Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Le thanh hau nguyen huu canh voi vung dat phuong nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.57 KB, 5 trang )

LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH
VỚI VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM
Cuối thể kỷ XVII, Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
là người có công lớn trong việc
mở mang vùng đất cực Nam
Trung Bộ, rồi lại là người lập
cơng đầu đặt nền móng, tạo bàn
đạp, dựng tiền đề cho việc mở
mang tiếp vùng đất phương
Nam ngày nay. Nhân kỷ niệm
325 năm hình thành và phát
triển vùng đất Biên Hòa - Đồng
Nai (1698 - 2023), xin phép giới
thiệu đôi nét về công đức của Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
đối với vùng đất phương Nam
của Tổ quốc.
Theo gia phả ghi chép1:
Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm Canh
Dần (1650) tại nơi sau này là thôn
Phước Long, xã Chương Tín,
huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn
Ninh,
huyện Quảng
Ninh,
tỉnh Quảng Bình); quê gốc Ông ở
làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn,
tỉnh Thanh Hóa. Tên thật của Ơng
là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính,
tộc danh Lễ. Ông là cháu nội quan Tham Chiến Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn,


cha Ông là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật và mẹ là bà Nguyễn Thị Thiện. Cha
ơng là người kiêm tồn văn võ, là danh thần dưới triều chúa Sãi, chúa Thượng,
chúa Hiền, khi mất được truy tặng tước vị Tán Trị Công Thần, Đặc Tấn Phụ Quốc
Thượng Tướng Quân, Cẩm Y Vệ Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phụ Sự, Chiêu Quận
Công, thụy là Cần Tiết, được thờ trong miếu Công thần ở Huế. Ngay từ nhỏ,
Nguyễn Hữu Cảnh tỏ rõ là người có tư chất thơng minh, Ơng cùng các anh em ruột
chăm chỉ rùi mài kinh sử, rèn luyện võ thuật. Thời thanh thiếu niên, Ông theo cha
tham gia nhiều trận đánh chống quân Trịnh xâm lấn vùng đất Đàng Trong và giành
nhiều chiến cơng, Ơng được chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) phong chức Cai
Cơ khi tuổi độ hai mươi.
1

Theo gia phả dòng Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (bản gốc chữ Hán).
1


Thời cuộc biến động, vào những năm 1690, 1691, Kế Bà Tranh - Vua Chăppa
đem quân quấy nhiễu biên giới thuộc phủ Diên Ninh (nay là huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hịa), khiến tình hình chính trị nơi đây khơng ổn định. Năm 1692, chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) đã cử Thống binh Nguyễn Hữu Cảnh cùng tham
tướng Nguyễn Đình Quang đem qn vào bình định. Năm 1693, ơng chỉ huy tướng
sĩ dẹp tan vua Kế Bà Tranh, giữ yên bờ cõi, vỗ an dân chúng, sắp đặt sử dụng một
số quan lại Chămpa giữ các chức vụ khám lý, đề đốc, cai phủ tại đây. Theo lệnh
chúa Nguyễn, vùng đất vừa vãn hồi đặt là trấn Thuận Thành, sau đổi thành phủ
Bình Thuận. Hồn thành trọng trách, Ơng được chúa Nguyễn thăng làm Chưởng
cơ, trấn thủ ở dinh Bình Khương (nay là huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).
Dưới sự bảo trợ của của chúa Nguyễn, Đất Đàng Trong đã thu hút di dân miền
Bắc, miền Trung vào sinh cơ lập nghiệp từ rất sớm. Họ ra đi bằng thuyền theo
đường Biển Đơng vào xứ Mơ Xồi (Bà Rịa), rồi ngược sông Phước Giang đến khai
phá đất Đồng Môn, Long Thành, Bến Gỗ, Cù Lao Phố, Bình Ba, Chợ Đồn, Bến Cá,

Tân Uyên… Đến đây, những người di cư nhanh chóng hịa đồng với người Chơro,
Mạ, X’tiêng và một số người Hoa do Trần thượng Xuyên đứng đầu được chúa
Nguyễn chấp thuận tị nạn tại đây năm 1679, họ cùng nhau khai hoang thành ruộng,
lập xóm, lập cảng thơng thương buôn bán… đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đất
phương Nam trở nên đông đúc dân cư, địa bàn khai phá ngày càng mở rộng, địi hỏi
phải nhanh chóng thiết lập và tổ chức các đơn vị hành chính để quản lý ổn định.
Người được chúa Nguyễn giao sứ mệnh trọng đại này là Thống suất Trưởng Cơ Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Vâng mệnh chúa Nguyễn, tháng hai năm Mậu Dần (1698) Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam. Theo đường biển, thuyền của
ông đến xứ Đồng Nai, rồi ngược dòng Phước Giang đến đất Cù Lao Phố và đặt đại
bản doanh tại đây, bắt đầu công cuộc tái thiết chính trị - kinh tế vùng đất mới. Sách
Đại Nam Thực Lục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn ghi rằng: “Mậu Dần, năm thứ 7
(1698), tháng hai, sai Cai cơ thủy quân là Nguyễn Hữu Khánh và Nguyễn Cửu Vạn
giữ các cửa biển. Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính
kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước
Long (nay thăng làm phủ), dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gịn làm huyện Tân
Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt các chức lưu
thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng
đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố
Chính trở về Nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giới
phận, khai khẩn ruộng nương, định lệnh thuế tô dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy
người Hoa đến buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn, lập làm
xã Minh Hương. Từ đó người Hoa ở bn bán đều thành dân hộ của ta”.
Về phạm vi không gian mà Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập được bộ máy hành
chính là các tỉnh miền Đông Nam bộ ngày nay và lấy đất Nông Nại (Cù Lao Phố,
Biên Hòa, Đồng Nai) làm Gia Định phủ được chia thành hai huyện: Lập huyện
2



Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa). Lập huyện Tân Bình, dựng dinh
Phiên Trấn (Sài Gịn). Bộ máy hành chính được thiết lập ở cấp huyện gồm các chức
Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục để cai trị, dưới có hai ty trực thuộc. Dinh hay điền đều
phải ghi vào sổ bộ, đều phải đóng thuế theo quy định. Xã, thơn, phường, ấp phải
chia ra bộ phận có ranh giới, có con triện và các sổ bộ riêng. Đất đai được mở rộng
ngàn dặm, dân chúng “tứ vạn hộ” được quy tụ thành các xóm làng có sổ đinh, sổ
điền. Việc thiết lập được bộ máy hành chính như thế có ý nghĩa rất lớn. Lần đầu
tiên xóm làng người Việt di cư được chính thức xác lập, bảo hộ tại đất Đồng Nai Gia Định. Từ đây, chấm dứt giai đoạn lưu dân tự phát, tự quản. Trên vùng “đất
rộng người thưa”, dân cư là những người “tha phương cầu thực” đã chung sống trở
thành cộng đồng, hòa hợp với các dân tộc tại chỗ và được Nhà nước quản lý bằng
luật pháp. Về mặt an ninh phòng vệ, Nguyễn Hữu Cảnh thực hiện chia quân binh
thành các cơ, đội, thuyền, thủy bộ binh và thuộc binh để canh phịng thơn trang và
bảo vệ chủ quyền vùng đất mới mở từ Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An,
sông Tiền.
Trên cơ sở phân định ranh giới hành chính, thiết lập bộ máy quản lý, lập qn
binh, thì việc phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống cho dân là quan
trọng trong cuộc kinh lược, Nguyễn Hữu Cảnh đã cho phép mọi người phân chiếm
ruộng đất, khuyến khích mở rộng cơng cuộc khai hoang, tiếp tục chiêu mộ di dân từ
các tỉnh miền Trung vào vùng đất mới để phát triển kinh tế, tạo thực lực của chúa
Nguyễn về phía Nam. Nhưng tập trung chủ yếu là dân từ châu Bố Chánh (Quảng
Bình), Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn đến vùng đất mới
làm ăn, bởi vậy số dân lúc bấy giờ đã lên tới bốn vạn hộ, yên tâm chung vai gánh
vác công cuộc mở cõi. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát
triển. Sau năm 1689, những bước khai phá và phát triển kinh tế của người Việt đã
vượt qua sông Tiền, sông Hậu tiến sát đến Cà Mau, Hà Tiên. Để đảm bảo thương
mại phát triển, sự giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư trong Phủ, Ông cho lập
đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè nơi ngã ba sơng Bình
Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với thương cảng Cù lao Phố, Bến
Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa
có thể ra vào một cách dễ dàng. Đặc biệt, bến tàu Châu Đại Phố của nhóm thương

nhân người Hoa đã được củng cố lại, đảm bảo hoạt động quy củ với tên gọi mới
cảng Đại Phố. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn đề cập về sự phát triển
khá rõ: “Hàng năm vào tháng 11, tháng 12 tháng giã thành gạo, bán lấy tiền để ăn
tết chạp. Từ tháng giêng trở đi là không làm việc xay giã. Bình thời chỉ bán ra Phú
Xuân để đổi lấy hàng Bắc, lụa lĩnh, trừu đoạn, áo quần tốt đẹp, ít có vải bố. Đất ấy
nhiều ngịi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn có chở
thuyền lớn thì tất đèo theo xuồng nhỏ để thông đi các kênh. Từ cửa biển đến đầu
nguồn đi sáu đến bảy ngày, hết thảy là đồng ruộng bằng phẳng, bát ngát, rất thích
hợp trồng các loại lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo”.

3


Nhận thức được tầm qwuan trọng của tinh thần đoàn kết, Nguyễn Hữu Cảnh
đã từng bước thực hiện các chính sách đoàn kết các cộng đồng người trên vùng đất
mới. Đối với cộng đồng người Hoa - để khai thác tiềm lực, ổn định cuộc sống, tạo
điều kiện cho họ yên tâm cùng xây dựng quê hương mới. Nguyễn Hữu Cảnh đã lập
ra các đơn vị hành chính riêng, đó là sự ra đời xã Thanh Hà ở Trấn Biên và xã
Minh Hương ở Phiên Trấn. Tất cả người Hoa cùng đều nhập sổ bộ nước ta. Đối với
các dân tộc tại chỗ như Mạ, S’Tiêng, Chơro… cũng tạo điều kiện cho họ tự do sinh
sống và canh tác cùng với người Viêt.
Công cuộc kinh lược vùng đất phương Nam hồn thành, cuối mùa đơng năm
1689 Ơng được chúa Nguyễn triệu về trấn thủ dinh Bình Khương như cũ. Nhưng
đến năm 1699, vùng đất phương Nam bị vua Chân Lạp là Nặc Thu đem qn quấy
nhiễu, cướp bóc dân bn. Tướng Long Mơn là Trần Thượng Xun đóng giữ
Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên. Chúa Nguyễn lại cử Thống
Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cùng Phó tướng Phạm Cẩm Long đem quân
vào hợp với tướng Trần Thượng Xuyên đi đánh dẹp. Tháng hai năm Canh Thìn
(1700), Ơng cùng tướng sĩ hành qn tới Rạch Cá (Vĩnh Long ngày nay) đặt đại
bản doanh tại đây, cho đắp lũy Hoa Phong (phía tây thành Gia Định), khơi rộng

nhánh sơng Tiền nối sơng Hậu, cho thám báo dị xét tình hình quân Chân Lạp, loan
tin uy danh của Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh trong binh lính và nhân dân Chân
Lạp. Tháng ba năm Canh Thìn, Ơng mặc nhung phục đứng trên đầu thuyền, vung
gươm vẫy cờ, đốc quân đánh gấp, tiếng súng vang như sấm. Nặc Thu và nhiều
tướng sĩ của địch hoang mang, hoảng sợ, bỏ chạy. Nặc Yêm là cháu của Nặc Thu
đã mở cửa thành Bích Đơi xin hàng. Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân vào
thành, trấn an dân chúng Chân Lạp. Về sau Nặc Thu cũng quay về hàng phục, xin
cống nạp như cũ, biên giới phía Nam ổn định trở lại.
Tháng tư năm ấy, ơng đưa qn về đóng ở đồn Cây Sao còn gọi là Cù lao Sao
Mộc (nay thuộc chợ Mới, An Giang), báo tin thắng trận về Kinh thành. Thời tiết
lúc bấy giờ xuất hiện mùa viêm nhiệt, Ông và nhiều binh sĩ mắc bệnh, hai chân tê
bại, ăn uống không được. Ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, Ơng ra dự tiệc khao
thưởng tướng sĩ khơng may bị trúng gió thổ huyết, bệnh tình trở nặng. Ơng quyết
định kéo binh về dinh Bình Khương để trị bệnh, nhưng ngày 09 tháng 5 đi đến
vùng đất Sầm Giang (tức Rạch Gầm thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
ngày nay) thì ơng mất2 để lại bao nỗi tiếc thương trong lòng dân Đại Việt. Trên
đường chuyển linh cữu về quê nhà Quảng Bình an táng, đến địa phận đại bản doanh
Cù lao Phố thì tạm dừng vài ngày để nhân dân Đồng Nai, Gia Định tế lễ, tỏ lòng
Theo Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền trong sách “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công
cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ thứ XVII, Nxb Văn học, 1999” thì Nguyễn Hữu
Cảnh mất ngày mùng 9 tháng 5 năm Canh Thìn tại Rạch Gầm, cho nên từ Mỹ Tho trở xuống Cù
lao Ông Chưởng cho đến cả Nam Vang đều làm lễ giỗ Ông vào ngày này. Riêng Cù Lao Phố làm
lễ giỗ Ông vào ngày 16 tháng 5 âm lịch, có thể do người xưa tính theo ngày đình cữu (nơi dừng
quan tài ở Trấn Biên).
2

4


thành kính tiếc thương. Tại nơi đình cửu, sau này dân Cù lao Phố xây huyền mộ

vọng tưởng và xin đổi tên thơn Bình Hồnh ra Bình Kính để ghi nhớ cơng ơn của
Lễ Thành Hầu. Về phía Kinh thành, khi Ơng mất chúa Nguyễn Phúc Chu vơ cùng
thương tiếc truy tặng Ơng tước “Hiệp Tán Cơng Thần, Đặc Tiến Chưởng Dinh,
Tráng Hoàng Hầu”. Đến thời các vua nhà Nguyễn lại gia phong tước “Khai Quốc
Công Thần, Tráng Võ Tướng Quân, Vĩnh An Hầu”; “Thượng Đẳng Công Thần,
Đặc Trấn Phủ Quốc, Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu”; được thờ phụng trang nghiêm
trong Thái miếu Kinh đơ Huế.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Công lao khai phá, xác lập và bảo vệ vùng đất phương Nam của Lễ Thành
Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được hậu thế tôn vinh ở nhiều tỉnh thành Nam Bộ. Từ
người Việt, người Hoa đến người Khmer đều trọng vọng kính cẩn lập đền, miếu
thờ Ơng như một vị phúc thần của làng xã: mộ và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở
Đồng Nai; đình Minh Hương Gia Thạnh ở thành phố Hồ Chí Minh; đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh ở thành phố Thủ Đức; đình Châu Phú, đình Châu Phong, đình
Đa Phước, đình Mỹ Đức, đình Bình Thủy ở An Giang… và được các vua nhà
Nguyễn sắc phong là Thượng Đẳng Thần với các mỹ danh “Bảo An, Chánh Trực,
Hữu Thiện, Đôn Ngưng chi Thần”. Nhà thơ Nguyễn Liên Phong trong tác phẩm
Nam Kỳ Phong Tục Nhơn Vật Diễn Ca đã ghi chép rõ ràng công ơn ấy:
Nguyễn Hữu Cảnh Lễ Thành Hầu,
Sắc phong Thượng Đẳng Thần đâu vi tày.
Nhớ ơn khai quốc nặng dày,
Vua ban tiền bạc dựng gầy miếu cơ.
Xóm làng bồi bổ đến giờ,
Thần linh bảo hộ cõi bờ vững an.
Thường niên thờ tự kĩ càng,
Nghi văn trần thiết đoan trang kính thành.
Và người đời sau đã lấy cả chức vụ Chưởng Cơ và họ tên của Ông để đặt tên
cho xã, ấp, dịng sơng, con đường, ngơi trường… như Cù Lao Ơng Chưởng, Châu
Lễ Cơng, dịng Ơng Chưởng, đường Nguyễn Hữu Cảnh, Trường PTTH Nguyễn
Hữu Cảnh… Như vậy, chúng ta thấy rõ uy đức khi còn sinh tiền của vị Trưởng

Binh ấy sâu đậm như thế nào mới được sự sùng kính, nhớ ơn kéo dài trong lòng
người hơn ba thế kỷ nay và hiển nhiên sẽ còn lưu truyền mãi mãi.
Nam Nguyễn

5



×