CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TRƯỜNG MẦM NON
I. MỘT VÀI NÉT VỀ NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam
Lễ hội là loại hình văn hóa tiêu biểu nhất trong sinh hoạt cộng đồng của người
Việt Nam, lễ hội mang tính tổng hợp của truyền thống văn hóa Việt Nam. "Lễ" là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh,
phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng
đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Như vậy, lễ hội bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Lễ hội thể hiện sức mạnh
của cộng đồng làng xã, của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, dân tộc với mục tiêu chung
là đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cũng là
nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng
lớp dân cư. Là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa
và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quí báu của dân tộc theo cách riêng,
kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trị chơi đua tài, giải trí…
Lễ hội hàm chứa trong nó nhiều thành phần văn hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau,
có tín ngưỡng và tơn giáo, có văn hóa tâm linh và văn hóa vật thể. Lễ hội cũng bao
gồm cả các loại hình ca hát dân gian, các điệu múa, các truyện kể dân gian đặc biệt là
các truyền thuyết lịch sử. Ở lễ hội cịn có sự góp mặt của các nghề thủ cơng và các
làng nghề. Vì tính đa dạng và tổng hịa như vậy, lễ hội được coi là biểu trưng của văn
hóa Việt.
Lễ hội còn là điểm hội tụ của những giá trị văn hóa làng. Thơng qua hoạt động lễ
hội, người ta có thể thấy lịch sử phát triển của một làng quê từ xa xưa đến hiện tại, qua
đó khơi dậy tình cảm quê hương, giáo dục truyền thống và tinh thần cộng đồng làng
xã. Với không gian của lễ hội vừa thiêng liêng vừa gần gũi, lễ hội đã khơi dậy những
giá trị tiềm ẩn của văn hóa làng, là điểm hội tụ của nhiều giá trị văn hóa làng.
1
Theo thống kê của Bộ văn hóa – thơng tin và du lịch năm 2018 cả nước có
khoảng 7.966 lễ hội, trung bình mỗi ngày diễn ra 22 lễ hội, mỗi giwof có 01 lễ hội
được tổ chức. Địa phương nhiều lễ hội nhất là Hà Nội (1095 lễ hội), Hải Dương (723
lễ hội), Bắc Ninh (442 lễ hội). Những năm gần đây, do ảnh hưởng từ quá trình hội
nhập quốc tế, ngoài các lễ hội truyền thống của cha ông, Việt Nam cũng được du nhập
rất nhiều các ngày lễ: Lễ Noen, Valentin, ngày của Cha, ngày của mẹ…
Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy
tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp
nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui. Lễ hội ở nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân,
khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Mỗi lễ hội mang một
nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có
cơng dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...
Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sơi
động bằng những sự tích, cơng trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế
hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất
nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như
một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
2. Những đặc trưng cơ bản của lễ hội ở Việt Nam
Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị
cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần. Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến
hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân cơng, cắt
cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra
lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc
dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...
Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế
lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là tồn bộ những hoạt động chính có
ý nghĩa nhất của một lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội,
2
diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong
những ngày này.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
Một số đặc điểm của lễ hội
Tính thiêng
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính
"thiêng" nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy,
lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển
thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sơng, nơi có một xác người chết đuối,
đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trơi nữa; dân vớt lên, chơn cất, thờ phụng... Cũng
có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có cơng với làng
với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có
người đào mương, có người trị thủy, có người đánh giặc... ). Song, những người đó bao
giờ cũng được "thiêng hóa" và đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, khơng chỉ có thể phù hộ
cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất,
đánh giặc... mà cịn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp
hơn của đời sống.
Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời
điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.
Tính "
cộng đồng"
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện
của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ
hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.
Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ
hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều
chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu
cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, khơng chỉ ở nội dung lễ hội mà cịn ở phong
3
cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu
kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng...
Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người
Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi
thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu... đều mô phỏng sinh hoạt
cung đình. Sự mơ phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại... Điều
này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình
cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường,
đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.
Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử,
cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trị chơi mới, những cách bài trí
mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm, micro... đã tham
gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của
nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý...
II. MỘT SỐ NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TỈNH BẮC GIANG
Lễ hội ở Bắc Giang bao gồm nhiều loại hình: hội đình, hội chùa, hội đền, hội
chợ, hội hát và một số lễ hội mới mang tính chất kỉ niệm lịch sử. Tuy nhiên, phong
phú và đặc trưng nhất vẫn là các loại hội đình, hội chùa. Mỗi làng ở Bắc Giang dường
như đều có một ngơi đình, ngơi đền để thờ thành hồng làng, ngôi chùa để thờ Phật.
Dân làng thường lấy ngày sinh hoặc ngày hóa của thần để vào đám, đó cũng chính là
ngày hội của làng.
1. Hội đình- đền:
Hầu như bất cứ một làng xã nào ở Bắc Giang cũng có một ngơi đình để tơn thờ
những người có cơng với dân làng, được dân làng tôn vinh là thành hoàng làng. Hàng
năm, để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, hay tỏ lịng biết ơn những người có công
với dân với nước, những danh nhân lịch sử, văn hố, dân các làng tổ chức mở hội. Đó
4
chính là tình cảm và đạo lý của người Việt Nam“uống nước nhớ nguồn”- một truyền
thống nhân nghĩa cao đẹp. Địa điểm mở hội thường diễn ra ở đình do vậy nhân dân
thường gọi tên hội là hội đình gắn với tên của làng (Hội Từ Hả- Hồng Giang, Lục
Ngạn, hội đình Thổ hà- xã Vân Hà, đền Dành- Tân Yên…)
2. Hội chùa: Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi diễn ra lễ hội của toàn dân. Những
hội chùa nổi tiếng ở Bắc Giang là hội chùa Bổ Đà (Xã Tiên Sơn, Việt Yên), hội chùa
Đức La (Trí Yên, Yên Dũng), hội chùa Kế (Xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang)…
3. Hội chạ: Trong cuộc sống cộng đồng, nhằm giúp đỡ, tương trợ, đoàn kết với
nhau chống thiên tai, địch họa, người ta tổ chức kết chạ và sau này mở hội để nhắc lại
khoán ước, nhớ ngày kết nghĩa. Ngày hội là dịp để mọi người trò chuyện, thăm hỏi lẫn
nhau, tăng thêm tình thần đồn kết. Đây là một phong tục đẹp, liên kết giữa các làng với
nhau, giao lưu văn hóa. Các làng có thể kết ước với một làng hoặc nhiều làng.
4. Hội hát: Trong ngày xuân, già trẻ, trai gái từ các làng khác nhau đã mời nhau
về làng mình để hát. Người Kinh ở Bắc Giang có hội hát quan họ (quan họ Thổ Hà,
quan họ Trung Đồng…). Người Cao Lan ở Nghè Mản (Lục Sơn – Lục Nam) thường tổ
chức hát dân ca ở đình Đá Húc và Đình Giữa với làn điệu “sịnh ca”, người Cao Lan ở
Đèo Gia (Lục Ngạn), Tuấn Đạo (Sơn Động) cũng về đây dự hội và ca hát…
5. Hội chợ: Ở Bắc Giang, hội chợ truyền thống khơng nhiều nhưng có những nét
riêng độc đáo, được tổ chức vào một ngày đặc biệt trong năm. Hội chợ đình làng Cao
Thượng được họp vào ngày mồng 2 tết Nguyên đán hằng năm. Chợ họp 1 phiên duy
nhất trong năm. Người đến chợ đủ các độ tuổi từ già đến trẻ, tất cả đều mặc quần áo
đẹp, tâm trạng hồ hởi chúc tụng nhau, việc mua bán chỉ để lấy may mắn, niềm vui cho
năm mới. Hội chợ làng Vân (Vân Hà – Việt Yên) được tổ chức vào ngày 25 tháng
chạp hằng năm, người ta mang bán những đồ thủ công gia dụng truyền thống (mây, tre
đan…). Ngày nay hội chợ làng Vân đã khơng cịn được tổ chức do điều kiện kinh tê thị
trường đã có nhiều thay đổi so với trước.
III. NGÀY HỘI, NGÀY LỄ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Khái quát về ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non
5
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí
tuệ, thể chất, ngơn ngữ, tình cảm xã hội và chính là nội dung của việc giáo dục đạo
đức, thẩm mỹ cho trẻ.
Sự hấp dẫn của ngày hội, ngày lễ sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, làm cho
trẻ có thể nhận thức và ghi nhớ lâu, dần hình thành cho trẻ ý niệm về những ngày hội,
ngày lễ và có ý nghĩa giáo dục tác động đến trẻ một cách nhẹ nhàng. Đồng thời giúp
trẻ có cơ hội được thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những sự kiện mà trẻ được
trải nghiệm thơng qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đây cũng là một hình thức ơn
luyện, củng cố các nội dung đã học, cùng với việc thể hiện các tiết mục văn nghệ có
nội dung theo chủ đề ngày hội, ngày lễ có nội dung theo chủ đề ngày hội, ngày lễ có ý
nghĩa to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng
yêu mến và biết ơn những người đã quan tâm chăm sóc mình.
2. Ý nghĩa của ngày hội, ngày lễ đối với việc giáo dục trẻ mầm non
Ngày hội, ngày lễ là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ em nói
chung và trẻ mầm non nói riêng. Những ngày hội, ngày lễ đáp ứng nhu cầu xúc cảm,
nhu cầu giao lưu của trẻ, góp phần giáo dục trẻ biết giữ gìn truyền thống văn hóa vốn
có của cha ơng ta từ ngàn xưa.
Đối với trường mầm non và ngành mầm non tổ chức ngày hội ngày lễ tạo điều
kiện gắn kết trẻ với nhau, trẻ có cơ hội được chia sẻ, được đồn kết, giúp đỡ nhau
trong, quan tâm đến nhau hơn. Bầu khơng khí lễ hội cùng với việc trang trí đẹp đẽ, âm
nhạc sôi động,…tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Từ đó ngày hội ngày lễ đi vào
cuộc sống của trẻ như một sự kiện trọng đại. Việc tổ chức lễ hội chính là con đường
thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các giáo viên
trong trường, giữa giáo viên với các trẻ.
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động được quy
định trong Chương trình chăm sóc – giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa cả về thể lực lẫn tinh thần.
Có thể coi việc tổ chức ngày hội, ngày lễ như là một phương tiện giáo dục toàn diện
cho trẻ mẫu giáo.
6
* Đối với giáo dục trí tuệ
Thơng qua việc được tham gia vào ngày hội, ngày lễ, trẻ có được một số kiến
thức về các ngày hội, ngày lễ gần gũi. Trẻ có cơ hội được thể hiện năng lực sáng tạo
trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng; tạo cơ hội cho trẻ được tham gia xây
dựng ý tưởng trang trí lớp, lựa chọn bài hát, bài thơ, điệu múa, khúc đồng dao…dựa
trên chủ đề ngày hội. Trẻ được cùng cô làm các đồ vật, đồ dùng…là biểu tượng đặc
trưng của các ngày hội, ngày lễ đó.
* Đối với giáo dục thẩm mỹ
Giúp trẻ hình thành và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ thơng
qua các phương tiện giàu tính nghệ thuật, giàu hình ảnh và ấn tượng trong ngày lễ
hội. Từ đó khơi gợi trong các em tình yêu nghệ thuật, mong muốn khơng chỉ được
ngắm nhìn người khác biểu diễn mà cịn tự mình trực tiếp tham gia biểu diễn trong
ngày lễ hội.
* Đối với giáo dục đạo đức
Ngày hội, ngày lễ góp phần khơng nhỏ trong việc giáo dục và tơ đậm những tình
cảm đẹp đẽ, u thương con người, yêu quê hương, xứ sở… trong tâm hồn trẻ thơ. Tạo
điều kiện cho việc hình thành tình yêu Tổ quốc, sự kính trọng những truyền thống và
phong tục tốt đẹp của dân tộc, củng cố tình cảm đồn kết trong tập thể nhỏ của các em,
đồng thời góp phần giáo dục xu hướng xã hội cho trẻ.
Việc tổ chức cho trẻ được vui chơi theo các sự kiện ngày lễ hội cịn kích thích
nhu cầu và động cơ hoạt động của trẻ cũng như hình thành được thái độ tích cực với
những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý cũng
như thái độ quan tâm, có trách nhiệm, tinh thần kỉ luật, nghiêm túc với công việc
chung của trường, lớp và của bản thân.
Khi được tham gia vào ngày hội, ngày lễ như một cá nhân chủ động, tích cực, trẻ
sẽ thêm tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thích tham gia vào hoạt động
tập thể và có thái độ thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, niềm nở đối với người khác (Di
chuyển trật tự, biết nhường nhịn bạn và em nhỏ, nói nhỏ để khơng làm ảnh hưởng đến
những người xung quanh…).
7
* Đối với giáo dục thể chất
Khơng khí vui vẻ, tưng bừng đầy màu sắc của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ thêm
phấn khởi, vui tươi; trẻ được vận động, được thay đổi khơng khí sau những ngày học
đơn điệu.
Thơng qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động trong ngày lễ, ngày hội như:
trò chơi vận động, các hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, dán…), làm bánh,… trẻ được rèn
luyện cả vận động tinh và vận động thô, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
Trẻ được tham gia chuẩn bị cùng cô và dọn dẹp sau khi kết thúc góp phần rèn
luyện ý thức lao động trong tập thể.
Ngoài ra, việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non còn là dịp
quảng bá về hình ảnh nhà trường, đồng thời giúp tuyên truyền sâu rộng đến các cấp
chính quyền, đồn thể về bậc học mầm non nhằm tăng cường xã hội hóa giáo dục.
3. Vai trò của nhà trường, giáo viên, trẻ, cha mẹ và tổ chức xã hội tại địa
phương trong việc tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ.
Nhà trường đóng vai trị quyết định trong việc lựa chọn tổ chức lễ hội nào, hình
thức và nội dung của lễ hội ra sao. Khi lập kế hoạch năm học, nhà trường cần xác định
ngay từ đầu sẽ tổ chức lễ hội nào trong năm để đảm bảo tính khoa học, thực tiễn địa
phương cũng như điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường mà tổ chức quy mô lớn,
vừa hay nhỏ, nhưng phải đảm bảo đạt mục đích là toàn trường hiểu hơn về ý nghĩa của
ngày lê hội đó và được cùng tham gia vào các hoạt động.
Giáo viên đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn và cùng tham gia thực hiện
các hoạt động trong buổi lễ hội. Giáo viên còn là người đảm nhiệm vai trò trung tâm
gắn kết các mối quan hệ đa chiều giữa nhà trường - giáo viên - trẻ - cha mẹ trẻ - các tổ
chức xã hội. Thông qua lễ hội, giáo viên sẽ phát huy được khả năng tổ chức, tính khoa
học trong cơng việc và sáng tạo trong hoạt động.
Được tham gia chuẩn bị và thực hiện các hoạt động trong buổi lễ hội, trẻ có cơ
hội được sáng tạo, chia sẻ ý tưởng, đóng góp vào các hoạt động có ý nghĩa. Điều này
giúp trẻ cảm nhận được sự quan trọng của bản thân cũng như sự quan trọng của người
khác. Chính vì vậy, trong q trình tiến hành các hoạt động lễ hội, nhà trường, giáo
8
viên luôn chú ý tới việc cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động, được trưng bày
sản phẩm do chính trẻ tạo ra.
Cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội phải là lực lượng đóng vai trị chủ động, tích
cực tham gia cùng với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ cho
trẻ ở trường mầm non. Bởi chính người dân của địa phương là người hiểu rõ nhất về
phong tục, tập quán của quê hương mình. Việc phát huy tối đa nguồn lực địa phương
là hết sức quan trọng để dẫn tới thành cơng vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng của
hoạt động lễ hội của nhà trường. Cha mẹ và các tổ chức xã hội tại địa phương sẽ hỗ
trợ, giúp đỡ nhà trường về vật chất, tinh thần là nguồn cổ vũ, động viên trực tiếp cho
nhà trường và cho trẻ để ngày lễ hội được diễn ra an toàn, trật tự và thuận lợi.
4. Một số yêu cầu khi tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ
Mỗi ngày hội, ngày lễ được tổ chức cần đề ra mục đích, yêu cầu riêng nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục chung trong từng chủ đề, từng lứa tuổi. Song khi tổ chức
chương trình ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non cần phải đạt được những mục đích,
yêu cầu cơ bản sau:
* Đảm bảo an toàn cho trẻ
Ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non thường diễn ra ở ngoài trời hay trong một
không gian rộng với nhiều hoạt động khác nhau và số lượng trẻ tham gia đơng. Vì thế
việc quản lý và đảm bảo an toàn cho trẻ cần được chú trọng. Đặc biệt là những hoạt
động tập thể có tính chất thi đua giữa các lớp, các nhóm trẻ như trị chơi, hội chợ xn
cho bé, rước đèn… thường diễn ra ở sân trường, trẻ có thể được tự do đi lại, vui chơi,
tham quan.
*Lễ hội phải hướng vào trẻ, vì trẻ.
Hoạt động của trẻ phải phù hợp với nội dung của ngày hội, ngày lễ. Mỗi ngày lễ
lại có nội dung riêng của nó. Nhà trường và giáo viên cần cố gắng tìm cách khai thác
để trẻ cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của từng ngày hội, để ngày hội thực sự là
một hình thức giúp trẻ xâm nhập vào cuộc sống xã hội và các sự kiện trọng đại của đất
nước. Đồng thời ngày hội thực sự trở thành phương tiện giáo dục và phát triển trẻ mẫu
9
giáo nên phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tránh tổ chức các nghi lễ dài
dòng, nặng nề gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi cho trẻ.
* Lễ hội phải gây được ấn tượng tốt, hấp dẫn, vui tươi với trẻ, phát huy tính
tích cực của trẻ trong hoạt động lễ hội.
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non thiên về phần hội hơn là phần lễ.
Phần lễ được tổ chức rất ngắn gọn, gần gũi với trẻ nhưng không kém phần long trọng.
Phần lễ ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo trẻ tri giác được đầy đủ, trọn vẹn khơng khí lễ
hội, cũng như hiểu được ý nghĩa của ngày hội đó.
Tổ chức hoạt động ngày hội ngày lễ ở trường mầm non cần lấy trẻ làm trung
tâm của lễ hội. cần tạo ra nhiều cơ hội và môi trường cho tất cả trẻ tham gia vào các hoạt
động góp phần phát triển kĩ năng và phát huy tính tích cực sáng tạo tự tin của trẻ. Việc
tổ chức không nhất thiết phải phô trương mà chú trọng vào mục tiêu giáo dục, vào q
trình chuẩn bị cho ngày lễ hội. Phải có sự trị chuyện, thảo luận giwuax cơ và trẻ, tìm
hiểu tâm sinh lí, sở thích của trẻ để trẻ được tham gia vào quá trình chuẩn bị phù hợp với
khả năng của trẻ. Hoạt động ngày lễ hội nên tiến hành một cách tự nhiên, tạo được
khơng khí tưng bừng, vui vẻ và khơng tiến hành đồng loạt theo kiểu trình diễn.
* Sử dụng nhiều hình thức hoạt động mang tính tích hợp; huy động và tạo
điều kiện cho tất cả trẻ đầu được tham gia
Cấu trúc mỗi một ngày hội ngày lễ có thể rất khác nhau. Đó có thể là ngày hội,
ngày lễ mang tính truyền thống, có thể là một buổi dạ hội, buổi diễn kịch với sự tham
gia của các diễn viên nhí và có thể là một buổi biểu diễn tổng hợp. Cấu trúc này được
thay đổi cho phù hợp với ý nghĩa của chính ngày lễ hội đó. Thơng thường, những ngày
lễ truyền thống (Có mục đích kỉ niệm những sự kiện chính trị - xã hội) bắt đầu bằng
một phần mở đầu trang trọng: Các em đi diễu hành, hát các bài hát, đọc các bài thơ có
nội dung phù hợp với ngày lễ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Tiếp đến là phần văn
nghệ – các em biểu diễn hát, múa, đọc thơ. Kết thúc lễ hội, các em có thể được nhận
quà, liên hoan bánh kẹo, điều đó làm tăng thêm tâm trạng ngày lễ cho các em. Đối với
một số ngày lễ hội như Tết trung thu, hội Xuân,… hình thức hoạt động có thể phong
phú hơn. Ngồi phần văn nghệ, có thể cho trẻ chơi một số trị chơi dân gian, làm đồ
dùng đồ chơi, trình diễn thời trang sáng tạo theo các chủ đề…
10
* Hoạt động của trẻ phải phù hợp với nội dung ngày hội, ngày lễ.
Phần lớn các chương trình lễ hội ở trường mầm non thường sử dụng các hình
thức hoạt động mang tính tổng hợp. Nhưng khi xây dựng chương trình cần lưu ý lựa
chọn các hoạt động sao cho phù hợp với chủ đề của ngày hội, ngày lễ để trẻ có thể
hiểu được nội dung, ý nghĩa mà ngày hội, ngày lễ ấy mang lại. Đặc biệt, các hoạt động
phải có sự gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt trong tồn bộ chương trình chứ khơng thể là sự
lắp ghép rời rạc các phần, các tiết mục.
5. Nguyên tắc lựa chọn tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non
- Tổ chức những ngày lễ mà trẻ biết, gây ấn tượng mạnh cho trẻ.
- Nội dung ngày lễ hội gần gũi, dễ hiểu, liên quan đến trẻ.
- Hoạt động lễ hội có sự thay đổi rõ rệt trong môi trường xung quanh (quang
cảnh, hoạt động của con người).
- Mọi trẻ đều có thể tham gia, trong đó trẻ mẫu giáo làm nịng cốt.
- Có thể tổ chức các hoạt động cho trẻ chuẩn bị tham gia lễ hội.
Khi tổ chức các hoạt động lưu ý: mọi trẻ đều được tham gia, tăng cường hoạt
động nhóm, hạn chế hoạt động cá nhân; thhay đổi hoạt động động và tĩnh; thời gian
phù hợp với khả năng của trẻ (phần lễ hạn chế, nên tổ chức phần hội).
6. Nội dung tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non
Để xác định nội dung các ngày hội, ngày lễ tổ chức cho trẻ ở trường mầm non,
chúng ta cần dựa vào những cơ sở sau:
- Đặc điểm tâm lí nói chung và đặc điểm nhận thức nói riêng của trẻ mầm non.
- Mơi trường sống, đặc biệt những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc mỗi địa
phương, đất nước, dân tộc,nơi trẻ sinh ra và lớn lên.
- Điều kiện cơ sở vật chất của từng trường mầm non
Ở Việt Nam thơng thường chúng ta có thể tổ chức cho trẻ trải nghiệm các ngày
hội, ngày lễ sau đây:
* Ngày hội đến trường của bé (Ngày khai giảng)
11
Ngày lễ này được tổ chức vào ngày 05/9 hằng năm, ngày lễ này đánh dấu một
mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người (ngày đầu tiên đi học). Đối với
trường mầm non tiếng trống trường giục giã vang lên trong ngày khai trường báo hiệu
một năm học mới bắt đầu. Đối với các nhà giáo dục và cán bộ nhân viên trong trường,
ngày lễ giúp cho họ ý thức đầy đủ, sâu sắc về trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của
năm học mới. Đối với phụ huynh và trẻ ngày khai trường là mốc hạnh phúc của gia
đình và con trẻ. Bố mẹ tràn ngập niềm vui khi được dắt con đến trường, khơng khí
ngày lễ hội tạo cho họ niềm tin vào môi trường giáo dục của nhà trường, yên tâm gửi
con vào cho các nhà giáo dục. Trẻ thơ sẽ nhanh chóng tan đi cảm giác ngỡ ngàng, xa
lạ ban đầu để hòa nhập vào các hoạt động chào mừng ngày lễ cùng cô giáo và các bạn.
*Ngày tết Trung thu
Ngày Tết trung thu thường diễn ra vào trung tuần tháng 9 dương lịch hằng năm.
Đây là ngày tết của trẻ thơ, còn gọ là “ tết trơng trăng”, trẻ em rất thích ngày này vì
được tặng quà, những đồ chơi thật thú vị như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng…
Trẻ được cùng nhau phá cỗ, múa hát, múa lân, chơi các trò chơi dân gian, nghe người
lớn kể về những câu chuyện chị Hằng, chú Cuội.
* Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam đón năm mới, đón
một mùa xuân mới với bao đổi thay của cỏ cây, hoa lá. Tổ chức ngày hội chào đón tết
ở trường mầm non có thể theo chủ đề mùa xuân hoặc tổ chức như một hội chợ dân
gian, hoặc có thể tổ chức theo hình thức chợ quê ngày tết. Qua đó giúp trẻ phần nào
hiểu biết thêm về văn hóa dân tộc, giáo dục trẻ tình u thiên nhiên, tình đồn kết, một
mặt góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
* Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19.5
Bác Hồ Chí Minh – Người đã có cơng dẫn dắt dân tộc Việt Nam giành độc lập,
tự do. Sinh thời, Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng. Tổ chức lễ kỉ
niệm sinh nhật Bác nhằm giáo dục trẻ, thế hệ mầm non tương lai của đất nước lòng
biết ơn và sự kính trọng đối với cơng lao to lớn của Bác.
12
Thông qua con đường trải nghiệm các nội dung phong phú: cô giáo và trẻ sưu tập
tranh ảnh về Bác Hồ, cơ giáo và trẻ xem những đoạn băng, hình ảnh về Bác, kể
chuyện về Bác, tổ chức cho trẻ xem phim về cuộc sống và cuộc đời của bác đặc biệt là
tình cảm của bác đối với trẻ thơ, nếu có điều kiện cho trẻ đi viếng lăng bác, nghe bản
nhạc, bài hát về Bác. Từ con đường đó, trẻ có những hiểu biết về Bác, có tình cảm đối
với Bác, biết kính trọng vị lãnh tụ của dân tộc.
* Ngày mồng một tháng 6 (1-6)
Đây là ngày Tết thiếu nhi quốc tế, trong đó có thiếu nhi Việt Nam. Tổ chức ngày
lễ 1-6 ở trường mầm non là nhằm giúp trẻ có một số hiểu biết về cuộc sống, niềm vui,
hạnh phúc cũng những bất hạnh của các bạn nhỏ ở Việt Nam và trên thế giới. Trẻ cảm
nhận được tình cảm yêu thương mọi người dành cho trẻ. Qua đó chúng ta giáo dục trẻ
biết chia sẻ, cảm thơng, giúp đỡ những bạn gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống,
giáo dục bồi dưỡng cho trẻ tấm lịng nhân ái.
Tùy theo từng địa phương, có thể lồng ghép tổ chức cùng lễ trưởng thành cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi. Đây là thời khắc giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về mình, rằng trẻ đã lớn.
Trẻ được nói lên suy nghĩ của mình về trường mầm non, về co giáo về các bạn. Nhà
giáo dục tổ chức ngày lễ này tạo cho trẻ có được tâm thế sẵn sàng bước vào lớp Một.
Trên đây là những ngày lễ lớn mang tính chất quốc gia. Bên cạnh đó, tùy từng
địa phương cịn có các ngày lễ, ngày hội khác theo màu săc văn hóa vùng miền: Ngày
Quốc phịng tồn dân 22/12,lễ Giáng sinh (24/12), ngày của cha (19/3), lễ hội
Halloween (31/10), các ngày hội, ngày lễ truyền thống của địa phương.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ CHO TRẺ Ở
TRƯỜNG MẦM NON
1. Tổ chức ngày hội ngày lễ chung toàn trường
Thường các ngày lễ hội như ngày “hội đến trường của bé”, “ Tết trung thu”. “ Tết
thiếu nhi” được các trường mầm non tổ chức chung tồn trường. Nếu nhà trường có
phong hoạt động âm nhạc lớn hoặc có điều kiện làm lễ đài, sân khấu ngồi trời thì nên
tổ chức tập trung cả trường. Khi đó cần chuẩn bị nơi biểu diễn, chỗ ngồi đủ rộng cho
khán giả, bố trí hợp lý các khu vực vui chơi, biểu diễn để trẻ dễ dàng quan sát các khu
13
vực. Chương trình ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non được tổ chức theo hình thức
diễn hoạt cảnh, ca cảnh. Người dẫn chương trình cần linh hoạt, điều khiển các hoạt
động tập trung vào chủ đề và nội dung tư tưởng chủ đạo, tạo hứng thú tích cực ở trẻ.
Khơng nên tổ chức theo hình thức hội họp, mít tinh gây tâm lí nặng nề, gị bó trẻ.
2. Tổ chức ngày hội ngày lễ trong nhóm, lớp
Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ: Thường là tổ chức theo lớp (cho trẻ xem tranh ảnh,
băng đĩa, hát múa, trò chuyện cùng trẻ, liên hoan…).
Đối với trẻ mẫu giáo: Các ngày lễ hội như “ Mùng 8/3” “ ngày nhà giáo Việt
Nam” “ Tết nguyên Đán”…. được tổ chức với qui mơ nhỏ trong lớp, trẻ được tham gia
trang trí lớp, làm những món quà để tặng người thân, bạn bè…
V. CÁCH THỨC TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ TRONG TRƯỜNG
MẦM NON
Để tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non, các nhà giáo dục cần
thực hiện các giai đoạn sau đây:
1. Giai đoạn chuẩn bị:
- Lập kế hoạch nội dung các ngày hội, ngày lễ cần tổ chức cùng với kế hoạch
năm học, cụ thể trong tháng. Việc lập kế hoạch tổ chức lễ, hội cho trẻ ở trường mầm
non theo chủ đề phải đảm bảo cho sự phát triển chung của trẻ, tạo cho trẻ có nhiều cơ
hội hoạt động chiếm lĩnh những kinh nhgieemj sống, kĩ năng và phát triển năng lực
cần thiết cho cuộc sống. Kế hoạch tổ chức lễ, hội giúp cho Ban giám hiệu trường, giáo
viên, trẻ và cha mẹ trẻ tiến hành một cách chủ động, góp phần năng cao hiệu quả cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Bản kế hoạch phải xác định được rõ mục tiêu, lựa chọn nội dung, hình thức,
phương pháp và các phương tiện, phân công người phụ trách, người thực hiện từng
công việc cụ thể, người dẫn chương trình...phù hợp để tổ chức.
- Phát động tuyên truyền, quảng cáo ngày lễ, hội qua băng zơn, loa đài.... trang trí
lớp, trường phù hợp với nội dung lễ hội. Vận động cha mẹ trẻ quan tâm, tranh thủ mọi
sự giúp đỡ của phụ huynh trong việc chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ.
14
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ tổ chức ngày hội, ngày lễ (gồm nội dung nào,
phần “ lễ”, và phần “hội” ra sao?), trong đó chương trình nghệ thuật là chủ đạo nên tổ
chức theo hình thức ca cảnh, hoạt cảnh tạo khơng khí vui tươi. Các tiết mục văn nghệ
được lựa chọn phải có nội dung phù hợp để cơ và trẻ cùng luyện tập. Chương trình
được sắp xếp hài hòa giwuax các tiết mục hát, múa, đọcthơ, kể chuyện, đóng
kịch....tránh sự gị bó, nhàm chán ở trẻ.
- Chuẩn bị địa điểm tổ chức lễ hội: tại sân trường, phòng sinh hoạt chung, phòng
âm nhạc, hội trường...Tùy điều kiện của từng trường để lựa chọn địa điểm, qui mơ tổ
chức.Sắp xếp vị trí chỗ ngồi: đại biểu, trẻ, cha mẹ trẻ...
- Chuẩn bị về thời gian: thời gian các giáo viên chuẩn bị, thời gian các công việc,
các hoạt động trên lớp, thời gian luyện tập, thời gian duyệt nội dung, chương
trình....thời gian tiến hành....
- Chuẩn bị trang phục của cô và trẻ phù hợp với ngày hội, ngày lễ. Nếu trẻ đóng vai
người lớn hoặc người dân tộc cần đảm bảo sự hồn nhiên, tránh biến trẻ thành người lớn.
- Chuẩn bị kinh phí cho ngày hội, ngày lễ.
- Chuẩn bị tâm thế cho trẻ hướng về hoạt động lễ, hội bằng cách: trò chuyện, đàm
thoại với trẻ về ngày lễ, ngày hội. Cho trẻ quan sát qua thực tế, qua ti vi để trẻ có ấn
tượng về ngày lễ hội, cho trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện, tơ vẽ, nặn, cắt dán, chơi các
trị chơi dân gian....về ngày hội, ngày lễ.
2. Tiến hành tổ chức lễ, hội
Tổ chức theo kế hoạch đã đề ra. Tổ chức phối hợp lồng ghép, đan xen các hoạt
động của trẻ một cách tự nhiên, linh hoạt, mềm dẻo theo nội dung và tính chất của lễ
hội. Khi tổ chức lễ hội, cần quan tâm tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, để
quan sát và khám phá thế giới xung quanh thông qua các ngày lễ, ngày hội bằng nhiều
con đường khác nhau theo cách tiếp cận mở chứ không bắt trẻ phải ghi nhớ, phải công
nhận.
Bố trí đủ thời gian để cho trẻ được tham dự lễ hội theo nhu cầu, ý thích và phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ.
Lễ hội ở trường mầm non thường được tiến hành theo hai phần:
15
* Phần lễ: Thơng thường người dẫn chương trình tun bố lý do, giới thiệu đại
biểu, đại biểu phát biểu. Phần này cần làm ngắn gọn với trẻ.
* Phần hội: Phần chiếm nhiều thời gian cho trẻ trải nghiệm. Do đó cần chú ý sắp
xếp các tiết mục cho phù hợp, xen kẽ các tiết mục cá nhâ, tập thể, vui nhộn, tĩnh
lặng....Khơng nên để trẻ duy trì ở một trạng thái hoạt động quá lâu. Người dẫn chương
trình cần chuẩn bị một số trị chơi tập thể cho tồn trường tham gia nhằm thay đổi
khơng khí giữa các tiết mục, các phần bị trống.
3. Kết thúc lễ hội
Cảm ơn đại biểu đã tham dự và nhận góp ý từ người tham gia. Tổ chức các hoạt
động nhằm ghi lại dư âm về ngày lễ, ngày hội cho trẻ: cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán, kể
chuyện....về ngày hội, ngày lễ.
Dọn dẹp địa điểm. Kiểm tra cơ sở vật chất sau khi kết thúc. Tổ chức đánh giá, rút
kinh nghiệm tổ chức để chuẩn bị cho lễ, hội sau.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Quy trình tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non
2.1.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị:
16
a) Bước 1: Xác định chủ đề, lập kế hoạch tổ chức lễ hội và xây dựng kịch bản lễ
hội
* Xác định chủ đề lễ hội
Lễ hội là sự kiện văn hóa tổng hợp, được tổ chức để hình thành ở con
người đạo đức nhân sinh, tình cảm thẩm mĩ, quy tắc ứng xử, tăng cường kiến
thức và kỹ năng. Qua đó tạo nên khơng khí đặc biệt khác với các hoạt động
thơng thường, đó là tinh thần và sự độc đáo của lễ hội. Các chủ đề của lễ hội
thường là các sự kiện đặc biệt trong năm: Tết Nguyên Đán, Quốc tế phụ nữ, sinh
nhật Bác, Tết thiếu nhi, tổng kết năm học, Lễ khai giảng, trung thu, Ngày nhà
giáo Việt Nam,… Dựa vào thời gian thực tế của lễ hội và điều kiện tổ chức của
nhà trường mà nhà trường có thể lựa chọn một số lễ hội đặc trưng, gần gũi và
phù hợp với hứng thú, khả năng hoạt động của trẻ.
* Lập kế hoạch tổ chức ngày hội ngày lễ.
Lập kế hoạch nội dung các ngày hội, ngày lễ cần tổ chức cùng với kế hoạch
năm học, cụ thể trong tháng. Việc lập kế hoạch tổ chức lễ, hội cho trẻ ở trường
mầm non theo chủ đề phải đảm bảo cho sự phát triển chung của trẻ, tạo cho trẻ
có nhiều cơ hội hoạt động chiếm lĩnh những kinh nghiệm sống, kĩ năng và phát
triển năng lực cần thiết cho bản thân. Kế hoạch tổ chức lễ, hội giúp cho Ban
giám hiệu, giáo viên, trẻ và cha mẹ trẻ tiến hành một cách chủ động, góp phần
đạt hiệu quả cao trong hoạt động.
Bản kế hoạch phải xác định được rõ thời gian, địa điểm, mục tiêu, lựa chọn
nội dung, hình thức, phương pháp và các phương tiện, phân công người phụ
trách, người thực hiện từng cơng việc cụ thể, người dẫn chương trình...phù hợp
để tổ chức.
Bản kế hoạch thể hiện các nội dung sau:
Tên ngày hội ngày lễ
Mục đích – Yêu cầu
Thời gian, địa điểm, thành phần
Nội dung
17
Kinh phí
Tổ chức thực hiện
T
Nội dung
Người phục trách
Ghi chú
T
Lập kế hoạch càng cụ thể thì triển khai càng thuận lợi và tránh được sai sót
tối đa. Ví dụ: chuẩn bị không gian, địa điểm, các tiết mục văn nghệ, đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu và các điều kiện khác, nêu rõ các khu vực, chuẩn bị và bố
trí đồ dùng, dụng cụ theo khu vực ấy, cách trang trí, sắp xếp các đồ dùng, dụng
cụ,…
* Xây dựng kịch bản cho ngày hội ngày lễ:
Để một chương trình thực hiện được như mong muốn, có sự móc nối giữa
các tiết mục với nhau diễn ra theo thứ tự thì yếu tố kịch bản là vô cùng quan
trọng. Kịch bản định hướng cho người thực hiện làm đúng theo quy trình, tiến
độ công việc, xác định và yêu cầu rất rõ ràng về con người cũng như cơ sở vật
chất để thực hiện chương trình.
b) Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện lễ hội:
* Chuẩn bị cơ sở vật chất:
Cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, loa,
míc, bản nhạc, bài hát,… phù hợp với nội dung buổi lễ.
- Đối với lễ hội tổ chức cho khối lớp và toàn trường thì khu vực trung tâm
diễn ra các hoạt động chính cần có sân khấu, phơng nền, các đồ trang trí thể hiện
rõ chủ đề lễ hội. Cần bố trí cụ thể các khu vực diễn ra các hoạt động của trẻ. Nếu
tổ chức ngoài trời mặt sân phải bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời,
cũng nên chuẩn bị phương án dự phòng khi trờ nắng hoặc mưa.
* Chuẩn bị các điều kiện cho cô và trẻ
- Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và tâm thế
Giáo viên tìm hiểu kiến thức về lễ hội (nguồn gốc, lý do, đặc điểm của lễ
hội,….) cách thức tổ chức lễ hội để lựa chọn nội dung và tổ chức các hoạt động
lễ hội đạt hiệu quả nhất.
18
- Chuẩn bị tâm thế cho trẻ hướng về hoạt động lễ, hội và kiến thức cho trẻ
bằng cách: trò chuyện, đàm thoại với trẻ về ngày lễ, ngày hội. Cho trẻ quan sát
qua thực tế, qua ti vi để trẻ có ấn tượng về ngày lễ hội, cho trẻ hát múa, đọc thơ,
kể chuyện, tô vẽ, nặn, cắt dán, chơi các trị chơi dân gian....về ngày hội, ngày lễ.
Ví dụ: Lễ hội bé vui đón tết mừng xuân, có thể tổ chức các hoạt động cho
trẻ mẫu giáo như sau:
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Trẻ kể ra được các hoạt - TNĐ là tết cổ truyền Trò chuyện
động chuẩn bị trước tết, của VN
các hoạt động vui chơi
ngày tết,
các món ăn
đặc trung ngày tết, các
loài hoa ngày tết,…
- Rèn kỹ năng tạo hình,
hoạt động nhóm, phát
triển ngơn ngữ, kỹ năng
hợp tác…
- Giáo dục trẻ tích cực
tham gia các hoạt động
trong ngày tết. Biết quan
tâm, chia sẻ với mội
người trong ngày tết. C
- Căn cứ vào từng độ tuổi và nội dung ngày hội ngày lễ, giáo viên tạo điều
kiện cho trẻ cùng lựa chọn và tham gia các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội: làm
thủ công, tập văn nghệ,… để tạo tâm thế cho trẻ hướng tới lễ hội.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu.
Căn cứ vào chủ đề ngày hội ngày lễ, giáo viên chuẩn bị vật thật, đồ chơi,
nhạc, đạo cụ, trang phục của cô và trẻ phù hợp với ngày hội, ngày lễ.
19
Ví dụ: Chủ đề bé vui đón tết có thể chuẩn bị: Tranh ảnh về ngày tết, cây đào,
bánh trưng, nhạc các bài hát liên quan, váy áo, bánh kẹo,….
- Chuẩn bị nội dung ngày hội, ngày lễ
Tùy theo từng ngày hội, ngày lễ, quy mơ và hình thức tổ chức cần chuẩn bị
nội dung cương trình cho phù hợp. Các nội dung cần chuẩn bị: văn nghệ, trò
chơi, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho trẻ,… Để thu hút trẻ, có thể chuẩn bị
chương trình văn nghệ theo hình thức ca cảnh, hoạt cảnh tạo khơng khí vui tươi.
Các tiết mục văn nghệ được lựa chọn phải có nội dung phù hợp để cô và trẻ
cùng luyện tập. Chương trình được sắp xếp hài hịa giữa các tiết mục hát, múa,
đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch....tránh sự gị bó, nhàm chán ở trẻ. Sau khi lựa
chọn được các tiết mục văn nghệ, tổ chức tập luyện để đạt hiệu quả cao.
Đối với các buổi lễ tiến hành cho toàn trường, cần chuẩn bị lời phát biểu,
khai mạc buổi lễ.
- Chuẩn bị kinh phí cho ngày hội, ngày lễ: Căn cứ vào nội dung hoạt động,
xây dựng dự trù kinh phí cho hoạt động.
- Phát động hưởng ứng ngày hội ngày lễ tới từng giáo viên, trẻ, phụ huynh
để tạo khơng khí lễ hội.
c) Bước 3: Trang trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,…
Căn cứ vào chủ đề, hình thức tổ chức lễ hội để bày trí các đồ dùng, đồ chơi
và các điều kiện khác một cách đẹp mắt giúp trẻ có ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ
về ngày hội, ngày lễ: Sân khấu, bangzon, khẩu hiệu, mảng tường trong lớp, sân
trường,…
Khi trang trí, nên sử dụng các sản phẩm hoạt động của trẻ để trang trí,
chuẩn bị cho ngày lễ, hội, vừa làm đẹp cho không gian lễ hội, vừa khích lệ, động
viên trẻ tích cực tạo ra các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao: tranh vẽ, tranh dân
gian, tranh dán, các sản phẩm thủ cơng,…
Trang trí thêm cờ, hoa, chùm bóng bay, cây cảnh,… cho thật đẹp và bắt
mắt. Sắp xếp bánh kẹo, hoa quả đặc trưng cho ngày lễ hội đó và phù hợp với nội
dung tổ chức.
20