Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN VỀ SỐ LƯỢNG, PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI A3 TRƯỜNG MẦM NON ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.26 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ LƯƠNG
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP …
NĂM HỌC 2023 - 2024

BIỆN PHÁP: “HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TỐN VỀ SỐ LƯỢNG,
PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI A3 TRƯỜNG MẦM NON
…”

Họ và tên: Dương …
Nhiệm vụ: Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
Đơn vị: Trường Mầm non …

Tháng 10 năm 2023


BIỆN PHÁP: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG
TỐN VỀ SỐ LƯỢNG, PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
A3 TRƯỜNG MẦM NON …”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì chúng
ta cần xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức tốn học cơ
bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu
tượng... Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm giúp trẻ
hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông qua các
hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần tồn
diện đối với trẻ thơ. Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt
tình chăm sóc giáo dục trẻ, tơi cịn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có
những sáng tạo riêng cho bộ mơn tốn. Tơi thấy việc đổi mới “giáo dục làm
quen với tốn” cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở
khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động tốn sơ đẳng. Với yêu cầu nâng
cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, đồng thời tạo


cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về tốn.
Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề “đổi mới hình
thức giáo dục làm quen với toán” ở lứa tuổi 5 –6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành
biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ.
PHẦN II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Nội dung biện pháp
1.1. Đánh giá thực trạng - nguyên nhân
* Thuận lợi
Nhà trường luôn quan tâm, chú ý đầu tư các hạng mục về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi để giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập
và vui chơi cho trẻ.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn các cấp, phát động
các phong trào thi đua giờ dạy tốt, thi trang trí mơi trường trong và ngoài lớp,


làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để giáo viên nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ.
Bản thân tơi là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, ln chủ động tìm tịi,
sáng tạo và có khả năng tổ chức tương đối tốt hoạt động “Dạy trẻ làm quen với
biểu tượng tốn” được đồng nghiệp, phụ huynh tín nhiệm và phối hợp tích cực
trong q trình tổ chức các hoạt động.
*Khó khăn
Tuy đã chú trọng tổ chức thực hiện hoạt động cho trẻ làm quen tốn nhưng
hình thức tổ chức hoạt động đơi khi cịn gị bó, chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động của trẻ; cách truyền đạt của giáo viên cịn cứng nhắc chưa phát huy
được tính tích cực, chủ động của trẻ nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Đồ dùng trực quan, bài tập mở chưa đa dạng phong phú về chủngloại nên
chưa thu hút được trẻ dẫn đến hoạt động học tập và ôn luyện còn đơn điệu, kết
quả đạt được chưa cao. Nhận thức của trẻ khơng đồng đều, một số trẻ được gia
đình dạy trước đã biết đếm và thực hiện thành thạo các phép toán nên khi tham

gia vào hoạt động trẻ khơng tập trung. Bên cạnh đó, một số trẻ ít được tiếp cận
với tốn, cịn lúng túng trong q trình học nên việc tổ chức hoạt động của giáo
viên gặp khó khăn.
Từ thực trạng trên tơi đã tiến hành khảo sát 24 trẻ tại lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi
A3 do tôi chủ nhiệm và kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
T

Các tiêu chí

T

Đạt

Tỷ lệ

Chư Tỷ lệ
a đạt

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt
1

2
3

động hình thành biểu tượng toán về số 18/24 75%
lượng và phép đếm đạt
Trẻ biết đếm, thêm bớt, tách gộp các nhóm
đối tượng trong phạm vi 10
Trẻ sắp xếp theo quy tắc đạt


3. Nguyên nhân

10/24
15/22

41,7
%
62,5
%

6/24

14/24
9/24

25%
58,3
%
37,5
%


Kinh phí đầu tư cho việc mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học còn
hạn hẹp.
Năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên có tuổi
đời cao nên khả năng cập nhật chương trình mới cịn nhiều hạn chế, giáo viên trẻ
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động LQVT.
Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết và nêu cao tinh thần tự học và dạy trẻ
kiến thức toán học ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên chưa dành nhiều thời gian thiết
kế đồ dùng, đồ chơi tự tạo, bài tập mở và các trò chơi sử dụng trong hoạt động

hình thành biểu tượng tốn về số lượng và phép đếm cho trẻ.
Từ đó tơi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “Biện pháp hình thành biểu
tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ” và áp dụng vào thực nghiệm cho trẻ
ở lớp A3 - Trường Mầm non…
1.2. Cách thức thực hiện
Để tổ chức tốt các hoạt động giúp trẻ hình thành biểu tượng tốn về số
lượng, phép đếm Tơi đã đưa ra các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ
thơng qua việc ứng dụng STEAM vào các hoạt động của trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập trong lớp, thiết kế các bài tập
mở tạo hứng thú cho trẻ.
Biện pháp 3: Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động khác trong ngày của
trẻ
Biện pháp 4: Hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ
thơng qua trị chơi
Biện pháp 5: Phối hợp, hướng dẫn cha mẹ trẻ/ người chăm sóc giúp trẻ
làm quen về số lương, phép đếm khi ở nhà.
1.3. Quá trình thực hiện
Biện pháp nào cũng đóng góp một phần rất lớn để tổ chức hình thành biểu
tượng toán về số lượng, phép đếm cho trẻ. Sau đây tôi xin phép đi sâu vào các
biện pháp chính ảnh hưởng trực tiếp trong q trình tổ chức hoạt động cho trẻ.


* Biện pháp 1: Hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ
thông qua việc ứng dụng STEAM vào các hoạt động của trẻ.
Các hình thức tổ chức theo hướng steam ln kích thích được sự tìm tòi học
hỏi ở trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động đa dạng phong phú ln đảm bảo an
tồn phù hợp với độ tuổi, kích thích được sự hứng thú ở trẻ thơng qua trị chơi có
lồng ghép các nhiệm vụ học tập, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng.
Trong hoạt động hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm tơi thường sử

dụng trị chơi học tập giúp trẻ ơn luyện củng cố kiến thức đã học. Bên cạnh đó tơi
cịn tổ chức cho trẻ chơi trải nghiệm tại các góc chơi và điều quan trọng đó là gi
viên khơng cịn tryền đạt hướng dẫn một chiều cụ thể như sau:
Ví dụ: Trong hoạt động steam làm món q tặng cơ nhân ngày 20/11 trẻ hiểu về ý
nghĩa của ngày 20/11 và biết lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp với món
quà mà trẻ sẽ làm như trẻ dự định làm khung ảnh tặng cô giáo trẻ sẽ cùng bàn bạc
với các bạn thống nhất ý kiến của các bạn trong nhóm chọn que kem làm khung ảnh,
trẻ sẽ thiết kế và lên kế hoạch dự kiến sẽ cần bao nhiêu que kem để tạo nên khung
ảnh và làm thế nào cho khung ảnh chắc chắn, đứng được. Như vậy một lần nữa trẻ
được lĩnh hội kiến thức về phép đếm, trẻ biết thêm bớt số lượng que kem trong
khung ảnh sao cho khoa học và hợp lý. Trẻ rất hào hứng khi được sử dụng các
nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi đơn giản qua sự sáng tạo của bản thân đã tạo ra
những sản phẩm có ý nghĩa.
Ví dụ: Khi cho trẻ trải nghiệm theo hướng steam làm bánh phở cuốn, tôi cho trẻ trao
đổi thảo luận xem làm bánh phở cuốn cần bao nhiêu nguyên liệu trẻ được đếm số
lượng các nguyên liệu để làm bánh phở và cho trẻ thi đua xem mỗi nhóm làm được
bao nhiêu chiếc phở cuốn. Như vậy trẻ đã được trải nghiệm làm bánh phở bên cạnh đó
trẻ cịn được thi đua nhau xem đội nào làm được số lượng nhiều hơn từ đó


* Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập, các bài tập mở tạo hứng thú
cho trẻ.
Tận dụng tối đa môi trường quanh lớp học
Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi
qua các mơi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tịi
khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ sáng tạo
Với việc linh hoạt lồng ghép các hoạt động đã kích thích trẻ tự tìm hiểu, phát hiện
ra các chức năng sử dụng của đồ dùng, đồ chơi, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo
cho trẻ em sự hấp dẫn, mới lạ, giúp cho trẻ dễ tiếp thu bài học và có thể tham gia

thể hiện khả năng của mình.
Các mảng tường trống cũng được tận dụng để trang trí biểu tượng tốn phù
hợp với chủ đề bé học, từ đó trẻ có thể nhận biết các hoạt động của bé ở trường
qua các mảng trang trí của cơ.
Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi,
thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi vậy tôi đã
“Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với u cầu phục vụ học tập
hoạt

động

làm

quen

với

tốn

của

trẻ

lớp

mình”.

Các sản phẩm của bé được trưng bày đó là một sự khích lệ với trẻ động viên để
trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tận dụng phần tường trống phía trên
các góc chơi để trang trí đưa thiên nhiên vào trong lớp học với các lọ cây xanh

cô tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để cho trẻ đếm so sánh phân tích theo
khả năng.
Hình ảnh: Thiết kế một số bài tập mở phù hợp với chủ đề và nhu cầu hứng thú của trẻ

* Biện pháp 3: Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động khác trong ngày của
trẻ
Trước hết phải cần xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các hoạt động
chung, mỗi tuần đảm bảo phải có một hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Đối
với hoạt động chung cần phải có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước ở mọi lúc
mọi nơi về các hoạt động: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng, nhận biết mối


quan hệ hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ vật, biết cách chia nhóm đối
tượng thành hai phần. Các hoạt động không bắt buộc nhưng phải phong phú,
sinh động và làm sao để khi vào giờ hoạt động chung trẻ đã có sẵn kiến thức các
bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái.
Các hoạt động của trẻ khơng nhất thiết phải áp đặt gị bó để giúp trẻ hứng thú tự
tin. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, trong tiết dạy cần lồng ghép, tích hợp một
cách lơ gíc một vài hoạt động học khác và tích hợp cần bám vào các chủ đề.
Trong giờ hoạt động chung cũng như khi dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài
việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế
hoạch bồi dưỡng cho cá nhân trẻ
Tơi ln tận dụng mọi cơ hội trong quá trình tổ chức các hoạt động để lồng ghép
hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ.
Ví Dụ:
Thơng qua giờ đón trẻ tơi dán các biểu tượng có số lượng tương ứng vào các ngăn tủ
của trẻ hay qua giờ điểm danh tôi cho trẻ tự đếm số bạn trong 1 hàng so sánh số
lượng bạn xem hàng nào nhiều bạn đi học hơn. Qua đó củng cố về phép đếm và trẻ
biết quan tâm đến nhau nhiều hơn
Khi trẻ chơi ngồi trời tơi cho trẻ đếm số cây ăn quả và số cây cảnh sau đó cho trẻ so

sánh 2 loại cây và cho trẻ đếm tổng số các loại cây theo khả năng. Nhặt lá cây và
đếm cũng là một trong những hoạt động giúp trẻ củng cố biểu tượng về số đếm và
thê bớt, so sánh giữa các nhóm đối tượng
* Biện pháp 4: Hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ
qua trị chơi
Các bài tập có tính chất vui chơi cũng thường xun được sử dụng, chúng rất
phù hợp với trẻ mẫu giáo (đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi), nó tạo cho trẻ những cảm xúc
phấn chấn, hứng thú và làm giảm sự căng thẳng cho trẻ. Điều này xuất phát từ
đặc điểm cơ bản của dạy học mầm non là trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
Việc sử dụng trò chơi được coi là một phương pháp dạy học khi toàn bộ tiết học
được lồng vào một trò chơi mà trẻ là người tham gia chính.


Qua các hoạt động học tôi lựa chọn lồng ghép các trò chơi để trẻ tiếp thu lĩnh hội
kiến thức toán học về phép đếm một cách nhẹ nhàng vui vẻ. Khi trẻ chơi ngồi trời
hoặc chơi tự do tơi cho trẻ chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi xung
quanh trẻ như khi tổ chức trò chơi “ Gà mái đẻ trứng” tôi cho trẻ kẹp những viên sỏi,
hay hột hạt vào giữa 2 lòng bàn tay, khi cô vỗ tay 5 nhịp trẻ sẽ thả 5 viên sỏi vào rổ
số 5, cô vỗ tay 6 nhịp trẻ sẽ thả 6 viên sỏi vào rổ số 6, cứ như vậy cô cho trẻ đếm
kiểm tra kết quả số viên sỏi ở 2 rổ, và gộp rổ 1, rổ 2 lại xem có tất cả bao nhiêu viên
sỏi.
Trị chơi vận động, trò chơi dân gian cũng là những phương tiện hữu ích giúp trẻ
hình thành biểu tượng tốn
(Hình ảnh trẻ chơi chuyền, chơi trò chơi gà mái đẻ trứng)
Nhằm thay đổi hình thức hoạt động, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ khi được
tiếp cận với công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại tôi đã thiết kế một số
các trò chơi trên máy vi tính hoặc tải một số trị chơi qua các ứng dụng phần
mềm học toán như Kids mart... giúp cho các hoạt động học trở lên sơi nổi,
khơng căng thẳng, gị bó. Điều này mang lại cho trẻ hứng thú hăng say trong quá
trình tham gia hoạt động lĩnh hội biểu tượng toán sơ đẳng.

* Biện pháp 5: Phối hợp, hướng dẫn cha mẹ trẻ/ người chăm sóc cho trẻ làm
quen về số lương, phép đếm khi ở nhà.
Đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi này là dễ nhớ, mau quên, cần thường xuyên
ôn luyện nên tôi rất xem trọng việc trao đổi phối hợp với phụ huynh, đây chính
là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ, bởi ngoài thời gian ở trường trẻ về
nhà với bố mẹ, nơi đây con có cơ hội thể hiện tình cảm, khả năng và những kiến
thức mà cô giáo cung cấp ở trường, vì thế cần phối hợp với phụ huynh để củng
cố những gì trẻ tiếp thu được ở lớp.
Mỗi tuần ở góc phụ huynh tơi đều đề cập thơng tin mới về chương trình học
của trẻ ở từng chủ đề, tranh thủ giờ đón trả trẻ để trao đổi, hướng dẫn phụ huynh
kết hợp giáo dục trẻ tại gia đình. Mỗi năm nhà trường và lớp tổ chức họp phụ
huynh 2 lần vào đầu và cuối năm học, tơi tranh thủ trao đổi thơng tin giữa gia
đình, nhà trường và học sinh. Trong đó tơi cũng thơng qua chương trình, nội


dung giáo dục của độ tuổi 5- 6 tuổi cũng như các hoạt động trong ngày của trẻ
tại nhà trường để phụ huynh cùng nắm bắt. Bên cạnh đó nhóm zalo của lớp cũng
là phương tiện truyền thông giúp tôi chia sẻ các hoạt động học, vui chơi của trẻ
ở lớp và hướng dẫn phụ huynh một số các trò chơi giúp trẻ rèn luyện trí não.
Đối với trẻ các kỹ năng đếm, so sánh còn hạn chế vào những lúc rảnh rỗi tôi
thường hướng dẫn trẻ và phụ huynh về nhà cùng thực hiện như: đếm, thêm bớt
hay so sánh…thơng qua các trị chơi hoặc trong hoạt động sinh hoạt của trẻ
trong gia đình ( Đếm số thành viên trong gia đình, đếm đồ dùng…) Biện pháp
phối hợp này cũng đem lại hiệu quả rất cao giúp cho lớp tơi thực hiện chun đề
Tốn trong năm đạt hiệu quả.
Tơi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối
vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố
mẹ, nơi đây cháu cháu bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như những kiến thức
cơ giáo cung cấp ở trường, đây là lúc cần phối hợp với phụ huynh để cũng cố
những gì cháu đã tiếp thu ở trường, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MN là dễ nhớ

mau quên nên cần thường xuyên ôn luyện, tuy đó là những vấn đề hết sức đơn
giản.
2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
2.1 Cách thức thu thập dữ liệu
- Quan sát: tôi luôn quan sát, bao quát trẻ trong suốt cả q trình hoạt động
- Trị chuyện: Tôi đàm thoại, trao đổi để nắm được nhu cầu, hứng thú, mức độ
nhận thức của trẻ
- Phân tích bài tập, sản phẩm của trẻ: để đánh giá trẻ 1 cách tồn diện
2.2. Biện pháp áp dụng có sự tiến bộ về chất lượng, có so sánh đối chiếu kết
quả
*Hiệu quả đối với trẻ
Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động
học tập, vui chơi. Hăng hái phát biểu, trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách
tự nhiên thoải mái qua các hoạt động nhóm, tập thể. Hình thành ở trẻ biểu tượng
tốn về số lượng phép đếm một cách cách đầy đủ và chính xác.


* Bảng đánh giá cụ thể qua 2 tháng thực nghiệm
Hoạt động

Trước khi

Sau khi

So

thực

thực


sánh

nghiệm

nghiệm

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt
động hình thành biểu tượng tốn về số 18/24 trẻ đạt 22/24
lượng và phép đếm
75%
Trẻ biết đếm, thêm bớt, tách gộp các

đạt 91,7%

nhóm đối tượng trong phạm vi 6. Nhận 10/24 trẻ đạt 17/24
biết các chữ số từ 1-10
Trẻ sắp xếp theo quy tắc

trẻ Tăng
16,7 %

trẻ Tăng

41,7%
đạt 70,8 % 29,1%
15/24 trẻ đạt 22/24 trẻ Tăng
62,5%

đạt 91,7%


29,2%

*Hiệu quả đối với giáo viên
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp tôi đưa ra đã phù hợp với
điều kiện thực tế của lớp.Tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong
lớp khoa học. Thiết kế được nhiều bài tập mở chất lượng đạt hiệu quả cao trong
hoạt động dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Việc giảng dạy được
nâng lên rõ rệt, học sinh đi học chun cần hơn, u thích học tốn hơn. Bên
cạnh việc áp dụng đề tài trong lớp bản thân tôi cũng tự tin và nhiều sáng tạo hơn
khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép tích hợp
trong phương pháp giảng dạy, biết vận dụng những cái mới sáng tạo vào các
hoạt động để trẻ hứng thú hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo tiếp thu các biểu tượng toán học ban đầu một cách tự
nhiên. Nhưng hoạt động tự nhiên của trẻ chưa có sự định hướng mà chỉ hoạt
động theo ý thích của cá nhân vì vậy đó chỉ là cơ hội chứ không phải là điều
kiện cần và đủ để hình thành ở trẻ các biểu tượng tốn học ban đầu một cách đầy
đủ và chính xác đặc biệt là biểu tượng toán về số lượng, phép đếm. Vì vậy,
muốn hình thành biểu tượng tốn về số lượng, phép đếm cho trẻ phải thông qua
các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên một cách đầy đủ, đúng, kịp thời,


phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhận thức góp phần hình thành và phát
triển nhân cách tồn diện cho trẻ.
Trên đây là “Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng, phép
đếm cho trẻ ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3 Trường mầm non xã Yên Đổ ”. Tôi đã
áp dụng và đạt được một số thành cơng nhất định nhưng vẫn cịn một số hạn
chế, rất mong được sự đánh giá đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để biện
pháp của tơi hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

TÁC GIẢ


MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................Tr1
PHẦN II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP...............................................................Tr1
1. Nội dung biện pháp.......................................................................................Tr2
1.1 Đánh giá thực trạng - nguyên nhân.........................................................Tr2
1.2. Cách thức thực hiện................................................................................Tr3
1.3. Quá trình thực hiện.................................................................................Tr4
2. Đánh giá kết quả thu được.............................................................................Tr5
2.1. Cách thức thu thập dữ liệu......................................................................Tr
2.2. Phân tích, đánh giá kết quả.....................................................................Tr4
2.3. So sánh đối chiếu kết quả với thời điểm chưa thực hiện biện pháp.......Tr8
2.4. Những yếu tố cần thiết đối với việc áp dụng biện pháp để đảm bảo tính
hiệu quả.............................................................................................................Tr8
PHẦN III. KẾT LUẬN....................................................................................Tr9



×