Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích luận điểm của HCM: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.85 KB, 14 trang )

Nhóm 4
Chủ đề : Phân tích luận điểm của HCM :’Khơng có gì q hơn độc lập tự do’
Chủ thể: Dân tộc Việt Nam
1, Cơ sở lý luận
+ Truyền thống dân tộc: Tìm hiểu qua bài thơ Bình Ngơ Đại Cáo, Nam Quốc
Sơn Hà để tìm quyền dân tộc, quyền tự do.Trước hết phải tìm no xuât phat từ
đâu, giá trị,chứng minh. Tiếp theo, so sánh giữa 2 bài thơ để thấy HCM đã kế
thừa nội dung nào và sự phát triển của cả 2 bài thơ.
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYỀN THỐNG D N TỘC
Trước khi tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đầu tiên cần hiểu rõ dân tộc là gì:
=> Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
trong đó có hai nghĩa phổ biến nhất:
Một là, dân tộc chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngơn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc
thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc
gia – quốc gia nhiều dân tộc ( ví dụ như: dân tộc người Kinh, dân tộc người
Mường, dân tộc người Ê – Đê đang chung sống trên lãnh thổ Việt Nam,...)
Hai là, dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một
nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhấtm quốc ngữ chung và có ý
thức về sự thống nhất quốc của mình, găn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh
tế, truyền thống, văn hóa và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử
lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của
quốc gia đố - quốc gia dân tộc ( ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân tộc
Campuchia, dân tộc Cuba, ....)
1.
Truyền thống yêu nước
Là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình thành trong quá
trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng
trong mỗi người dân Việt Nam => Chủ nghĩa yêu nước vị trí chuẩn mực cao
nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc
Việt Nam => Sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và


xây dựng đất nước.
Thể hiện qua hai tác phẩm “Bình Ngơ Đại Cáo” – Nguyễn Trãi và “Nam Quốc
Sơn Hà” – Lý Thường Kiệt:
v “Nam Quốc Sơn Hà”:
+ Được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc, phân định rõ ràng về lãnh thổ
“ Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khăn thủ bại hư”
v “Bình Ngơ Đại Cáo” :
+ Được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam
+ Tuyên bố và khẳng định độc lập chủ quyền qua: nền văn hiến lâu đời, cương
vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục tập quán đậm đàn bản sắc dân tộc
“ Như nước Đại Việt ta từ trước


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tụ Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hàn, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
2.
Truyền thống đoàn kết
Là sự cố kết cộng đồng dân tộc: tinh thần đoàn kết ấy xuất phát từ những
nơi nhỏ bé là nhà, tạo nên tình đồn kết làng và nhiều làng sẽ tạo thành một
nước, cùng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau => cội nguồn của dân tộc Việt.
3.

Dân tộc Việt Nam trọng tình nghĩa, tương thân, tương ái
4.
Người Việt sống lạc quan, yêu cái đẹp, cái tốt, tôn trọng cuộc sống gia
đình
5.
Cần cù, thơng minh, sáng tạo, trọng hiền tài, biết tiếp thu giá trị văn hóa
nhân loại.
+ Tinh Hoa Văn Hóa : Phương Đơng tìm hiểu Chủ Nghĩa Tam Dân,
Tinh hoa văn hóa phương Đơng
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn - Một trong những nguồn gốc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1.
Vài nét về tiểu sử của Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn sinh ngày 12/11/1866 ở Tỉnh Quảng đông, Trung Quốc.
Thuở nhỏ tên là Đế Tượng, lớn lên lấy tên là Văn. Năm 1897 ở Nhật Bản
ơng lấy tên là Trung Sơn Tiều, nhân đó gọi là Tơn Trung Sơn.( Tơn Dật Tiên ).
Ơng là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Tân Hợi (1911) - cuộc cách mạng
dân chủ tư sản lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập nên nước Trung Hoa Dân quốc
và ông được bầu làm tổng thống
2.
Khái quát nội dung Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ
nghĩa dân sinh. Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “vì “ Chủ nghĩa Tam
dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng ,
địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới “
a)
Chủ nghĩa dân tộc
Người Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tơng tộc, khơng có chủ nghĩa
dân tộc
Trung Quốc lúc bấy giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn

4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có những gia tộc và tơng tộc, khơng có tinh
thần dân tộc.
Ơng đưa ra hai giải pháp để khơi phục chủ nghĩa Dân tộc
+) Thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng
ở đâu. Từ một nước Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực
thẳm như vậy là do chúng ta đã đánh mất tinh thần dân tộc


+) Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái hay, cái tốt của
người nước ngoài. Vì người Trung Quốc khơng chịu tu thân nên khơng tề gia, trị
quốc được.
b)
Chủ nghĩa dân quyền
Dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân
Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính
phủ.
Ơng cho rằng dân có 4 quyền ;
·
Quyền tuyển cử, quyền bãi miễn . quyền sáng chế, quyền phúc quyết.
Chính phủ có 5 quyền:
·
Quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền
giám sát.
=> Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ,
như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hồn hảo.
c)
Chủ nghĩa dân sinh
Chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân. sinh tồn của xã hội, sinh kế
của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Ông quan niệm chủ nghĩa dân sinh là
chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng

Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh, ông chủ trương thực hiện hai biện pháp
là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản.
Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh
là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời
sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá
rẻ.
3.
Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Trong tồn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển
nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Người chủ trương xây dựng một
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có độc lập, tự do, hạnh phúc.
Mong ước duy nhất của Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
cũng được học hành, ai cũng được hạnh phúc. Người mong mỏi độc lập cho
nhân dân, tự do cho đồng bào.
Người khẳng định nếu dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của
bộ phận, giai cấp ngàn năm cũng khơng địi lại được. Có tự do cho dân tộc thì
mới có tự do cho mỗi người. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do. dân sinh hạnh
phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của
Phương Tây( Tuyên Ngôn Nhân Quyền Và Dân Quyền Pháp, Tuyên Ngôn Độc
Lập Mỹ) quyền dân tộc trong các bản tuyên ngôn được chỉ ra như nào, xuất phát
từ đâu và HCM đã kế thừa những gì?
Tun Ngơn Nhân Quyền Và Dân Quyền Pháp, Tuyên Ngôn Độc Lập
Mỹ
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp
là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm
nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và
các quyền cơ bản của con người, của dân tộc.
1.
Quyền dân tộc được Bác trong hai bản tuyên ngôn



Tuyên ngôn độc lập khẳng định: Dân tộc Việt Nam cũng như bất cứ dân tộc nào
trên thế giới đều có quyền được sống, quyền độc lập, tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc.

Bác Hồ trích dẫn một đoạn nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn độc lập năm
1776 của Mỹ như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Bác đã nêu một câu bất hủ trong bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền” của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi
và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao ý nghĩa nhân văn to lớn trong hai bản Tuyên
ngôn của Mỹ và Pháp chính là nêu lên một nguyên lý cơ bản, khẳng định nền
độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam là một lẽ đương nhiên, một điều tất yếu,
không ai chối cãi được.
2.
Quyền dân tộc trong hai bản tun ngơn được HCM kế thừa những gì?

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN D N
TỘC
- Các bản Tuyên ngôn khẳng định những quyền con người cơ bản nhất đó là
quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu tài sản. Đó là “quyền
tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của mỗi con người”.
- Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791
cũng nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải ln
ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
- Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dịng đầu tiên,
Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tun ngơn

lịch sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”.
- Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người”
là “tất cả đàn ông” (All men. Cịn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách
rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành
phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc.
- Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền dân tộc “các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do” Từ quyền con người, Người suy rộng ra quyền dân tộc cũng là quyền tự
nhiên, thiêng liêng “là lẽ phải không ai chối cãi được”. Nếu như trong bản
Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyền con người, quyền dân tộc, thì
đến bản Tun ngơn của Việt Nam đã gắn kết hai phạm trù pháp lý cơ bản này
trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau.
- Hai bản Tuyên ngôn nước Pháp, nước Mỹ đề cập đến quyền con người, quyền
dân tộc là quyền thiêng liêng, là một tất yếu của tạo hóa. Nhưng là người dân
của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc rằng quyền thiêng liêng,
vốn có ấy khơng phải tự nhiên mà có được, mà phải đổ máu, hy sinh, phải đấu
tranh với quyết tâm “ thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”.


KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC VỀ CHỦ QUYỀN NH N D N
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định chân lý: “Rằng để đảm bảo cho những
quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những
quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân”.
Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đã chỉ ra “sự thiếu hiểu biết,
hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy
nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính
quyền... Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên

và bất khả xâm phạm của con người”.
Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ chủ thể của cuộc cách
mạng chính là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và
nhân dân là người bảo vệ thành quả đó: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực
dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh
đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hồ”. Có
thể nói, đến đây nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” với ý nghĩa nhân dân là chủ
thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa đã được Hồ Chí Minh
khẳng định rõ ràng. Hơn nữa, khái niệm nhân dân mà Hồ Chí Minh sử dụng
khơng bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam u
nước, khơng phân biệt giới tính, địa vị, tơn giáo, giai cấp.
Chế độ Dân chủ Cộng hịa được Hồ Chí Minh trong Tun ngơn là chế độ thực
hành nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” một cách triệt để và thực chất. Đó là chế
độ lập ra từ thành quả đấu tranh của nhân dân, được xây dựng theo ý nguyện của
các tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu cao cả “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
cho nhân dân.
Có thể nói, ra đời sau hai bản Tuyên ngôn lịch sử của nhân loại hơn một trăm
năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế
thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ qt nhất của
hai bản Tun ngơn trước đó. Với những giá trị đó, Tun ngơn Độc lập của
Việt Nam khơng chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà
cịn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
con người và vì hạnh phúc của con người.

+ Chủ nghĩa Mác Lênnin: đọc và tìm trong chương Dân Tộc giáo trình
CNXHKH
I. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ:
- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân; dân chủ là một phạm trù chính trị,
dân chủ gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền và mang bản chất

của giai cấp thống trị; dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của
cá nhân và cộng đồng trong q trình giải phóng xã hội, chống áp bức bất công,
nô dịch và tiến tới tự do, bình đẳng.
II. Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Lênin
* Thứ nhất, các dân tộc hồn tồn bình đẳng


- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được coi là quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm. Bất kể cộng đồng dân tộc nào cũng đều có nghĩa vụ và quyền lợi
như nhau; khơng thể có đặc quyền đặc lợi cho riêng một dân tộc nào về các mặt:
kinh tế, chính trị, văn hố, ngơn ngữ,…
- Trong phạm vi một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân
tộc cần phải có chính sách phù hợp trong việc khắc phục sự chênh lệch về trình
độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc, tạo nên sự phát triển hài
hoà giữa các dân tộc.
- Trong phạm vi quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc trên thế giới, quyền bình
đẳng dân tộc cần phải được gắn kết với cuộc đấu tranh chống nchur nghĩa phân
biệt chủng tộc , chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các
nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế nhằm
đạt được sự bình đẳng giữa các quốc gia – dân tộc trên phạm vi quốc tế.
* Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết
- Quyền tự quyết của các dân tộc là nói đến quyền làm chủ của mỗi dân tộc mà
trước hết và cơ bản là quyền các dân tộc có thể tự mình quyết định con đường
phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình, không chịu sự ràng buộc,
cưỡng bức của dân tộc khác.
- Quyền tự quyết của dân tộc bao gồm: quyền tự do phân tách, hình thành nên
Cộng đồng quốc gia – dân tộc độc lập vì lợi ích chính đáng của các dân tộc và
quyền liên hiệp các dân tộc trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của các dân tộc.
* Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một nội dung cơ bản trong cương lĩnh

dân tộc của V.I Lenin; nó thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và
phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng
giai cấp; phản ánh tính thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân
chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một quan điểm có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền bình đẳng giữa các
dân tộc và quyền tự quyết của các dân tộc.
→ Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mac – Lênin là một bộ phận không
thể tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân; là tuyên ngôn
về vấn đề dân tộc của Đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc.
2, Cơ sở thực tiễn
+Thế giới: CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc quyền ( tác động gì đến quyền
dân tộc); Cách mạng th 10 Nga ( tác động quyền dân tộc)
Quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia là quyền không thể thiếu được đối với
dân tộc. Pháp luật quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tồn tại và phát triển của một
dân tộc không bị lệ thuộc, bị áp bực hoặc bị đơ hộ bởi thế lực bên ngồi, quyền
sống trong độc lập, tự do, bình đẳng, tự mình quyết định chế độ chính trị của
mình, quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ, chữ viết của dân tộc mình trong giao lưu xã
hội, trong giáo dục, trong thực thi công quyền, quyền được bảo tồn và phát triển
văn hóa dân tộc. Các nước tư bản chuyển mình sang tư bản độc quyền chủ nghĩa
đã tạo ra một tác động lớn tới quyền dân tộc các nước.


Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hệ quả tất yếu của tập trung sản xuất. Tại các
nước tư bản khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, thiếu thốn nguyên liệu. Các nước đế
quốc phải đi tìm nguồn tài nguyên trên thế giới và do sự không đồng đều tài
nguyên các nước. Đó là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới và
hàng trăm cuộc khác. Điều tất yếu tạo nên những nước chiếm thuộc địa và các
nước thuộc địa. Tiêu biểu là cuộc “khai hóa văn minh” của Pháp tại Việt Nam.

Các quyền dân tộc cơ bản đều khơng tồn tại trong thời kì này. Từ những năm 50
của thế kỉ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc trở nên mạnh mẽ, làm sụp đổ
và tan rã hệ thống thuộc đại kiểu cũ.
Các cuộc giải phóng dân tộc xét đến cùng là giải quyết mâu thuẫn của các giai
cấp bị áp bức bóc lột, gắn liền với lợi ích dân tộc và các mạng thế giới. Vì vậy,
điều quan trọng là lơi kéo đơng đảo quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh thì
dân tộc đó mới được giải phóng, qua đó giải phóng giai cấp. Để thực hiện cuộc
cách mạng giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải
tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc. Và giai cấp
công nhân không thể mạnh lên được, khơng thể trưởng thành và hình thành
được nếu không tự tổ chức trong khuôn khổ của dân tộc, nếu khơng “có tính
chất dân tộc”. Đầu thế kỉ XX, các phong trào giải phóng dân tộc trở nên chủ
động hơn. Theo Lennin, các dân tộc bị áp bức sẽ tự thức tỉnh và tự cùng dậy đấu
tranh để giải phóng chính mình. Điều cần thiết là sự kết hợp chặt chẽ, sự thống
nhất cao độ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào
giải phóng ở các nước thuộc địa. Trong điều kiện cụ thể của cách mạng Nga và
cách mạng thế giới đầu thế kỷ XX, nhân tố giai cấp được tập trung làm nổi bật.
Điều này hồn tồn đúng. Nhưng khơng tránh khỏi những trường hợp vấn đề
dân tộc chưa được đề cập đúng mức. Lênin sau đó đã nâng vấn đề dân tộc lên,
làm sâu sắc thêm quan điểm giai cấp, điều chỉnh một số nhận định cho phù hợp
với điều kiện phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển thành cao trào rộng
lớn.
Tính sáng tạo lớn nhất của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong thời
đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản được Hồ Chí Minh đúc kết: “Lênin
là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi
cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người
đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu khơng có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì
cách mạng xã hội khơng thể có được”.
+ Việt Nam: Chính sách Của Pháp đến quyền tự do độc lập cuối thế kỉ 19 đầu
thế kỉ 20,

I Chính sách của thực dân Pháp đối với Việt Nam vào cuối tk XIX đầu tk XX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ
máy thống trị lở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa
phong kiến:
·
-Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ
quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia
Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một
chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh
tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.


·
-Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công
nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc
địa.
·
-Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nơ dịch,
gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu
nước của Nhân dân ta đều bị cấm đốn. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn
chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến b trên thế giới vào Việt Nam và thi hành
chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
II Quyền tự do độc lập của nhân dân ta
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục
thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra q trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa
chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người
dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì
vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa Nhân dân, chủ yếu là

nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản
vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa
tồn thể Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội
Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu:
Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự
do cho Nhân dân
Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân, chủ yếu
là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu.
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vơ sản”
Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài
người. Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam,
Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Pa-ri và năm 1919 gia nhập Đảng Xã
hội Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi
mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lê-nin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920),
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lê-nin
sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản
đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những
Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại
là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con


đường giải phóng dân tộc Việt Nam: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã trở thành chiếc cẩm nang thần
kỳ, là mặt trời soi sáng con đường mà dân tộc ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Năm 1923, Người đã chỉ ra rằng: “Chỉ
có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh
phúc”. Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản
quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vạch
phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+Nội Dung: Tư tưởng HCM trong slide và giáo trình.
- Quyền tự do hoặc tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mơ tả
tình trạng khi một cá nhân khơng bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành
động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Nước độc lập mà dân khơng hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
- Tự do là quyền dân tộc, quyền con người, là xuất phát điểm đối với mọi dân
tộc trên con đường đi tới phồn vinh và hạnh phúc.
- "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do", là tư tưởng mang tính cách mạng sâu
sắc và triệt để. Làm cách mạng là để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thì đồng
thời cũng phải đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; xây dựng chủ
nghĩa xã hội là đưa nhân dân lao động lên làm chủ, thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân trên thực tế, là làm cho mỗi người và cả dân tộc đều "sung sướng" và
"tự do"!
"Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do" là một mệnh đề đấu tranh => chỉ ra 4 nội
dung cơ bản có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc:
Thứ 1, có độc lập, tự do thì sẽ có tất cả => Độc lập, tự do là quyền dân tộc,
quyền con người, là vấn để đầu tiên và thiêng liêng, là "xuất phát điểm" đối với
mọi dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trên con đường đi tới phồn vinh và hạnh

phúc. xiêng, mọi sự áp bức, nơ dịch, thốt khỏi kiếp "ngựa trâu".
Thứ 3, khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải cùng đoàn kết, kiên
quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập.
Thứ 4, khi đã có độc lập, tự do thì phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất
và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng hạnh phúc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc:
Một khát khao to lớn của dân tộc ta là, ln mong muốn có được một nền độc
lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng
liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy:
- 1919: Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Pháp) bản Yêu sách của nhân
dân An Nam.


- Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930: Hồ Chí Minh cũng đã xác
định mục tiêu chính trị của Đảng là: “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn tồn độc lập”.
- Trong Tun ngơn Độc lập 1945: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền
tự do và độc lập ấy”.
- Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong
muốn hồ bình. Nhưng nhân dân chúng tơi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng
để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc
lập cho đất nước”.
- Trong Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946: “Khơng! Chúng ta
thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khơng chịu làm
nơ lệ”.
- 1965: “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”.
b. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân

dân:
- Độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân.
- Độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.
“Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
ý nghĩa gì”. “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để:
- Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh
vực: ngoại giao, quân đội, tài chính…
d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:
- Thư gửi đồng bào Nam Bộ 1946: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.
Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi”.
- 1958: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
- Di chúc: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ
sum họp một nhà”.
3, Tính đúng đắn
+ Đúng đắn : Xem đảng và nhà nước bổ sung những gì?
1. Bổ sung hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV - đại hội thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: "Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi cả
nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta
từ khi ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ


nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua đã khẳng định trong thời kỳ đổi mới:
"Toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm
nay và thế hệ mai sau”.
Chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc, hồ bình, hợp tác phát triển là xu thế
chung, nhưng cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt.
Nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ vẫn chưa bị loại trừ; mâu thuẫn
dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ nổ ra ở nhiều nơi và gây mất ổn
định nhiều khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, quan niệm về độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội phải được chú ý toàn diện từ độc lập về lãnh thổ, về chủ quyền
an ninh quốc gia đến độc lập, tự do về kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống và đạo
đức xã hội. Khơng thể có và khơng thể chấp nhận quan niệm nhân quyền cao
hơn chủ quyền quốc gia.
2. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới
Ngày nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có được nếu Đảng và
nhân dân ta giải quyết thành công hàng loạt vấn đề trên tất cả các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, văn hố, xã hội, đối nội và đối ngoại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trung thành với con đường Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đảng ta khẳng định
trong bất kỳ tình huống nào, cũng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,
kiên quyết đề phòng và chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, đang xuất hiện nhiều vấn đề lý luận nằm trong tổng thể quan niệm
chung về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhu cầu phát triển đất nước đang đặt ra,
đòi lại phải nhận diện và hiểu biết về chủ nghĩa xã hội vừa mang tính tổng thể,
vừa trong những chi tiết, đường nét cụ thể.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội đang bị chi phối, tác động mạnh mẽ của rất nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan; thách thức rất lớn, nhưng cũng rất nhiều thời cơ, vận
hội. Trên cơ sở quan niệm đúng đắn của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, lại có kinh nghiệm thực tiễn hơn 70 năm qua, đặc biệt là thực tiễn
của gần 20 năm đổi mới, cho phép chúng ta hiểu được thực chất con đường độc
lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay. Độc lập dân tộc
tiến lên chủ nghĩa xã hội là nhu cầu sống còn, là sự lựa chọn duy nhất đúng của

Việt Nam.
+ Thực Tiễn : Xuất phát từ tư tưởng HCM qua 4 chữ ‘ độc lập, chủ qun, thống
nhất,tồn vẹn lãnh thổ’-> Nhìn vào tình hình Việt Nam bây giờ?
Giữ vững chủ quyền quốc gia không phải chỉ là giữ gìn độc lập, an ninh, thống
nhất, tồn vẹn lãnh thổ mà cịn là chủ quyền chính trị, chủ quyền kinh tế, là bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước,
nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
1.Biên giới


·
Ngày 30-12-1999 ghi nhận một dấu mốc trọng đại trong quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc, đó là việc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh
Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký kết Hiệp ước
biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
·
Ngày 18-7-1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã
được ký kết tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
2.Biển đảo
·
Thứ nhất, đàm phán phân định vùng biển Việt Nam - Thái Lan. hiệp định
này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 26-2-1998.
·
Thứ hai,sau hơn bảy năm đàm phán thực chất, ngày 25-12-2000, Việt Nam
và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ
·
Thứ ba, Ngày 26-6-2003, sau 25 năm đàm phán, Việt Nam và In-đô-nêxi-a đã ký Hiệp định phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước và hiệp
định chính thức có hiệu lực từ ngày 29-5-2007.
3.Đối ngoại

·
Trong hơn 30 năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, trên cơ sở đường lối
độclập, tự chủ, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), thực thi chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
quốc tế, chúng ta đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
·
Tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt các FTA thế
hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối
tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... một mặt mở ra cơ hội tiếp cận thị
trường, tăng kim ngạch thương mại
4.Kinh tế
·
Phát triển kinh tế bền vững theo đường lối độc lập, tự chủ là xây dựng nội
lực để bảo vệ chủ quyền quốc gia, tạo môi trường hịa bình và an ninh để phát
triển. Chính sự phát triển bền vững đã nâng cao đời sống nhân dân, đã đưa Việt
Nam ra khỏi nhóm quốc gia nghèo, kém phát triển, trở thành nước thu nhập
trung bình.
·
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây nhiều khó khăn cho đời sống và
sản xuất của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động, giúp họ vượt qua khó khăn, có
thêm niềm tin vào cuộc sống.
5.Quốc phịng
·
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các đơn vị quân đội tích cực thực hiện
cơng tác dân vận, tham gia xây dựng, phát triển KT-XH ở các vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên địa bàn đóng
qn, tích cực tham gia xố đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

·
Cả nước đã bước vào giai đoạn cao điểm, có ý nghĩa quyết định phòng,
chống dịch Covid-19, lực lượng CAND nỗ lực cùng tồn bộ hệ thống chính trị,
“thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi” với tinh thần “chống dịch như
chống giặc”, “vì nhân dân phục vụ”.


- Thực hiện chính sách ngoại giao để đạt được chủ qun tồn vẹn lãnh thổ->
chính sách biên giới. Kết hợp Song Phương và Đa Phương.
Trong nhiệm vụ xây dựng và bảo về Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kì
mới, chân lý ” Khơng có gì q hơn độc lập tự do” nhắc nhớ rằng trong khi
nhiệm vụ chính phát triển kinh tế phát triển dất nước, nhân dân Việt Nam không
được nới lỏng nhiệm vụ an ninh quốc phịng, chú trọng và ứng phó với mọi tình
huống.
1. Quan điểm của đảng và Nhà Nước bảo vệ biên giới quốc gia
- Thứ Nhất, xây dựng bảo về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội
dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ Quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
- Thứ Hai, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của Việt Nam
- Thứ Ba, xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị, ổn định, giải quyết các vấn đề
về tranh chấp thơng qua đàm phán hịa bình , tơn trọng, độc lập, chủ quyền, tồn
vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
- Thứ Tư, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự
nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà
nước, lực lượng vũ trang là nồng cốt
2. Chính sách ngoại giao đa phương và song phương để bảo vệ củng cố biên
giới.
Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, vị thế của
một Việt Nam độc lập, thống nhất với những quyền dân tộc cơ bản trên trường

quốc tế đã được khẳng định nhờ các công tác đối ngoại đa phương hiệu quả.
Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước, đối ngoại đa phương Việt Nam
đã triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế, xã
hội và văn hóa. Các hoạt động đối ngoại đa phương được thực hiện ngày càng
tích cực, chủ động, đa dạng về cấp độ và phương thức, nhờ đó mà đã gặt hái
được những thành tựu to lớn.Đối ngoại đa phương đã đóng vai trị quan trọng
trong việc phá thế bao vây cấm vận, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bên
cạnh việc duy trì mơi trường hịa bình, ổn định, tăng cường và củng cố các mối
quan hệ song phương, cũng như nâng cao vị thế đất nước
- Thứ nhất, Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động hội nhập quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình và tạo điều thuận lợi để
phát triển đất nước
- Thứ hai, về mục tiêu và nhiệm vụ của đối ngoại, Đảng ta đã xác định : mục
tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nhất qn
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa,
đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
- Thứ ba , Đại hội 12 của Đảng tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng
lớn của hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối


ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”



×