Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

lễ thành hầu nguyễn hữu cảnh và những đóng góp cho vùng đất nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.86 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Đề tài:

LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH
VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO
VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

GVC.Ths: KHOA NĂNG LẬP

LÊ VĂN SANG
MSSV: 6086345
Lớp: Sư phạm lịc sử
Khóa: 34

Cần Thơ - 2012

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nam Bộ là lãnh thổ của nước Việt Nam, đầy là vùng đất mới của nước VIệt.
Lịch sử hình thành và phát triển khoảng 300 năm trở lại đây.


Thời nguyên thủy vùng đất này thuộc Vương Quốc Phù Nam, về sau thuộc
vùng Thủy Chân Lạp của quốc gia Chân Lạp. Nơi đây khi xưa là vùng đất rừng
rậm, hoang sơ, nơi thích hợp cho thú dữ sinh sống hơn là người. Chính vì vậy mà
con người sinh sống thưa thớt, chỉ có một số lượng nhỏ. Họ là ai? Họ là những
người đã mang tội rồi đến nơi đây, hay có những người dân bị áp bức bốc lột không
có ruộng đất, buộc họ phải vào đây khai phá, sinh sống và lập nghiệp, dần dần trở
thành người dân bản địa.
“…Đến đây xứ sở lạ lùng,
Tiếng chim kêu cũng sợ! Tiếng cá vùng cũng kinh!”
Hay:
“Đồng Nai địa thế hãi hùng!
Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um”
Từ những câu ca dao xưa truyền lại ta thấy vùng đất Nam Bộ, nơi mà chúng ta
sinh sống phồn hoa, nhộn nhịp bây giờ so với hiện cảnh ngày xưa thì đáng sợ như
thế nào. Người dân sinh sống trong thời đó khó khăn biết bao nhiêu.
Thời nguyên thủy là vậy. Vùng đất Nam Bộ khi đó được xem như vô chủ, vì
điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt nên hầu như không ai vào khai hoang, mở mang
lãnh thổ.
Vùng đất này thật sự trở mình và phát triển từ khi được sự cai quản của chính
quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Chúa Nguyễn bằng những chính sách ngoại giao hợp lý và thiết thực dần dần
mang tầm ảnh hưởng của mình đặt lên vùng đất mới này. Theo qui luật của tự
nhiên, chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã dần kiểm soát cả vùng đất này,
đưa vùng đất mới này trở thành một phần lãnh thổ của nước Việt. Xác nhập vào bản
đồ Việt Nam, đến thời Minh Mạng thì cơ bản lãnh thổ đã thống nhất kéo dài từ
Lũng Cú đến mũi Cà Mau.

2



Việc Chúa Nguyễn dần dần đặt ảnh hưởng của mình lên vùng đất mới rồi tiếp
đến xác nhập vùng đất Nam Bộ được xem là vô chủ này vào lãnh thổ Đại Việt thì
người được xem là có công lao lớn nhất là Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Trong lịch sử dân tộc việc khai hoang vùng đất mới và mở mang bờ cõi thì đã
có từ khi Đại Việt trở thành một quốc gia độc lập.
Đến đời Nguyễn Phúc Chu ông vẫn tiếp tục truyền thống xưa.
Theo lệnh Chúa , Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã vào kinh lược vùng đất
mới. Bằng tài năng và đức độ của một vị tướng lĩnh, ông tiến hành bình định và
khai hoang cùng với những chính sách thiết thực và hợp lý đã thu phục được lòng
dân bản địa nơi đây.
Không quá khi nói ông đã biến vùng đất vô chủ, đất rộng người thừa, nhưng
điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, rừng rậm hoang vu, không thích hợp cho
ngưới sinh sống, thành một nơi có cơ sở hành chính, có nhiều dân cư sinh sống, đô
thi sầm uất mộc lên và làm cho vùng đất này phát triển rất nhanh chỉ trong một thời
gian ngắn.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã để lại trong lòng của mỗi người dân ở
những vùng đất nơi ông đến và đi qua một tình cảm thiêng liêng trân trọng đối với
vị tướng anh hùng này.
Điều đó càng được thể hiện rõ ràng hơn khi hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ đều có
đền thờ của ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đặc biệt là ở An Giang, chỉ
trong tỉnh này thôi đã có không dưới 3 đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Qua đó cho thấy Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến
vùng đất này. Và công lao của ông đối với vùng đất này là không hề nhỏ, không kể
hết được. Tục ngữ có câu:
“ uống nước nhớ nguồn”
Hay
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Cũng chính vì vậy mà trong bài báo cáo cuối khóa học, tôi chọn đề tài :” Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh và những đóng góp cho vùng đất Nam Bộ”. Để tìm
hiểu và biết nhiều hơn về những đóng góp của ông cho vùng đất Nam Bộ, nơi mà

chúng ta sinh sống và làm việc.

3


Dù đã cố gắng tìm kiếm tài liệu và xâm nhập thực tế nhưng với khả năng có
hạn , đề tài còn có nhiều thiếu sót mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chủ yếu dựa vào cuốn sách: “ Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ
XVII” của tác giả Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền . Trong qua trình tìm kiếm tài liệu
để phục vụ cho đề tài thì chỉ có duy nhiều nhất nguồn tài liệu này nói nhiều đến vấn
đề cần nghiên cứu. Còn ngoài ra những nguồn tài liệu khác chỉ viết sơ xài không
chuyên sâu đến vấn đề cần phục vụ cho đề tài, cho đến nay thì những sách viết về
nhân vật lịch sử thì nhiều nhưng, nói về vị khai quốc công thần, người khai sáng
vùng đất Nam Bộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thì chỉ có Như hiên Nguyễn
Ngọc Hiền với cuốn sách: “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai
sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII” là duy nhất viết chuyên sâu và tìm
hiểu rất cận kẽ về vị Lễ Công.
Cũng chính vì lý do này mà có lẽ thông tin về Thống Suất Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh trong miền Nam nói riêng và cả nước nói chung cũng còn có sự
hạn chế. Mong rằng sau này có nhiều tác giả viết và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Trong lịch sử dân tộc việc kinh lược và khai phá vùng đất Nam Bộ thì đã có
nhiều vị tướng nhà Nguyễn làm công việc này. Do vậy trong đề tài này chỉ giới hạn
nói đến công việc khai phá của Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở
cuối thế kỷ 17. Đây cũng là phạm vi nghiên cứu của đề tài.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ngoài phương pháp lịch sử và phương pháp logíc là chủ yếu . luận văn còn sử
dụng các phương pháp khác như: mô tả thực tế để phục vụ trong quá trình nghiên
cứu.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

4


Chương 1:
NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN
HỮU CẢNH
1.1. QUÊ QUÁN
1.2. GIA ĐÌNH.
1.3. CUỘC ĐỜI

CHƯƠNG 2:

LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH: CÔNG VIỆC BÌNH ĐỊNH
VÀ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
2.1. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH VỚI CÔNG CUỘC BÌNH
2.2. Lễ THÀNH HẦU VỚI CÔNG CUỘC BÌNH ĐỊNH CHÂN LẠP.
2.3. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH KINH LƯỢC XỨ ĐÔNG NAI.

2.4. LỄ THÀNH HẦU VỚI CÔNG CUỘC DI DÂN KHAI HOANG XỨ ĐỒNG
NAI.
2.5. ĐÓNG GÓP CỦA LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH TRONG CÔNG
CUỘC PHÁT TRIỂN XỨ ĐÀNG TRONG

CHƯƠNG 3:
SỰ TRI ÂN CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM ĐỐI VỚI BẶC KHAI QUỐC

CÔNG THẦN LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH
3.1 ĐỀN THỜ QUÊ HƯƠNG QUẢNG BÌNH.
3.2. ĐỀN THỜ Ờ BIÊN HÒA VÀ Ờ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH.
3.3. ĐÌNH THỚI AN Ở Ô MÔN – CẦN THƠ VÀ TIỀN GIANG
3.4. ĐỀN THỜ Ở AN GIANG

5


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:
NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN
HỮU CẢNH
1.1. QUÊ QUÁN
1.1.1 Từ Chi Ngại( Hải Dương)- Nhị Khê( Hà Đông)- Gia Miêu( Thanh Hóa)
đến Thuận Hóa- Quảng Bình.
Theo tôn phả dòng họ Nguyễn Hữu: Anh em của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh thuộc đời thứ 9, tính từ hậu tổ Ức Trai Nguyễn Trãi, nguyên quán làng Chi
Ngại Hải Dương, Song Ngài được sinh ra tại quê ngoại là làng Nhị Khê phủ
Thường Tín, tỉnh Hải Đông.
Sau khi Ức Trai bị kết án tru di tam tộc, xảy ra nhiều trường hợp ly tan, khiến
các con cháu còn sống sót đã sinh trưởng ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.Ngay
những nơi xa xôi hẻo lánh, như vùng mạng ngược Cao Bằng, Lạng Sơn hiện nay di
duệ mạng họ Bế. Rõ ràng nhất, đông đảo nhất là ở những miền Hà Đông, Thăng
Long, Thiên Trường, Thanh-Hóa, Thuận Hóa và Quảng Bình.
Riêng việc di chuyển vào Gia Miếu Thanh Hóa của dòng Nguyễn Hữu thời
Trịnh Nguyễn phân tranh đã thành thơ truyền tụng trong dân gian:
“… Huyện Tống Sơn đất lành chim đậu
Làng Gia Miếu chiến hữu tùng cư…”.

1.1.2 Xác định nơi sinh của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Dòng họ Nguyễn, trải qua rất nhiều thăng trầm! Đến đời Triều Văn Hầu
Nguyễn Triều Văn, vì bất mãn với Chúa Trịnh Đàng Ngoài, Cụ đã di chuyển gia
đình theo chúa Nguyễn vào Đàng Trong(1609) và định cư tại huyện Phong Lộc tỉnh
Quảng Bình- Khi ấy con trai của cụ Văn là Nguyễn Hữu Dật 6 tuổi. Vậy cho nên
đến đời các con của ông Dật , tức hàng cháu nội của cụ Triều Văn, hẳn phải sinh ra
trên đất Quảng Bình” theo Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền: Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh với công cuộc khái sáng Miền Nam nước Việt cuối thế kỷ thứ XVII”
6


1.1.2.1 Sơ lược về tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tân
Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm
ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S của Việt
Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh này
giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng
Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn
của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Quảng Bình thuộc
bộ Việt Thường.Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi Champa
giành được độc lập và lập nước Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định ngày nay)các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất
Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đát từ đèo Ngang trở vào khi nhà
Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối
với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành
được độc lập
Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua
Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố
Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio

Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng
Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069
Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là
dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).
Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng
Trạch.
Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành
tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1990 lại tách ra như cũ.
Thật không phải ngẫu nhiên mà có nhiều nhân tài! Hãy xét sơ qua về địa chí
Quảng Bình qua câu đối chỉ ghi chép toàn tên các Phủ, Huyện, Làng, xã ở đó mà
thành:

7


“ Sơn Hà Cảnh Thổ
Văn Võ Cổ Kim”
Quảng Bình là một tỉnh địa hình thiên nhiên có rất nhiều phong cảnh quí hiếm,
dễ thắm tình người như: Động Phong Nha, Động Phủ, Hàng Vòm, Vườn Dầu Đá
Nhảy, núi Thần Định, Đấu Mậu…; Xa hơn nữa có Hòn Gió tục gọi là Hòn Ông(
nay là đảo Chim, đảo hải Âu). Về sông thì có: Sông Gianh, sông Nhật Lệ… Xem
địa thế ấy và ngẫm từ cổ đến kim thì phải nhận thức rằng:” Quảng Bình là miền
vương địa của nhà Nam. Đã đứng vào vị trí trung tâm của đất nước; Rất dễ dàng
nhận lãnh sinh khí của cả hai miền Nam Bắc.
Địa linh Quảng Bình hầu như đã góp phần nung đúc tinh hoa trở thành những
bậc nhân kiệt của Tổ Quốc cả võ lẫn văn:
“… Quê ta có lắm tướng tài
Hữu Dật, Hữu Cảnh mấy ai dám bì…”


1.2. GIA ĐÌNH.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đạt được những thành tựu lớn trong cuộc đời
thì một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là gia đình. Vì vầy ta tìm hiểu và làm
rỏ nguôn gốc cũng như gia đình của Ông như thế nào mà đã hình thành nên tính
cách cũng như phẩm chất tốt đẹp có trong con người của Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh. Cho đến mãi ngày nay dù ở đâu, nơi mà ông đã đến và đi qua nhắc đến
là không ai mà không nhớ đến vị tướng anh dũng và tài ba này.
1.2.1. Nguồn gốc Nguyễn Tộc.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vốn là di duệ của đệ nhất khai quốc công
thần Ức trai Nguyễn Trãi (1380-1442). Còn khởi tổ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh là Định Quốc Công Nguyễn Bặc (904-979), vị công thần khai quốc Nguyễn
Huân triều nhà Đinh quán ở Hoa Lư,Châu Đại Hoàng ( sau là Đại Hữu Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình).Nhưng dòng dõi của khởi tổ Nguyễn Bặc về sau này lại có quê ở
Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn tỉnh Thanh Hóa. Hiện ở Từ đường khởi Tổ
Nguyễn Bặc vẫ còn bức Hoành Phi có 3 chữ đại từ “Khởi Đại Đường” dịch nghĩa:
Từ đường khởi đầu ( họ Nguyễn), chung quanh bái đường cũng còn treo thờ rất
nhiều câu đối, thơ văn từ đời Lê Thánh Tôn (1460- 1494) đã truy tặng.

8


Bảng sơ lược phổ hệ:
Từ khởi tổ( tức tiền tổ) Nguyễn Bặc xuống đến đời thứ 10 là Nguyễn Ứng
Long- Phi Khanh
1-Nguyễn Bặc

Định Quốc Công, công thần khai quốc nguyên huân
triều nhà Đinh (ngài bị giết vì chống Lê Hoàn)

2-Nguyễn Đê


Đô Kiểm Hiệu phò 3 triều: Đinh, Lê, Lý (đến khi cha là
Nguyễn Bặc bị sát hại, ông đã cùng em là Nguyễn Đạt
bỏ trốn qua Bắc Giang, dần dần lập nên 2 chi họ Nguyễn
ở Kinh Bắc và Sơn Nam (Hà Đông) .

3-Nguyễn Viễn

Tả Quốc Công Tham tri chính sự nhà Tiền Lê.

4-Nguyễn Phụng

Tả Đô Đốc đời Lý-Anh-Tông 1145 .

5-Nguyễn Nộn

Đời Lý (1210) đi ở ẩn ở chùa Phù Dực kinh Bắc, Đời
Trần được phong Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, lấy Công
Chúa Ngoạn Thiềm nhà Trần.

6-Nguyễn Thế Tứ

Đô Hiệu Điểm triều Trần 1225-1257

7-Nguyễn Nạp Hòa

Bình Nam Đại tướng quân triều Trần qua các niên kỷ từ
1314-1377

8-Nguyễn Công Luật


Hữu Hiệu Điểm cuối triều Trần (cụ Công Luật còn có
tên là Phi Loan) sau bị nhà Hồ giết hạ thân quyến.

9-Nguyễn Minh Du

Quản quân Thiết Hổ (Trần phế đế 1398-1399) bị giết
năm 1399, trong vụ thảm sát ở thàn Tây Đô.

10-Nguyễn Ưng Long

Phi Khanh 1355(Ất mùi) quê ở Chi ngại Hài dương,đỗ
tiến sĩ đời Trần Duệ Tông 1374.Khi đỗ rồi ông vẫn đi
dạy học.Sau được bổ chức Kiếm chính (một chức quan
nhỏ đời nhà Trần).Năm 1401 làm quan đời nhà Hồ. Khi
9


giặc Minh xâm lăng ông bị bắt qua Yên Kinh giam tại
Vạn Sơn Điếm (Hồ Bắc,Trung Quốc). Truyền khi mất,
ông được an táng tại quê nhà phía nam núi Bái
Vọng,Chi Ngại,Hải Dương.
Cuối đời tiền Tổ là Nguyễn Ứng Long, tiếp đến đầu đời hậu Tổ là Nguyễn
Trãi, quãng thời gian này trong phả khởi nguyên đường có ghi:”… Từ vụ án Lệ Chi
Viên! Để giữ bí mật dòng dõi của hậu Tổ Nguyễn Trãi, nên mỗi khi viết tộc phả,
từng chi phải tùy tiện chép sai, cố tình ghi sai lệch cả thế thứ; thậm chí có nhiều chi
phái còn ém gia không chép tiếp nữa; hoặc hiều ngành đã bôi hẳn tên Nguyễn Ứng
Long và Nguyễn Trãi, hoặc lấy tên Tổ khác điền vào( Theo Như Hiên Nguyễn
Ngọc Hiền: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng Miền Nam
nước Việt cuốc thế kỉ XVII)

1.2.2 Phả hệ dòng Nguyễn Hữu
Tính từ hậu Tổ Ức trai Nguyễn Trãi 1380 đến Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh 1650: được 270 năm, tiếp 9 thế hệ phần đông được sinh ra và làm quan dưới
triều Lê, đều có công to,danh lớn; nhưng đến 3 thế sau kể từ đời Triêu Văn Hầu
Nguyễn Triều Văn lại phò Chúa Nguyễn. Trải 6 triều chúa, từ Chúa Tiên Nguyễn
Hoàng(1558-1613) đến Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu 1691-1725. Trong thời gian
142 năm, tất cả ông cháu,cha con, anh em dòng Nguyễn Hữu đã lập nên nhiều công
nghiệp thật kỳ vĩ,nêu những thành tích rạng rở núi sông. Nhất là Đàng Trong, miền
Nam nước Đại Việt ở cuối thế kỷ 17.

10


Bảng Lược Phả Dòng Nguyễn Hữu
1. Nguyễn Trãi

2. Nguyễn Công Duẫn
( Hoàng Quốc Công)

Nguyễn Anh Võ
( Sùng Quốc Công)
Ông Anh Võ có 7 con trai
Con đầu là Nguyễn Tạc

3. Nguyễn Đức Trung
( Trình Quốc Công triều Lê)

4. Nguyễn Hữu Vinh
( Hùng Quốc Công)


Nguyễn Thị Hằng
( Chánh hậu vua Lê Thánh Tông 1460)
Tức Hoàng Hậu Trường Lạc

5.Nguyễn Hữu Đạc (Tức Đạo hay Nguyễn Hữu Thích)
(Tùng nhơn Hầu hay Tùng dương Hầu)

6.Nguyễn Hữu Dẫn
(Cẩm hoa Hầu triều Lê)

7.Nguyễn Triều Văn
(Triều Văn Hầu triều Lê và Nguyễn sơ)

8.Nguyễn Hữu Dật
(Chiêu vũ Hầu triều Nguyễn sơ)

9.Nguyễn Hữu Hào
(Hào Lương Hầu
Hào Đức Hầu)

Nguyễn Hữu Cảnh (Kính)
(Lễ Thành Hầu
Nguyễn Phước Lễ)
11


Theo gia phả Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là cháu nội của quan Tham
Chiến Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn, cha của Lễ Thành Hầu là Chiêu Vũ Hầu
Nguyễn Hữu Dật và mẹ là bà Nguyễn Thị Thiện
Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật có tài kiêm toàn văn võ; Ông là danh thần

Triều Chúa Sãi, là tác giả thi tập “ Hoa Vân Cáo Thị” ở tiền hậu bán thế kỉ 17. Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh có 4 anh em cùng cha cùng mẹ là:
Anh trưởng, Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào,( còn gọi là Nguyễn Hữu
Bang), Ông cũng là một danh tướng triều Chúa Nguyễn và là tác giả thi phẩm “
Song Tinh Bát Dạ” ở đầu thế kỉ 18.
Như vậy theo gia phả Lê Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là
Hậu duệ 19 đời của khởi Tổ Nguyễn Bặc
Hậu duệ 9 đời của Tổ Nguyễn Trãi
Cháu bàng hệ 7 đời của Tổ Nguyễn Trác
Cháu bàng hệ 5 đời của Tổ Nguyễn Kim
Cháu nội của Triêu Văn Hầu Nguyễn Triều Văn
Con trai thứ 3 của Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật
Em ruột của Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào
Nhìn vào 2 bảng gia phả thì Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vốn sinh ra
trong một gia đình có truyền thống làm quan, có cống hiến rất nhiều cho các triều
đại phong kiến Việt Nam. Đến đời của Lê Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh,Ông tiếp
tục nối tiếp truyền thống của dòng họ mình. Cũng chính vì sinh trong một gia đình
có truyền thống như vậy nên trong con người của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
đã sớm nhận thức được trách nhiêm của mình, cũng từ đó đã hình thành nên những
tính cách và phẩm chất cao đẹp của Ông vậy.

1.3. CUỘC ĐỜI
1.3.1 Tên thật, năm sinh.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tên thật Nguyễn Hữu Thành húy là Kính (
Cảnh)
Phần đông người Viêt hay kiêng tên húy. Do đó Kính được gọi chệch ra là
Cảnh. Về sau nhân dân miền Nam quá trọng vọng Ông, họ đã tự động húy cả hai
tên: Kính gọi là Kiến hoặc Kiếng,Cảnh gọi là Kiểng( Chợ Tân Kiểng, chậu Kiểng).
12



Mãi khi ông mất rồi, người đời sau chép tiểu sử mới dám viết rỏ tên ông là
Nguyễn Hữu Cảnh.Như bây giờ thường thấy tên Ông được ghi trước các đền thờ
Ông khắp ở miền Nam là Nguyễn Hữu Cảnh. Còn tên húy là Kính chỉ được nêu ở
quê hương Quảng Bình.
Theo truyền thống dân gian xưa Ông cũng có một tộc danh là Lễ.Vì thế, khi ở
chức Cai Cơ, Ông được Chúa ban tước Hầu đặt là Lễ Tài Hầu, Lễ Thành Hầu; Đây
là lần đầu tiên thấy tên Thành của Nguyễn Hữu Cảnh đã được Chúa lấy đặt tước là
Lễ Thành Hầu; tước vị này có từ 1692.
Nhân đó để tỏ lòng kính trọng Ông, dân chúng trong vùng Đàng Trong ngày ấy
đều xưng tụng Ông là Lễ Công. Sau này danh tước Lễ lại được đại chúng hóa một
cách vừa thân thương vừa tôn quí như: Chưởng Dinh Lễ, Ông Chưởng Lễ, Thượng
Đẳng Lễ...
Ngày xưa, khi còn trong quân ngũ, ông cũng có một biệt danh là Hắc Hổ, tục
truyền vì ông có tướng mạo hùng dũng với nước da đen;Hợp lý hơn vì ông tuổi
Dần, cầm tinh con hổ.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 năm canh Dần tại một nơi
mà sau này gọi là thôn Phước Long, xã Chưởng Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng
Bình.Ông mất năm canh Thìn năm 1700 tại Rạch Gầm,( Ngã Ba Tiền Giang) Đình
cữu tại Cù Lao Phố Đồng Nai( Biên Hòa) thọ 51 tuổi được truy tặng Đặc Tấn
Chưởng Dinh Tráng Hoàn Hầu, thụy là Trung Cần( gia phả, ghi tước và thụy được
truy tặng lần sau chót là Vĩnh An Hầu, thụy Cương Trực).
1.3.2. Thuở thiếu thời- đường võ nghiệp
Truyền thuyế kể rằng: Khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh còn nhỏ mà đã có
tính khí ngang tàng, ưa mạo hiểm; nhất là tinh thần thượng võ đã sớm nảy nở ở
trong Ông.
Ông rất tâm đắc về khu Vườn Dầu ở phía sau thôn nhà, nên Ông thường rủ bạn
bè đến múa võ. Tục truyền hỡi khi nào chia phe đấu vật, Ông chỉ thích đấu với bạn
nào nhỉn hơn mình một chút,nhưng về khí giới thì nhất thiết phải dùng ngang nhau.
Mỗi khi thách thức, Ông thường rất tháng phục những bạn nào có tính anh

hùng, nhưng thường chế nhạo những người nhút nhát!
Tuy vậy, với nếp sống khuôn khép của gia đình, Ông cùng các anh em chịu sự
giáo huấn của cha mẹ về mọi lẽ cương nhu ở đời, cũng như theo nền đạo lý nếp nhà.
13


Từ niên thiếu đến trưởng thành Ông học cũng thông võ lại càng giỏi. Gia đình
thấy rỏ Ông sớm rành võ thuật, cha Ông thường xuyên khuyến khích, cho tập tành
xong pha các trận mạc, nên Ông lại thêm phần gan dạ và am tường mọi binh pháp.
Nhiều khi chỉ riêng mình đối phó, Ông cũng đã tự lập khá nhiều chiến công; Được
Chúa Nguyễn Phúc Chu cử giữ chức Cai Cơ
Chính thời kỳ này Ông đã nghiên cứu kế sách “ dẫn thủy nhập điền”, làm lợi
cho nông dân bản hạt. Sau khi suy tính nhắm vị trí kỹ càng suốt từ Nguồn Trạm (
do sông Nhật Lễ chảy vào) đến miền khô Vạn Xuân..., Ông lập tức ra kế hoạch hô
hào cho khởi động đào một nhánh Hói dài từ Đập Thâm Mưng thông qua Phá Hạc
Hải, chạy ra xóm Giữa đến khe Đá Xanh( Khe Phủ, gọi là Hói Phước Lương; còn
có thêm Hói Bến Đá; Hói Chooc...)
Ông còn góp ý với người em khác mẹ là Nguyễn Hữu Dũng tạo lập nên 2 làng
Bồ Mừng và Thanh Quít tại xứ Gò Bồ( khu rừng quít ở Quảng Nam xư; đến nay
còn di tích)
Riêng về sở học Võ Công của Ông xưa kia còn truyền tụng rằng: môn võ gia
truyền đã tạo cho Ông một thế đứng vững vang từ thuở hoa niên. Dần dần Ông trở
thành vị Sư Tổ đã dày công khai sáng ra một môn phái, ấy là môn “ Võ Bạch Hổ”;
danh hiệu Bạch –Hổ- Sơn- Quân- Phái đã khét tiếng một thời ở Xứ Đàng Cựu.
Về mặt đạo đức, Ông rất giống Cha và anh trưởng Hữu Hào.Đây là điểm son
nổi bật của dòng Nguyễn Hữu trong tất cả mọi hoàn cảnh, trường hợp và thời điểm.
Như thân phụ Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật xưa đã vang danh là người nhân từ
phúc hậu. Khi mất Chiêu Vũ Hầu được nhân dân quanh vùng tôn vinh là Phật- BồTát; lại như bào huynh Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào, sinh thời Ông Hào cũng
rất đạo đức nhân hậu, đến khi mất được Chúa tặng hiệu Đôn Hậu Quận Công, thụy
là Nhu Từ.

Năm Nhâm Thân (1692) Chúa phái Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm
Thống Binh an định bờ cõi. Tại vùng ven biển, trải hai năm liền Ông đã tích cực
phấn đấu gặt hái được nhiều kết quả khả quan và nhất là để lại nhiều dấu ấn nhân
hậu:
- Ổn định phủ Bình Thuận
- Hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt
- Cải cách hài hòa nền văn hóa hợp chúng...
14


Qua thành tích trên, Ông được thăng chức Chưởng cơ, làm Trấn phủ dinh Bình
Khương (Khánh Hòa ngày nay).
Xuân Mậu Dần 1698, Chúa lại cử ông làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai
(gồm cả Sài Côn Bến Nghé).
Thuở ấy Ông cho đóng đại bản doanh tại Cù Lao Phố còn gọi là Đông Phố
(Đồng Nai). Ngoài mỏm đất này ra chung quanh toàn là rừng núi âm u: phần đất đai
hoang hóa đầy hiểm trở, sông rạch thì chằng chịt, gai góc ngút ngàn, đầy rẫy hang ổ
của các loài mãnh thú, ác ngư...
“...Đồng Nai địa thế hãi hùng
Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um...’’
Phần nhân chủng tuy gồm các sắc tộc: Khơme, Chăm, Việt, Hoa...nhưng lại
quá ít ỏi vắng vẻ, đời sống sinh hoạt còn quá thô sơ nghèo nàn. Với ý chí quả cảm
và lòng yêu nước thương dân, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kiên quyết vượt gian
nguy, vạch ra kế sách cấp thiết cùng quân dân gấp rút liên tiếp thi hành:
- Khai hoang mở cõi
- Dàn xếp biên cương
- Bảo vệ chủng dân và vùng đất mới
- Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ
- Lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt
- Đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông

Tận tâm tận lực trong vòng chưa đầy một năm, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh
đã thành công rực rỡ trước mọi phương án do ông đề ra. Riêng công trình di dân đã
được đa số dân chúng miền Phú Xuân Ngũ Quảng hưởng ứng, nhất là nhân dân
vùng Bố Chánh Quảng Bình đã sốt sắng đáp lời kêu gọi của bậc lãnh tướng đồng
hương mà họ hằng kính yêu, nên đã hăng hái rủ nhau vào Đồng Nai lập nghiệp rất
đông - Điển hình bằng cả những câu ca dao thời ấy, ví dụ:
“Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng”
Chốn rừng rậm đầm lầy quanh vùng Đồng Nai Bến Nghé đã nhanh chóng trở
thành phủ Gia Định rộng lớn, đầy sinh khí..., mà Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia

15


Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng
đất mới này:
"Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt,
Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai"
Không những ông là vị tướng khai biên xuất, nhà chính trị tài giỏi mà còn là
người giàu đức tính, đầy lòng nhân hậu, và có một tâm hồn thuần phác ’’Uống nước
nhớ nguồn", với lòng yêu, quê hương Tổ Quốc thiết tha. Đặc biệt, Ông đặt nặng
tình lưu luyến chân thành với sinh quán Quảng Bình của ông. Ông đã đem từng tên
của hai huyện Phước Long Tân Bình ở tận Quảng Bình vào đặt tên cho vùng đất
mới khai hóa này, mà đến nay phần lớn vẫn còn. Trước hết là hai huyện Phước
Long (vùng Đồng Nai) và Tân Bình (vùng Sài Côn Bến Nghé). Rồi còn biết bao
thôn xã khóm ấp được mang tên Bình hoặc Tân như: Bình Dương, Bình Đông, Bình
Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, Bình Hòa, Bình Điền, Bình
Phước, ...Tân Định, Tân Hưng, Tân Khai, Tân Thuận, Tân Mỹ, Tân Phước, Tân
Thạnh...

Do công nghiệp ấy, ân đức ấy, Ông đã được nhân dân trong vùng kính trọng,
họ tỏ lòng tôn kính uy danh ông, không dám gọi tên húy luôn cả hai tên Kính và
Cảnh mà chỉ tôn xưng bằng chức tước của ông là Quan Chương Cơ, quan Thống
Suất và tôn quý gọi là Lễ Công, Đức Ông.
Hai năm sau, Triều đình tái cử ông đi dẹp yên biên cương với chức Thống
binh. Lần này, ông cũng dùng chính sách ôn hòa, đem nhân tâm thu phục lòng
người là chính.
Công cuộc an định biên cương mau chóng hoàn tất, Ông hạ lệnh dong thuyền
xuôi dòng Cửu Long về Dinh Trấn. Nhưng khi về đến ngã ba Tiền Giang - Rạch
Gầm (tục còn gọi quãng này là Sầm Giang) Ông bị bệnh mất đột ngột! Khi ấy nhằm
ngày 9-5 Canh Thìn (1700). Quan quân bàng hoàng xao động, âm thầm đưa linh
cữu của ông về đình cữu và huyền táng cạnh dinh Trấn Biên Đồng Nai, thuộc thôn
Bình Hoành, Cù Lao Phố.

16


Chương 2:

LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH: CÔNG VIỆC BÌNH
ĐỊNH VÀ KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ
2.1. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH VỚI CÔNG CUỘC BÌNH
ĐỊNH AN DÂN VÙNG ĐẤT CHĂMPA
2.1.1. Sơ lược Quốc gia Chămpa.
Vương quốc Chăm Pa là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ
từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và
cuối cùng là Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực
của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho
đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của
nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn

Độ,Campuchia và Java đã từng phát triển rực rỡ với đỉnh cao nghệ thuật mà nhiều
di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có
hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn
giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu
dưới sức ép Nam tiến của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến
tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt
và bị mất phần lớn lãnh thổ miền bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm
Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương
quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
Nhà nước của người Chăm
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính
Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn
cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
17




Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt

các công trình bằng đá


Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các

văn bản khác liên quan còn lại.
Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị "Trung
ương tập quyền" mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm chiếm đa
số và một số tộc người nhỏ hơn ở vùng núi Tây Nguyên. Có những nguồn tài liệu

cho biết Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Amaravati, Vijaya,
Kauthara và Panduranga. Mỗi Tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự
trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập. Vương
quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và
ngược lại.
Dân tộc chính của Chăm Pa là tộc người Chăm được chia thành hai nhóm:
Chăm ở phía Bắc và Chăm ở phía Nam. Nhóm người Chăm ở phía Nam thuộc bộ
tộc Cau (Kramuta Vanusa) và Nhóm người Chăm ở phía Bắc thuộc bộ tộc Dừa
(Naeikela Vanusa). Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh nhau
quyền đứng đầu Vương quốc Chăm Pa.
Thời tiền sử
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông
Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước
Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện
thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah
ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú
đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các
nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc
ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
 Văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển
miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa
Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất
nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời
đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu,
18


dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn
hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất

trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung
Việt nam từ khoảng năm 200 sau công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các
yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học
của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn
ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh
đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều
đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa
Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines cho thấy họ đã buôn
bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các
nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử
dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.
 Lâm Ấp
Theo sử liệu Trung Quốc, Vương quốc cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên
với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là Vương quốc Lâm
Ấp mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay,
sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế
kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng
không thành công. Vào thế kỷ 4, từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam,
Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà
người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ
Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ
năm 349 đến 361 ở kinh đô Kandapurpura thuộc Huế ngày nay. Tại thánh địa Mỹ
Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara,
cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần
trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần
Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.
Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà
Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc. Các tài liệu Trung Quốc
ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau

19


Công nguyên. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Quốc vẫn ghi Chăm Pa là Lâm
Âp, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ
năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657.
 Hoàn Vương
Vào năm 757, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã chuyển từ Trà Kiệu xuống
khu vực Panduranga và Kauthara, với kinh đô Virapura gần Phan Rang ngày nay và
thánh địa tôn giáo ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Po Nagar ở Nha Trang ngày
nay nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar. Năm 774, người Java đã phá hủy
Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng Shiva. Vua Chăm là
Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến.
Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm
soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java tấn công kinh đô
Virapura và đốt phá đền thờ Shiva ở gần Panduranga.
 Chiêm Thành
Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura (làng
Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay). Indravarman là vị vua
Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung
tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Phật giáo (vihara) để thờ bồ
tát Lokesvara. Các vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền
tháp vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Chăm Pa kết thúc
năm 925, bắt đầu nhường bước với sự phục hồi của đạo thờ thần Siva, với sự
chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Siva giáo vào khoảng thế kỷ thứ 10, trung
tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn, đây là
thời kỳ văn minh Chăm Pa đạt đến đỉnh cao.
 Cương vực
Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa có
nhiều biến động về biên giới phía bắc với Đại Việt. Lãnh thổ Chăm Pa ban đầu là

vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Ninh
Thuận, Bình Thuận. Đến năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã
nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Ninh, Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải,
Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên
Hóa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ
20


Chăm Pa chỉ còn từ Thừa Thiên - Huế ngày nay trở xuống. Đến năm 1306, vua
Jayasimhavarman III (Chế Mân) nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần
đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ Thừa Thiên –
Huế cho đến Đà Nẵng. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân
Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm đã xác lập lãnh thổ Chiêm chỉ bao gồm
các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay.
Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở
rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những
người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực
đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách
phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn và từ đây miền đất này
không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.
 Các địa khu
Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử bao gồm bốn địa khu với tên gọi xuất phát
từ lịch sử Ấn Độ. Vị trí và lãnh thổ của các khu vực này như sau:


Amaravati: Nay là thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Địa khu

này có hai trung tâm là thành phố Indrapura nằm ở khu vực Đồng Dương, thuộc địa
phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và thành phố Simhapura nằm ở Trà
Kiệu huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ngày nay. Và thánh địa Mỹ Sơn nằm ở cách

Trà Kiệu khoảng 25km về hướng tây nam, nơi vẫn còn nhiều di tích đền tháp của
người Chăm. Địa khu này lúc mở rộng nhất bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị, và Thừa Thiên–Huế ngày nay.


Vijaya: Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà trong sách sử của

người Việt gọi là Chà Bàn (thời Lê) mà sách sử Việt viết nhầm thành Đồ Bàn nằm
ở gần Qui Nhơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay. Địa khu này là toàn bộ khu vực
tỉnh Bình Định ngày nay.


Kauthara: Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc

tỉnh Khánh Hòa. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Khánh Hòa và Phú
Yên


Panduranga: Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thị xã Phan

Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Ninh
Thuận và Bình Thuận. Panduranga là lãnh thổ Chăm Pa cuối cùng bị Đại Việt sáp
21


nhập. Dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu thời Nguyễn được gọi là Thuận
Thành.
2.1.2. Lễ Thành Hầu nguyễn Hữu Cảnh vơi công việc bình định an dân đất
Chămpa.
2.1.2.1. Giao hiếu giữa Chămpa và Đại Việt

Năm 1390, sau thời gian cực thịnh của nhà Chăm( Champa).Họ bị tướng La
Khải lên tiếm vị, con trai của Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan chạy sang nhà
Nam cầu cứu vua Trần. Từ đấy giữa hai lân bang lại có sự trợ giúp, hòa giải và trao
đổi.
Dân Vệt từ Nghệ An, Thuận Hóa được phép đến Chiêm Động, Cổ Lụy chung
sống với người Chăm, và ngược lại.
Năm 1631, Chúa Nguyễn Phúc Nguyễn đã bằng lòng gã con gái công chúa
Ngọc khoa cho vua Chiêm là Pô-rô-mê.
Đây là lần thứ hai Chăm và việt giao hảo thông gia. Sau lần công chúa Huyền
trần lấy vua Chế Mân(1306). Tình Lân bang đã khởi nguồn tương đối tốt đẹp. Ở vào
thời gian này, dù muốn dù không, giữa hai nền văn hóa Việt- Chăm đương nhiên có
ảnh hưởng lẫn nhau, dễ dàng nhất là âm nhạc và vũ điệu. Đặc biệt, người Chăm đa
số vẫn giữu tính ngưỡng: Đạo Bà Xế(Brasaih: Bà la Môn), họ lễ hội ka- té và
Chabur ở các Chùa Thấp cổ.
Về mặt ngoại giao lân bang, kèm theo tình thông gia nên sự thần phục bên
ngoài của Chăm đối với nhà Đại Việt có phần nào e dè, lắng dịu. thế nhưng do sự
dần co ở biên cương nên cũng khó giữ nổi ổn thỏa lâu dài! Nếu nghĩ rộng thì đầy đã
như định luật chung của tạo hóa, vì xét xưa nay kể cả tiền sử, sơ sử thì ở khắp các
nước trên thế giới, nhất là thời đại phong kiến, độc tôn thấy rằng không một lân
bang nào thoát khỏi nạn giao tranh biên giới đi đến thôn tính lẫn nhau. Trong đó có
Việt Nam cũng đã từng bị ách đô hộ nhiều phen! Chỉ khác chăng- Ở tinh thần quật
khởi- Ở lòng kiên trì giữ nước với một truyền thống nhân bản.
2.1.2.2. Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh bình định Champa
Trong những năm 1690,1691. Lúc này người nối ngôi vua Champa là Kế Bà
Tranh, ông ta nuôi ý đồ bạo động, bỏ bang giao đêm quân qua biên giới sạt hại dân
cư phủ Diên Ninh( Diên Khánh) ở mỗi độ xuân về.

22



Năm Nhâm thân ( 1692) vua Chiêm là Kế Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp
giết nhân dân phủ Diên Ninh, dinh Bình Khương báo lên. Với tình hình đó vào
tháng 8 năm Nhâm thìn. Chúa Nguyễn đã phái Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Kính làm
thống binh cùng vói tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân Chánh dinh cùng
quân Quảng Nam và Bình Khương đi đánh. Tháng giêng năm sau ,( năm Quí Dậu
1693), quân Việt đánh bại Chiêm Thành. Vua Chiêm là Kế Bà Tranh bỏ chạy, đến
tháng 3 thì bắt được Kế Bà Tranh cùng một viên quan là Tả Trà Viên Kế Bà Tử và
một người trong hoàng gia Chiêm là Nàng Mi Bà Ân. Chúa Nguyễn ben sai sát
nhập nước Chiêm vào bản đồ nước mình, đặt làm một trấn tên là Thuận Thành.
Tháng 7 năm ấy Thống binh Nguyễn Hữu Kính đưa bọn Bà Tranh về nộp, Chúa sai
giam ở núi Ngọ Thản( Hòn Chén). Hàng tháng cấp cho tiền gạo, vải lụa. Năm sau
Giáp Tuất (1694) Kế Bà Tranh mất Chúa sai hậu tán.
Chưa Kịp ngơi tay lại có nhóm người Thanh , đưng đầu là Aban xúi giục bè
đảng dấy loạn, giết hại lẫn nhau. Nhân dân vô cùng thống khổ.
Người Chiêm nổi dậy chống đối kịch liệt. Viên quan Chiêm Hữu Trà Viên Ốc
Nha Thác Liên kết với một người Tàu ở Thuận Thành tên là A Ban. Khi vua Chiêm
Bà Tranh bị bắt thì hai người chạy về đất Địa Đồng mưu nổi loạn. Ở đây A Ban đổi
tên là Ngô Lãng, tự xưng mình có phép hô phong hoáng vũ, gươm đao không đọng
đến được. Một người Chiêm tên là Chế Vinh đốc suất nhiều dân Chiêm theo y. Cuối
năm Quí Dậu, Ngô Lãng đem đồ đảng cướp Phố Hài, Cai đội Nguyễn Tri Thăng
đuổi theo, bị phuc binh giết chết. Cai đội dinh Bà Rịa là Dực và thư kí là Mai ( đều
không rõ họ) đem quân cứu viện, đều bị giết chết cả. Ngô Lãng bèn mưu đánh Phan
Rí. Ở đây Ngô Lãng đã dùng mưu kế đã đánh bại được Nguyễn Tấn Lễ chiếm Phan
Rí. Ngô Lãng lại đem quân đến đánh Phan Rang, Chu Kiềm Thắng tự thủ.Tháng
giêng năm Giáp Tuất (1694) Ngô Lãng lại bị vây ở Phan Rang.Ngô Lãng tiến quân
về giữ Ô Liêm.Bị quân Chúa Nguyễn vây đánh Ngô Lãng chạy về Phố Châm, quân
Chúa Nguyễn đuổi sát, Ngô Lãng Chạy về Thượng Dã là biên giới Cao Miên.
Chúa Nguyễn sai cai cơ Nguyễn Hữu Kính và Văn chức Trịnh Tường tuy nghi
xử trí. Cai cơ Nguyễn Thắng Hổ đem quân tiến đánh, mới dẹp yên được bọn Ngô
Lãng.

Sau khi dẹp xong bon Ngô Lãng đem lại sự bình yên cho nhân dân bản hạt. Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thực hiện chính sách ôn hòa, Ông luôn cư xử, mềm
23


dẻo lấy nhân đức hướng tới sự hòa đồng sắc tộc.Theo truyền ngôn dịa phương… “
Buổi đó quân lính của Thống Binh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh rất thạo nghề
nông. Mỗi khi rảnh việc binh, bất kì đâu, họ đều phải tham gia việc đồng ruộng giúp
dân ở đó.Khi ấy ai nầy đều quan tâm làm lụng sinh hoạt bình thường”. Đây là một
kế sách an dân tuyệt hảo của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, vì thế mà sao khi
Ông mất, Ông đã được mọi chủng dân lập đèn thờ ở rất nhiều nơi.

2.2. LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH VỚI CÔNG CUỘC BÌNH
ĐỊNH CHÂN LẠP.
2.2.1. Sơ lược quốc gia Chân Lạp
Đầu Tây lịch kỉ nguyên, nước Phù Nam,( Founan) là một trong những quốc gia
cổ có tổ chức mạnh vững ở Đông Nam Á Châu, kinh đô ở Vyadhapura( gần thành
phố BaNam ngày nay) ở đông bắc kampot, tây bắc Châu Đốc ngày nay.
Lãnh thổ nươc Phù Nam gồm miền nam nước Cao Miên cùng xứ Nam Bộ
ngày nay,và có lẽ cả bán đảo Malacca.Người Phù Nam( trong đó gồm người Chân
Lạp) thuộc giống người Úc Á, tự xưng là giống người Khmer, đã đến ở bán đảo
Đông Dương từ vài thế kỉ trước tây lịch kỷ nguyên.
Thâm nhiễm văn hóa Ấn Độ, theo tôn giáo, dùng chữ viết, pháp luật Ấn Độ.
Quan niệm vương quyền theo Ấn Độ giáo. Nước Phù Nam có đời sống kinh tế hoạt
động, ngoài canh nông họ còn buôn bán với ngoại quốc, thuyền buôn của nước Ân
Độ, Trung Quốc, Mã Lai và La Mã đã tới lui Óc Eo, cửa biển chánh của nước ấy.
Thế kỉ thứ III, Phù Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, gởi sứ giả sang cống, năm
484 vua là Jayavarman đương đánh Lâp Ấp, gởi phẩm vật sang Trung Quốc để cầu
viện.
Sau khi vua là Rudravarman chết, thế kỉ thứ VI, thì các tiểu vương chư hầu

không thân phục nữa. Một tiểu vương chúa Rudravarman, trị vì ở phía bắc Phù
Nam, tại miền Sambor là nước Kambuja ( do đó có tên là Cam Bôt, Tàu và ta gọi là
Chân Lạp, ta còn gọi là Cao Miên) đêm quân xuôi dòng sông Cửu Long(Mekong),
chiếm kinh đô Vyadhapura, lên ngôi vua,lấy hiệu là Bhava-Varman(550-600);
quyền uy ở lưc vực sông Cửu Long đã từ Phù Nam truyền sang vua kambuja, tức
vua Chân Lạp.

24


Những bi kí cũ nhất tìm được ở Chân Lạp ra đời từ thời gian này. Trong thế kỉ
sau. Chân Lạp chia làm hai là Lục Chân Lạp, đất của miền Trung Lào và Hạ lào
ngày nay và Thủy Chân Lạp ở phía nam là miền sông ngòi của lưu vực sông Cửu
Long cho đến biển. Ở Thủy Chân Lạp có lúc có hai triều vua. Hậu bán thế kỉ thứ
VIII, Chân Lạp bị bon cướp biển Java đến cướp phá, phải thần phục Java.
Năm 802 JayaVarman 11 thống nhất Chân Lạp, thoát li Java, và đạt nền tản
cho Đế Quốc Khmer.
Ở các thế kỷ sau, Chân Lạp lại chiến tranh với Chiêm Thành, đã có lúc đến
kinh đô Vijaya của Chiêm Thành, cũng đã có lúc người Chiêm Thành đến chiếm
kinh đô Angkor của Chân Lạp vào thế kỷ thứ XII, cuộc chiến tranh kéo dài một thế
kỷ, kinh đô Angkor phải làm đi làm lại ba lần vì chiến tranh tàn phá, chiến tranh nội
hoặc với chiến tranh với Chiêm thành.
Thời vua Jayavarman VII (1181-1201) là thời kì lãnh thổ Chân Lạp mở rộng
nhất trong lịch sử: Ngoài đất Chân Lạp,một phần đất Chiêm Thành, các tỉnh Hạ
Lào, Trung Lào, các tỉnh phía đông Tiêm La, một phần đất Miến Điện, bán đảo Ma
Lai, đều thuộc quyền của Chân lạp.
Tuy Ấn Độ giáo là quốc giáo,nhưng phật giáo Đại Thừa từ thế kỉ thứ X, cũng
đã được chính phủ bảo vệ.
Theo thể chế, vua là người đứng đầu hoàng gia, dưới vua có ba tước vị:
- Upayuvareach, tức là Thượng hoàng, vị vua thoái vị, dùng lọng 6 tầng.

- Obareach, tức là đệ nhất hoàng thân, hoặc phó vương, dùng lọng 5 tầng;
thường Obareach được kế vị vua sau khi băng hà.
- Bà Mẫu hậu hoặc là đệ nhất hoàng nữ, dùng lọng 4 tầng.
Đến thế kỷ XIV xảy ra cuộc cách mạng quan trọng về chính trị và tông giáo.
Một viên quan giữ vườn tên là Ta Chay giết vua rồi được tôn lên làm vua (13361340). Không như các triều vua trước, tự cho mình thuộc dòng dõi thần, làm môi
giới giữa trời và dân, và sau khi chết, sẽ hỗn đồng với thần, triều đại mới không còn
tính cách thần thánh nữa mà gần dân hơn. Phật giáo tiểu thừa được công nhân là
quốc giáo, vì vậy không xây dựng những đền đài đồ sộ bằng đá theo quan niệm Bà
La Môn là những công trình vừa tốn kém bao nhiêu tiền của nhà nước, bao nhiêu
mồ hôi, nước mắt của người dân mà chỉ xây cất những ngôi chùa với vật liệu nhẹ.

25


×