Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến một số biện pháp nâng cao kỹ năng đọc và phát huy văn hóa đọc cho học sinh lớp 42 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trà tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC VÀ PHÁT HUY VĂN
HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4/2 CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN
TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC TRÀ TẬP.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến
Đọc hiểu là hoạt động giúp con người tiếp nhận tri thức của đời sống. Hiểu là
nhu cầu của con người diễn ra đồng thời cùng với đọc nhằm tư duy nhận thức nội
dung ý nghĩa của văn bản và từ đó khám phá cuộc sống thế giới này. Chính vì vai
trị vơ cùng đặc biệt của đọc đúng yêu cầu nên bản thân tôi luôn chú trọng đến kỹ
năng đọc hiểu của học trị mình. Cơng tác tại một trường tiểu học thuộc huyện
miền núi Nam Trà My, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập là ngôi
trường khá đặc biệt với hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số với những khó
khăn về vị trí địa lý khơng thuận lợi cho các em đến trường cũng như đặc điểm
ngôn ngữ về tiếng mẹ đẻ. Điều này thật sự ảnh hưởng đến giáo dục chung của
huyện Nam Trà My và giáo dục của trường chúng tôi với khá nhiều điều mà giáo
viên đứng lớp cịn trăn trở. Được phân cơng giảng dạy lớp 4/2 ở trường, tôi nhận
thấy kỹ năng đọc của các em còn khá chậm, khả năng hiểu, cảm nhận văn bản cũng
là điều không dễ dàng với các em.
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng đọc hiểu, để các em chủ động hơn trong
quá trình tự đi tìm kiến thức cho mình. Những bài học từ sách giáo khoa là cịn khá
ít để các em khám phá. Vậy giáo viên làm gì có thể giúp các em có hứng thú tập
đọc, rèn đọc và đọc có hiệu quả những gì các em được đọc. Quan sát nhiều lần tại
góc đọc thư viện của lớp, có nhiều học sinh đến và tìm đọc truyện với tầng suất
khá thường xuyên. Đặc biệt, các tiết đọc ở thư viện, những học sinh này ln tỏ ra
khá hứng thú vì có nhiều đầu sách để chọn lựa hơn trên lớp. Những em đó có thể
tìm đọc truyện tranh, một số ít tìm đến truyện ngắn… Tuy thế, tơi cảm nhận các


em thực sự có u thích với việc đọc sách này. Các em cũng nắm khá tốt nội dung


mà các em đã đọc. “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới
sẽ mở ra cho bạn”, đây là câu mà tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng nói.
Chúng ta đều biết giáo viên sẽ khơng thể mang lại cho các em tất cả kiến thức chỉ
qua đọc sách, luyện đọc ở trường tuy nhiên các em đọc tốt, phát huy được văn hóa
đọc trong nhà trường, nâng cao kỹ năng đọc hiểu và cảm nhận văn bản tốt đóng là
vai trị quan trọng hàng đầu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục từ học sinh tiểu
học từ ngày đầu đi tìm kiến thức. Với những lý do đó, với vai trị là giáo viên chủ
nhiệm ở bậc Tiểu học, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đọc và


1

phát huy văn hóa đọc cho học sinh lớp 4/2 trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu
học Trà Tập” nhằm phần nào giúp cho các em trang bị những kỹ năng cơ bản và
thói quen hữu ích cho hành trình khám phá tri thức của chính mình.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
1.1.1. Các giải pháp thực hiện:
Đọc đúng, cảm nhận nội dung của tác phẩm là yêu cầu cần thiết của kỹ năng
đọc. Học sinh biết đọc và đọc đạt yêu cầu khi mà các em hiểu được nội dung mà
các em đã đọc. Nếu các em chỉ đọc mà không hiểu những từ mình đã đọc thì các
em sẽ khơng có hứng thú học tập, khơng có khả năng thành cơng. Khơng biết đọc,
đọc khơng hiệu quả thì cũng có nghĩa là giáo viên dạy, truyền đạt chưa hiệu quả,
giáo dục chưa thành công. Do vậy, đọc như thế nào, rèn luyện cách đọc làm sao để
các em phát huy được kỹ năng đọc cho mình? Tơi thực hiện các biện pháp như sau:
Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị nội dung bài học phù hợp. Có kế hoạch giáo
dục với nội phân hóa cho từng nhóm học sinh cụ thể trong lớp. Học sinh mỗi lớp
được phân chia thành nhiều nhóm. Nhóm 1: Nhóm học sinh có khả năng đọc hiểu
tương đối tốt. Nhóm 2: Nhóm học sinh đọc tương đối nhưng khả năng hiểu và cảm
nhận nội dung tác phẩm cịn chậm. Nhóm 3: Nhóm học sinh kỹ năng đọc và hiểu
còn hạn chế… Là giáo viên, làm thế nào để các em có thể phát huy được khả năng

đọc hiểu, khắc phục những hạn chế về ngôn ngữ, phát âm, đọc chính xác và nâng
cao dần khả năng hiểu và cảm nhận nội dung của từ, câu, đọan và tác phẩm. Để
thực hiện được điều đó, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo nội dung kế hoạch
giáo dục cho mỗi bài đọc. Giáo dục phù hợp cho những đối tượng riêng của lớp
mình.
Giải pháp thứ hai: Xây dựng tập thể đồn kết, cùng tiến. Trong lớp tơi sẽ
thành lập các đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập, các đôi bạn sẽ cùng
nhau đọc bài, những bạn học tốt hơn sẽ giúp đỡ và chỉnh sửa lỗi sai khi bạn trong
nhóm của mình đọc chưa đúng, với những đơi bạn có tiến bộ tơi sẽ tun dương và
tặng những món q để khích lệ tinh thần như là bút, thước kẻ, màu tô, hay và
bánh, kẹo…


2

Giải pháp thứ ba: Xây dựng “Góc thư viện của em”. Phát huy văn hóa đọc
trong lớp. Hiện nay, với mục đích nâng cao “Văn hóa đọc”, hướng các em có lịng
đam mê và tình u đối với sách, đưa sách đến gần các em hơn, trường Phổ thông
dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập đã triển khai phát huy hiệu quả của “Góc thư viện
lớp”. Nhờ vậy, mỗi học sinh dễ dàng và chủ động lựa chọn thời gian đọc sách
trong những lúc rảnh rỗi. Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, tơi hướng dẫn cho
các em các kỹ năng đọc sách cơ bản cũng như định hướng cho học sinh cách chọn
lựa các đầu sách hay, những cuốn sách bổ ích, trang bị cho các em kiến thức cần
thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập. Rèn luyện kỹ năng đọc cũng như
mong muốn xây dựng và phát triển “Văn hóa đọc” trong nhà trường.
1.1.2. Các bước thực hiện giải pháp:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch từ đầu năm học.
- Bước 2: Giáo viên lập sáng kiến sẽ áp dụng tại lớp mình đang dạy.
- Bước 3: Thực hiện có hiệu quả các tiết đọc trên lớp với nội dung phân hóa
đã chuẩn bị theo đối tượng học sinh

- Bước 4: Xây dựng góc thư viện hiệu quả, nâng cao kiến thức bổ ích.
- Bước 5: Theo dõi, kiểm tra khả năng đọc của các em qua mỗi tuần thực
hiện.
1.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp:
- Xác định tầm quan trọng của việc đọc hiểu mang lại đối với học sinh tiểu
học. Giáo viên cần xác định rõ học sinh mình ở mức độ nào để triển khai thực hiện
biện pháp một cách phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Giáo viên khơng áp đặt gị bó lên học sinh. Xác định mức độ phù hợp và gần
gũi nhất đối với từng đối tượng học sinh mà mình giảng dạy. Giúp các em có sự
thoải mái, tìm hiểu kiến thức nhẹ nhàng, không gây áp lực với học sinh yếu.
- Giáo viên luôn gần gũi với học sinh, là người luôn thể hiện được mình có ý
thức tìm hiểu, học hỏi, ln không ngừng nâng cao kiến thức bằng việc đọc sách,


3

hướng dẫn các em cách đọc cũng như những cảm giác thú vị khi đọc được những
quyển sách hay, hiểu được nhiều điều qua đọc sách.
- Từ những giải pháp trên chúng ta có thể nâng cao dần kỹ năng đọc - hiểu
cho các em, xây dựng được niềm đam mê tìm và khám phá tri thức qua việc đọc
sách. Qua đó từng bước phát huy văn hóa đọc trong lớp và nhà trường.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập là ngôi trường ở huyện
miền núi. Học sinh hầu như hoàn toàn là người dân tộc thiểu số. Từ nhỏ các em đã
sử dụng ngôn ngữ của địa phương mình. Chính vì thế việc học tiếng phổ thông,
đọc chuẩn, nắm vững ý nghĩa của bài học theo chương trình ở lớp cịn là điều mà
cả cơ và trị khơng ngừng nỗ lực.
Bản thân là giáo viên giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy khả năng làm quen
học vần, đọc trơn ban đầu là điều mà các em luôn khá e dè. Thế nên khi được phân
công giảng dạy lớp 4, bản thân luôn trăn trở làm sao để các em có thể đọc và đọc

như thế nào mang lại hiệu quả thực sự. Việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh
lớp 4/2 là một công việc vô cùng cần thiết mà bản thân tôi đặt ra hàng đầu. Việc
vận dụng hiệu quả những biện pháp mà bản thân mình đặt ra, khơng khn khổ,
khơng áp đặt mà thật sự phù hợp. Vận dụng ra sao, như thế nào cho đạt được yêu
cầu? Bản thân tôi đã có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.2.1 Thuận lợi:
- Ban giám hiệu hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và
học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục.
- Bản thân được đào tạo chuẩn hoá về chun mơn.
- Với mục đích nâng cao “Văn hóa đọc”, hướng các em có lịng đam mê và tình
u đối với sách, đưa sách đến gần các em hơn. Từ năm học 2020 - 2021, nhà
trường đã triển khai cuộc thi “Thư viện lớp em” nhằm phát huy hiệu quả của “Góc
thư viện lớp”. Nhờ vậy, mỗi học sinh làm quen và dễ dàng chủ động lựa chọn thời
gian đọc sách trong những lúc rảnh rỗi.


4

- Đa số học sinh trong lớp có ý thức ham học hỏi, ngoan, biết vâng lời, có ý thức
tìm tòi.
- Năm học qua, nhà trường đã xây dựng thành công thư viện xuất sắc và tạo
điều kiện thuận lợi cho các em hằng tuần thực hiện tiết đọc thư viện hiệu quả với
nhiều đầu sách mới được huyện trang bị và mạnh thường quân hỗ trợ…
- Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất cũng như đồ dùng, thiết bị
dạy học cũng được nhà trường tăng cường đầu tư.
- Bản thân là giáo viên trẻ, luôn yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết với nghề mà
mình đã chọn.
1.2.2. Khó khăn:
- Điều kiện học tập của các em cịn thiếu thốn. Đa số các em ở bán trú nên thầy

cơ là người đồng hành chính cùng các em.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số nên cha mẹ cịn ít có điều kiện quan tâm
đúng mực đến việc học hành của con em.
- Các em sử dụng ngôn ngữ địa phương để giao tiếp là chính. Vì vậy việc phát
âm cũng như đọc chuẩn còn gặp rất nhiều khó khăn trong lúc dạy học.
- Tỷ lệ chuyên cần của lớp đã dần cải thiện tuy nhiên năm học qua do ảnh
hưởng covid nên một số em còn vắng dài ngày dẫn đến các bài học trên lớp tiếp
cận còn chưa đạt kết quả nhất định.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại.
Hiện nay, vấn đề nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh không phải là mới và
được quan tâm lần đầu. Tuy nhiên nâng cao kỹ năng đọc và phát huy văn hóa đọc
trong nhà trường là vấn đề cấp thiết, là một nhiệm vụ trong dạy học môn Tiếng
Việt nói riêng và nhận thức phát huy kiến thức cho bản thân, hỗ trợ cho các môn
học một cách tồn diện nói chung, đặc biệt là với học sinh người dân tộc thiểu số.
Đầu năm học, khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát kỹ năng đọc hiểu và thói
quen đọc sách tại lớp của học sinh trong lớp với các kết quả như sau:


5

Qua khảo sát lần 1 ở lớp 4/2 đầu năm học với nội dung về kỹ năng đọc và thói
quen đọc sách, kết quả cụ thể như sau:
Khảo sát kỹ năng đọc hiểu
Tổng số

HS có kỹ năng đọc

HS có kỹ nang đọc

HS chưa thực hiện


HS

hiểu văn bản tốt

tốt nhưng khả năng

tốt cả kỹ năng đọc

hiểu văn bản còn hạn

và hiểu văn bản.

chế
29

SL

TL

SL

TL

SL

TL

13


44.8%

8

27.6%

8

27.6%

Khảo sát mức độ yêu thích đọc sách của lớp.
Tham gia đọc sách ở Góc thư viện của lớp.
Tổng số HS

29

u thích đọc và hứng thú

Chưa có hứng thú đọc và ít
tham gia đọc tại góc thư viện.

SL

TL

SL

TL

13


44,8%

16

55,2%

Qua khảo sát cho thấy, số học sinh thực hiện kĩ năng đọc hiểu chưa tốt, đọc
nhưng chậm hiểu câu từ, nội dung văn bản còn chiếm tỉ lệ cao từ 40% đến hơn
50%. Số học sinh trong lớp nhiều em học tốt mơn Tốn nhưng lại đọc hiểu chưa tốt
cũng là điều ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập chung của các em.
Từ những thực trạng trên đây, tôi thấy việc giúp các em nâng cao kỹ năng đọc
và phát huy văn hóa đọc cho học sinh lớp 4/2 là một việc làm hết sức cần thiết và
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho nhiệm vụ giáo dục của mình, giúp các em phát
huy tốt khả năng của bản thân, tự tin học tốt và cảm nhận niềm vui từ việc khám
phá tri thức. Vì thế tơi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Chuẩn bị nội dung bài học phù hợp. Kế hoạch giáo dục có
nội phân hóa cho từng nhóm học sinh cụ thể trong lớp.
Về nội dung: Hạn chế tối đa việc thực hiện giáo án khơng có hệ thống câu hỏi
phát huy chiến lược sáng tạo của học sinh, có ít những tình huống nêu vấn đề.


6

Tránh việc soạn giáo án sơ sài, nặng về hình thức, chung chung cho tất cả các đối
tượng chưa thật sự phù hợp hồn tồn cho học sinh mà mình giảng dạy. Bên cạnh
đó, kiến thức phải chính xác, đúng, hợp logic, có hệ thống câu hỏi trong bài soạn
phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh; phải dẫn dắt học sinh khám phá kiến
thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Cần chuẩn bị giáo án với nội dung
phân hóa với các đối tượng học sinh.

Phân hoá dạy học phù hợp với học sinh sẽ tạo ra động lực học tập cho các em,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tối đa tư chất và năng lực của các học sinh.
Chỉ có phân hố dạy học mới có khả năng loại trừ tình trạng quá tải đối với
học sinh. Những học sinh yếu không thể đọc và hiểu nội dung của những bài có
quá nhiều từ ngữ mới như những học sinh đã có kỹ năng đọc tốt, ngược lại đối với
đối tượng là học sinh đọc hiểu tương đối tốt thì cần có thêm nội dung bài tập để
các em nâng cao kỹ năng đọc, áp dụng thực hành bài các bài tập.
Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập
với đối tượng là học sinh còn đọc yếu. Giúp các em cảm nhận được mình được
quan tâm, thầy cơ giáo chính là người gần gủi đặc biệt và hỗ trợ đắc lực không bao
giờ phân biệt đối xử với bất kỳ học trò nào.
Việc tổ chức phân hố theo kỹ năng đọc có thể căn cứ vào kết quả khảo sát
đầu năm học. Ví dụ:
Nhóm 1 - Có kỹ năng đọc hiểu tương đối tốt.
Nhóm 2 - Có kỹ năng đọc tương đối nhưng khả năng hiểu nội dung văn bản
cịn hạn chế…
Nhóm 3 - Cả kỹ năng đọc hiểu đều còn hạn chế.
Tuy nhiên, trong dạy học, ta cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh
trong lớp làm nền tảng, do đó những hoạt động cơ bản là hoạt động đồng loạt. Ví
dụ như muốn học sinh đọc đúng trước tiên giáo viên phải đọc thật chuẩn, vì vậy
trong mỗi giờ tập đọc tôi luôn đọc mẫu các bài đọc thật chuẩn, ở những câu dài tôi
hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi, hướng dẫn các em nhấn giọng ở mỗi câu,


7

hướng dẫn chung cho cả lớp làm theo. Và qua những hoạt động này, thông qua
quan sát, đàm thoại và kiểm tra, người giáo viên cần phát hiện những sự sai khác
giữa các học sinh về tình trạng lĩnh hội và trình độ phát triển, từ đó có những biện
pháp phân hóa nhỏ trong các hoạt động nhỏ khác. Chẳng hạn như:

Học sinh có trình độ khác nhau được giao những nhiệm vụ phù hợp, vừa sức
với từng loại đối tượng. Những học sinh đã đọc và hiểu tốt nội dung bài giáo viên
vừa hướng dẫn thì có thể u cầu các em thêm một số bài tập với kiến thức hiểu
sâu và phát huy kỹ năng viết, cảm nhận nội dung nhiều hơn. Khuyến khích học
sinh yếu kém thuộc nhóm 3 khi các em tỏ ý muốn trả lời câu hỏi và tận dụng
những tri thức và kĩ năng riêng biệt của từng học sinh… Ví dụ như giải thích
những từ ngữ mới, có ý nghĩa nội dung mới lạ…
Cũng có thể phân hố về số lượng: Để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tốt, số học
sinh khá, giỏi có thể cần nhiều bài tập cùng loại hơn số học sinh trung bình hoặc
yếu. Các em ngồi đọc cần có bài tập về trả lời những câu hỏi từ mức độ khó về
nội dung của bài đọc, giúp các em nâng cao kỹ năng cảm thụ nội dung văn bản
cũng là giúp các em đạt hiểu quả cao nhất trong vấn đề đọc hiểu. Vì thế, giáo viên
cần ra đủ liều lượng bài tập như vậy cho từng loại đối tượng học sinh. Những học
sinh còn thừa thời gian, đặc biệt là học sinh giỏi, sẽ nhận thêm những bài khác để
đào sâu và nâng cao (Các bài tập nên thiết kế theo tinh thần tổng hợp của nhiều
bài tập nhỏ, các ý liên quan đến nhau). Theo đó, đối với học sinh trung bình trở
xuống cần để các em bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đọc chuẩn đúng, dần dần
tăng lên mức độ nhanh dần, tránh ôm đồm kiến thức dẫn đến quá tải cho học sinh.
Học sinh đọc chậm giáo viên nên cho học sinh thêm thời gian đọc nhiều hơn cũng
như cho các em nội dung luyện ở nhà và có biện pháp kiểm tra phù hợp có thể là
buổi học đêm hoặc đầu giờ học... Bên cạnh giao bài tập, giải thích các câu từ cho
các em thì giáo viên cần có thái độ mềm mỏng vừa thể hiện được sự quan tâm,
giúp các em có động lực phát huy khả năng của mình và tránh áp lực cho các em,
khiến các em sợ cảm giác nặng nề mỗi tiết đọc bài.
Biện pháp 2: Xây dựng tập thể đoàn kết, cùng tiến.


8

Trong lớp, không chỉ là học tập giữa cô và trị, tơi thành lập các đơi bạn cùng

tiến để giúp đỡ nhau trong học tập, các đôi bạn sẽ cùng nhau đọc bài những bạn
học tốt hơn sẽ giúp đỡ và chỉnh sửa lỗi sai khi bạn trong nhóm của mình đọc chưa
đúng, với những đơi bạn có tiến bộ tơi sẽ tun dương và tặng những món q để
khích lệ tinh thần như là bút, thước kẻ, màu tô, hay và bánh, kẹo… Học sinh khơng
chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Các em học yếu học ở
các bạn học khả khả năng tập trung, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng đọc nhanh, kĩ năng
lắng nghe tích cực, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển. Trong mơi
trường đó mỗi cá nhân được phép thể hiện tối đa khả năng nhận thức và kinh
nghiệm của mình một cách tự tin và thoải mái bởi cảm giác an toàn. Những em đọc
cịn chậm có thể khơng cịn e dè rụt rè về khả năng đọc của mình, có thể thoải mái
thể hiện bản thân với những người bạn của mình và sẽ được bạn mình ln ln
lắng nghe, hỗ trợ, các em sẽ có ý thức cố gắng hơn, rèn luyện kỹ năng đọc cho
mình hơn.
Biện pháp 3. Xây dựng Góc thư viện của em, hình thành thói quen đọc
sách, phát triển văn hóa đọc trong lớp học nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho
học sinh.
Đọc sách giúp phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh cho học sinh:
Lợi ích đầu tiên của việc đọc sách chính là giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều
hơn. Dù là thể loại sách gì đi chăng nữa thì chúng cũng có thể giúp các em rèn
luyện khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn.
Đọc sách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức mà nhà trường khơng có đủ
thời gian để giảng dạy, rèn luyện đọc bài ở trên lớp. Kho sách là một trong những
nguồn tri thức vô hạn và quý báu nhất của lồi người, có vơ số những loại sách
thuộc rất nhiều những lĩnh vực khác nhau như tự nhiên, xã hội, văn học, thế giới,
du lịch,.. Nếu đọc sách nhiều, các học sinh có thể tiếp nhận những kiến thức mà
nhà trường khơng giảng dạy. Qua đó, vừa nâng cao trí tuệ, lại khiến cho việc học
trên trường trở nên đơn giản hơn, không chỉ nâng cao khả năng đọc mà khả năng
hiểu, cảm nhận nội dung cũng dần như thế tiến bộ mỗi ngày.



9

Đọc sách ngoài là một phương tiện cung cấp tri thức, sách cịn là phương tiện
giải trí hồn hảo cho học sinh. Sách giúp các em có được phút giây thoải mái sau
giờ học và giảm tránh đáng kể tình trạng học sinh nghĩ đến các thiết bị công nghệ.
Điều này giống như hình thành thói quen phù hợp cho học sinh.
Tạo thói quen đọc sách từ nhỏ – Phương pháp cải tạo việc đọc và nâng
cao kỹ năng sử dụng từ ngữ.
Chúng ta thường cho rằng khi học sinh lên độ tuổi cấp 2, cấp 3 là giai đoạn
hướng các em với thói quen tìm sách để đọc, vì khi đó học sinh đã dần biết những
đầu sách, loại sách u thích của mình. Tuy nhiên, chỉ có một cách để cải tạo việc
đọc sách cho học sinh, hình thành cho học sinh thói quen cũng như những điều
khám phá mới lạ cho học sinh phù hợp nhất đó chính là tạo nên thói quen đọc sách
từ nhỏ, khi còn là học sinh tiểu học vừa biết đọc, biết hiểu những nội dung mà
mình đã đọc được…
Phương pháp tạo thói quen đọc sách từ nhỏ giúp học sinh rèn lối sống kỷ luật
hơn và có được tư duy tốt hơn.
Trong các giờ ra chơi, hay tranh thủ 15 phút đầu giờ tôi thường cho các em
đọc sách, báo, truyện tranh… các em rất thích thú và trơng đến giờ để được đọc
những cuốn sách mới, những cuốn sách hay, đây là cách rất hay để các em luyện
đọc và u thích đọc sách.
Tơi thường tổ chức cho các em mỗi tuần “sưu tầm một cuốn sách mới”. Đến
giờ sinh hoạt lớp các em sẽ lên giới thiệu cho cả lớp về cuốn sách của mình và đọc
cho cả lớp một câu chuyện hoặc một bài đọc mà em thích nhất trong cuốn sách đó,
các em rất hào hứng và tham gia rất nhiệt tình, thu hút được nhiều em tham gia hơn
mỗi tuần.


10


Riêng đối với học sinh đọc hiểu tốt thuộc nhóm 1, nhóm 2 giáo viên có thể
hướng dẫn các em những loại sách về truyện ngắn, hạt giống tâm hồn hoặc về kỹ
năng sống để các em làm quen cách viết, cách trình bày cũng như ý nghĩa mỗi mẫu
chuyện ngắn gọn dễ hiểu. Vì là học sinh tiểu học, giáo viên đặc biệt nên chú ý
hướng dẫn các em từ những cuốn truyện tranh có những nội dung đơn giản, mang
lại cảm giác chân thực, gần gũi nhất với các em, giống như các em có thể hịa mình
vào các câu chuyện như những người bạn trong nhân vật của cuốn sách. Ví dụ như
cuốn Cái ơm kỳ diệu là cuốn truyện tranh gồm 8 câu chuyện với 8 cái tên riêng
biệt, vừa ngắn gọn để học sinh dễ dàng đọc và hiểu nội dung, vừa có những ý
nghĩa phù hợp với lứa tuổi các em, chính nhờ những câu chuyện có thể giáo dục
các em biết rằng khơng phải cứ nhắm mắt ngủ một giấc ngủ là mọi chuyện thành
hiện thực đâu mà nhờ niềm tin, hi vọng và nỗ lực chú bé Nick trong truyện đã đạt
được điều mình mong mỏi trong cuộc sống. Như vậy vừa không chỉ là thông qua
ảnh của truyện thu hút các em mà những câu chuyện trong cuốn sách có nội dung
gần gủi sẽ mang lại cho các em niềm yêu thích và hứng thú, lơi cuốn các em vào
những câu chuyện hơn. Chính những yếu tố tuy đơn giản ấy nhưng rất hiệu quả để
các em làm quen với cách viết truyện, nội dung, cách dùng từ, cách diễn đạt phong
phú trong từng cuốn sách. Hoặc cuốn sách Tìm hiểu thế giới qua truyện ngụ ngôn
Aesop là bộ truyện in màu, mỗi trang sách đều có hình ảnh tươi mới, đẹp về cảnh


11

vật thiên nhiên mang đến cho các em niềm hứng thú nho nhỏ. Truyện vừa có tính
giáo dục vừa là bức tranh sinh động về thế giới tự nhiên, những con vật ngộ
nghĩnh, tái hiện cuộc sống của các loài vật một cách đáng yêu. Bộ truyện gồm 12
cuốn sẽ là những nội dung mà các em học sinh yêu thích và lơi cuốn các em tìm
đọc khám phá hữu ích cho mình. Cuốn sách Phép màu tuổi thơ có nội dung dung
phản ánh về cuộc sống thật của cậu bé Mark, cậu bé Mark cũng giống như các em
có thái độ khơng thích học, bất cần, bị bắt nạt… Nội dung của cuốn sách sẽ giúp

các em như tìm thấy chính mình, giúp các em học được những điều lý thú qua câu
chuyện của cậu bé Mark. Là bài học hữu ích mà giáo viên có thể truyền đạt với các
em trong các tiết sinh hoạt để giáo dục và hướng dẫn các em về nội dung cũng như
tâm lý, kỹ năng sống cho học sinh mình.
Khi đọc sách tồn bộ tâm trí và các giác quan của các em đều dồn về đôi mắt
theo dõi đọc từng chữ, từng dòng. Bàn tay lật lật từng trang giấy và trong đầu tập
trung vào những kiến thức mà cuốn sách đang nhắc đến hay suy nghĩ theo dõi diễn
biến tiếp theo của câu truyện mà không cần phải quan tâm tới mọi thứ xung quanh,
chỉ cần bộ não và mắt hoạt động.


12

Xây dựng góc thư viện thân thiện, sinh động.
Để thu hút các em đến với góc thư viện của lớp sau mỗi giờ ra chơi hoặc tranh
thủ những phút đầu giờ học, tơi đặc biệt trang trí góc thư viện với đầy đủ dụng cụ
như sách, truyện vui, câu đố,… Để góc thư viện này các em vừa có thể đọc sách,
vừa có thể đọc những quyển câu đó vui để giải tỏa những căng thẳng sau giờ học.
Khi đến với góc thư viện các em có thể vui vẻ, say mê với những nội dung bổ ích
từ những cuốn sách đã được tôi mượn từ thư viện của trường và xin hỗ trợ từ
những người bạn, giúp các em quên đi những mệt mỏi, căng thẳng nhưng giờ học
Toán, Ngoại ngữ…


13

Với những cuốn sách hay bổ ích về lĩnh vực nội dung yêu thích, các em đọc
ngấu nghiến từng trang từng trang không rời mắt, đây là cách rèn luyện được sự
tập trung cao độ của trí óc đồng thời bản thân mình cũng đang vừa đọc vừa tư duy.
Chính vì vậy thời gian giải lao vừa khơng chỉ đọc để giải trí vui vẻ mà muốn có

nhiều câu chuyện hay, thú vị thì các em phải phấn đấu đọc thật tốt thật nhiều sách
truyện. Kỹ năng đọc sẽ dần trở nên nhẹ nhàng hơn với các em.
Tham khảo nguồn sách phong phú từ nguồn internet:
Hiện nay, do nguồn sách nhà trường với nhiều loại sách. Để có nhiều những
sách phù hợp với các em. Giáo viên có thể hướng dẫn các em đến các máy tính
được kết nội mạng ở thư viện, hướng dẫn các em truy cập vào các website miễn
phí như hoặc giáo viên chủ
nhiệm có thể truy cập vào giới thiệu cho các em ở những buổi trực đêm, những giờ
giải lao hoặc tiết sinh hoạt lớp. Các em có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận với các
nguồn sách thiếu nhi kinh điển hồn tồn miễn phí.

Tuy nhiên, nguồn tài ngun bất tận này đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết,
dành thời gian để hướng dẫn các em một cách thường xuyên và có chọn lọc để tìm
kiếm những nội dung chất lượng phù hợp và thu hút được lịng u thích của các
em. Cùng các em duy trì thói quen này bền bỉ hàng ngày hoặc hàng tuần để nuôi
dưỡng niềm vui đọc sách và xây dựng kỹ năng đọc cho các em ngay từ nhỏ.
Vậy nên, mỗi bậc phụ huynh hãy dành một ít thời gian tạo cho con mình thói
quen đọc sách. Những lợi ích từ việc đọc sách mang lại là rất to lớn, bổ ích. Nhưng
hãy nhớ, đừng chỉ bắt ép con mình đọc sách giáo khoa, hãy tạo điều kiện để con có


14

thể tiếp xúc với tất cả mọi loại sách phù hợp trong lứa tuổi của con. Điều này sẽ
cho con nhiều kiến thức về thế giới xung quanh hơn và góp phần định hướng tương
lai cho con.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến này, tơi nhận thấy rằng các em càng đam mê, thích
thú hơn với những thời gian rãnh ở lớp. Các em được thoải thích với những kiến
thức mới lạ và trong các tiết đọc cũng như nội dung đọc bài ở lớp vì thế mà nhẹ

nhàng hơn với các em và cơ giáo. Cả cơ trị chúng tơi đều rất hăng hái, tích cực
thực hiện. Với các biện pháp rèn kỹ năng đọc và phát huy văn hóa đọc cho học
sinh lớp 4/2 của tơi mà cịn có thể áp dụng được ở tất cả các lớp, cũng như các
trường tiểu học của huyện Nam Trà My nói riêng và tồn tỉnh Quảng Nam nói
chung.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường phải có cơ sở vật chất đảm bảo cho giáo viên giảng dạy: Phòng
học đầy đủ ánh sáng, thống mát; trang thiết bị cơng nghệ thông tin đầy đủ; đồ
dùng dạy học phong phú, tivi, hình ảnh phục vụ nội dung mỗi bài học…
- Giáo viên có sự chuẩn bị đầu tư về kế hoạch dạy học, nội dung bài học, câu
hỏi bài tập thật chỉn chu và phù hợp với mức độ từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên càng phải học hỏi, rèn luyện thói quen tốt, đọc sách, khám phá
nhiều kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, sách báo, mạng internet ... để truyền đạt
đến các em một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
- Giáo viên cần có sự quan tâm sâu sát, phân chia nhóm học tập phù hợp và có
tính hợp tác cao nhất.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Việc giáo dục kỹ năng đọc, nâng cao khả năng cảm thụ nội dung những gì các
em học tập là bước quan trọng hàng đầu để các em bước vào con đường khám phá
tri thức hiệu quả thiết thực nhất. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết


15

tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt q trình giảng dạy, gắn bó cùng
các em hàng ngày.
Khơng ai thống kê được đầy đủ các quyển sách đã xuất bản viết về kiến thức
gì nhưng sách chính là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của
những người đi trước viết ra, kể lại và truyền đạt cho chúng ta. Tất cả đều chứa
đựng nguồn kiến thức xúc tích, tinh hoa văn hóa nhân loại. Đọc sách giúp các em

sẽ biết vì sao khi cháy xăng thì khơng nên dập lửa bằng nước, những bài học từ vỡ
lòng đến những kỹ năng cơ bản hay điều thần kỳ trong cuộc sống, những tấm
gương đáng học hỏi xuất thân từ những điều kiện bình thường và nghèo khó tưởng
chừng như khó thành cơng được như lbert Einstein được coi là một trong những
cha đẻ của vật lý hiện đại. Albert Einstein là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế
kỷ 20 ơng đã cho ra những phát minh và các khám phá làm thay đổi cả thế giới
này. Khi cịn nhỏ, Einstein khơng có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí
tuệ rất chậm. Ông chỉ đọc được mặt chữ khi lên bảy. Điều đáng ngạc nhiên, những
người xung quanh đều cho rằng ông bị thiểu năng, tuổi thơ của ông không hề có
những điểm gì nổi bật. Trong qng thời gian đi học, Einstein rất sợ phải đến
trường vì mọi người trêu đùa, giễu cợt học kém hơn nhiều so với các bạn bè cùng
trang lứa. Thế nhưng nhờ vào sự động viên của cha mẹ ông dần khắc phục được
khuyết điểm, tự tin hơn ông đã gặt hái được rất nhiều thành công trở thành nhà bác
học lỗi lạc sau này.
Đọc sách dù ít dù nhiều hay đọc về lĩnh vực gì cũng sẽ giúp các em sẽ nhận
được những trải nghiệm, không ai dám chắc chăm đọc sách chắc chắn đã thành
công nhưng những người thành công lớn đều ham đọc sách. Đối với học sinh, đọc
sách càng có ý nghĩa lớn lao biết bao khi xây dựng được cho các em những thói
quen đầu đời đầy ý nghĩa, nhiều ảnh hưởng với quá trình học tập của các em sau
này
Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy trên lớp và hướng dẫn các em thực hiện
việc học tập và phát huy kỹ năng đọc sách, kết quả ở lớp 4/2 (cuối học kì II) kỹ
năng đọc và kết quả tham gia các cuộc thi mỗi tuần “sưu tầm một cuốn sách mới”


16

đến giờ sinh hoạt lớp đã có nhiều tiến triển. Kết quả so với đầu năm các em tiến bộ
rất nhiều. Cụ thể như sau:
Khảo sát kỹ năng đọc hiểu

Tổng số

HS có kỹ năng đọc

HS có kỹ nang đọc

HS chưa thực hiện

HS

hiểu văn bản tốt

tốt nhưng khả năng

tốt cả kỹ năng đọc

hiểu văn bản còn hạn

và hiểu văn bản.

chế
29

SL

TL

SL

TL


SL

TL

19

65,5%

8

27,6%

2

6,9%

Khảo sát mức độ yêu thích đọc sách của lớp.
Tham gia đọc sách ở Góc thư viện của lớp.
Tổng số HS

u thích đọc và hứng thú

29

Chưa có hứng thú đọc và ít
tham gia đọc tại góc thư viện.

SL


TL

SL

TL

27

93,1%

2

6,9%

Kết quả khảo sát lần 2 cho thấy sự chuyển biến rõ rệt của học sinh lớp 4/2
trong kỹ năng đọc, hiểu, phát huy thói quen đọc sách một cách rõ nét. Cụ thể thông
qua các tiết đọc thư viện, các giờ ra chơi và đặc biệt tiết sinh hoạt lớp trở nên sôi
nỗi và hứng thú vô cùng. Các em nhanh chân vào chỗ chọn cho mình vị trí thích
hợp hăng hái chọn cho mình những cuốn sách để bắt đầu say mê đọc. Cả giáo viên
và các em có nhiều tiết học thú vị, ý nghĩa và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
2. Những thơng tin cần được bảo mật - nếu có: Khơng có
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu - nếu có:
TT

Họ và tên

Nơi cơng tác

Nơi áp dụng

sáng kiến

1

Đồn Thị Hồng Hiếu

Trường
PTDTBT TH

Lớp 4/2

Ghi chú


17

Trà Tập
4. Hồ sơ kèm theo: Khơng có



×