Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đề cương câu hỏi môn kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.49 KB, 79 trang )

CÂU HỎI ƠN TẬP MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NHĨM 3:
1. HỒNG MINH HỊA ( TRƯỞNG NHĨM )
2. NGUYỄN THỊ MỸ HẢO
3. NGUYỄN THÚY HIỀN
4. NGUYỀN VĂN HIỂN
5. LÊ THỊ HẢI HÀ
6. PHẠM THU HIỀN
7. ĐỖ VĂN ĐẠT
8. ĐỖ TRỌNG ĐẠT
9. NGUYỄN THÀNH ĐẠT
10. ĐỖ THẾ HỊA
1.Phân tích những điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: có 2 điều điện:
- Có sự phân cơng lao động xã hội.
Tức là có sự chun mơn hố sản xuất, phân chia lao động XH vào các ngành,
các lĩnh vực sản xuất khác. Sự phân chia lao động XH sẽ làm cho việc trao đổi sản
phẩm trở nên tất yếu vì khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất một hay một vài sản
phẩm trong khi họ có nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, tất yếu
dẫn đến trao đổi mua bán. Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động
tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ
biến.. Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hố.
- Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
Tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất
định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Trong lịch sử,
sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền sản
xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy
định. Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá.
 Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ khơng có sản xuất hàng hố.
2.Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa?


- Hàng hóa là gì ?


Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thơng qua trao
đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có
thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể
rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:
 Hàng hóa là sản phẩm của lao động
 Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
 Thơng qua trao đổi, mua bán
Hàng hóa có thể được phân thành nhiều loại như:









Hàng hóa đặc biệt
Hàng hóa thơng thường
Hàng hóa thứ cấp
Hàng hóa hữu hình
Hàng hóa vơ hình
Hàng hóa cơng cộng
Hàng hóa tư nhân



-

Phân tích hai thuốc tính cơ bản của hàng hóa ?

Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là cơng dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của
con người. (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu
dùng cho sản xuất…). Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
 Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định
 Hàng hóa khơng nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học
kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của
hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.
 Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc
mọi kiểu tổ chức sản xuất.
 Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho
người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử
dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Giá trị hàng hóa
Trước tiên, để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xét
một ví dụ đơn giản như sau:


Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá
trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu hỏi đặt ra:
Thứ nhất: Tại sao gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác
nhau lại có thể trao đổi với nhau?
Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1:10
Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người ni gà sẽ bằng với hao phí lao
động của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để

nuôi một con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg
táo => 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo.
=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên
trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên
ngồi bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những
đặc trưng cơ bản như sau:
 Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
 Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
3.Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa?
*Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất
hàng hóa, CMác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của
người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. Tính hai mặt đó là: mặt cụ thể và mặt trừu
tượng của lao động.
-Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chun mơn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao động riêng, đối tượng lao
động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao
động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Các loại lao động cụ thể khác nhau về
chất nên tạo ra những sản phẩm cũng khác nhau về chất và mỗi sản phẩm có một giá
trị sử dụng riêng. Trong đời sống xã hội, có vơ số những hàng hoá với những giá trị sử
dụng khác nhau do lao động cụ thể đa dạng, mn hình mn vẻ tạo nên. Phân công
lao động xã hội càng phát triển thì xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, do đó có
nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Khoa học kỹ thuật, phân cơng lao động càng phát
triển thì các thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng.


-Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hố khơng kể đến
hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất
hàng hố về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng là lao động đồng chất của
người sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hố.

Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng
hoá. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của hàng hố. Nhưng
D.Ricardo lại khơng thể lý giải thích được vì sao lại có hai thuộc tính đó. Vượt lên so
với lý luận của D.Ricardo, C.Mác phát hiện, cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt
động lao động đó có tính hai mặt. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt
của lao động sản xuất hàng hóa.
Đồng thời, nhờ việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa,
C.Mác, ngồi việc đã giải thích được một cách khoa học vững chắc vì sao hàng hóa
hai thuộc tính, cịn chỉ ra được quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu
dùng hàng hóa. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tự nhân của lao động sản xuất
hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng cơng cụ nào... là việc riêng
của mỗi chủ thể sản xuất. Ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội
của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao
động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. Nên, người sản xuất phải
đặt lao động của mình trong sự liên hệ với lao động của xã hội. Do yêu cầu của mối
quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một thể thống nhất trong nền
kinh tế hàng hóa. Lợi ích của người sản xuất thống nhất với lợi ích của người tiêu
dùng. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng,
người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất. Mâu thuẫn giữa lao
động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất
hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức tiêu hao
lao động cá biệt cao hơn mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được. Khi đó, sẽ có
một số hàng hóa khơng bán được hoặc bán thấp hơn mức hao phí lao động đã bỏ ra,
khơng đủ bù đắp chi phí. Nghĩa là có một số hao phi lao động cá biệt không được xã
hội thừa nhận. Đây là mầm mống của khủng hoảng thừa.
4.Lượng giá trị của hàng hóa? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa?
Khái niệm:
Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mac-Lenin chỉ về

một đại lượng đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao
động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội


cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hang hóa:
Thứ nhất: Năng suất lao động
– Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
– Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng
khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì
giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
– Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người cơng nhân.
+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
+ Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
+ Trình độ tổ chức quản lý.
+ Quy mơ và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
+ Các điều kiện tự nhiên.
Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Thứ hai: Cường độ lao động
– Cường độ lao động là đại dương chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị
thời gian, nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị
thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng

lên.
– Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra
tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn
vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời
gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.


– Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn đến
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác
nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm
xuống.
Tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần
như là một yếu tố có “sức sản xuất” vơ hạn, cịn tăng cường độ lao động, làm cho
lượng sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị
hàng hóa khơng đổi. Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh
thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố của ‘sức sản xuất” có giới hạn nhất định.
Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển
kinh tế.
Thứ ba: Tính chất của lao động
– Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa.
Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động
phức tạp.
+ Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường khơng cần phải
trải qua đào tạo cũng có thể làm được.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể làm
được.
– Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trình
trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động đơn giản trung

bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động sản xuất
hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.
Ngoài việc chia sẻ về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa chúng tơi
cịn làm rõ ý nghĩa của chúng qua nội dung dưới đây của bài viết, mời Quý vị tiếp tục
theo dõi.
Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
– Thước đo lượng giá trị của hàng hóa: Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa
bằng thước đo thời gian như một giờ lao động, một ngày lao động… Do đó, lượng giá
trị của hàng hóa cũng do thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng
hóa đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do
điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá
biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ khác nhau.


– Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng
người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào càng lười biếng, vụng về, phải
dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị?
C.Mác viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử
dụng ấy”.
– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với mộ trình độ kỹ thuật trung bình
trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hồn cảnh xã hội
nhất định. Trong một xã hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa, với thời gian lao
động cá biệt hết sức khác biệt nhau, thì thơng thường thời gian lao động xã hội cần
thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cing cấp đại
bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

5.Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị?
Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hố thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy
luật giá trị.
-Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động
xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động
sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng
hóa
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo
bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời
gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo
có lãi để tái sản xuất mở rộng.
-Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thơng qua
sự vận động của giá cả hàng hố. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, cịn giá cả là sự biểu
hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.


Trên thị trường, ngồi giá trị, giá cả cịn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh
tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá
cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó.
Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ
chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà
quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Tác động của quy luật giá trị
-Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá
cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung – cầu.


* Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có
lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để
tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.
* Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp
hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất khơng có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra
quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự
nó là nhân tố làm cho cung tăng.
* Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người
ta thường gọi là “bão hòa”.
Tuy nhiên nền kinh tế ln ln vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng
thường xuyên biến động liên tục.
Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và
tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất
của quy luật giá trị.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị
trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi
giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thơng hàng hố thơng suốt.
Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về
kinh tế, mà cịn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
– Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hố sản xuất, tăng năng suất lao
động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.


Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc
lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản
xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất
nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hố ở thế có
lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh,
và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình

sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải ln tìm cách cải
tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao
động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn,
mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ.
– Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành
người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều
kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí
lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên
nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược
lại những người khơng có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong
kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
6.Phân tích nội dung quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường? Nhà nước
ta đã vận dụng quy luật này trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung ( bên bán ) và
cầu ( bên mua ) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự
thống nhất, nếu khơng có sự thống nhất giữa chúng thì sẽ có các nhân tố xuất hiện
điều chỉnh chúng
Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị trường
để bán. Cung do sản xuất quyết định song không đồng nhất với sản xuất. Chỉ những
sản phẩm hàng hóa được đưa ra thị trường mới tạo thành cung.
Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh tốn của xã hội. Cầu khơng
đồng nhất với tiêu dùng, vì nó khơng phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kì theo
nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh
tốn. Chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán mới tạo thành cầu trong kinh tế.
Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác
động lẫn nhau theo hướng cầu xác định cung và ngược lại cung thúc đẩy, kích thích
cầu. Cầu xác định khối lượng, chất lượng và chủng loại cung về hàng hố vì những



hàng hố nào tiêu thụ được thì mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu,
kích thích tăng cầu thông qua phát triển số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại
hàng hố, hình thức, quy cách và giá cả của nó.
Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung lớn
hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao
hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị. Đây là sự tác động phức tạp
theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.
7.Phân tích các chức năng cơ bản của tiền trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa?
Nguồn gốc và bản chất của tiền
Trong lịch sử, khi sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu chỉ mang
tính đơn lẻ, ngẫu nhiên, trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (H - H). Ví dụ 1 hàng hóa A
= 5 hàng hóa B. Đây là hình thái sơ khai, được gọi là hình thái giản đơn hay ngẫu
nhiên của giá trị. Ở hình thái này, hàng hóa B được dùng để đo giá trị của hàng hóa
A nên mặc dù là hình thái sơ khai, song đây được coi là mầm mống cho sự xuất hiện
của tiền tệ.
Trao đổi được mở rộng song không phải khi nào cũng dễ dàng thực hiện. Chẳng
hạn A muốn đổi lấy hàng hóa B, nhưng B lại muốn đổi lấy hàng hóa C… Vì vậy,
trong q trình trao đổi, có những người phải trao đổi nhiều lần, thơng qua nhiều
hàng hóa trung gian khác nhau mới có được hàng hóa mà mình cần.
Để giải quyết mâu thuẫn đó, những người tham gia trao đổi đã tìm cách đổi hàng
hóa của mình lấy một thứ hàng hóa mà mọi người đều thích, đều cần đến và dễ dàng
chấp nhận; sau đó dùng hàng hóa này đổi lấy thứ mình cần. Từ đó hình thái chung
của giá trị xuất hiện. Khi những người sản xuất hàng hóa thống nhất sử dụng một
loại hàng hóa nhất định làm vật ngang giá chung, hình thái tiền được xuật hiện. Quá
trình đó được thúc đẩy đến khi những người sản xuất hàng hóa cố định ngang giá
chung đó ở vàng hoặc bạc.
Như vậy, tiền về bản chất là một loại hang hóa đặc biệt, là kết quả của q trình
sản xuất và trao đổi hang hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới

hang hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị hang hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội
và phản ánh mối quan hệ giũa những người sản xuất và trao đổi hang hóa

 Chức năng của tiền


 Thước đo giá trị. Làm chức năng thước đo giá trị, tiền dùng để biểu hiện và đo
lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau. Để đo lường giá trị hang hóa,
tiền phải có giá trị.
 Phương tiện lưu thông. Làm chức năng phương tiện lưu thơng, tiền được dùng
làm mơi giới cho q trình trao đổi hàng hóa. Để phục vụ lưu thơng hang hóa,
ban đầu nhà nước đúc vàng thành những đơn vị tiền tệ nhất định, sau đó là
đúc tiền bằng kim loại.
 Phương tiện cất trữ: tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của cải nên khi
tiền xuất hiện, thay vì cất trữ hang hóa, người dân có thể cất trữ bằng tiền.
 Phương tiện thanh toán. Làm chức năng thanh toán, tiền được dùng để chi trả
sau khi việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, tức thanh toán việc mua bán
chịu. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng
thương mại, tức mua bán thơng qua chế độ tín dụng, thanh tốn khơng dùng
tiền mặt mà chỉ dùng tiền trên sổ sách kế toán, hoặc tiền trong tài khoản, tiền
ngân hàng, tiền điện tử…
 Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngồi biên giới, giữa các
nước thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm cơng
cụ mua bán, thanh tốn quốc tế giữa các nước với nhau. Để thực hiện chức
năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được
công nhận là phương tiện thanh tốn quốc tế.
Chương 3
1.Cơng thức chung của tư bản là gì? Phân tích mâu thuẫn của cơng thức chung
tư bản và cách giải quyết?
1. Công thức chung của tư bản là gì?

Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa TBCN
- Phải tập trung số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để có thể lập ra các xí
nghiệp TBCN

- Đại đa số quần chúng lao động bị tướt đoạt hết TLSX phải bán sức lao động
Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thơng hàng hóa và là hình thức biểu hiện đầu
tiên của tư bản, trên thị trường tư bản biểu hiện trước hết bằng một số tiền nhất định,
mặt dù không phải lúc nào tiền cũng là tư bản.


Bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện
nhất định khi chúng được sử dụng để bóc lột người khác.
+ Trong lưu thơng hàng hố giản đơn, tiền vận động theo công thức; H-T-H.
+ Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/

* So sánh hai cơng thức lưu thơng.
- Giống nhau về hình thức:
+ Gồm hai giai đoạn mua bán hợp thành.
+ Gồm hai nhân tố vật chất hàng - tiền
* Khác nhau:
H-T-H

T-H-T

- Điểm mở đầu bằng hành vi bán( H-T)
kết thúc bằng hành vi mua(T-H)

- Bắt đầu bằng hành vi mua( T-H) kết
thúc bằng hành vi bán(H-T)


- Tiền đóng vai trị trung gian

- Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm
kết thúc
- Mục đích: giá trị sử dụng sự vận động
- Mục đích: giá trị- giá trị tăng thêm T/ =
kết thúc ở giai đoạn thứ hai( sự vận động T +m ( m: giá trị thặng dư), vận động
có giới hạn)
khơng có giới hạn. Vì điểm cuối của mỗi
vịng chu chuyển tạo 1 khởi điểm cho
vịng chu chuyển mới
Tóm lại: T-H-T/ gọi là cơng thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù mang hình thức
cụ thể nào cũng đều là giá trị mang lại giá trị thặng dư: T – H – T’ với T’ = T + m

2. Trình bày mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người
sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào cơng thức T-H-T’ người ta
dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động trong lưu thông.


Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngồi hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên
được. Tiền khơng thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.

Cịn lưu thơng thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt,
cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân
phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thơi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải
mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng
và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng khơng đổi.


Tuy vậy, khơng có lưu thơng cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu
thuẫn của cơng thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra
nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên
thị trường một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó
là hàng hóa sức lao động.

2. Cách giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản. Vì sao?

Các Mác là người đầu tiên phân tích & giải quyết mâu thuẫn trong cơng thức của tư
bản = lý luận về hàng hóa sức lao động.

Nhà tư bản khi đưa tiền vào lưu thông đã dùng tiền mua đuơc hàng hóa đặc biệt là
hàng hóa sức lao động, để sử dụng nó (khơng phải bán nó), sẽ tạo ra giá trị thặng dư
cho nhà tư bản. Hàng hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là nguồn gốc tạo
ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.

Sử dụng hàng hóa sức lao động tức là q trình người cơng nhận tiến hành lao động,
là sự kết hợp sức lao động của công nhân với tư liệu sản xuất; trong quá trình lao động
= lao động trừu tượng - = sự hao phí thể lực , trí lực mới sẽ tạo giá trị mới cho hàng
hóa, lượng giá trị mới này lớn hơn giá trị của bản thân nó.


Để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1 loại
hàng hóa mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hóa đó
là sức lao động.

Sức lao động là cái có trước hàng hóa, cịn lao động chính là q trình sử dụng sức lao
động đó. Giống với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính:
Giá trị và giá trị sử dụng.


Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có thể sử
dụng trong q trình lao động để tạo ra của cải vật chất.

Giá trị sử dụng sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao đơng, tức
là q trình lao động để sản xuất ra 1 loại hàng hóa ,1 dịch vụ nào đó. Trong q trình
lao động, sức lao động tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần
giá trị mới đó du ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

=> Đó là điểm khác biệt với hàng hóa thơng thường vì sau q trình tiêu dùng hay sử
dụng thì cả giá trị hay giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian.

=> Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cho công thức của tư bản.
2.Khi nào sức lao động trở thành hàng hóa? Phân tích thuộc tính của hàng hóa
sức lao động?
Điều Kiện để SLD trở thành hàng hóa:
- Thứ nhất: Người lao động phải được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng
chi phối sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định
- Thứ hai: Người lao động khơng cịn tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện
lao động và cũng khơng có của cải gì khác, muốn tồn tại khơng còn cách nào khác là
người lao động phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
-  Sự tồn tại đồng thời của 2 điều kiện trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa.
Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để &ền biến thành tư bản


Hai thuộc tính của hàng hóa :
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là cơng dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của
con người. (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu
dùng cho sản xuất…). Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
 Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định

 Hàng hóa khơng nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học
kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của
hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.
 Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc
mọi kiểu tổ chức sản xuất.
 Giá trị sử dụng khơng dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho
người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử
dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa
đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Giá trị hàng hóa
Trước tiên, để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xét
một ví dụ đơn giản như sau:
Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá
trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu hỏi đặt ra:
Thứ nhất: Tại sao gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác
nhau lại có thể trao đổi với nhau?
Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1:10
Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người ni gà sẽ bằng với hao phí lao
động của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để
nuôi một con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg
táo => 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo.
=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên
trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên
ngồi bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những
đặc trưng cơ bản như sau:
 Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
 Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa



3.Giá trị thặng dư là gì? Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa?
*Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản.
*Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường TBCN
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối :
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao
động và thời gian lao động tất yếu khơng thay đổi.
Ví dụ: nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ,
thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%.
Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi
điều kiện khơng đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng từ 4 giờ lên 6 giờ và tỷ
suất giá trị thặng dư sẽ là: 150%
m’=
- Sản xuất giá trị thặng dư tương đối :
Giá trị thặng dư tương đối giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao
động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động; do đó kéo dài thời gian lao động
thặng dư trong khi độ dài ngày lao động khơng thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, với 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao động thặng dư, tỷ
suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao động
tất yếu rút xuống cịn 2 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6 giờ. Tỷ suất giá
trị thặng dư sẽ là: 300%
m’ =
Nếu ngày lao động giảm xuống còn 6 giờ nhưng giá trị sức lao động giảm khiến
thời gian lao động tất yếu rút xuống cịn 1 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 5
giờ. Tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: 500%
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải làm giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và
dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động
trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất

để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.


-Giá trị thặng dư siêu ngạch :
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do doanh nghiệp có
giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức
cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản
đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư
tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do đó theo C.Mác, giá trị thặng dư
siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Câu hỏi 11: Tư bản bất biến và tư bản khả biến là gì? Phân tích vai trị của các
bộ phận tư bản này trong việc tạo ra giá trị thặng dư?
1. Tư bản bất biến
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản
xuất và sức lao động.
Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người
công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư
bản ấy được gọi là tư bản bất biến.
Nói cách khác, tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, không
đổi về lượng trong quá trình sản xuất.
Đặc điểm: Giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên từng phần hoặc tồn bộ sản
phẩm nhờ lao động cụ thể của cơng nhân.
2. Tư bản khả biến
Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất,
bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ
bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư
bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản
khả biến.

Hay cịn nói, tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, thông qua
lao động trừu tượng của công nhân mà giá trị của nó tăng, tức là biến đổi về lượng
trong quá trình sản xuất.
Đặc điểm: Đi vào tiêu dùng, thơng qua lao động tạo ra giá trị mới.
3. Vai trò của các bộ phận tư bản này trong việc tạo ra giá trị thặng dư.


Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận
tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, sẽ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản, chỉ có lao động của cơng nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho
nhà tư bản.
Vai trò của các bộ phận tư bản này trong việc tạo ra giá trị thặng dư:
– Tư bản bất biến: Là điều kiện không thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, là điều
kiện để nâng cao năng suất lao động.
– Tư bản khả biến: Là vai trị quyết định trong q trình sinh ra giá trị thặng dư,là
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư.
Câu 12 : Tư bản cố định, tư bản lưu động là gì? Phân tích cơ sở và ý nghĩa của
việc phân chia tư bản cố định, tư bản lưu động trong nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa?
- Tư bản cố định : là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động
tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất những giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng
phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
- Tư bản lưu động : là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động,
nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ… , giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
- Căn cứ để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động là
phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình
sản xuất.
- Ý nghĩa:
+ Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ

khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại
hao mịn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mịn vơ hình gây ra. Nhờ đó, mà có
điều kiện đổi mới thiết bị nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
+ Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển
của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu
động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết
kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động
khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng
lên.
Câu 13: Tích lũy tư bản là gì? Phân tích các nhân tố góp phần làm tăng quy mơ
tích lũy?


1. Khái niệm
Để thực hiện tái sản xuất mở rộng phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản
bất biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ thêm, do đó tích lũy tư bản là tư bản hóa giá
trị thặng dư.
Thực chất nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy
tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà cịn
khơng ngừng mở rộng sự thống trị đó.
2. Các nhân tố góp phần làm tăng quy mơ tích lũy
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mơ tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ
phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác
định thì quy mơ tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng gồm giá trị thặng dư. Các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mơ tích lũy gồm:
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó mà
tạo điều kiện để tăng quy mơ tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử
dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư
tương đối, nhà tư bản cịn có thể sử dụng các biện pháp cắt xén tiền công, tăng ca tăng

kíp, tăng cường độ lao động.
Thứ hai, năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giá trị
sức lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tạo
điều kiện cho phép tăng quy mơ tích lũy.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc
C.Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Theo
C.Mác, máy móc được sử dụng tồn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ được tính
dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt
động tồn bộ nhưng giá trị của bản thân nó đã giảm dần do tính giá khấu hao để
chuyển vào giá trị sản phẩm. Hệ quả là, mặc dù giá trị đã bị khấu hao, song tính năng
hay giá trị sử dụng thì vẫn ngun như cũ, như lực lượng phục vụ không công trong
sản xuất. Sự phục vụ không công ấy được lao động sống nắm lấy và làm cho chúng
hoạt động. Chúng được tích lũy lại cùng với tăng quy mơ tích lũy tư bản. Đồng thời,
sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đổi mới tư bản
cố định cũng trở thành nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản xuất.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước


Nếu thị trường thuận lợi, hàng hóa ln bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền
đề cho tăng quy mơ tích lũy.
Câu 14: Lợi nhuận là gì? Phân tích quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư
trong nền kinh tế thị trường?
- Giữa giá trị hàng hố và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ln ln có sự chênh
lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những
bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m.
Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.
- Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của
toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là
số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hố đo có sự chênh lệch giữa giá

trị hàng hố và chi phí tư bản.
Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì cơng thức:
W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p
- So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:
+ Giống nhau, cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là
kết quả lao động không công của công nhân.
+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chát của nó
là kết quả của sự chiếm đoạt lao động khơng cơng của cơng nhân, cịn phạm trù lợi
nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
- Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và
lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải
chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhồ sự khác nhau
giữa c và v.
+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ln nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế,
cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và
có thế thấp hơn giá trị hàng hố là đã có lợi nhuận rồi.
Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra.
Vì nếu:
Giá cả = giá trị thì p = m
Giá cả > giá trị thì p > m



×