Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện mai sơn năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.98 KB, 65 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN
NĂM 2022

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Mai Sơn, năm 2023


SỞ Y TẾ TỈNH SƠN LA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN NĂM 2022

Chủ nhiệm đề tài:
Cộng sự:

DsCKI. Nguyễn Thị Tuyết Lan
Ds. Vũ Thuỳ Dung



Ds. Nguyễn Thị Phương Thiện
Ds. Trần Thị Hà Giang
Ds. Lương Hải Yến

Mai Sơn, năm 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................6
DANH MỤC BẢNG.................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN..........................................................................3
1.1

Quy định kê đơn điều trị ngoại trú...............................................3

1.1.1. Nội dung của một đơn thuốc........................................................3
1.1.2. Đối tượng áp dụng........................................................................5
1.1.3. Quy định về ghi đơn thuốc...........................................................6
1.1.4. Một số nguyên tắc khi kê đơn......................................................8
1.2.

Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc............................................10

1.2.1. Các chỉ số kê đơn của WHO......................................................10
1.2.2. Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc............................................11
1.2.3. Các chỉ số về kê đơn thuốc........................................................11
1.2.4. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện............................................12
1.3.


Thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc và chỉ định thuốc 12

1.3.1.Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới......................12
1.3.2. Thực trạng kê đơn tại Việt Nam.................................................15
1.3.3. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........20
2.1

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................20

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.................................................................20
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn. .20
2.2

Phương pháp nghiên cứu...........................................................20

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu.....................................................................20
2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu...............................................20


2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu:....................................................24
2.2.4. Mẫu nghiên cứu..........................................................................25
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.....................................26
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..............................................27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................28
3.1. Đánh giá thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú
Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2022........28
3.1.1. Mẫu đơn thuốc...........................................................................28

3.1.2.Thông tin liên quan đến người kê...............................................28
3.1.3. Thông tin liên quan đến người bệnh..........................................29
3.1.4. Thơng tin liên quan đến chẩn đốn bệnh...................................31
3.1.5. Thông tin liên quan đến thuốc....................................................31
3.1.5.1.Ghi tên thuốc trong đơn, nồng độ hàm lượng thuốc................32
3.1.5.2. Ghi số lượng thuốc có một chữ số..........................................32
3.1.5.3. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc.................................................33
3.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú...............33
3.2.1. Sử dụng kháng sinh, Vitamin, Corticoid, chế phẩm YHCT......33
3.2.2. Số thuốc kê trung bình trong một đơn.......................................34
3.2.3. Chi phí trung bình trong một đơn thuốc.....................................34
3.2.4 Thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ......................................35
3.2.5.Thuốc Biệt dược gốc, thuốc Generic..........................................35
3.2.6. Giá trị tiền thuốc theo nhóm thuốc được kê..............................36
3.2.7. Sử dụng thuốc tiêm....................................................................36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN......................................................................37
4.1. Đánh giá thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú
Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2022........37
4.1.1. Mẫu đơn thuốc...........................................................................37
4.1.2. Thông tin liên quan đến người kê đơn.......................................37


4.1.3. Thông tin về bệnh nhân..............................................................37
4.1.4. Thông tin về chẩn đốn bệnh.....................................................38
4.1.5. Thơng tin liên quan đến thuốc....................................................39
4.1.6. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc....................................................40
4.2.

Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bảo


hiểm y tế tại Bệnh viện Mai Sơn năm 2022........................................41
4.2.1. Sử dụng kháng sinh, vitamin, corticoid, chế phẩm YHCT........41
4.2.2. Số thuốc trung bình trong một đơn............................................41
4.2.3. Chi phí cho một đơn thuốc.........................................................42
4.2.4.Thuốc kê theo nguồn gốc xuất xứ...............................................42
4.2.5.Tỷ lệ thuốc kê Biệt dược gốc, Generic, chế phẩm YHCT..........43
4.2.6. Giá trị tiền thuốc theo nhóm thuốc được kê..............................43
4.2.7. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc tiêm...............................................44
KẾT LUẬN.............................................................................................45
5.1. Đánh giá thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú
Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2022........45
5.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bảo
hiểm y tế tại Bệnh viện Mai Sơn năm 2022........................................45
KIẾN NGHỊ.............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................48
PHIẾU THU THẬP THÔNG ĐƠN THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ.......51


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

DMTBV

Danh mục thuốc Bệnh viện

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu


BDG

Biệt dược gốc

ADR

Phản ứng có hại của thuốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BYT

Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc

ICD-10

International Classification Diseases – 10
(Phân loại bệnh tật quốc tế)

STT

Số thứ tự


WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

YHCT

Y học cổ truyền

Thông tư
18/2018/TTBYT

Thông tư 18/2018/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 / 12/
2017 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược,
sinh phẩm trong Điều trị ngoại trú

Thông tư
04/2022/TTBYT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 Thông tư
số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ
Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn
thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và
Thông tư số 27/2021/TT-BYT ngày 20/ 12/ 2021 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc quy định kê đơn thuốc bằng hình
thức điện tử



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các chỉ số kê đơn của WHO ……………………………………...10
Bảng 2.1. Các biến số cần thu thập………………………………………….20
Bảng 3.1. Mẫu đơn thuốc ………………………………………………… ..28
Bảng 3.2. Ghi các thông tin liên quan đến người kê đơn và thủ tục hành
chính……………………………………………………………………………28
Bảng 3.3. Thông tin liên quan đến bệnh nhân………………………………. 29
Bảng 3.4. Ghi chẩn đoán bệnh theo mã ICD10……………………………….31
Bảng 3.5. Ghi các thông tin liên quan đến thuốc………………………………31
Bảng 3.6. Ghi tên thuốc trong đơn, nồng độ hàm lượng thuốc…………….....32
Bảng 3.7. Ghi số lượng thuốc có một chữ số………………………………….32
Bảng 3.8.Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc theo lượt kê………………………….33
Bảng 3.9. Sử dụng kháng sinh, vitamin, corticoid, chế phẩm YHCT……….33
Bảng 3.10. Số thuốc kê trung bình trong đơn thuốc………………………….34
Bảng 3.11. Chi phí trung bình trong một đơn……………………………….34
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc kê theo nguồn gốc xuất xứ………………………….35
Bảng 3.13. Tỷ lệ kê thuốc Biệt dược gốc, thuốc Generic……………………35
Bảng 3.14. Giá trị tiền theo nhóm thuốc được kê……………………………36
Bảng 3.15. Tỷ lệ đơn thuốc có thuốc tiêm……………………………………36

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người. Việc quyết định lựa chọn thuốc, đường dùng, cách dùng, liều dùng,
thời điểm dùng phụ thuộc vào người thầy thuốc người trực tiếp thăm khám và
chẩn đoán bệnh, bệnh nhân là người thực hiện đầy đủ và đúng theo phác đồ
điều trị của thầy thuốc.
Để chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân an tồn, hợp lý và có hiệu quả,

vai trị của người thầy thuốc là hết sức quan trọng, nó địi hỏi người thầy thuốc
phải có trình độ.
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế là một trong các
chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam. Việc kê đơn, sử dụng thuốc chưa
hợp lý đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức lao động, thời gian và sức khỏe
người bệnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ
xảy ra ADR, tương tác thuốc, kể cả nguy cơ tử vong. Việc giám sát, sử dụng
thuốc chặt chẽ là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc kiểm soát, nâng
cao tính an tồn, hiệu quả và kinh tế trong sử dụng thuốc.
Kê đơn của bác sỹ là một trong những hoạt động đóng vai trị quan trọng
góp phần vào việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Kê đơn là một khâu
quan trọng trong chu trình sử dụng thuốc ở các bệnh viện. Chính vì vậy Bộ Y
tế đã có những quy định chặt chẽ trong quản lý hoạt động kê đơn của bác sỹ.
Đặc biệt đối với hoạt động kê đơn BHYT ngoại trú vốn bị hạn chế hơn so với
kê đơn ngoại trú thông thường do chịu áp lực của hạn mức giá trị tiền thuốc
đối với một đơn thuốc ngoại trú và hạn chế do danh mục thuốc BHYT chi trả.
Bệnh viện Mai Sơn là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến huyện với quy
mô 250 giường bệnh kế hoạch, thực kê 348 giường. Với sự phát triển không
ngừng của bệnh viện, sự nâng cao về trình độ chun mơn và nhận thức của
1


cán bộ y tế cũng như nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân,
bệnh viện không những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải đảm bảo sử dụng
thuốc hiệu quả, an tồn, hợp lý.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng
thuốc khám và điều trị cho người bệnh tại bệnh viện, đề tài: “Khảo sát
thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế tại Bệnh
viện Mai Sơn năm 2022” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú Bảo

hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2022.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Mai Sơn năm 2022.
Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động kê
đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế của Bệnh viện Mai Sơn, nhằm đưa ra những
đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý tại
bệnh viện.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Quy định kê đơn điều trị ngoại trú
1.1.1. Nội dung của một đơn thuốc
Mỗi quốc gia trên thế giới có quy định riêng về việc kê đơn thuốc nhằm
phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Tuy nhiên, u cầu quan trọng nhất
đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc phải có tính hợp lệ và chỉ định chính
xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc đầy đủ bao
gồm các nội dung sau [19]:
- Tên,

tuổi và địa chỉ của người bệnh.

- Ngày, tháng kê đơn.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của người kê đơn.
- Chữ ký của người kê đơn.
- Tên gốc của thuốc, hàm lượng thuốc.
- Dạng thuốc, tổng số thuốc.
- Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo…
Ngày 29/12/2017 Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 52/2017/TT-BYT quy

định về kê đơn trong điều trị ngoại trú [4], trong đó có yêu cầu kê đơn thuốc
gồm:
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
- Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
a. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc cơng nhận; Hướng dẫn chẩn đốn và điều
3


trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và
hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp
chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế [1].
b. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
c. Dược thư quốc gia của Việt Nam.
Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng
tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8
và 9 Thông tư này.
Đối với người bệnh phải khám từ ba chuyên khoa trở lên trong ngày thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (Trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa
lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc
phân cơng bác sỹ có chun khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
- Bác sỹ, Y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám

bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc
danh mục kĩ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sỹ, y sỹ quy định tại các khoản 1,
2 Điều 2 Thơng tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng
của người bệnh.
- Khơng được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15
Điều 6 Luật Dược[18], cụ thể:
a. Các thuốc, chất khơng nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh;
4


b. Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c. Thực phẩm chức năng;
d. Mỹ phẩm.
Yêu cầu về hình thức kê đơn thuốc theo Thơng tư 52/2017/TT-BYT [4]:
- Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh:
- Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào đơn thuốc hoặc sổ khám
bệnh (sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm
theo Thông tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người
bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của
người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội
trú:
a.Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01
(một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào đơn

thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc
phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b.Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy)
ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến
về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
- Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất theo quy định.
1.1.2. Đối tượng áp dụng

5


Theo điều 2 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định của người kê
đơn như sau[4]:
1.1.3. Quy định về ghi đơn thuốc
- Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và có đăng kí
hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh,
chữa bệnh.
- Y sỹ có chứng chỉ hành nghề và có đăng kí hành nghề tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tuyến 4 quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày
11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kĩ
thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [2].
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp Giấy phép hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh theo Quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Cơ sở bán lẻ thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của
cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định của Luật Dược.
- Người bệnh và người đại diện của người bệnh có đơn thuốc.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến đơn thuốc
và kê đơn thuốc.
Để tăng cường sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê đơn tại

các Bệnh viện trên cả nước, Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú” kèm theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017
của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều 6 của yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú [4] và Thông tư 18/2018/TT-BYTsửa đổi [5], Thông tư
04/2022TT-BYT sửa đổi [6], yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc như
sau: :

6


(1).Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
Sổ khám bệnh của người bệnh.
(2). Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: Số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
(3). Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố
hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh
(4).Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
a.Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: Thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên
thuốc như sau: Paracetamol 500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: Thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương
mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
b. Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
(5). Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng,
đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.

(6). Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
(7) .Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía
trước.
(8). Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê phải kí tên ngay bên cạnh nội
dung sửa.

7


(9). Gạch chéo phần giấy cịn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ kí của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, kí
tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong kê đơn thuốc:
- Đơn thuốc kê trên máy tính một lần, sau đó in ra và người kê đơn kí
tên, trả cho người bệnh một bản để lưu trong sổ khám bệnh hoặc trong sổ điều
trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải
đảm bảo việc lưu đơn để chiết xuất dữ liệu khi cần thiết.
Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc:
- Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể
từ ngày kê đơn thuốc.
- Đơn thuốc được mua tại cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
- Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với
ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2
hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước một đến ba
ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ lễ, tết, thứ 7, chủ nhật thì mua
hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
1.1.4. Một số nguyên tắc khi kê đơn
Theo hướng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt của WHO, để thực hiện

được quá trình kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ theo quá
trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
- Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân. Quá trình này cần
được thực hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kĩ lưỡng của bác sỹ,

8


mô tả bệnh của bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X-quang, kết quả xét nghiệm
và các thăm khám khác.
- Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị. Việc xác định mục tiêu điều trị giúp
người thầy thuốc tránh được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết, tập
trung vào bệnh của bệnh nhân.
- Bước 3: Xác định phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả,
an toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án điều trị
khác nhau, kể cả phương án không dùng thuốc.Thẩm định lại sự phù hợp của
thuốc đã lựa chọn cho bệnh nhân. Sự phù hợp được đánh giá trên 3 khía cạnh:
* Sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh nhân.
* Sự phù hợp của liều dùng hàng ngày.
* Sự phù hợp của q trình điều trị. Đối với mỗi khía cạnh cần phải
kiểm tra mục đích điều trị, hiệu quả và an tồn có được đảm bảo.
- Bước 4: Bắt đầu điều trị. Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân. Ví
dụ như viết một đơn thuốc rõ ràng, cẩn thận, ngắn gọn nhưng dễ hiểu cho bệnh
nhân.
- Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh
nhân. Cần phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất các thông tin sau: các tác dụng
của thuốc, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo, hẹn tái khám lần tới, xác minh mọi
thơng tin có rõ ràng đối với bệnh nhân.
- Bước 6: Giám sát điều trị. Nếu như bệnh nhân được chữa khỏi thì
ngừng quá trình điều trị hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quảmà

bệnh nhân vẫn chưa khỏi hẳn thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm
trọng hay khơng. Nếu có thì cân nhắc lại liều dùng hoặc chọn thuốc khác, nếu
không thì tiếp tục điều trị. Trường hợp bệnh khơng được chữa khỏi thì phải
nghiên cứu lại tất cả các bước trên.
9


Ngoài ra, để đảm bảo một đơn thuốc hợp lý cũng cần phải lưu ý đến
tương tác thuốc, vì khi sử dụng đồng thời 2 hay nhiều thuốc có tương tác với
nhau, tác dụng của thuốc này có thể bị thay đổi bởi thuốc khác, một số trường
hợp có thể làm tăng độc tính của thuốc dẫn tới hậu quả bất lợi cho người bệnh.
Trong một số trường hợp kết hợp 2 thuốc tương tác để làm tăng hiệu quả của
thuốc cũng nên được áp dụng để giảm liều của từng thuốc đơn lẻ.
1.2.

Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc

1.2.1. Các chỉ số kê đơn của WHO
Tổ chức Y tế thế giới WHO 1993 đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau:
Bảng 1.1 Các chỉ số kê đơn của WHO
TT

Chỉ số

Ý nghĩa

1

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có


Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử

kháng sinh

dụng loại thuốc quan trọng, nhưng thường
bị lạm dụng và tốn kém trong chi phí điều
trị bằng thuốc.

2

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có

Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử

TPCN

dụng loại thuốc quan trọng, nhưng thường
bị lạm dụng và tốn kém trong chi phí điều
trị bằng thuốc.

3

Số thuốc trung bình trong
một đơn

Để đo mức độ đơn kê nhiều thuốc.

4

Tỷ lệ phần trăm của các


Để đo lường xu hướng kê đơn theo tên

thuốc được kê theo tên

Generic.

Generic
5

Tỷ lệ phần trăm của các

Để đo mức độ thực hành phù hợp với chính

thuốc được kê thuộc danh

sách thuốc quốc gia, bằng việc chỉ ra việc
10


mục thuốc thiết yếu hoặc

thực hiện kê đơn từ danh sách thuốc chủ

danh mục thuốc chủ yếu

yếu đối với từng loại hình cơ sở khảo sát.

1.2.2. Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện,

BYT cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê đơn thuốc
trong bệnh viện: Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú, Thông tư số 18/2018/TT-BYT sửa đổi bổ sung cho Thông tư
52/TT-BYT, Thông tư số 23/2011/TT-BYT, Thông tư 21/2013/TT-BYT quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị trong bệnh viện.
Theo Thơng tư 23/2011/TT-BYT có quy định: Thuốc chỉ định cho người bệnh
cần đảm bảo các yêu cầu sau [3] :
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh.
- Phù hợp với tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh.
- Phù hợp với tuổi và cân nặng.
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có).
- Khơng lạm dụng thuốc.
- Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh.
- Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
- Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm.
1.2.3. Các chỉ số về kê đơn thuốc

11


Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo thông tư số 21/2013/
TT- BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến kê
đơn thuốc ngoại trú.
Các chỉ số về kê đơn thuốc bao gồm [1]:
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN).
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có Vitamin.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do BYT ban hành.
1.2.4. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
Các chỉ số về sử dụng thuốc toàn diện bao gồm [1]
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc.
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn.
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin.
- Tỷ lệ phần trăm kê đơn phù hợp với phác đồ điều trị.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan. Theo khuyến cáo WHO, số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là 1,6 –
1,8 [19].
Tỷ lệ phần trăm thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu lý tưởng là
100%. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên generic được khuyến cáo là
100%. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh là trong khoảng 20% - 26,8%. Tỷ
lệ phần trăm đơn có kê thuốc tiêm được khuyến cáo trong khoảng 13,4% 24,1%.
12


1.3.

Thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc và chỉ định thuốc
1.3.1.Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Trong những năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự

gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ.
Nhu cầu dùng thuốc tăng và dùng các loại thuốc biệt dược được phát minh
trong điều trị bệnh mới nên có chi phí lớn [7].

Trong việc sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn, đó là:
- Sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát
triển [8].
- Thực trạng kê đơn khơng hợp lý, khơng an tồn, cịn bệnh nhân thì
khơng tn thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê đơn nhầm lẫn vẫn
còn, còn lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đầy đủ liều
lượng, dạng thuốc vẫn cịn diễn ra.Tình trạng kê quá nhiều thuốc cho một bệnh
nhân, lạm dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho bệnh không nhiễm
trùng vẫn còn diễn ra [7].
Khoảng 75% lượng thuốc ở thị trường dược phẩm thuộc về các nước
dẫn đầu về kinh tế như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha…
Thị trường dược phẩm khối các nước ASEAN có đặc điểm chung là các
thuốc generic chiếm trung bình khoảng 40% thị phần, trong đó Singapore thấp
nhất (9%), cao nhất là Việt Nam (70%) (theo đánh giá của IMS). Thuốc
generic là một thị trường tiềm năng, đồng thời là một giải pháp lựa chọn để
người dân các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu
theo chính sách của WHO[19].
Nghiên cứu về việc kê đơn tại một bệnh viện thực hành ở Thái Lan
Udimthavomsuk thấy có tới 52,3% dùng kháng sinh không đúng và không cần

13



×