Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

biện pháp giúp học sinh hạn chế “nghiện” điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 42 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................4
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.................4
1.2. Xuất phát từ thực trạng tổ chức các HĐGDNGLL và HĐTN tại trường THPT
Lộc Phát...............................................................................................................................5
1.3. Từ thực trạng “nghiện” điện thoại di động ở Việt Nam và tại trường THPT Lộc
Phát......................................................................................................................................5
2. Giả thiết khoa học...............................................................................................................6
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................7
3.2. Khách thể nghiên cứu..................................................................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................7
4.1. Không gian...................................................................................................................7
4.2. Thời gian.......................................................................................................................7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................7
6.2. Phương pháp điều tra..................................................................................................8
6.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học..........................................................................8
6.4. Phương pháp quan sát.................................................................................................8
6.5. Phương pháp thống kê toán học.................................................................................8
6.6. Phương pháp lịch sử....................................................................................................8
7. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................................8
NỘI DUNG..............................................................................................................................9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................................9
1. Cơ sở pháp lí.......................................................................................................................9
2. Cơ sở lí luận.......................................................................................................................10
2.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................................10
2.1.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.................................................................10
2.1.2. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN).........................................................................10


2.1.3. Nghiện điện thoại................................................................................................11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA.......................................................11
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................................................11
1. Khái quát phạm vi............................................................................................................11
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu....................................................................................12
2.1. Thực trạng “nghiện” điện thoại di động của học sinh nói chung...........................12

1


2.2. Thực trạng nghiện ĐTDĐ của học sinh tại trường THPT Lộc Phát..........................12
2.3. HĐGDNGLL và HĐTN.............................................................................................13
2.3.1. Tầm quan trọng của HĐGDNGLL và HĐTN...................................................13
2.3.2. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN tại các trường THPT................13
2.3.3. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN tại trường THPT Lộc Phát.......14
2.3.3.1. Hoạt động câu lạc bộ....................................................................................14
2.3.3.2. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) thường xuyên..........................................15
2.3.3.2.1. Văn hóa đọc............................................................................................15
2.3.3.2.2. Hội trại truyền thống..............................................................................16
2.3.3.2.3. Về nguồn................................................................................................17
2.3.3.2.4. Yêu thương và sẻ chia............................................................................18
2.3.3.3. Hoạt động định kì – đi tham quan và học tập............................................19
2.4. Sự tác động và ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTDĐ đối với việc học và tâm sinh lí
của học sinh.......................................................................................................................22
2.5. Tác động của các hình thức tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN đến thời gian sử
dụng ĐTDĐ của học sinh trường THPT Lộc Phát.........................................................25
CHƯƠNưG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ..............................................26
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...........................................................................................................26
1. Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL và HĐTN cho một năm học.....................................26
2. Đổi mới cách thức tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN.......................................................27

3. Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN.........................27
KẾT QUẢ..............................................................................................................................28
1. HĐGDNGLL và HĐTN thu hút sự tham gia tích cực từ học sinh................................28
2. Sự thay đổi về thời gian học sinh sử dụng ĐTDĐ...........................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................31
1. Kết luận.............................................................................................................................31
2. Kiến nghị...........................................................................................................................32
2.1. Đối với nhà trường và tổ/nhóm chun mơn............................................................32
2.1.1. Đối với tổ/nhóm chun mơn..............................................................................32
2.1.2. Đối với Nhà trường.............................................................................................32
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo................................................................................32
2.3. Đối với gia đình, xã hội và học sinh..........................................................................33
2.3.1. Đối với gia đình...................................................................................................33
2.3.2. Đối với xã hội.......................................................................................................33
2.3.3. Đối với học sinh...................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................34
PHỤ LỤC..............................................................................................................................35

2


DANH SÁCH CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6


Chữ viết tắt
HĐGDNGLL và
HĐTN
CLB
THPT
HĐTN
HĐGDNGLL
ĐTDĐ

Chữ nguyên văn
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và
hoạt động trải ngiệm
câu lạc bộ
Trung học phổ thông
Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Điện thoại di động

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo
Trong thời gian gần đây, các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại
cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không
nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm
phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài

ngun, ơ nhiễm mơi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động
về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính tồn cầu. Để bảo
đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo
dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương
lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến
động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu
cấp thiết và xu thế mang tính tồn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần
thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã
thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/1/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại
hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế; Quốc hội đã ban 8 hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng,
góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày
27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐTTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thơng.
Tư tưởng chủ đạo của Chương trình được thể hiện đầy đủ trong nội
dung Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4 tháng 1 năm 2013 về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

4


hội nhập quốc tế. Nội dung cụ thể như sau: Xác định mục tiêu giáo dục
con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển
cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến
thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung
giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng

kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục khoa học xã hội nhân văn, kỹ năng sống, pháp luật, thể chất, quốc phòng an ninh và
hướng nghiệp.
Trước nhu cầu đó, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp và hoạt động trải nghiệm (HĐGDNGLL và HĐTN) ở các trường học
nói chung và trường THPT Lộc Phát nói riêng, cũng được tăng cường về
số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới về giáo dục.
1.2. Xuất phát từ thực trạng tổ chức các HĐGDNGLL và HĐTN
tại trường THPT Lộc Phát
Trong những năm gần đây, việc tổ chức các HĐGDNGLL và HĐTN
tại trường THPT Lộc Phát, được Ban giám hiệu Nhà trường rất chú trọng
và đẩy mạnh. Bước đầu đã mang lại những dấu hiệu hết sức tích cực
trong việc giáo dục và định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh.
Bên cạnh đó, các HĐGDNGLL và HĐTN đã góp phần làm giảm thời
gian “nhàn” rỗi ở học sinh. Giúp học sinh ít phụ thuộc vào cuộc sống ảo
và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thực tiễn.
HĐGDNGLL và HĐTN được trường THPT Lộc Phát tổ chức dưới
rất nhiều hình thức khác nhau như: Hoạt động câu lạc bộ (CLB), hoạt
động định kì – đi tham quan và học tập, hoạt động trải nghiệm thường
xuyên.
1.3. Từ thực trạng “nghiện” điện thoại di động ở Việt Nam và
tại trường THPT Lộc Phát
Với sự phát triển và bùng nổ nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin.
Việc tiếp cận, sử dụng các ứng dụng và thiết bị công nghệ ngày càng trở
nên phổ biến, đặc biệt là việc sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) để
phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Theo thống kê, tính đến cuối

5


năm 2019, Việt Nam hiện nay có 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết

bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, tương đương tỷ lệ 44,9%
[6].
Cũng theo một khảo sát mới nhất, người dân chúng ta mỗi ngày
dùng đến 7h đồng hồ để sử dụng điện thoại. Theo báo cáo Vietnam
Digital Advertising 2019 do Adsota phát hành ngày 21-2, thì trung bình
hằng ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương
đương với 1/4 ngày để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong số
đó, khoảng 2 tiếng 33 phút là được dành để truy cập vào các mạng xã hội,
cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút [4].
Tại trường THPT Lộc Phát, có tới 95% học sinh đang sử dụng điện
thoại đi động thông minh và mỗi ngày tiêu tốn cho nó mất khoảng hơn 3h
đồng. Việc sử dụng ĐTDĐ, bên cạnh mặt tích cực là giúp con người kết
nối và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thực hiện các
trao đổi mua, bán, hay tra cứu thông tin cũng trở nên hữu ích hơn bao giờ
hết. Tuy nhiên, việc quá lợi dụng vào điện thoại điện thoại di động đã ảnh
hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân.
Trong đó, học sinh THPT là đối tượng dễ chịu sự tác động tiêu cực mạnh.
Nó khơng những ảnh hưởng tới các sinh hoạt cá nhân, mà còn tác động
trực tiếp tới tinh thần và thái độ học tập. Khiến kết quả học tập ngày càng
giảm sút. Thậm chí, dẫn tới tình trạng mất định hướng trong việc rèn
luyện, và định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Vậy làm
thế nào, vừa tận dụng được sức mạnh của công nghệ số, vẫn đảm bảo
được việc học và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai?
Để đạt được mục đích nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp
nhằm hạn chế thời gian nhàn rỗi của học sinh. Đồng thời hướng hoạt
động học của học sinh gắn liền với thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập.
Với những lí do trên, chúng tơi mạnh dạn chọn vấn đề: Biện pháp giúp
học sinh hạn chế “nghiện” điện thoại di động làm đề tài nghiên cứu.
2. Giả thiết khoa học
Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải

nghiệm là yêu cầu tất yếu trong đổi mới dạy và học. Đây là phương pháp
dạy học không chỉ nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất chủ yếu ở

6


học sinh. Mà còn là biện pháp nhằm giảm thời gian “nhàn rỗi” của học
sinh. Tránh tình trạng “nghiện” điện thoại di động ở học sinh đang diễn ra
phổ biến và ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Vì vậy, nếu tăng cường
các hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp và hoạt động trải nghiệm, sẽ
giảm thiểu được thời gian “nhàn rỗi” của học sinh. Từ đó, khiến thời gian
sử dụng điện thoại di động giảm. Tăng thời gian vào các hoạt động thể
chất và các hoạt động giao tiếp, hợp tác. Hình thành các năng lực và
phẩm chất chủ yếu ở học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm.
Thực trạng “nghiện” điện thoại di động ở học sinh trung học. Tác động và
biện pháp.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường THPT Lộc Phát.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu từ các hoạt động trải nghiệm và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Lộc Phát, Thành phố
Bảo Lộc, Thành phố Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua các
hoạt động chính như: hoạt động câu lạc bộ, hoạt động định kì – đi tham
quan và học tập, hoạt động trải nghiệm thường xuyên.
4.2. Thời gian
Với đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát trong

khoảng thời gian 3 năm. Đặc biệt là tập trung nghiên cứu đối với học sinh
đang theo học tại trường THPT Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi mạnh dạn tập trung vào
các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Thực trạng tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp và hoạt động trải nghiệm của trường THPT Lộc Phát.
Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng “nghiện” điện thoại ở học sinh tại
trường THPT Lộc Phát.

7


Thứ ba: Sự tác động và ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di
động đối với việc học và tâm sinh lí của học sinh.
Thứ tư: Tác động của các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm đến thời gian sử dụng điện
thoại di động ở học sinh tại trường THPT Lộc Phát.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thơng qua các bảng hỏi, nhóm nghiên cứu thu thập số liệu về thời
gian, mục đích và tác động của việc sử dụng điện thoại di động ở học
sinh.
6.2. Phương pháp điều tra
Đề tài tiến hành khảo sát một số nhóm ở hầu hết các khối lớp tại
trường THPT Lộc Phát. Qua đó, phát hiện được nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới việc nghiện điện thoại di động của học sinh.
6.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Tại các HĐGDNGLL và HĐTN, thời gian học sinh sử dụng điện
thoại di động có biến động như thế nào so với thời gian “nhàn rỗi”.

6.4. Phương pháp quan sát
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động
trải nghiệm, chúng tơi nhận thấy được việc học sinh có sử dụng điện thoại
di động hay là không.
6.5. Phương pháp thống kê tốn học
- Phân tích kết quả thực nghiệm: Phương pháp thống kê toán học
được sử dụng để xử lý kết quả thu được từ khảo sát thực trạng sử dụng
điện thoại di động trong các HĐGDNGLL và HĐTN và trong thời gian
“nhàn rỗi”.
- Kiểm nghiệm giả thiết nghiên cứu: Để khẳng định kết quả bước
đầu của việc tổ chức các HĐGDNGLL và HĐTN tại trường THPT Lộc
Phát, tỉnh Lâm Đồng.

8


6.6. Phương pháp lịch sử
Những nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng việc học của học sinh. Từ
đó, thấy được quá trình thay đổi của học sinh trong việc sử dụng điện
thoại di động về mặt thời gian.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm phong phú hơn các HĐGDNGLL và HĐTN tại
các trường THPT nói chung và tại trường THPT Lộc Phát nói riêng.
Bước đầu nhận thấy được đó là biện pháp hữu hiệu giúp học sinh hạn chế
thời gian sử dụng điện thoại.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở pháp lí
Thực hiện các hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH
ngày 18/10/2014, Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương

pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết
định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường
học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Chỉ đạo các cơ sở
giáo dục trung học duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục buổi sáng,
bài thể dục giữa giờ nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn
diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành cho học
sinh thói quen tập luyện thể dục, thể thao; tập luyện và tổ chức thi đấu
các môn thể thao, chọn học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc
[7].
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ
tướng Chính phủ về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên;
tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường học; cơng tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; công tác
xã hội trong trường học. Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống,
kĩ năng sống trong các chương trình mơn học và hoạt động giáo dục, bao
gồm: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng chống tệ nạn xã hội và phòng, chống

9


tham nhũng; chủ quyền Quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo
tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ
thiên tai; giáo dục an tồn giao thơng và văn hóa giao thơng; giáo dục
quốc phịng an ninh; giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và
phịng, chống bạo lực trong gia đình và nhà trường [7].
Và đặc biệt là thực hiện Công văn số: 3414 /BGDĐT-GDTrH của
Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục

trung học năm học 2020 – 2021. Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh
tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao trên cơ sở tự
nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học; tăng cường
giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, bổ sung hiểu
biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá thế
giới. Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học một
số môn học phù hợp.
Từ những cơ sở trên, việc tổ chức các HĐGDNGLL và HĐTN là
một trong những bước đi quan trọng. Với mục đích căn bản là phát triển
tồn diện ở người học.
2. Cơ sở lí luận
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ
chức ngoài giờ học các mơn học. Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là
sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí
thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện của học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận
quan trọng khơng thể thiếu trong tồn bộ q trình giáo dục của các trường
phổ thơng nói chung, của trường THPT nói riêng.

10


2.1.2. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN)
Theo bộ GD & ĐT, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo
dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện,
tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích

cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến
thức, kĩ năng của các môn học để thể hiện những nhiệm vụ được
giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường,
gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hố
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ
năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích
ứng với cuộc sống, mơi trường và nghề nghiệp tương lai [2].
Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành, phát triển các phẩm
chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh;
nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá
nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề
nghiệp. Nội dung Hoạt động trải nghiệm được phân chia theo hai
giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp.
2.1.3. Nghiện điện thoại
Nghiện điện thoại di động đã có tên gọi. Nomophobia là thuật ngữ ra
đời gần đây để nói về hội chứng nghiện điện thoại di động hay
smartphone, đặc biệt là giới trẻ. Nomophobia là chữ viết tắt của cụm từ
tiếng Anh No-mobile-phone phobia (Nỗi ám ảnh khơng có điện thoại di
động). Triệu chứng Nomophobia rất đa dạng như xuất hiện cảm giác lo sợ
hoặc tuyệt vọng khi bị xa rời điện thoại, không tập trung vào cơng việc.
Thậm chí có người cịn cảm thấy điện thoại của họ đang rung hoặc đổ
chng trong khi đó lại khơng phải vậy.
Theo giới tâm lí, chứng “nghiện” ĐTDĐ giống như các dạng nghiện
khác, đều có liên quan đến việc rối loạn hormone dopamine. Dopamine là
chất truyền thần kinh, rất cần cho hệ thần kinh trung ương, làm nhiệm vụ
"khen thưởng" con người, khi rối loạn hay nghiện nó tạo ra những ý nghĩ
tích cực mặc dù thực tế là tiêu cực, làm cho con người trở nghiện, giống

11



như ngửi thấy mùi thuốc lá, mùi rượu hay heroin.... Tương tự. khi nhận
được một thông báo từ điện thoại, lúc này dopamine tăng tiết, kích thích
sự hấp dẫn, cho dù chỉ là một tin nhắn rác vô bổ, và khi người ta nghiện
thì sự bài tiết dopamine lại càng tăng, thôi thúc con người phải dùng điện
thoại.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát phạm vi
Đề tài tập trung nghiên cứu đối với học sinh tại trường THPT Lộc
Phát, thành phố Bảo Lộc, thông qua các HĐGDNGLL và HĐTN tại địa
bàn Thành phố Bảo Lộc, Thành phố Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
2.1. Thực trạng “nghiện” điện thoại di động của học sinh nói
chung
Theo một khảo sát mới nhất, người dân chúng ta mỗi ngày dùng đến
7h đồng hồ để sử dụng điện thoại. Theo báo cáo Vietnam Digital
Advertising 2019 do Adsota phát hành ngày 21-2, thì trung bình hằng
ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 tiếng 42 phút - tương đương
với 1/4 ngày để truy cập Internet trên tất cả các thiết bị. Trong số đó,
khoảng 2 tiếng 33 phút là được dành để truy cập vào các mạng xã hội,
cao hơn so với mức trung bình của thế giới là 2 tiếng 16 phút [4]. Những
con số nói trên quả là vấn đề rất đáng được quan tâm và lo ngại.
2.2. Thực trạng nghiện ĐTDĐ của học sinh tại trường THPT
Lộc Phát
Nghiện ĐTDĐ ở học sinh trường THPT Lộc Phát cũng không ngọai
lệ. Để hiểu rõ thực trạng nghiện điện thoại di động ở học sinh trường
THPT Lộc Phát như thế nào. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 350
học sinh với bảng hỏi: Nếu khơng có ĐTDĐ anh/chị cảm thấy như thế

nào? Kết quả thu được cho thấy, phần lớn học sinh cảm thấy rất khó chịu
và bồn chồn khi khơng có chiếc điện thoại ở bên. Thậm chí lúc đi chơi,

12


hay tụ tập ăn, uống cùng bạn bè cảm giác này cũng tương tự. Điều này
được thể hiện qua số liệu khảo sát sau:

Biểu đồ số 1: Khảo sát về mức độ nghiện ĐTDĐ ở học sinh trường THPT Lộc Phát
300
250
200
150
100
50
0

Rất khó chịu và bồn chồn
Khơng nhất thiết phải có

Bình thường

Như vậy, nghiện ĐTDĐ đã trở nên một vấn đề hết sức nghiêm trọng
đối với mọi người dân nói chung và đặc biệt là đối với học sinh nói riêng.
Với tình trạng này kéo dài, khơng có biện pháp hữu hiệu thì quả thật rất
nguy hại.
2.3. HĐGDNGLL và HĐTN
2.3.1. Tầm quan trọng của HĐGDNGLL và HĐTN
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình

thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực
thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng
thời góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hoạt động trải nghiệm và
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân
và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung
cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và
ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê
hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần
giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một
thế giới hội nhập.

13


2.3.2. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN tại các trường
THPT
HĐGDNGLL và HĐTN ở các nhà trường tại các địa phương diễn ra
khá phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Đa số
các nhà trường đều thực hiện tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN ngoài giờ
học chính khóa, với việc lên kế hoạch, lịch trình và nội dung hoạt động cụ
thể. Nhờ vậy, mỗi chuyến trải nghiệm đều diễn ra hiệu quả, nhanh gọn.
Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên
các nhà trường đã tổ chức khá hiệu quả. Các nhà trường kết hợp với phụ
huynh tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, nhằm
đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em
sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ
ích. Tuy nhiên, việc tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN ở các địa phương
vẫn chưa diễn ra một cách đồng bộ, hoặc diễn ra với tần suất khơng cao.
Nó vẫn chưa thực sự trở thành một hoạt động thường xuyên ở các trường

học.
2.3.3. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL và HĐTN tại trường
THPT Lộc Phát
Tiếp nối mục đích to lớn của HĐGDNGLL và HĐTN nói trên, trong
những năm qua, với phương châm học đi đối với hành, giảm áp lực học
cho học sinh. Trường THPT Lộc Phát, đã thực hiện rất nhiều
HĐGDNGLL và HĐTN. Thơng qua các hình thức cơ bản sau:
2.3.3.1. Hoạt động câu lạc bộ
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày
17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể
phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020
và định hướng đến năm 2025. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học duy
trì nền nếp thực hiện các bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ nhằm
tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ
năng vận động cơ bản và hình thành cho học sinh thói quen tập luyện thể
dục, thể thao; tập luyện và tổ chức thi đấu các môn thể thao, chọn học
sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc.

14


Trong những năm gần đây, Nhà trường luôn chú trọng phát triển các
mơ hình câu lạc bộ (CLB) trong trường học. Đặc biệt là các câu lạc bộ thể
thao. Điển hình như: CLB bơi lội, bóng đá, võ thuật, Aerobic… Với
phương châm, tăng cường thời gian hoạt động thể dục thể thao cho học
sinh, giảm bớt áp lực học tập. Điều này đã thu hút một lượng lớn học sinh
tham gia. Tại trường THPT Lộc Phát, hiện nay mỗi học sinh tham gia ít
nhất một CLB thể thao của nhà trường. Để tạo động lực và sân chơi lành
mạnh cho học sinh. Hàng năm nhà trường đều tổ chức các giải đấu giữa
các khối lớp trong trường học.

Theo khảo sát, với bảng hỏi: Anh/chị cảm thấy như thế nào khi tham
gia các CLB tự chọn thể thao của nhà trường? Kết quả chúng tơi thu nhận
được, có tới 71% học sinh đều cảm thấy rất hứng thú và bổ ích khi tham
gia các CLB thể thao. Cụ thể với biểu đồ sau:
Biểu đồ số 2: Khảo sát kết quả mức độ hứng thú
khi tham gia các CLB

0.61%
0.17%

Rất hứng thú và bổ ích
Hứng thú
Ít hứng thú
Khơng hứng thú

27.85%

71.37%

2.3.3.2. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) thường xuyên
Xuyên suốt trong năm học, nhà trường luôn chú trọng các HĐTN.
HĐTN do trường THPT Lộc Phát tổ chức, chúng tơi chia thành các chủ
đề: Văn hóa đọc, Hội trại truyền thống, Về nguồn, Yêu thương và sẻ chia.
2.3.3.2.1. Văn hóa đọc
Thực hiện Cơng văn số 6841/BGDĐT-GDTX của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc đổi mới thư viện và phát triển văn hoá đọc trong nhà

15



trường. Trường THPT Lộc Phát, đã tổ chức nhiều hoạt động hướng tới
phát triển văn hóa đọc như: Ngày Hội đọc sách, giới thiệu sách hay vào
các giờ chào cờ, phát động Cuộc thi giới thiệu sách hay trong học sinh
tồn trường. Cùng với đó, để thu hút và thay đổi thói quen đọc sách của
học sinh. Nhà trường phát động thi đua giữa các lớp khối có lượt mượn
và đọc sách thư viện nhiều nhất. Thông qua các phong trào nói trên, văn
hóa đọc của học sinh tại trường đã thay đổi đáng kể.
Với bảng hỏi: anh/chị sử dụng mỗi ngày bao nhiêu thời gian để đọc
sách (không phải sách giáo khoa các mơn học). Kết quả có sự khác biệt
giữa học sinh đầu cấp (khối 10), học sinh giữa cấp (khối 11) và học sinh
cuối cấp (khối 12) với việc dành thời gian/ngày đọc sách như sau:
Biểu đồ số 3: Thời gian đọc sách của mỗi học sinh/ngày
300
250
200
150
100
50
0

Khối 10

Khối 11
45 phút/ngày

Khối 12
1h30'/ngày

1h/ngày


Qua kết quả trên cho thấy, với nhiều nguyên nhân khác, thì các hoạt
động tăng cường văn hóa đọc cho học sinh tại trường THPT Lộc Phát đã
mang lại những kết qủa tích cực.
Ghi nhận sự cố gắng của tập thể Nhà trường trong việc phát triển
văn hóa đọc. Trong năm học vừa qua - năm học 2019 – 2020, thư viện
Nhà trường được Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Công nhận là thư viện trường
học Xuất sắc. Đó là minh chứng rõ nét cho các hoạt động đẩy mạnh văn
hóa đọc trong học sinh của tập thể giáo viên Nhà trường.
2.3.3.2.2. Hội trại truyền thống
Hằng năm, trường THPT Lộc Phát đều tổ chức cắm trại cho học
sinh toàn trường vào Ngày thành lập Đoàn (26/3). Đây là dịp để học sinh

16


ôn lại ngày truyền thống của Đoàn và là nơi tái hiện các trò chơi dân gian
như: cướp cờ, kéo co, bếp cơm Quang Trung,… Với mục đích chính là
giáo dục học sinh hướng về những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê
hương đất nước. Thấy rõ mục đích to lớn ấy, trường THPT Lộc Phát
không chỉ tổ chức cắm trại vào ngày truyền thống của Đồn mà cịn tổ
chức vào các dịp hè. Với đặc trưng phần lớn học sinh là con em nông
dân. Trong suốt thời gian nghỉ hè hơn 2 tháng, nếu thiếu các hoạt động bổ
ích, dễ khiến các em rơi vào các tệ nạn như: nghiện game, đua địi, tự tập,
hút chích,…. Chính những mục đích tốt đẹp ấy, nhà trường đã tạo được
niềm tin ở phụ huynh và học sinh. Điều này thể hiện rõ nét với kết quả
hơn 96% phụ huynh và học sinh đăng kí tham gia các hoạt động hè hàng
năm tại trường.

17



Một số trò chơi trong Hội trại truyền thống
2.3.3.2.3. Về nguồn
Với mục đích, hướng về cội nguồn, giáo dục lịng yêu nước và lòng
biết ơn đối với các anh hùng đã hy sinh vì quê hương, đất nước. Hàng
năm, vào Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (24/12), ngày
Thương binh liệt sĩ (27/7) (vào dịp hè). Nhà trường đều tổ chức cho học
sinh thăm viếng và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Bảo Lộc. Đây
được xem là hoạt động về nguồn hàng năm của Nhà trường.

Thăm viếng và chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Bảo Lộc
2.3.3.2.4. Yêu thương và sẻ chia
Với phương châm “cho đi là cịn mãi”, trường THPT Lộc Phát ln
chú trọng giáo dục học sinh sống biết yêu thương, sẻ chia với nhiều hoạt
động thiết thực hàng năm như: thăm và tặng q cho trẻ em mồ cơi, có
hồn cảnh khó khăn tại Mái ấm Tín Thác, xã Lộc Thanh vào các dịp Tết
Trung thu, tết Nguyên đán…; Thăm và tặng quà cho các cụ trong Viện
dưỡng lão, phường Lộc Phát; tặng gạo cho bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện
II Lâm Đồng; Thăm và tặng quà cho người vô gia cư đêm Noel; Thăm và
tặng quà Tết Trung Thu trường Khiếm thính Ánh Sao…

18


Thăm và tặng q người vơ gia cư đêm Noel
Đó là những hoạt động, không chỉ giáo dục về mặt đạo đức cho học
sinh mà còn hướng học sinh vào những hoạt động thiết thực, tránh xa thế
giới ảo trên các trang mạng xã hội. Sống biết yêu thương và sẻ chia hơn.

Thăm và tặng quà Tết Trung Thu trường Khiếm thính Ánh Sao

Bên cạnh đó, Nhà trường cịn tổ chức rất nhiều chương trình ngoại
khóa hàng năm như: Chương trình ngoại khóa Văn hóa Facebook, Chào
tháng thanh niên, chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế
phụ nữ (8/3), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Chương trình chào năm
mới và vé số nhân ái, Tri ân và trưởng thành cho học khối 12…
2.3.3.3. Hoạt động định kì – đi tham quan và học tập
Thực hiện dạy học thông qua di sản theo Hướng dẫn số 73/HDBGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Trường THPT Lộc Phát, hằng năm đều tổ
chức cho học sinh đi tham quan và học tập tại các bảo tàng và khu di tích
lịch sử. Cụ thể năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019, trường đã

19


tổ chức cho học sinh khối 10 tham quan và học tập tại Khu lưu trữ Mộc
Bản Triều Nguyễn và Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng tại Thành phố Đà Lạt.
Khối 11 Tham quan và học tập tại Địa đạo Củ Chi –Thành phố Hồ Chí
Minh.

Học sinh tham quan và học tập tại Khu lưu trữ
Mộc Bản Triều Nguyễn
Với phương châm tăng cường hơn nữa học đi đối với hành, lí thuyết
gắn liền với thực tiễn. Trong những năm qua, các tổ chuyên môn cũng đã
tổ chức cho học sinh học tập tại một số địa điểm tại thành phố Bảo Lộc
như: Trong học kì I năm học 2019 – 2020, Tổ Khoa học xã hội đã tổ chức
cho HS khối 10 tham quan nhà máy Dệt tơ tằm Bảo Lộc tại đường Lí
Thường Kiệt, Tổ Khoa học thực nghiệm, tổ chức cho học sinh tham quan
và học tập tại Trạm Biến áp 110kv tại Lộc Sơn, Thành phố Bảo Lộc…

20




×