Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(Tiểu luận) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vấn đềgia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội và sự vận dụng của sinh viên phạm quý châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

n

ĐỀ :QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ
GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN PHẠM QUÝ CHÂU

Họ và tên: Phạm Quý Châu
Mã sinh viên: 11220924
Lớp: LLNL1107(123)_32
GV hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông

Hà Nội, tháng 10 năm 2023


Nội dung

n

Lời mở đầu................................................................................................................3
Lý do chọn đề tài................................................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề gia đình trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội............................................................................................ 4


1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình................................................. 4
1.1. Khái niệm gia đình....................................................................................4
1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội................................................................. 4
1.3 Chức năng cơ bản của gia đình................................................................. 6
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội..........7
2.1. Cơ sở của kinh tế-xã hội........................................................................... 7
2.2. Cơ sở của chính trị- xã hội........................................................................8
2.3. Cơ sở văn hóa............................................................................................9
2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ........................................................................... 9
II. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình trong thời đại
hiện nay của sinh viên Phạm Quý Châu.............................................................. 10
1. Giới thiệu bản thân......................................................................................10
2. Định hướng vận dụng quan điểm Mác – Lênin vào giải quyết vấn đề....... 11
3. Kết quả của sự vận dụng............................................................................. 13
4. Những điều chưa làm được theo định hướng trên.......................................13
5. Nguyên nhân của thực trạng trên................................................................ 14
6. Giải pháp..................................................................................................... 14
III. Kết luận........................................................................................................... 16
IV. Tài liệu tham khảo................................................................................ 16

2


Lời mở đầu
Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, gia đình ln chiếm một vị trí đặc biệt trong lịng mỗi con người.
Đó là cội nguồn, là cái nơi nuôi dưỡng, giáo dục, không chỉ về thể chất mà còn là
về cách sống, cách làm người, là bến bờ bình yên xoa dịu mỗi con người trước
những thách thức, sóng gió của cuộc đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gia đình
vẫn thực sự quan trọng bởi vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội. Khơng có

gia đình, khơng thể tái sản xuất ra thế hệ sau để xã hội tiếp tục tồn tại mà con người
cũng khơng thể phát triển một cách tồn diện.
Tuy nhiên, trước những sự thay đổi của xã hội, gia đình dần chuyển mình để phù
hợp với sự thay đổi của thời đại. Có những sự thay đổi tích cực, tiến bộ nhưng có
những sự thay đổi cần được kiểm sốt, sửa đổi để chất lượng gia đình khơng bị ảnh
hưởng tiêu cực dưới tác động của kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của đất nước.

Phương pháp nghiên cứu

n

Vận dụng quan điểm của Mác – Lênin và các phương pháp nghiên cứu như: thống
nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp và khái qt hóa và hệ thống hóa để
nghiên cứu về gia đình sẽ cho mọi người cái nhìn tổng quan, đúng đắn, cần thiết về
vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó hành động cấp thiết
để gìn giữ, duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

3


I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề gia đình
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình
1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hơn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia
đình.

1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình là cơ sở để tạo nên xã hội, là điều kiện để xã hội có thể tồn tại và phát
triển được. Gia đình là cái nơi tái tạo ra con người, là phương tiện để lưu truyền nòi
giống tạo ra thế hệ con người mới.
Đây là điều kiện quan trọng vì theo Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng nhân tố quyết định
trong lịch sử là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp, trong đó hai loại sản
xuất quyết định là trình độ phát triển của lao động và trình độ phát triển của gia
đinh.

n

Trình độ phát triển của lao động tạo ra tư liệu sản xuất và những nhu yếu phẩm rất
cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Trình độ phát triển của gia đình phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội và
đường lối, chính sách của đất nước đó.
Vì vậy, chỉ khi con người được sống n ấm, hịa thuận trong gia đình thì việc lao
động mới có tính xây dựng xã hội tích cực, xã hội phát triển tồn diện về kinh tế, xã
hội, văn hóa,... giúp con người được sống hạnh phúc và bình ổn.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên
Mỗi cá nhân trong một gia đình đều là thành viên quan trọng tạo nên một gia đình.
Gia đình yên ấm, hòa thuận sẽ tạo nên những thành viên sống tình cảm, hạnh phúc,
yêu thương lẫn nhau và ngược lại. Cha mẹ chính là tấm gương phản ánh tính cách
và nếp sống, tác động lớn định hình cá tính, thói quen và con người của thế hệ sau.

4


Một đứa trẻ có người cha nghiêm khắc nhưng khơng bảo thủ, người mẹ tình cảm
mà khéo léo, cha mẹ hịa thuận sẽ tạo ra một mơi trường lành mạnh cho sự phát

triển của trẻ, được lớn lên trong sự dạy dỗ đúng cách của cặp cha mẹ này sẽ tạo nên
một đứa trẻ giỏi giang, trách nhiệm. Ngược lại, một đứa trẻ sống dưới một gia đình
nam quyền, người cha cổ hủ và bảo thủ sẽ khiến người mẹ ít có tiếng nói và sống
cam chịu, nếu gia đình đó con gái thì thường người con gái này sẽ phải nhường
nhịn cho anh em trai và chịu sự bất cơng trong gia đình. Hai trường hợp kể trên
khơng phải ln đúng nhưng cũng là những ví dụ điển hình có thật đã được chia sẻ
lại qua trang sách và truyền hình.
Vì vậy, gia đình phải tạo được mơi trường sống lành mạnh, ấm êm, từ đó tạo được
tiền đề cho sự phát triển nhân cách, thể lực và trí lực của mỗi cá nhân theo hướng
tích cực. Trong mơi trường sống như vậy, những chủ nhân tương lai của đất nước
mới có thể cảm thấy bình n, hạnh phúc, phấn đấu trở thành cơng dân tốt của đất
nước.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

n

Giữa gia đình, cá nhân và xã hội có mối liên hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Mỗi
cá nhân tập hợp lại với nhau tạo nên một gia đình. Gia đình là cái nơi ni dưỡng
những đứa trẻ khơn lớn, trưởng thành dưới sự dạy dỗ của cha mẹ, ông bà hay thế hệ
đi trước. Với chúng, gia đình chính là xã hội thu nhỏ đầu tiên dạy chúng nhận thức
thế giới, biểu hiện cảm xúc và xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong gia
đình. Đó là những tình cảm gắn bó thiêng liêng, sâu đậm và keo sơn giữa vợ chồng,
cha mẹ và con cái, anh chị em,... cùng máu thịt hoặc không cùng huyết thống
nhưng sâu sắc bởi sự bồi đắp của thời gian.
Nhiều gia đình tập hợp lại với nhau cùng sinh sống mới tạo nên một xã hội. Xã hội
tác động đến gia đình, đồng nghĩa tác động tới từng cá thể sống trong gia đình của
xã hội đó. Sự tác động đó tích cực hay tiêu cực cịn phụ thuộc vào chế độ xã hội
của thời đại đó. Trong xã hội phong kiến, dưới chế độ bóc lột, nam quyền, nữ phải
cam chịu sống chung với những quy định khắc nghiệt, có tính phân biệt đối xử giới
tính, buộc người phụ nữ sống tuyệt đối trung thành với chồng, với con trai hay

những người đàn ơng trong gia đình. Xã hội tiến tới sự phát triển hiện đại xây dựng
chủ nghĩa xã hội, nam nữ dần dần bình đẳng trong mọi mặt vấn đề của cuộc sống,
phụ nữ có thể đảm nhận những vị trí mà trước đây tưởng như chỉ dành cho nam
giới, chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay thế cho đa thế vốn chỉ còn tồn tại

5


trong một số rất ít các đất nước kém phát triển, hay vùng sâu vùng sa, vẫn cịn đói
nghèo, lạc hậu.
Có thể thấy, xã hội sẽ tác động đến con người trong tư tưởng, đạo đức và lối sống
của con người, thể hiện qua lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói
riêng. Cân nhắc con người trong mối quan hệ với gia đình và xã hội sẽ xây dựng
một xã hội toàn diện, tiến bộ, cuộc sống gia đình bình yên, ấm no, con người hạnh
phúc.

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng quan trọng và đặc thù của gia đình, giúp thỏa mãn nhu cầu tâm
sinh lý của con người, có ý nghĩa tạo ra thế hệ lao động mới cho xã hội, duy trì nịi
giống của gia đình, dịng họ và sự trường tồn của xã hội. Khơng một cộng đồng nào
có thể đảm nhận chức năng này của gia đình.

n

Việc tạo ra những đứa trẻ không chỉ là mong muốn của từng cá nhân, từng gia đình,
muốn duy trì nịi giống dịng họ mà còn là vấn đề xã hội, tạo ra lực lượng lao động
mới thay thế lực lượng lao động hiện tại. Tuy nhiên không nên để việc này diễn ra
không kiểm sốt vì sự gia tăng dân số khơng kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ lụy lâu
dài, mật độ dân cư đông đúc, thừa hoặc thiếu lực lượng lao động hay già hóa dân

số, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy chính quyền, nhà
nước, xã hội cần đảm bảo việc kế hoạch hóa dân số là phù hợp với đất nước, với
trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia đó.
Chức năng ni dưỡng, giáo dục
Việc ni dưỡng, dạy dỗ những đứa trẻ nên người không chỉ là trách nhiệm của gia
đình mà cịn là của tồn xã hội. Việc ni dạy trẻ em thể hiện tình cảm thiêng liêng
giữa những người thân trong gia đình, trách nhiệm của cha mẹ với con cái và trách
nhiệm của gia đình với xã hội. Nhân cách, lối sống của trẻ được hình thành trong
những năm đầu đời, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những người ni dưỡng chúng.
Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên và cha mẹ là tấm gương để trẻ em noi
theo, hành động và tính cách của cha mẹ được trẻ em theo dõi và học hỏi trong
thầm lặng. Vì vậy, việc một đứa trẻ có tính cách tốt hay xấu phụ thuộc phần nhiều
vào gia đình mà chúng thuộc về.

6


Document continues below
Discover more from:
Chủ nghĩa xã hội khoa học
CNXH 2022
999+ documents

Go to course

18

Tiểu luận cnxh - NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC
Chủ nghĩa xã hội khoa học


Đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng ta ở Việt…
Chủ nghĩa xã hội khoa học

13

n

17

100% (19)

100% (7)

Vấn đề dân chủ - bài tập cá nhân môn chủ nghĩa xã hội khoa
học
Chủ nghĩa xã hội khoa học

100% (7)

So sánh tôn giáo ở một nước tư bản với tôn giáo ở Việt Nam
4

7

Chủ nghĩa xã hội khoa học

100% (5)


So sánh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
tbcn
Chủ nghĩa xã hội khoa học

88% (17)


Tiểu luận CNXHKH - sứ mệnh giai cấp công nhân và vận dụng
23

của bản thân

ChứcChủ
năng
ni xã
dưỡng,
giáo dục
lai của(4)
nghĩa
hội khoa
họcgóp phần đào tạo ra những chủ nhân tương 100%
đất nước, cung cấp nguồn lao động duy trì sự trường tồn của xã hội. Cần gắn giáo
dục gia đình với giáo dục xã hội để mỗi cá nhân có sự phát triển tồn diện và dễ
dàng hịa nhập khi bước vào xã hội.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Mỗi gia đình đều đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Mỗi thành
viên đều là một người lao động, sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất và sức lao
động, đồng thời là người tiêu dùng để duy trì cuộc sống và thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản cần thiết của con người. Họ chia sẻ thu nhập để cùng nhau sinh sống, nâng
cao chất lượng cuộc sống gia đình nói chung và thỏa mãn sở thích cá nhân nói

riêng.
Chức năng kinh tế của gia đình có biểu hiện khác nhau tùy theo tiến trình phát triển
của xã hội, quy mô sản xuất, tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức và phân phối.
Nhìn chung, chức năng này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.
Thực hiện tốt chức năng này sẽ đảm bảo cung cấp nguồn sống cho gia đình, đáp
ứng nhu cầu của mọi thành viên. Đời sống tinh thần và vật chất của các thành viên
được cải thiện tạo động lực phát huy tiềm năng của bản thân trong lao động, sản
xuất và tái sản xuất, từ đó làm giàu đất nước, phát triển gia đình và xã hội.

n

Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Để hạnh phúc gia đình được duy trì lâu dài, bền vững cần thỏa mãn nhu cầu, tình
cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ
chăm sóc sức khỏe mọi người. Giữa các thành viên tồn tại mối quan hệ mật thiết
với nhau, là ruột thịt hoặc bồi đắp trong thời gian dài. Thể hiện tình cảm, quan tâm,
chăm lo với nhau thể hiện nhu cầu tình cảm, trách nhiệm, đạo lý và lương tâm mỗi
người. Gia đình khơng chỉ hỗ trợ con người về mặt vật chất mà cịn là bến đỗ bình
n trong tâm hồn trước những khó khăn của cuộc sống. Duy trì tình cảm gia đình
tạo nên một gia đình ấm êm, hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội phát triển.

2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.1. Cơ sở của kinh tế-xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới (xã hội chủ

7


nghĩa), tức là thay đổi chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, từ sở hữu tư nhân sang sở hữu

xã hội chủ nghĩa (công hữu về tư liệu sản xuất).
Việc thay đổi hình thức sở hữu tư liệu sản xuất sẽ xóa bỏ sự áp bức bóc lột, bất bình
đẳng trong xã hội, tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội, bình đẳng, văn minh, và đặc
biệt giải phóng phụ nữ trong xã hội. Bởi trước đây, người đàn ông trong gia đình
dựa vào điều này để thống trị phụ nữ trong nhà vì họ nắm vai trị chủ chốt trong
kinh tế gia đình, nên mọi hành động, lời ăn tiếng nói của họ sẽ có trọng lượng hơn,
buộc người phụ nữ phải nghe theo. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tạo cơ
hội cho người phụ nữ tham gia lao động xã hội, xây dựng vị trí của mình trong xã
hội. Phụ nữ càng được đề cao giúp cho việc lao động gia đình khơng chỉ cịn riêng
là trách nhiệm của phụ nữ, việc ni dạy con cái và vun vén gia đình trở thành
nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai vợ chồng nói riêng và của tồn xã hội nói
chung. Lao động gia đình cũng quan trọng như lao động xã hội, gia đình có bình
n, hịa thuận thì xã hội mới có thể phát triển tiến bộ.
Có bình đẳng trong xã hội, bình đẳng giới mới thủ tiêu được “chế độ nơ lệ gia đình
và xây dựng được nền kinh tế xã hội hóa quy mơ lớn. Bình đẳng giữa nam và nữ
làm nền móng cho hơn nhân hạnh phúc, đến với nhau bởi tình u và khơng bị tác
động bởi lý do kinh tế, địa vị xã hội hay sự tính tốn vụ lợi nào khác.

2.2. Cơ sở của chính trị- xã hội

n

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước mới này cho phép nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình
mà khơng có sự phân biệt giai cấp, phân biệt giới tính. Nhà nước cũng chính là
cơng cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, hủ tục phong kiến với phụ nữ, giải
phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Bằng cách ban hành bộ Luật Hơn nhân
và Gia đình đã bảo vệ lợi ích cơng dân, gia đình, bình đẳng giới, chính sách dân số,

việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội,... Gia đình được định hướng phát triển theo hướng
văn minh, hiện đại, đảm bảo hạnh phúc gia đình.

8


2.3. Cơ sở văn hóa
Văn hóa là yếu tố khơng thể thiếu trong quá trình xây dựng gia đình trong chủ
nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, chính đi khơng đi kèm văn hóa thì việc xây dựng
gia đình khơng thể tồn diện, bị lệch lạc và khơng đạt hiệu quả cao.
Văn hóa được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chính trị và được phát triển qua thời
gian, chi sống đời sống văn hóa, tinh thần xã hội. Giáo dục, khoa học và công nghệ
ngày càng phát triển đưa xã hội đi lên tiến bộ, nâng cao trình độ dân trí, điều chỉnh
các mối quan hệ gia đình theo hướng tích cực trong q trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đồng thời xóa bỏ những phong tục tập quán, hủ lạc hậu.

2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
2.4.1. Hôn nhân tự nguyện
Chỉ khi hơn nhân xuất phát từ tình u chân thành giữa hai người thì hơn nhân mới
lành mạnh, tiến bộ. Điều đó địi hỏi giữa hai người có sự tự nguyện với nhau, đến
với nhau bởi do tự bản thân họ muốn thế, được quyền lựa chọn người kết hôn và
thời điểm kết hôn, không chịu sự áp đặt từ bố mẹ hay bất cứ yếu tố tác động bên
ngồi nào.

n

Khơng chỉ giới hạn trong việc lựa chọn kết hơn, giữa vợ và chồng cịn có quyền tự
do ly hơn khi tình u giữa hai người khơng cịn tồn tại nữa. Khi tình u khơng
cịn thì ngọn lửa duy trì hạnh phúc gia đình sẽ bị dập tắt, và ly hôn là lựa chọn tốt
nhất cho đôi bên và xã hội. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích trong xã

hội hiện đại vì ly hơn sẽ để lại hậu quả nhất định cho vợ chồng, đặc biệt là những
đứa trẻ - kết quả của cuộc hôn nhân đó.
Vì vậy, cần ngăn chặn những quyết định nơng nổi khi lựa chọn kết hôn và ly hôn,
ngăn chặn lợi dụng quyền ly hơn vì lý do ích kỷ hoặc vụ lợi. Cha mẹ, người thân
cần quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm
của bản thân trong việc kết hôn.
Ở những vùng địa bàn sinh sống của dân tộc thiểu số Việt Nam - người Mơng có
tồn tại tục bắt vợ. Có những cơ gái bị bắt đi khơng phải vì quen biết chàng trai và
đôi bên đã ngầm đồng ý từ trước, mà có khi chỉ vì thấy hợp mắt cô gái mà chàng
trai rủ anh em, bạn bè đến bắt cơ về làm vợ. Có những cơ gái cịn đang trong độ
tuổi đi học và phát triển bản thân, và bị bắt về thường sẽ trở thành trụ cột chính
trong gia đình chồng và bị trói buộc trong vai trò làm mẹ, làm vợ mãi mãi. Cần
9


phải loại bỏ hủ tục này để các bé gái này có cơ hội học tập, tiến bộ, đưa gia đình
thốt nghèo khó.
2.4.2. Hơn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Pháp luật ngày nay quy định kết hơn là việc chỉ của hai người, thực hiện chế độ
một vợ một chồng bình đẳng, văn minh, tiến bộ. Đây là điều kiện cơ bản, đảm bảo
hôn nhân hạnh phúc, và đồng thời phù hợp với tâm lý, đạo đức con người.
Chế độ một vợ một chồng xuất hiện, thay thế chế độ đa thê đã giải phóng phụ nữ,
nâng cao vị trí của họ trong xã hội, địi hỏi sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau giữa
nam và nữ, trong hơn nhân nói riêng và xã hội nói chung. Vợ chồng đến với nhau
bởi tình u nhưng khơng vì tình yêu mà ép buộc đối phương phải làm theo ý muốn
của mình. Mỗi người có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập
và một số nhu cầu khác. Giữa họ sẻ chia trách nhiệm chung trong việc xây dựng gia
đình và ni dạy, chăm sóc con cái.
Vợ chồng bình đẳng, tơn trọng, u thương lẫn nhau sẽ giáo dục con cái biết kính
trọng, nghe lời dạy bảo, yêu thương cha mẹ, anh chị em trong nhà.

2.4.3. Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý

n

Khi giữa nam và nữ đi đến lựa chọn kết hôn, quan hệ của họ khơng cịn chỉ là quan
hệ riêng của mỗi cá nhân mà còn là quan hệ xã hội, được pháp luật công nhận và
bảo vệ thông qua luật Hơn nhân và Gia đình. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn cá
nhân trục lợi từ việc tự do kết hôn, ly hôn.

II. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia
đình trong thời đại hiện nay của sinh viên Phạm Quý Châu
1.

Giới thiệu bản thân

Em là Phạm Quý Châu, sinh viên lớp Kế toán 64C. Sau một thời gian được tìm
hiểu và học tập bộ môn Chủ nghĩa Xã hội và Khoa học, em nhận thấy mơn học này
có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng sinh viên có nhận thức đúng đắn về
chính trị - xã hội, có niềm tin và lý tưởng của riêng bản thân. Song song với quá
trình phát triển của bản thân, gia đình đóng một vai trị quan trọng đối với mỗi bản
thân của con người. Đó là nền tảng nuôi dưỡng con người và là hậu phương vững
chắc, là bến bờ hạnh phúc trong tâm hồn và trái tim của mỗi người. Em dành sự
quan tâm lớn cho vấn đề này nên đã quyết định tìm hiểu và làm bài nghiên cứu này.
10


2.

Định hướng vận dụng quan điểm Mác – Lênin vào giải quyết vấn đề


Vấn đề gia đình trong thời đại hiện đại ngày nay.
Gia đình tiến tới sự phát triển văn minh, hiện đại để phù hợp xã hội nên có nhiều sự
thay đổi. Nhưng dù là tích cực hay tiêu cực thì đối với mỗi người gia đình vẫn giữ
vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống.
Mơ hình gia đình hạt nhân chiếm ưu thế. Số thành viên trong mỗi gia đình giảm, từ
5,22 người/hộ gia đình năm 1979 đến 4,61 người/hộ năm 1999 (chưa có số liệu mới
nhất). Các gia đình sống ở khu vực đồng bằng, đơ thị thì quy mơ gia đình càng nhỏ
hơn, mỗi gia đình chỉ gồm 2 thế hệ, cha mẹ và con cái. Ngun nhân của sự sụt
giảm quy mơ gia đình là giảm mức sinh, đảm bảo kinh tế gia đình khi chi phí sinh
hoạt gia đình trở nên đắt đỏ, ly hôn, ly thân,…
Phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí vững chắc của mình trong gia đình. Họ dần trở
nên độc lập, tự chủ, tự tin, không chỉ đảm nhận được cơng việc bếp núc nội trợ mà
cịn có thể kiếm tiền như những người đàn ơng, đóng góp kinh tế gia đình. Điều
này giúp phụ nữ có tiếng nói trong gia đình hơn, được tơn trọng, đối xử bình đẳng,
sống hạnh phúc, khơng phải cam chịu cuộc hơn nhân độc hại mà có thể tự do lựa
chọn tiếp tục hay kết thúc hơn nhân để đi tìm hạnh phúc mới.

n

Người trẻ có xu hướng kết hơn muộn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của
Tổng cục Thống kê 2022 đã cho thấy độ tuổi kết hôn chạm ngưỡng gần 30 tuổi.
Tuổi kết hơn trung bình của thanh niên Việt Nam cũng tăng dần lên trong những
năm gần đây (26,9 tuổi, 2022) cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng về kinh tế và trách
nhiệm trước khi kết hôn. Mặt khác, nhiều người lựa chọn cuộc sống độc thân,
khơng sinh con có thể dẫn đến hậu quả lớn trong tương lai, như già hóa dân số, áp
lực dân sinh xã hội,…
Tỷ lệ ly hôn tăng cao. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 2018,
trung bình cả nước có trên 60.000 vụ ly hơn, cứ 4 cặp kết hơn thì có 1 cặp ly hơn.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến ly hơn, như ngoại tình, bạo lực gia đình, mâu thuẫn
lối sống, gánh nặng kinh tế,… Khi ly hơn trở nên bình thường hóa, mọi người sẽ

xem nhẹ giá trị gia đình và lựa chọn ly hơn như giải pháp tồn năng cho mọi vấn
đề.
Lối sống nhanh và bận rộn khiến con người dành nhiều thời gian ở nơi làm việc
hơn là ở nhà. Vợ chồng ít dành thời gian cho nhau và thời gian chăm sóc con cái

11


hơn. Nhiều bố mẹ cho con đi học nhiều ngay từ khi còn nhỏ hay cho trẻ sử dụng
thiết bị điện tử từ sớm thay vì dành thời gian chia sẻ, tâm tình có thể là bức tường
ngăn cách cha mẹ và con cái. Áp lực kinh tế, áp lực nuôi dạy con cái,... đôi khi làm
người trẻ mệt mỏi, sa ngã. Có những phụ nữ ly hơn vì người bạn đời khơng có ý
chí tiến thủ để lo cho vợ con, gia đình.
Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại những vấn đề không mới nhưng rất cần thay đổi để gia
đình thực sự là điểm tựa hạnh phúc cho mỗi người. Bạo lực gia đình, bạo lực trẻ
em, tệ nạn xã hội trong gia đình như trẻ em hư, vi phạm pháp luật, hay tâm lý
chuộng con trai,… đều có thể khiến gia đình trở thành ác mộng với người trong
cuộc.
Vận dụng quan điểm của Mác – Lênin vào giải quyết vấn đề:
Quan điểm của Mác – Lênin về vấn đề gia đình có tác dụng định hướng con người
có cái nhìn đúng đắn về gia đình. Thấu hiểu vai trị và chức năng quan trọng của
gia đình thơng qua góc nhìn của Mác – Lênin giúp con người nhận thức rõ trách
nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.

n

Nâng cao giá trị hạnh phúc gia đình trong xã hội. Gia đình cần củng cố vị trí hàng
đầu trong tiềm thức, tình cảm của mỗi con người, nhưng để đạt được điều này thì
phụ thuộc vào các thành viên trong chính gia đình đó. Mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái, giữa anh chị em, giữa ông bà và cháu chắt,… có tốt đẹp hay khơng phụ

thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ, nhà trường và xã hội. Đảng và Nhà nước cần
nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Khẳng
định vai trị và chức năng quan trọng của gia đình, là động lực quyết định sự phát
triển bền vững của xã hội về mọi mặt kinh tế - xã hội. Hướng người dân có cái nhìn
đúng đắn về gia đình và nhận thức vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc duy
trì và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia
đình. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho gia đình được sống ấm no, hạnh phúc, có
khả năng chi trả các chi phí sinh hoạt cần thiết cơ bản, văn hóa phát triển thì gia
đình mới có thể hình thành theo hướng tích cực, lành mạnh, xã hội bình n. Cần
xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách hỗ trợ gia
đình có hồn cảnh khó khăn, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, hỗ trợ bà con
vay vốn an toàn, làm kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình. Tạo
điều kiện cho trẻ em được đi học đến trường, tiếp thu tri thức, thay đổi cuộc đời.
12


Kế thừa giá trị truyền thống gia đình, tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia
đình trong xây dựng gia đình hiện nay. Những truyền thống tích cực như uống
nước nhớ nguồn, thủy chung, các truyền thống lễ Tết,… cần được gìn giữ cho các
thế hệ sau, nhưng bên cạnh đó có những mặt tiêu cực cần được loại bỏ, ví dụ như
các hủ tục, tảo hơn, tục bắt vợ, nam quyền, gia trưởng,…
Phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Các
phong trào này được triển khai với mục đích xây dựng gia đình ấm no, hịa thuận,
tiến bộ, khỏe mạnh, và hạnh phúc, thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân và xã hội,
từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, gia đình vững càng trước những thách thức
trong thời kỳ công nghệ số. Không biến phong trào trở thành cuộc ganh đua thành
tích mà kết quả cần phản ánh đúng thực trạng để kịp thời xử lý khi có vấn đề xảy
ra. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và giúp đỡ khi cần thiết.


3.

Kết quả của sự vận dụng

n

Vận dụng quan điểm của Mác – Lênin trong cơng cuộc xây dựng gia đình định ra
sự phát triển và nâng cao chất lượng gia đình đúng đắn. Hệ thống pháp luật được
cải thiện và hoàn chỉnh để mỗi các nhận thức đúng đắn và làm tròn bổn phận của
mình trong gia đình. Pháp luật cịn là tấm khiên bảo vệ mỗi cá nhân khỏi bạo lực
gia đình, phụ nữ được đối xử bình đẳng và nâng cao giá trị của bản thân trong gia
đình và xã hội. Kinh tế phát triển giúp gia đình được sống đầy đủ, ấm no, bình yên,
con em được đến trường, bước đầu khẳng định các chính sách xóa đói giảm nghèo,
chính sách kinh tế có tác dụng. Gia đình thay đổi theo hướng tích cực để phù hợp
với chuẩn mực xã hội và phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, của thế
giới, như gia tăng độ tuổi kết hơn, mơ hình gia đình hạt nhân,…

4.

Những điều chưa làm được theo định hướng trên

Một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để cùng với sự xuất hiện của những vấn đề
mới đặt ra thách thức cho gia đình và cơng tác gia đình.
Vẫn cịn tồn tại các hủ tục gia đình, tảo hơn, hơn nhân cận huyết,… làm ảnh hưởng
đến chất lượng nòi giống sau này. Nhiều phụ nữ làm mẹ khi còn trẻ, khi chưa đủ
kinh nghiệm lẫn tài chính sẽ gây ảnh hưởng đến cả một gia đình, tương lai khơng
chỉ của con cái mà cả của cha mẹ.

13



Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một mơ hình gia đình mới, gia đình đơn thân, một
mẹ một con,… cần xây dựng chính sách phù hợp để bảo vệ quyền lợi của các cá
nhân trong gia đình đó, tránh để lại tiền lệ xấu cho sau này.
Một số gia đình vẫn cịn tư tưởng trọng nam, dẫn đến mất cân bằng giới tính sau
sinh, một phần ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và ảnh hưởng đến xã hội về
nhiều mặt: kinh tế, hôn nhân, an ninh và trật tự xã hội. Xu hướng sinh ít cịn và gia
tăng tuổi thọ làm già hóa dân số gây áp lực lên xã hội.
Một số gia đình coi trọng kinh tế mà sao nhãng đi chức năng giáo dục con cái, dành
phần lớn trách nhiệm này cho nhà trường, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha
mẹ và con cái, tác động đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Các giá trị truyền
thống gia đình bị coi nhẹ đi so với trước, hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên, nhường
dưới dần xuống cấp.

5.

Nguyên nhân của thực trạng trên

n

Việc gặt hái những thành quả trong việc vận dụng quan điểm Mác – Lênin về vấn
đề gia đình phần lớn nhờ sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước, với đường lối rõ ràng,
định hướng đúng đắn, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm. Đất nước phát triển giúp
nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con
người, nhờ thế mà con người có thể sống bình n, hạnh phúc. Tỷ lệ dân trí cao
giúp con người có khả năng nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị trách nhiệm của
bản thân với gia đình và xã hội. Xuất phát từ con người, tập trung vào con người
giúp đạt được những mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những điểm chưa đạt được, những hạn chế, do q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa và hội nhập Quốc tế tạo ra nhiều cơ hội

và thách thức cho gia đình và cơng tác gia đình, địi hỏi ta phải luôn vận động phát
triển, phải thay đổi để phù hợp với thời đại. Có thể chính sách, chuẩn mực này là
đúng đắn và cần thiết với hiện tại nhưng trong tương lai lại khơng cịn phù hợp do
những thay đổi về nhiều mặt. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng
tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh.

6.

Giải pháp

6.1. Phát huy những điểm đạt được
Tăng cường tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác gia đình. Lồng ghép cơng tác
gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và kế hoạch 5 năm của
14


các bộ, ban, ngành, địa phương, từ trung ương đến cơ sở. Nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác gia đình,
bảo đảm đủ nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động sự đóng góp của
tồn xã hội cho cơng tác gia đình, coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển
bền vững.
Xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về gia đình. Cần rà sốt lại hệ
thống pháp luật, chính sách liên quan đến gia đình, sửa đổi, điều chỉnh và hồn
thiện cho phù hợp với q trình phát triển của xã hội và sự biến đổi gia đình. Mở
rộng và nâng cao hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo đảm cho các gia
đình có cơ hội tiếp cận sự bảo trợ của Nhà nước, ổn định cuộc sống, chăm lo giáo
dục con cái và chăm sóc người cao tuổi.
Đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền và nâng cao chất lượng truyền thông, giáo
dục gia đình. Để việc tun truyền và giáo dục có hiệu quả cần đa dạng các hình
thức tuyên truyền, phổ biến là thông qua mạng xã hội Facebook và kênh thông tin

nội dung ngắn Tik Tok. Bằng cách này, việc tuyên truyền có thể tiếp cận được
nhiều đối tượng hơn, từ mọi độ tuổi, và việc tiếp thu cũng hiệu quả hơn. Cần chú
trọng xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp, cung cấp kiến thức, kỹ năng sống,
kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống gia đình.
6.2. Rút kinh nghiệm từ những điểm tồn đọng

n

Đa dạng quan điểm về gia đình. Cần có những quan điểm mới về gia đình để phù
hợp với thực tiễn hiện này: gia đình đơn thân, gia đình đồng tính, sống chung
nhưng khơng kết hơn,… Những quan điểm này có được xem là gia đình khơng,
mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực, được chấp nhận hay phải bị bài trừ,… là quan
trọng để mọi người có nhận thức đúng đắn và các nhà hoạch định chính sách,
những người xây dựng và thực thi luật pháp thay đổi phù hợp với quan niệm mới
này.
Xây dựng gia đình phải ln gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Bạo lực gia
đình, mất cân bằng giới tính khi sinh là dấu hiệu của bất bình đẳng giới tính. Để
xóa bỏ tình trạng trên cần chú trọng quyền lợi của phụ nữ song hành với tiến trình
xây dựng gia đình hạnh phúc. Nam giới, cộng đồng, gia đình và xã hội tạo điều
kiện thuận lợi để phụ nữ làm tốt vai trị của họ, khơng giới hạn khả năng phát triển
của phụ nữ trong gia đình mà tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

15


Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát tồn diện về gia đình để kịp
thời nắm bắt các vấn đề còn tồn đọng và đưa ra phương hướng giải quyết. Đa dạng
các phương pháp khảo sát, nghiên cứu, như đi thực tế, phỏng vấn,… để kết quả đạt
được là thật và thực sự giá trị. Nắm bắt được tâm lý, mong muốn của người dân
giúp Nhà nước hoàn chỉnh các chính sách về gia đình, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, tiếp thu những cái mới,
tiến bộ để phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam.

III. Kết luận
Thơng qua nghiên cứu về quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia
đình, tìm hiểu về vị trí, vai trị và chức năng của gia đình đối với con người và đối
với xã hội, cơ sở xây dựng gia đình về mọi mặt của đời sống: kinh tế, văn hóa, xã
hội, … kết hợp với hiện thực của gia đình trong thời đại mới cho ta nhận thức đúng
đắn về tầm ảnh hưởng của gia đình và mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình, giữa
gia đình và xã hội. Điều đó là thực sự cần thiết, đặc biệt dành cho thế hệ trẻ mới,
những người đang trong gia đình và sẽ tạo dựng gia đình tương lai của riêng mình.
Phải có tri thức đúng đắn thì gia đình mới được tái xây dựng và đảm nhận được
đúng vai trò, chức năng của nó bao đời nay, đồng thời tiếp thu những tiến bộ mới
của gia đình thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

n

Là sinh viên năm 2 của Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng thời ở lứa tuổi 20 trưởng
thành tự có khả năng nhận thức và hành động, em tự nhận thấy bản thân có trách
nhiệm trong việc vận dụng những gì đã học về Gia đình trong bộ mơn CNXHKH
này để gìn giữ và xây dựng gia đình tiến bộ trong thời đại này.

IV. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vận dụng xây dựng gia
đình văn hóa ở nước ta - Tạp chí dân tộc
3. Một số vấn đề của gia đình hiện đại - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ
Gia đình)
4. Vấn đề gia đình trong tư tưởng triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen - Tạp chí
Lý luận chính trị và Truyền thơng

5. Xây dựng gia đình Việt Nam: Những thành tựu nổi bật, vấn đề đặt ra và giải
pháp chính sách – Tạp chí Cộng sản

16



×