Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu Luận Vhdg.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.46 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM
KHOA VĂN HOÁ HỌC

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HAI
THUỘC TÍNH NƠNG THƠN VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN ĐỐI VỚI XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY

(BÀI THU HOẠCH)

Sinh viên thực hiện

Võ Trần Khánh Quyên

Mã số sinh viên

2256140068

Lớp

K16.2, khoá 2022-2026

Khoa

Văn hoá học

Số thứ tự

33
Năm 2023



MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI....................................................................................................3
NỘI DUNG....................................................................................................................4
1. Sự hình thành và phát triển của hai thuộc tính ở nơng thơn Việt Nam.................4
1.1 Khái niệm.......................................................................................................4
1.2 Sự hình thành và phát triển.............................................................................5
2. Ảnh hưởng của tính cộng đồng đối với xã hội Việt Nam hiện nay......................7
2.1 Ảnh hưởng tích cực........................................................................................7
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực......................................................................................10
3. Ảnh hưởng của tính tự trị đối với xã hội Việt Nam hiện nay.............................12
3.1 Ảnh hưởng tích cực......................................................................................12
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực......................................................................................14
4. Mối quan hệ của tính cộng đồng và tính tự trị đối với một số vấn đề thực tại
ngày nay...................................................................................................................15
KẾT LUẬN..................................................................................................................16
PHỤ LỤC.....................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................19

2


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Nông thôn Việt Nam thời xưa được hình thành nên từ những hình ảnh quen thuộc,
gắn liền với nông thôn khi ấy là luỹ tre bao quanh làng, là đình làng, là cây đa giếng
nước. Những hình ảnh thân thương ấy gắn bó với làng xã với những con người bình
dị ấy qua từng năm tháng. Khơng phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến làng quê Việt
Nam người ta lại nghĩ ngay đến hình ảnh luỹ tre làng hay giếng nước, cây đa. Mà vì
những sự vật này gắn bó q đỗi quen thuộc với nơng thơn Việt Nam xưa và cũng
đồng thời mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc thể hiện rõ đặc trưng văn hoá lúc bấy giờ.
Được biết sân đình, bến nước, cây đa là biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng

cịn luỹ tre là biểu tượng truyền thống của tính tự trị. Đây là hai thuộc tính của nơng
thơn Việt Nam xưa được hình thành nên từ những đặc trưng, những thói quen sinh
hoạt, những tập tục hay sự phân bố khu vực. Dù vậy hai thuộc tính này cũng có mặt
tích cực và mặt tiêu cực rõ rệt. Nhìn nhận theo từng góc độ khác nhau, đánh giá tổng
quan chung thì hai thuộc tính này đã mang lại những ảnh hưởng sâu sắc cho nơng
thơn Việt Nam xưa nói riêng và xã hội Việt Nam ngày nay nói chung. Ngày nay dù đã
khơng cịn nhiều hình ảnh cây đa, bến nước hay luỹ tre, song những thuộc tính lâu đời
vẫn cịn được lưu giữ trường tồn theo dòng chảy thời gian. Cùng với sự phát triển của
xã hội, sự tân tiến hiện đại của công nghệ nhưng vẫn thấy rõ được tính cộng đồng và
tính tự trị trong xã hội Việt Nam. Những mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó cũng
mang lại những ảnh hưởng khơng nhỏ đến xã hội ngày nay. Liệu ngày nay những giá
trị đó có còn quan trọng hay những ảnh hưởng của hai thuộc tính có cịn được lưu
truyền cho mai sau?
Nhắc đến tính cộng đồng hay tính tự trị trong văn hố của nơng thơn Việt Nam xưa
thì có lẽ khơng cịn xa lạ với người dân Việt Nam bởi những đặc trưng của nó thì
trong chúng ta ít nhiều gì cũng được nghe qua. Trong các bài nghiên cứu hay trong
các tư liệu cũng đã chỉ rõ ra được những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của hai
thuộc tính này đối với nông thôn Việt Nam cụ thể là đối với các sinh hoạt, cách suy
3


nghĩ, cách hành xử, cách đối nhân xử thế, …của người dân. Nhưng xun suốt dịng
chảy thời gian thì những đặc tính đó được thể hiện ở ngày nay như thế nào. Đó là
những gì sẽ được tìm hiểu thơng qua bài nghiên cứu “NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC VÀ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HAI THUỘC TÍNH NƠNG THƠN
VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY ”.
NỘI DUNG
1. Sự hình thành và phát triển của hai thuộc tính ở nơng thơn Việt Nam
1.1 Khái niệm
Nơng thơn Việt Nam xưa với hình ảnh là những luỹ tre làng bao bọc xung quanh tạo

thành vùng sinh hoạt khép kín. Gắn liền với nơng thơn là làng xã. Nói đến văn hố
nơng thơn là nói đến những giá trị vật chất và tinh thần phổ biến ở nông thơn. Những
giá trị này ln gắn với văn hố làng xã. Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều
nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Các thuộc tính ở nơng thơn
đồng thời cũng là các thuộc tính của làng xã. Cơ cấu tổ chức và lề lối sinh hoạt truyền
thống đã hình thành hai thuộc tính cơ bản của làng xã: tính cộng đồng và tính tự trị.
Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều
hướng tới những người khác. Tính cộng đồng dựa trên tinh thần tập thể, coi trọng cái
chung: công việc chung, ý kiến chung, trách nhiệm chung, lợi ích chung, danh dự
chung...Theo nghĩa rộng, tính cộng đồng là ý thức và tình cảm gắn bó người tộc Việt
với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộc Việt). Đây là một đặc trưng dương tính,
hướng ngoại. Tính cộng đồng đặc trưng cho tinh thần đồn kết, tương trợ; tính tập thể
hịa đồng; đó là sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng tập
thể. Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào sự đồng nhất: Cùng họ là đồng tộc,
cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng làng là đồng hương hay là sự
đồng nhất cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ, cùng quốc gia.

4


Tính cộng đồng được người Việt thiêng hố theo quan niệm là anh em trong một nhà.
Tất cả các dân tộc anh em, tất cả người con đất Việt đều là con Rồng cháu Tiên do
cùng một mẹ sinh ra. Cây đa, bến nước, sân đình là những hình ảnh biểu tượng cho
tính cộng đồng. Trong thực tế, đó là những nơi gắn liền với những sinh hoạt tập thể
của dân làng. Trong tâm thức của người nơng thơn đó là thứ “của chung” đã được giữ
gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Nếu như quan hệ giữa các thành viên trong làng mang tính cộng đồng thì trong quan
hệ với các cộng đồng bên ngồi và với chính quyền cấp trên làng lại mang tính chất tự
trị, tự quản cao. Tính tự trị dựa trên tinh thần tự khẳng định đơn vị cụ thể, coi trọng sự
tự thân vận động. Những biểu hiện rõ nét của tính tự trị là: độc lập về mặt tổ chức,

quản lý; tự cung tự cấp về mặt kinh tế.
Lũy tre làng là hình ảnh biểu tượng cho tính tự trị. Rặng tre cao mọc kiên cố quanh
làng, bao bọc làng như một bức tường thành bất khả xâm phạm. Bên trong lũy tre
làng ấy, cuộc sống nông thôn Việt Nam diễn ra yên ắng, bình lặng. Dân làng tự khai
hoang, khai khẩn, tự xây dựng nề nếp sinh hoạt, tự cử ra những người gánh vác việc
làng, lo toan việc nước, tự tổ chức hội hè đình đám theo nhịp sống của làng xã, tự
phân công trách nhiệm, nghĩa vụ cho các thành viên trong cộng đồng.
1.2 Sự hình thành và phát triển
Việt Nam nằm trong khu vực có thời tiết 4 mùa, thổ nhưỡng đa dạng, nhiều sơng
ngịi, kênh rạch... rất phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Tinh thần
đồn kết, gắn kết cộng đồng có nguồn gốc từ nền văn hóa lúa nước đó. Trong sản xuất
nơng nghiệp, các gia đình nơng dân cùng canh tác trên một cánh đồng, môi trường
canh tác gần gũi và mang tính tập thể đó khiến những người nơng dân trong làng
không thể sinh sống và làm việc đơn lẻ, mà liên kết với nhau trong mối liên hệ gần
gũi, thân tình... Cùng sinh sống chung trong một làng, cùng hồn cảnh, cùng lao động,
cùng sinh hoạt đã làm cho những người dân trong làng gắn kết với nhau, giúp đỡ lẫn
5


nhau, đồng thời cũng suy nghĩ đến lợi ích chung, cố kết với nhau và cố kết cộng đồng
để xây dựng làng xã.
Tính cộng đồng khi nói đến sự hình thành rộng hơn là trong cuộc sinh tồn và phát
triển, dân tộc Việt Nam ln phải gồng mình lên để chiến đấu chống lại các thế lực
ngoại bang hùng mạnh và thiện chiến, vận mệnh dân tộc khơng ít lần như “ngàn cân
treo sợi tóc”. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, sự sống còn của cá nhân gắn liền với
sự tồn vong của cộng đồng nên tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam hình thành
sớm. Hàng ngày mỗi gia đình một cơng việc, nhiệm vụ, khi giặc đến các gia đình làm
một, hồ vào nhau, cùng hướng đến mục tiêu chung thống nhất là đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Đó là mấu chốt của tính cố kết cộng đồng, gắn kết của con người
Việt Nam trong lúc hoạn nạn, khó khăn, là nhân tố cực kỳ quan trọng tạo thành sức

mạnh tổng hợp, chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống.
Sản phẩm của tính cộng đồng là một làng xã mang tính tự trị. Trong nơng thơn thời
ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau, làng nào thì biết làng ấy và như vậy cũng
phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Những luỹ tre mọc cao vút bao bọc quanh
làng cũng phần nào đó đã tách biệt mỗi làng với nhau. Có những người quanh năm
không đi ra khỏi luỹ tre làng. Họ ở trong làng, cuộc sống của họ gắn bó với làng. Vì
thế nên mỗi làng phải tự lo liệu lấy mọi thứ. Điều đó tạo nên nếp sống tự cung tự cấp:
mỗi làng tự đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, tự đảm bảo các tục lễ riêng, tự quản
lý riêng, tự sản xuất lương thực cho cuộc sống,… Ở mỗi nhà cịn có cho mình vườn
rau, chuồng gà, ao cá để đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre, rặng xoan, cây mít để đảm
bảo nhu cầu về ở. Từ những đặc trưng đó đã hình thành nên tính tự trị.
Tính cộng đồng và tính tự trị tồn tại theo suốt dòng chảy thời gian, từ những khi cịn
làng cịn xã cho đến lúc đơ thị phát triển, có thành phố như ngày nay. Điều đó cho

6


thấy sự phát triển của hai thuộc tính này đã làm nên những đặc tính của người Việt
Nam từ thời xưa đến lúc bây giờ.
2. Ảnh hưởng của tính cộng đồng đối với xã hội Việt Nam hiện nay
2.1 Ảnh hưởng tích cực
Nói đến tính tích cực là nói đến những giá trị tốt đẹp mà tính cộng đồng mang lại.
Tính tích cực của tính cộng đồng là liên kết các thành viên, cố kết cộng đồng, tương
trợ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, ln đi tìm sự hồ đồng, đoàn kết trong cộng
đồng dân cư phát huy dân chủ làng xã. Tính cộng đồng gắn kết những con người
trong cùng làng lại với nhau, thắm đượm thêm tình làng nghĩa xóm; gắn kết những
con người trong cùng một đất nước lại với nhau, xây dựng nên tinh thần dân tộc.
Người dân Việt Nam đề cao sự gắn bó mật thiết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Trong
cùng một xóm làng hay cùng thơn thì mọi người đều quen biết nhau. Có vấn đề gì xảy
ra đều hỗ trợ lẫn nhau. Do đề cao tính cộng đồng nên trong xã hội Việt Nam truyền

thống, có một sự đồng nhất, giống nhau, bình đẳng với nhau; cũng chính là ngọn
nguồn của nếp sống dân chủ-bình đẳng bộc lộ trong nguyên tắc tổ chức nông thôn
theo địa bàn cư trú, theo nghề.
Tính cộng đồng biểu hiện ở cách tổ chức đời sống cộng đồng, mà làng xã là một ví dụ
tiêu biểu. Tiếng Việt mang hình bóng của tính cộng đồng người Việt rất đậm đặc, đơn
cử như trong tiếng Việt, khơng có đại từ ngơi thứ nhất và thứ hai chung cho mọi
người mà phải thay bằng tiếng xưng hô trong thân tộc như: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,
em, con, cháu, cơ, dì, chú, bác... Có lẽ đây cũng chính là một đặc thù của tiếng Việt so
với ngơn ngữ khác trên thế giới. Tính cộng đồng cịn được thể hiện qua phong tục, tín
ngưỡng, lễ hội của người Việt. Bản thân lễ hội chứa đựng trong đó các giá trị to lớn,
hướng con người tới “cái thiêng”, có sức gắn kết cộng đồng, hấp dẫn, lôi cuốn các
tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế
kỷ. Tính cộng đồng cũng được hình tượng hóa qua nhiều truyền thuyết, huyền thoại
với các yếu tố biểu tượng sinh động, đặc trưng như: “Con Rồng, cháu Tiên”, “Thánh
7


Gióng”, “Sơn Tinh-Thủy Tinh”... Qua đó, ta thấy một dân tộc mà ngay từ thuở sơ
khai đã gắn bó với nhau bằng nghĩa tình đồng bào ruột thịt, và lại kề vai sát cánh bên
nhau bước vào cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước, chung sức đồng lòng chiến
đấu với bao thiên tai, địch họa để kiêu hãnh trường tồn.
Như vậy, có thể thấy, tính cộng đồng có mặt tích cực là tạo sự đồng thuận, thống nhất
cao trong cộng đồng, giúp tập hợp, huy động được sức mạnh của số đơng, tạo nên một
tập thể đồn kết, gắn bó để đạt được mục tiêu chung và cao nhất. Phát triển được tinh
thần cộng đồng lành mạnh là cơ sở để nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
Khi ở các nước phương Tây người ta đề cao cái tơi cá nhân hay quan điểm riêng thì ở
Việt Nam lại chú trọng đến ý kiến số đông, sự thống nhất đồng thuận chung của tất
cả, chú trọng đến sự gắn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau, đề cao tình cảm hồ thuận u
thương để cùng chung sống với nhau.
Ngày nay trong thời đại cơng nghiệp hố hiện đại hoá, cuộc sống ngày càng phát

triển, các nhu cầu đều được đáp ứng bằng cơng nghệ hay máy móc. Thì những giá trị
tích cực của tính cộng đồng vẫn còn được thể hiện rõ nét qua đời sống văn hoá, sinh
hoạt hay cách cư xử của người dân Việt Nam.
Xã hội Việt Nam ngày nay tính cộng đồng đã có những tác động tích cực đối với đời
sống xã hội. Do có tính cộng đồng mà người Việt ln có tinh thần tập thể, ý thức
trách nhiệm. Trong mỗi hành vi ứng xử, trong lối sống và nếp nghĩ, con người luôn
nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, luôn để ý đến các mối liên hệ xung quanh, tránh
những việc làm phương hại đến tập thể. Vì tập thể mà đơi khi người ta sẵn sàng hy
sinh lợi ích cá nhân. Cũng vì thế mà người phương Đơng nói chung, người Việt nói
riêng thường đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm (khác với phương Tây thường coi trọng
quyền lợi). Vì có tinh thần tập thể nên người Việt giàu lịng nhân ái, đoàn kết, sẻ chia.
Những người trong làng, trong xóm, trong khu phố,… sống nương tựa vào nhau, vì
nhau, cởi mở, hịa đồng, do đó, họ đối xử với nhau rất giàu tình nghĩa, coi trọng tình
8


làng nghĩa xóm, “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành
đùm lá rách”, “nước xa không cứu được lửa gần”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”
đầy nhân ái, sẻ chia. Cũng nhờ đó, người Việt đã hạn chế sự vơ cảm, ích kỷ cá nhân.
Bởi lẽ, con người gắn kết cộng đồng sẽ không chấp nhận lối sống hờ hững, vô trách
nhiệm. Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết bằng tình nghĩa họ hàng, bà con,
láng giềng một cách mềm dẻo, tạo nên nét văn hóa trọng tình.
Tính cộng đồng trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn rất phổ biến và đặc trưng. Nó
biểu hiện ở khắp mọi nơi : trong xóm , trong xã, trong trường học, trong cơng ty…
hay trong cả đất nước Việt Nam. Ngày nay cộng đồng đa dạng hơn rất nhiều, không
phải chỉ là làng là xã mà còn là những cộng đồng cùng chung trường học, chung nơi
làm việc, chung quê hương,… hay rộng hơn là chung Tổ Quốc đều có những sự gắn
kết. Những giá trị của tính cộng đồng đã làm cho ở những mơi trường tập thể đều có
sự giúp đỡ và gắn kết với nhau.
Việc sinh hoạt cộng đồng hay những hoạt động mang tính cộng đồng đã trở thành

truyền thống, nếp sống tồn tại lâu đời trong mỗi thế hệ người Việt từ xưa tới nay.
Tính cộng đồng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Chúng ta có
thể nghe rất nhiều và rất thường xuyên về những câu chuyện tương trợ lẫn nhau của
người dân. Khi mùa mưa bão đến, miền Trung lũ lụt thì miền Bắc và miền Nam sẵn
sàng gửi lương thực, hỗ trợ bà con miền Trung mùa mưa bão, những chiến sĩ khơng
ngại mưa gió để đứng ra cứu trợ bà con, chở hàng hoá, chở người dân ra khỏi vùng
bão. Trong mùa covid mọi người đều chịu bao nhiêu ảnh hưởng của đại dịch thì vẫn
có những người anh hùng đứng ra vì cộng đồng, sẵn sàng đứng ra tuyến đầu chống
dịch, hỗ trợ người dân phòng bệnh chữa bệnh, tiếp tế lương thực, cứu trợ kịp thời.
Hay gần đây nhất là vụ việc cháy chung cư ở Hà Nội, các chiến sĩ cứu hoả đã hết lịng
vì những người bị nạn mà cùng lúc đó là bà con hàng xóm xung quanh cũng khơng
ngại khó khăn mà ra tay giúp đỡ để mang từng tia hi vọng tới từng nạn nhân trong

9


chung cư. Nếu như khơng vì tập thể, khơng vì cộng đồng chung, khơng vì tinh thần
tương thân tương ái thì làm sao có những con người với lối hành xử cao cả vậy.
Tính cộng đồng khi nói chung trong xã hội Việt Nam ngày trước được thể hiện rõ nét
và sinh động nhất qua các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc. Thời
phong kiến có các cuộc chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, chống Tống của
nhà Lý. Thế kỉ 19-20 ta đánh đuổi các đế quốc Pháp, Mỹ,.. xâm lược; đưa non sông
về một dải, hịa bình độc lập trở lại trên dải đất hình chữ S. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng dạy: “ Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vậy
mới thấy được tính cộng đồng trong xã hội Việt Nam nó là căn nguyên, là gốc rễ của
hịa bình, độc lập và đại đồn kết tồn dân tộc. Tính cộng đồng trong tồn xã hội ngày
nay có thể kể đến đợt Covid vừa qua là một minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết,
tính cộng đồng của nhân dân Việt Nam, người góp sức người góp của cùng Đảng,
Nhà nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh sớm đưa cuộc sống bình thường trở lại.
Chính những tích cực của tính cộng đồng tạo nên những đặc điểm tốt đến bản tính,

đến cách suy nghĩ, hành xử của người Việt, tạo nên những quan niệm sống, thói quen,
tập tục của con người. Nhờ đó xây dựng nên một xã hội phát triển tốt đẹp. Dù là nói
chung trong một tập thể hay nói rộng ra trong một quốc gia thì những đặc điểm tốt
đẹp của tính cộng đồng vẫn được gìn giữ, phát huy và lưu truyền cho thế hệ mai sau.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực trên, tính cộng đồng của người Việt cũng có những hạn
chế, tiêu cực. Chính sự đồng nhất của tính cộng đồng mà ở người Việt Nam ý thức về
con người cá nhân bị thủ tiêu. Người Việt ln hồ tan các mối quan hệ xã hội : đối
với người này là em, người kia là anh chị, người đây là cháu,...Cách giải quyết lại
theo lối hoà cả làng, mọi người đều là anh em với nhau. Sự đồng nhất dẫn đến chỗ
người Việt Nam hay có thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, tâm lý xuề xịa, đại khái, tâm
lý đám đơng: “Nước trơi thì bèo trơi”, “nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn nữa là
10


tình trạng “Cha chung khơng ai khóc”, “Lắm sãi khơng ai đóng cửa chùa”... Dù khó
khăn hoạn nạn, có người cũng hành xử theo tư duy “mặc kệ”: “Toét mắt là tại hướng
đình/ Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”. Hiện tượng “hôi của”, “đánh hội đồng”...
xảy ra khiến cho khơng ít người khốn đốn là hiện tượng đáng buồn. Người Việt cũng
có tư tưởng an phận thủ thường và cả nể, làm gì cũng sợ động chạm “rút dây động
rừng” nên thường “dĩ hòa vi quý”, giải quyết vấn đề êm thấm theo kiểu “đóng cửa bảo
nhau”...
Tính cộng đồng đề cao tập thể cũng dẫn đến tâm lý coi nhẹ cá nhân. Bị ràng buộc bởi
quan hệ cộng đồng, trách nhiệm, con người lắm lúc quên đi nhu cầu, hạnh phúc cá
nhân. Lại thêm tư tưởng bình quân, cào bằng, đồng nhất tập thể nên nảy sinh thói đố
kỵ, không chấp nhận sự vượt trội của người khác. Cái tốt nhưng tốt riêng rẽ thì trở
thành xấu. Họ thà “xấu đều hơn tốt lỏi”, “khôn độc không bằng ngốc đàn”... Điều này
khiến cho người Việt không tạo ra được một sự hiệp thông thống nhất, khả năng làm
việc nhóm khơng hiệu quả, dẫn đến việc “một người làm thì tốt, ba người làm thì tồi,
bảy người làm thì hỏng”.

Ngày nay, những thói quen, tâm lý xấu đó vẫn cịn tồn tại trong tính cách của người
dân Việt Nam. Bởi lẽ những ảnh hưởng từ xa xưa mà ngày nay vẫn cịn tồn tại mặt
tiêu cực đó của tính cộng đồng. Một xã hội muốn phát triển thì cá nhân phải được tôn
trọng, năng lực cá nhân phải được giải phóng. Một cộng đồng q coi trọng tính tập
thể thì yếu tố cá nhân bị lu mờ, vai trị và lợi ích của cá nhân bị gạt bỏ để phục vụ
cộng đồng và tập thể. Một mặt trái khác của tính cộng đồng là dẫn tới tính cục bộ, địa
phương, kéo bè kéo cánh, lợi ích nhóm. Đây là điều tối kỵ trong bối cảnh kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế cần tư duy mở, cần tinh thần đối thoại, hợp tác vì phát
triển và thịnh vượng chung. Một hạn chế lớn nữa là bệnh làm ăn kiểu tiểu nông, sản
xuất nhỏ, manh mún. Cung cách làm ăn theo kiểu phường hội, thương nhân liên kết
với nhau để chèn ép khách hàng của nghề buôn truyền thống,... hoàn toàn đối lập với
11


nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt nhưng đề cao chữ tín, tơn trọng khách
hàng.
Những ảnh hưởng của tính cộng đồng làm cho ý kiến cá nhân dường như khó để phát
huy. Ví dụ như trong một tập thể, tâm lý chung sẽ là nghe theo số đông, những cá
nhân có ý kiến cũng sẽ bị dè chừng trước quan điểm của tập thể, khiến cho đôi lúc cá
nhân nào đó khơng thể phát huy hết năng lực của mình, càng khơng thể thể hiện được
vai trị của bản thân. Tâm lý ngại đám đông, sợ phát biểu ý kiến cũng từ đó mà sinh
ra. Trong một cơng ty, khi đưa ra những phương án hay kế hoạch thì ý kiến của cá
nhân sẽ bị số đơng lấn át, phần khác sẽ lười suy nghĩ mà dựa dẫm, ý lại vào ý kiến
chung. Điều này hiện diện rất rõ trong lối sống của người Việt Nam chúng ta. Nó là
những thói xấu mà khó có thể tránh né được.
Dù là bị ảnh hưởng từ những tiêu cực của tính cộng đồng song ngày nay với sự đa
dạng và phát triển thì mỗi cá nhân dường như cũng thể hiện được những nét riêng của
mình, những thói xấu vẫn cịn nhưng đã được nhìn nhận một cách rõ ràng hơn. Những
điều nói trên cũng đã được minh chứng cụ thể bằng sự phát triển của xã hội ngày nay.
3. Ảnh hưởng của tính tự trị đối với xã hội Việt Nam hiện nay

3.1 Ảnh hưởng tích cực
Tính tích cực của tính tự trị là phát huy ưu thế về nhân tài, vật lực tại chỗ, có khả năng
tự cân chỉnh cao về kinh tế, chính trị. Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt, điều đó
tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng. Mỗi nhà, mỗi làng đều tự đáp ứng nhu cầu sống
hằng ngày cho mình. Vì phải tự lo liệu nên người Việt Nam có truyền thống cần cù,
nếp sống tự cấp tự túc. Mỗi một làng đều mang phong cách riêng, xác định sự độc lập
của làng, nếu ở tính cộng đồng rèn cho người dân tinh thần đồn kết thì ở tính tự trị,
người dân được rèn cho mình tính độc lập, cần cù, tự cung tự cấp. Mỗi làng phải tự lo
liệu cuộc sống của bản thân, đó là nét đặc trưng tiêu biểu khi nhìn vào làng, nhà nào
12


cũng có vườn rau, ao cá, chuồng gà, rặng tre, cây mít để đảm bảo nhu cầu ăn ở. Chính
vì làng tồn tại như một tiểu vương quốc có nền kinh tế độc lập với thế giới bên ngoài
nên việc giao thương với thế giới bên ngồi là khơng cần thiết, làng xóm láng giềng
được đề cao. Tự trị thúc đẩy phát triển kinh tế cộng đồng trong nông nghiệp, thủ công
nghiệp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tín ngưỡng giữa các làng cũng khác biệt, mỗi làng có một thần Thành hồng bảo trợ
cho làng mình, các lễ hội, chơi đùa cũng được tổ chức riêng khơng liên quan đến các
làng khác. Tính tự trị nhấn mạnh sự khác biệt càng giúp bảo tồn và phát triển các giá
trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là các giá trị dân gian.
Ảnh hưởng của tính tự trị đối với ngày nay mang mặt tích cực là ý kiến cá nhân đã
được đề cao hơn. Sự khác biệt của mỗi cá nhân, quan điểm riêng, tính cách riêng,
cuộc sống riêng của mỗi cá nhân đều được tôn trọng. Mặc dù mỗi cá nhân gắn bó với
cộng đồng, sự liên kết với cộng đồng cũng có, song song với đó sự khác biệt của cá
nhân cũng được xem như một màu sắc điểm tô cho bức tranh chung của cộng đồng.
“Một người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” điều đó có nghĩa một cá nhân sẽ
vì mọi người mà đặt lợi ích tập thể lên trên và tập thể cũng sẽ vì mỗi cá nhân mà tơn
trọng.
Sự hội nhập hố, tồn cầu hố hay sự phát triển chóng mặt của thời đại mới thì mỗi cá

nhân mang một màu sắc riêng biệt rõ rệt. Có sự đa dạng giới tính, có sự đa dạng
phong cách, có sự đa dạng chủng tộc, có sự đa dạng văn hố, … Nhưng trên hết
những sự đa dạng đó lại là những điều làm cho cuộc sống này ngày càng phát triển
hơn, tốt đẹp hơn. Mỗi cá nhân dù có khác biệt nhưng đã, đang và sẽ luôn được cộng
đồng tôn trọng và yêu thương.
3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

13


Mặt trái của tính tự trị là quá đề cao tập thể nhỏ làm nảy sinh bè phái, cục bộ, tính ích
kỷ, óc tư hữu cá thể, thói kẻ cả, gia trưởng…Nếp sống dân chủ bình đẳng, tự cung tự
cấp khiến con người xuất hiện thói ỷ lại, dựa dẫm, ích kỷ, khơng màng đến vai trị của
cá nhân trong cộng đồng. Vì nhấn mạnh sự khác biệt nên có thói xấu là óc tư hữu, ích
kỷ “thân ai người nấy lo, ai có bị người nấy giữ” chứ khơng can thiệp lẫn nhau. Bên
cạnh đó phân chia bè phái rõ rệt thể hiện qua việc làng nào lo việc làng đấy, điển hình
là khơng cho người dân trong làng tiếp xúc với làng khác, việc cưới xin khác làng trở
nên khó khăn khi tiền thách cưới và lễ bên làng rất nhiều. Thói xấu ấy là óc bè phái,
địa phương cục bộ “Trống làng nào làng ấy đánh/Thánh làng nào làng ấy thờ”. Tiếp
theo là tính gia trưởng, tơn ty, sự gia trưởng trong gia đình, dịng họ làm nên một tâm
lý quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác. Tính tự trị có thể
dẫn đến sự chia rẽ trong cộng đồng khi các quyết định địa phương khơng được thống
nhất hoặc khi có sự cạnh tranh về tài nguyên hoặc quyền lực.
Hiện nay sự khác biệt trong tính tự trị có thể khiến nhiều nơng thơn xa xơi gặp khó
khăn trong việc được cung cấp các dịch vụ y tế, giao thông,... Bên cạnh đó sự tự trị
khơng đồng đều giữa các vùng nơng thơn khiến nhà nước khó có thể kiểm sốt được
sự phát triển kinh tế, xã hội. Khi khơng có cơ chế quản lý và lãnh đạo địa phương
mạnh mẽ, có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định và thực hiện chúng một
cách hiệu quả.
Những ảnh hưởng tiêu cực của tính tự trị đó mà người Việt Nam ta ngày nay vẫn cịn

thói bè phái, ích kỷ, gia trưởng. Trong cách đối nhân xử thế, trong giao tiếp, trong lễ
nghi vẫn có những cách cư xử vì lợi ích cá nhân, chia bè phái, lối suy nghĩ ích kỷ, cho
bản thân là nhất. Có thể thấy điều này qua cách hành xử của một số cá nhân đã có tính
ích kỷ, ln thể hiện bản thân một cách quá mức và làm ảnh hưởng đến cả một tập
thế. Bên cạnh các đặc trưng của tính tự trị, sự tiêu cực mà nó đem lại cũng làm ảnh

14


hưởng ít nhiều tới xã hội Việt Nam. Khi những cá nhân có những suy nghĩ, lối hành
xử như thế sẽ làm cho xã hội kém văn minh.
4. Mối quan hệ của tính cộng đồng và tính tự trị đối với một số vấn đề thực tại
ngày nay
Tính cộng đồng và tính tự trị ln là hai thuộc tính tồn tại song song nhau và gắn liền
với nhau. Trong mỗi vấn đề khi đặt lên tính cộng đồng thì trong đó vẫn có tính tự trị.
Hai thuộc tính này ảnh hưởng đến tính cách, cách hành xử của người dân Việt Nam,
từ cách hành xử đó tác động lên tồn xã hội ngày nay.
Trong nền kinh tế mỗi doanh nghiệp như một cá nhân mang tính tự trị, được phát triển
kinh tế, tự sáng tạo trong kinh doanh. Nhưng mỗi doanh nghiệp đó cùng chung trên
đất nước thì có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời cũng có tác động tới nền kinh tế
quốc gia. Trong bầu cử thì mỗi cá nhân được quyền lựa chọn và bầu cử theo quan
điểm riêng, nhưng tất cả những phiếu bầu đó trong một cộng đồng thì số đơng phiếu
bầu sẽ được lựa chọn đó là tính cộng đồng. Việc đi bầu cử cũng là vì lợi ích chung
của cộng đồng.
Trong môi trường giáo dục hay trong môi trường công sở, quân đội, bệnh viện,… tất
cả những nơi có sự gắn kết các cá nhân với nhau, những môi trường tập thể đều sẽ
thấy được mỗi cá nhân là một sự khác biệt- tượng trưng cho tính tự trị; gắn kết với
nhau trong một tập thể- tượng trưng cho tính cộng đồng. Mỗi cá nhân đều là một đặc
tính riêng, tự lập riêng nhưng khi trong môi trường tập thể sẽ cùng nhau cố gắng vì
tập thể, cùng hồn thành những trách nhiệm của bản thân. Từ đó xây dựng một xã hội

phát triển hơn.
Cịn nói qua đến nơng thơn ngày nay thì tính tự trị và cộng đồng cũng có vai trị trong
quản lý tài ngun nơng nghiệp và mơi trường, xây dựng nông thôn mới. Cộng đồng
15


nông thôn mới cùng nhau đưa ra chiến lược và nguyên tắc bảo vệ môi trường tự nhiên
nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Mỗi người dân ở đó đưa ra những ý
kiến, được tự bản thân góp sức, và từ sự giúp sức của mỗi cá nhân đó cũng là vì lợi
ích chung của tập thể. Bên cạnh đó tính tự trị và cộng đồng cũng giúp cải thiện tình
hình kinh tế địa phương, thúc đẩy các loại hình kinh doanh, phát triển kinh tế.
Hai thuộc tính của nông thôn thời phong kiến mang bản chất của văn hố bản địa,
hình thành từ đặc trưng sinh hoạt, hành xử, lao động của người bình dân vùng nơng
thơn thời phong kiến. Theo đến ngày nay thì sự giao lưu văn hoá đa dạng, giao thoa
văn hoá quốc tế. Sự hội nhập, giao lưu đó ít nhiều gì cũng đã ảnh hưởng tới đặc trưng
văn hoá bản địa này, ảnh hưởng tới cách suy nghĩ của người Việt. Dù có nhiều sự thay
đổi nhưng những giá trị truyền thống vẫn được lưu giữ chỉ là có thể theo một cách
mới hơn.
KẾT LUẬN
Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng
xã Việt Nam, là nguồn gốc sinh ra những đặc điểm tính cách của người Việt và chúng
ln tồn tại song song bên nhau như hai mặt của một tờ giấy. Tính cộng đồng và tính
tự trị tạo cho làng xã có khả năng tự cân chỉnh, điều hồ mối quan hệ giữa làng xã với
nhà nước và giữa làng xã với dân. Về mặt chính trị, sự kết hợp hai đặc trưng vừa bảo
đảm sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước vừa đáp ứng tinh thần dân chủ làng xã; về
xã hội vừa bảo đảm tinh thần đoàn kết dân tộc vừa tôn trọng và phát huy vai trò của
từng cộng đồng cụ thể; về kinh tế vừa ích nước vừa lợi nhà. Hai mặt tích cực và tiêu
cực của hai thuộc tính này cũng ln đi đơi với nhau. Những cái tốt hay thói xấu ấy
cứ đi đôi với nhau thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam. Tuỳ lúc, tuỳ nơi,
tuỳ hoàn cảnh mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ nổi lên: khi đứng trước những khó khăn

lớn, những nguy cơ ảnh hưởng đến tập thể thì tinh thần đồn kết, tương thân tương ái
sẽ nổi lên; nhưng khi những khó khăn ấy qua đi rồi thì thói ích kỉ, bè phái sẽ trỗi dậy.
16


Ngày nay vì nhiều yếu tố nên tính cộng đồng và tính tự trị cũng mang nhiều yếu tố
khơng đúng, hay sự đa dạng nhiều mặt thì hiện nay khơng phải cá nhân nào cũng suy
nghĩ vì cộng đồng, ngược lại còn mang nhiều ảnh hưởng đến giá trị cộng đồng.
Những mặt xấu thì khơng thể tránh khỏi. Nhưng nếu nói về cái chung thì những giá trị
tốt đẹp đó vẫn cịn rất đẹp.
Trong cơng cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đang đặt giá
trị văn hóa Việt Nam trước những yêu cầu, thử thách mới. Nhìn nhận lại giá trị của
tính cộng đồng và tính tự trị truyền thống. Nhận diện đúng đắn những giá trị và hạn
chế, từ đó cố gắng khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, làm tỏa sáng, lan tỏa
những mặt tích cực, tốt đẹp đến cộng đồng hiện tại như một thứ sức mạnh văn hóa
cho sự phát triển, mang lại những giá trị tốt đẹp và ý nghĩ cho đất nước hiện nay.
PHỤ LỤC

Hình ảnh làng quê Việt Nam xưa

17


Hình ảnh luỹ tre xung quanh làng

Hình ảnh cứu trợ miền Trung bão lũ

Hình ảnh những tình nguyện viên đứng ra tuyến đầu chống dịch
18



Hình ảnh người dân đi bầu cử

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng mơn Cơ sở Văn hố Việt Nam của TS.Trần Long />Bài giảng mơn Văn hố dân gian Việt Nam của TS.Trần Long />Bài giảng mơn Văn hố nơng thơn Việt Nam của TS.Trần Long

https://site-

1070047.mozfiles.com/files/1070047/BG_VAN_HOA_NONG_THON_2023.doc
Sách Cơ sở Văn hoá Việt Nam của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm ĐHTH Tp.HCM,
1995 (504 tr.), 1996 (380 tr.), 1997 (280 tr.). Giáo dục, 1997, 1998, 1999; 334 tr.
Báo Quân đội nhân dân bài báo “Tính cộng đồng của người Việt” Tính cộng đồng
của người Việt (qdnd.vn)

19


Trang Thơng tin điện tử Trường chính trị tỉnh Kon Tum bài báo “Tìm hiểu một số
biểu

hiện

tính

chất

tự

trị


của

làng



Việt

Nam

cổ

truyền”

/>Ảnh luỹ tre làng

/>
bo-tre-keo-ket-toi-boi-hoi-menh-mong-mot-khoang-trong-20220908131631091.htm
Ảnh làng quê />Ảnh cứu trợ miền Trung />Ảnh người dân cư đi bầu cử />Ảnh phòng chống dịch covid />
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×