Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀO DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6 TRƯỜNG PTDTBT-THCS TRÀ DON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.38 KB, 17 trang )




 !"#$%&'(
)*+
, /0
,$123456
Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập
và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên
trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung mọi người đều khẳng định, đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử
cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT
trong dạy học.
Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là
sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương
pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa Lịch sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, bởi lẽ:
Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho
việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học
sinh, vì một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ,
yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ để tìm tòi,
khám phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài
ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ
học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu
hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng quan
sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai


trò của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình
của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản
để khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết
về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề “ Phương
pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học môn lịch sử khối 6
trường PTDTBT-THCS Trà Don dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của
học sinh.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo
viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động
trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề
tài này.
1

,,"74895:;/74<=
Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng
tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các bản đồ, sơ đồ, về
các nhân vật lịch sử, trong SGK lớp 6, qua đó học sinh được khắc sâu và ghi nhớ
những nội dung của bài học, có những hiểu biết nhất định về lịch sử của nhân
loại, lịch sử của thế giới, thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng
của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh
nhân Việt Nam nói riêng.
,>-?@AB9C5D;/B54E8.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh các khối lớp 6 của trường
PTDTBT-THCS Trà Don trong những năm học 2013-2014
,FG5DC5D;/B54E8.
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: khai
thác, phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa khối 6
và cả những kênh hình sưu tầm bên ngoài có liên quan vào bài học Lịch sử một

cách phù hợp để tăng tính hấp dẫn trong giờ học Lịch sử, góp phần phát huy tính
tích cực của học sinh. Kết hợp việc sử dụng bản đồ, lược đồ và các hình ảnh
minh họa để phân tích về một nhân vật lịch sử, một trận đánh hay một sự kiện
lịch sử mà giáo viên đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm
trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học.
,H5@IBC5JCB54E8
Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”
+ Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 sách
chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác.
+ Sưu tầm thêm các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh liên quan đến nội dung
của đề tài.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình
giảng dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học như bản đồ tư duy
Mindmap…
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh.
3. Cơ sở lý luận.
Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh
không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều
em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan,
nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt
2

Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc
trên thế giới.

Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng
có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc
dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến
thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh.
Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự
kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong
dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện
thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển
hình nhất.
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một
cách đầy đủ.
Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà không nhận thấy
kênh hình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện
trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Trong
các buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội
dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Có nhiều
kênh hình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của
nó.
Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu
có sử dụng thì chỉ mang tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy
được hết hiệu quả của nó.
Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch
sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự
nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử
dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử ở bậc THCS.
FIKL5M4NO
F58PQAO
Trong những năm học vừa qua phòng Giáo dục huyện Nam Trà My mở
nhiều đợt tập huấnđổi mới phương pháp dạy học ( như tập huấn UDCNTT, sử

dụng bản đồ tư duy trong dạy học… ), nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho
giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng
trong việc dạy học. Sau khi vận dụng phương pháp vận dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học môn Lịch sử tôi thấy đã tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt khi
kết hợp sơ đồ tư duy với việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa thì thấy
đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung
của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội dung các bức
tranh nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua
các kênh hình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo viên sưu tầm
được.
F,5RS5TO
3

- 100% học sinh là dân tộc tiểu số việc học tập và tiếp thu kiến thức còn hạn chế,
một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên
việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Nhiều em chưa
độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo
khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn
ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì.
Trên cở sở lí luận và thực tiễn như vậy, với mong muốn góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh
nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi đã xây dựng và vận
dụngphương pháp khai thác kênh hình vào trong dạy học môn lịch sử khối 6
trường PTDTBT-THCS Trà Don.
HU28B
HVTBS5=5J4S55W5O
Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử
nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và
tìm hiểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời
phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên

lớp.
Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng
dạy bộ môn lịch sử, giáo viên phải nắm được một số kĩ năng cơ bản sau:
Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình
Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm
có hai loại chính sau:
Loại 1O Lược đồ, biểu đồ.
Loại 2O Hình ảnh lịch sử.
Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương pháp
khai thác cũng khác nhau và phải phù hợp, cụ thể là:
- Loại lược đồ, biểu đồ: Phương pháp là khai thác từng bước những vấn
đề lịch sử đặt ra để đi đến hoàn thiện.
- Nhóm hình ảnh minh hoạ: Phương pháp là khai những chi tiết của hình
ảnh để đi đến hoàn thiện.
- Nhóm hình ảnh nhân vật lịch sử. Phương pháp là tìm hiểu hoạt động của
nhân vật lịch sử để đi đến hoàn thiện.
Thứ 2:Phải nắm được kiến thức cơ bản, nội dung của kênh hình. Việc
nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng, giúp
giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên
lớp.
Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu
như các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến
thức kỹ năng thì Internet đang trở thành công cụ đắc lực và được phổ biến
trong việc khai thác thông tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất. Hầu hết cách kênh hình
và những thông tin liên quan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên
việc tìm thông tin trên Internet, có nhiều lợi ích, như:
- Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa.
4

- Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện

đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn.
- Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin
Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình.
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm
tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau
khi khai thác.
Thứ 4:Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những
phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn
giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu
H,B8XY4S5=5J4S55W5O
Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu
kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn,
súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người
giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp.
Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng
vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra
kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan
đến kênh hình, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự
hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là: Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc. Trong quá trình dạy học giáo
viên phải đề ra được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp.
Hoạt động của giáo viên cũng như việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
quy định mục đích học tập của học sinh. Mục đích của mỗi bài chính là học sinh
lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một loại
kênh hình trong sách giáo khoa có một chức năng riêng nên chúng phải được
nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, hợp lý nhất, phù hợp với yêu cầu

bài học.
Hai là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ. Tùy vào từng nội dung, mục
đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh.
Trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên
chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh
điển hình nhất ( nếu bài nhiều tranh ảnh ). Với những hình ảnh khác giáo viên
chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để học sinh nắm được những
biểu tượng ban đầu mà thôi. Hoặc với những kênh hình để minh họa cho bài
giảng giáo viên không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó vì
điều đó vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu
thêm ở nhà. Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp
lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.
5

Ba là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được
trang bị. Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên
quan. Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có thể
phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận biết
và tiếp thu hơn.
Bốn là: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa lịch sử là. Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến
chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi
mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp…
Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học
sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu
biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh, đối với môn học thuyết
minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm
thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh.
H>ZB27B475[O

Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số
ứng dụng cụ thể:
W5 O"UQGC564L\@]BQBBX^@=
(Bài 1 : SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ)
 "74_454`5@GBaO
Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của những trường làng ngày xưa nhưng qua
đó thể hiện tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam.

 U28BOĐây là một bức ảnh chụp khung cảnh một lớp học ở trường
làng ngày xưa. Nhìn vào bức ảnh, ta thấy lớp học được tổ chức ở ngoài
trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng cũng như không có
bảng đen, phấn trắng Lớp học có khoảng 7- 8 học sinh, sách vở được
6

đặt dưới nền, học sinh mặc quần trắng, áo the dài và đặc biệt không có HS
nữ. Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm
chú nhìn vào thầy giáo
 5@IBC5JCKb27BO
Gv cho HS quan sát từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và gợi mở để HS
thảo luận :
? Quan sát bức ảnh, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường
em bây giờ như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? Bức ảnh nói lên
điều gì ?
W5H OB@]?4c/B@]5S5d
( Bài 3 : Xã hội nguyên thủy)
"74_454`5@GBa : Phân biệt được sự khác nhau giữa người
tối cổ và người tinh khôn về hình dáng, bộ óc, về công cụ khẳng
định bước phát triển bậc cao của lịch sử tiến hóa loài người.
 U28BOCách đây hàng chục triệu năm, cùng với quá trình chuyển

biến từ vượn thành người và trong quá trình tìm kiếm thức ăn để thích
nghi với cuộc sống, loài vượn đã trở thành người, dù đó là con người của
thời kì sơ khai cổ xưa nhất. Người tối cổ, đứng thẳng nhưng hơi khom về
phía trước, đôi tay tự do, trán thấp hơn bậc ra đằng sau, ưa lông mày nổi
cao, hàm bạnh ra nhô về phía trước, hộp sọ lớn hơn vượn, trên người có
một lớp lông mỏng, nhìn chung còn mang nhiều dấu biến từ vết của người
vượn.
Trải qua hàng triệu năm, nhờ lao động, người tối cổ đã phát triển lên một mức
cao hơn. Đây là mốc chuyển biến mà các nhà khoa học thường gọi là đại nhảy
vọt, là quá trình chuyển từ người tối cổ sang người tinh khôn hay còn gọi là
người hiên đại . Người tinh khôn thì đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn, xương
cốt nhỏ hơn, hộp sọ và thể tích não phát triển hơn, trán cao, mặt phẳng cơ thể
gọn và linh hoạt hơn, trên người không còn lớp lông mỏng. Trong bức ảnh ta
thấy người tinh khôn vác trên vai một cây lao dài, sắc và nhọn, điều đó chứng tỏ
7

rằng họ đã biết chế tạo ra những công cụ tinh vi hơn, dựa trên những nguyên
liệu đa dạng hơn, có hiệu quả sử dụng cao hơn đồ đá. Đó là gỗ và kim loại.
 5@IBC5JCKb27BO
Trước hết, Gv yêu cầu Hs quan sát toàn cảnh bứ tranh, kết hợp đọc SGK. Sau
đó, Gv đưa ra một hệ thống các câu hỏi gợi mở để Hs khai thác nội dung như
sau :
e Người tinh khôn và người tối cổ có những điểm gì giống và khác nhau( về
hình thức bên ngoài và tư duy bên trong).
e Thể tích não của Người tối cổ từ 850 – 1100cm³, Người tinh khôn là 1450cm³.
Con số đó nói lên điều gì.
e Hình ảnh người tinh khôn vác trên vai cây lao dài nói lên điều gì. Vai trò của
nó đối với đời sống kinh tế của con người thời nguyên thủy như thế nào.
W5, O;M5JC4PC
fBài 6 : Văn hóa cổ đại)

 "74_454`5@GBaO Một di tích lịch sử về mặt nghệ thuật kiến
trúc của Ai cập thời cổ đại- Lăng mộ của các Pha-ra –ôn.
 U28BO Khi đề cập đến những di tích lịch sử văn hóa cổ đại nói
chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng, chúng ta thường nhắc tới Kim tự
tháp. Kim tự tháp thực chất là những lăng mộ của các vua chúa Ai Cập
cổ đại ( các Pha-ra –ôn). Thời Ai Cập cổ đại, vua được xem là một sức
mạnh tuyệt đối để điều khiển muôn người. Các Pha-ra –ôn tượng trưng
cho vũ trụ, tượng trưng cho đất nước Ai Cập. Cũng như bất cứ người dân
Ai Cập nào khác, các Pha-ra –ôn quan niệm Cuộc sống trên trái đất này
là ngắn ngủi và ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ, nơi mà sau khi chết, xác ta
nằm ở đó. Xuất phát từ những quan niệm đó, cùng với lòng tin tưởng vào
sự hồi sinh bất tử mà các Pha-ra –ôn đã xây dựng những nhà mồ vĩ đại,
kiên cố, để giữ gìn xác của họ sau khi chết. Đó chính là Kim tự tháp.
Người Ai Cập đã chọn vật liệu đá để xây dựng những lăng mộ này. Đá là vật
liệu có sẵn, dễ kiếm ở Ai Cập, phù hợp với việc tạo ra những công trình chịu
đựng được thử thách của thời gian, tạo nên những hình tượng bất tử. Cho đến
8

ngày nay, trải qua nhiều biến động thăng trầm của thời gian và lịch sử, trên bãi
cát trắng của tả ngạn sông Nin vẫn sừng sững những Kim tự tháp hình chóp
nhọn. Trong đó, nổi bật là Kim tự tháp mang tên Pha-ra –ôn Khê-ốp được xây
dựng vào khoảng năm 2700TCN.
 5@IBC5JCKb27BO
Trước hết, GV yêu cầu HS quan sát toàn cảnh bức ảnh Kim tự tháp Ai Cập :
? Kim tự tháp được xây dựng để làm gì và bằng nguyên liệu gì.
? Sự vĩ đại của Kim tự tháp đực thể hiện như thế nào( về quy mô, trình độ
mài đá, xây dựng, tính toán )
? Em có nhận xét gì về Kim tự tháp.
W5,g OW8J5hBB8X
( Bài 10 : Những chuyển biến trong đời sống kinh tế)

 "74_454`5@GBaOCác công cụ bằng đá, đặc biệt là cá rìu đá
thời kì Phùng Nguyên có kĩ thuật chế tác đá phát triển cao hơn so với
những thời kì trước.

 U28BOTrong ảnh là những chiếc rìu đá có hình tứ giác , không có
vai. Với kĩ thuật cưa đá phổ biến, con người thời kì này đã có thể tạo ra
được những công cụ có hình dáng chính xác và tiết kiệm được nguyên
liệu. Những chiếc rìu đá này sau đó được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng
vuông vắn và cân xứng, bề mặt nhẵn bóng, lưỡi mỏng và sắc. Có thể
những công cụ này vừa có chức năng như những công cụ chặt, vừa có
chức năng như các con dao nhỏ và có thể dùng để nạo mặt gốm, khắc rãnh
gốm.
 5@IBC5JCKb27BO
- GV hướng dẫn HS quan sát hình và gợi mở :
? Quan sát rìu đá Phùng Nguyên các em thấy chúng có hình dáng như thế
nào.
? Bề mặt của rìu ra sao.
? So với rìu đá Hoa Lộc, kĩ thuật chế tác rìu đá Phùng Nguyên có sự tiến bộ
như thế nào.
W5F> O$@A4i5JB45a45?Bj8k^k;Q@A4J
( Bài 18: Trương vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán)
 "74_454`5@GBaODiễn biếncuộc kháng chiến của Hai Bà
Trưng chống quân xâm lược Hán năm 42-43.
9

 U28BOMặc dù quân đô hộ Hán đã bị đánh đuổi, nhưng mưu đồ thôn
tính nước ta của nhà Hán chưa hết.
Tháng 4 năm 42 Mã Viện đã chia quân thành hai đạo thủy và bộ tiến vào nước
ta. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chiến đấu rồi rút lui. Sau đó chúng chia làm
đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc

nghênh chiến quyết liệt.Thế giặc mạnh ta phải lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh.
- Mã Viện đuổi theo ráo riết, ta phải lùi về Cấm Khê. Nghĩa quân kiến quyết
chống trả.
- Tháng 3/43 Hai Bà Trưng đã hy sinh. Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến
tháng 11 năm 43.
- Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần,
khi về chỉ còn bốn, năm phần.
 5@IBC5JCKb27BO
- Trước hết GV giới thiệu khái quát lược đồ ( biên giới, tên quận, huyện, tên
sông ). Tiếp đó GV có thể yêu cầu HS nghiên cứu SGK ( phần diễn biến), quan
sát lược đồ trong sách và trao đổi về các câu hỏi:
? Để xâm lược nước ta, đầu tiên qân Hán tấn công nơi nào.
? Sau đó chúng chia làm mấy đạo tiến vào nước ta.
? Những trận đấu ác liệt diễn ra ở những nơi nào.
? Kết quả của cuộc kháng chiến ra sao.
- Sau đó GV tường thuật lại diễn biến, gọi học sinh lên tường thuật lại.
- Có thể yêu cầu học sinh về nhà vẽ sơ đồ tư duy về cuộc kháng chiến của Hai
Bà Trưng chống quân xâm lược Hán năm 42-43. ( hoàn cảnh, diễn biến, kết quả)
Hình 52: Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)
( Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X)
10

 "74_454`5@GBa
Một di tích lịch sử và văn hoá tiêu biểu của Cham-pa, một di sản văn hoá
thế giới.
 U28B
Thánh địa Mĩ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Đà Nẵng
70 km về phía tây - nam. Năm 1898, một người Pháp tên M.C Pa-ris đã phát
hiện khu đền tháp Mĩ Sơn nằm kín trong một thung lũng hẹp, giữa những khu
rừng rậm.

Mĩ Sơn là một quần thể với hơn 70 đền tháp, được xây dựng liên tục trong
suốt 1000 năm. Khởi công từ thế kỉ IV bởi vị vua Bha-dra-var-man và kết thúc
vào đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Sim-ha-var-man III ( vua Chế Mân), để thờ
thần và các vị vua quá cố. Đền tháp được xây bằng gạch, còn tượng được tạc
bằng đá. Hầu hết các công trình kiến trúc và điêu khắc ở đây đều mang ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ giáo. Do thời gian, thời tiết và sự tàn phá của chiến
tranh, hiện Mĩ Sơn chỉ còn lại khoảng gần 20 đền tháp. Dù vậy với những gì còn
lại tại Mĩ Sơn cũng như những hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Cham-pa tại
Đà Nẵng, bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh cũng đủ làm cho chúng ta
vô cùng thán phục về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí của người
Cham-pa cổ xưa.
Thánh địa Mĩ Sơn xứng đáng là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng
nhất về di sản văn hoá vật thể của người Chăm-pa. Với tầm vóc đó, tháng 12-
1999 UNESCO đã công nhận Thánh địa Mĩ Sơn là di sản văn hoá thế giới.
 5@IBC5JCKb27BOGV yêu cầu HS quan sát toàn cảnh khu Thánh
địa Mĩ Sơn.
e Sau khi quan sát các chi tiết thánh địa Mĩ Sơn; Em có nhận xét gì về
hình dáng kiến trúc, chất liệu xây dựng, số lượng công trình
e Ngoài ra, em còn biết gì thêm về thánh địa Mĩ Sơn?
e Qua tìm hiểu, thánh địa Mĩ Sơn nói lên điều gì?
Trên đây là một số ví dụ cụ thể về việc khai thác kênh hình trong SGK
lịch sử 6 vào trong dạy học như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong khuôn
khổ giới hạn của một đề tài, tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ minh họa cho phần phân
tích ở trên.
(aj8l
11

Mới bước đầu áp dụng phương pháp nhưng kết quả điều tra tôi nhận thấy
đa số học sinh đều thích được tìm hiểu, khám phá rất hăng say suy nghĩ phát
biểu khi tôi đưa ra những câu hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là

những tiết học có sử dụng nhiều hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi
thích thú và nắm được bài rất nhanh.
Được xây dựng và áp dụng vào trong giảng dạy vào môn lịch sử 6 đề tài
đã đạt được một số kết quả khả quan trong năm học 2013-2014 như sau:
-[;\8BmW5;d564SW
n; a8 mW5 5J o *\LQ
$ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $
p p F qH ( >FpF q >qp> g gH F> gFg

-[;\8BmW5;d564SW,
n; a8 mW5 5J o *\LQ
$ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $
p p , F,H F ,grq ( >FpF H >g FH gHrF

12

raQ8P: Có thể nói do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực
tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu
quan trọng trong dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của
quá khứ về hiện thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét
chung nhất, điển hình nhất. Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là
một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, có hiệu quả cao, là
khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các
bản đồ, sơ đồ, về các nhân vật lịch sử, trong SGK lớp 6, qua đó học sinh được
khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học, có những hiểu biết nhất định
về lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, thêm yêu quý và tự hào về những
trang sử hào hùng của dân tộc, danh nhân Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.
qaB5sO

Để đề tài được áp dụng có hiệu quả và có thể mở rộng ra các khối lớp,
chúng tôi có kiến nghị sau.
+ Đối với lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn : Thường xuyên mở các buổi hội
giảng, thao giảng về các phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trong môn
lịch sử.
+ Đối với giáo viên: Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy như
trực quan, sơ đồ tư duy và làm, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học

13

g$tu"v

1. Sách chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình giảm tải.
2. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6- Nhà xuất bản giáo dục - Năm 2010
3. Phan Thị Côi( chủ biên)- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Lịch sử THCS ( Phần lịch sử Việt Nam) –Nhà xuất bản giáo dục-
Năm 2010
4. Trịnh Đình Tùng ( chủ biên) - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử THCS ( Phần lịch sử Thế giới) – Nhà xuất bản giáo dục-
Năm 2010
5. Nhóm tác giả Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Chí Một số vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS- Nhà xuất bản Giáo dục- Năm
2008.
6. Trương Hữu Quýnh Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, tập 2– Nhà
xuất bản giáo dục – Năm 2008
7. Một số tư liệu, hình ảnh sưu tầm từ mạng Internet.
8. Một số tài liệu tham khảo khác.
14

10. MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
1. Tên đề tài 1
2. Lý do chọn đề tài 1
2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………… 2
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 2
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 2.
2.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………2
3. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………. .3
4. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………… 3
4.1. Thuận lợi……………………………………………………………………… 3
4.2 Khó khăn………………………………………………………………………. 4
5. Nội dung……………………………………………………………………… 4
5.1. Kỹ năng khai thác kênh hình……………………………………………… 4
5.2. Nguyên tắc khai thác kênh hình…………………………………………….5
5.3. Ứng dụng cụ thể…………………………………………………………… 6
6. Kết quả………………………………………………………………………… 13
7. Kết luận……………………………………………………………………… …14
8. Kiến nghị…………………………………………………………………………14
9.Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… …15
10. Mục lục……………………………………………………………………… …16
15

wxyzw{|t"
-U4QPC+M23+D5C5}4
~u-9y~$~•"
T;564O,p>+,pF
-J5BJ^aCQ3D4<=-\@]B*
1. Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
VÀO DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6 TRƯỜNG PTDTBT-THCS TRÀ DON
2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Đồng

3. Chức vụ: giáo viên. Tổ: Khoa học Xã hội
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:


b) Hạn
chế :


5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường PTDTBT THCS
TRÀ DON thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH



-J5BJ9^aCQ3D4<=-5€B•-=;\"X
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH phòng GD & ĐT Nam Trà
My thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH



-J5BJ9^aCQ3D4<=-L•-‚8lB=;
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH sở GD & ĐT Quảng Nam
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH

16


~uƒ"-„"9y~$~t"
T;564O,p>+,pF
w-…!
\@]B*
Đề tài:PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀO
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI 6 TRƯỜNG PTDTBT-THCS TRÀ DON
2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Hữu Đồng
3. Đơn vị: trường PTDTBT THCS TRÀ DON
Điểm cụ thể:
Phần Nhận xét
của người thẩm định đề tài
Điểm
tối đa
Điểm
đạt được
1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lí luận
4. Cơ sở thực tiễn
5. Nội dung nghiên cứu
6. Kết quả nghiên cứu
7. Kết luận
8. Đề nghị
9. Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo.
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá, xếp loại.
13. Thể thức văn bản, chính tả
Tổng cộng
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:

Người chấm, xếp loại đề tại:
17

×