Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 59 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA LUÂT

NGUYEN TAT THANH

VÕ NGỌC HUYỀN TRANG

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN
BỊ XÂM PHẠM THEO PHÁP LUẬT DÂN sự
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP.HỊ CHÍ MINH - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TÁT THÀNH

KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP củ NHÂN LUẬT

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN
BỊ XÂM PHẠM THEO PHÁP LUẬT DÂN sự
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ NGỌC HUYỀN TRANG
KHÓA: 19DLK1B MSSV:1911548293

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẦN: ThS. PHẠM THỊ LỆ QUN


TP.HỊ CHÍ MINH - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là kết quả do chính tơi nghiên cứu, được thực

hiện dưới sự hướng dần của Thạc sĩ Phạm Thị Lệ Quyên, đảm bảo các bản án phân
tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào và tuân thủ các quy định về trích dần, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chỉ Minh, ngày........ thảng........ năm 2022

Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

VÕ NGỌC HUYỀN TRANG


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thế q thầy cơ giảng viên Khoa

Luật Trường Đại học Nguyền Tất Thành đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt chặng đường theo học tại trường. Hơn hết em xin được cảm ơn

cô -Thạc sĩ Phạm Thị Lệ Quyên, giảng viên hướng dần em trong suốt q trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày........ thảng........ năm 2022

Sinh viên thực hiện

(ký và ghi họ tên)

VỎ NGỌC HUYỀN TRANG

ỉi


DANH MỤC CỤM TỪ VIÉT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BTTH

Bồi thường thiệt hại

BLDS

Bộ luật Dân sự

iii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỊI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM ..6


1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài
sản bị xâm phạm....................................................................................................... 6

1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.... 6

1.1.2. Đặc điếm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm..... 7
1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.........9

1.2. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ngoài
hợp đồng và trong hợp đồng..................................................................................12
TIẾU KẾT CHƯƠNG 1.........................................................................................14

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỊI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM................... 15
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài

sản bị xâm phạm..................................................................................................... 15
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế.................................................................. 15
2.1.2. Có hành vỉ vi phạm.................................................................................... 16
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quá.......................................................................... 17

2.1.4. Có lỗi.......................................................................................................... 18
2.2. Chu thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm...... 20
2.2.1. Chủ thê gãy thiệt hại.................................................................................. 20
2.2.2. Chủ the chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại......................................... 24

2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm......................... 28


2.3.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại................................................................ 28
2.3.2 . Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.....................33

2.4. Hình thức bồi thường và mức bồi thường do tài sản bị xâm phạm......... 35
2.4.1. Hình thức bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm............................ 35
2.4.2. Mức bồi thường thiệt hại do tài sán bị xâm phạm................................... 37
IV


2.5. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm..................................................37

TIẾU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................ 39
CHƯƠNG 3. THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SĨ KIẾN

NGHỊ HỒN THIỆT PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG
THIỆT HẠI ĐỒNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM.......................................... 41
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp

đồng do tài sản bị xâm phạm................................................................................ 41
3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt do tài sản bị

xâm phạm tại thành phố Hồ Chỉ Minh................................................................41
3.1.2. Một so bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi

thường thiệt do tài sản bị xâm phạm...................................................................43
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản bị xâm phạm..................................................................................................... 47
TIẾU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................ 48

KẾT LUẬN............................................................................................................. 50


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 52

V


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề về tài sản và quyền sở hữu tài sản của công dân ngày càng được pháp

luật quan tâm bảo hộ. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều hành vi xâm hại và gây

thiệt hại đến tài sản cùa các chủ the khác. Pháp luật Dân sự Việt Nam cũng đã có

quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm để hạn chế,

khắc phục thiệt hại đã xảy ra, đong thời phòng ngừa, răn đe những chủ thể có hành

vi gây thiệt hại. Thiệt hại về tài sản có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau, có
thể là do tác động khách quan, cụ thể là do tài sản bị xâm phạm nhưng chủ yếu là do
hành vi trái pháp luật của con người gây ra thiệt hại. Khi tài sản bị thiệt hại thì chủ

sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại

hoặc người chiếm hữu tài sản gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015 hiện hành được xác định trong trường hợp: Do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; do cây cối gây ra, do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra và do


súc vật gây ra

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định
của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đong do tài sản bị xâm phạm nói riêng.

Tuy nhiên, ở nước ta, một so quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng như

việc áp dụng các quy định đó cịn chưa đáp ứng được nhu cầu cùa thực tiễn, về sự
đầy đủ, tính thống nhất và các yêu cầu khác.

Các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại, chủ thể được bồi thường,
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cũng như thực trạng áp dụng pháp
luật của Tòa án khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cịn tồn tại khá nhiều

bất cập. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định cùa pháp luật về bồi thường
thiệt hại, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là một

yêu cầu hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay.

Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về
bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đong do tài sản bị

1


xâm phạm, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả bồi thường thiệt hại tài sản bị xâm phạm, có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận

và thực tiễn hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

sinh viên đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
tài sản bị xâm phạm theo pháp luật dân sự” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt

hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm phạm theo pháp luật dân sự Việt Nam nói

riêng, đã có những cơng trình khoa học nghiên cứu ở các góc độ khác nhau và được

cơng bơ, cụ thê như sau:
Sách chuyên khảo:

+Trường Đại học luật Hà Nội (2021), giảo trình luật dãn sự 2021, Nhà xuất
bản Công an Nhân dân
+Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giảo trình Những

quy định chung về luật dân sự, Nhà xuât bản Hông Đức
+ Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), giáo trình pháp luật

về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tái bản lần thứ 1, có sửa đối
và bố sung), Nhà xuất bản Hồng Đức. Giáo trình đã chỉ ra được các quy định chung

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các trường họp bồi thường thiệt hại cụ thể
mà trong đó có trường họp thiệt hại do tài sản xâm phạm.
Luận văn, luận án:

+TS. Nguyễn Thị Phương Châm (2020), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

người chưa thành niên gảy ra từ góc nhìn pháp luật so sánh, Đại học Ọuôc gia Hà

Nội
+Nguyễn Văn Hợi (2018), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gãy

ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội
+ PGS.TS. Đồ Văn Đại (2014), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Việt Nam - Bán án và bình luận bản án (xuất bản lần thứ tư), Nhà xuât bản Hông

2


Đức-Hội Luật Gia Việt Nam. Tác giả đã bình luận, đối chiếu bản án với Bộ luật

Dân sự, Nghị quyết của Hội đong thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các văn
bản pháp luật khác. So sánh và tham chiếu với pháp luật cùa nhiều quốc gia khác về

bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

Bài báo, tạp chí:
+ Nguyễn Đức Việt, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp
quốc tế dưới tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tử', Tạp chí Luật
học số 3/2019, tr. 84-100. Tạp chí đã tham khảo những kinh nghiệm quốc tế, nghiên

cứu quy định về pháp luật áp dụng với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng

có yếu tố nước ngồi để đáp ứng u cầu của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ

tư. Tạp chí đã phần nào đã giải quyết và tiếp cận khía cạnh khác về trách nhiệm bồi


thường thiệt hại, tuy nhiên vẫn chưa có giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm.
+ Đồ Văn Đại - Lê Hà Huy Pháp: “Những diem mới về bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí tịa án Nhân dân so 7,8/2016
tr. 14,24. Bài viết giới thiệu những điểm mới của các quy định chung, trong đó có

quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, nguyên tắc bồi thường
thiệt hại, năng lực bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại đưọc bồi thường.

Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học

đã được cơng bố về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm, xem xét dưới góc độ pháp luật, khóa

luận đi sâu tìm hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị

xâm phạm theo pháp luật dân sự về mặt lý luận và mặt thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản và pháp luật BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do

tài sản bị xâm phạm. Đánh giá thực tiền áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm. Từ đó đề xuất một số kiến


3


nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về trách nhiệm BTTH.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: sinh viên tập trung tìm hiểu, nghiên cứu nội

dung chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm
phạm theo pháp luật dân sự

Phạm vi nghiên cứu về không gian: trong luật Dân sự thực tiền tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Đe tài sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu

những quy định chung của pháp luật Dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm.

5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Đe đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, khóa luận sử dụng
một so phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp phân tích, phương pháp liệt
kê, phương pháp so sánh, phương pháp tong hợp.

Trong đó:

- Phương pháp phân tích được sừ dụng trong Chương 1 khi tìm hiểu Một số vấn
đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm

phạm. Đây là phần trích dần nhiều nội dung của tài liệu tham khảo, nham xây


dựng nên cơ sở lý thuyết vững chắc
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi tìm hiểu quy định
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm
phạm

- Phương pháp liệt kê được sử dụng trong Chương 3 khi tìm hiểu thực tiền áp

dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiệt pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm
- Phương pháp tổng họp trong chương 1 Sinh viên phân tích khi tìm hiểu Một số
vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị
xâm phạm. Sau đó, sử dụng Phương pháp tong họp, thong nhất kiến thức về
pháp luật và thực tiễn xảy ra trong bài để đi đến kết luận

4


6. Bố cục tổng quát của khóa luận

Bên cạnh phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thi nội dung
của khóa luận bao gồm 3 chương, như sau:

Chuông 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do tài sản bị xâm phạm

1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài
sản bị xâm phạm

1.2. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ngoài

họp đồng và trong hợp đồng
Chương 2. Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

do tài sản bị xâm phạm

2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài
sản bị xâm phạm

2.2. Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
2.4. Hình thức bồi thường và mức bồi thường do tài sản bị xâm phạm
2.5. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Chương 3. Thực tiền áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiệt pháp luật về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm phạm

3.1. Thực tiền áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
họp đồng do tài sản bị xâm phạm
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt do tài sản

bị xâm phạm

5


CHƯƠNG 1. MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỊNG DO TÀI SẢN

BỊ XÂM PHẠM

1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài
sản bị xâm phạm

1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đong cũng chỉ được

xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận trong bất cứ một văn bản

pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách
nhiệm dân sự phát sinh khi có hành vi do lồi cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích họp pháp của cá

nhân, tổ chức thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại cả thiệt

hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng phát sinh khi các bên khơng có quan hệ họp đồng hoặc khi các bên có quan hệ

họp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo

họp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm phạm là một phần của

chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm

phạm là hình thức của trách nhiệm dân sự nhằm buộc người có lỗi cố ý hoặc vơ ý

xâm phạm đến tài sản của người khác và gây thiệt hại thì phải bồi thường. Luật
không nêu rõ khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

là gì mà chỉ đưa ra những căn cứ bồi thường, nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt

hại đế bồi thường, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đong do
tài sản bị xâm phạm.
Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là trách nhiệm dân sự, đó là
trách nhiệm bồi thường, nhằm khơi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do

hành vi trái pháp luật gây ra. Căn cứ quan trọng đe được bồi thường là phải có thiệt

hại xảy ra và thiệt hại đó phải tính được thành tiền. Do đó, căn cứ quan trọng để xác
định xem có phải bồi thường thiệt hại hay không, điều kiện bắt buộc là phải có thiệt

6


hại xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục lại tình trạng tài sản
của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
Tuy nhiên, việc khơi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt

hại của người gây thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại kết quả như mong

muốn, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây thiệt hại không thể bồi
thường thiệt hại và người bị thiệt hại khơng thể phục hồi tình trạng tài sản ban đầu
như trước khi bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm
phạm theo pháp luật Dân sự Việt Nam do xâm phạm đến tài sản không chỉ nhằm

bảo đảm việc đền bù thiệt hại mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp

luật, bảo vệ tài sản Xà hội Chủ nghĩa, lợi ích họp pháp của người khác. Hậu quả của

việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây
thiệt hại cho chủ the khác. Buộc chủ the gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị

thiệt hại một khoản tiền hoặc một tài sản khác tương đương với tài sản bị thiệt hại

do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Qua phân tích trên có thể hiểu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm

phạm đến tài sản là loại trách nhiệm dân sự mang tính tài sản phát sinh khi có hành

vi xâm phạm của con người với lồi cố ý hoặc vô ý, mà gây thiệt hại đến tài sản của
pháp nhân hoặc của chủ thể khác thì phải bồi thường, trừ trường họp pháp luật có
quy định khác.

1.1.2. Đặc điếm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm về cơ bản cũng

mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi họp đồng nói

chung. Ngồi ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng có
những đặc diêm riêng biệt sau1:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là một nội

dung quan trọng trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đong.
Bên cạnh hành vi trái pháp luật của con người là nguyên nhân gây ra các thiệt hại,
thì tài sản, tự bản thân chúng, cũng là một nguồn gây ra thiệt hại cho các chủ thể

xung quanh.
1 Nguyễn Thị Thanh Liều (2020). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sán gây ra - một số vấn đề pháp lý
và thực trạng áp dụng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương.

7



Thứ hai, lồi không phải là điều kiện bắt buộc phải chứng minh. Đối với

trường hợp tài sản gây thiệt hại, người bị thiệt hại không cần phải chứng minh lồi
của chủ sở hữu, người chiếm hừu, người sử dụng tài sản. Thực tế cho thấy, lỗi là
yếu tố gắn liền với hành vi trái pháp luật và có ý thức của con người. Do đó, khi tài
sản gây thiệt hại thì tự bản thân tài sản khơng the bị coi là có lồi, bởi vì hoạt động

gây thiệt hại của tài sản không the coi là một hành vi có ý thức được. Tuy nhiên,
điều này cũng khơng the khăng định khi tài sản gây thiệt hại thì khơng phải khơng

có lồi của bất kỳ một chủ thể nào. Bởi vì, sự tồn tại và hoạt động của tài sản luôn

nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu hoặc một chủ the nhất định. Mặc dù, người
quản lý tài sản khơng có hành vi gây ra thiệt hại, nhưng việc tài sản thuộc sự quản
lý cùa họ gây ra thiệt hại thì mặc nhiên xác định là họ có lồi trong quản lý tài sản.

Thứ ba, về cơ sở xác định chủ thế chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi
tài sản bị xâm phạm, việc xác định chủ thể bồi thường không chỉ dựa trên hành vi

trái pháp luật mà còn dựa vào nguyên tắc hương lợi và gánh chịu rủi ro do tài sản
mang lại. Do đó, khi xác định chủ thế chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài

sản bị xâm phạm, chúng ta không chỉ căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức và

năng lực về tài sản cùa chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản tại thời
điểm tài sản gây thiệt hại, mà còn phải căn cứ vào việc chủ thể có được hưởng lợi

ích và các quyền năng đối với tài sản hay không.

Thứ tư, chủ the chịu trách nhiệm bồi thường có thế xác định theo thỏa thuận.
Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi

thường thiệt hại về cơ bản vẫn do pháp luật quy định. Theo đó, người phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu chuyến giao

quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản, hay của chủ thể khác (người chiếm hừu, sử dụng
trái pháp luật...) đều được quy định một cách cụ the trong từng trường hợp. Tuy

nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các
bên căn cứ tại khoản 1 Điều 603, Bộ luật dân sự năm 2015: "...Người chiếm hữu,

sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc
vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

8


1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sán bị xâm phạm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm

được phân thành hai loại chính là trách nhiệm dân sự riêng lè và trách nhiệm dân sự
liên đới2.

Thứ nhất, trách nhiệm dân sự riêng lẽ là trách nhiệm nhiều người mà trong
đó mồi người trong đó mồi người có trách nhiệm chỉ phải thực hiện phần trách

nhiệm của riêng mình; hoặc mồi người trong số những người có quyền chỉ có thể

cầu người có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm cho riêng phần quyền cùa mình.
Trách nhiệm dân sự riêng rẽ có những đặc điếm sau:

Một là, khơng có sự liên quan lần nhau giữa người cùng thực hiện trách
nhiệm dân sự riêng rẽ bồi thường thiệt hại. Mồi người có một phần nghĩa vụ nhất

định và riêng rẽ, về nguyên tắc, nếu pháp luật khơng có quy định khác hoặc các bên
trong quan hệ nghĩa vụ không thỏa thuận khác mà phát sinh nghĩa vụ nhiều người

thì mỗi người được xác định là có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rè nhau.

Hai là, trách nhiệm dân sự riêng rẽ mang tính chất của trách nhiệm phần,
người có trách nhiệm chỉ phải thực hiện phần trách nhiệm của mình một cách độc

lập. Đặc điềm này của nghía vụ riêng rè lại một lần nữa khẳng định các chủ thể của

quan hệ pháp luật dân sự luôn độc lập về tố chức và tài sản, bình đắng với nhau về
địa vị pháp lý. Khi chủ thể tham gia vào quan hệ nghĩa vụ qua đó làm phát sinh các
quyền, lợi ích nhất định thì họ cũng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản một cách

tương xứng với những quyền và lợi ích đó. Khi pháp luật khơng quy định, các chủ
thể không thỏa thuận khác, việc chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình tạo ra địa vị

pháp lý cho chính họ.
Thứ hai, trách nhiệm dân sự liên đới là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó
người có quyền được quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghía vụ

cũng phải thực hiện tồn bộ nghía vụ đối với người có quyền khi được người có
quyền yêu cầu. Theo đó, chủ thể có quyền được yêu cầu tất cả một hoặc tất cả


những chủ thể thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm bồi thường.

2 Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2021 ),G7áo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nhà xuất bàn Hồng Đức.

9


Trong việc thực hiện trách nhiệm liên đới bồi thường hại, mồi chủ thể chịu
trách nhiệm có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm liên đới một cách đầy đù và

toàn bộ. Nếu một chủ thể trong số những chủ thể chiu trách nhiệm được yêu cầu

thực hiện toàn bộ trách nhiệm liên đới, những lại không thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng thì bên có quyền được u cầu những chủ thể còn lại thực hiện phần
trách nhiệm còn lại. Mặt khác, nếu một trong những chủ the chịu trách nhiệm đà

thực hiện tồn bộ trách nhiệm, thì những chủ thể chịu trách nhiệm cịn lại được giải
phóng khỏi thực hiện nghĩa vụ đó đối với chủ thể có quyền. Lúc này, quan hệ giữa

chủ the có quyền và những chủ thể có trách nhiệm bồi thường chấm dứt đồng thời
phát sinh nghĩa hoàn lại giữa những chù thể phải chịu trách nhiệm với chủ thể đà

thay họ thực hiện trách nhiệm với chủ thế có quyền.
Trách nhiệm dân sự liên đới phát sinh từ những cứ căn sau:

Đầu tiên, trách nhiệm liên đới bồi thường do cùng gây thiệt hại. trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra khơng thế phát sinh khi chỉ có một
người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Người


gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng ít

nhất phải có từ hai chủ thế trở lên, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì khơng phát

sinh loại trách nhiệm này.
Cuối cùng là hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người

có sự thống nhất với nhau. Đe phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những
người gây thiệt hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại. Khi

nhiều người cùng gây thiệt hại, nếu chúng ta xem xét xét điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đong thì hành vi của mồi người đều

mang đầy đủ các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm trong tong thế thiệt hại đã xảy ra

Như vậy, đối với trách nhiệm liên đới thì khi một bên thực hiện xong phần
nghĩa vụ của mình trách nhiệm vẫn chưa chấm dứt mà họ phải chịu trách nhiệm đối

với toàn bộ thiệt hại. Khi một người gây thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường

thì sẽ phát sinh nghĩa vụ hồn lại giữa những người có trách nhiệm khác với người
đó và khi một người trong so những người thiệt hại yêu cầu người gây thiệt hại bồi

thường toàn bộ thiệt hại cho mình thi phải hồn lại phần tương ứng cho những
người bị thiệt hại khác. Đối với trách nhiệm dân sự riêng rẽ nếu một trong những

10



chủ thế chịu trách nhiệm đã thực hiện toàn bộ trách nhiệm, thì quan hệ giữa chủ thế

có quyền và những chủ the có trách nhiệm bồi thường chấm dứt.

1.1.4. Ỷ nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị
xâm phạm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm phạm có

ý nghía pháp lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được the hiện trên một số phương

diện sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng góp phần bảo vệ

quyền và lợi ích họp pháp của các chủ thể. Trong các quan hệ xã hội nói chung,

giao lưu dân sự nói riêng, chủ thể tham gia nhằm thỏa mãn những lợi ích vật chất
hoặc tinh thần của mình. Để xã hội ngày càng phát triển, các chủ thể phải tham gia
nhiều quan hệ xã hội khác nhau và trong các quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia thì

lợi ích ln là tâm điểm đế chủ thể hướng tới. Hiến pháp và các văn bản pháp luật
có hiệu lực pháp lý sau Hiến pháp ln ghi nhận và bảo vệ quyền lợi ích họp pháp
của các chủ thể. Đó có thể là lợi ích vật chất, thể hiện ở quyền sở hữu tài sản, nhưng

cũng có thể là lợi ích tinh thần, thể hiện ở các quyền nhân thân được pháp luật bảo
vệ. Bằng việc quy định căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường... thì chế định bồi

thường thiệt hại ngồi họp đong có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ the trong các quan hệ xã hội khác nhau.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi họp đồng góp phần đảm bảo


công bằng xã hội. Nguyên tắc chung của pháp luật là một người phải chịu trách
nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi đó mang lại. Bằng việc buộc người gây
thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho
người bị thiệt hại, chế định bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng đã góp phần bảo

đảm cơng bằng xă hội. Đây cũng là nguyên tắc, là mục tiêu mà pháp luật đặt ra. Chế

định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã cụ thể hóa và thể hiện rất rõ nguyên tắc

công bằng trong bồi thường thiệt hại. Theo chế định này, ai gây thiệt hại thì người
ấy phải bồi thường, tuy nhiên sẽ có những trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi

thường thiệt hại như nguyên tắc giảm mức bồi thường, bồi thường thiệt hại trong
trường họp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, bồi thường thiệt hại trong
trường hợp người bị thiệt hại có lồi...
11


Thứ ba, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thể hiện ý nghĩa

nhân đạo, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thơng qua bồi thường thiệt hại ngồi họp đồng
cùng với việc vận dụng chế định này để giải quyết các tranh chấp liên quan đến
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài người vi phạm, những

người khác cũng sẽ thấy rằng nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì cũng sè chịu sự

xử lý của pháp luật.

Như vậy, ý thức pháp luật của người dân cũng ngày một được nâng cao hon.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đong góp phần bảo vệ quyền và lợi ích


hợp pháp của các chủ thể, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
1.2. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ngoài
hợp đồng và trong hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường

thiệt hại trong họp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng. Trách

nhiệm bồi thường thiệt hại trong họp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi họp đồng có một so khác biệt như sau:

Thứ nhất, về căn cứ phát sinh. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong họp
đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo

họp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
những ton thất mà mình gây ra. Co sở đe phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

trong họp đồng bao giờ cũng phải dựa trên một hợp đong có trước tức là giữa người

được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ họp

đồng. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân

sự phát sinh bên ngồi, khơng phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần ton tại một hành vi vi
phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên

quan đến bất cứ một họp đồng nào có the có giữa người gây thiệt hại và người bị
thiệt hại, thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thứ hai, về chủ the trong quan hệ bồi thường thiệt hại. Đối với trách nhiệm

bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì chủ the gây thiệt hại và người bị thiệt hại
chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

12


được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.

Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đong chỉ có the làm ảnh hưởng đến lợi ích của
các bên tham gia trong họp đồng đó. Cịn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích họp pháp của người khác. Hiện nay,

pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi họp
đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy

tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức.
Thứ ba, về cơ sở phát sinh trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài họp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy
định. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong họp đồng phát sinh trên cơ sở thỏa
thuận của các bên ví dụ như buộc phải thực hiện nghía vụ theo hợp đồng, phạt vi
phạm hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, về điều kiện phát sinh trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi họp đong chỉ phát sinh khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định bao gồm:

có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi

trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong họp đong, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là do các bên thỏa

thuận, các bên tự thỏa thuận đặt ra các căn cứ phát sinh và khi một bên có sự vi
phạm nghĩa vụ theo các thỏa thuận đó thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho

bên còn lại.
Thứ năm, về chủ the chịu trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài họp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì cịn
áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ
đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người cùa pháp nhân, trường học,
bệnh viện, cơ sở dạy nghề... Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong họp

đồng chỉ có the áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không the áp dụng

đối với người thứ ba. Hay nói các khác, các chủ the trong họp đồng không thể thỏa
thuận bất kỳ ai không tham gia họp đong sè phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại mà không được sự đồng ý của họ.

13


Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân

thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo họp đồng và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài họp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lè xác định cơ sở
giải quyết bồi thường theo họp đồng và ngoài họp đồng sè rất khác nhau. Chính vì


vậy, xác định được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật
dân sự một cách đúng đắn.

TIẾU KẾT CHƯƠNG 1

Trong đời sống xã hội, vấn đề về tài sản và quyền sở hữu tài sản của công
dân ngày càng được pháp luật quan tâm bảo hộ. Thiệt hại về tài sản và trách nhiệm

bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm phạm là một trong những nội

dung quan trọng, cần thiết đối với xà hội. Thiệt hại về tài sản có the xảy ra do nhiều
tác động khác nhau, có thể là do tác động khách quan, cụ thể là do tài sản bị xâm

phạm nhưng chủ yếu là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra thiệt hại. Khi

tài sản bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu họp pháp tài sản có quyền yêu
cầu người gây ra thiệt hại hoặc người chiếm hữu tài sản gây thiệt hại phải bồi

thường thiệt hại cho mình. Chương 1 đã nghiên cứu, tìm hiểu bên cạnh đó làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và pháp luật Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài sản bị xâm phạm. Từ đó, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm nhằm khắc phục lại tình
trạng tài sản của người bị thiệt hại, tuy nhiên việc khơi phục tình trạng tài sản bằng

biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại không phải bao giờ cũng đem

lại kết quả như mong muốn, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây thiệt
hại không the bồi thường thiệt hại và người bị thiệt hại khơng the phục hoi tình
trạng tài sản ban đầu như trước khi bị thiệt hại. Từ cơ sở lý luận trong nội dung


chương 1, ta có the nắm rõ được những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm để nhận thấy sự cần thiết cùa chế định này với hệ

thống pháp luật và xã hội hiện nay.

14


CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỊNG DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng do tài

sản bị xâm phạm

2.1.1. Cỏ thiệt hại xảy ra trên thực tế
Căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người gây thiệt

hại không phái chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại

phát sinh là do sự kiện bất khả khảng hoặc hoàn toàn do loi của bên bị thiệt hại, trừ
trường hợp cỏ thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Phải có thiệt hại xảy ra đây là điều kiện bắt buộc trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi họp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm nói riêng.
Thiệt hại là bị mất mát hay tốn thất về người, về của cải vật chất hoặc tinh

thần, những hậu quả bất lợi ngoài ý muốn về tài sản hoặc phi tài sản do một sự kiện


hoặc một hành vi nào đó gây ra.3 Thiệt hại bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần.
Thiệt hại về tài sản là những tốn thất vật chất thực tế được tính thành tiền mà
người có hành vi trái pháp luật đã gây ra cho người khác, những chi phí phải bỏ ra

đe ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; những hư hỏng mất mát về tài sản, thu

nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.
Thiệt hại về tài sản bao gồm những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản,

nguồn thu nhập bị mất, chi phí họp lý đe ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại,

thu nhập thực te bị mất hoặc bị giảm sút4. Ví dụ: Ơng An chủ sở hữu của một chiếc
xe máy đang lưu thông trên đường, khi đang dừng đèn đỏ, bất ngờ ơng An bị tơng

từ phía sau. Phần đèn xe bị bể, đuôi xe máy bị hư hỏng nặng. Do đó, có thể thấy
thiệt hại trong trường họp trên là thiệt hại về tài sản. Thiệt hại tài sản của ông An là
tổn thất về chiếc xe.

3 GS. Hoàng Phê (2005).Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bàn Hồng Đức, Đà Nằng
4 Khoản 2 Điều 361, Bọ luật Dân sự 2015

15


Thực tế của việc bồi thường thiệt hại là khôi phục lại, bù đắp lại những tổn
thất cho người bị thiệt hại cho nên nếu khơng có thiệt hại thì vấn đề bồi thường sẽ
không được đặt ra kể cả trong trường họp các điều kiện khác đã đáp ứng đầy đủ.


Thiệt hại là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có của trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngồi họp đồng để quyết định xem có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay

khơng.
2.1.2. Có hành vi vi phạm
Căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người nào có hành
vi xâm phạm tỉnh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi

ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phái bồi thường, trừ trường

hợp Bộ luật này, luật khác cỏ liên quan quy định khác.”
Hành vi vi phạm là hành vi mà pháp luật cấm thực hiện, không làm những

việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Hành vi vi phạm của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không
hành động xâm phạm đến lọi ích của nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của
người khác.

Hành vi vi phạm của chủ thể được thể hiện thông qua hành vi hành động là
hành vi mà chủ thể phải thực hiện bằng những thao tác nhất định. Ví dụ: Chị Cao
mượn điện thoại di động của bạn là chị Duyên đe gọi điện thoại. Chị Cao thấy điện

thoại cùa bạn mình có giá trị lớn nên đem đi cầm cố tại tiệm cầm đồ gần đó. Hành

vi cùa chị Cao là hành vi mà pháp luật cấm thực hiện, đã xâm phạm đến lọi ích tài
sản của chị Duyên.


Hành vi vi phạm của chủ thể được thề hiện thông qua hành vi không hành
động là hành vi mà chủ thế thực hiện bằng cách không tiến hành những thao tác

nhất định. Ví dụ: An và Bình là bạn của nhau, tháng trước anh An mượn anh Bình 3
triệu và hứa đúng ngày này tháng sau trả đủ số tiền. Anh Bình đợi anh An sau ba

tháng vẫn chưa đem tiền trả mình. Hành vi vi phạm của anh An được thể hiện thông

qua hành vi mà anh An không tiến hành thao tác trả tiền cho anh Bình.

16


2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả
Căn cứ khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Trường hợp tài sản

gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều
này”

Mối quan hệ nhân quả đuợc hiếu khi thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu
của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra
thiệt hại, giừa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ sản sinh trong đó nguyên

nhân sinh ra kết quả. Trong mối quan hệ nhân quả này, hoạt động của tài sản là

nguyên nhân dần đến thiệt hại, thiệt hại là hậu quả tất yếu của hoạt động của tài sản.

Nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện
tượng, nguyên nhân sinh ra kết quả, nên ngun nhân ln ln có trước kết quả.


Ví dự. Ịng Hậu điều kiến xe máy lưu thơng trên đường sau khi uống nhiều
rượu, ông không làm chủ tay lái đã đâm xe vào tủ lạnh của quán tạp hóa bên đường
gây hư hỏng và tủ lạnh khơng thể tiếp tục sừ dụng. Từ ví dụ trên, hành vi say rượu
điều khiển xe máy là nguyên nhân gây nên thiệt hại về tài sản của quán tạp hóa.

Hậu quả là làm biến đổi sự vật, hiện tượng đó hoặc làm biến đối sự vật, hiện

tượng khác, xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện. Ví dụ: Nhà trọ của chị Kim có

cống khóa mở bằng vân tay, sau khi chị Kim mở cong trọ đi ra, phía sau bị có một
người lạ mặt dắt xe máy ra theo chị. Sau đó, chủ trọ kiểm tra camera giám sát thì

phát hiện người lạ mặt đã trộm xe của nhà trọ. Vì khơng có vân tay nên hắn lợi

dụng sơ hở đợi người trong trọ mở cống. Nhân cơ hội tấu thốt cùng chiếc xe vừa
bẻ khóa. Hành vi của chị Kim đã gây nên hậu quả thiệt hại về tài sản.

Trong trường họp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu là
ngun nhân chính5 hay tất cả đều là nguyên nhân dần đến thiệt hại quả thật là phức

tạp. ớ đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dần đến thiệt hại.

Vỉ dự. Tùng vào trộm tài sản của cơ quan Cao Thắng, Bảo là bảo vệ của cơ quan
trong ca trực ngủ quên, khi phát hiện ra Tùng nhưng không đuôi bắt Tùng dẫn đen

5 TS. Nguyền Văn Hợi (2018). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sán gây theo pháp luật Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học luật Hà Nội.

17



tài sản bị mất. Vậy, hậu quả mất tài sản của cơ quan là nguyên nhân của hành vi
trộm cắp của Tùng và hành vi thiếu trách nhiệm của Bảo.

Cũng có nhiều truờng hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật
khác xen vào chứ khơng phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát

sinh gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp
dụng khi thiệt hại là kết quả cùa sự tác động tự thân cùa tài sản gây ra.
2.1.4. Có lỗi
Căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “...hoặc hồn

tồn do lồi của bên bị thiệt hại...” theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì lồi là một
trong các điều kiện làm phát sinh bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng và

trách nhiệm dân sự nói chung.
Nhưng lồi trong trách nhiệm dân sự có nhửng trường hợp là lồi suy đốn, có

nghĩa là gây thiệt hại là có lồi mà khơng cần phải chứng minh. Bởi hành vi gây thiệt
hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đốn là có lồi.
Điều này được the hiện ở khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 “nếu người

giám hộ chứng minh được mình khơng có loi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy

tài sản của mình để bồi thường”. Vi dụ: Ân và Vũ cùng đi nhậu tại một cửa hàng.
Ân say rượu và đập phá, gây thiệt hại cho cửa hàng của Bảo. Trong trường họp này,
nếu Ân say rượu do nguyên nhân là tự uống say và gây ra thiệt hại thì Ân sè phải

bồi thường thiệt hại cho cửa hàng Bảo6 do thiệt hại do hành vi có lồi cùa Ân gây ra.

Tuy nhiên trong trường họp này, nếu Ân là một người bị chứng say rượu
bệnh lý và bị Vũ (Biết Ân bị chứng bệnh này nhưng vần cố ý khiến Ân say) ép Ân

uống rượu say thì trong trường họp này, căn cứ theo Khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân

sự 2015 “Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người
khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gảy thiệt

hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”, thì Vũ là người bồi thường thiệt hại
cho Bảo.

Lồi không là căn cứ bắt buộc trong tất cả các trường hợp. Ngồi ra, Lồi có
thể có làm căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại trong trường họp cụ thể.
’’Khoán 1. Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015

18


×