chắc chắn…


17

NHỮNG DẤU CHÂN

TIẾP THEO


Chị Dung
Chị Dung lấy chồng năm 19 tuổi, do chú mối mai người hiền lành,
chăm làm, qua nhà chú gặp mặt, chưa thấy cảm tình gì, nhà chồng
rất nghèo, được bố mẹ thúc đẩy lấy người chăm chỉ làm ăn, “lỡ mày
chọn đứa nào không tốt, ba má sẽ không lo cho”. “Lúc đấy cịn nhỏ
chưa biết gì, bố mẹ nói thế thì đành theo thơi”.



19

Bức ảnh bên là ảnh cưới tôi chụp được trên
bức vách tường nhà chị.
Cưới xong, hai vợ chồng lên thành phố làm
công ty, lương mỗi người 6 triệu, mỗi tháng
sau khi trừ các chi phí, cịn dư khoảng 5-6
triệu. Nhưng hai vợ chồng chị quyết định “mần
ăn ở quê, không dám bỏ con để lo cho tụi nhỏ
học tới nơi tới chốn, bỏ đi xa con dễ bị hư”.
Chị vẫn dạy con cố gắng học để không phải đi
làm mướn, làm thuê hoài như cha mẹ.
Bố mẹ chị cho hai vợ chồng miếng đất kế bên
để dựng một căn nhà lá, tiền dành dụm đi làm
công ty hai vợ chồng đầu tư vào ni tơm ở
hai mảnh ao, diện tích mỗi ao 1000 mét vuông.
Chị làm việc từ 5.30 sáng đến 8.30 tối. Đôi
lúc muộn hơn nếu bọn trẻ muốn xem ti-vi.
Thỉnh thoảng chị cũng xem phim, nhưng
không thường xuyên, chủ yếu là vừa xem,
vừa tranh thủ “thắt mi”. Chị tranh thủ mọi lúc
rảnh để “thắt mi” (thắt các cặp lông mi giả).


20 | Kể Cho Chính Mình

Hằng ngày, ai ở nhà lúc nào sẽ cho tôm
ăn. Hoặc là cha, mẹ hoặc cậu con trai lớn
- vừa học xong lớp 7. Tôm ăn 3 lần một

ngày vào 6 rưỡi sáng, 11 giờ trưa và 4
giờ chiều. Chồng chị đi đặt cá khoảng 4-5
tiếng một ngày. Khi có người gọi, cả hai vợ
chồng lại làm mướn, chồng thì chặt cây,
cắt cỏ, đào đất…, vợ thì mổ vịt, chở xe
ơm… trung bình thu nhập được khoảng
200 nghìn đồng một ngày. Chị mới tập đi
xe, chưa dám chở xa, chỉ quanh quanh
xã. Hai vợ chồng được bố mẹ chị Dung
cho mượn hai chiếc xe máy.
Tuy nhiên, nhà chị thường xuyên “thất tôm” (mất mùa, thua lỗ), thường xuyên nợ cửa hàng bán thức ăn
tôm. Chị chơi Hội để lúc nào cần thì “hốt chân” để có tiền mua giống tơm. Chị cũng tham gia hợp tác xã,
tham gia hùn vốn (300 nghìn đồng/tháng), hoạt động theo quy định bắt thăm hàng tháng để có quyền sử
dụng vốn (có hai trường hợp được ưu tiên, khơng cần bắt thăm: ốm bệnh và sinh đẻ). Hai vợ chồng anh
chị hùn chung với bố mẹ chị một hầm tôm sú, hy vọng sau 6 tháng sẽ thu hoạch và trúng mùa được giá.
Cịn ao tơm nhà anh chị chỉ thả được tơm thẻ vì bé và nơng.
Năm trước nhà chị từng nuôi gà, hết vốn lại thôi, năm nay đang gây lại đàn gà, hiện có 5 con cả trống, mái.
Nhà chị được xếp loại hộ cận nghèo. Năm 2016, được vay 20 triệu, hai vợ chồng mua bò cái, cho đẻ, bán
được một con bê 6 triệu đồng. Đầu năm 2017, bị lại có mang, chồng đi chăn, bò đang ăn cỏ, ngã lăn ra
chết, mất cả bò, cả bê, xẻ thịt bán thu được khoảng 10 triệu.
Đến giờ vẫn nợ tiền vay vốn chưa trả được, hàng tháng vẫn phải trả lãi.


21

Hai vợ chồng chị tham gia dự án “GAL” (dự án tăng cường nhận thức
về bình đẳng giới). Chị có thay đổi nhiều: tự tin hơn, phát biểu chia sẻ
mạnh dạn. Trước chị chẳng dám nói, chẳng biết nói gì, xe máy khơng
biết đi. Vợ chồng cũng khơng nói chuyện nhiều với nhau. Giờ thì vợ làm
gì, chồng ở nhà sẽ làm cùng, chồng làm gì, vợ cũng đi theo làm cùng,

vừa làm vừa nói chuyện, chia sẻ cả chuyện buồn lẫn vui, nỗi lo lắng và
bàn bạc chuyện con cái, gia đình. Chị và chồng bàn bạc để cùng quyết
định mọi chuyện, có lúc chọn theo ý kiến của người này hay người kia,
ai đúng sẽ cùng theo. “Hai vợ chồng thương nhau hơn, mình đi đâu như
họp hành, cơng việc, có chồng lo việc nhà, đỡ mệt. Trước đây thì khơng
được thế, giờ mình đi đâu về, nhà cửa gọn gàng, mình về chồng cịn
pha nước mát cho mình uống, mình cũng thế với chồng”.
Cả nhà chị Dung, hai vợ chồng và 2 con trai, con út năm nay bắt đầu lên
lớp một, đều trông nhanh nhẹn, hoạt bát. Họ ở cạnh nhà bố mẹ đẻ chị
Dung, được ông bà chăm sóc, để ý giùm tụi nhỏ.
Chị Dung cứ thế vừa làm vừa kể chuyện say sưa, không đợi hỏi. Mẹ chị
Dung thỉnh thoảng chạy sang ngồi, nghe con nói, chêm vào mấy chuyện
mới diễn ra trong xóm ấp, liên tục khen con rể mỗi lần Dung nhắc đến
anh: “chồng nó chăm chỉ, hiền, quan tâm giúp đỡ ông già vợ giờ đã 60”.


22 | Kể Cho Chính Mình

Căn nhà lợp mái lá, xung quanh che bằng lá dừa, nhiều chỗ
hở, khi mưa to luôn bị hắt, dột. Cột kèo nhà bằng những cây
gỗ nhỏ. Hai vợ chồng chị cùng mơ ước cất được một ngôi
nhà vững chắc, không lo dột, để yên tâm làm ăn.
Chị kể, nhưng khi nhắc đến con thì vẻ mặt rạng ngời: “Thằng
út nhà em nó cịn nói được thế này chứ: giá trời cho
trúng tôm để cất nhà mới, khỏi dột má nhỉ”.


23



24 | Kể Cho Chính Mình

Rồi chồng Dung đi đặt cá về, cả nhà bảo nhau lựa chục con
cá bống dừa lớn để mang sang biếu nhà ông Tư hàng xóm
đang ốm. Rồi Dung mang cá đi cân (bán) ở nhà gần đó ln.
Cơm đã có cậu lớn nấu từ trước, trong lúc nói chuyện Dung
và mẹ đã làm một mớ cá rô phi rồi rán vàng, thơm lừng. Bữa
cơm có cá bống nhỏ kho, cá rơ phi nhỏ rán, ăn cùng luôn với
chuối, mấy miếng dưa hấu cắt nhỏ.
Cả nhà ngồi cùng ăn…


Câu chuyện của chị Dung có lẽ khá dài, tưởng chừng khơng có
gì đặc biệt. Chị kể về những khó khăn của gia đình cũng thanh
thản như khơng có chuyện gì ghê gớm. Nhưng có lẽ, để có được
sự n bình như thế là cả một sự thay đổi trong cách nghĩ của mỗi
thành viên trong gia đình về sự chia sẻ, sự gánh vác cùng nhau.
Người chồng của chị làm tất cả mọi việc mà không bị khuôn mẫu
hay định kiến về đây là việc đàn ông, đây là việc đàn bà, ai phải
là người trụ cột. Ai làm gì được trong khả năng của mình, sức lực
và sở trường của mình thì làm, với tất cả tình yêu thương và ý thức
được về quyền của mình và của người khác. Đó là quyền được làm
việc, quyền được nghỉ ngơi, quyền được quyết định về chi tiêu và
công việc.
Ở các gia đình Việt Nam vẫn cịn quan niệm “Thuyền theo lái, gái
theo chồng”. Người chồng vẫn là người đưa ra các quyết định
chính, trong đó bao gồm cơng việc, các chi tiêu trong gia đình,
các khoản đầu tư. Chị Dung và chồng đã vượt qua được những
định kiến đó, là tiền đề cho cảm giác bình an và được chia sẻ, giúp
hạn chế vai trò trụ cột nặng nề của đàn ông, cũng như nâng cao vị

thế của phụ nữ trong gia đình.


×