Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến một số phương pháp dạy học môn tiếng anh theo nhóm nhỏ ở trường ptdtbt thcs trà cang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 24 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MƠN TIẾNG ANH
THEO NHĨM NHỎ Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Tên sáng kiến: Một số phương pháp dạy học mơn Tiếng Anh theo nhóm
nhỏ ở trường PTDTBT THCS Trà Cang.
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục và đào tạo.
- Mô tả sáng kiến:
Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được sự chủ động, tích cực
của học sinh nhằm đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kì cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay luôn là trăn trở của tất cả những người thầy
cô đang đứng trên bục giảng nói chung và của giáo viên mơn Tiếng Anh nói
riêng. Là một giáo viên Tiếng Anh đang công tác ở miền núi, tôi luôn suy nghĩ
tìm cho mình một phương pháp dạy học Tiếng Anh tối ưu, phù hợp với đối
tượng học sinh đa số là người dân tộc thiểu số. Làm thế nào để các em có thể
lĩnh hội được kiến thức mơn Tiếng Anh và vận dụng nó trong thực tế khi đối với
các em, Tiếng Anh là một mơn học rất khó?
Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập
có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Hiện nay, học tập theo nhóm
vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng
rộng rãi, nhất là đối với học sinh ở trường THCS. Phương pháp này khơng địi
hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại khơng phụ thuộc quá nặng nề vào “cá tính”
hay “khả năng đặc biệt” của người dạy, người học giống như các phương pháp
dạy học khác. Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì các nhiệm vụ
học tập được giải quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sự
hợp tác của các thành viên trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo cả chiều



2
đứng (giáo viên – học sinh) và chiều ngang (học sinh – học sinh) tạo điều kiện
cho học sinh nhận thức từ hai phía thầy cơ và bạn bè. Chính trong q trình học
tập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định
mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu khơng khí dân chủ trong lớp học. Đồng
thời học tập nhóm cịn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận
vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv… Từ
đó, giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những địi hỏi ngày càng cao
của đời sống xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không
phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học.
Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học tích cực nhưng khơng phải là
phương pháp quá mới lạ. Tuy vậy, từ trước đến nay chưa có giáo viên nào đưa
ra những giải pháp để dạy học theo nhóm nhỏ một cách hiệu quả trong mơn
Tiếng Anh tại trường PTDTBT-THCS Trà Cang. Vì vậy, trong năm học 20212022, tôi mạnh dạn đưa ra sang kiến: “Một số phương pháp dạy học mơn
Tiếng Anh theo nhóm nhỏ ở trường PTDTBT THCS Trà Cang”. Sáng kiến
nhằm chỉ ra ra những vấn đề khó khăn trong việc dạy học theo nhóm trong mơn
Tiếng Anh ở các khối lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Cang. Từ đó, đưa ra
những phương pháp giảng dạy phù hợp, đa dạng với mong muốn giúp giáo viên
dần khắc phục những khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm để tiến hành
giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động
trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học hơn.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
1.1.1. Các giải pháp thực hiện:
1.1.1.1. Thực hiện đầy đủ và linh hoạt các tiến trình dạy học theo nhóm
nhỏ.
Để có một tiết dạy và học theo nhóm nhỏ hiệu quả nhất thì cần có sự
chuẩn bị tốt từ giáo viên đến học sinh. Giáo viên cần phải lập kế hoạch tiết dạy
rõ ràng để việc học tập diễn ra một cách tự nhiên nhất; tạo khơng khí thoải mái,
sơi động và kích thích sự hứng thú học tập của học sinh; thực hiện tiến trình



3
giảng dạy học hiểu một cách khoa học. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm
nhỏ trong giờ học phải bao gồm ba khâu cơ bản với 11 bước cụ thể mà giáo viên
cần tiến hành như sau:
Bảng: Tiến trình dạy học theo nhóm
TT
1

2

3

Các khâu

Các bước cụ thể
1. Xác định mục tiêu, nội dung bài học
2. Xác định mục tiêu của họat động nhóm
Thiết kế
3. Thiết kế nhiệm vụ của họat động nhóm
họat động nhóm
4. Dự kiến cách thức kiểm tra, đánh giá
Tổ chức thực
5. Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc
hiện trên giờ học 6. Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc
7. Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm

Kiểm tra, đánh
giá kết quả làm
việc của nhóm


việc nhóm
8. Quan sát, kiểm sốt họat động nhóm
9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm
10. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của
nhau
11. Giáo viên đánh giá, cho điểm kết quả làm

việc nhóm
Bước 1: Lập kế hoạch cho họat động nhóm khi soạn giáo án.
Đây là khâu đầu tiên, quan trọng giáo viên cần chuẩn bị kỹ trước khi tiến
hành dạy học theo nhóm. Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, giáo viên
cần thiết kế đầy đủ các bước của hoạt động nhóm từ khâu xác định thời điểm
tiến hành dạy học nhóm trong tiết học, xác định nhiệm vụ, hình thức làm việc
nhóm, phân cơng vai trò, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá.
- Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy: Việc xác định tường minh
những mục tiêu mà học sinh cần đạt được, xác định rõ những nội dung chính
của bài và hình thành những câu hỏi cần trả lời là rất quan trọng cho việc lựa
chọn mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và thời điểm sử dụng dạy học nhóm trong
giờ học.


4
Việc lựa chọn hình thức dạy học nhóm phải được ưu tiên khi mục tiêu dạy
học là hình thành kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, hình thành phương pháp
tổ chức hoạt động trong một nhóm. Hoặc những nhiệm vụ học tập hay những
câu hỏi khơng có câu trả lời trực tiếp hay tương đối phức tạp đối với đa số học
sinh trong lớp, những nhiệm vụ đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết
của nhiều người, hoặc cần tổ chức cho học sinh tranh luận, thảo luận về một vấn
đề mà học sinh cịn có nhiều cách hiểu khác nhau, đa dạng các ý kiến, v..v...

- Xác định mục tiêu của họat động nhóm: Mục tiêu của họat động
nhóm phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản: mục tiêu của bài học; mục tiêu cụ thể
cho sự phát triển kĩ năng xã hội trong hoạt động nhóm. Tuy nhiên, khơng thể
một lúc và đồng thời có thể giáo dục ở các em tất cả các kĩ năng mà nên lựa
chọn một vài kĩ năng cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ/nội dung bài học, với trình
độ thực tế của học sinh.
Trên cơ sở những kĩ năng xã hội cơ bản cần cho học sinh khi làm việc nhóm,
giáo viên cần có kế hoạch cho tồn bộ q trình hình thành kĩ năng làm việc
nhóm ở học sinh; cần có sự ưu tiên những kĩ năng nào hình thành ở học sinh
trước, kĩ năng nào sau và có sự theo dõi tiến bộ của từng học sinh để có sự điều
chỉnh, bổ sung kịp thời. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể đó, giáo viên lựa chọn một
hay hai kĩ năng cho một bài học khi chuẩn bị cho dạy học theo nhóm.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho họat động nhóm:
+ Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau.
+ Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng của học sinh.
+ Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các nhóm và các thành viên.
+ Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân.
- Dự kiến cách thức đánh giá/ghi điểm nhóm: Vấn đề này giáo viên
cũng cần phải nghĩ đến ngay từ khâu chuẩn bị, thiết kế nhóm làm việc. Vì cách
thức đánh giá như thế nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm cá nhân,
đến sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong nhóm. Vì thế cần xây dựng
phương án đánh giá cụ thể để sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có ý


5
nghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm có
ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ giáo viên sẽ định hình trước cho các em rằng nhóm
nào tất cả các thành viên đều tham gia tích cực thì giáo viên sẽ ghi điểm đồng
đều cho tất cả các thành viên, ngược lại nhóm nào mức độ tham gia khơng giống
nhau thì sẽ ghi điểm khác nhau đối với từng thành viên.

Bước 2: Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm trong giờ học.
- Sắp xếp nhóm làm việc: Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào
một số yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến
hành giờ học; phụ thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của học sinh; phụ thuộc vào
mức độ quen biết giữa các học sinh trong lớp về phân chia nhóm.
Ví dụ trong Unit 1. My new school – lesson 4. Communication, khi cho các em
thực hành giới thiệu bạn theo nhóm ba người thì phải chia lớp thành các nhóm
cụ thể (3 em ngồi cạnh nhau/ cùng bàn), yêu cầu thảo luận và thực hành giới
thiệu:
S1: This is......., my new friend.
S2: Hi,.... . Nice to meet you.
S3: Hi,.... . Nice to meet you, too.
Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau:
+ Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập.
+ Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên.
+ Phân chia nhóm theo bàn hoặc một số bàn học gần nhau, hoặc dùng
đơn vị tổ của học sinh để làm một hay một số nhóm.
+ Một vài người lại thích để học sinh tự chọn tuy nhiên điều này thích
hợp nhất đối với những lớp ít học sinh, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
- Kích cỡ nhóm: Kích cỡ nhóm phụ thuộc vào bài tập mà giáo viên thiết
kế. Nhóm đơi, nhóm ba phù hợp khi học sinh đóng vai đoạn hội thoại. Tuy nhiên
một điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế quy mơ nhóm là nhóm phải huy động
được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo
ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.


6
- Bố trí chỗ ngồi cho học sinh làm việc nhóm: Bố trí chỗ ngồi cho học
sinh phải phù hợp với họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm làm việc. Việc
bố trí chỗ ngồi cho học sinh phải đảm bảo thuận lợi khi học sinh làm việc cũng

như khi di chuyển, đồng thời đảm bảo sự tương tác giữa các học sinh trong
nhóm cũng như giữa các nhóm được thuận lợi. Ví dụ: khi yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm để viết bài mơ tả căn bếp của Hoa trong tiết 39, unit 3. At Home ở
chương trình Tiếng Anh 8, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 8
học sinh ngồi ở 2 dãy bàn kề nhau.
- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm:
Giáo viên cần đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, như:
+ Nêu nhiệm vụ cho từng nhóm dưới dạng một câu hỏi hay một tình
huống có vấn đề.
+ Nêu những kĩ năng xã hội yêu cầu học sinh tuân thủ khi làm việc nhóm.
+ Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu?
+ Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình để đảm bảo
chắc chắn là học sinh hiểu những gì giáo viên yêu cầu
+ Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất?
Ví dụ: khi yêu cầu học sinh làm bài tập 3 trang 65 (Unit 6. Our Tet Holiday) của
chương trình Tiếng Anh 6 với yêu cầu như sau: Work in groups. Discuss and
make a list of four things that you think children should and shouldn’t do at Tet.
(p. 65) thì giáo viên phải thực hiện các bước sau khi cho học sinh thảo luận
nhóm:
Teacher divides students into groups of four to discuss in five minutes and
make a list of the things they think children should/shouldn’t do at Tet.
Teacher guides students to write short phrases/ notes instead of full
sentences here.
Teacher walks around and observes students’ performances. If students
come up with any new activities or things, teacher writes it on the board for
other students to see and discuss.


7
Giáo viên có thể xây dựng một số dạng bài tập sau để giao cho các nhóm: Sắm

vai; phân tích (phân tích một bức tranh, sự kiện...); Phân loại (phân chia các yếu
tố theo từng loại; sắp xếp theo thứ tự (sắp xếp trình tự các sự kiện, biến cố trong
một tác phẩm, sắp xếp theo trình tự các bước tiến hành một thí nghiệm,...); Nhớ
lại (nhớ lại các khái niệm, định nghĩa, sự kiện... họat động này dùng trong ôn
tập); Lựa chọn (các chi tiết, sự kiện về nhân vật A, B...); Ghép đôi (nối kết hai
cột thông tin cho sẵn A và B); Mô phỏng (sau khi giáo viên cho ví dụ, học sinh
phải cho ví dụ khác tương tự); Chuẩn bị (cho học sinh chuẩn bị một số bài tập,
thí nghiệm, các bước trình bày một vấn đề); Cải tiến (giáo viên cho bài tập sai,
hoặc thiếu dữ kiện, yêu cầu học sinh sửa lại)
- Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm:
+ Giúp nhóm phân cơng vai trị và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trước
tiên các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và các
vai trị khác nếu cần thiết. Giáo viên cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em
nào đó ln giữ vai trị nhóm trưởng, thư kí. Nên gợi ý để có sự ln phiên các
vai trị trong nhóm với nhau để mỗi học sinh đều được trải nghiệm vị trí lãnh
đạo nhóm.
+ Theo dõi, hướng dẫn học sinh các kỹ năng làm việc nhóm thơng qua các
tương tác đa chiều, trực diện trong nhóm: Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ở
chỗ: Trong một nhóm, phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận
trực tiếp giữa các thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập
cụ thể của nhóm. Giữa các nhóm với nhau, sự tương tác trực tiếp cũng thể hiện ở
chỗ phải tạo ra những cuộc trao đổi, tranh luận giữa những ý kiến của các nhóm.
Sau khi các nhóm xem xét, cân nhắc, trao đổi, đánh giá và sau đó phải cùng
thống nhất một kết luận chung, trong đó có xem xét, bảo lưu cả những ý kiến
trái ngược hợp lý.Tương tác giữa giáo viên và học sinh chủ yếu được thực hiện
thơng qua nhóm, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới cần có tác động trực
tiếp giữa giáo viên với học sinh.
- Quan sát, kiểm soát họat động nhóm, bao gồm:



8
+ Kiểm sốt các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay
chưa?
+ Kiểm sốt q trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
+ Kiểm sốt kết quả cơng việc của các nhóm
Trong q trình quan sát, kiểm sốt họat động nhóm, nếu phát hiện thấy nhóm
nào có những thành viên khơng chịu phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, giáo
viên cũng không nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm yêu cầu. Hãy để cho
nhóm tự học cách giải quyết với những tương tác giữa các thành viên không hợp
tác.
Bước 3: Đánh giá kết quả làm việc nhóm:
Đánh giá như thế nào để khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, đảm
bảo sự công bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quan
trọng.
- Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các
thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Trước
tiên cần lưu ý khi để học sinh tự đánh giá là giáo viên phải hướng các em vào
việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự
tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của
nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).
- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau khi có sự đánh giá, nhận
xét nội bộ trong nhóm, giáo viên yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình bày
kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm
tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết quả làm việc
của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 kiểm tra
kết quả làm việc của nhóm 4, …
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm: Cơng việc
này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm
với nhau. Giáo viên nên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả đánh giá của các



9
nhóm có đúng khơng? chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho tồn lớp
biết sai ở đâu và vì sao sai.
Kết quả làm việc của nhóm có thể được giáo viên sử dụng để cho điểm
các thành viên trong nhóm. Một vài giáo viên đã đánh giá cho cùng điểm số như
nhau đối với mọi thành viên trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. Họ
cho rằng nếu đánh giá từng học sinh thì vơ tình chung sẽ dẫn đến sự ganh đua
trong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theo
nhóm. Một sốgiáo viên khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trên
các điểm số bài kiểm tra của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm về
cơng việc của từng thành viên.
Tuy nhiên, khi đánh giá cho điểm học sinh, giáo viên cần tính đến tính đa
mục đích của dạy học theo nhóm: thứ nhất là đánh giá kiến thức/hay nhiệm vụ
đã hoàn thành mà học sinh thu được sau khi làm việc nhóm. Thứ hai là kĩ năng
cần thiết để làm việc nhóm.
1.1.1.2. Phát huy cao nhất vai trị người giáo viên trong q trình dạy học
theo nhóm nhỏ.
Để có được các tiết dạy học theo nhóm nhỏ hiệu quả, giáo viên cần thực
hiện tốt các cơng việc sau
- Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học: Dự đoán xem người học
đã có những kiến thức và khả năng gì liên quan đến bài học. Họ có mong muốn
gì khi học nội dung này?
- Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt động
nhóm.
- Quyết định:
+ Số lượng học học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ
định
+ Chuẩn bị tài liệu hay đồ dùng
+ Sắp xếp phịng học, bố trí chỗ học cho từng nhóm

+ Chỉ định vai trị từng nhóm, từng thành viên trong nhóm


10
- Giám sát can thiệp
+ Hỗ trợ để hoàn thành công việc
+ Giám sát hành vi của học sinh
+ Can thiệp: Đơi khi phải tạm dùng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lại
hoặc hỏi học sinh nên làm thế nào?
- Đánh giá hoạt động nhóm
+ Đánh giá ý thức làm việc của nhóm
+ Đánh giá kết quả làm việc
- Sử dụng một số thủ thuật dạy học tích cực:
+ Kỹ thuật “ổ bi”
+ Kỹ thuật XYZ
+ Kỹ thuật “bể cá”
+ Kỹ thuật tia chớp
+ Sơ đồ tư duy
1.1.1.3. Phát huy cao nhất sự tích cực và khai thác khả năng của học sinh
trong q trình dạy học theo nhóm nhỏ.
Trên cơ sở quan sát sâu sắc, nhạy bén và khả năng tư duy trừu tượng, đặc
biệt là khả năng phân tích, tổng hợp so sánh, trừu tượng hóa, khái qt hóa, các
em ở lứa tuổi này khơng thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của
giáo viên. Các em thích tranh luận thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cá
nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản
mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học
tiếng Anh, trong đó có thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ. Trong
q trình tổ chức dạy học hãy tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề,
những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Từ đó, phát triển ở học sinh khả năng tự
đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân học sinh có thể

điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định.
1.1.1.4. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho các tiết dạy học
theo nhóm nhỏ


11
Để việc dạy và học tiêng Anh nói chung cũng như áp dụng thành cơng có
hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, thì việc tăng cường về cơ
sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học là một vấn đề cấp thiết. So với trước đây thì
điều kiện vật chất cho việc dạy học tiếng Anh ở trường PTDTBT THCS Trà
Cang đã được cải thiện một cách đáng kể. Trong các giờ học tiếng Anh, hầu hết
học sinh trong lớp đều có SGK, SBT…Giáo viên đã thiết kế bài học với sự trợ
giúp của power-point.
Ngoài yêu cầu chính cho một giờ dạy học tiếng Anh nói chung kể trên
cịn có các u cầu quan trọng khác cho hoạt động dạy học hợp tác nhóm trên
lớp như sau:
- Về kích thước phịng học: Khơng q chật, cũng khơng q rộng, phịng
học phải có diện tích hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được sự làm việc
tất cả các nhóm. Nếu phịng học q chật sẽ rất khó khăn cho việc chia nhóm,
phịng q rộng các nhóm có thể mất trật tự, hiệu quả làm việc khơng cao.
- Bàn ghế trong lớp có thể kê được các bàn liền kề với nhau hoặc hai bàn
có thể quay mặt vào nhau.
- Phiếu học tập (Do giáo viên chuẩn bị);
- Máy chiếu đa năng/TV của trường (nếu có).
1.1.2. Các bước, cách thức thực hiện sáng kiến:
- Khảo sát lần 1 về thái độ của học sinh đối với việc học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong bộ mơn Tiếng Anh.
- Áp dụng những giải pháp trong thực tế giảng dạy.
- Học sinh làm bài kiểm tra giữa và cuối học kỳ I mônTiếng Anh.
- Tiếp tục áp dụng những giải pháp trong thực tế giảng dạy.

- Học sinh làm bài kiểm tra giữa và cuối học kỳ II môn Tiếng Anh.
- Khảo sát lần 2 về thái độ của học sinh đối với việc học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong bộ mơn Tiếng Anh.
- Phân tích, so sánh mức độ kết quả các bài kiểm tra của học sinh trước và
sau khi áp dụng các giải pháp trong thực tế giảng dạy.


12
- Đánh giá kết quả thực hiện.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Khi nhìn nhận lại thực trạng dạy và học theo nhóm nhỏ ở trường
PTDTBT THCS Trà Cang, bản thân tôi thấy được những điểm sau:
- Đối với trường PTDTBT THCS Trà Cang, tuy nhận được rất nhiều sự
quan tâm đầu tư về điều kiện cơ sở vật chất của cấp trên, nhưng đồ dùng để phục
vụ giảng dạy bộ mơn tiếng Anh cịn hạn chế, đặc biệt là thiết bị phục vụ dạy học
môn Tiếng Anh khối lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018. Do
đó việc thực hiện các giờ dạy theo phương pháp hoạt động nhóm cũng gặp
khơng ít khó khăn.
- Trong thực tế giảng dạy, các giáo viên bộ môn Tiếng Anh đã áp dụng
phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên hầu hết các tiết dạy đó chưa
thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan từ cả giáo viên và học sinh:
Về phía giáo viên:
+ Hình thức tổ chức nhóm chưa được phong phú.
+ Thời gian một tiết học (45 phút) không thể chờ cho học sinh suy nghĩ và
thảo luận hết các vấn đề như học sinh mong muốn. Có nhiều khi giáo viên đặt ra
nhiều vấn để mà học sinh chậm trả lời thì giáo viên lại phải tự giải thích.
+ Trong một tiết giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp, một thao
tác mà còn phải sử dụng nhiều phương pháp và thao tác khác.
Về phía học sinh:

+ Trình độ và ý thức khơng đồng đều dẫn đến ngay trong nhóm có em làm
việc tích cực, có em thờ ơ khơng quan tâm hoặc làm việc khác.
+ Lớp chia nhiều nhóm, học sinh được phép tự do trao đổi dẫn đến sự
quán xuyến của giáo viên tới từng nhóm khơng thể hết được.
+ Việc đọc bài, chuẩn bị trước bài học ở nhà chưa thật sự hiệu quả, vẫn
cịn mang tư tưởng đối phó nên sự hợp tác nhiều khi không thành công.


13
Những nguyên nhân trên đã dẫn đến kết quả là sự hợp tác nhóm chưa triệt
để, chưa phát huy cao được hiệu quả của phương pháp nhưng gây lãng phí thời
gian.
Tóm lại, để hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong các tiết học dạy theo nhóm nhỏ thì giáo viên cần tháo gỡ những
vướng mắc, hướng cho các em phương pháp hoạt động nhóm phù hợp. Từ đó
các em có thể làm bài tập một cách dễ dàng đồng thời học sinh có thể áp dụng
vào việc làm việc nhóm, hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống thực tế.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:
- Phát huy vai trò của người học, giúp người học trở thành chủ thể hành
động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến
thức. Người học thực sự được hoạt động để đạt được không chỉ những tri thức
và kỹ năng của bộ môn mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học, cách tự
học.
- Tạo ra và duy trì ở học sinh động lực học tập mạnh mẽ. Đó là động cơ,
hứng thú niềm lạc quan của học sinh trong q trình học tập. Những nhân tố
này, chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ học sinh tích cực, tự giác, chủ động và
sáng tạo trong hoạt động hợp tác nhóm.
- Phát huy sự chủ động của giáo viên ngay từ khâu thiết kế bài dạy đến
khâu phân chia nhóm và điều hành nhóm. Điều này sẽ khiến giáo viên tiết kiệm
được thời gian và tang được rõ rệt hiệu quả của việc hoạt động nhóm.

1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Hiện sáng kiến đã và đang được triển khai áp dụng với học sinh tại khối 6,
8 tại trường PTDTBT-THCS Trà Cang. Nếu được cấp trên công nhận, đề tài
sáng kiến sẽ được triển khai phổ biến và áp dụng rộng rãi trong chương trình
giảng dạy Tiếng Anh cho tất cả các khối lớp 6, 7, 8, 9 cho các năm học sau, cho
các trường giảng dạy môn Tiếng Anh bậc THCS.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


14
- Nhà trường cần bổ sung thiết bị dạy học như TV, băng đĩa, tranh ảnh và
bảng học nhóm để hỗ trợ cho học sinh học tập.
- Giáo viên bộ môn cần quan tâm sâu sắc đến học sinh và liên hệ phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giúp các em có ý thức học tập tốt hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp hỗ trợ giáo viên bộ môn về việc theo
dõi bám sát các học sinh trong lớp, giúp giáo viên bộ môn kịp thời phát nắm
được tình hình học tập, năng lực của từng học sinh để có sự điều chỉnh cho phù
hợp.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh khối lớp 6, 8 tại trường PTDTBTTHCS Trà Cang năm học 2021-2022, tôi đã áp dụng phương pháp trên và mang
lại những chuyển biến tích cực
1.6.1. Về phía giáo viên:
- Với việc xác định đúng phương pháp dạy học, bản thân đã bố trí thời
gian hợp lý cho mỗi tiết dạy; học sinh không thể làm bài tập, khơng hứng thú
với mơn học khơng cịn là vấn đề trăn trở nữa.
- Với việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ này, tơi đã đổi
mới được phương pháp dạy học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm dạy học cho
bản thân.
1.6.2. Về phía học sinh:
- Học sinh làm quen với việc học tập chủ động, tích cực một cách tự

nhiên; khơng cịn tình trạng bị động, giáo viên đọc, học sinh chép.
- Khơng cịn cảm thấy chán nản mỗi khi đến tiết học Tiếng Anh, các em
dần quen với cách hợp tác với bạn học để giải quyết vấn đề.
- Các tiết học trở nên sinh động hơn, thoải mái hơn; quan hệ giữa thầy và
trò, giữa trò và trò trở nên thân thiện; phát huy tốt tính chủ động tích cực của
học sinh.


15
- Học sinh biết cách tự hình thành cách học nhóm ở nhà; tập trung chú ý
thảo luận làm việc nhóm trên lớp, tham gia nhận xét bài của nhóm bạn, qua đó
trau dồi, cải thiện khả năng trình bày, phát biểu của mình.
- Học sinh tham gia sơi nổi vào các thủ thuật, các trò chơi, các bài tập
nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức.
- Qua khảo sát đến cuối năm học ở tất cả các lớp mà bản thân được phân
công giảng dạy, bản thân nhận thấy chất lượng học tập của học sinh tăng lên
đáng kể.
Kết quả cụ thể:
- Kết quả đạt được từ khảo sát về thái độ của học sinh đối với việc học hợp tác
theo nhóm nhỏ trong bộ mơn Tiếng Anh cho thấy mức độ thích thú đã tăng rất
nhiều.
+ Bảng khảo sát thái độ của học sinh khối 6, 8 đối với việc học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong bộ mơn Tiếng Anh cuối năm học 2021-2022, thời điểm khảo sát
06/05/2022
Thái độ
Khối lớp

Thích

Tỉ lệ(%)


Bình

Tỉ lệ (%)

Khơng

Tỉ lệ

thường
thích
(%)
6 (97 em)
68
70,1
25
25,8
4
4,1
8 (85 em)
71
83,5
11
12,9
3
3,6
So với bảng khảo sát thái độ của học sinh khối 6, 8 đối với việc học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong bộ môn Tiếng Anh đầu năm học 2021-2022, thời điểm khảo sát
06/09/2021
Thái độ

Khối lớp

Thích

Tỉ lệ(%)

Bình

Tỉ lệ (%)

Khơng

Tỉ lệ

thường
thích
(%)
6 (103 em)
34
33
54
52,4
15
14,6
8 (88 em)
21
23,9
43
48,9
24

27,2
- Kết quả chất lượng bộ môn thể hiện qua các bài kiểm tra cũng có sự tăng lên.


16
Bảng so sánh điểm các bài kiểm tra của học sinh khối lớp 8
Mức điểm

0đ->3.4đ

3.5đ->4.9đ 5.0đ->6.4đ 6.5đ->7.9đ 8.0đ->10đ

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

Thời gian
Kiểm tra giữa

1,15

31,03

48,28


18,39

1,15

học kì I
Kiểm tra giữa

1,18

27,06

38,82

27,06

5,88

học kì II

Bảng so sánh điểm các bài kiểm tra của học sinh khối lớp 6
Mức điểm

0đ->3.4đ

3.5đ->4.9đ 5.0đ->6.4đ 6.5đ->7.9đ 8.0đ->10đ

(%)

(%)


(%)

(%)

(%)

Thời gian
Kiểm tra giữa

7,77

28,16

40,78

10,68

12,62

học kỳ I
Kiểm tra cuối

1,03

22,68

48,45

22,68


5,15

học kì II
(Do thời điểm nộp sáng kiến theo yêu cầu của cấp trên, vẫn chưa thực hiện kiểm
tra cuối học kì II mơn Tiếng Anh khối 8 nên kết quả kiểm tra cuối học kì II
khơng được thể hiện trong các bảng này)
2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có: Khơng
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:
TT Họ và tên
01 Bùi Thị Trang

Nơi công tác
Trường

Nơi áp dụng sáng kiến
Trường PTDTBT-

PTDTBT-

THCS Trà Cang

THCS Trà
Cang
4. Hồ sơ kèm theo:

Ghi chú



17
4.1. Tiết dạy minh họa có vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
Week 12

Unit 5: NATURAL WONDERS OF PD: 30/11/2021

Period 36

VIET NAM
LESSON 2

TD: 02/12/2021
A CLOSER LOOK 1

A. Objective:
I. Knowledge.
- Review, learn and practice words related to travel items.
- Pronounce and recognize the sounds /t/ and /d/.
II. Competence.
By the end of this lesson, students can review, understand the words
related to travel items used in context and know how to pronounce the sounds /t/
and /d/.
III. Charcter qualities: Students love the English language and are aware of
the importance of spelling the sounds /t/ and /d/ in communication.
B. Teaching aids: pictures, subboard, CD player...
C. Procedure:
I. Stabilization: Greetings
II. Check-up.
III. New lesson:
1. Warm up: Revision: Auction game: (group-work)

Aim:
- To create an active atmosphere in the class before the lesson.
- To review some vocabulary they learnt.
T gives instruction.
- Students play in groups in 4 minutes. The class is divided into 4 groups, each
one has a leader.


18
- Teacher: think of words related to the theme traveling; each group leader says
the number of answers his group can tell. The group having more answers will
play first.
If that group get stuck and can’t tell any more words, the rest group can answer.
The one with more correct answers is the winner.
Answer: medicine, water, food, backpack, .....
2. Pre-stage:
Aim:
- To teach some new words related to the travel items..
Vocabulary.
Teacher uses techniques to elicit new words.

- plaster (n)

/ˈplɑːstər/

[realia]

- sleeping bag (n)

/ˈsliːpɪŋ bæɡ/


[picture]

- backpack (n)

/ˈbækpæk/

[picture]

- suncream (n)

/ˈsʌn kriːm/

[picture]

- scissors (n)

/ˈsɪzəz/

[realia]

Checking vocabulary: Slap the board.
3. During stage.
Aim:
- To practice the exercises use the words about travel items.
- To know how to order items according to the importance of a holiday.
- To learn and practice pronouncing the sounds /t/ and /d/.
Task 1: Write a word under each picture.
- Teacher guides, students do the exercise individually.



19
- Student writes the words then exchange the answers with their partner.
Answer key:
1.plaster

2. Suncream

4. scissors

5. Backpack

3. sleeping bag
6. compass

Task 2: Gap-fill: Complete the sentences using the words in task 1.
-Teacher gives instruction.
- Students work in groups of four in three minutes, fill in the gaps.
Answer key:
1. compass

2. Suncream

4. backpack

5.plaster

3. sleepingback

Teacher and students correct the exercise.

Teacher: be lost: in the wrong direction, camp overnight: don’t go home at
night;
hurt: pain
Task 3: Put the items in order of usefulness.
- Teacher guides, explains the requirement: You are going on a holiday to one of
the places : beach, desert, mountain,..., think about useful things for one of these
places. You need to put the items in order of usefulness.
- Students work in groups, discuss, order the items.
Ex:
a. Can you put them in order for a camping trip to the forest ?
1. backpack
5. scissors

2. Compass

3. Plaster

4. sleeping bag

6. suncream

Answer:
b. Can you put them in order for a trip to the beach ?
1. backpack
5. compass

2. Suncream

3. Scissors


4. plaster

6. sleeping back

c. Can you put them in order for a trip to the desert ?
Students discuss, give answer.


20
(note: there is no right or wrong order. )
..............
Pronunciation: /t/ and /d/
Task 4:
T guides how to pronounce /t/ and /d/ , students listen to the disc then repeat the
words.
/t/ : mountain, waterfall, desert, plaster
/d/: wonder, island, guide, holiday
Students find more words with these sounds:
Suggested answers:
- /t/:

better, tower, letter, item, want

- /d/: need, island, guide, holiday, pagoda
Task 5: Listen and repeat. (T-whole class)
- Teacher guides, students listen students listen to the disc then repeat the
sentences.
- Teacher gets some students to reread the sentences.
1. Where’s my hat ?-Oh, it’s on your head
2. Where do they stay on their holiday ?

4. Post stage. * Game: Whispering.
- Teacher guides, students play game in groups of eight in 5 minutes.
- Teacher gives a sentence containing the sounds /t/ and /d/ to the member in the
last place, he/she will whisper the sentence to the next member of the group.
They will continue until the member in the first place and this member will read
the sentence aloud.
- The fastest group will win the game.
Suggested sentences:
1.I must bring a plaster when going camping.
2.I want to visit a famous desert in the world.
3. Mai bought a guide map on her trip to the island.



×