Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng và giải pháp khai thác loại hình du lịch nông nghiệp tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC
------- ---------------------

NGLYKNTAT THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC

LOẠI HÌNH Dư LỊCH NƠNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG

SINH VIÊN

: NGUYỄN THỊ CẤM XUÂN

MÃ SÓ sv

: 1711543073

LỚP

: 17DVN1B

NGÀNH

: VIỆT NAM HỌC

NIÊN KHÓA


: 2017-2021

TP. HCM-09/2021


JI

4
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
-------'SsEŨỊ-ếS'------

NGUYỄN THỊ CẨM XUÂN

THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC

LOẠI HÌNH Dư LỊCH NƠNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG

KHĨA : 17
CHUN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN:

ThS. LÊ THỊ DUYÊN HÀ

TP. HCM, THÁNG 09 NĂM 2021

fl


If


LỜI MỞ ĐẰƯ
Việt Nam vốn là một đất nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời, cơ cấu

kinh tế của Việt Nam chiếm khoảng 70% là nông nghiệp. Nông thơn Việt Nam hiện
nay cịn lưu giữ được nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ, địa hình đa dạng

với núi đồi, sông suối, biển, đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú. Vùng

nông thôn với những làng quê co kính, những cánh đồng bát ngát, phi nhiêu, những
nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đặc biệt là văn hóa nơng nghiệp, những vùng đất
có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn
hóa tập tục của người xưa,... là những điều kiện hết sức thuận lợi khi phát triển loại

hình du lịch nơng thơn. Làng q với những hoạt động cùa nghề nông, những nghề

thủ công cùa người dân cư ngụ là cả một nguồn tài nguyên lớn của du lịch nông
thôn mà du khách quốc tế rất quan tâm. Với hơn 80% dân so sống chù yếu bằng

nghề nơng, có những sản vật vơ cùng phong phú như nho, thanh long, sầu riêng,
khoai, sắn, lúa gạo,...

Tiền Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện
rất tốt để xây dựng và phát triển loại hình du lịch nơng nghiệp. Khách tham quan sẽ

đến các điểm du lịch, cùng sinh hoạt, làm việc với người dân bản địa, có thể mặc áo


nơng dân, xuống ruộng phát cỏ, cấy lúa hoặc lội đồng bắt cá, tôm cua... Không chỉ
khách quốc tế mới là đối tượng của loại hình du lịch này mà ngay cả người dân
trong tỉnh cũng có thể tham gia, tìm hiểu. Những bài học góp nhặt được trong q

trình trải nghiệm sè giúp cho chuyến du lịch trở nên bổ ích hơn và thú vị hơn cho du
khách và việc đầu tư khai thác loại hình du lịch này có nhiều tiềm năng mang lại

hiệu quả cao.

ii


LỜI CẢM ƠN
Được làm đề tài khóa luận tốt nghiệp là một điều vinh dự đối với mồi sinh
viên nói chung và bản thân em nói riêng. Đây là cơ hội cho sinh viên được thử sức

mình, là bước tập dợt cho sự độc lập của bản thân mồi sinh viên. Đe hồn thành báo
cáo thực tập cuối khóa này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. Lê Thị

Duyên Hà trước sự quan tâm, diu dắt, tận tình hồ trợ, giúp đỡ, truyền đạt những
kinh nghiệm quý báo về chuyên môn cũng như kiến thức cơ bản đế em hoàn thành

tốt báo cáo thực tập cuối khóa.
Lời cảm ơn thứ hai em xin phép gửi đến Ban Giám Hiệu Trường cũng như

Quý Thầy, Cô khoa Du lịch và Việt Nam học của Trường Đại học Nguyền Tất
Thành một lời cảm ơn chân thành nhất vì đã het lòng giúp đỡ và truyền đạt giảng
dạy cho em những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu, và những tác phong, tư

cách đạo đức. Tất cả những kinh nghiệm, tri thức mà các thầy cô trang bị cho chúng

em chính là những hành trang quý báu đế chúng em bước vào đời, tự tin bước đi

trên con đường lập nghiệp của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn tập the lóp 17DVN1B đã ln ln cùng nhau có

gắng, ln động viên nhau mọi lúc khó khăn và sằn sàng giúp đỡ em thực hiện đề

tài.
Và lời cảm ơn cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ba, mẹ cũng như người
thân đà tạo điều kiện thuận lợi cho em đi học trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Ngày .... tháng .... năm ....
(Ký tên)

NGUYỀN THỊ CẦM XUÂN

iii


NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dần)

Ngày .... tháng .... năm

(Ký tên)

IV


NHẬN XÉT

(Của giảng viên phản biện)

Ngày .... tháng .... năm

(Ký tên)

V


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ix
DANH MỤC BIẾU ĐỊ............................................................................................. X

KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT....................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐÀU.........................................................................................................1

Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu............................................................ 1

1.

1.1

Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 1

1.2.1


Mục tiêu tông quát................................................................................. 1

1.2.2

Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2

2. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
2.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 2

2.2

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2

3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2

4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................ 2

5. Đóng góp cùa đề tài..........................................................................................5
5.1

Đóng góp thực tiễn................................................................................... 5

5.2

Đóng góp khoa học.................................................................................. 5

6. Bo cục cùa khóa luận........................................................................................ 5


Chương 1.................................................................................................................... 7
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN......................................................................... 7

1.1

Cơ sở lý luận................................................................................................. 7

1.1.1 Tông quan về du lịch và du lịch nông nghiệp........................................... 7
1.1.2 Đặc đỉêtn của du lịch nông nghiệp......................................................... 15

1.2

Du lịch nông nghiệp ở Việt Nam................................................................. 16

1.2.1 Những điểm tích cực............................................................................... 16
1.2.2 Những điểm hạn chế............................................................................... 18

Tiểu kết chương 1................................................................................................. 20
Chương 2.................................................................................................................. 21
vi


THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH NÒNG NGHIỆP TẠI TỈNH TIỀN

GIANG..................................................................................................................... 21
2.1

Tiềm năng du lịch nông nghiệp tỉnh Tiền Giang........................................ 21

2.1.1


Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tiền Giang............................................ 21

2.1.2

Tài nguyên du lịch nhãn văn ở Tiền Giang.......................................... 24

2.2

Thực trạng du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang........................................... 28

2.2.1

về sản phẩm du lịch nông nghiệp......................................................... 28

2.2.2

về cơ sở hạ tầng, vật chất - kỹ thuật.................................................... 33

2.2.3

về nguồn nhãn lực du lịch.................................................................... 36

2.2.4

Ve yeu tổ môi trường............................................................................. 38

2.2.5

Hoạt động quáng bả du lịch nơng nghiệp........................................... 39


2.2.6

Chính sách và quản lý của địa phương................................................41

2.3

Nhận xét về hoạt động du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang......................... 43

Tiểu kết chương 2................................................................................................. 48
Chương 3.................................................................................................................. 50

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH TIỀN GIANG....................................................................................... 50
3.1

Phương hướng khai thác du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang...................... 50

3.2

Giải pháp khai thác du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang.............................. 52

3.2.1

Đổi với từng chủ thế tham gia du lịch nông nghiệp tỉnh Tiền Giang...52

3.2.2

Giải pháp về công tác quảng bả.......................................................... 56


3.2.3 Giải pháp về chỉnh sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch nông
nghiệp................................................................................................................ 57

3.2.4 Giải pháp tăng cường phổi hợp liên ngành, quản lý điểm đến, kiểm
soát chất lượng dịch vụ.....................................................................................58

3.2.5

Giải pháp về nguồn nhản lực................................................................ 59

3.2.6

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch................................ 60

3.3

Đe xuất một số mơ hình du lịch nông nghiệp............................................. 61

Tiểu kết chương 3.................................................................................................62
KÉT LUẬN............................................................................................................. 64
vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 66

I.

Tài liệu Việt Nam........................................................................................... 66

II. Tài liệu nước ngoài........................................................................................ 67

III. Tài liệu internet.............................................................................................. 67

PHỤ LỤC................................................................................................................. 69
Phụ lục 1: Mầu và kết quả khảo sát...................................................................... 69
Phụ lục 2: Hình ảnh.............................................................................................. 85
Phụ lục 3 Chương trình du lịch nông nghiệp tỉnh Tiền Giang..............................89

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kinh phí và số lượng lao động đào tạo phục vụ du lịch du lịch Tiền Giang
giai đoạn 2010-2020................................................................................................. 21

Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú du lịch ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020.............. 31
Bảng 2.3: Cơ sở dịch vụ ăn uống tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020............... 32
Bảng 2.4: Dịch vụ vận chuyển của du lịch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010-2020..

.................................................................................................................................. 33
Bảng 2.5: Đánh giá thực trạng hoạt động phát triền du lịch nông nghiệp Tỉnh Tiền

Giang theo ma trận SWOT...................................................................................... 43

IX


DANH MỤC BIẾU ĐỒ
Biếu đồ 2.1: Những thuận lợi khi tham gia kinh doanh du lịch nông nghiệp Tiền

Giang........................................................................................................................... 28

Biếu đồ 2.2: Lượng khách du lịch đã tham gia du lịch nông nghiệp tỉnh Tiền Giang .30
Biếu đồ 2.3: Những khó khăn khi tham gia kinh doanh du lịch nơng nghiệp Tiền

Giang........................................................................................................................... 35
Biếu đồ 2.4: Những vấn đề môi trường tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông nghiệp

Tiền Giang.................................................................................................................... 36
Biếu đồ 2.5: Khảo sát khách du lịch đã biết đến loại hình du lịch nơng nghiệp Tiền

Giang............................................................................................................................ 38
Biếu đồ 2.6: Lượng khách theo tuần tại các cơ sở du lịch nông nghiệp tỉnh Tiền

Giang........................................................................................................................... 38

X


KÍ HIỆU CÁC CỤM TÙ VIÉT TẤT
ĐBSCL: Đồng bằng sơng Cừu Long

HTX: Hợp tác Xã
KTTD: Kinh tế trọng điểm
NXB: Nhà xuất bản

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND: ủy Ban nhân dân

XI



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu

1.1 Lý do chọn đề tài

Với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng

cao, nhu cầu du lịch từ đó cũng được phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nồ

lực tìm hướng phát triển để nâng tầm vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du
lịch thế giới. Tài nguyên du lịch của Việt Nam đa dạng, phong phú, trải dọc miền

đất nước, mang đến cho nước ta lợi thế du lịch vô cùng to lớn. Gần đây du lịch nông

nghiệp ở Việt Nam đang dần trở thành một xu hướng mới một “mó/7 ăn lạ” đối với
các du khách muốn tìm về các miền nơng thơn.

Du lịch nơng nghiệp là hình thức đang phổ biến ở các quốc gia có lợi thế về

nơng nghiệp. Việt Nam với xuất phát diem là một quốc gia có nền sản xuất nông

nghiệp lâu đời trong khu vực và trên thế giới, lịch sử Việt Nam gắn liền với nông
thôn, nông nghiệp truyền thống. Việc phát triển du lịch nông nghiệp đem lại nhiều
cơ hội cho phát triển nông nghiệp cũng như đa dạng hóa các loại hình du lịch và cải

thiện đời sống nhân dân, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa có vai trị to lớn trong

việc giữ gìn cảnh quan làng q, giữ được văn hóa bản sắc dân tộc của quê hương,

tăng thu nhập cho người nơng dân ngay trên chính mảnh đất q hương của họ, tạo

ra sản phàm du lịch khác lạ, độc đáo hấp dẫn có sức cạnh tranh lớn. Gần đây, tỉnh
Tiền Giang cũng đang đay mạnh khai thác loại hình du lịch này, các mơ hình du
lịch nơng nghiệp tại tỉnh đã có từng bước phát huy hiệu quả lợi thế sơng nước miệt

vườn. Đó là lý do mà tơi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp khai thác

loại hình du lịch nơng nghiệp tỉnh Tiền Giang” đế có thể tìm hiếu và phát triển

loại hình du lịch này ở Tiền Giang.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tong quát
Đe tài nghiên cứu tập trung vào tổng quan và kinh nghiệm về nền du lịch nông

nghiệp ở Việt Nam. Nhằm mục tiêu phát triển loại hỉnh du lịch nơng nghiệp và đưa
loại hình du lịch này đến gần hơn với du khách.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đồng thời cũng tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch nông nghiệp ở Tiền
Giang và đánh giá mơ hình du lịch nơng nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng, qua
đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch nông nghiệp này.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là du lịch nông nghiệp ở Tiền Giang
2.2 Phạm vi nghiên cứu

về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn các huyện, thành phố
trực thuộc tỉnh Tiền Giang bao gom: Thành phố Mỳ Tho, và các huyện Châu

Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo.

về thời gian: Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ

năm 2017-2021.
3. Phương pháp nghiên cứu

Đe hồn thành đề tài khóa luận, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:
Nguồn dừ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo, tạp chí trong và
ngồi nước, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du
lịch và chính quyền địa phương. Phương pháp này giúp thu thập được nguồn dừ liệu

phong phú liên quan đến loại hình du lịch nơng nghiệp ở Việt Nam, làm tư liệu cho

quá trình nghiên cứu, so sánh, đánh giá hoạt động du lịch nông nghiệp tỉnh Tiền
Giang.

Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tong hợp, lựa chọn sắp xếp các
thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá,

tổng họp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được nội dung phù hợp tong the và


đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, xã hội học: sử dụng các bảng hỏi, các phiếu điều tra.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Du lịch nông thôn được nghiên cứu và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế
giới. Từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn được

2


xem là một loại hình du lịch và trở lên phố biến tại hầu hết các quốc gia ở Châu
Âu: Pháp, Anh, Đức... Đen những năm 90 của thế kỷ XX , du lịch nơng thơn đã
vượt ra ngồi biên giới cùa Châu Âu và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới

như : Mỹ, úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Nhiều nghiên cứu của các tác

giả trên thế giới về du lịch nông thôn:

Tác phấm “67ớz thiệu về Du lịch nông thôn”, Richard và Julia Sharpley đà
đưa ra các khái niệm về du lịch nông thôn, nguồn tài nguyên du lịch, các chiến
lược để nhằm quảng bá du lịch nơng thơn, từ nghiên cứu các mơ hình du lịch

nông thôn khác nhau đưa ra các bài học thực tiến đế áp dụng tại nhiều quốc gia
trên thế giới.[7]
Năm 2003, Hội đồng doanh nghiệp nơng nghiệp Orengon vói tác phẩm

“Cdzzz nang du lịch nông nghiệp’'’ đã đưa ra những chỉ dẫn về cách thức xây dựng
doanh nghiệp thành cơng thơng qua việc marketing nơng nghiệp trực tiếp.[5]

Sau đó là tác phàm “£>zz lịch nông nghiệp và du lịch thiên nhiên ở

California'” (2005), do Đại học nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên Canifomia
giới thiệu cũng đã cung cấp thơng tin đầy đủ về loại hình du lịch nơng thơn, qua
đó giúp cho các chủ trang trại xác định tiềm năng du lịch và vạch ra các bước để

thu hút khách du lịch đến tham quan...[2]
Năm 2005, Derek Hall, Irene Kirkpatrick and Morag Mitchell “Dzz lịch
nông thôn và kinh doanh bền vững” đã cung cấp cả hai khía cạnh còn gây nhiều

tranh cãi: co sở lý luận về bền vững và kinh doanh du lịch, tầm quan trọng, vai
trò của du lịch nông thôn trong phát triển nông thôn. Tác phẩm cũng đã đưa ra
những kinh nghiệm từ các nước Canada, Đài Loan, Phần Lan... và từ đó đưa ra

những vấn đề còn tồn tại: thiếu kỹ năng trong xây dựng sản phàm, thiếu kiến

thức xúc tiến quảng bá...[ 1 ]
Cũng như tác phẩm “Phát triển du lịch nông thơn: Sự biến đổi phong tục
tập qn và vãn hóa địa phương”(2009), các tác giả E. Wanda George, Heather
Mair và Donald G.Reid đã tong họp những nghiên cứu trước đó, để tiếp cận, xem

xét nêu cao vai trò của cộng đong địa phương, những biến đổi của cộng đồng
trong phát triển du lịch nơng thơn. Theo đó, cộng đồng là chủ thể của phát triển

3


du lịch, phát triển nông thôn chứ không phải là một phương tiện chủ yếu của sự

phát triển du lịch. Theo cách tiếp cận này các tác giả đã chỉ ra rằng du lịch chỉ là

một trong nhiều sự lựa chọn cho sự phát triển nông thôn bền vừng.[3]


ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về loại hình du lịch nơng nghiệp, nơng
thơn chưa có nhiều, trước hết phải ke đến một cơng trình khoa học có giá trị lý
thuyết và thực tiễn cho phát triền du lịch nông thôn Việt Nam như tác giả Bùi Thị

Lan Hương (2010) với cơng trình du lịch

lịch nơng nghiệp và nơng thơn". Tác

giả đã nghiên cứu các khái niệm, đặc điếm cùa du lịch nơng nghiệp và du lịch nơng

thơn. Từ đó đưa ra các điểm khác nhau giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nơng
thơn. [1]
Tiếp đó là cơng trình "Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt

Nam". Cơng trình này là kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản, trong năm
2013. Tổng cục Du lịch Việt Nam đà giao Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phối

hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên tập và xuất bản cuốn

"Cảm nang thực tiễn phát triền du lịch nông thôn Việt Nam" trên cơ sở đúc rút kết
quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triến du lịch của Nhật Bản tại các vùng nông

thôn của Việt Nam là: Đường Lâm (Hà Nội), Hồng Phong (Hải Dương), Đơng Hịa

Hiệp (Tiền Giang), Tabbing (Quảng Nam) và ba làng nghề Phù Lãng, Đình To và
Hòa Long (Bắc Ninh).[4]

La Thị Nừ Ánh Vân (2015) với cơng trình nghiên cứu "Du lịch nơng thơn Việt
Nam", Phó trưởng Khoa Du lịch, Đại học Phan Thiết. Tác giả đã nghiên cứu, đánh


giá tiềm năng, thách thức và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nơng thơn
tại Việt Nam đến 2020.[6]

Cịn lại chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ lẻ về tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch nông nghiệp ở từng địa phương, có the ke ra các cơng trình sau:

Luận văn thạc sì "Phát triển du lịch nơng thơn ở Táy Nam Bộ" của Nguyễn
Thị Diềm Phương (2012), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
Gia TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ "Phát triển du lịch nông thôn tỉnh An

Giang" của Trần Thị Tuyết Vân (2015), Đại học Quốc Gia Hà Nội. Khóa luận tốt

4


nghiệp “Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái"
của Đào Hồng Bích (2018), Đại học Dân Lập Hải Phòng.

Xét riêng với tỉnh Tiền Giang, việc nghiên cứu phát then du lịch nơng nghiệp

thì chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu nào. Một số cơng trình, đề tài nghiên cứu
có liên quan đến phát trien du lịch, cộng đồng, bảo vệ môi trường du lịch, hoạt động
xóa đói giảm nghèo tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có the ke đến như

là: Luận văn thạc sĩ địa lý học: “Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triến du
lịch tỉnh Tiền Giang" của Nguyễn Hoàng Mần, Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh,

năm 2012. Trong đó tác giả nêu lên các thực trạng phát triền du lịch tỉnh Tiền Giang
trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh đến


năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch nông nghiệp,

nông thôn của các tác giả. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kiến thức về loại hình du lịch
nơng nghiệp và các loại hình du lịch khác có liên quan đến cộng đồng, nơng nghiệp
sè là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tôi vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận

văn của mình.
5. Đóng góp của đề tài
5.1 Đóng góp thực tiễn

Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người bản sắc dân tộc thông qua
những làng nghề truyền thống, trong trọt, chăn ni..., của dân tộc Việt Nam nói

chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm khai thác và
phát triến du lịch nông nghiệp ngày càng được ưa chuộng hơn.
5.2 Đóng góp khoa học

Giúp rèn luyện kỳ năng nghiên cứu, sử dụng các phương pháp luận đã được
học đế giải quyết vấn đề, rèn luyện tốt kỳ năng trình bày một đề tài nghiên cứu khoa
học. Đồng thời đóng góp cho ngành du lịch nơng nghiệp ở Tiền Giang.

6. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

5



Chương 2: Thực trạng khai thác du lịch nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp khai thác du lịch nông nghiệp tại tỉnh

Tiền Giang.

6


Chương 1

cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về du lịch và du lịch nông nghiệp
a. Khái niệm về du lịch

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ

hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả
ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nơng nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở
nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du
lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hồn cảnh, thời gian và khu vực

khác nhau, dưới mồi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng
không giong nhau.
Theo I.I Pirogionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong


thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thê chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hoả hoặc thế thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự

nhiên, kỉnh tế và văn hóa” [8]. Có the hiếu du lịch là một hiện tượng xà hội, văn hóa
và kinh tế mà qua đó các cá nhân (khách tham quan) gắn liền với sự di chuyển đến
các địa điểm, quốc gia nơi họ sinh sống. Quan điểm này khá tương đồng với quan
điểm về du lịch cùa nước ta.

Tại Việt Nam, theo luật du lịch Điều 3 chương I (2017) khái niệm về du lịch
được nhận định “Dí/ lịch là các hoạt động có liên quan đen chiến đi của con người

ngoài nơ cư trú thường xuyên trong thời gian không quả 01 năm liên tục nhằm đáp

ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khảm phả tài ngun du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. [11,1]
Theo tác giả Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Anh Kiều (2014) lại đưa ra khái
niệm chung về du lịch, theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động
du lịch: “Du lịch là tong hợp các hiện tượng và các moi quan hệ phát sinh từ tác

7


động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chinh quyền và cộng đồng
dân cư địa phương trong q trình thu hút và tiếp đón khách du lịch".[b Ạ}

Cách tiếp nhận của những đối tượng liên quan sẽ nhìn nhận khác nhau về khái
niệm của du lịch: [7,5]
Đơi với người đi du lịch: “Di/ lịch là cuộc hành trình và lưu trú cùa họ ngồi


nơi cư trú để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau hịa bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh
nghiệm song hoặc thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần khác”.

Đối với người kinh doanh du lịch: “Z)ỉ/ lịch là quả trình tố chức các điều kiện

về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch
và đạt được mục đích so một của mình là thu lợi nhuận".
Đối với chính quyền địa phương: “Dz/ lịch là việc tơ chức các điều kiện về

hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng

hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc
hành trình và lưu trú, là có hội đê bản các sản phẩm cùa địa phương, tăng thu
ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sổng vật chất và tinh thần cho địa phương".
Đối với cộng đồng dân cư sở tại: “Dí/ lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà

hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền

vãn hóa, phong cách của người ngồi địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc
làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ánh
hưởng đen đời song của người dân sờ tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội,
nơi ăn, chốn ở,...”.

Từ những nhận định trên qua các góc nhìn khác nhau về khái niệm của du lịch
qua đó cho thấy lợi ích mà du lịch mang lại. Đe du lịch được hoạt động cần có sự
tham gia của tất cả các lĩnh vực, toàn the xã hội.

b. Khái niệm và đặc điểm của sản phấm du lịch

-


Khái niệm sản phàm du lịch
Theo tác giả Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Anh Kiều (2014): Sản phàm du

lịch (Tourism product) là “Tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi của khách du lịch"\J,12]. Khái niệm này tương tự với

định nghĩa cùa luật du lịch tại Điều 3 chương V (2017) về sản phẩm du lịch “Tập

8


hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên để thõa mản nhu cầu của
khách du lịch". [11,2]

Nhưng theo quan điểm của marketing "Sản phẩm du lịch là những hàng hóa
và dịch vụ có thế thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch

dưa ra chào bản trên thị trường, với mục đích thu hút chú ý mua sắm và tiêu dùng
của khách du lịch". Từ đó, sản phẩm du lịch được hiểu là các hàng hóa, dịch vụ

được bn bán trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

-

Đặc điểm cùa sản phẩm du lịch
Theo tác giả Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Anh Kiều (2014), một sản

phấm du lịch có những đặc điếm sau:[7,14-16]


Tính vơ hình: về cơ bản là khơng cụ thể (vơ hình). Thực ra nó là một kinh
nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành sản phẩm du
lịch có hàng hóa. Sản phẩm du lịch là khơng cụ thể, do đó khơng thể đặt ra vấn đề

nhãn hiệu như hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dề bị bắt chước, cụ
thể là người ta có thể dễ dàng sao chép những chương trình du lịch, bắt chước cách
bài trí phịng đón tiếp hay qui trình phục vụ đã được nghiên cứu cơng phu. Mặt

khác, do tính chất khơng cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản
phấm trước khi mua và vì vậy, rất nhiều người chưa từng đi du lịch sẽ phân vân khi

chọn sản phẩm du lịch. Ngoài ra, cũng do đặc điếm này mà vấn đề quảng cáo trong
du lịch đóng vai trị quan trọng và phải khác với quảng cáo cho những hàng hóa vật
chất.

Tính khơng đồng nhất: Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên sản phẩm du
lịch khó tiêu chuẩn hóa được, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định. Cùng một sản

phàm dịch vụ nhưng chất lượng có the không giống nhau khi:

Cung cấp bởi những nhân viên khác nhau.
Cung cấp cho nhừng khách hàng khác nhau.
Cung cấp tại những thời gian, địa điểm khác nhau.

Tính đong thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng và sản xuất sản
phấm du lịch (dịch vụ) xảy ra trên cùng một khơng gian và thời gian. Vì sản phẩm
du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, mà như chúng ta biết muốn phát triến

9



du lịch thì phải có tài ngun du lịch và tài nguyên du lịch không thế di dời đi nơi

khác (cố định về khơng gian), vì thế khách phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng sản
phẩm du lịch. Đồng thời, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì

chỉ khi nào khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở kinh doanh mới cung cấp, hay nói cách
khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất. Với đặc diem này thì khách du lịch khơng
thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi mua và muốn tiêu dùng thì phải
đến nơi sản xuất.

Tính mau hỏng và không dự trừ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ
như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống. Vì thế khơng thể sản xuất

trước, lưu kho và bán từ từ cho khách. Nói cách khác, sản phẩm du lịch khơng the

dự trừ được và mau hỏng, số lượng buồng 15 trong khách sạn, số chồ ngoi trong
nhà hàng, nếu không the bán vào ngày hơm nay thì khách sạn, nhà hàng sẽ mất
doanh thu chứ không the cộng thêm tất cả số buồng và chồ ngồi đó vào số buồng và

số chồ ngồi của doanh nghiệp ngày hơm sau được. Chính vì vậy, làm sao để tối đa

hóa cơng suất theo từng ngày là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du
lịch luôn quan tâm và cố gắng khai thác.

Một số đặc điểm khác: Ngồi bốn đặc điểm chính trên thì sản phẩm du lịch
cịn có các đặc điểm khác.

Sản phấm du lịch do nhiều nhà cung cấp tham gia cung ứng: Nhằm thỏa mãn
nhu cầu trong suốt cuộc hành trình của khách, từ nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu


thứ yếu, địi hỏi phải có nhiều loại hình dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham
quan. Đẻ có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của du khách một cách đầy đủ

nhất, đa dạng nhất vào mọi thời diem, thì phải có nhiều nhà kinh doanh tham gia
vào việc cung ứng sản phẩm du lịch cho khách.
Việc tiêu dùng sản phàm du lịch mang tính thời vụ: Do nhu cầu du lịch thay

đối thường xun, lúc thì cầu du lịch q cao nhưng có lúc thì q thấp, trong khi
đó cung du lịch tương đối on định trong thời gian dài. Từ đó nảy sinh độ chênh lệch

giữa cung và cầu du lịch, đó chính là tính thời vụ trong việc tiêu dùng sản phẩm du

lịch. Đặc điểm này gây khó khăn đối với nhà kinh doanh du lịch, làm sao để độ

chênh lệch giữa cung và cầu ở mức thấp nhất vào mùa cao điểm, làm sao đế giải
10


quyết mọi vấn đề về lao động, doanh thu, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất,... vào

mùa thấp điểm. Nhũng đơn vị kinh doanh du lịch muốn đạt được hiệu quả như
mong muốn phải hiểu được đặc điểm của sản phẩm du lịch để tổ chức hoạt động

kinh doanh, bố trí nhân sự.

c. Khái niệm loại hình du lịch
Theo sở thích, thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú.

Chính vì vậy cần phải có sự chun mơn hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng


tốt cho nhu cầu của khách hàng. Loại hình du lịch chính là các loại nhóm hoạt động
du lịch được phân bổ theo tiêu chí đã đưa ra.

Theo tác giả Nguyễn Bá lâm (2007), loại hình du lịch “Cữ/7 cứ vào nhu cầu

của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các

điều kiện phát triến du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau đế xác
định các loại hình du lịch. Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm

vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và
định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Moi một loại hình
du lịch có một thị trường khác nhau và có những địi hỏi về quy trình, cách thức tố

chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác nhau. Tuy

nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch
trong quả trình phục vụ khách du //c/z”.[8,32]

Các loại hình du lịch sè được phân ra theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên

ở trên lành thổ Việt Nam thì cách phân loại phổ biến nhất là:
Theo mục đích di chuyển:

Du lịch nghỉ dưỡng do thu nhập của người dân ngày càng tăng cao nên mức

sống cũng phát triển theo nên loại hình du lịch này cũng được đầu tư và phát triển
đe đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách du lịch trong thời điếm hiện tại.


Ưu diem của du lịch nghỉ dưỡng chính là giúp cho tâm trạng của khách du lịch

thoải mái nhất có thể, giảm bót căng thắng bằng những bài tập yoga hoặc tắm nước
nóng, massage, cũng được tích hợp đầy đủ tại khu nghỉ dưỡng.
Du lịch sinh thải sẽ dựa vào điều kiện tự nhiên cũng như văn hóa của Việt

Nam. Được diền ra tại những vùng có hệ sinh thái tự nhiên và cịn bảo tồn khá tốt

11


để hưởng thụ và bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên mang lại. Cụ thế đây chính là

loại hình đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Tại Việt Nam, những khu
du lịch sinh thái thường nằm nhiều tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Du lịch vãn hóa, lịch sử bên cạnh mục đích thăm quan đền tận hưởng, đế

thưởng ngoạn vẻ đẹp thì việc tìm hiểu những nét văn hóa, đặc điểm con người cũng
được lồng ghép trong các tour du lịch. Du lịch văn hóa - lịch sử cịn phản ánh được
những cái nhìn tốt đẹp về lịch sử, về văn hóa dân tộc. Tại Việt Nam những khu du
lịch văn hóa lịch sử nổi tiếng nhất là Lăng Bác, Cung đình Huế, địa đạo Củ Chi,...

Du lịch tham quan, khảm phả đặc điểm của du lịch khám phá là cung cấp cho
du khách các hiểu biết và trải nghiệm mới lạ về thế giới xung quanh, về cơ bản, loại
hình du lịch này chia thành hai loại:

Du lịch tìm hiểu: Mục đích của các chuyến du lịch tìm hiểu là giúp du khách

có thêm các hiểu biết về thiên nhiên, môi trường, lịch sử, phong tục tập quán, tín

ngưỡng tại nơi mà họ đặt chân đến.

Du lịch mạo hiểm: Loại hình du lịch này cho phép du khách trải nghiệm các
hoạt động mạo hiểm như khám phá các con sông, con suối nước chảy xiết, các khu

rừng rậm hoang sơ, các ngọn núi cao chót vót. Qua đó, họ sẽ có cơ hội thể hiện

mình, rèn luyện sức khỏe, khai phá ý chí, sức mạnh của bản thân.
Du lịch teambuilding đang là loại hình du lịch khá thu hút nhiều khách du lịch,

nhất là các bạn trẻ. Thêm vào đó các doanh nghiệp cũng hay có xu hướng xây dựng

đội ngũ nhân viên kết hợp với du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và cộng thêm các
chương trình teambuilding hấp dần. Mục đích của chương trinh chính là giúp cho
các thành viên gặp kết, hiểu nhau hơn thơng qua các trị chơi vận động, hợp sức
team đội,...

Phân loại theo đặc điểm địa lý:

Du lịch biển loại hình du lịch gắn với biển, các hoạt động du lịch biển phổ
biến kể đến như tắm biển, thể thao biển. Do đặc thù, loại hình du lịch này mang tính
mùa vụ rất rõ nét. Mọi người thường lựa chọn du lịch biến vào mùa nắng nóng,

nhiệt độ cao hơn 20 độ c. Các vùng biển ít dốc, mơi trường sạch đẹp, nước biển
trong xanh sẽ là địa điểm thích hợp để phát triển du lịch biển. Các vùng biển thu hút

12


đông đảo khách du lịch đến tham quan ở Việt Nam kể đến như: sầm Son, Đà Nằng,

Nha Trang, Phú Quốc,...
Du lịch núi gắn liền với các địa hình núi non hiểm trở, rất thích hợp với những
du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên có phần mạo hiếm.

Loại hình du lịch này rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam do đặc thù địa lý của
nước ta: diện tích % đồi núi, có dãy núi Phan Xi Păng được xem là nóc nhà Đơng

Dương và rất nhiều khu vực núi non hiểm trở.
Du lịch đơ thị loại hình du lịch gắn liền với các đơ thị lớn, tụ điểm của nhiều

cơng trình kiến trúc độc đáo, các khu thương mại sầm uất, các khu vui chơi hiện
đại... Hai địa điểm du lịch đô thị nơi tiếng của Việt Nam là: Thành phố Hồ Chí

Minh, Hà Nội.
Du lịch thôn quê du khách sè được trải nghiệm đến các vùng q, nơi có mơi

này thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là những người sinh sống tại các thành phố

lớn, các khu công nghiệp... Du lịch thôn quê mang đến cho du khách cảm giác thư

giãn, hịa mình với thiên nhiên, tìm về cội nguồn... Những điều mà họ khó có thế
cảm nhận được trong cuộc sống đô thị. về cơ bản du lịch thôn quê bao gồm cả du

lịch nông nghiệp:

Du lịch nông nghiệp loại hình gắn liền với du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch

phục vụ cho du khách chủ yếu dựa trên nền tảng cùa hoạt động nông nghiệp. Tham
gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được thư giãn, giải trí, hoạt động the lực và
tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống từ nhà nông, từ những

người nông dân trong hoạt động nông nghiệp, thông qua các hoạt động như là cùng
người dân thu hoạch, gieo trong, chăm sóc cây trồng trên cách đồng ruộng.

d. Khái niệm về du lịch nơng nghiệp
Loại hình du lịch nông nghiệp bắt đầu được thế giới quan tâm nghiên cứu từ
những năm 90 của thế kỷ 20 và mới được phát trien ở Việt Nam.

Theo Duncan Hilchey nghiên cứu về nông nghiệp du lịch ở New York Cơ hội

và thách thức trong Farm-Based Giải Trí và Khách sạn - Lựa chọn thay thế Chương
trình ni, Sở Nơng thơn Xã hội học, Đại học Cornell, 1993 thì: “Du lịch nơng

nghiệp là loại hình du lịch do người chủ hoặc người điều hành nông trại triền khai
13


×