Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sáng kiến thông qua hoạt động trò chơi giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc đối với bộ môn âm nhạc thcs tại trường ptdtbt thcs trà dơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỊ CHƠI GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC ĐỐI VỚI BỘ MÔN ÂM NHẠC THCS TẠI
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DƠN
1. Tên sáng kiến: Thơng qua hoạt động trị chơi giúp học sinh học tốt
phân môn tập đọc nhạc đối với bộ môn âm nhạc thcs tại trường PTDTBT THCS
Trà Dơn.
2. Lĩnh vực hoạt động của Cơ quan/Đơn vị: Giáo dục và Đào tạo.
3. Nội dung:
3.1. Thực trạng trước khi đề xuất biện pháp:
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy
người giáo viên khơng chỉ đơn thuần là người hướng dẫn học sinh hoạt động để
chiếm lĩnh kiến thức, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng
cách tổ chức nhiều hình thức dạy học linh hoạt. Đặc biệt là lôi cuốn các em u
thích mơn học bằng cách tổ chức các trị chơi học tập. Khi tham gia trò chơi học
tập các em sẽ hứng thú và say mê học tập hơn.
Là một giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc tại trường PTDTBT THCS Trà
Dơn, thuộc thôn 1 xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi mà đa
phần học sinh nhà trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình thuộc hộ
nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh hay vắng học. Vấn đề này ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Khi đến trường đa phần
các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn học tự nhiên, đối với môn Âm nhạc, tôi
nhận thấy các em học hát tốt, rất thích ca hát, thích tham gia các hoạt động âm
nhạc của lớp, của trường nhưng lại không mấy hứng thú khi học Tập đọc nhạc,
nhiều em không tập trung khi đọc nhạc nên việc để cho học sinh thích thú với


phân môn tập đọc nhạc là một việc tôi luôn trăn trở. Vấn đề này không chỉ xảy


ra đối với học sinh lớp 6 mà cả học sinh các khối 7, 8, 9. Chính vì những lí do
đó, trong những năm qua tơi ln tìm tịi những giải pháp phù hợp, nhằm giúp
học sinh yêu thích tiết học Tập đọc nhạc. Đó là áp dụng các trị chơi vào trong
nội dung giảng dạy bài Tập đọc nhạc, thơng qua trị chơi các em sẽ chiếm lĩnh
kiến thức mới một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học một cách
vững chắc. Nhìn chung, các em được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách
và việc học cũng nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Thơng qua trị chơi sẽ tạo sự hứng
thú, ham thích mơn học, giúp các em nhớ được nội dung kiến thức đã học tốt
hơn.
Đó chính là lí do tơi chọn báo cáo kết quả biện pháp “Thơng qua hoạt
động trị chơi giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc đối với bộ môn Âm
nhạc THCS tại trường PTDTBT THCS Trà Dơn” nhằm nâng cao chất lượng bộ
môn Âm nhạc THCS.
3.2. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.
3.2.1. Giải pháp 1: Tự làm đồ dùng dạy-học.
Tôi cho rằng, hoạt động trị chơi hỗ trợ cho mơn học khơng nhất thiết phải
bó buộc tại lớp học, trong tiết học mà nó có thể diễn ra ở ngồi khn khổ
trường học, chẳng hạn như tự làm đồ chơi - đồ dùng học tập.
+ Đối với giáo viên:
Tôi làm những đồ dùng dạy học trực quan để áp dụng ở mỗi tiết học tập
đọc nhạc và đều có thể sử dụng vào bài tập tiết tấu hay trò chơi, cụ thể như sau:
Hình nốt đen:
Hình nốt trắng:
Hình nốt trịn:
Hình nốt đen chấm dơi:
Hình nốt trắng chấm dơi:
Hình nốt móc đơn:


Số chỉ nhịp 2/4:

Số chỉ nhịp 3/4:
Khuông nhạc bàn tay:

Tất cả những đồ dùng trên tôi đều làm bằng nhựa, giấy ép lastic và gắn
nam châm để giữ gìn và sử dụng lâu dài.
+ Đối với học sinh:
Việc tự làm đồ dùng học tập được giáo viên hướng dẫn, gợi ý ngay từ đầu
năm học qua hình ảnh trực quan bằng sản phẩm mẫu do giáo viên thực hiện
hoặc tham khảo từ hình ảnh các nguồn sưu tầm, sau đó giáo viên chia nhóm theo
khu vực dân cư để học sinh cùng thực hiện sau giờ học và các ngày nghỉ theo
phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Khuyến khích học sinh tự sáng tạo
các loại nhạc cụ gõ theo sở thích của mình.


Việc tự làm và sử dụng các loại nhạc cụ tự làm đem lại cho tôi cảm hứng
dạy học cũng như đem đến cho học sinh hứng thú học tập và trải nghiệm sáng
tạo. Hơn nữa, các loại nhạc cụ này được các em sử dụng xuyên suốt trong quá
trình học tập đọc nhạc nói riêng cũng như trong mơn âm nhạc nói chung.
3.2.2. Giải pháp 2: Chuyển tải nội dung nhạc lí thành nhạc, thành thơ.
Xuất phát từ kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi nhận thấy việc tiếp thu
và ghi nhớ kiến thức về nhạc lí khơng khó như các mơn Tốn, Văn,…nhưng đa
số các em học sinh lại rất khó thuộc, khó nhớ mà ngược lại các bài hát, bài thơ
thì các em thuộc rất nhanh, có nhiều em học thuộc ngay sau giờ học. Chính vì
thế, tơi nghĩ ra việc chuyển những kiến thức về nhạc lí vào giai điệu các bài hát
dễ nhớ mà các em đã học hoặc viết thành những bài thơ 5 chữ dễ thuộc đưa vào
phần củng cố bài ở mỗi tiết học. Điều này giúp các em nhớ lâu và xun suốt
những năm học phổ thơng.
Ví dụ:
Để ghi nhớ được tên và vị trí nốt nhạc trên khng nhạc, tôi sử dụng bàn
tay khuông nhạc kết hợp với giai điệu bài hát “Năm ngón tay ngoan”

Xịe bàn tay / tính dưới lên
Này 5 ngón, 5 dịng, 4 khe
Mì Son Si / Rê Phá (Pha) thì
Nằm trên những ngón tay thật xinh
Phà La Đơ / Mí Mí Đơ
Nằm ở giữa các dịng đấy nha
Gọi là khe, ta tính liền
Đồ Rê ấy ở ngay dưới cùng
(Bài hát này sẽ giúp học sinh tham gia tốt ở trị chơi “Bàn tay khng nhạc
mà tơi sẽ trình bày ở giải pháp 3, trị chơi số 2)
Hoặc để ghi nhớ giá trị trường độ của các ‘hình nốt, tơi viết bài thơ
“Bài thơ hình nốt”
Tập đọc nhạc khơng khó / Chăm học sẽ nhớ lâu


1 tròn bằng 2 trắng / 1 trắng bằng 2 đen
2 móc đơn cộng lại / Bằng 1 đen bạn à
1 móc đơn ta tính / 2 móc kép như nhau
Bạn và tôi học nhé / Cùng tiến mau tiến mau
Với giai điệu dễ nhớ, dễ học, tôi thường cho học sinh ôn lại vào mỗi tiết
Tập đọc nhạc nên số học sinh nhớ được vị trí nốt nhạc cũng như giá trị trường
độ của hình nốt ngày càng cao. Chính vì vậy mà trong các trị chơi tơi đưa ra
100% học sinh đều có thể tham gia một cách tự tin. (hình 1, hình 2)
3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức trò chơi học tập.
Trò chơi là hoạt động phổ biến trong tất cả các bộ môn hiện nay và rất cần
thiết đối với lứa tuổi học sinh THCS nói chung và với mơn Âm nhạc nói riêng.
Trị chơi trong học tập tạo cho các em có tinh thần đồn kết, năng động và thi
đua học tập cao. Qua trò chơi các em cảm thấy tiết học trở nên “Học mà chơi chơi mà học”, thân thiện, gần gũi và khắc sâu được kiến thức cho các em ở mỗi
tiết học. Hoạt động trò chơi Âm nhạc trong các tiết dạy làm thay đổi hình thức
học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực

và rèn luyện cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong học tập. Nhờ kết hợp hoạt
động trị chơi mà các tiết dạy của tơi trở nên vui và hấp dẫn hơn, phong phú và
đa dạng hơn.
Tôi thường xuyên tổ chức trò chơi vào các tiết dạy để thu hút học sinh học
tập sơi nổi, tích cực và giúp học sinh nhớ tốt vị trí nốt nhạc trên khng và tên
nốt nhạc. Qua hoạt động trị chơi ở những tiết học Tập đọc nhạc tôi thấy học
sinh ngày càng yêu thích học các tiết Tập đọc nhạc và học thuộc bài cũng như
chuẩn bị cho tiết học sau rất tốt.
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trị chơi Âm nhạc dành cho nội dung học
và ơn Tập đọc nhạc (Những trị chơi này tơi học hỏi, nghiên cứu và cải tiến từ sự
hướng dẫn của các thầy cô giáo trong thời gian tôi tham gia học Đại học):
Trò chơi 1. Trò chơi: “Dùng thế tay luyện cao độ”
Mục đích: Giúp học sinh luyện cao độ nhanh và phản ứng nhanh để gọi
đúng tên nốt nhạc và kết hợp với đàn học sinh luyện đúng cao độ các nốt nhạc


rất tốt mà không cần vẽ khuông nhạc mất thời gian. (Trò chơi này phát minh ở
Hungari).
Chuẩn bị: Vào đầu năm học giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết ký
hiệu các nốt nhạc bằng thế tay. Mỗi khi đến phần luyện cao độ của các bài Tập
đọc nhạc giáo viên dựa trên những nốt chính có trong bài tổ chức luyện cao độ
cho các em. Các thế tay cụ thể như sau:
Nốt Đơ (dịng kẻ phụ dưới): Nắm tay lại và để ngang bụng.
Nốt Rê: Xòe tay và để trên ngực giống như niệm Phật.
Nốt Mi: Xòe và úp thẳng bàn tay trước bụng.
Nốt Pha: Nắm tay lại, ngón cái chỉ xuống đất
Nốt Son: Xòe và ngửa thẳng bàn tay trước bụng.
Nốt La: Khum bàn tay lại, lòng bàn tay đưa xuống dưới
Nốt Si: Giơ 1 ngón tay trỏ.
Nốt Đơ (khe 3): Giơ cao nắm tay


Kết quả: Qua trị chơi này tơi thấy các em rất thích, nhìn thế tay các em
đọc nốt và kết hợp với đàn các em đọc cao độ tốt. (hình 3, hình 4, hình 5)
Trị chơi 2. Trị chơi: “Bàn tay khng nhạc”
Mục đích: Giúp học sinh ln ln nhớ khng nhạc có 5 dòng kẻ và 4
khe tương ứng với bàn tay các em có 5 ngón và 4 khe.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 khng nhạc bàn tay bằng bìa và các nốt
nhạc có gắn nam châm.
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 7 em (mỗi em gắn 1 nốt). Mỗi
em trong đội lần lượt lên gắn thứ tự các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Xi


lên khng nhạc bàn tay của đội mình bằng hình thức tiếp sức, đội nào nhanh
nhất và đẹp nhất thì thắng cuộc.
*Lưu ý: Trị chơi này có thể áp dụng tùy vào từng bài.
Ví dụ: Đối với bài tập đọc nhạc số 1 (lớp 6) thì chỉ cho các em chơi trị
chơi với 7 em gắn 7 nốt nhạc Đơ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si để giúp cho học sinh
nhớ vị trí và các nốt có trong bài. Tương tự như vậy đối với các bài học tập đọc
nhạc khác. (hình 6, hình 7)
Kết quả: Qua trị chơi này tơi thấy các em nhớ vị trí nốt nhạc rất tốt và rất
thích thú khi tơi tổ chức trị chơi này.
Trị chơi 3. Trị chơi: “Nghe giai điệu đốn tên bài TĐN đã học”
Mục đích: Trị chơi này chỉ áp dụng cho những tiết ôn 2 hay nhiều bài tập
đọc nhạc đã học. Qua trò chơi này giúp các em nhớ lại giai điệu các bài tập đọc
nhạc.
Cách chơi: Giáo viên gõ tiết tấu, học sinh nghe và đoán xem đó là tiết tấu
của bài TĐN nào đã học? Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên gọi học sinh
khác nhận xét. Cuối cùng giáo viên nhận xét. Trò chơi này áp dụng được cho tất
cả các bài TĐN đã học. (hình 8, hình 9)
Kết quả: Qua trị các em nhớ kỹ hơn các bài tập đọc nhạc đã học, tạo sự

hứng thú, nhẹ nhàng khi ôn tập lại kiến thức.
Trò chơi 4. Trò chơi: “Những nốt nhạc vui”
Mục đích: Giúp các em nhớ tốt bài tập đọc nhạc đã học và khắc sâu cho
các em nhớ vị trí nốt nhạc kĩ hơn, chắc hơn.
Chuẩn bị: Bảng phụ vẽ khng nhạc và khóa Sol (2 bảng). Nốt nhạc với
các hình nốt tương ứng trong câu nhạc các em cần gắn.
Cách chơi: Sau khi học xong bất kì bài tập đọc nhạc nào, tơi chọn một
câu nhạc trong bài đó và cho các em chơi. Tôi chia lớp thành 2 đội thi đua, mỗi
đội cử một số em tương ứng với số nốt nhạc trong câu nhạc đó. Các em thực
hiên trị chơi bằng hình thức tiếp sức: mỗi em lần lượt lên gắn một nốt nhạc cho
đội mình. Đội nào gắn đẹp và đúng nốt nhạc trong câu nhạc theo u cầu thì đội
đó thắng cuộc.


Kết thúc trò chơi: Sau khi học sinh tham gia chơi xong tôi cho các em
nhận xét đội nào xong trước? Nhận xét và đối chiếu bài của 2 đội qua bài học
của các em vừa học. Giáo viên nhận xét trò chơi và tuyên dương các em. Liên hệ
giáo dục qua trị chơi. (hình 10, hình 11, hình 12, hình 13)
Kết quả: Qua trị chơi này tơi thấy học sinh của tơi học rất sơi nổi, nhớ
tốt vị trí nốt nhạc trên khuông và thuộc bài tập đọc nhạc đã học.
Ở giải pháp 3 với 4 trò chơi học tập tơi nhận thấy, khi thực hiện những trị
chơi này trong các tiết học có phân mơn Tập đọc nhạc các em học rất sơi nổi,
nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khng nhạc nhanh và chính xác, khả năng đọc
bài TĐN rất tốt.
3.3. Khả năng áp dụng sáng kiến
Trong năm học vừa qua bản thân cũng đã áp dụng thử nghiệm những biện
pháp dạy học trên lớp như nêu trên nhằm đem lại hiệu quả trong tiếp thu nội
dung phân môn tập đọc nhạc đối với môn âm nhạc tại trường PTDTBT THCS
Trà Dơn, huyện Nam Trà My và đem lại hiệu quả ca. Từ đó tơi nghĩ rằng những
kinh nghiệm này có thể áp dụng đối với học sinh THCS trên địa bàn huyện.

Qua quá trình áp dụng có thể tùy từng đối tượng học sinh ta có thể tùy
cách thay đổi biện pháp, các trị chơi sao cho phù hợp nhất để đem lại hiệu cao
trong giáo dục.

3.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Đối với các giải pháp tôi đưa ra, đã và đang áp dụng cho
trường tơi đang giảng dạy thì việc áp dụng rất dễ dàng, khơng
cần phải địi hỏi cao về cơ sở vật chất, đối tượng học sinh cũng
như lượng kiến thức cao của người truyền đạt. Chỉ cần giáo viên
nắm được các phương pháp cơ bản cho việc định hướng bản
thân và học sinh làm đồ dùng dạy học; sự liên kết giữa các vần,
điệu để chuyển nhạc lí thành nhạc thành thơ; và phương pháp
tổ chức trị chơi, định hình từng loại trị chơi cho từng nội dung


bài học cụ thể thì hồn tồn có thể áp dụng các giải pháp này
vào để nâng cao chất lượng phân môn tập đọc nhạc trong môn
âm nhạc của các trường THCS.
3.5. Hiệu quả của sáng kiến mang lại
Qua quá trình áp dụng biện pháp trên một cách phù hợp và linh
động trong mỗi tiết dạy Tập đọc nhạc trong học kỳ II năm học 20212022. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên một cách
phù hợp và linh động trong mỗi tiết dạy Tập đọc nhạc và tơi thấy:
Cuối học kì I
Cuối Học kì II
- Học sinh chưa quan tâm tới - Học sinh thích thú với phân
phần Tập đọc nhạc nhiều.

mơn Tập đọc nhạc.

- Học sinh thụ động, học đối - Học sinh năng động hơn, biết

Năm học

phó.

chú ý và nhận sai, sửa sai.
- Tị mị với nốt nhạc, có sự chú

2021- 2022

- Khơng thích đọc nốt, nhớ nốt ý và tiếp thu.
khơng tốt.

- Về nhà học bài cũ. Thích tới

- Về nhà không chịu học bài.

giờ học nhạc để được học và
chơi.

Kết quả khảo sát phân môn Tập đọc nhạc năm học 2021-2022 như sau:
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC
CUỐI HỌC KÌ I VỚI CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022
Số
Tỉ lệ học sinh
Tỉ lệ học sinh
lượng
Tỉ lệ học sinh
đọc bài tập
chưa đọc được
Thời điểm

học
đọc được bài
đọc nhạc tốt,
bài tập đọc
sinh
tập đọc nhạc
trơi chảy
nhạc
trường
Tồn
306
25 (8,2% )
116 (37,9%)
165 (53,9% )
Cuối

trường
Khối 6
Khối 7

95
89

5 (5,2%)
6 (6,7%)

35 (36,8%)
36 (40,4%)

55 (58%)

47 (52,9%)


HKI

Khối 8
Khối 9
Khối

79
43
256

9 (11,4%)
5 (11,6%)
63 (24,6%)

27 (34,2%)
18 (41,9%)
158 (61,7% )

43 (54,4%)
20 (46,5%)
35 (13,7%)

Cuối

6,7,8
Khối 6
Khối 7

Khối 8

94
86
76

12 (12,8%)
26 (30,2%)
25 (32,9%)

70 (74,4%)
50 (58,1%)
38 (50%)

12 (12,8%)
10 (11,7%)
13 (17,1%)

HKII

2. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng có.
3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu: Chưa có giáo viên áp dụng thử

T
T

Họ và tên

Ngày

tháng
năm
sinh

Nơi cơng tác

Chức

Trình độ

Nội

danh

chun

dung

mơn

cơng
việc
hỗ trợ


NHỮNG HÌNH ẢNH MINH HỌA, KÈM THEO

Hình 1. Chuyển tải nội dung nhạc lí thành nhạc, thành thơ

Hình 2. Chuyển tải nội dung nhạc lí thành nhạc, thành thơ


Hình 3. Trò chơi: “Dùng thế tay luyện cao độ”


Hình 4. Trị chơi: “Dùng thế tay luyện cao độ”

Hình 5. Trị chơi: “Dùng thế tay luyện cao độ”

Hình 6. Trị chơi: “Bàn tay khng nhạc”


Hình 7. Trị chơi: “Bàn tay khng nhạc”

Hình 8. Trị chơi: “Nghe giai điệu đốn tên bài TĐN đã học”

Hình 9. Trị chơi: “Nghe giai điệu đốn tên bài TĐN đã học”


Hình 10. Trị chơi: “Những nốt nhạc vui”

Hình 11. Trị chơi: “Những nốt nhạc vui”

Hình 12. Trị chơi: “Những nốt nhạc vui”


Hình 13. Trị chơi: “Những nốt nhạc vui”




×