Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

(Tiểu luận) bài tập nhóm môn ngân hàng thương mại 2đề bài nợ xấu của ngân hàng thương mại nguyên nhân, thực trạngvà giải pháp xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.79 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN
HÀNG – TÀI CHÍNH =====o0o=====

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2_01
Đề bài: Nợ xấu của ngân hàng thương mại: nguyên nhân, thực trạng
và giải pháp xử lý.
Thành viên
11214793
11218857
11218976
11218985
11218847
11212895
11218988
11218905
11218872

Nguyễn Duy Phương
Nguyễn Sỹ Đạt
Nguyễn Phạm Thùy Linh
Chu Minh Ngọc
Nguyễn Quang Anh
Hồng Minh Khơi
Dương Ánh Nhi
Nguyễn Xuân Vũ
Nịnh Quốc Hưng

Hà Nội – 2023



MỞ ĐẦU
Nợ xấu là một vấn đề nóng trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nợ xấu có xu hướng tăng dần từ năm 2007 trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng trưởng
cao trong khi chất lượng các khoản tín dụng và cơng tác quản trị phịng vệ rủi ro trong
hệ thống ngân hàng thương mại còn yếu kém. Trong năm 2020, nợ xấu có xu hướng
tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến năng lực trả nợ
của doanh nghiệp và cá nhân vay vốn.
Do đặc thù của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, thị phần hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm trên 50% so với tồn hệ thống. Bên cạnh
đó, hoạt động tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng trưởng chậm và ổn định trở lại,
nhưng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì ln có xu hướng tăng cao qua các
năm, đặc biệt nợ xấu của khối ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm trên 60% so với
toàn hệ thống. Với tình hình nợ xấu cao trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước phải
hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nợ xấu cao làm cho một số ngân hàng liên tục bị thua lỗ trong kinh
doanh, dẫn đến các vụ thâu tóm và sáp nhập các ngân hàng với nhau và đặc biệt là sự ra
đời của Công ty Quản lý tài sản Việt Nam để xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam trong năm 2013 cùng với Thông tư 02/2013/TT-NHNN thay thế Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN quy định về an toàn và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các
ngân hàng ở mức độ chặt chẽ hơn.
Vì thế, hiện nay, kiểm sốt và xử lý nợ xấu nhằm giúp các ngân hàng dần phục
hồi ổn định trở thành một vấn đề trọng tâm của hệ thống ngân hàng. Trong bài thuyết
trình này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng nợ xấu trong ngân hàng thương mại
Việt Nam và các giải pháp để giải quyết vấn đề này.

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2

MỤC LỤC.............................................................................................................3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỢ XẤU............................................................4
1.1. Nợ xấu là gì?..............................................................................................4
1.2. Phân loại các nhóm nợ................................................................................ 4
1.3. Nguyên nhân nợ xấu...................................................................................6
1.4. Tác động của nợ xấu...................................................................................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM............10
2.1. Tình hình chung.......................................................................................10
2.2. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank.....................................12
2.3. NHTMCP Tiên Phong – TP Bank.............................................................. 15
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU NHTM TRÊN THẾ GIỚI. . .19
3.1. Các nước trên thế giới trong khủng hoảng kinh tế 2008................................19
3.2. Bài học kinh nghiệm cho chính phủ Việt Nam.............................................20
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT VỀ CÁCH PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ NỢ XẤU....21
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................23

3


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỢ XẤU
1.1.

Nợ xấu là gì?
Theo Khoản 6 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, khoản nợ là số tiền tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đã gửi, thanh tốn, giải ngân từng lần (đối với
trường hợp mỗi lần giải ngân có một thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đã giải ngân theo hợp đồng (đối với
trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có cùng thời hạn, kỳ hạn trả nợ) đối với nợ mà
khách hàng chưa hoàn trả. Và nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó địi khi người vay

không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh tốn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
1.2.

Phân loại các nhóm nợ

Theo quy định tại Điều 10 Thơng tư 11/2021/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng
thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ tiêu chuẩn):
Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
đúng hạn.
Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ.
gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi cịn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):
Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

4


Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):
Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):
Nợ quá hạn trên 360 ngày.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

5


Tỷ lệ trích lập dự phịng các nhóm nợ
Nhóm

Tỷ lệ trích lập dự phịng

Nhóm 1

0%

Nhóm 2

5%

Nhóm 3

20%


Nhóm 4

50%

Nhóm 5

100%

Tỷ lệ trích lập dự phịng chung = 0.75% * Tổng số dư các khoản nợ gốc từ nhóm 1 đến
nhóm 4
Ví dụ:
Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2019-2022
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chỉ tiêu
Số tiền

%

Số tiền

%


Số tiền

%

Số tiền

%

Nợ xấu

5369.9

100

5229.5

100

6099.1

100

7775.2

100

Nhóm 3

686.84


12.8

668.69

12.8

737.81

12.1

406.14

5.2

Nhóm 4

153.25

2.9

223.29

4.3

965.56

15.8

772.15


9.9

Nhóm 5

4529.8

84.3

4337.5

82.9

4395.7

72.1

6596.9

84.9

Dư nợ

734,706

Tỷ lệ nợ xấu

0.73

839,788
0.62


952,018
0.64

1136,203
0.68

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank
1.3.

Nguyên nhân nợ xấu

Nguyên nhân khách quan

6


Điều kiện tự nhiên, xã hội là một trong những yếu tố dẫn đến nợ xấu của ngân
hàng. Nhiều doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ và hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều
vào diễn biến thời tiết, khí hậu ví dụ những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
nơng, lâm, thủy sản. Những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi của môi trường
thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh… dẫn đến sự hoạt động thất bại của
khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp, tác động trực tiếp đến khả năng
trả nợ của họ và làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.
Sự thay đổi liên tục trong các chính sách kinh tế vĩ mô như sự thay đổi về cơ
chế lãi suất, tỷ giá, cơ chế tài chính... cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khiến họ rơi vào thế bị động, do đó
ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng nợ của các đối tượng này tại ngân hàng thương mại.
Khách hàng gặp phải những rủi ro trong kinh doanh: Khi khách hàng gặp
khó khăn trên thị trường đầu vào do sự khan hiếm nguyên vật liệu, hoặc sự biến động

của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh, giá một số vật tư chủ yếu…
khiến giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến và làm sản phẩm của doanh nghiệp có giá đắt
đỏ hơn. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị
trường dẫn đến sự suy giảm nhu cầu trên thị trường đầu ra. Doanh nghiệp rơi vào tình
trạng ứ đọng sản phẩm, kinh doanh thua lỗ, đình đốn…và mất khả năng thanh tốn đối
với các khoản vay của ngân hàng.
Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng: Các doanh nghiệp
với năng lực tài chính khơng cao, hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay đã tạo ra
nhiều rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả. Ngoài ra, năng lực điều hành,
quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp, các cá nhân vay vốn yếu kém cũng là một
yếu tố dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Khách hàng vì khơng đủ điều kiện vay vốn nên
cố tình chỉnh sửa, phóng đại số liệu báo cáo tài chính, lập hóa đơn, chứng từ khống và hợp
đồng kinh tế giả mạo để qua mặt ngân hàng, làm sai lệch thông tin thẩm định, dẫn

7


đến tình trạng ngân hàng vơ tình cung ứng vốn cho những doanh nghiệp yếu kém về mặt
tài chính, khơng có năng lực sản xuất - kinh doanh. Lúc này khả năng thu hồi được
nguồn vốn cho vay sẽ rất thấp và rủi ro của ngân hàng khi gặp những khách hàng này là
rất lớn, xác suất nợ xấu xảy ra rất cao. Hoặc bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong
vấn đề sử dụng vốn vay và trả nợ, có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lừa đảo,
sử dụng vốn sai mục đích kiếm lời, trốn tránh trách nhiệm trả nợ…
Nguyên nhân chủ quan
Quy trình tín dụng: Một quy trình tín dụng khơng đầy đủ, không đồng bộ và
thống nhất sẽ dẫn tới việc cấp tín dụng khơng đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro
cho ngân hàng. Mặt khác để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã
bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay được đơn giản hóa, tự ý hạ
thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng. Việc xác lập một quy trình tín dụng đảm bảo tính

độc lập giữa các khâu, có sự kiểm sốt chặt chẽ là điều đặc biệt quan trọng đối với một
ngân hàng thương mại.
Công tác kiểm tra, kiểm soát: Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ ln có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị điều hành. Việc tăng cường công tác
tự kiểm tra, giám sát nhằm để phát hiện những sai phạm, những rủi ro tiềm ẩn, và qua
đây có thể chủ động khắc phục cũng như có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu
những rủi ro có thể đến trong tương lai. Vì vậy, cơng tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát của
các NHTM nếu quá yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp
thời những trường hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay, và nợ xấu phát sinh
là điều tất yếu.
Chất lượng cán bộ ngân hang: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với
khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Chính vì vậy, cán
bộ tín dụng cần phải có kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo
... Một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ yếu kém nên việc đánh giá các dự

8


án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, để xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho
vay và sẽ dẫn đến nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao.
Năng lực quản trị rủi ro: Năng lực quản trị rủi ro thể hiện ở cách xây dựng và
vận hành tổ chức bộ máy quản trị rủi ro, là công cụ quan trọng để quản lý nợ xấu. Bên
cạnh đó việc xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nhằm tính tốn mức độ rủi ro
trong quyết định cho vay, phân loại nợ chính xác, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng, nhận diện rủi ro tín dụng và áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro phù hợp,
cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ… cũng thể hiện năng lực quản trị của mỗi ngân
hàng. Năng lực quản trị rủi ro yếu kém là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng.
Cơ sở pháp lý về hoạt động tín dụng: Hệ thống văn bản, quy định nội bộ quyết
định tính chặt chẽ, hiệu quả của hoạt động tín dụng. Khi các văn bản, quy định được xây
dựng khoa học, chặt chẽ sẽ có ít cơ hội cho cán bộ nhân viên hay khách hàng lợi dụng kẽ

hở để làm sai, trục lợi, gây thiệt hại cho ngân hàng, dẫn đến khả năng nợ xấu. Ngược lại,
khi hệ thống văn bản, quy định nội bộ lỏng lẻo, chồng chéo, không phân định rõ trách
nhiệm sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng.
1.4.

Tác động của nợ xấu

1.4.1. Tác động của nợ xấu tới ngân hàng
Ngân hàng giảm lợi nhuận và có nguy cơ mất vốn: Nợ xấu khiến ngân hàng
không thể nhận được tiền lãi đúng hạn, thậm chí bị mất vốn, cộng thêm các chi phí phát
sinh để xử lý khoản nợ đó. Từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh, hạn chế khả năng tăng
trưởng và mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Ảnh hưởng đến năng lực thanh toán của ngân hàng: Việc khơng thu hồi đúng hạn
các khoản tín dụng đã cấp ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề chi trả tiền gửi cho người
gửi tiết kiệm, làm chậm quá trình tuần hồn và ln chuyển nguồn vốn của ngân hàng,
trường hợp xấu nhất, ngân hàng buộc phải tiến hành sáp nhập hoặc phá sản.
9


Giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Việc không thể chi trả đúng
hạn tiền gốc và lợi tức cho người gửi tiền, khiến khách hàng không cịn tín nhiệm để gửi
tiết kiệm tại ngân hàng dẫn đến sự sụt giảm nguồn vốn kinh doanh, làm chậm q trình
mở rộng quy mơ cấp tín dụng, ảnh hưởng tới uy tín và năng lực cạnh tranh của NHTM.
Ảnh hướng tới sự phát triển của toàn bộ hệ thống NHTM: Nợ xấu có thể kéo theo
rủi ro rút tiền đồng loạt trên thị trường, dẫn đến khủng hoảng tín dụng khơng thể khắc
phục, từ đó gây ra biến động của hệ thống ngân hàng ở các mức độ khác nhau, rất bất lợi
cho sự phát triển của NHTM.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, số lượng ngân hàng liên doanh và ngân hàng
100% vốn nước ngoài ngày một gia tăng, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trở nên
rất khốc liệt, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải hết sức nỗ lực, chủ động nhận thức và

nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.4.2. Tác động của nợ xấu tới nền kinh tế
Ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế
Hoạt động của NHTM liên quan đến việc xây dựng hệ thống tài chính quốc gia và
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế đất nước. Do đó, khủng hoảng tín dụng
(TD), đặc biệt là nợ xấu có thể dẫn tới sự đổ vỡ của NH, đe dọa tồn bộ nền kinh tế và
an ninh tài chính quốc gia.
Gây khó khăn cho các doanh nghiệp
Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp (DN) đều có quy mơ vừa và nhỏ,
nguồn vốn hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào vốn vay từ các tổ chức TD, trong khi đó, nợ
xấu khiến NHTM buộc phải siết chặt việc cho vay, gây “nghẽn” dòng vốn hoạt động,
ảnh hưởng rất lớn tới các DN.

10


Nợ xấu không chỉ là vấn đề của từng NH mà là vấn đề của cả quốc gia. Một trong
những giải pháp thường được áp dụng trên thế giới chính là mua lại các khoản nợ xấu
của NHTM, tuy nhiên, bài tốn nguồn vốn để mua nợ xấu ln là thách thức lớn đối với
các công ty quản lý tài sản (AMC).
Bên cạnh đó, cơng tác tiếp cận, định giá khoản nợ, tìm đối tác bán nợ, tuyển chọn
đội ngũ nhân lực có chun mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ xấu... cũng gặp
khơng ít khó khăn.
1.4.3. Tác động tới khách hàng
Những cá nhân rơi vào nhóm nợ xấu sẽ chịu hậu quả sau:
Chịu phí phạt trả nợ trễ hạn: Khoản phạt thanh toán nợ trễ hạn được quy định cụ
thể trong hợp đồng vay vốn. Càng trễ hạn lâu thì phí phạt càng lớn.
Bị hạ điểm tín dụng và ghi nhận nợ xấu trên hệ thống credit score của CIC: Các
ngân hàng và tổ chức tín dụng ln tham khảo lịch sử tín dụng của khách hàng tại Trung
tâm thơng tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính vì thế nếu bạn bị

CIC ghi nhận đang nợ xấu thì khơng ngân hàng nào duyệt hồ sơ vay vốn của bạn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

11


2.1. Tình hình chung
Thống kê từ báo cáo tài chính quý 2/2023 của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy,
tổng dư nợ cho vay khách hàng tại ngày 30/6/2023 đạt 9,02 triệu tỷ đồng, tăng 6,7% so
với đầu năm. Trong đó, tổng nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tăng tới 40,6% so với đầu năm lên
171.806,2 tỷ đồng. Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng mạnh từ mức
1,44% hồi đầu năm lên 1,9% vào cuối quý 2/2023.
Hình 2.1: Top 10 ngân hàng TMCP có tỷ lệ nợ xấu cao nhất quý II/2023

Nguồn: Tạp chí tài chính
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cao nhất hệ
thống, chỉ có 2/27 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm so với đầu năm 2023 là
Kienlongbank và SHB. Cụ thể, Kienlongbank giảm tỷ lệ nợ xấu từ 1,92% xuống 1,65%.
SHB cũng giảm tỷ lệ nợ xấu từ 2,81% xuống 2,58%.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
12


Trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hầu hết nhà băng suy
giảm trong nửa đầu năm nay. Trong 28 ngân hàng được thống kê thì chỉ có 3 ngân hàng
cải thiện được tỷ lệ này là Vietcombank, Kienlongbank và SHB. Trong đó, Vietcombank
là ngân hàng ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ nhất, tăng 70%. Kienlongbank và SHB tăng
nhẹ 4%.
Hình 2.2: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của 28 ngân hàng tính đến hết Quý II/2023


Nguồn: CAFEF

13


2.2. NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
2.2.1. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2018 - Quý I/2023
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2018 - Quý I/2023
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022 Quý I/2023

Stiền

Stiền

Stiền

Stiền

Stiền


Chỉ
tiêu
%

%

%

Nợ xấu 6.221 100 5.335 100 5.190 100 6.100
Nợ
291

0,05

681

0,09

669

0,08

%

%

100 7.820

100 9.942


0,0

0,0

744

415

nhóm 3

Stiền

4

Nợ

0,0
143

0,02

223

0,03

966

0,1

Nợ


782

0,4

nhóm 5 4.770 0,74 4.511 0,62 4.298 0,51 4.390
Dư nợ

6

100

2.523 0,2

8

nhóm 4 1.160 0,18

%

7

0,0
980

8

0,5
6.623


7

0,5
6.439

7

631.866

728.945

832.876

952.018

1.145.066

1.169.647

0,98

0,73

0,62

0,64

0,68

0,85


TL nợ
xấu (%)
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank
Năm 2018 - 2021, nợ xấu của VietcomBank có sự dịch chuyển từ nhóm có độ rủi
ro cao sang nhóm có độ rủi ro thấp. Tỷ lệ nợ xấu của VietcomBank năm 2021 so với các


14


năm trước đó là giảm (thậm chí nhỏ nhất tại Việt Nam) và dư nợ của VietcomBank năm
2021 so với các năm trước là tăng lên.
Từ năm 2021-2022, do ảnh hưởng của COVID-19, tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 tại VCB
tăng lên đột biến. Mới đây, theo báo cáo tài chính quý 1/2023 của Vietcombank, tổng nợ
xấu của ngân hàng này đạt mức 9.942 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với đầu năm, nâng tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay từ 0,68% lên 0,85%.
Sau 3 tháng đầu năm, nợ dưới tiêu chuẩn của Vietcombank tăng vọt gấp 6 lần so
với đầu năm, lên mức hơn 2.523 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng, nợ có khả năng mất
vốn (nợ nhóm 5) của Vietcombank giảm nhẹ xuống cịn 6.439 tỷ đồng. Các khoản nợ
nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng hơn 25%, lên mức gần 980 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu
chuẩn (nợ nhóm 3) tăng vọt gấp 6 lần so với đầu năm, lên mức hơn 2.523 tỷ đồng.
2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Vietcombank
Bám sát thông lệ quốc tế chuẩn Basel II và thực hiện nội dung quy định trong
Thông tư 13/2018/TT-NHNN, mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Vietcombank bao
gồm 3 tuyến phòng vệ:
Tuyến bảo vệ thứ 1 (TBV1 - nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu RRTD).
Tuyến bảo vệ thứ 2 (TBV2 - xây dựng chính sách QLRR, quy định nội bộ quản
trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ).
Tuyến bảo vệ thứ 3 (TBV3 - Kiểm tốn nội bộ về QLRR).

Mơ hình này, bước đầu được triển khai ứng dụng và phát huy hiệu quả.

Chính sách quản lý nợ xấu
Từ năm 2015, Vietcombank đã xây dựng Đề án "Ngân hàng tốt, Ngân hàng xấu"
với mục tiêu xây dựng đề án xử lý các vấn đề tồn đọng và tập trung nguồn lực cho công
15


tác xử lý thu hồi nợ tại những “Ngân hàng xấu”; xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với
xử lý nợ xấu đến năm 2020 và là nhóm ngân hàng đầu tiên được Thống đốc NHNN phê
duyệt phương án cơ cấu lại. Ngay khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, Vietcombank đã triển
khai phổ biến tới các chi nhánh, cán bộ xử lý nợ về các điểm mới, tích cực của Nghị
quyết, từ đó nhanh chóng áp dụng có hiệu quả Nghị quyết 42 vào thực tiễn.
Thực hiện quản lý nợ xấu (QLNX)
Công tác tổ chức thực hiện QLNX của Vietcombank bao gồm 4 bước, cụ thể như
sau:
Nhận diện nợ xấu: “Hiện nay ngân hàng dựa vào thông tin về mức độ nghi ngờ về
khả năng trả nợ (tiêu chí định tính theo Thơng tư 02/2013/TT- NHNN về phân loại tài
sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), dựa
vào thời gian quá hạn của khoản nợ (tiêu chí định lượng theo Thông tư 36/2014/TT NHNN). Định kỳ hàng quý, VietcomBank thực hiện rà soát và đánh giá lại việc phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng, theo dõi chất lượng nợ để từ đó nhận diện được
nợ xấu của ngân hàng.”
Đo lường nợ xấu:
Từ kết quả nhận diện, Vietcombank sẽ tiến hành đo lường nợ xấu. Năm 2017,
Vietcombank đã xây dựng thành cơng mơ hình rủi ro tín dụng Xác suất vỡ nợ (PD), và
mơ hình định lượng Tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) đối
với danh mục khách hàng Bán lẻ trong năm 2018. Đầu năm 2020, Vietcombank tiếp tục
công bố việc hồn thành xây dựng các mơ hình LGD và EAD cho danh mục khách hàng
doanh nghiệp. Từ kết quả đo lường nợ xấu, Vietcombank tổ chức phân loại nợ cho

khách hàng.
Ngăn ngừa nợ xấu:
16


Sau khi đo lường được nợ xấu để giữ nợ xấu trong phạm vi mà ngân hàng chấp
nhận được, tức để hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu VietcomBank đã thực hiện:
(i)

xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung.

(ii)

xây dựng chiến lược quản lý rủi ro.

(iii)

Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng: bao gồm các khâu thẩm định, kiểm

tra trước, trong và sau khi cho vay... việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình đã
giúp cho VietcomBank hạn chế, phát hiện, chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời về nợ xấu,
từ đó xây dựng các quy trình tín dụng sao cho hiệu quả ln là địi hỏi cấp thiết nhất.
Xử lý nợ xấu:
Bên cạnh đó, Vietcombank đã thành lập Bộ phận quản lý nợ xấu tại chi nhánh,
phân công các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm để xử lý nợ và các cán bộ này phải có vai
trị độc lập với cán bộ thẩm định tín dụng.
Vietcombank cũng qn triệt tồn hệ thống phương thức quản lý và xử lý nợ xấu,
trong đó, chia thành hai nhóm xử lý chính là: Nhóm biện pháp chủ động phịng ngừa và
Nhóm biện pháp xử lý thu hồi nợ.
Năm 2017, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên xử lý và trích lập dự phịng đầy

đủ, mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC, đưa nợ xấu về một sổ sớm trước 3 năm
so với đề án được phê duyệt.
Tóm lại, cơng tác QLNX của Vietcombank được triển khai dựa trên việc bám sát các
quy định, hướng dẫn của pháp luật, đồng thời áp dụng theo chuẩn quốc tế. Những công cụ đo
lường nợ xấu tiên tiến nhằm đánh giá nợ xấu và quản lý nợ xấu theo thước đo định lượng là
bước tiến quan trọng của Vietcombank trong việc tăng cường công tác quản lý nợ xấu của
Ngân hàng. Bộ máy tổ chức quản lý rủi ro với 3 lớp bảo vệ là phù hợp với

17


thơng lệ thế giới đồng thời việc chuyển mơ hình xử lý nợ xấu phân tán sang mơ hình xử
lý nợ xấu tập trung giúp Vietcombank nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu.
2.3. NHTMCP Tiên Phong – TP Bank
2.3.1. Tình hình nợ xấu của TPBank
Bảng 2.2: Tỉ lệ nợ xấu của TPBank giai đoạn 2018-2023
Đơn vị: Tỷ Đồng
Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Stiền

Stiền

Stiền

Năm 2021


Năm 2022 Quý II năm
2023

Chỉ tiêu

Nợ xấu

%

%

% Stiền

%

Stiền

%
100

860

100 1.233 100 1.419

100 1.155 100 1.357

295

34,3


46,6 510

Nợ nhóm

Stiền

%

3.911 100

28,
480

38,9

661

44,2

385

2.146 54,9

3

4

Nợ nhóm


34,
242

28,1

305

24,7

330

23,3 348

30,1

467

1.129 28,9

4

4

Nợ nhóm

37,
323

37,6


448

36,4

428

30,2 297

25,7

505

636

5

16,2

2

Dư nợ

77.185

95.643

119.990

141.227


160.993

1,11

1,29

1,18

0,82

0,84

177.113

TL nợ xấu
2,2

(%)
Nguồn: Báo cáo tài chính TP Bank
Tỉ lệ nợ xấu của TPBank biến động qua các năm nhưng nhìn chung ln nằm
trong mức mục tiêu đề ra. Đặc biệt, năm 2021, tỉ lệ nợ xấu giảm 30,5% so với cùng kì
năm 2020, xuống dưới mức 1% cho thấy sự cải thiện trong chất lượng tài sản.


Tuy nhiên, đến quý II/2023, dư nợ xấu tại TPBank đã tăng vọt 188% lên 3.913 tỷ đồng
gấp 2,8 lần đầu kỳ. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng vọt gấp 5,6 lần lên 2,146,8 tỷ

18




×