Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quan điểm của nhà triết học trước mác về vật chất giá trị và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.63 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC HỌC MÁC-LÊNIN

Số thứ tự......
Họ và tên ............................................................
Mã sinh viên: ……………............................................………
Lớp: ……………

Khoa ......................................

Lớp tín chỉ: .......................................

HÀ NỘI, THÁNG

NĂM 2023

TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW


KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN
TRIẾT HỌC HỌC MÁC-LÊNIN
Tên đề tài:

Quan điểm của nhà triết học trước Mác về vật chất. Giá trị và hạn chế


Họ và tên:.............................................................................................................

Số
thoại:...................................................................................................
Thời gian học: Sáng/ Chiều - Thứ .........

điện


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về
phạm trù vật chất............................................................................................3
II. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất..............6
III. Quan điểm triết học Mác – Lênin về vật chất..........................................7
3.1. Khái quát về định nghĩa vật chất của Lênin........................................7
3.2.Ý nghĩa của việc Lênin tìm ra khái niệm vật chất:...............................8
3.3. Đặc điểm của vật chất..........................................................................9
IV. Giá trị và hạn chế quan điểm của nhà triết học trước Mác về vật chất..11
4.1. Giá trị...........................................................................................................................11
4.2. Hạn chế.......................................................................................................................11
KẾT LUẬN.....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Vật chất với tư cách là 1 phạm trù triết học có lịch sử khoảng 2500
năm, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của triết học trong lịch sử. Ngay từ ki
mới ra đời, xung quanh phạm trù vật chất đã đưa ra cuộc đấu tranh gay gắt
không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ
nghĩa duy vật coi thực thể thế giới là vật chất tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi sự
vật hiện tượng và các thuộc tính của chúng. Chủ nghĩa duy tâm tìm mọi cách
phủ nhận và làm sụp đổ phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật. Chúng cơng
kích, xun tạc phạm trù vật chất, cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới là một
bản nguyên tinh thần nào đó. Có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt đối tạo
nên. Vì vậy, họ cho rằng vật chất chỉ là một phạm trù trống rỗng, phi hiện
thực, một sự nhào nặn chủ quan của các nhà duy vật. Phạm trù vật chất có q
trình phát sinh phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con ngư ời và sự
hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên .Việc tìm hiểu, khám phá về bản
chất, cấu trúc của thế giới xung quanh con người luôn luôn là một vấn đề
được quan tâm trong các trường phái triết học duy vật. Vào thời kỳ trước khi
có sự xuất hiện của triết học Mác thì người ta quan niệm, tìm mọi cách để tìm
hiểu , để giải thích ngun thể cơ bản đầu tiên cấu tạo nên thế giới. Và vì vậy,
phạm trù vật chất được xuất hiện từ khá sớm và được đặc biệt quan tâm. Chủ
nghĩa duy vật khẳng định thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể
nói riêng đó là vật chất và nó tồn tại vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý
giải về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ trước Mác là không đồng nhất
với nhau.
Xuất phát từ lý do trên em đã chọn đề tài: “Quan điểm của nhà triết
học trước Mác về vật chất. Giá trị và hạn chế” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

1


Hệ thống các quan điểm triết học trước Mác về vật chất và đánh giá các

giá chị cũng như hạn chế của quan điểm đó.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nội dung các quan điểm trước Mác về vật chất
- Về không gian: Các tài liệu tiếng Việt trong sách, báo cũng như
internet
- Về thời gian: Các quan điểm về vật chất trong ở thời gian trước khi
Triết học Mác về vật chất xuất hiện.

2


NỘI DUNG
Vật chất là một phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc
đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Bản thân quan niệm của chủ nghĩa duy vật về phạm trù vật chất cũng trải qua
lịch sử phát triển lâu dài, gắn liền với những tiến bộ của khoa học và thực
tiễn.
I. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác
về phạm trù vật chất
Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, từ thời cỗ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận
sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng
“tự thân tồn tại” của chúng.
Chủ nghiã duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới
tự nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hoá” của “tỉnh
thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất
của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình
thức tồn tại khác của ý thức. Do đó về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm
cho rằng con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng,

cái bề ngồi của sự vật, hiện tượng. Thậm chí q trình nhận thức của con
người, theo họ, chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân
mình dưới hình thức khác mà thơi. Như vậy, về thực chất, các nhà triết học
duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan
duy tâm rất gần với thế giới quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học.
Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là
thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự
nhiên để giải thích tự nhiên. Lập trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các
nhà duy vật trước C. Mác đi đến một quan niệm hoàn chỉnh về phạm trù nền
3


tảng này. Tuy vậy, cùng với những tiến bộ của lịch sử, quan niệm của các nhà
triết học duy vật về vật chất cũng từng bước phát triển theo hướng ngày càng
sâu sắc và trừu tượng hoá khoa học hơn.
Chủ nghĩa duy vật thời Cổ đại. Thời Cỗ đại, đặc biệt là ở Hy Lạp - La
Mã, Trung Quốc, Án Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất
phác về giới tự nhiên, về vật chất. Nhìn chung, các nhà duy vật thời Cổ đại
quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi
nguyên của thế giới, tức quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính
đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn, nước (Thales), lửa (Heraclitus),
khơng khí (Anaximenes); đất, nước, lửa, gió (Tứ đại – Án Độ), Kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ (Ngũ hành - Trung Quốc). Một số trường hợp đặc biệt, họ quy
vật chất (không chỉ vật chất mà thế giới) về những cái trừu tượng như Không
(Phật giáo), Đạo (Lão Trang).
Một bước tiến mới trên con đường xây dựng quan niệm duy vật về vật
chất được thể hiện trong quan niệm của nhà triết học Hy Lạp cỗ đại
Anaximander. Ông cho rằng, cơ sở đầu tiên của mọi vật trong vũ trụ là một
dạng vật chất đơn nhất, vô định, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn, đó là Apeirơn.
Theo ơng,Apeirơn ln ở trong trạng thái vận động và từ đó nảy sinh ra

những mặt đối lập chất chứa trong nó, như nóng và lạnh, khơ và ướt, sinh ra
và chết đi v.v.. Đây là một cố gắng muốn thoát ly cách nhìn trực quan về vật
chất, muốn tìm một bản chất sâu sắc hơn đang ẩn dấu phía sau các hiện tượng
cảm tính bề ngồi các sự vật. Tuy nhiên, khi Anaximander cho rằng, Apeirơn
là một cái gì đó ở giữa nước và khơng khí thì ơng vẫn chưa vượt khỏi hạn chế
của các quan niệm trước đó về vật chất.
Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định
nghĩa vật chất của hai nhà triết học Hi Lạp cổ đại là Lơxíp (khoảng 500 - 440
trước CN) và Đêmơcrít (khoảng 427 - 374 trước CN). Cả hai ông đều cho
rằng, vật chất là nguyên tử. Nguyên tử theo họ là những hạt nhỏ nhất, không

4


thể phân chia, không khác nhau về chất, tồn tại vĩnh viễn và sự phong phú của
chúng về hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp quy định tính mn vẻ của vạn vật.
Theo Thuyết Nguyên tử thì vật chất theo nghĩa bao quát nhất, chung nhất
không đồng nghĩa với những vật thể mà con người có thể cảm nhận được một
cách trực tiếp, mà là một lớp các phần tử hữu hình rộng rãi nằm sâu trong mỗi
sự vật, hiện tượng. Quan niệm này không những thẻ hiện một bước tiến khá
xa của các nhà triết học duy vật trong quá trình tìm kiếm một định nghĩa đúng
đắn về vật chất mà cịn có ý nghĩa như một dự báo khoa học tài tình của con
người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung.
Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV - XVII. Bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng (thế
kỷ XV), phương Tây đã có sự bứt phá so với phương Đông ở chỗ khoa học
thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển mạnh của cơ học; công nghiệp.
Đến thế kỷ XVII -XVIII, chủ nghĩa duy vật mang hình thức chủ nghĩa duy vật
siêu hình, máy móc. Thuyết nguyên tử vẫn được các nhà triết học và khoa học
tự nhiên thời kỳ Phục Hưng và Cận đại (thế kỷ XV - XVIII) như Galilê,
Bêcơn, Hốpxơ, Xpinôda, Hônbách, Điđơrô, Niutơn... tiếp tục nghiên cứu,

khẳng định trên lập trường duy vật. Đặc biệt, những thành công kỳ diệu của
Niutơn trong vật lý học cổ điển (nghiên cứu cấu tạo và thuộc tính của các vật
thể vật chất vĩ mơ - bắt đầu tính từ ngun tử trở lên) và việc khoa học vật lý
thực nghiệm chứng minh được sự tồn tại thực sự của nguyên tử càng làm cho
quan niệm trên đây được củng cố thêm.
Song, do chưa thốt khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên nhìn chung
các nhà triết học duy vật thời kỳ cận đại đã không đưa ra được những khái
quát triết học đúng đắn. Họ thường đồng nhất vật chất với khối lượng, coi
những định luật cơ học như những chân lý khơng thể thêm bớt và giải thích
mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩn mực thuần tuý cơ học; xem vật
chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác nhau, khơng
có mối liên hệ nội tại với nhau... Cũng có một số nhà triết học thời kỳ này cố
gắng vạch ra những sai lầm của thuyết nguyên tử (chẳng hạn như Đềcáctơ,
5


Cantơ...) nhưng không nhiều và không thể làm thay đổi căn bản cái nhìn cơ
học về thế giới, khơng đủ đưa đến một định nghĩa hoàn toàn mới về phạm trù
vật chất,
II. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X. Năm 1896, Béccơren phát hiện
ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra
điện tử. Năm 1901, Kaufnan đã chứng minh được khối lượng của điện tử
không phải là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử. Năm
1898 - 1902, nhà nữ vật lý học Ba Lan Mari Scôlôđốpsca cùng với chồng là
Pie Curie, nhà hoá học người Pháp, đã khám phá ra chất phóng xạ mạnh là
pơlơni và rađium. Những phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng, nguyên tử khơng
phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia, chuyển hoá.
Năm 1905, Thuyết Tương đối hẹp và năm 1916, Thuyết Tương đối

Tổng quát của A Anhxtanh ra đời đã chứng minh: không gian, thời gian, khối
lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động của vật chất. Thế giới vật chất
khơng có và khơng thể có những vật thể khơng có kết cấu, tức là khơng thể có
đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến để đặc trưng chung cho vật
chất. Thế giới ấy còn nhiều điều “kỳ lạ” mà con người đã và đang tiếp tục
khám phá, chẳng hạn như: sự chuyển hố giữa hạt và trường, sóng và hạt, hạt
và phản hạt, “hụt khối lượng”, quan hệ bất định, v.v.. Điều này đã khẳng định
dự đoán thiên tài của Ph. Ăngghen: “Không thể coi nguyên tử là phần tử nhỏ
nhất của vật chất đã biết” và của V.I. Lênin: “Điện tử cũng vô cùng tận như
nguyên tử, tự nhiên là vô tận” là hoàn toàn đúng đắn.
Đứng trước những phát hiện trên đây của khoa học tự nhiên, khơng ít
nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã
hoang mang, dao động, hồi nghỉ tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật. Họ
cho rằng, nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất, mà có thể bị phân chia,

6


tan rã, bị “mắt đi”. Do đó, vật chất cũng có thể biến mất; có hiện tượng khơng
có khối lượng cơ học, hạt chuyển thành trường, cũng có nghĩa là vật chất chỉ
cịn là năng lượng, là sóng phi vật chất; quy luật cơ học khơng cịn tác dụng gì
trong thế giới vật chất “kỳ lạ”, thế giới tồn tại khơng có quy luật, mọi khoa
học trở thành thừa và nếu có chăng cũng chỉ là sự sáng tạo tuỳ tiện của tư duy
con người; khách thể tiêu tan, chủ thể trở thành cái có trước, cái cịn lại duy
nhất là chúng ta và cảm giác cùng tư duy của chúng ta để tổ chức những cảm
giác đó, Theo đó, E.Makhơ phủ nhận tính hiện thực khách quan của điện tử.
tvan phủ nhận sự tỒn tại thực tế của nguyên tử và phân tử. Cịn Piếcsơn thì
định nghĩa: “Vật chất là cái phi vật chất đang vận động”(!). Đây chính là cuộc
khủng hoảng vật lý học hiện đại mà như V.I. Lênin khẳng định, / chất của nó
“là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự thay

thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bắt khả tri”.
Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ
nghĩa duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ
nghĩa duy tâm. V.I. Lênin gọi đó là “chủ nghĩa duy tâm vật lý học” và coi đó
là “một bước ngoặt nhất thời”, là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”, là “chứng bệnh
của sự trưởng thành”, là “một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó
phải vứt vào sọt rác”. Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I. Lênin cho
rằng: “Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa
học tự nhiên hiện đại, sẽ chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với
điều kiện tắt yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy
vật siêu hình.
III. Quan điểm triết học Mác – Lênin về vật chất
3.1. Khái quát về định nghĩa vật chất của Lênin
Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời
kỳ cổ đại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Với khuynh hướng của các nhà triết
học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu
tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt
7


nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó. Tức là họ muốn tìm một thực
thể chung, là cơ sở bất biến của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự
vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có bất biển của tồn bộ tồn tại, là cái
được bảo toàn trong sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất.
Trong thời kỳ lịch sử khái niệm vật chất đã bị xuyên tạc bởi những nhà
triết học duy tâm, khẳng định bản chất của vật chất, theo những nhà khoa học
duy tâm có đưa ra quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là thứ
nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Mặt kác,
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau
để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là

chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa
duy tâm chủa quan đã thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng
định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại
biểu là Gióocgiơ Béccli ơng là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục
người Anh.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã chỉ ra bản chất của vật
chất như sau:
"Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"
3.2.Ý nghĩa của việc Lênin tìm ra khái niệm vật chất:
- Định nghĩa của Lênin đã trả lời được câu hỏi: Vật chất có trước hay ý
thức có trước?" Vật chất chính là cái có trước ý thức có sau. Vật chất chính
nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Ý thức phản ánh thực
tại khách quan đó và con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Định nghĩa về vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về
phạm trù của vật chất với sự phát hiện ra vật chất có trước và ý thức có sau.
Vật chất là nguồn gốc của ý thức và là nguồn gốc khách quan của cảm giác.
8


- Định này có khắc phục được tính chất siêu hình, máy móc trong quan
niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật đưa ra thời trước Mác.
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủa nghĩa
duy vật tầm thường vật chất và coi ý thức cũng là một dạng vật chất.
- Định nghĩa về vật chất của Lênin đã liên kết chủ nghĩa duy vật biện
chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử để thành một thể thống nhất (vật chất
trong tự nhiên, trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất, đều là thực
tại khách quan).
Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin ở trên có những ý nghĩa sau:

Việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất chính là thuộc tính tồn
tại khách quan đã giúp cho chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau cơ
bản giữa phạm trù vật chất với phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành. Từ
đó khắc phục được những hạn chế trong các quan niệm của những nhà triết
học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định được những gì thuộc và
khơng thuộc về vật chất.
Lênin đã giải quyết triệt để được vấn đề cơ bản của triết học, đó là vật
chất là cái có trước và ý thức là cái có sau, vật chất quyết định cho ý thức.
Qua đó có thể thấy rằng con người có thể nhận thức được thế giới quan thơng
qua sự sao chép, chụp lại và phản ánh đối với thực tại khách quan. Định nghĩa
vật chất của Lênin đã tạo ra cơ sở nền tảng, tiền đề để có thể xây dựng quan
niệm duy vật về xã hội.
3.3. Đặc điểm của vật chất
Đầu tiên, vật chất là phạm trù triết học
Thơng thường chúng ta ln nhắc đến và hình dung về vật chất như
một vận dụng, một tài sản của con người. Tuy nhiên, trong định nghĩa vật
chất của Lênin thì nó lại là kết quả của sự thì nó lại là kết quả của sự khái qt
hố, trừ tượng hố các thuộc tính, các mối liên hệ có vốn của sự vật, hiện

9


tượng. Nên nó phản ánh cái chung, vơ hạn, vơ tận, khơng sinh ra và khơng
mất đi. Do đó khơng thể đồng nhất các vật chất với một hay một số dạng có
biển hiện cụ thể của vật chất được.
Thứ hai, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan ở trong hiện thực, bên ngồi ý thức và
khơng phụ thuộc vào ý thức của con người. "Tồn tại khách quan" chính là
thuộc tính cơ bản của vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái gì là
vật chất, cái gì khơng phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay

khơng thì vật chất cũng vẫn ln tồn tại.
Thứ ba, vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác
Có thể hiểu rằng vật chất chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con
người. Khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các giác quan thì ý thức
chính là sự phản ánh vật chất, cịn vật chất lại là cái được ý thức phản ánh.
Ví dụ về mối liên hệ giữa vật chất - ý thức
Định nghĩa vật chất của Lênin? Ví dụ về định nghĩa vật chất của Lênin
Ý thức có tính tương đối độc lập và tính năng động sáng tạo để có thể
tác động ngược trở lại vật chất thông qua các hoạt động của con người. Do
đó, cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan thì cần cản phát huy tính
năng động, chủ quản, tức là việc phát hiện mặt tích cực của ý thức và hạn chế
mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ như trong ca dao tục ngữ của Việt Nam có câu "Có thực mới vực
được đạo" - Nghĩa là vật chất có quyết định nhiều tới ý thức của con người.
Bộ não của con người sẽ có trách nhiệm phản ánh những hiện thực cuộc sống
một cách thụ thể. Từ mối quan hệ vật chất và ý thức thì con người sẽ biết cư
xử và hành động cho đúng chuẩn mực.
10


Bên cạnh đó việc ý thức của con người quyết định vật chất còn được
thể hiện rõ trong việc lựa chọn vật chất, ví dụ như khi con người có một nhu
cầu sử dụng vật chất thì sẽ lựa chọn vật chất phù hợp với nhu cầu của mình,
như con người muốn mua một chiếc xe để tải hàng hoá đi bán thì sẽ lựa chọn
mua một chiếc xe tải thay vì lựa chọn một chiếc xe oto con,..
Nếu con người muốn xã hội càng phát triển, con người càng tài năng
thì phải chủ động và phát huy năng lực của mình. Bởi có những thứ trong
cuộc sống cần có sự cải tạo của con người thù mới trở nên có ích, khiến cho

vật chất đó sản sinh ra nhiều món đồ, sinh vật, thực vật đa dạng hơn, hoặc nếu
đó là chủ thể nhận thức có hại thì sẽ tìm cách để kìm hãm và loại bỏ khỏi thế
giới con người.
Bởi vậy, nên con người chúng ta phỉa không ngừng sáng tạo, tìm tịi để
thế giới vật chất ngày càng đa dạng hơn góp phần giúp cuộc sống của con
người ngày càng hiện đại, văn minh.
IV. Giá trị và hạn chế quan điểm của nhà triết học trước Mác về vật chất
4.1. Giá trị
Với quan niệm về vật chất như đã nói ở trên, các nhà duy vật trước
Mác đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một
cách khoa học về thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất
khách quan của các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng
đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên,
vì sự sinh tồn và phát triển của con người.
4.2. Hạn chế
Một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa
bao quát được mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác quan niệm này chủ
yếu mới chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới, giác độ nhận thức luận chưa được nghiên cứu đầy
đủ; tức là chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết

11


hai mặt vấn đề cơ bản của triết học. Những hạn chế này được khắc phục trong
quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

12



KẾT LUẬN
Các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ
đưa ra những kiến giải khác nhau về vật chất và qua đó đã có những đóng góp
hết sức quan trọng đối với lịch sử phát triển của triết học duy vật. Tuy nhiên
tất cả họ đều mắc phải hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất với vật thể
hoặc một thuộc tính nào đó của vật thể, họ không thấy được sự tồn tại của vật
chất gắn liền với vận động và họ không chỉ ra được biểu hiện của vật chất
trong đời sống xã hội và chỉ đến khi triết học Mác xít xuất hiện thì phạm trù
vật chất mới được giải quyết một cách khoa học.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Trường ĐHSP nghệ thuật TW
2. Nguồn internet, google…



×