Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT, ỨNG DỤNG THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ CÂY TRẦU KHÔNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.21 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN

CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP TRƯỜNG DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM 2021 - 2022

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT, ỨNG DỤNG

THUỐC

TRỪ SÂU SINH HỌC VÀ PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ CÂY
TRẦU KHÔNG TRONG SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
 Lĩnh vực nghiên cứu:
 Đơn vị: Trường THPT Chuyên Hưng Yên

Nhóm tác giả:
Nguyễn Minh Ánh – 12 Hóa – Trường THPT Chuyên Hưng
Yên
Nguyễn Gia Huy – 12 Hóa – Trường THPT Chuyên Hưng Yên

 Giáo viên hướng dẫn:
Trần Thị Phúc – Trường THPT Chuyên Hưng Yên.



Hưng Yên, tháng 11 năm 2021

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu cầu cho xã hội. Thực tiễn lịch sử
đã chứng minh, chỉ có thể phát triển đất nước một cách nhanh chóng khi đã có an ninh
lương thực. Nếu khơng đảm bảo về vấn đề lương thực thì đất nước sẽ khó mà có được sự
ổn định, vững chắc về kinh tế, chính trị. Chính vì vậy mà ngành nơng nghiệp đóng một
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tới từ thiên nhiên
và sâu bệnh gây hại. Điều này đã khiến cho năng suất và chất lượng nông sản bị sụt giảm.
Chúng ta không thể chống lại mẹ thiên nhiên nhưng sâu hại và chất lượng, năng suất cây
trồng thì chúng ta có thể cải thiện. Một trong số đó chính là thuốc trừ sâu và phân bón.
Các loại thuốc trừ sâu, phân bón có nguồn gốc hóa học có giá thành vừa túi tiền, hiệu quả
cao đã nhanh chóng được sản xuất và tung ra thị trường, góp phần rất lớn giúp các bà con
nơng dân giảm thiểu tình trạng sâu bệnh hồnh hành và nâng cao năng suất. Một bước
mở đầu rất đáng mừng. Thế nhưng, liệu thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có phải là sự lựa
chọn tốt nhất khi mà sau một thời gian dài sử dụng, chúng bắt đầu bộc lộ những “tác
dụng phụ” không mong đợi? Những “tác dụng phụ” này đã gây ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của người tiêu dùng, người trực tiếp trồng trọt và mơi trường đất. Chính vì vậy,


chúng ta cần một giải pháp không gây hại tới con người, thân thiện với môi trường. Và
thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu ra đời.
Việc phát triển thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ có hiệu quả và thân thiện
với môi trường là hướng đi phù hợp. Xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân
bón hữu cơ thay thế dần cho thuốc trừ sâu, phân bón hóa học mang đến rất nhiều lợi ích
cho sức khỏe người tiêu dùng, bà con nông dân và cả môi trường đất. Việc sử dụng thuốc
trừ sâu sinh học và phân bón hữ cơ trong sản xuất nơng nghiệp tạo ra các sản phẩm an
tồn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Điều này góp phần rất lớn cho sự phát triển

của nền nông nghiệp nước ta. Tuy vậy, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón
hữu cơ trên đại bàn tỉnh ta chưa phát triển.
Xuất phát từ những lí do trên, Nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ từ cây
trầu khơng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”.

B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT
KHOA HỌC
1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm môi trường tại địa phương?
- Đặc điểm và tiêu chuẩn của nông sản sạch?
- Phương pháp làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo năng suất, phẩm chất
nông sản đã áp dụng tại địa phương?
Khi chọn hướng nghiên cứu và ứng dụng, chúng tôi đã đặt ra được nhiều câu
hỏi:
- Thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ sản xuất từ cây trầu khơng có
điểm khác biệt như thế nào với các sản phẩm tương tự trên thị trường?


- Giá thành sản xuất thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ từ cây trâu
khơng như thế nào?
- Làm thế nào để xây dựng quy trình sản xuất và ứng dụng sản phẩm vào thực
tế?
- Tỉ lệ pha trộn các thành phần nguyên liệu như thế nào cho hợp lí? Cách tính
tốn hiệu suất sử dụng sản phẩm trong thực tiễn?
- Mức chi phí cho việc sản xuất thử nghiệm và khi áp dụng?
- Hiệu quả áp dụng sản phẩm này vào thực tiễn.
2. Vấn đề nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc trừ sâu hố học và
phân bón hố học tại xã Minh Tân, huyện Phù Cừ.

- Đánh giá chất lượng một số nơng sản chính trên địa bàn thành phố Hưng
Yên.
- Xây dựng quy trình sản xuất, ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón
hữu cơ tại hộ gia đình xã Minh Tân.
- Thiết kế mơ hình trồng, chăm sóc bảo vệ cây cà chua, cây bắp cải, cây xúp
lơ chỉ dùng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ do nhóm tác giả tạo ra.
- Phân tích năng suất và chất lượng của ba giống cây trồng đã áp dụng sản
phẩm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi ứng dụng sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học và
phân bón hữu cơ trên cây trồng.


3. Giả thuyết khoa học
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ từ cây trầu khơng trong
sản xuất nông nghiệp giúp bảo vệ cây trồng, ổn định năng suất, tăng chất lượng
nông sản đồng thời tránh gây ô nhiễm môi trường.
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài dựa trên nghiên cứu các thông
tin trên mạng internet sau đó tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng, xây
dựng và thử nghiệm quy trình sản xuất, áp dụng thực tiễn trên đồng ruộng, phân
tích kết quả thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm.
1. Các giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn 1. Hình thành ý tưởng
Từ thực tiễn vấn nạn sử dụng thuốc trừ sâu hố học và phân bón hố học
trong trồng trọt của nhiều gia đình tại địa phương làm ơ nhiễm môi trường đất,
nước, làm suy giảm nghiêm trọng sức khoẻ của người dân đã đặt ra nhiều câu hỏi
cho nhóm tác giả: Có những biện pháp nào để giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ
sức khoẻ con người? Biện pháp nào sẽ hiệu quả, thân thiện với môi trường và chi
phí thấp? Biện pháp nào giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng giá trị của
nông sản trên thị trường? ....

Giai đoạn 2. Nghiên cứu tổng quan, tìm hiểu thực tế
Nhóm tác giả đã tìm kiếm thơng tin trên internet về ảnh hưởng của thuốc trừ
sâu hoá học và phân bón hố học đến mơi trường và sức khoẻ con người, ưu điểm
của thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ, khả năng sản xuất và ứng dụng
thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; tiêu chuẩn
nông sản sạch.


Giai đoạn 3. Lựa chọn phương pháp, thiết kế quy trình
Trên cơ sở tìm hiểu thơng tin về thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ và
quy trình trồng cây sạch trên mạng internet và khảo sát thực tế trồng trọt ở địa
phương, nhóm tác giả lựa chọn sử dụng cây trầu không để sản xuất thuốc trừ sâu
sinh học và phân bón hữu cơ để đưa vào ứng dụng tại địa phương trên ba đối tượng
cây trồng: cà chua, bắp cải, xúp lơ. Sau đó tiến hành xây dựng quy trình sản xuất,
ứng dụng vào thực tiễn, đánh giá chất lượng nông sản.
Giai đoạn 4. Thử nghiệm quy trình
Sau khi sản xuất thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ từ cây trầu khơng,
nhóm tác giả tiến hành thử nghiệm trên cánh đồng xã Minh Tân, huyện Phù Cừ.
Việc thử nghiệm được tiến hành một số lần để xác định công thức trộn nguyên
liệu, pha chế nồng độ khi phun thuốc, lượng phân bón và thời điểm bón phân sao
cho hiệu quả tốt nhất.
Giai đoạn 5. Phân tích, đánh giá kết quả, rút ra kết luận
Phân tích, đánh giá hiệu quả quy trình trồng cây cà chua, bắp cải, xúp lơ chỉ
sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ với quy trình trồng cây cà chua,
bắp cải, xúp lơ sử dụng thuốc trừ sâu hố học và phân bón hố học.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: tìm hiểu và đọc tài liệu từ các nghiên cứu trước đó;
trao đổi ý kiến với thầy cô, bạn bè.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề
tài, phân tích và tổng hợp lí thuyết.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Phương pháp quan sát, phương pháp
điều tra, phương pháp thực nghiệm khoa học (phương pháp lấy mẫu, phương pháp


ngâm chiết, phương pháp điều chế dung dịch thuốc, thử hoạt tính của thuốc với sâu
bọ), phương pháp phân tích và tổng hợp kết quả.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Thuốc trừ sâu sinh học
a. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học (thuốc trừ sâu hữu cơ) là loại thuốc trừ sâu sử dụng
các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu hại như vi sinh vật (nấm, vi
khuẩn, virus), các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là kháng sinh), các chất trong
cây cỏ (chất độc hoặc dầu thực vật), ... để diệt trừ sâu bệnh. Thuốc trừ sâu sinh học
được chia thành hai nhóm chính là thuốc trừ sâu vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc.
Thuốc trừ sâu vi sinh: Các thành phần hoạt tính là các vi sinh vật như vi
khuẩn, nấm, virus, động vật nguyên sinh hoặc tảo. Một trong những loại thuốc trừ
sâu vi sinh phổ biến nhất hiện nay được chiết xuất từ chủng khuẩn Bacillus
thuringiensis (Bt). Bt có thể tạo ra protein gây hại cho côn trùng để bảo vệ các thực
vật, đặc biệt là bắp cải, khoai tây. Nhiều loại thuốc trừ sâu vi sinh khác hoạt động
bằng cách cạnh tranh quyết liệt với sinh vật gây hại.
Thuốc trừ sâu thảo mộc: Đây là loại thuốc trừ sâu sử dụng các chất độc có
trong cây cỏ hoặc dầu thực vật để diệt trừ sâu hại.
b. Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học
- An toàn với sức khỏe con người và mơi trường: Khác với các loại thuốc trừ
sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là ít độc với con người cung như
môi trường. Các chế phẩm vi sinh vật, dầu thực vật dùng để trừ sâu hầu như không



gây hại cho người và các sinh vật có ích (ví dụ như các lồi thiên địch) nên nó có
thể bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng bùng phát
sâu hại. Bên cạnh đó, thuốc sinh học ít để lại dư lượng độc trên nông sản và thời
gian cách ly ngắn.
- Việc sản xuất thuốc trừ sâu sinh học khá đơn giản, các nguyên liệu có sẵn:
Những yếu tố sinh học trừ sâu có thể tìm thấy dễ dàng mọi nơi, mọi lúc. Hơn nữa,
quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học khá đơn giản, chi phí thấp.
c. Nhược điểm của thuốc trừ sâu hữu cơ
Thuốc trừ sâu sinh học thường có hiệu quả diệt sâu chậm hơn và yêu cầu bảo
quản cao hơn so với thuốc trừ sâu hóa học. Dù vậy, trước những lợi ích to lớn,
chúng ta hồn tồn có thể chấp nhận các nhược điểm này.
d. Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
+ Chuẩn bị nguyên liệu.
+ Ngâm trong chum hoặc lọ kín.
+ Đặt chum ngâm ở nơi râm mát.
+ Thời gian ngâm 5 – 20 ngày tuỳ nguyên liệu và phương pháp xử lí nguyên
liệu.
e. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Để đạt hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tốt nhất, khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, cần
lưu ý:
- Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học khi sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng chứ không phải cứ
thấy sâu là phun thuốc hoặc sâu gây hại xong mới phun.


- Nên phun thuốc khi sâu cịn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất
kém.
- Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh
làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát.

- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun
thuốc.
1.1.2. Phân bón hữu cơ sinh học
a. Phân bón hữu cơ sinh học là gì?
Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn
và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi
để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
b. Ưu điểm
- Có thể dùng bón được cho tất cả các giai đoạn của cây trồng: bón lót, bón
thúc, bón ni quả ….
- Cung cấp đầy đủ, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho
cây trồng. Cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất và chất lượng nông
sản.
- Bổ sung lượng lớn chất mùn, giúp cải tạo đất, hạn chế sự rửa trôi, phân giải
các độc tố trong đất.
- Bổ sung, thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển khống chế mầm
bệnh, cung cấp chất kháng sinh tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức
chống chịu của cây trồng, hạn chế sâu bệnh hại.


- Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất, thân thiện với mơi
trường, an tồn với người và sinh vật có ích.
c. Nhược điểm
- Hiệu quả chậm hơn so với phân bón hố học.
- Giá thành thường cao hơn so với các loại phân bón hố học.
2. Cơ sở thực tiễn
Nhóm tác giả đã tiến hành tìm hiểu vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu hoá học và
phân bón hố học ở địa phương.
Ở tỉnh Hưng n, tại các cánh đồng lớn việc sử dụng thuốc trừ sâu hố học
và phân bón hố học rất phổ biến, số loại và số lượng thuốc trừ sâu hoá học và

phân bón hố học đều rất lớn, dẫn đến tồn dư trong đất và trong nông sản, làm
giảm chất lượng và giá trị kinh tế nông sản. Nông dân các xã, huyện trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên đều quen với việc sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hoá học và phân
bón hố học trong trồng trọt làm gia tăng tình trạng ơ nhiễm mơi trường, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
Phần lớn tồn dư của thuốc trừ sâu hố học và phân bón hố học các hộ dân
khơng được xử lý. Các chất ô nhiễm được tích tụ lâu ngày làm cho đất, nước
nhiễm bẩn, vừa làm thay đổi tính chất của đất vừa làm giảm năng suất, chất lượng
nông sản và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Thực trạng trên cho thấy công tác nghiên cứu và ứng dụng thuốc trừ sâu sinh
học, phân bón hữu cơ tại các địa phương là hết sức cần thiết. Điều quan trọng là
cần tìm ra một phương pháp sản xuất và quy trình áp dụng thuốc trừ sâu sinh học,
phân bón hữu cơ một cách hiệu quả nhưng dễ thực hiện và chi phí thấp.
2. Tiến hành thực nghiệm


2.1. Thiết kế mơ hình sản xuất, ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học
2.1.1. Nguyên liệu và dụng cụ
* Nguyên liệu: Tỏi, ớt, gừng, giềng, trầu không, lá xoan.
* Dụng cụ: Bình thuỷ tinh hoặc chum, vại.
* Hố chất: Cồn 600.

Hình 1. Nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu
2.1.2. Phương pháp sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
a. Phương pháp ngâm dầm với cồn 600
* Nguyên tắc: Trong quá trình chiết ngâm dầm, dung mơi tiếp xúc với ngun
liệu hồn tồn. Trong q trình đó các chất tan trong ngun liệu sẽ chuyển sang
hồ tan trong dung mơi.
* Cách tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu

- Thu mua nguyên liệu
- Rửa sạch, để ráo nước
- Sơ chế nguyên liệu
+ Tỏi, ớt, gừng, giềng: cắt nhỏ hoặc nghiền nát.


+ Trầu không, lá xoan nghiền nát cùng với cồn (tỉ lệ 400g lá trầu không: 400g
lá xoan: 750ml cồn), lọc lấy dịch chiết
- Trộn đều nguyên liệu tỏi, ớt, gừng, giềng theo tỷ lệ: 200g tỏi: 200g gừng:
200g giềng.
Bước 2. Ngâm nguyên liệu
- Cho nguyên liệu tỏi, ớt, gừng, giềng vào bình.
- Rót dung mơi tinh khiết (750ml cồn) vào bình cho đến khi xâm xấp bề mặt
của lớp nguyên liệu. Giữ yên ở nhiệt độ thường trong 24 giờ để dung môi thẩm
thấu vào tế bào thực vật và hồ tan các hợp chất tự nhiên.
- Rót dịch chiết lá xoan, lá trầu khơng bào bình đang ngâm tỏi, ớt, gừng,
giềng.
- Thời gian ngâm 5 ngày (nguyên liệu cắt nhỏ), 3 ngày (nguyên liệu được
nghiền nát). Tiến hành ngâm 2 – 3 lần để chiết được hoàn toàn các hoạt chất có
trong nguyên liệu.
Bước 3. Tạo sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học
- Lọc dịch ngâm bằng vải màn, thu dịch trong – thuốc trừ sâu sinh học.


- Muốn bảo quản sử dụng lâu dài thì sau khi thu được dịch chiết ta nên cô cạn,
cho vào lọ tối màu, giữ ở nhiệt độ 250C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Hình 2. Bình ngâm nguyên liệu ở các khoảng thời gian khác nhau
c. Tiến hành thử nghiệm thuốc
Sau khi sản xuất được thuốc trừ sâu sinh học, Nhóm tác giả tiến hành phun

thử nghiệm thuốc trên đối tượng cây trồng: dưa chuột, cà chua, bắp cải, xúp lơ với
các nồng độ khác nhau trên cánh đồng trồng rau của gia đình ơng Phạm Xn Sở
( xã Minh Tân – huyện Phù Cừ)
* Phương pháp thử nghiệm
- Bước 1: Pha loãng thuốc bằng nước cất với nồng độ 20%, 25%, 30%, 35%,
40%.
- Bước 2: Thử nghiệm thuốc gồm hai giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu sâu ăn rau bắp cải, xu
hào, xúp lơ; chia vào các cốc nhựa và tiến hành phun thuốc với các nồng độ khác
nhau. Quan sát sự phản ứng của sâu khi tiếp xúc với thuốc.


+ Giai đoạn 2: Phun thử thuốc trên ruộng trồng rau bắp cải, su hào, xúp lơ.
Luống rau đối chứng phun nước cất. Mỗi công thức chúng tôi phun trên 1 luống
rau. Quan sát, theo dõi, thống kê số lượng sâu chết trong các khoảng thời gian: 1
giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ. Để đánh giá hiệu quả của thuốc chúng tôi sử
dụng công thức Schneider – Oreli
H ( % )=

b−k
.100
100−k

Trong đó: H: độ hữu hiệu của thuốc.
b: tỉ lệ chết của sâu hại ở công thức có phun thuốc.
k: tỉ lệ chết của sâu hại ở cơng thức đối chứng.
2.2. Thiết kế mơ hình sản xuất, ứng dụng phân bón hữu cơ
a. Nguyên liệu
* Nguyên liệu: trầu không, lá xoan, bèo tây, vỏ trứng gà, phân gà, bùn.



Hình 3. Ngun liệu để sản xuất phân bón hữu cơ

b. Các bước sản xuất phân bón hữu cơ
* Quy trình sản xuất phân hữu cơ bón
- Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu
+ Thu hái lá trầu không.
+ Sơ chế nguyên liệu: Giã nát
- Bước 2. Tạo phân bón
+ Cho trầu khơng đã giã nát vào bình.
+ Đổ nước sạch cho ngập nguyên liệu. Tỉ lệ 1kg lá trầu không giã nát: 2lit
nước sạch.
+ Thời gian ngâm 5 – 7 ngày. Lọc lấy dịch chiết.
+ Tiến hành ngâm và lọc dịch chiết 2 – 3 lần. Dịch chiết chính là phân bón
qua lá.
* Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ dùng bón trực tiếp vào đất
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Thu hái nguyên liệu
- Sơ chế nguyên liệu: Cắt nhỏ
Bước 2. Trộn nguyên liệu
- Tỷ lệ các nguyên liệu: 5kg trầu không: 5kg lá xoan: 5kg bèo tây: 2,5 kg vỏ
trứng: 2 kg phân gà.
- Trộn đều các nguyên liệu.


Bước 3. Ủ phân bón hữu cơ
- Nguyên liệu được đánh đống. Trát bùn ở bên ngoài.
- Thời gian ủ 3 tháng
c. Tiến hành thử nghiệm phân bón
Sau khi sản xuất được phân bón hữu cơ, Nhóm tác giả tiến hành thử nghiệm

phân bón trên đối tượng cây trồng: dưa chuột, cà chua, bắp cải, xúp lơ ở các giai
đoạn khác nhau trên ruộng trồng rau của gia đình ơng Phạm Xuân Sở (xã Minh
Tân – huyện Phù Cừ). Phân bón qua lá sẽ được pha lỗng và phun qua lá. Phân bón
hữu cơ sau khi ủ sẽ dùng bón trực tiếp vào đất.
* Phương pháp và thời điểm bón phân cho cây bắp cải
- Bón lót: Sau khi làm đất, cuốc hố bón 0,3 kg/ hố.
- Bón thúc chia 3 giai đoạn
+ Giai đoạn bén rễ: khoảng thời gian 5 – 15 ngày sau khi trồng pha loãng 6
lần để tưới, 3 ngày phun 1 lần.
+ Giai đoạn trải lá bàng, khoảng thời gian 15 ngày – 45 ngày sau khi trồng,
kết hợp pha loãng phân để phun và bón trực tiếp vào đất gần gốc rau. Phun phân
pha loãng 4 lần, 4 ngày tưới 1 lần. Sau khi trồng 30 ngày bón phân vào gốc (0,2kg/
gốc).
+ Giai đoạn bắp cải cuộn đến khi thu hoạch, khoảng thời gian 45 – 70 ngày
sau khi trồng, bón phân trực tiếp vào đất gần gốc rau (0,2kg/gốc) kết hợp pha loãng
phân phun 4 lần cho rau.
- Trong mỗi giai đoạn chúng tôi tiến hành quan sát màu sắc của lá, thân, đo
kích thước trung bình của lá (đo kích thước của 10 cây bất kì / 1 luống), đếm số
lượng lá trung bình (đếm số lá của 10 cây bất kì / 1 luống), khi thu hoạch đo kích


thước trung bình của bắp cải (đo kích thước của 10 cây bất kì / 1 luống). Tất cả
những chỉ tiêu này được so sánh với ruộng đối chứng.
* Phương pháp và thời điểm, lượng phân bón cho cây su hào
- Bón lót: Sau khi làm đất, cuốc hố bón 0,2 kg/ hố.
- Bón thúc chia 3 giai đoạn
+ Giai đoạn bén rễ: khoảng thời gian 5 – 15 ngày sau khi trồng pha loãng 6
lần để phun, 3 ngày phun 1 lần.
+ Giai đoạn củ nhỏ, khoảng thời gian 15 ngày – 30 ngày sau khi trồng, kết
hợp pha lỗng phân để phun và bón trực tiếp vào đất gần gốc rau. Phun phân pha

loãng 4 lần, 4 ngày phun 1 lần. Sau khi trồng 25 ngày bón phân vào gốc (0,2kg/
gốc).
+ Giai đoạn củ nhỡ đến khi thu hoạch, khoảng thời gian 30 – 45 ngày sau
khi trồng, bón phân trực tiếp vào đất gần gốc rau (0,2kg/gốc) kết hợp pha loãng 4
lần phun cho rau.
- Trong mỗi giai đoạn chúng tôi tiến hành quan sát màu sắc của lá, thân, đếm
số lượng lá trung bình (đếm số lá của 10 cây bất kì / 1 luống), đo kích thước trung
bình của củ vào hai thời điểm: sau khi trồng 25 ngày và khi thu hoạch (đo kích
thước của 10 cây bất kì / 1 luống). Tất cả những chỉ tiêu này được so sánh với
ruộng đối chứng.
* Phương pháp và thời điểm bón phân cho cây xúp lơ
- Bón lót: Sau khi làm đất, cuốc hố bón 0,2 kg/ hố.
- Bón thúc chia 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: khoảng thời gian 5 – 15 ngày sau khi trồng pha loãng 6 lần để
tưới, 3 ngày tưới1 lần.


+ Giai đoạn 2: khoảng thời gian 15 ngày – 30 ngày sau khi trồng, kết hợp
pha loãng phân để phun lên lá và bón trực tiếp vào đất gần gốc rau. Phun phân pha
loãng 4 lần, 4 ngày phun 1 lần. Sau khi trồng 25 ngày bón phân vào gốc (0,2kg/
gốc).
+ Giai đoạn 3: khoảng thời gian 30 – 45 ngày sau khi trồng, bón phân trực
tiếp vào đất gần gốc rau (0,2kg/gốc) kết hợp pha loãng 4 lần phun lên lá.
- Trong mỗi giai đoạn chúng tôi tiến hành quan sát màu sắc của lá, thân, đếm
số lượng lá trung bình (đếm số lá của 10 cây bất kì / 1 luống), đo kích thước trung
bình của hoa vào hai thời điểm: sau khi trồng 30 ngày và khi thu hoạch (đo kích
thước của 10 cây bất kì / 1 luống). Tất cả những chỉ tiêu này được so sánh với
ruộng đối chứng.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả

Sau khi tiến hành sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, phân bón hữu cơ và đưa
vào ứng dụng trên cánh đồng xã Minh Tân; chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả
ứng dụng của thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ.
- Đánh giá hiệu quả của thuốc trừ sâu sinh học thông qua đánh giá hiệu lực
giết sâu trực tiếp.
- Đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ qua đánh giá màu sắc của lá, củ,
hoa, khả năng sinh trưởng - phát triển của cây trồng (qua các chỉ tiêu số lá, kích
thước lá, kích thước củ su hào, bắp cải và hoa xúp lơ); phân tích định lượng hàm
lượng nitrat, hàm lượng một số kim loại nặng (Pb, Cu, As, Zn); vi sinh vật gây hại
(Escherichia coli, Salmonella, Coliforms) trong nông sản; so sánh với ruộng sử
dụng thuốc trừ sâu hoá học và phân bón hố học để đánh giá hiệu quả.
1.1. Đánh giá định tính


So sánh giữa ruộng trồng bắp cải, su hào, xúp lơ sử dụng thuốc trừ sâu sinh
học và phân bón hữu cơ với ruộng sử dụng thuốc trừ sâu hoá học và phân bón hố
học , nhóm tác giả nhận thấy:
- Cây phát triển tốt, lá xanh và kháng được một số loại sâu bệnh. So với
những sản phẩm thuốc trừ sâu và phân bón khác, loại thuốc trừ sâu và phân bón tự
chế này có ưu điểm như: giúp cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng, bộ rễ phát
triển tốt, lá xanh. Phòng trừ được các loại sâu như: sâu xanh, sâu xám và nâng cao
độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và an
tồn cho người sử dụng. Khơng những vậy, nhờ sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên
chi phí cũng giảm 25 - 30% cho mỗi vụ sản xuất.
- Giai đoạn 1, 2: Cây bắp cải, su hào, xúp lơ ở luống thí nghiệm đều số lượng
lá lớn hơn; lá xanh đậm, phiến lá đều, mướt hơn so với luống đối chứng.
- Giai đoạn 3
+ Ở luống thí nghiệm bắp cải cuộn bắp tròn đều hơn luống đối chứng.
+ Ở luống thí nghiệm hoa xúp lơ có màu xanh đậm, trịn đều hơn luống đối
chứng.

+ Ở luống thí nghiệm củ su hào tròn đều hơn so với luống đối chứng.
1.2. Đánh giá định lượng
1.2.1. Hiệu quả giết sâu trực tiếp của thuốc
Kết quả thử nghiệm hiệu quả phòng trừ sâu xanh, sâu xám, sâu khoang ăn lá
bắp cải, su hào, xúp lơ được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1. Hiệu quả giết sâu trực tiếp trên cây bắp cải
S

Nồn

Độ hữu hiệu của thuốc (%)
1h

12h

24h

48h

72h


T

g độ

Sâu

Sâu


Sâu

Sâu

Sâu

Sâu

Sâu

Sâu

Sâu

Sâu

T thuố
c

xan



xanh

xám

xanh

xám


xanh

xám

xanh

xám

h

m

0

0

11,3

14,1

28,1

25,4

59,4

39,7%

63,2%


46,3%

%

%

%

%

%

13,8

23,2

33,5

31,6

60,7

41,3%

73,7%

51,7%

%


%

%

%

%

28,1

28,4

55,6

48,7

78,4

59,1%

87,9%

73,6%

%

%

%


%

%

27,5

31,2

57,2

57,3

74,3

69,4%

86,2%

88,5%

%

%

%

%

%


26,8

31,8

54,1

55,6

75,3

69,7%

85,9%

87,3%

%

%

%

%

%

1
2
3

4
5

20%
25%
30%
35%
40%

0
0
0
0

0
0
0
0

Như vậy: Đối với sâu xanh thuốc đạt hiệu quả cao nhất tại nồng độ 30% sau
thời gian 72 giờ phun thuốc. Đối với sâu xám thuốc đạt hiệu quả cao nhất tại nồng
độ 35% sau thời gian 72 giờ phun.
Sau khi bị dính thuốc, sâu có một số biểu hiện khơng bình thường như hoảng
loạn, giãy dụa liên tục và sau vài giờ thì di chuyển nhanh, nhả tơ rơi xuống đất tìm
nơi ẩn nấp, sau khoảng 1 ngày phần đông số sâu này hoạt động yếu và tiếp theo là
chết.




×