TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TÁT THÀNH
KHOA LUẬT
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP cử NHÂN LUẬT
PHÁP LUẬT VÈ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG TẠI
VIETNAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỀN THỊ MỸ DUYÊN
Khóa: 2019
MSSV: 1911547856
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN:
NCS.THS. TRẦN NGUYỀN QUANG HẠ
TP.HỒ CHÍ MINH-2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của NCS.THS. Trần Nguyễn Quang Hạ,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Ngày 10 tháng 8 năm 2022
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
DANH MỤC TÙ VIẾT TẮT
DANH MỰC VIÉT TẤT TIẾNG VIỆT
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BLLĐ
Bộ luật Lao động
CP
Chính phủ
CTLLĐ
Cho thuê lại lao động
HĐLĐ
Họp đồng lao động
LĐTBXH
Lao động - Thương binh và Xã hội
NĐ
Nghị định
Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17
tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy
Nghị định
định về xử phạt vi phạm hành chính trong
12/2022/NĐ-CP
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo họp đồng.
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14
Nghị định
145/2020/NĐ-CP
tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ
điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao
động và quan hệ lao động.
NLĐ
Người lao động
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
TLLĐ
Thuê lại lao động
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
The International Confederation of Private
CIETT
Employment Services
To chức quốc tế của các doanh nghiệp cho
thuê lại lao động
ILO
Tổ chức Lao động Quốc tế
International Labour Organization
Danh mục hình
Hình 0.1: Sơ đồ mối quan hệ của các chủ thể trong quan hệ CTLLĐ..................... 12
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG...................... 8
1.1. Khái quát chung về hoạt động cho thuê lại lao động................................... 8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao động..................................... 8
1.1.2. Các hình thức của cho thuê lại lao động............................................. 15
1.1.3. Vai trò của cho thuê lại lao động.......................................................... 17
1.2. Pháp luật về cho thuê lại lao động............................................................... 18
1.2.1. Chủ thể của hoạt động cho thuê lại lao động....................................... 20
1.2.2. Điều kiện hoạt động cho thuê lại lao động.......................................... 23
1.2.3. Hợp đồng cho thuê lại lao động........................................................... 28
1.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động....32
1.2.5. Quản lý nhà nước về cho thuê lại lao động.......................................... 37
KẾT LUẬN CHƯONG 1......................................................................................... 39
CHƯONG 2: THựC TIỀN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHÀM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG Ỏ VIỆT NAM.......................... 40
2.1. Thực tiễn pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam.......................... 40
2.1.1. Chủ thể của hoạt động cho thuê lại lao động....................................... 40
2.1.2. Điều kiện hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam.......................41
2.1.3. Hợp đồng cho thuê lại lao động........................................................... 44
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động....48
2.1.5. Quản lý nhà nước về cho thuê lại lao động.......................................... 52
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam................................................................. 53
KẾT LUẬN CHƯONG 2......................................................................................... 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 62
Danh mục Tài liệu tham khảo.................................................................................. 64
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động cho thuê lại lao động (employee leasing) là một hình thức sừ dụng
lao động đã hình thành ở nhiều quốc gia từ lâu. Với nền kinh tế thị trường và q
trình phát triền tồn cầu hóa, hình thức này đã xuất hiện ở nước ta vào những năm
2000 khi làn sóng đầu tư nước ngồi đổ bộ vào Việt Nam và thường tập trung ở các
khu vực nền kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đối tượng khách hàng hướng tới của các công ty Cho thuê lại lao động (sau
được viết tắt là CTLLĐ) là các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ, hoạt
động theo đơn hàng, sản phâm. Các ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động cho thuê
lại của cơng ty cung ứng thường bao gồm: Ke tốn báo cáo thuế, dịch vụ bảo vệ,
nhân viên kinh doanh, marketing, nhân viên quản lý nhân sự, công nhân bốc xếp,
giữ xe, giao hàng, phục vụ quán ăn, giúp việc nhà, chăm sóc người già, lao động
phổ thơng... Những năm gần đây thì hình thức Cho thuê lại lao động không chỉ
xuất hiện ở đối tượng lao động phổ thông trình độ thấp, mà cịn có cả lao động có
trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật cao như kỳ thuật điện, điện tử... các đối
tượng lao động được thuê lại không chỉ là người lao động trong nước mà cịn có cả
những người lao động nước ngồi.
Trước khi có pháp luật điều chỉnh hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
CTLLĐ hoạt động theo hình thức “chui” hoặc “lách luật”1 bởi vì trước năm 2013
(cụ thể là 01/5/2013 - thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Lao động năm 2012) thì
pháp luật lao động của nước ta vẫn chưa thừa nhận hoạt động CTLLĐ nên khi các
doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực này sẽ vi phạm nghiêm trọng vì các doanh nghiệp
đang làm những việc pháp luật chưa cho phép và nếu thực hiện thì cũng thực hiện
không công khai, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới lợi ích của các bên tham gia, đặc
biệt là người lao động vì họ khơng có được cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
Vì vậy mà hình thức chủ yếu CTLLĐ được thực hiện trong khoảng thời gian trước
2013 thường là được thực hiện dưới dạng hợp đồng khốn việc, hợp đồng gia cơng,
1 VH, Những vướng mắc, bất cập trong hoạt động cho thuê lại lao động,
ngày truy cập 24/04/2022
hợp đồng dịch vụ giữa doanh nghiệp cho thuê và doanh nghiệp đi th2. Như đã nói
ở trên thì hầu hết những lao động này luôn bị trả tiền công thấp hơn thu nhập của
người lao động (viết tắt là NLĐ) trực tiếp ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp
sử dụng lao động và không được hưởng các chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, nghỉ phép, thai sản, tiền thưởng cũng như không được hưởng các phúc lợi xã
hội như những NLĐ thuộc “biên chế” chính thức của doanh nghiệp thuê lại lao
động3...
Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập phát triển nền kinh tế, thì
một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho hoạt động CTLLĐ là vấn đề thừa nhận về mặt pháp
lý đối với hoạt động CTLLĐ. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên chủ
thể khi tham gia hoạt động đặc biệt là cho NLĐ thuê lại. Góp phần tạo môi trường
kinh doanh, sân chơi lành mạnh cho các chủ thể và giúp Nhà nước trong công cuộc
quản lý hoạt động CTLLĐ một cách hiệu quả.
Để đáp ứng điều này, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật số 10/2012/QH13
ngày 18 tháng 6 năm 2012 về lao động (Bộ luật Lao động năm 2012). Bộ luật Lao
động (BLLĐ) năm 2012 chính thức ghi nhận CTLLĐ là một ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng
dẫn liên quan. Nối tiếp tinh thần của Bộ luật Lao động năm 2012, các nhà lập pháp
đã hoàn thiện chế định về cho thuê lao động đê quan hệ này chặt chè hơn thông qua
Bộ luật Lao động năm 2019. Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trong
đó nội dung “cho thuê lại lao động” đã được điều chỉnh để phù họp với thực tế thị
trường lao động và quan hệ lao động hiện nay, được quy định tại mục 5, Chương III
về Họp đồng lao động gồm 7 điều từ Điều 52 đến Điều 58.
Mặc dù pháp luật đã ban hành, điều chỉnh và đã được các nhà làm luật sửa đổi
hoàn thiện, nhưng pháp luật CTLLĐ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc,
bất cập với thị trường lao động ngày nay 4 như: quyền lợi của NLĐ thuê lại chưa
hoàn toàn được đảm bảo; nhiều doanh nghiệp cố tình lợi dụng sự thiếu hiểu biết về
các quyền và lợi ích của NLĐ để trốn tránh các nghĩa vụ đối với NLĐ; quản lý nhà
2 Báo Bảo hiểm Xã hội (2017), Cho thuê lại lao động: Tiềm ẩn tranh chấp lao động,
, truy
cập ngày 24/03/2022.
3 Báo người lao động (2007), Kinh doanh trên nước mắt người lao động, , truy cập ngày 04/04/2022.
4 Nhã Uyên, Nhiều bất cập trong quản lý cho thuê lại lao động, truy cập ngày 20/04/2022.
2
nước trong vấn đề áp dụng pháp luật CTLLĐ vào thực tế5. Những bất cập trên dẫn
đến khi thực thi sè dề xảy ra tranh chấp, việc áp dụng cơ sở pháp lý đê giải quyết
cũng sẽ gặp khơng ít khó khăn. Đê bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia và để
phục vụ cho môi trường kinh doanh nói chung và mơi trường kinh doanh lao động
nói riêng đang ngày càng phát triển để bắt kịp xu hướng sân chơi toàn cầu và
chuyển giao lao động quốc te thì cần làm rõ những vướng mắc và các vấn đề pháp
lý của hoạt động CTLLĐ.
Với tình hình trên, tôi thấy việc nghiên cứu về hoạt động CTLLĐ, pháp luật
CTLLĐ trên cơ sở lý luận và thực tiền là rất cần thiết. Do đó tơi đã lựa chọn đề tài:
“Pháp luật về cho thuê lại lao động tại Việt Nam ” đe làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động CTLLĐ là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, hoạt động này
ngày càng phát triển đa dạng với nhiều hình thức phong phú hơn và phù hợp với
mục đích của các doanh nghiệp hoạt động CTLLĐ. Đổ bảo vệ quyền lợi của NLĐ
nói chung là một vấn đe cốt lõi của các quốc gia và đặc biệt là những nước có nền
kinh tế đang phát triển trong đó có thể nói đến là Việt Nam. Vì là một đất nước có
nền kinh tế phát triên, đi theo đó là sự hội nhập nền kinh tể của các quốc gia nên
hoạt động CTLLĐ càng ngày càng phát triển và kèm theo đó là phải đảm bảo quyền
lợi cho NLĐ trong quan hệ thuê lại. Đe nghiên cứu tơng quan tinh hình nghiên cứu
về đề tài CTLLĐ, pháp luật CTLLĐ, đã có các cơng trình nghiên cứu trước đây thì
tơi đã chia thành các nhóm để nghiên cứu:
- Nghiên cứu về lý luận cho thuê lại lao động và pháp luật cho thuê lại lao
động:
Các luận văn, luận án: Phạm Thị Hải Dịu (2016), Cho thuê lại lao động theo
pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội; Đồ Thị Dung (2016), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử
dụng lao động ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
Đặng Thị Oanh (2015), So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lại lao động với
một số nước trên the giới, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia
5 Thành Đức, Bất cập trong thực thi quy định cho thuê lại lao động, truy cập ngày 22/04/2022.
3
Hà Nội; Mai Đức Thiện (2021), Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội. Các bài báo, tạp chí khoa học: Trần Thị Thúy Lâm (2012), Khái niệm, bản
chất và các hình thức cho thuê lại lao động, Tạp chí Luật học số 1/2012, trang 29 -
35; Lê Thị Hoài Thu (2012), Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đổi với
việc điều chinh pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHỌGHN, Luật
học 28 (2012) 78-84; Đồ Thị Quỳnh Trang (2017), Bàn về các điều kiện cấp phép
hoạt động đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động, số. 01 (2017): Tạp chí Pháp
luật và Thực tiễn số 01/2017. Các tài liệu website: Công dịch vụ công Quốc gia,
Cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Minh Lan, Thuê ngồi
(Outsourcing) là gì? Uu điểm và hạn chế của hình thức thuê ngoài. Các tài liệu tiếng
anh: Entrepreneur Asia Pacific, Leased Employees; INTERNATIONAL LABOUR
OFFICE (2018), Multi-party work relationships; concepts, definitions and statistics,
trang 4.
Tat cả các cơng trình nghiên cứu kể tên trên có nội dung chính là: nghiên cứu
khái niệm, bản chất, vai trò của hoạt động CTLLĐ và lý luận pháp luật CTLLĐ;
phân tích và bình luận nội dung pháp lý về CTLLĐ của một số nước trên thế giới
(Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc); đánh giá, phân tích tình hình của pháp luật
CTLLĐ ở Việt Nam hiện nay, đưa ra một số khuyến nghị về hành lang pháp lý và
nội dung của pháp luật điều chỉnh CTLLĐ ở Việt Nam.
- Nghiên cứu về những bất cập, khó khăn của hoạt động cho thuê lại lao
động và nghiên cúu về giải pháp hoàn thiện pháp luật cho thuê lại lao động.
Các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, hoạt động CTLLĐ của Việt Nam và
nước ngoài. Các luận văn, luận án: Phan Thúy An (2016), Cho thuê lại lao động
theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiền tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội, Hà
Nội. Các bài báo, tạp chí khoa học: Cục Quan hệ Lao động - Tiền lương, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) (2020), Báo cáo tình hình thực hiện các
quy định pháp luật về cho thuê lại lao động; Hannah Huynh, Phân biệt Đối xử trong
Lao động; Lê Thị Hoài Thu (2012), Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra
đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Luật học 28 (2012) 78-84; Nguyễn Xuân Thu (2012) Cho thuê lại lao động - Một
4
hướng điều chỉnh của Pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế Đề tài khoa học cấp trường của Đại học Luật Hà Nội Hà
Nội. Các tài liệu website: Baotintuc.vn (2015), Thanh tra các doanh nghiệp cho thuê
lại lao động có dấu hiệu sai phạm; Báo người lao động (2007), Kinh doanh trên
nước mắt người lao động; Đông Trúc (2015), Bất cập trong lĩnh vực cho thuê lại lao
động; Khánh Chi, Thị trường cho thuê lại lao động: lọc doanh nghiệp yếu đảm bảo
quyền lợi lao động; Minh Lan, Thuê ngoài (Outsourcing) là gì? Ưu điểm và hạn chế
của hình thức th ngồi...
Nhìn chung các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu khái
quát về các quy định của pháp luật Việt Nam về CTLLĐ và nhằm mục đích để nâng
cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về CTLLĐ ở Việt Nam hiện nay. Các cơng
trình nghiên cứu kể trên đã đưa ra một lượng lớn thông tin về hoạt động CTLLĐ ở
Việt Nam và đánh giá về thực trạng pháp luật của hoạt động CTLLĐ ở Việt Nam
hiện nay bao gồm nhiều vấn đề: Điều kiện CTLLĐ; Họp đồng CTLLĐ; Quyền và
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ CTLLĐ; Thực thi pháp luật CTLLĐ; Giải quyết
tranh chấp CTLLĐ. Tuy các nghiên cứu về hoạt động CTLLĐ đạt được những
thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó vần cịn nhiều vấn đề chưa được thật sự rõ
ràng như: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ CTLLĐ; các hình thức phạt
vi phạm về hoạt động CTLLĐ còn chưa cụ thể. Nhận thấy rằng các cơng trình
nghiên cứu đều thể hiện các quy định về CTLLĐ tương đối đầy đủ và cụ thể, từ
những nghiên cứu này sẽ là các bước đệm để tạo nên một hành lang pháp lý tốt và
đầy đủ hơn cho hoạt động CTLLĐ, củng cố pháp luật và góp phần tạo nên môi
trường kinh doanh lao động lành mạnh.
Qua các bài nghiên cứu trên tôi muốn tiếp tục nghiên cứu về đề tài này, trên cơ
sở mà các bài nghiên cứu đã được thực hiện, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
cho thuê lại NLĐ, và pháp luật CTLLĐ, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nham bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong việc CTLLĐ tại Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài CTLLĐ nhằm đánh giá, bình luận và phân tích
hoạt động CTLLĐ và pháp luật về CTLLĐ một cách tồng quan. Làm sáng tỏ thêm
cơ sở lý luận về hoạt động CTLLĐ và sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động này.
Tìm hiểu pháp luật của hoạt động CTLLĐ của các nước. Đánh giá và phân tích thực
5
tiền của hoạt động CTLLĐ và các vấn đề pháp lý về hoạt động này ở Việt Nam
trong tình hình tồn cầu hóa, hội nhập, phát triển kinh tế. Đề xuất một số kiến nghị
và giải pháp đê hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
hoạt động CTLLĐ ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Khóa luận tập trung phân tích những đối tượng sau:
Thứ nhất, các văn bản pháp luật bao gồm: Bộ luật Lao động 2019; các văn bản
hướng dần thi hành Bộ luật Lao động: Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14
tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dần thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động...
Thứ hai, các vấn đề lý luận về CTLLĐ như: các quan điểm về khái niệm, khái
niệm CTLLĐ, đặc diêm, vai trò, nguyên tắc và nội dung pháp luật của hoạt động
CTLLĐ.
Thứ ba, pháp luật quốc tế về hoạt động CTLLĐ.
Thứ tư, những bất cập hạn che khi áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn ở
Việt Nam. Một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật CTLLĐ.
4.2. về phạm vi nghiên cứu
về nội dung: tập trung trung nghiên cứu lý luận các quy định pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật về CTLLĐ ở Việt Nam như: chủ thể của quan hệ
CTLLĐ, điều kiện hoạt động CTLLĐ, hợp đồng CTLLĐ; quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ CTLLĐ, quản lý nhà nước về CTLLĐ và thực trạng về
CTLLĐ theo Bộ luật Lao động 2019 tại Việt Nam. Pháp luật về CTLLĐ của một số
quốc gia trên the giới và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam.
về thời gian: tập trung nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện về CTLLĐ
ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay.
về không gian: Hoạt động CTLLĐ tại Việt Nam.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đe giải quyết những vấn đề được đặt ra thì đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
6
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được áp dụng hầu hết tại các chương của đề
tài nhằm phân tích, làm sáng tỏ và bình luận các khái niệm, quy phạm liên quan đến
pháp luật về CTLLĐ nhằm rút ra những luận điểm, luận cứ của đề tài.
Phương pháp so sánh luật: Phương pháp này cũng được sử dụng xuyên suốt
trong đề tài nhằm để so sánh các quy định pháp luật của Bộ luật Lao động đang có
hiệu lực, đã hết hiệu lực thi hành. Đồng thời, đê so sánh các quy định pháp luật với
thực tiền áp dụng pháp luật hiện nay nhằm tìm ra những bất cập trong quy định
pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để phù họp với thực tiền. Phương
pháp này còn được sử dụng đê so sánh nội dung pháp luật các nước để đưa các định
hướng và cái nhìn tông quát về pháp luật CTLLĐ.
Phương pháp dự báo: được sử dụng nhằm dự đoán xu hướng phát triển của
hoạt động CTLLĐ ở Việt Nam để từ đó nêu ý tưởng đề xuất hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về CTLLĐ tại Việt Nam.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi: Lời cam đoan; Danh mục từ viết tắt; Danh mục tài liệu tham khảo; khóa luận
tốt nghiệp của tơi sẽ bao gồm 02 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 2: THựC TIỀN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
KÉT LUẬN
7
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát chung về hoạt động cho thuê lại lao động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao động
1.1.1.1. Khái niệm cho thuê lại lao động
Trong q trình phát triển tồn cầu hóa, với nền kinh tế thị trường và mở cửa
hội nhập phát triển kinh tế như ngày nay thì hoạt động cho thuê lại lao động
(CTLLĐ) đã khơng cịn là một khái niệm xa lạ đối với rất nhiều quốc gia trên the
giới trong đó có cả Việt Nam. Ở nhiều nước trên thế giới hoạt động này đã có từ lâu
và bây giờ nó đã trở thành một phần trong pháp luật của rất nhiều quốc gia. Nhiều
quốc gia như Mỹ, Hàn quốc, Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật riêng
để điều chỉnh vấn đề này; ở Trung Quốc thì được quy định thành 1 chương của luật
Hợp đồng lao động (HĐLĐ); hay ở Thái Lan và Singapore cũng có những quy định
cụ thể về hoạt động CTLLĐ. Còn tại Việt Nam, thuật ngừ cho thuê lại lao động có
lè xuất phát từ đầu những năm 2000 và đã được quy định trong BLLĐ của Việt
Nam. Ngồi ra thì khái niệm này còn được định nghĩa theo các khu vực và nó có
nhiều tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản đều mang tính chất tương đồng.
Đổi với các nước ở Châu Âu thì tên gọi phổ biến nhất là “lao động cho thuê
tạm thời”, “Việc làm tạm thời thông qua đại lý” (tên nguyên bản tiếng Anh:
“Temporary Agency Work”) ở nước Mỹ thì sừ dụng thuật ngừ chủ yếu là “Nhân
viên thời vụ tạm thời” hoặc “sử dụng lao động chuyên nghiệp” hoặc “Cho thuê nhân
viên” (tên nguyên bản tiếng Anh: “Staffing employee” hoặc “Professional
employee” hoặc “Leased Employee”) các nước có tên gọi như vậy bởi vì hình thức
dịch vụ công việc này chủ yếu áp dụng cho các cơng việc có tính chất “tạm thời”.
Trong khi đó các nước ở khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc,... thường gọi là “cung ứng lao động” hay “lao động phái cử hay phái cử lao
động” tên tiếng anh là: “Labor Dispatch”. Ớ Việt Nam thì được gọi là CTLLĐ; một
số tài liệu nghiên cứu khác gọi là “Lao động thuê ngoài” (tên nguyên bản tiếng Anh
là: "Labour outsourcing"/"Outside contractor"). Bên cạnh đó một số khái niệm cũng
thường được nhắc đến như “lao động thuê ngoài”, “lao động cho thuê lại”, “lao
động dịch vụ”, “lao động tạm thời”...
8
Tô chức quốc tế của các doanh nghiệp cho thuê lại lao động (CIETT) định
nghĩa theo quan điểm của ILO6, CTLLĐ được hiểu là hoạt động của các tổ chức
việc làm tư nhân tuyên dụng NLĐ nhưng không sử dụng trực tiếp mà cung cấp cho
bên thứ ba sử dụng; bên thứ ba có quyền và trách nhiệm giao việc cũng như giám
sát, điều hành NLĐ thực hiện công việc được giao nhưng quyền lợi của NLĐ lại do
tổ chức việc làm tư nhân chịu trách nhiệm chính.
Theo Entrepreneur Asia Pacific7, CTLLĐ (employee leasing) là một thỏa
thuận được ghi trong hợp đồng bao gồm ba chủ thế trong đó có cơng ty cho th lao
động (cịn được gọi là tổ chức sử dụng lao động chuyên nghiệp), người sử dụng lao
động ( viết tắt là NSDLĐ) chính thức và bên thuê lại lao động (viết tắt là bên
TLLĐ). Trong đó, cơng ty cho th có trách nhiệm báo cáo tiền lương và khai báo
các khoản thuế. Còn bên TLLĐ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm sốt đối với cơng
việc mà lao động thuê lại thực hiện, chi trả các khoản tiền cho công ty cho thuê đe
trả lương, thuế, phúc lợi và phí hành chính.
Theo pháp luật Nhật Bản đã đưa ra định nghĩa phái cử lao động trong Luật số
88 ngày 05 tháng 07 năm 1985 như sau: “Lao động phái cử được hiếu là NLĐ đi
làm thuê cho một NSDLĐ, sau đó sẽ được thuê lại đê làm việc cho một NSDLĐ
khác dưới sự hướng dẫn, quản lý, điều hành của NSDLĐ đó, trong khi vẫn duy trì
quan hệ lao động đối với NSDLĐ trước, trừ trường hợp NSDLĐ trước đồng ý với
NSDLĐ sau, trong trường hợp này NLĐ sẽ được NSDLĐ sau tuyển dụng" 8.
Ở Trung Quốc CTLLĐ được quy định dưới hình thức hợp đồng phái cử (phái
cử lao động). Theo Luật HĐLĐ của Trung Quốc năm 2007 đưa ra định nghĩa9:
“Cho thuê lao động (phái cử lao động) được hiểu là việc đơn vị phải cử tuyển dụng
lao động và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đoi với NLĐ nhưng phái cử lao động
của mình sang làm việc tại một đơn vị khác. Hợp đồng giữa đơn vị phải cử và NLĐ
được phái cử là HĐLĐ, còn hợp đồng giữa đơn vị phải cử và đơn vị nhận phái cử
là hợp đồng phải cử”.
6 INTERNATIONAL LABOUR OFFICE (2018), Multi-party work relationships; concepts, definitions and
statistics,
/>stat/documents/meetingdocument/wcms_636045.pdf
7 Entrepreneur Asia Pacific, Leased Employees, truy cập ngày 18/02/2022.
8 Điều 02 Luật về bảo vệ hoạt động cùa doanh nghiệp kinh doanh lao động phái cử; đảm bào cãi thiện các
điều kiện làm việc của lao động phái cử của Nhật Bản
9 Điều 58 Luật Hợp đồng lao động Trung Quốc năm 2007 (Bản dịch tiếng Anh). Labor Contract Law of the
People's Republic of China
9
Ở Việt Nam khái niệm CTLLĐ lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 53 BLLĐ
2O121011
: “Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi
doanh nghiệp được cấp phép hoạt động Cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho
người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và
vẫn duy trí quan hệ lao động với doanh nghiệp Cho thuê lại lao động”.
Sau đó đã được quy định cụ thể hơn tại Điều 52 BLLĐ 2019": “(i) Cho thuê
lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử
dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được
chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà
vần duy trí quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao
động, (ii) Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,
chí được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao
động và áp dụng đoi với một so công việc nhất định ”
Các khái niệm, định nghĩa CTLLĐ trên mặc dù được thể hiện khác nhau
nhưng đều có các đặc trưng là:
Thứ nhất, bên CTLLĐ (là NSDLĐ) và NLĐ thuê lại. Doanh nghiệp CTLLĐ
tuyển dụng và ký kết HĐLĐ trực tiếp với NLĐ thuê lại nhưng NLĐ thuê lại không
trực tiếp làm việc với bên CTLLĐ, mà doanh nghiệp CTLLĐ sẽ cho doanh nghiệp
khác thuê lại trong một thời gian nhất định theo hợp đồng cho thuê lại lao động giữa
hai doanh nghiệp.
Thứ hai, hoạt động CTLLĐ là quan hệ lao động có 03 chủ thể bao gồm: Bên
CTLLĐ, bên TLLĐ và NLĐ.
Thứ ba, NLĐ thuê lại làm việc tại địa điểm làm việc của bên TLLĐ. Chấp
hành kỷ luật lao động, nội quy lao động tại nơi làm việc của bên TLLĐ, tuân theo
sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên TLLĐ, bên TLLĐ sẽ chỉ trả tiền
cho dịch vụ CTLLĐ.
Thứ tư, quyền lợi của NLĐ cho thuê lại vần do doanh nghiệp cho thuê lại lao
động thực hiện và đảm bảo với tư cách là NSDLĐ. Bên CTLLĐ sẽ chịu trách nhiệm
trực tiếp về việc thanh toán các khoản thuế liên quan, bảo hiêm xã hội, các chế độ
khác mà NLĐ thuê lại được hưởng.
10 Bộ luật Lao động (Luật số: 10/2012/QH13) ngày 18/06/2012
11 Bộ luật Lao động (Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20/11/2019
10
Thứ năm, NLĐ làm việc cho bên TLLĐ theo thời hạn nhất định đã được ký
kết, hết thời gian làm việc cho bên TLLĐ thì NLĐ sẽ kết thúc cơng việc và được
quay về bên CTLLĐ.
Như vậy với các dấu hiệu đặc trưng trên ta có thể thấy, CTLLĐ là một hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực lao động. Ta có thể đưa ra khái niệm co bản ve hoạt
động CTLLĐ như sau: “Cho thuê lại lao động chỉnh là một hoạt động kinh doanh
dịch vụ trong lình vực lao động, là việc một doanh nghiệp được cap phép cho thuê
lao động theo quy định pháp luật là bên CTLLĐ tiến hành tuyển dụng nguồn lao
động (ký hợp đồng đổi với NLĐ) bên CTLLĐ cung cấp NLĐ mà mình có đến cho tổ
chức, cả nhãn có nhu cầu thuê lại lao động, được gọi là bên TLLĐ trong một
khoang thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng CTLLĐ. Đổi lại, bên TLLĐ cần trả
một khoan tiền dịch vụ cho bên CTLLĐ. Trong khoáng thời gian làm việc tại doanh
nghiệp TLLĐ, quyển lợi của NLĐ sẽ do doanh nghiệp CTLLĐ đảm báo nhưng NLĐ
phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật, nội quy lao động và chịu sự giám sát, điều hành,
quản lý của doanh nghiệp bên TLLĐ
1.1.1.2. Đặc điểm cho thuê lại lao động
Hoạt động CTLLĐ đã xuất hiện vào những thập niên 60-70 của thế kỷ XX và
phố biến ở các nước có nền kinh tế thị trường như Mỹ và các nước ở châu Âu.
Trong những thập kỷ qua thì hoạt động này ngày càng phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia trên thể giới trong đó có Việt Nam. CTLLĐ đã đóng vai trị quan
trọng trong sự vận hành và phát triển của thị trường lao động. Có thể thấy, dù hoạt
động CTLLĐ tồn tại ở các quốc gia với nhiều khái niệm khác nhau nhưng hình thức
kinh doanh dịch vụ này có những đặc điểm chính như sau:
Thử nhất, cho thuê lại lao động mang tính chất nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa ở giai đoạn phát triển cao, trở thành
hình thái kinh tế phổ biến, chi phối nền sản xuất xã hội và là mơ hình kinh tế hiện
được nhiều quốc gia lựa chọn để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó, tồn bộ các
yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. Nói cách khác kinh tể
thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà ở đó, các loại hình thị trường chi
phối mạnh mè và quyết định việc sản xuất hàng hóa; quan hệ hàng - tiền và các quy
luật giá trị, quy luật cung, cầu, quy luật cạnh tranh,... là những quy luật kinh tế cơ
bản quy định quá trình vận động và phát triển của kinh tế thị trường. Vì thế kinh tế
11
thị trường không chỉ là “công nghệ”, là “phương tiện” để phát triển kinh tế - xã hội,
mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội, nó khơng chỉ bao gồm các yếu tố của lực
lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất l2. Hoạt động CTLLĐ
chịu sự tác động của các quy luật nền kinh tế thị trường như: quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Nhờ những yếu tố đó sẽ giúp thị trường lao động
được linh hoạt và phát triển hơn. Sức lao động được xem như là một hàng hóa đặc
biệt để trao đồi mua bán như một nhu cầu tất yếu. NLĐ được bên CTLLĐ cử đến
làm việc trực tiếp cho các cá nhân, tô chức khác tạm thời, tức trong một khoản thời
gian được xác định trong hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa bên CTLLĐ và bên
TLLĐ.
Thứ hai, hoạt động CTLLĐ là một mối quan hệ tam giác, bao gồm 03 chủ thể
và 03 mối quan hệ khác nhau.
Hình 0.1: Sơ đồ mối quan hệ của các chủ thể trong quan hệ CTLLĐ
Hoạt động thuê mướn lao động truyền thống thông thường gồm hai chủ thể là
người tạo ra công việc (NSDLĐ) và người làm công trên cơ sở trả lương cho sức
lao động thực hiện công việc (NLĐ). Theo như trong phần 1.1.1.1. đã được đề cập
trên thì hoạt động CTLLĐ bao gồm ba chủ thể:
(1) Doanh nghiệp CTLLĐ: là bên trực tiếp tuyển dụng và ký HĐLĐ với NLĐ
rồi đưa NLĐ cho doanh nghiệp khác thuê lại nhằm mục đích thương mại và doanh
12 cồng thơng tin điện tử Bộ Tài chính, Đặc trưng cùa tính xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường,
187080, truy cập ngày
02/07/2022.
12
nghiệp CTLLĐ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định đê hoạt động
dịch vụ này;
(2) NLĐ cho thuê lại: là NLĐ ký HĐLĐ với doanh nghiệp CTLLĐ nhưng lại
khơng làm việc cho doanh nghiệp mình đã ký kết mà sè làm việc ở doanh nghiệp
khác trong một thời gian nhất định và phải chịu sự điều hành, giám sát, quản lý trực
tiếp tại doanh nghiệp thuê lại nhưng vẫn duy trì hợp đồng đã ký với doanh nghiệp
CTLLĐ;
(3) Bên TLLĐ: là bên thuê lao động từ những doanh nghiệp CTLLĐ để sử
dụng đáp ứng cho sự thiếu hụt về nhân sự hoặc cần nguồn lao động có tính chun
mơn kỳ thuật trong thời gian nhất định nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Cùng với đó là ba mối quan hệ pháp luật khác nhau nhưng gắn bó và có mối
quan hệ mật thiết với nhau: Quan hệ giữa bên CTLLĐ và bên TLLĐ; Quan hệ giữa
bên TLLĐ và NLĐ; Quan hệ giữa NLĐ và bên CTLLĐ.
(1) Quan hệ giữa bên CTLLĐ và bên TLLĐ: Đối với quan hệ này thì đây là
mối quan hệ mang tính dịch vụ thương mại dựa trên cơ sở hợp đồng CTLLĐ (cung
ứng lao động cho thuê)13 nhằm thỏa mãn nhu cầu về sản xuất, dịch vụ, lợi nhuận.
Hợp đồng CTLLĐ là căn cứ thể hiện sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của hai bên.
Bên CTLLĐ là bên có trách nhiệm cung cấp dịch vụ là cử NLĐ thuê lại sang nơi
làm việc của bên TLLĐ, theo đó là bên TLLĐ phải thanh tốn một khoản phí vì đã
sử dụng NLĐ cho bên CTLLĐ. Những nội dung về thời hạn làm việc, số lượng
NLĐ, trình độ chun mơn của NLĐ, chi phí mà bên TLLĐ phải trả sẽ được hai
bên thỏa thuận với nhau khi ký kết họp đồng. Sau khi hồn thành cơng việc thì
NLĐ thuê lại sẽ quay về bên CTLLĐ và có thể tiếp tục được cử làm việc với các cá
nhân, tổ chức khác.
(2) Quan hệ giữa bên TLLĐ và NLĐ: Quan hệ này sẽ xuất hiện sau khi NLĐ
được cử đến làm việc tại nơi làm việc của bên TLLĐ (có thể xem là NSDLĐ thứ 2
của NLĐ thuê lại). Hai chủ thể này khơng có bất cứ sự ràng buộc với nhau bởi một
hợp đồng nào, mà quan hệ của cả hai chủ thể này sè dựa vào họp đồng CTLLĐ và
HĐLĐ của hai bên đã ký kết với bên thứ ba là bên CTLLĐ. Quan hệ này được hình
13 TS. Trần Thị Thúy Lâm (2012), Khái niệm, Bàn chất và các hình thức cho thuê lại lao động, Tạp chí Luật
học số 1/2012, tr.33.
13
thành trong khuôn khô bên TLLĐ giao việc cho NLĐ thuê lại, quản lý, giám sát tiến
độ thực hiện công việc trong thời gian NLĐ thuê lại có nghĩa vụ lao động tại doanh
nghiệp của mình. NLĐ thuê lại phải tuân thủ thời gian làm việc, nội quy lao động,
quy che lao động. Tuy nhiên, nếu NLĐ thuê lại vi phạm kỷ luật lao động hoặc
không đáp ứng được yêu cầu như thỏa thuận thì bên TLLĐ khơng được xừ lí mà
phải tiến hành đưa lại NLĐ thuê lại về cho bên CTLLĐ.
Quan hệ giữa bên TLLĐ và NLĐ được thuê lại sè chấm dứt sự tồn tại trong
các trường hợp: họp đồng CTLLĐ giữa doanh nghiệp CTLLĐ và bên TLLĐ chấm
dứt; thời hạn làm việc của NLĐ thuê lại làm việc tại bên TLLĐ đã hết; NLĐ được
thuê lại bị bên TLLĐ trả lại cho doanh nghiệp CTLLĐ khi NLĐ không đáp ứng
được các yêu cầu đã thỏa thuận hoặc NLĐ vi phạm kỷ luật nội quy lao động; bên
TLLĐ chấm dứt hoạt động...
(3) Quan hệ giữa NLĐ và bên CTLLĐ: Quan hệ này dựa trên HĐLĐ đã được
ký kết trực tiếp trước đó giữa NLĐ và doanh nghiệp CTLLĐ. Bên CTLLĐ là
NSDLĐ sẽ trực tiếp tuyển dụng và ký kết HĐLĐ với NLĐ. Bên CTLLĐ có trách
nhiệm bố trí việc làm, chi trả lương, thanh tốn các khoản thuế phí liên quan, bảo
hiểm xã hội, các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật cho NLĐ. NLĐ thuê lại
trong mối quan hệ này không làm việc trực tiếp tại nơi làm việc của doanh nghiệp
CTLLĐ, mà làm việc trực tiếp tại địa điểm làm việc mà doanh nghiệp CTLLĐ bố
trí với Bên thứ ba (tức bên TLLĐ).
Thứ ba, quyền lợi của NLĐ thuê lại sẽ được đảm bảo bởi doanh nghiệp
CTLLĐ, tuy nhiên NLĐ thuê lại sẽ chịu sự quản lý, giám sát và điều hành trực tiếp
của bên TLLĐ.
Doanh nghiệp CTLLĐ đóng vai trị là NSDLĐ đối với NLĐ, ký kết trực tiếp
HĐLĐ với NLĐ thuê lại, do đó doanh nghiệp CTLLĐ sẽ chịu trách nhiệm về đảm
bảo các quyền lợi của NLĐ thuê lại như có trách nhiệm bố trí việc làm, chi trả tiền
lương, thuế, xử lý và giải quyết các hành vi vi phạm của NLĐ th lại. Bên cạnh đó
thì doanh nghiệp CTLLĐ giao kết hợp đồng CTLLĐ với bên TLLĐ nên doanh
nghiệp CTLLĐ sẽ bố trí NLĐ sang làm việc cho bên TLLĐ. Vì làm việc cho bên
TLLĐ nên trong quá trình làm việc thì NLĐ sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy
lao động và quy che tại nơi làm việc còn bên TLLĐ sẽ trực tiếp quản lý, giám sát và
điều hành NLĐ.
14
Thứ tư, hoạt động CTLLĐ là hoạt động có điều kiện và chỉ được áp dụng
riêng đối với một số ngành nghề nhất định.
Hoạt động CTLLĐ là một hoạt động kinh doanh mua bán sức lao động, loại
hàng hóa này là hàng hóa đặc biệt và khác với các hàng hóa khác, hoạt động này
thường tập trung chủ yểu vào những cơng việc mang tính chất tạm thời, mùa vụ,
mang tính chất dịch vụ như biên dịch, phiên dịch, kế tốn, phục vụ, giúp việc gia
đình... hoặc những cơng việc u cầu chun mơn trình độ kỳ thuật cao. Hoặc là do
nguồn lao động bị thiếu hụt tạm thời như: NLĐ chính của doanh nghiệp TLLĐ đang
trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, chuyển công tác,...
Hoạt động kinh doanh này đem lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia và
cho xã hội, tuy nhiên thì hoạt động này cũng mang đến những rủi ro nhất định. Do
tính chất này nên hầu hết các quốc gia coi hoạt động kinh doanh CTLLĐ là hoạt
động kinh doanh có điều kiện và thường được pháp luật quy định thành hai loại
điều kiện cho hoạt động này: điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức. Điều
kiện về nội dung sè bao gồm các điều kiện như: quy định về giới hạn công việc
được CTLLĐ, điều kiện về ký quỳ và vốn pháp định, điều kiện về các chủ thể tham
gia. Điều kiện về thủ tục thê hiện qua quy định về thủ tục cấp giấy phép hoạt động.
Trong các mối quan hệ của hoạt động CTLLĐ thì dường như NLĐ là bên yếu
thế và chịu nhiều bất lợi hơn trong mối quan hệ ba bên. Đê bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho NLĐ và sự hài hịa lợi ích trong mối quan hệ ba bên này thì cần có sự
giới hạn CTLLĐ ở một số ngành nghề và công việc nhất định.
1.1.2. Các hình thức của cho thuê lại lao động
Hoạt động CTLLĐ là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, hoạt động này
ngày càng phát triển đa dạng với nhiều hình thức phong phú hơn và phù hợp với
mục đích của các doanh nghiệp hoạt động CTLLĐ. Có doanh nghiệp thì mục đích
là kinh doanh kiếm lợi nhuận cũng có doanh nghiệp vì khơng thể bố trí sắp xếp
được việc làm cho NLĐ nên CTLLĐ nhằm đảm bảo việc làm và thu nhập cho NLĐ.
Do đó việc xác định và phân loại các trường hợp CTLLĐ mang ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định các hình thức CTLLĐ để áp dụng luật cho phù họp. Hoạt động
này tương đối phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung có thể chia CTLLĐ làm hai
hình thức chính: CTLLĐ chủ động cụ thể là CTLLĐ là hình thức hoạt động kinh
15
doanh chủ yếu của doanh nghiệp và CTLLĐ thụ động cụ thể là CTLLĐ khơng là
hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp 14.
CTLLĐ chủ động cụ thể là CTLLĐ là hình thức hoạt động kinh doanh chù
yếu của doanh nghiệp
Hình thức này thì doanh nghiệp tuyển dụng lao động khơng nhằm mục đích sừ
dụng mà nhằm mục đích cho các doanh nghiệp khác thuê lại NLĐ đê kiếm lợi
nhuận. Với hình thức này hoạt động CTLLĐ chính là hoạt động kinh doanh chủ yếu
của doanh nghiệp và mục tiêu được đặt lên hàng đầu của doanh nghiệp CTLLĐ là
mục đích lợi nhuận. Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng và ký HĐLĐ với NLĐ nhưng sau
khi tuyển dụng sẽ chuyển NLĐ đến làm việc ở tại doanh nghiệp bên TLLĐ. NLĐ
vẫn duy trì quan hệ lao động với bên cho thuê lao động nhưng chịu sự quản lý, giám
sát và điều hành trực tiếp từ bên thuê lại lao động. Đồng thời bên CTLLĐ phải gánh
chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ theo quy định của pháp luật. Mục tiêu
chính được ưu tiên của các doanh nghiệp trong hoạt động này là tìm kiếm lợi nhuận
nên rất có thể quyền lợi của NLĐ sẽ khơng được đảm bảo. Do đó pháp luật cần
quan tâm và có những quy định tương đối chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
CTLLĐ thụ động cụ thể là CTLLĐ không là hình thức hoạt động kinh doanh
chủ yếu của doanh nghiệp
Đây là hình thức doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ để làm việc chính thức tại
doanh nghiệp của mình nhưng trong q trình sử dụng lao động doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí việc làm cho NLĐ hoặc vì lý do khác dần đến
cho doanh nghiệp khác thuê lại trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc doanh
nghiệp thấy việc cho thuê lại lao động có lợi hơn cho NLĐ cũng như cho chính bản
thân doanh nghiệp so với việc trực tiếp sử dụng NLĐ. Với hình thức này thì doanh
nghiệp CTLLĐ sẽ ký hợp đồng với NLĐ với mục đích để sử dụng lao động cho
hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp là chính, cịn việc CTLLĐ chỉ là
việc phát sinh trong q trình sử dụng nguồn lao động chứ không phải là mục đích
chính của doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa mục tiêu lợi nhuận cũng không
phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính vì có hoạt
động CTLLĐ xuất hiện chen ngang trong quá trình sử dụng lao động nên pháp luật
14 Trần Thị Thúy Lâm (2012), Khái niệm, hán chất và các hình thức cho thuê lại lao động, Tạp chí Luật học
số 1/2012, trang 29-35.
16
lao động Việt Nam cịn chưa có sự phân biệt rõ về các hình thức CTLLĐ để có thể
ban hành các quy phạm pháp luật nhằm phù hợp với từng hình thức cụ thể.
1.1.3. Vai trị của cho th lại lao động
1.1.3.1. Vai trò đối với người lao động
NLĐ sẽ dễ dàng tìm kiếm việc làm thơng qua hoạt động CTLLĐ mà khơng
phải mất nhiều thời gian, chi phí để tìm kiểm cơng việc, có được thu nhập ồn định
trong thời gian ký HĐLĐ với bên CTLLĐ. Việc thường xuyên làm việc ở nhiều
doanh nghiệp khác nhau, môi trường làm việc và cách quản lý khác nhau sẽ đem lại
cho NLĐ nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, có kỳ năng thích ứng cơng việc ở các
mơi trường đa dạng. Ngoài ra, đối với những ngành nghề yêu cầu các điều kiện về
trình độ nghiệp vụ, chun mơn, trình độ cao thì đây chính là cơ hội cho NLĐ th
lại trở thành NLĐ chính thức cho bên TLLĐ. NLĐ thuê lại không cần phải trải qua
thời gian thử việc nhưng vần nhận được mức lương chính thức, vừa có cơ hội khang
định năng lực của mình để nhận lấy quyền lợi làm việc lâu dài và hưởng được các
quyền lợi tốt hơn so với hợp đồng đã giao kết với bên CTLLĐ.
1.1.3.2. Vai trò đối với bên CTLLĐ
Hoạt động CTLLĐ đang có xu hướng ngày càng phát triển, đặc biệt là trong
xu hướng nền kinh tế thị trường hiện nay. Sự đào thải và tìm kiếm nhân sự đê phù
hợp cho các doanh nghiệp là một vấn đề thường thấy. Nên lựa chọn dịch vụ thuê lại
lao động là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề nhân lực. Hoạt động
CTLLĐ mang lại nguồn lợi nhuận cho bên CTLLĐ từ khoản phí dịch vụ do bên
thuê lại lao động trả. Đây là mảng kinh doanh đóng vai trị quan trọng của các
doanh nghiệp nhân sự đem lại càng nhiều doanh thu cho bên cung cấp loại hình
kinh doanh này. Neu so với các loại hình kinh doanh dịch vụ lao động khác thì
doanh thu từ lĩnh vực này sẽ chiếm tỷ trong lớn.
1.1.3.3. Vai trò đối với bên TLLĐ.
Hoạt động thuê lại lao động giúp doanh nghiệp bên TLLĐ giải quyết vấn đề
nhân sự một cách nhanh chóng, kịp thời mà khơng làm tăng chi phí nhân sự, bao
gồm các chi phí về tiền lương tiền thưởng cho nhân viên, chi phí đào tạo nhân viên,
bảo hiểm xã hội, thuế và các chế độ khác dành cho NLĐ. Bên TLLĐ sẽ có được cơ
hội đánh giá chính xác NLĐ trước khi có ý định tuyển dụng chính thức đối với
NLĐ. Việc này đã hồ trợ doanh nghiệp có được ngay nguồn nhân lực vừa chất
17
lượng và tiết kiệm chi phí, để tập trung đầu tư vào các giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp, thay vì mất thời gian vào việc tìm kiếm ứng viên mới phù hợp và mất thêm
thời gian thử việc, đào tạo ứng viên mới đen khi được làm việc chính thức tại doanh
nghiệp đó. Ngồi ra, hoạt động này cũng giúp hạn chế rủi ro pháp lý phát sinh liên
quan đen quyền lọi và các chế độ của NLĐ trong thời gian sử dụng lao động bao
gồm tai nạn lao động, các chế độ khi NLĐ hoặc NSDLĐ chấm dứt họp đồng lao
động, chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, thai sản hay đòi bồi thường khi nghỉ
việc...
Nâng cao năng suất lao động, việc thuê lại lao động có thể giải quyết tình
trạng cơng việc q tải, khắc phục được tình trạng nhân viên làm việc tồn thời gian
bị kiệt sức và công việc bị quá tải. Giảm thiểu được phần nào tình trạng mẳc sai lầm
trong cơng việc và cũng như tăng hiệu suất công việc cho NLĐ.
1.2. Pháp luật về cho thuê lại lao động
Mồi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề CTLLĐ, vì vậy mà
pháp luật ở mỗi nước cũng có những quy định khác nhau đối với hoạt động CTLLĐ.
Ở Nhật Bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động này bao gồm những nội dung
chủ yếu15: (i) Các khái niệm về phái cử lao động; (ii) Quy định về chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật CTLLĐ; (iii) Trình tự, thủ tục, điều kiện cấp phép hoạt động phái
cử lao động như là có ke hoạch kinh doanh, tên, địa điểm phái cử lao động, số
lượng lao động phái cử, phí phái cử lao động, người đứng đầu có đủ năng lực hành
vi dân sự và năng lực quản lý; (iv) Ngành nghề được phép hoạt động phái cừ lao
động...; (v) Nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ phái
cử lao động; (vi) Các nghĩa vụ của chủ thể phái cử lao động và chủ thể nhận lao
động phái cử; (vii) Áp dụng các quy định của pháp luật liên quan trong hoạt động
phái cử lao động; (viii) Các chế tài áp dụng đối với các vi phạm.
Đổi với pháp luật Hoa Kỳ thì khơng có luật liên bang về CTLLĐ, mà những
nội dung về CTLLĐ sẽ được quy định trong luật của các tiểu bang như: New York,
Georgia, Illinois, New Hampshire, Florida, South Carolina,... Các quy định pháp
luật của các tiểu bang về hoạt động CTLLĐ rất linh hoạt, hầu như không bị hạn chế
ngành nghề hoạt động CTLLĐ như nhiều nước khác. Quy định pháp luật tập trung
15 Mai Đức Thiện (2021), Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam: Những van đề lý luận và thực tiễn,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr. 174
18
ở các nội dung như: Các khái niệm liên quan, hợp đồng liên quan đến quá trình cho
thuê lao động, các giấy biên nhận, tuyển dụng lao động làm việc gia đình từ bang
khác tới, tuyên dụng lao động làm việc gia đình ngồi lãnh thơ Hoa Kỳ; lệ phí, việc
trả lại phí; các quy định cấm đối với DN cho thuê lao động; các hành vi bị cấm; phí
dịch vụ việc làm16. Ví dụ như theo Luật Dịch vụ việc làm (Employment Agency
Law) sửa đôi năm 2004 của bang New York sè có quy định một số nội dung cơ bản
như sau: các khái niệm có liên quan đến hoạt động CTLLĐ, yêu cầu đối với việc
cấp phép hoạt động, chuyển nhượng giấy phép thay đổi địa điểm kinh doanh...
(Điều 170 - 179); Họp đồng liên quan đến quá trình hoạt động CTLLĐ, các giấy
biên nhận (Điều 181); Tuyển dụng NLĐ làm việc gia đình từ bang khác tới (Điều
183); Tuyển dụng NLĐ làm việc gia đình ngồi lãnh thồ Hoa Kỳ (Điều 184); Lệ phí,
việc trả lại phí (Điều 185 - 186); Các quy định pháp luật cấm đối với doanh nghiệp
CTLLĐ (Điều 187, 190)1718
... Như tại tiểu bang New Hamshire có luật số 277-B và
quy định hành chính cho Tiểu bang New Hamshire, Chapter Lab 1500 quy định chi
tiết, rõ ràng về thủ tục, trình tự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thê trong hoạt động
CTLLĐ, như sau: (i) Quy định về các chủ thê trong quan hệ pháp luật CTLLĐ; (ii)
Quy định về thủ tục cấp, cấp lại, hạn che phạm vi hoạt động giấy phép hoạt động
CTLLĐ; (iii) Phí cấp phép, điều kiện về vốn; (iv) Các nghĩa vụ của người CTLLĐ,
người thuê lại lao động; (v) Các quyền lợi tối thiểu mà NLĐ cho thuê được hưởng;
(vi) Chức năng, quyền hạn của công chức thực thi; (vii) Các chế tài xử phạt vi phạm
18. Ví dụ khác là ở tiểu bang Illinois cũng đã ban hành luật số 215 ILCS 113 - Luật
Công ty về hoạt động cho thuê lao động, trong đó đưa ra các khái niệm, trình tự thủ
tục đăng ký hoạt động, quy định về phí, vốn, thời hạn đăng ký, quyền và trách
nhiệm của các bên tham gia, quyền và nghĩa vụ của người có thâm quyền trong việc
cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lao động19.
Ở Trung Quốc hoạt động CTLLĐ sẽ được thay thế bằng thuật ngữ “Phái cử
lao động”. Pháp luật Trung Quốc điều chỉnh về hoạt động phái cử lao động tương
16 Phạm Thị Hãi Dịu (2016), Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sì luật
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.25
17 Phan Thúy An (2016), Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn tinh Bình
Dương, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội,
Hà Nội. tr.28
18 Mai Đức Thiện (2021), Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam: Những van đề lý luận và thực tiễn,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr. 171
19 Mai Đức Thiện (2021), Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam: Những van đề lý luận và thực tiễn,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr. 172
19