Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận quản lý chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.31 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------ oOo ------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY
Lớp tín chỉ: TMA313(GD1-HK2-2223).1
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Phạm Thị Hiền Minh
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2
Đinh Minh Quân

2114510060

Nguyễn Thùy Linh

2114110071

Nguyễn Mai Phương

2014110200

Lê Thị Phương Lan

2111510045

Vũ Hoàng Kiên

2111510042

Trần Hoàng Long



2111510049

Nguyễn Thanh Thảo

2111510082

Trần Trung Hiếu

2014110972


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: Phần mở đầu .................................................................................................. 3
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 3
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.4. Tính mới và đóng góp của đề tài .............................................................................. 4
CHƯƠNG 2: Nghiên cứu hoạt động quản lý phân phối tại công ty Cổ phần dược phẩm
Pharmacity ........................................................................................................................... 4
2.1. Nền tảng kiến thức về hoạt động quản lý phân phối ................................................ 4
2.1.1. Hoạt động phân phối ......................................................................................... 4
2.1.2. Hoạt động quản lý phân phối............................................................................. 5
2.1.3. 6 mơ hình mạng lưới phân phối......................................................................... 5
2.2. Đánh giá về xu hướng, mức độ cạnh tranh của ngành dược phẩm tại Việt Nam dựa
vào tình hình cung ứng trên thị trường ............................................................................ 6
2.2.1. Xu hướng phát triển của ngành dược phẩm ...................................................... 6
2.2.1.1. Một số phân tích cơ bản về tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm
Việt Nam.................................................................................................................. 6

2.2.1.2. Xu hướng phát triển .................................................................................... 7
2.2.2. Tình hình chuỗi cung ứng.................................................................................. 8
2.2.2.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng thuốc .............................................. 8
2.2.2.2. Đặc điểm của mơ hình cung ứng thuốc ...................................................... 9
2.2.2.3. Hạn chế còn tồn tại trong ngành dược ở Việt Nam .................................... 9
2.2.3. Sự cạnh tranh của thị trường dược phẩm ........................................................ 10
2.3. Tìm hiểu về Cơng ty Cổ phần dược phẩm Pharmacity .......................................... 10
2.3.1. Tầm nhìn và sứ mệnh ...................................................................................... 11
2.3.2. Đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của Pharmacity................................... 11
2.3.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của P ....................................................... 12
2.3.3.1. Môi trường vĩ mô...................................................................................... 12
2.3.3.2. Môi trường vi mô...................................................................................... 14
2.3.4. Sản phẩm ......................................................................................................... 16
2.4. Tình hình hoạt động quản lý phân phối tại Pharmacity ......................................... 17
2.4.1. Chuỗi cung ứng dược phẩm và xu hướng chuỗi hiện tại ................................ 17
2.4.1.1. Tình hình chuỗi cung ứng dược phẩm hiện tại ......................................... 17

Trang 1


2.4.1.2. Xu hướng chuyển đổi công nghệ quản lý chuỗi cung ứng: ...................... 19
2.4.2. Mơ hình chuỗi cung ứng hiện đại kết hợp truyền thống của Pharmacity........ 20
2.4.2.1. Giải pháp SMART PHARMA 5.0 .......................................................... 20
2.4.2.2. Pharmacity hợp tác cùng Relex Solutions (Nhắc đến Relex Solutions) .. 21
2.5. Mơ hình mạng lưới phân phối của Pharmacity ...................................................... 22
2.5.1. Hình thức mua hàng offline: ............................................................................ 22
2.5.2. Hình thức mua hàng online ............................................................................. 24
2.6. Thay đổi trong mơ hình mạng lưới phân phối trong và sau thời kỳ COVID ......... 27
2.6.1. Mơ hình SWOT mạng lưới phân phối của doanh nghiệp ............................... 27
2.6.2. Tận dụng cơ hội, ứng phó thách thức .............................................................. 30

2.6.3. Đề xuất giải pháp tối ưu hoá hoạt động quản lý phân phối của Pharmacity ... 31
2.6.4. Bài học kinh nghiệm mà COVID mang lại ..................................................... 33
2.6.5. Đề xuất định hướng phát triển tương lai ......................................................... 33
CHƯƠNG 3: LỜI CẢM ƠN VÀ KẾT LUẬN ................................................................. 34

Trang 2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo UNFPA Vietnam, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh
nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm
2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già,
chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm vừa
qua. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng
từ 2,595.2 USD năm 2015 lên 3586.3 USD vào năm 2020 và đạt 3.756,5 USD vào năm 2021.
Dân số già đi, thu nhập của người dân cao hơn, đồng nghĩa với việc chi tiêu cho hoạt động
chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm tăng lên.
Với tiềm năng tăng trưởng cao, thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là khá hấp
dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Việt Nam được tổ chức IQVIA Institute xếp vào nhóm 17 nước có
mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới. Doanh thu dược phẩm của Việt Nam dự kiến
sẽ đạt 7,51 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 1,78% GDP và 32,2% chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe
với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2020-2025 là 8%. Điều này khiến “cuộc
đua” cạnh tranh thị phần của các tên tuổi trong thị trường bán lẻ dược phẩm diễn ra ngày càng
khốc liệt.
Trong thời gian gần đây, các ông lớn tại Việt Nam đang đẩy nhanh quy mô để giành thị phần
trong “chiếc bánh” thị trường bán lẻ dược phẩm tiềm năng này có thể kể đến như FPT Retail với
chuỗi nhà thuốc Long Châu, năm 2022 đến nay, chuỗi nhà thuốc Long Châu vượt mốc 1000 nhà

thuốc tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc (nhathuoclongchau.com, 2022); MWG đầu tư vào chuỗi nhà
thuốc An Khang từ năm 2017 đến nay đã có 505 nhà thuốc (nhathuocankhang.com, 2022).
Được thành lập vào tháng 11/2011 và cũng được xem như đối thủ của 2 ông lớn kể trên,
Pharmacity là một trong những chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, luôn luôn hướng đến
mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho từng khách hàng. Tính đến hiện tại, chuỗi
nhà thuốc này đã có hơn 930 nhà thuốc trên tồn quốc (pharmacity.vn, 2022). Hoạt động quản lý
phân phối đóng vai trị khơng thể thiếu trong q trình giúp Cơng ty Cổ phần Dược phẩm
Pharmacity đạt được thành công và vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường như hiện tại.
Chính những lý do này khiến em chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động quản lý phân phối tại
công ty Cổ phần dược phẩm Pharmacity” để thực hiện trong môn học này nhằm nghiên cứu sâu
hơn về tác động của hoạt động quản lý phân phối đến thành công của Pharmacity. Qua đó, chúng
em có thể đánh giá và đề xuất một số giải pháp quản lý phân phối đối với Công ty Cổ phần Dược
phẩm Pharmacity đặc biệt là trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
• Tìm hiểu về thị trường phân phối và bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam.

Trang 3


• Phân tích và đánh giá mơ hình mạng lưới phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm
Pharmacity tại thị trường Việt Nam.
• Hiểu được sự tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động quản lý phân phối của
Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity.
• Đề xuất một số biện pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động quản lý phân phối của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Pharmacity.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tiểu luận, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Thu thập dữ
liệu thứ cấp; nghiên cứu các lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng, các mơ hình hoạt động hiệu quả
trong nước và quốc tế để xây dựng một nền kiến thức chuẩn quốc tế đã và đang được áp dụng tại
nhiều doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Những kiến thức trong đề tài này được thu thập

từ nhiều nguồn chuẩn, chủ yếu là từ sách, các bài báo cáo, tạp chí kinh tế, thơng tin trên internet...
Ngồi ra, phương pháp thống kê, mơ tả; phương pháp suy diễn kết hợp với phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng khi phân tích thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng,
từ đó rút ra những hạn chế của chuỗi cung ứng hiện tại và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi
cung ứng.
1.4. Tính mới và đóng góp của đề tài
Như đã đề cập ở trên, đề tài của chúng em mang tính thời sự khi nghiên cứu, phân tích hoạt
động quản lý phân phối ngành dược phẩm nói chung và Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
nói riêng trong bối cảnh ngành này đã và đang chịu tác động đáng kể do hậu quả đại dịch COVID19 mang lại. Vì vậy, chúng em hi vọng thơng qua đề tài này có thể đề xuất giải pháp quản lý hoạt
động phân phối Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity thích nghi trong thời điểm hiện tại và
ứng phó với các sự biến tương tự trong tương lai.
CHƯƠNG 2: Nghiên cứu hoạt động quản lý phân phối tại công ty Cổ phần dược phẩm
Pharmacity
2.1. Nền tảng kiến thức về hoạt động quản lý phân phối
2.1.1. Hoạt động phân phối
Phân phối hay phân phối sản phẩm là hoạt động mà nhà sản xuất bán và vận chuyển
hàng hóa, dịch vụ tới tay khách hàng cuối cùng. Khi việc kinh doanh trở nên toàn cầu hơn, điều
quan trọng là phải cải thiện hoạt động phân phối để đảm bảo rằng khách hàng và tất cả các thành
viên của kênh phân phối đều hài lòng. Tùy thuộc vào độ dài của kênh phân phối mà có thể có
nhiều người tham gia phân phối.
Phân phối là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh vì nếu khơng có vai trị
theo dõi và cải thiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng, một công ty khơng thể đảm
bảo dịch vụ tốt nhất có thể. Tắc nghẽn trong quá trình phân phối, việc giao hàng bị thiếu hụt hoặc
chậm trễ sẽ khiến khách hàng, nhà bán lẻ, nhà cung cấp khơng hài lịng và mất niềm tin vào doanh
nghiệp. Vì vậy, để việc phân phối sản phẩm thực sự thành công, cần phải thực hiện một vòng phản

Trang 4


hồi liên tục để đảm bảo mọi người đều hài lịng với quy trình và mọi cải tiến khả thi đều phải được

thực hiện.
Trong trường hợp drop-shipping và khách hàng mua hàng trực tuyến, người bán và khách
hàng không được dùng thử sản phẩm trước khi mua nên họ tin tưởng rằng hàng sẽ đến giống như
trong hình ảnh và mô tả. Điều này càng chứng minh rằng kênh phân phối cần phải hiệu quả trong
việc cung cấp phản hồi và nhận xét trên toàn bộ kênh.
2.1.2. Hoạt động quản lý phân phối
Quản lý phân phối đề cập đến quá trình giám sát sự di chuyển của hàng hóa từ nhà cung
cấp hoặc nhà sản xuất đến điểm bán hàng. Đây là một thuật ngữ bao quát đề cập đến nhiều hoạt
động và quy trình như đóng gói, kiểm kê, lưu kho, chuỗi cung ứng và logistics.
Quản lý phân phối là một phần quan trọng trong chu kỳ kinh doanh của các nhà phân phối
và bán buôn. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng hóa
của họ. Tiêu thụ càng nhiều, doanh thu càng tăng, điều đó mang lại tương lai cho doanh nghiệp.
Sở hữu một hệ thống quản lý phân phối thành công cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp
để duy trì tính cạnh tranh và làm hài lịng khách hàng.
2.1.3. 6 mơ hình mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối trong chuỗi cung ứng là một nhóm các cơ sở lưu trữ và hệ thống
vận chuyển được kết nối với nhau, nhận hàng tồn kho và sau đó giao chúng cho khách hàng. Đây
là một điểm trung gian để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng, trực tiếp hoặc
thông qua mạng lưới bán lẻ. Một mạng lưới phân phối nhanh và đáng tin cậy là điều cần thiết trong
xã hội yêu cầu sự hài lòng tức thời của người tiêu dùng ngày nay.
Chuỗi cung ứng cho hàng hóa có thể bao gồm một mạng lưới phân phối sâu rộng tùy thuộc
vào sản phẩm và địa điểm của khách hàng cuối cùng. Một nhà sản xuất có thể có một mạng lưới
phân phối để phục vụ các nhà bán buôn, những người này sau đó có mạng lưới riêng để chuyển
đến các mạng lưới phân phối được vận hành bởi các nhà bán lẻ, ở liên kết cuối cùng của chuỗi
cung ứng sẽ bán hàng hóa trong các cửa hàng bán lẻ của họ. Ngồi ra, chuỗi cung ứng được đơn
giản hóa có thể bao gồm việc nhà sản xuất vận chuyển thành phẩm đến mạng lưới phân phối của
mình và sau đó trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Vị trí (gần khách hàng) và chất lượng cơ sở hạ tầng là các thuộc tính quan trọng của mạng
phân phối. Ngồi ra, các chức năng lưu trữ, xử lý và vận chuyển tại một địa điểm phân phối được
thiết lập để phù hợp với nhu cầu cụ thể của công ty nhằm phục vụ cơ sở khách hàng của mình

trong khu vực địa lý. Có thể có mức độ tinh vi cao tại một địa điểm duy nhất – và bằng cách mở
rộng, toàn bộ mạng lưới phân phối - để xử lý tối ưu dòng sản phẩm thành phẩm, cho dù là một số
ít các mặt hàng lớn như máy kéo nơng trại hoặc hàng ngàn đơn vị lưu kho (SKU) cho chuỗi bán
lẻ. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều mơ hình mạng lưới phân phối trong 6 mơ
hình:
• Giao hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất
• Giao hàng trực tiếp từ nhà máy sản xuất thơng qua trung gian kết hợp
• Giao hàng từ kho nhà phân phối

Trang 5


• Giao hàng từ kho nhà phân phối kết hợp giao hàng chặng cuối
• Nhận hàng từ nơi lưu trữ của nhà máy sản xuất/nhà phân phối
• Nhận hàng từ nơi lưu trữ của nhà bán lẻ
Đối với toàn bộ mạng lưới phân phối, một công ty phải lên kế hoạch cho nhu cầu về thiết
bị, công nhân, hệ thống công nghệ thông tin và đội tàu vận tải. Công ty phải xác định liệu nên sử
dụng một mạng lưới phân phối trung tâm và phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình hay sử
dụng một mạng lưới phi tập trung.
2.2. Đánh giá về xu hướng, mức độ cạnh tranh của ngành dược phẩm tại Việt Nam dựa
vào tình hình cung ứng trên thị trường
2.2.1. Xu hướng phát triển của ngành dược phẩm
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có ngành Dược mới nổi (Pharmerging) - theo
phân loại của tổ chức IQVIA Institute và là thị trường dược phẩm lớn thứ hai tại Đông Nam Á,
nằm trong 17 nước có ngành cơng nghiệp dược đang phát triển trên thế giới. Theo số liệu mới nhất
từ Liên Hợp Quốc năm 2021, dân số hiện tại của Việt Nam là 98.500.596 người so với 94.444.200
người năm 2016. Việc gia tăng dân số tương đối này cũng đóng vai trị thúc đẩy chi tiêu cho ngành
dược phẩm. Xu hướng phát triển của ngành dược trong những năm tới vẫn sẽ tiếp tục có những
bước chuyển tích cực. Một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu dược phẩm nói riêng ngày càng tăng, một
mặt góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung.

2.2.1.1. Một số phân tích cơ bản về tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm
Việt Nam
Đa số doanh nghiệp ngành dược kết năm 2022
với mức tăng trưởng dương về lợi nhuận. Những ông
lớn trong ngành hầu hết đều đạt kết quả ngoài mong
đợi.
SSI Research công bố ngày 28/01/2023 đề
cập đến việc chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe năm
2022 đã có bước nhảy vọt tới 25% so với năm trước
và hầu hết các doanh nghiệp đều ghi nhận tăng trưởng
doanh thu lẫn lợi nhuận ròng ở mức 2 con số. SSI kỳ
vọng doanh thu ngành dược tăng 8%, đạt 169 ngàn tỷ
đồng (7.2 tỷ USD) vào năm 2023. Bối cảnh sau đại
dịch sẽ ổn định ở hầu hết khía cạnh, nhưng suy thối
kinh tế có thể làm đình trệ chi tiêu chăm sóc sức khỏe.
Nửa đầu năm 2023 sẽ là khoảng thời gian khó
lường đối với nguồn cung hoạt chất (API) và tá dược.
Khoảng 65% API được sử dụng trong sản xuất thuốc
tại Việt Nam là từ Trung Quốc - quốc gia đã mở cửa
trở lại, tuy nhiên SSI lo ngại tình trạng thiếu hụt vẫn
có thể xảy ra.

Trang 6


Thêm vào đó, cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra, các hoạt chất và thuốc nhập khẩu
từ châu Âu có nguy cơ bị thiếu hụt. Các cơng ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ
giành được vị thế tốt hơn.
Cuộc đua về nâng cấp chất lượng đang diễn ra tại các công ty dược phẩm lớn. Nhiều công
ty như DHG, IMP, DBD, TRA và Dược Cửu Long (DCL) đang đặt mục tiêu đạt tiêu chuẩn EU

GMP cho các cơ sở sản xuất của họ. Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn EU
GMP sẽ được xét vào nhóm thuốc chất lượng cao nhất trong đấu thầu ở bệnh viện cơng (nhóm 1).
Các cơng ty trong nước hy vọng sẽ đấu thầu được sản phẩm với giá cao hơn trước nhưng
vẫn thấp hơn nhiều loại thuốc nhập khẩu thuộc nhóm này. Theo ước tính của SSI, chỉ có 6% thuốc
trong nhóm 1 được sản xuất trong nước, phần còn lại chủ yếu là thuốc nhập khẩu.
Ngoài ra, việc nâng cấp EU GMP sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh
tranh. Tại thời điểm viết báo cáo này, chỉ có 8 công ty sở hữu dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn
EU GMP hoặc tương đương tại Việt Nam. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì
cao, các yêu cầu khắt khe và thời gian phê duyệt kéo dài, các công ty sẽ phải cân nhắc việc theo
đuổi cuộc đua này hoặc đầu tư vào các mảng khác để có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn.

2.2.1.2. Xu hướng phát triển
IQVIA dự báo đến năm 2025, thị
trường dược phẩm toàn cầu được thiết lập
trị giá 1,7 nghìn tỷ USD (theo giá nhà sản
xuất) cịn Fitch Solutions ước tính doanh
thu từ dược phẩm trong nước sẽ đạt trên
7,5 tỷ USD, chiếm gần 1,8% GDP.
Về cơ cấu, thuốc kê đơn được kỳ
vọng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng doanh số dược phẩm trong
những năm tới, nhờ nhu cầu chữa bệnh
tăng cao, việc triển khai bảo hiểm y tế quốc gia, thu nhập tăng, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe
tốt hơn và sự phát triển của thuốc gốc. Thuốc kê đơn được dự báo đạt 5.754 tỷ USD vào năm 2025,

Trang 7


chiếm tỷ trọng đáng kể là 76,6% tổng doanh thu bán thuốc với tốc độ tăng trưởng kép CAGR
(2020-2025) đạt 8,4% (theo Fitch Solution).

Về lĩnh vực điều trị, khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, nhu cầu đối với hai nhóm
sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và điều trị, hỗ trợ điều trị ung thư có xu hướng
gia tăng lớn nhất trong tối thiểu một năm tới, đạt 85,7%. Trong khi đó, nhóm sản phẩm vắc-xin và
chống đơng máu có xu hướng gia tăng thấp hơn, đạt 35,7%. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu
hướng chung của thế giới.
2.2.2. Tình hình chuỗi cung ứng
2.2.2.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng thuốc

a) Nhà sản xuất thuốc kê đơn dược phẩm
Các nhà sản xuất dược phẩm quản lý việc phân phối từ nơi sản xuất đến các nhà bán buôn
thuốc. Một số trường hợp trực tiếp phân phối tới chuỗi nhà thuốc, nhà thuốc chuyên khoa, chuỗi
bệnh viện và các cơ sở y tế. Mặc dù các nhà phân phối bán buôn là người mua lớn nhất của nhà
sản xuất, tuy nhiên trong một số trường hợp, các nhà sản xuất thuốc cũng phân phối sản phẩm trực
tiếp cho người mua như chính phủ.
Các nhà sản xuất thuốc theo toa có ảnh hưởng lớn nhất đến việc định giá thuốc. Họ phân
tích nhu cầu dự kiến và sức cạnh tranh trong tương lai từ đó dự báo chi phí tiếp thị để định giá mua
bán buôn (WAC). WAC là “giá niêm yết” của một thương hiệu thuốc trước khi áp dụng bất kỳ
chiết khấu, giảm giá hoặc các hình thức khấu hao nào khác. Đây là giá chuẩn để các nhà phân phối
bán buôn mua các sản phẩm thuốc theo đơn.
Các nhà sản xuất có thể chọn phát hành chiết khấu và giảm giá dựa trên các yếu tố như thị
phần, số lượng và thanh tốn kịp thời. Các nhà phân phối bán bn trả phí dịch vụ theo tỷ lệ phần
trăm của WAC, phí dịch vụ giao hàng. Các thỏa thuận hợp đồng giữa người bán bn và nhà sản
xuất có thể bao gồm thanh tốn nhanh chóng và chiết khấu khi mua số lượng lớn.

b) Nhà phân phối thuốc (Nhà bán bán buôn Dược phẩm)
Nhà phân phối thuốc hay người bán buôn kết nối các hiệu thuốc và các điểm phân phối bên
ngoài, cung cấp một loạt các dịch vụ chuyên nghiệp. Bằng cách kết hợp sức mua từ người tiêu
dùng, các nhà bán bn có thể giúp các hiệu thuốc nhỏ hơn thương lượng tốt hơn với các nhà sản
xuất thuốc gốc, họ giúp quá trình tìm nguồn cung ứng trở nên hiệu quả hơn.
Việc phân phối thuốc thường tính doanh số cho nhà bán buôn dựa trên chênh lệch giữa số

tiền họ dự kiến phải trả cho nhà sản xuất và số tiền họ nhận được khi bán thuốc cho khách hàng
bán lẻ. Các công ty phân phối dược phẩm cũng có thể kiếm được chiết khấu, chẳng hạn như thanh
tốn đúng hạn và chi phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

c) Nhà phân phối hiệu thuốc
Các cơ sở phân phối thuốc có thể bao gồm: Nhà thuốc độc lập và theo chuỗi; Cửa hàng
thực phẩm; Cửa hàng lớn có bao gồm hiệu thuốc; và Hiệu thuốc online

Trang 8


Trong đó, các nhà thuốc chuyên khoa tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm thuốc công
nghệ sinh học có giá thành cao hơn. Các hiệu thuốc online đặt hàng qua website, theo số điện thoại
ngày càng tăng. Trong thời đại chuyển đổi số, các chuyên gia dự đoán cửa hàng thuốc trực tuyến
này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
2.2.2.2. Đặc điểm của mơ hình cung ứng thuốc
3 khía cạnh cần ưu tiên: Với ngành cơng nghiệp dược phẩm, sẽ không thể hy sinh các tiêu chuẩn
chất lượng để tối giản chi phí và việc hạn chế các quy định có thể sẽ ngăn cản những sáng kiến
nhằm cải thiện kinh tế theo quy mô. Hơn nữa, để tránh nguy cơ thiếu hụt thuốc trong khi cấp cứu,
hầu hết các công ty dược phẩm phải chấp nhận tình trạng tồn kho. Các cơng ty dược phẩm phải
giải quyết như thế nào để chuỗi cung ứng tinh gọn, chi phí thấp và linh hoạt, mà khơng ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ?
Dịch vụ
Chuỗi cung ứng phải đảm bảo được các sản phẩm phù hợp ở đúng nơi vào đúng thời điểm.
Trong trường hợp này, các công ty dược phẩm nên thiết kế chuỗi cung ứng tập trung vào sự sẵn
có của sản phẩm bằng việc dự đốn sản phẩm nào có nhu cầu ổn định và sản phẩm nào có biến
động mạnh.
Hiệu quả chi phí
Để bỏ ra chi phí thật hiệu quả chúng ta cần hướng tới các quy trình quy chuẩn hóa, kỹ thuật
tinh gọn, luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn, sử dụng công suất cao hơn và lợi ích trên quy mơ

lớn hơn. Hiện nay các cơng ty dược phẩm đã có một hành trình dài trong tối ưu chi phí cung ứng
nhưng để thành cơng trong một số phân khúc chi phí cần phải thấp hơn nữa.
Sự linh hoạt
Sự linh hoạt giúp các công ty dược phẩm tăng tốc độ ra sản phẩm, kéo dài vịng đời sản
phẩm hiện có, thâm nhập thị trường nhanh hơn và phản ứng nhanh chóng trước những biến động
về nhu cầu trong tương lai. Do đó, chúng ta cần lập kế hoạch hiệu quả từ những bước đầu tiên,
chuyển đổi nhanh chóng dây chuyền sản xuất, tìm nhiều nhà cung cấp và năng lực sản xuất bên
ngồi để linh hoạt hơn.
2.2.2.3. Hạn chế cịn tồn tại trong ngành dược ở Việt Nam

a) Sản xuất thuốc trong nước có tính cạnh tranh cao
Dây chuyền sản xuất ở nước ta đơn giản và còn hạn chế đầu tư, áp dụng công nghệ để sản
xuất dạng bào chế hiện tại. Vẫn cịn tình trạng chất lượng thuốc thấp, “nhái” mẫu gây nên hiện
tượng đạp giá trên thị trường. Một phần nguyên nhân do thiếu sự hỗ trợ, định hướng của Nhà nước
về vốn và đầu ra của sản phẩm.
Ngoài ra, nước ta có thế mạnh về dược liệu và nền y học cổ truyền, tuy nhiên chúng ta chưa
tận dụng được hết vào sự nghiệp phát triển công nghệ dược phẩm.

b) Thiếu hụt nhân lực lĩnh vực lâm sàng, quản lý chất lượng, nghiên cứu phát triển các loại thuốc
mới

Trang 9


Nhân lực dược làm cơng tác lâm sàng cịn thiếu chuyên môn, không được đào tạo chuyên
sâu, nên can thiệp vào chỉ định thuốc của bác sĩ vẫn còn hạn chế. Đồng thời nhân lực quản lý chất
lượng sản phẩm, nghiên cứu thuốc mới vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

c) Vấn đề sử dụng thuốc chưa phù hợp
Trong cộng đồng hiện nay, còn tồn tại vấn đề tự điều trị, vấn đề tự mua thuốc thuộc diện

kê đơn mà khơng có đơn thuốc.
2.2.3. Sự cạnh tranh của thị trường dược phẩm
Thực tế vài năm trở lại đây, mơ hình bán lẻ chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam đang được hình
thành và phát triển mạnh mẽ. Từ một vài hệ thống bán lẻ và chỉ sau vài năm con số mơ hình hệ
thống chuỗi nhà thuốc bán lẻ đã tăng lên hàng chục. Ngoài phương thức bán hàng truyền thống,
có những hệ thống chuỗi nhà thuốc cịn kết hợp cả phương thức bán hàng online. Những công ty
Dược phẩm hay hệ thống chuỗi nhà thuốc đó đang đáp ứng thói quen mua sắm quan tâm nhiều
hơn đến chất lượng, xuất xứ sản phẩm cũng như tiện ích của người dân. Những điều đó đã thúc
đẩy sự chuyển dịch của thị trường dược phẩm càng phong phú đa dạng và tăng trưởng hơn.
Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ dược phẩm có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà
thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị
trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Ngành dược có
tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam. Các chuỗi bán lẻ dược phẩm
lớn như Pharmacity, Long Châu và An Khang sớm nhận diện cơ hội này và đang tăng tốc mở rộng
quy mô, với tham vọng hợp nhất thị phần.
2.3. Tìm hiểu về Công ty Cổ phần dược phẩm Pharmacity
Được thành lập vào tháng 11 năm 2011, Pharmacity là một trong những chuỗi bán lẻ dược
phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, Pharmacity sở hữu mạng lưới hơn 1100 nhà thuốc đạt chuẩn
GPP trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 3.500 dược sĩ đáng tin cậy, cung cấp các sản phẩm thuốc và
sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu với giá thành cạnh tranh nhất.
Nhà thuốc Pharmacity luôn hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
cho từng khách hàng. Điều này, trước đây vốn chỉ nằm trong ý tưởng của ông Chris Blank – nhà
sáng lập công ty, một dược sĩ người Mỹ làm việc nhiều năm tại Việt Nam. Với niềm đam mê và
sự sáng tạo của mình, ơng Chris Blank đã thành lập nên Pharmacity và mang đến những trải nghiệm
tốt nhất cho khách hàng. Mới đây, năm 2022, bà Trần Tuệ Tri trở thành Tổng giám đốc của
Pharmacity sau khi ông Chris rời khỏi vị trí điều hành vì lý do sức khỏe.
Hiện nay Pharmacity đã có hệ thống nhà thuốc rải khắp các quận huyện tại TP.HCM và
nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang…
Tới năm 2025, Pharmacity sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống lên đến 5.000 nhà thuốc đạt chuẩn

GPP trên khắp cả nước với hơn 35.000 dược sĩ đáng tin cậy, hướng đến mục tiêu trở thành nhà
thuốc bán lẻ hiện đại và mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Trang 10


2.3.1. Tầm nhìn và sứ mệnh
Pharmacity ln trân trọng và giữ gìn giá trị cốt lõi đã xây dựng từ những ngày đầu thành
lập đó chính là sự chính trực và chân thành, thể hiện với những tiêu chí rõ ràng, mạch lạc:
• Đam mê: Nhiệt huyết và cam kết trong mọi việc làm.
• Chính trực: Hồn thành và nhất qn từ lời nói đến hành động.
• Dữ liệu tích hợp: Đưa ra các quyết định hợp lý dựa trên việc phân tích dữ liệu nội bộ, xu
hướng thị trường và phản hồi đo lường từ khách hàng để thúc đẩy cải tiến liên tục.
• Văn hóa phục vụ: Đối xử với khách hàng bằng sự thân thiện và ưu tiên giải quyết các vấn
đề của họ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất có thể.
• Trải nghiệm khách hàng: Pharmacity cam kết đem lại sự ngạc nhiên và thú vị cho mỗi
khách hàng.
Pharmacity cũng luôn cam kết chất lượng từ việc tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc của các loại
thuốc, đảm bảo nguồn sản phẩm được mua từ các nhà phân phối hợp pháp, được bảo quản đúng
cách, đạt đủ điều kiện môi trường và được theo dõi liên tục.
Trong thời đại mà công nghệ phát triển bản thân Pharmacity khơng cho phép mình thụt lùi
mà ln chủ động tiếp cận nền tảng công nghệ mới, khai thác tối đa các nền tảng website, app,
thậm chí là trí tuệ nhân tạo trong thời gian sớm nhất để tối ưu hóa thời gian và sự thuận tiện cho
q khách hàng.
Khơng dừng lại ở đó, trong thời gian tới, Pharmacity sẽ thí điểm mơ hình khám nhanh tại
các cửa hàng trọng điểm. Đây là nỗ lực lớn của Pharmacity khi phối hợp cùng đội ngũ bác sĩ đa
khoa uy tín để tư vấn các căn bệnh thường gặp (cảm cúm, tiêu chảy, ho hen, đau răng…). Khách
hàng sẽ được khám chữa, kê toa minh bạch, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm thời gian.
Tất cả những nỗ lực kể trên đều xuất phát từ mong muốn mang đến một trải nghiệm tuyệt
vời và nhận về sự hài lòng của khách hàng.

2.3.2. Đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của Pharmacity

a) Cam kết mang lại mức giá rẻ nhất
Với thông điệp “Tiết kiệm hơn - Sống khỏe hơn”, Pharmacity luôn cam kết mang lại những
sản phẩm chất lượng nhất với mức giá rẻ nhất. Những chương trình như giảm giá, tặng coupon
hay những phần quà hấp dẫn liên tục diễn ra kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, mới đây
nhất là chương trình “Quà tặng tri ân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02” hay “Mừng ngày của
nàng 08/03”.

b) Tinh giản hệ thống phân phối
Pharmacity có lợi thế trong việc phân phối thuốc bởi vì họ chỉ có một đầu mối duy nhất để
phân phối thuốc đến hàng trăm hàng nghìn điểm bán lẻ, như vậy Pharmacity sẽ giảm thiểu được
sự phức tạp trong chuỗi phân phối giúp tiết kiệm chi phí và do đó giá thành sẽ được hạ xuống.

Trang 11


c) Chiến lược bành trướng về số lượng khách hàng
Pharmacity có chuỗi cửa hàng lên tới hơn 1000 cửa hàng nhằm tạo điều kiện cho 90%
người tiêu dùng có thể tiếp cận nhà thuốc trong 10 phút bằng phương tiện đơn giản nhất là xe máy.
Đó là lý do mà nhà thuốc Pharmacity ln nằm ở những vị trí địa lý đắc địa như mặt đường hoặc
góc ngã tư lớn, khu vực đông dân cư.
2.3.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của P
2.3.3.1. Mơi trường vĩ mơ

a) Mơi trường chính trị, pháp luật
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà nước.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên
quan đến các vấn đề như những chính sách về dược và sự phát triển công nghiệp dược được quy
định tại Điều 7 Luật Dược năm 2016, Quản lý nhà nước về giá thuốc được quy định tại Điều 5

Luật Dược 2005, nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuốc Số: 102/2016/NĐ-CP, các
danh mục liên quan đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt ban hành kèm theo
thông tư 20/2017/TT-BYT, tiêu chuẩn chất lượng thuốc theo thông tư số 09/2010/TT-BYT của Bộ
Y tế,...
Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT về lộ trình triển khai
nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ
ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của tổ chức
Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho
bảo quản khơng đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngưng xuất nhập khẩu trực tiếp.
Ngồi ra cịn các quy định khác như GLP - thực hành tốt về phân phối thuốc; GPP - thực hành tốt
về quản lý nhà thuốc. Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn trên mới mong đưa
sản phẩm của mình ra ngồi thị trường. Nó sẽ tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam
sáp nhập hoặc mua lại theo xu hướng M&A, thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao,
tập trung phát triển theo chiều sâu để có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.

b) Môi trường văn hoá, xã hội
Thị trường dược ở Việt Nam là một thị trường được đánh giá là lớn thứ hai ở Đơng Nam
Á (BMI, SSI Research) và có rất nhiều tiềm năng để phát triển do thu nhập người dân được nâng
lên; ô nhiễm môi trường ngày càng cao dẫn tới nhiều bệnh tật; dân số Việt Nam đang ngày càng
già hóa khi tỷ lệ người già ngày càng gia tăng. Vì vậy, nhu cầu được chăm sóc và điều trị bằng
thuốc và dược phẩm ngày càng cao hơn.

Trang 12


Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược ở nước ta đang được đánh giá cao bởi một số yếu
tố như dân số Việt Nam hiện nay khoảng 97,3 triệu người; thu nhập bình quân đầu người năm
2020 là 2.750 USD; mức chi tiêu tiền thuốc bình quân của Việt Nam vào khoảng 75 USD vào năm
2019 và 97 USD vào năm 2021, thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Việt Nam
là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong khu vực. Mức tăng trưởng

trung bình giai đoạn 2010–2019 là 14,8%. Duy trì mức tăng trưởng bình qn ít nhất 14% đến năm
2028, đạt mức 111 USD vào 2022 và 248 USD vào năm 2028. Với dân số lớn và nền kinh tế cịn
nhiều tiềm năng tăng trưởng thì thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là còn nhiều dư
địa để phát triển trong tương lai.
Nhìn về dài hạn, ngành dược có nhiều tiềm năng tăng trưởng cho cả các cơng ty sản xuất,
cũng như những tập đồn bán lẻ do quy mô dân số Việt Nam ở mức lớn đồng thời dân số đang
bước vào giai đoạn “già hóa”. Tỷ lệ dân số vàng của Việt Nam hiện đang nằm ở mức đỉnh và đang
bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với tốc độ nhanh. Việt Nam là một trong những quốc gia
có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, người từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn 12% dân số vào
năm 2021. So với các quốc gia khác, Việt Nam chỉ mất 18 năm để dân số trên 65 tuổi tăng từ 7%
lên 14%, ngắn hơn so với Thái Lan, Nhật Bản, Úc và Pháp. Theo Tổng cục Dân số, Việt Nam sẽ
trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Thậm chí,
đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số. Ngoài ra, nhận thức của người
tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và thu nhập của người dân cũng tăng cao hơn
khiến chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm bình qn đầu
người sẽ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, mơi trường sống bị ô nhiễm, lối sống thiếu lành mạnh và đồ ăn thiếu vệ sinh
là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính và truyền nhiễm khiến nhu cầu đối với các loại dược
phẩm điều trị những bệnh này gia tăng. Đáng lưu ý, trong gánh nặng bệnh tật kép, người Việt Nam
thường mắc các bệnh mãn tính, bình qn mỗi người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên có 3 bệnh, chủ yếu
là các bệnh khơng lây nhiễm, địi hỏi điều trị và chăm sóc lâu dài. Theo Tổng cục Thống kê, Việt
Nam có tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm rất cao so với các nước khác. Tỷ lệ này đang
có xu hướng tăng lên trong những năm qua. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ở
mức 73,5 tuổi, nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. Số năm phụ nữ sống có
bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm.

Trang 13


c) Môi trường kinh tế

Trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong số ít quốc
gia ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP dương, với tổng sản phẩm trong nước tăng 2,91% và 2,58%
lần lượt vào năm 2020 và 2021. Sự hồi phục kinh tế của Việt Nam được củng cố và trở nên mạnh
mẽ, ước tính tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 6,1% vào năm 2027 – một trong những mức tăng
trưởng cao nhất trong khu vực khi so sánh với các quốc gia như Thái Lan (2,67%), Malaysia
(3,62%), và Indonesia (5,03%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ giúp Việt Nam thu hút
nguồn vốn FDI trong tương lai, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ và kiến thức cần
thiết
Trong kịch bản kinh doanh ổn định, tổng giá trị gia tăng mà ngành dược phẩm phát minh
đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế là từ 3,5 – 5,3 tỷ USD vào năm 2045, tăng lên đáng kể từ con
số 400 triệu USD trong năm 2021. Với những ưu đãi và khuyến khích đúng đắn, ngành dược phẩm
phát minh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đồng nghĩa với việc đóng góp kinh tế (GDP) của ngành
sẽ nhiều hơn. Chúng tơi ước tính rằng tổng giá trị gia tăng trực tiếp từ ngành công nghiệp dược
phẩm phát minh có thể tăng trưởng với tốc độ kép từ 15% – 20% trong giai đoạn từ năm 2022 đến
2045 và đóng góp từ 10,1 – 28,8 tỷ USD vào năm 2045.

d) Môi trường công nghệ
Trong những năm gần đây, ngành y khoa đang hướng tới cách tiếp cận lấy bệnh nhân làm
trung tâm để kết nối với người bệnh tốt hơn. Các công nghệ như blockchain, internet vạn vật trong
y khoa (IOT) và trí tuệ nhân tạo sẽ được tận dụng cho việc phát triển các loại dược phẩm và những
phương pháp điều trị tốt hơn, đồng thời tăng tính cá nhân hóa thơng qua cơng tác theo dõi tình
trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách nhất quán hơn. Những cải tiến về kỹ thuật số cũng sẽ hỗ
trợ các chuyên gia y khoa trong công việc của họ, đẩy nhanh sự phát triển của các loại dược phẩm
mới và tăng cường năng lực quy trình chẩn đốn và điều trị một cách đáng kể. Với các ứng dụng
y khoa tiến bộ như vậy, khả năng tiếp cận và chi trả y tế của bệnh nhân chắc chắn sẽ được cải
thiện, song song cùng với việc nâng cấp chất lượng chăm sóc y tế, cải thiện tài chính y tế. Các sản
phẩm dược và liệu trình y tế được nghiên cứu phát triển với mục đích dùng trong việc cải thiện
tình hình sức khỏe bệnh nhân, tuy nhiên bệnh nhân phải chi trả cho các sản phẩm ấy.
Do đó, các nguồn lực chăm sóc y tế cần được phân bổ một cách hiệu quả để đảm bảo rằng
việc tiếp cận dược phẩm và phương pháp điều trị của người dân không bị ảnh hưởng tiêu cực. Trên

thực tế, và như đã phân tích trong trang 8 của báo cáo này, những quốc gia được nghiên cứu đã
phát triển nhiều mơ hình tài chính y tế khác nhau nhưng đều có điểm chung về cung cấp tài chính
y tế bền vững trong dài hạn. Các chính phủ đều tập trung vào duy trì sự bền vững tài chính liên
quan đến các nguồn lực y tế; đồng thời thực hiện các chính sách, biện pháp đáp ứng nhu cầu dược
phẩm hiện hữu trong khi vẫn duy trì mức chi phí và chất lượng ổn định.
2.3.3.2. Môi trường vi mô

a) Đối thủ cạnh tranh
Trước đây, khi mà những nhà thuốc kinh doanh nhỏ lẻ phát triển hơn cả bởi nhiều hộ kinh
doanh tự phát, họ lấy bằng dược sĩ của một cá nhân nào đó để mở hiệu thuốc. Thường những cửa

Trang 14


hàng như thế này có mặt ở những nơi tập trung đông dân cư, hay những địa điểm gần bệnh viện
để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua. Những cửa hàng như vậy thường có chung một đặc
điểm là bé nhỏ, với những sản phẩm thuốc cơ bản, cịn những sản phẩm thuốc cao cấp hơn thường
phải tìm đến cửa hàng đại lý hoặc cửa hàng trong bệnh viện.
Chính bởi những nhu cầu đó mà kể từ năm 2019 đến bây giờ, các cửa hàng dược phẩm
được mở ra và phát triển nở rộ ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Nó được mở ở nhiều ngõ ngách với
quy mô và chất lượng tiêu chuẩn cao đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Ngoài những cửa
hàng thuốc nhỏ lẻ, phân mảnh, ngày càng nhiều “ông lớn” nhảy vào tranh giành “chiếc bánh béo
bở” ngành bán lẻ dược phẩm này. Sau đây là một vài cái tên bên cạnh Pharmacity
VinFa:
VinFa ra đời như một mắt xích quan trọng trong chuỗi những giá trị mà Vingroup đã cam
kết và theo đuổi suốt gần 3 thập kỷ qua: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”. Được ra
mắt vào năm 2018, cửa hàng dược phẩm này tập trung ở những khu đô thị thuộc VinGroup, thế
nhưng mới đây nhất những biến động trong chiến lược kinh doanh của tập đồn mẹ đã khiến Vinfa
đang phải “oằn mình” co các cửa hàng của mình lại. Với phương châm “Tận tâm vì sức khỏe, sắc
đẹp và chất lượng cuộc sống cộng đồng”, VinFa thiết lập chuẩn mực cao nhất ở tất cả các lĩnh vực:

Nghiên cứu, sản xuất, phân phối và kinh doanh các sản phẩm bao gồm dược phẩm, thực phẩm bảo
vệ sức khỏe, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, dược mỹ phẩm để mang đến cho cộng đồng những giải pháp
toàn diện, hiệu quả và an toàn nhất.
Nhà thuốc An Khang:
Cũng trong năm 2018, Thế giới di động cũng gia nhập ngành bán lẻ dược phẩm khi cho ra
mắt chuỗi cửa hàng thuốc An Khang nhằm cạnh tranh với những đối thủ của mình. Với những cửa
hàng đầu tiên mở tại Tp. Hồ Chí Minh, sau đó TGDĐ – Công ty số 1 về bán lẻ công nghệ hiện nay
cũng cải tạo những cơ sở trên nền nhà thuốc Phúc An Khang cũ để mở rộng kinh doanh. Có thể
nói với vốn ban đầu bỏ ra là 500 tỷ, thì An Khang được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh ngành bán lẻ dược
phẩm trước các đối thủ khác.
Nhà thuốc Long Châu:
Theo dự báo trước đó của các chuyên gia chứng khoán Rồng Việt, Long Châu sẽ phải mất
nhiều thời gian để xây dựng hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường vốn đã có sự khắt khe
về mặt thị phần. Tuy nhiên, trải qua thời kỳ dịch bệnh, khác với các cửa hàng kinh doanh các mặt
hàng không thiết yếu bị đóng cửa, Long Châu đã lớn nhanh như “diều gặp gió”.
Cụ thể, trong năm 2021, chuỗi phân phối dược phẩm Long Châu đạt doanh thu 3.977 tỷ
đồng, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Cùng với kết quả kinh doanh trên, số cửa hàng
thuốc của Long Châu cũng chạm mốc 400, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Kết quả kinh doanh
tích cực trên đã giúp Long Châu có lãi sau khi trừ các chi phí.
Bước sang năm thứ 5 dấn thân sang thị trường bán lẻ dược phẩm, trong năm 2022, Long
Châu đã đánh dấu cột mốc lớn khi mở cửa hàng thứ 1.000 vào tháng 12, chính thức góp mặt tại 63
tỉnh thành trên toàn quốc.

Trang 15


Đi sâu hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu quý III/2022 của FPT
Retail đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó đóng góp phần lớn là doanh
thu chuỗi Long Châu, đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý,
doanh thu online của nhà thuốc Long Châu đạt hơn 3.958 tỷ đồng, chiếm hơn 60% cơ cấu doanh

thu.

b) Khách hàng
Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ dược phẩm có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà
thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị
trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Ngành dược có
tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%, tính theo tiền đồng Việt Nam. Các chuỗi bán lẻ dược phẩm
lớn như Pharmacity, Long Châu và An Khang sớm nhận diện cơ hội này và đang tăng tốc mở rộng
quy mô, với tham vọng hợp nhất thị phần với những loại bệnh thông thường sẽ tự mua thuốc tại
các cửa hiệu thuốc. Dược phẩm là một loại hàng hố thiết yếu của mọi người dân, vì vậy đối tượng
khách hàng của Pharmacity rất đa dạng và hầu như bao phủ mọi đối tượng.

c) Đối tác
Ngày 15/2/2022, Pharmacity thông báo đầu tư 4 triệu USD vào phần mềm của RELEX
Solutions giúp dự đoán được nhu cầu mua sắm để cung cấp các sản phẩm phù hợp vào đúng thời
điểm, qua đó góp phần nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng Việt Nam tại chuỗi nhà thuốc.
Pharmacity đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành hệ thống cung cấp những dịch vụ nhà thuốc tốt
nhất theo cách thuận tiện nhất có thể, giúp mọi người tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn thuốc an
toàn và chất lượng cũng như đem đến lựa chọn đa dạng những dược phẩm thiết yếu khác cho cộng
đồng người dân Việt Nam. Đồng thời xây dựng 5,000 nhà thuốc trên toàn quốc với mục tiêu 50%
người dân Việt Nam có thể tiếp cận nhà thuốc Pharmacity trong vịng 10 phút lái xe.
Ngồi ra, ngày 29/7/ 2022, Pharmacity và Boehringer Ingelheim Việt Nam (BIVN) vừa
công bố quan hệ đối tác để cung cấp các chương trình đào tạo cho đội ngũ dược sĩ chun mơn
Pharmacity. Trong thỏa thuận mới này, BIVN sẽ cung cấp các chương trình đào tạo phối hợp cho
5.600 dược sĩ của Pharmacity nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức của họ. Các lĩnh
vực trọng tâm được đào tạo là bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp và bệnh cơ xương khớp. BIVN
cũng sẽ phối hợp tạo ra một chương trình hỗ trợ tăng cường kiến thức dành riêng cho bệnh nhân
Pharmacity thông qua kênh Facebook chuỗi nhà thuốc.
2.3.4. Sản phẩm
Danh mục sản phẩm của Pharmacity khá đa dạng, khơng chỉ có sản phẩm chủ đạo như

dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế mà cịn tích hợp thêm các sản phẩm một số sản
phẩm cơ bản cho gia đình. Hệ thống sản phẩm của Pharmacity bao gồm các sản phẩm dưới đây:
• Dược phẩm: Đây được xem là sản phẩm quan trọng nhất của các cửa hàng kinh doanh bán
thuốc. Pharmacity khá đầy đủ và đa dạng hãng thuốc ở các loại bệnh khác nhau cho người
bệnh.
Có thể kể đến một số nhà cung cấp dược phẩm chính cung cấp nguồn hàng cho Pharmacity
trong nước như: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần Traphaco, công ty TNHH

Trang 16


Sanofi - Aventis Việt Nam, Công ty cổ phần dược Hà Tây, Công ty cổ phần dược OPC, Công ty
cổ phần dược - trang thiết bị Bình Định.
Ngồi ra nguồn cung dược phẩm ở trong nước, Pharmacity còn phải đàm phán, hợp tác với
những cơng ty dược nước ngồi nhằm nhập khẩu thêm các loại thuốc dược liệu từ nước ngoài. Do
nhu cầu của người Việt đối với các loại thuốc ngoại là rất lớn nên ngoài việc nhập khẩu thuốc từ
nước ngồi giúp Pharmacity đa dạng hố loại sản phẩm thuốc của cửa hàng còn giúp thỏa mãn
mong muốn khách hàng.
• Chăm sóc sức khỏe: Thực phẩm dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng, thực phẩm có lợi cho sức
khỏe); Dụng cụ sơ cứu (băng gạc, sản phẩm chăm sóc vết thương,...); Kế hoạch gia đình
(bao cao su, que thử thai,...); Chăm sóc mắt/tai/mũi (thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai, thuốc
xịt mũi, nước ngâm kính sát trịng,...); Khẩu trang y tế; Dao cạo râu;... Pharmacity hợp tác,
lấy nguồn hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp như Durex, hay dao cạo râu Gillette,...
• Chăm sóc cá nhân: Sản phẩm phịng tắm (sữa tắm, dầu gội, nước rửa tay,...); Sản phẩm
chăm sóc răng miệng (kem đánh răng, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa,...)
• Thực phẩm chức năng: Pharmacity cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm chức năng đa
dạng liên quan đầy đủ các nhóm vấn đề sức khỏe khác nhau
• Mẹ và bé: Sản phẩm dành cho trẻ (kem và dầu dưỡng, phấn rôm, tã bỉm, khăn ướt, sữa và
các thực phẩm chức năng dành riêng cho trẻ em); Sản phẩm dành cho mẹ (dầu dưỡng thể,
dung dịch, thực phẩm, dụng cụ chăm sóc cho mẹ)

• Chăm sóc sắc đẹp: Chăm sóc mặt (kem chống nắng nước tẩy trang, mặt nạ dưỡng da, kem
trị mụn, nước hoa hồng,...); Dược mỹ phẩm (kem dưỡng ẩm, xịt khoáng, tẩy trang, sản
phẩm trị mụn,...)
• Thiết bị y tế: Pharmacity cũng cung cấp các thiết bị y tế như máy đo huyết áp, máy đo
đường huyết, máy xông mũi họng và các sản phẩm khác để hỗ trợ sức khỏe.
• Các sản phẩm khác: Khăn ướt; Giấy vệ sinh; Thiết bị điện gia dụng; Đồ ăn vặt;...
Với hệ thống sản phẩm đa dạng với nhiều loại sản phẩm, điều này địi hỏi Pharmacity phải
có hệ thống quản lý phân phối linh hoạt và hiệu quả giữa nhắm kiểm soát tốt lượng cung cầu từ đó
đáp ứng nhanh, đủ, đúng và kịp thời tới người tiêu dùng.
2.4. Tình hình hoạt động quản lý phân phối tại Pharmacity
2.4.1. Chuỗi cung ứng dược phẩm và xu hướng chuỗi hiện tại
2.4.1.1. Tình hình chuỗi cung ứng dược phẩm hiện tại
• Sự cạnh tranh khốc liệt của các chuỗi nhà thuốc
Theo VIRAC, thị trường bán lẻ dược phẩm hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ơng lớn như An Khang, Long Châu và Pharmacity. Trong thời gian tới, ba chuỗi nhà thuốc hàng
đầu tại Việt Nam có kế hoạch nâng tổng số nhà thuốc trong chuỗi của họ lên 7.300 vào năm 2025,

Trang 17


ứng với 16% thị phần. Sự phát triển của các chuỗi nhà thuốc này sẽ giúp doanh thu cho ngành
dược phẩm tăng nhanh hơn nhu cầu thực tế của người tiêu dùng trong vòng 2 đến 5 năm tới.

Số lượng cửa hàng thuốc thuộc chuỗi nhà thuốc (Nguồn: SSI Research)
• Có sự chuyển đổi từ hiệu thuốc truyền thống sang hiệu thuốc thương mại hiện đại
Sau năm 2021, hệ thống nhà thuốc hiện đại mới mở sẽ tăng lên, giành thị phần từ nhà thuốc
truyền thống. Theo thống kê của IQVIA Việt Nam, đến năm 2021 Việt Nam sẽ có khoảng 44.600
nhà thuốc, trong đó 1.600 nhà thuốc thuộc hệ thống nhà thuốc hiện đại. Đến năm 2022, các chuỗi
nhà thuốc mới nhất sẽ tiếp tục đặt mục tiêu chiếm thị phần mới trong nước.
• Triển vọng tăng trưởng ngành dược phẩm trong những năm tới

Bước sang năm 2023, SSI nhận định ngành chăm sóc sức khỏe sẽ sự tăng trưởng lợi nhuận
khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng vô cùng hấp dẫn trong bối cảnh
nền kinh tế suy thoái như hiện nay. Trong thời gian tới, ngành dược phẩm hứa hẹn sẽ tiếp tục có
tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhờ những lý do sau:
Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam: Thông tấn xã Việt Nam cho biết, Việt Nam đang là một
trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Nhóm người từ 60 tuổi trở
lên chiếm xấp xỉ 12% tổng dân số trong năm 2021 và dự đoán đến năm 2050, con số này sẽ tăng
lên hơn 25%. Cũng theo dự đoán từ Ngân hàng Thế giới (WB), từ năm 2040, số người già trên 65
tuổi tăng gấp đôi, chiếm 18% tổng số dân cả nước, thúc đẩy chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Vì
vậy, Ngành dược phẩm Việt Nam sẽ có tiềm năng lớn khi phát triển các sản phẩm chăm sóc cho
lứa tuổi này.
Người dân chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe: Nhận thức của người dân đối với
chăm sóc sức khỏe đang ngày càng cao, đặc biệt là sau đại dịch. Song song với đó là mức thu nhập
của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Vì vậy việc chi tiêu cho những nhu cầu chăm sóc sức
khỏe sẽ nhiều hơn so với trước đây. Thông tin từ VIRAC cũng cho thấy thị trường của ngành chăm
sóc sức khỏe ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, tổng chi tiêu cho y tế đã tăng từ
16,1 tỷ USD lên đến hơn 20 tỷ USD trong khoảng thời gian 2017-2021. Tổng chi tiêu cho dược
phẩm nói riêng cũng tăng lên hơn 6,6 tỷ USD vào năm 2021.

Trang 18


Nguồn: VCBF
2.4.1.2. Xu hướng chuyển đổi công nghệ quản lý chuỗi cung ứng:
• Số hóa chuỗi cung ứng
Số hóa chuỗi cung ứng, với bất kỳ nỗ lực nào để tích hợp tồn bộ hệ thống của cơng
ty và bắt đầu sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mới, sẽ tiếp tục là một trong những
ưu tiên tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Mục tiêu của số hóa là một hệ sinh thái chuỗi cung
ứng thông minh và hiệu quả, phá vỡ các silo, tạo ra sự minh bạch và tăng khả năng
đáp ứng. Hướng tới một môi trường kỹ thuật số giúp loại bỏ các quy trình thủ cơng và

cung cấp một cái nhìn thống nhất về tổ chức.
• Công nghệ đám mây (cloud)
Nhiều công ty vẫn dựa vào phần mềm chuỗi cung ứng tại chỗ (on-premise) truyền
thống, nhưng tương lai thuộc về cơng nghệ điện tốn đám mây. Ứng dụng này cung
cấp tính linh hoạt, khả năng mở rộng và phạm vi tiếp cận toàn cầu trong khi loại bỏ
nhu cầu duy trì cơ sở hạ tầng điện tốn tại chỗ quy mơ lớn và đắt tiền.
Theo McKinsey, chi tiêu cho đám mây dự kiến sẽ tăng nhanh gấp sáu lần so với chi
tiêu CNTT khác vào năm 2020. Nó có thể hoạt động và bổ sung cho phần mềm chuỗi
cung ứng “tại chỗ” và các ứng dụng chuỗi cung ứng dựa trên đám mây, mang lại trải
nghiệm người dùng tốt hơn, nhiều chức năng hơn và khả năng truy cập tài nguyên dễ
dàng hơn.
• Chuỗi cung ứng đa kênh (Omnichannel)
Mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ có những bước
tiến dài để cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh thực sự. Bán hàng đa kênh cho phép
khách hàng mua sắm trực tuyến hoặc tại cửa hàng. Chuỗi cung ứng đa kênh đặt ra
nhiều yêu cầu hơn đối với chuỗi cung ứng và hậu cần, đòi hỏi các yêu cầu cung ứng
đồng thời cho các đơn đặt hàng của từng khách hàng và bổ sung hàng dự trữ tại các

Trang 19


cửa hàng bán lẻ. Việc chuyển đổi từ đơn kênh và đa kênh sang đa kênh đòi hỏi phải
xem xét lại tồn bộ chuỗi cung ứng.
• Chuỗi cung ứng linh hoạt (Agile)
Để duy trì tính cạnh tranh, chuỗi cung ứng của bạn phải linh hoạt, nhanh nhẹn và có
thể đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi. Đây là một sự khác biệt so với tư duy chuỗi
cung ứng truyền thống, vốn nhấn mạnh vào độ tin cậy, tính nhất qn và chi phí thấp.
• Phân tích dữ liệu về Chuỗi ứng ứng (Data Analysis)
Xu hướng số hóa chuỗi cung ứng, sự phát triển của IoT và sự sẵn có ngày càng tăng
của dữ liệu khách hàng đang đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tối ưu hóa

chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp ngày nay truy cập và sử dụng lượng dữ liệu khổng
lồ để tạo ra thông tin kinh doanh thơng minh, từ phân tích kết quả hoạt động trong quá
khứ đến dự đoán xu hướng trong tương lai. Với sự trợ giúp của dữ liệu lớn, doanh
nghiệp có thể xác định sở thích của khách hàng và xu hướng thị trường, đồng thời xác
định lại chuỗi cung ứng của mình.
• Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) và học máy (Machine learning)
Với khả năng tiếp cận với Big Data, nhiều công ty đang chuyển sang AI và Machine
Learning để đơn giản hóa các tác vụ và tự động hóa quy trình. Các thuật tốn phân tích dự đoán
và máy học được sử dụng để cải thiện hệ thống lập kế hoạch và hỗ trợ ra quyết định, xác định các
mơ hình mua hàng, tự động hóa quy trình lưu kho và quản lý hàng tồn kho. Gartner báo cáo số
lượng tổ chức sử dụng trí tuệ nhân tạo đã tăng 270% trong 4 năm tính đến 2019.
2.4.2. Mơ hình chuỗi cung ứng hiện đại kết hợp truyền thống của Pharmacity
2.4.2.1. Giải pháp SMART PHARMA 5.0

a) Thách thức trong phân phối dược phẩm thời đại công nghệ lên ngơi
Việt Nam hiện có khoảng 3.000 cơng ty dược lớn, nhỏ khác nhau. Hệ thống phân phối
dược phẩm Việt Nam theo đánh giá chung, còn phức tạp và phân tán. Trong đó, phân phối truyền
thống - bán sỉ (nhà sản xuất - nhà phân phối, hoặc nhà phân phối - nhà phân phối) chiếm ưu thế.
Có thể nói, thị trường dược trước nay phụ thuộc phần lớn vào nhà phân phối và chuỗi phân
phối. Giữa bối cảnh cạnh tranh và những thay đổi đặc thù ngành dược, sức ép của những nhà cung
cấp cũng gia tăng cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất, do họ có nhiều lựa chọn cho một sản phẩm
cùng loại từ nhiều đơn vị khác nhau.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp dược vẫn quản lý vận hành thủ công hoặc sử dụng cùng
lúc nhiều loại phần mềm riêng biệt gây ra nhiều bất cập như khó cập nhật số liệu theo thời gian
thực, khó thống kê dữ liệu và khó nắm bắt được tình hình kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp
này cần có một giải pháp toàn diện để giải quyết những thách thức kể trên, từ khâu tiếp cận khách
hàng, đến quản lý hoạt động phân phối, chăm sóc khách hàng, cũng như các chiến dịch hậu mãi,...
để có thể tăng trưởng tốt trong thời công nghệ lên ngôi.

b) Pharmacity thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với xu thế tiêu dùng hiện đại

Trang 20


Tốc độ phát triển của công nghệ và xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng đã làm
thanh đổi toàn bộ lối kinh doanh cũ của thị trường dược phẩm. Pharmacity cùng với nhiều “ông
lớn" trong ngành như Long Châu, An Khang,... đã và đang tăng tốc mở với hàng nghìn cửa hàng
giúp tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ. Không chỉ dừng lại ở việc gia tăng các điểm bán vật lý,
Pharmacity cịn ứng dụng cơng nghệ để dễ dàng tiếp cận khách hàng dùng cuối như xây dựng app
bán hàng với nhiều chức năng mà nhà thuốc chưa đáp ứng được như giao hàng tận nơi, tư vấn trực
tuyến, tích điểm,... Hay việc Pharmacity sử dụng các trang thương mại điện tử làm kênh mua bán
các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cho thấy vai trị ngày càng rõ nét của kinh doanh dược phẩm
trên nền tảng online. Theo số liệu từ Euromonitor Việt Nam thì tỷ trọng kênh bán lẻ online trong
ngành dược đang tăng dần, tính tới năm 2021 đạt gần 30%.
Giải quyết các nhược điểm của từng nền tảng, Pharmacity đã hợp tác cùng Bizfly - đơn vị
dẫn đầu giải pháp chuyển đổi số marketing và bán hàng - ứng dụng giải pháp thông minh SMART
PHARMA 5.0 cho ngành dược, giúp khai thác được các yếu tố branding + ecommerce + content
trên duy nhất một website. Tích hợp sẵn sàng bộ tính năng tương tác thơng minh và giải pháp
chuyển đổi số tồn diện cho marketing và bán hàng, từ đó giúp xây dựng hành trình trải nghiệm
liền mạch cho khách hàng; quản lý hiệu quả tồn bộ data khách hàng của mình; chủ động trong
vận hành và tối ưu website.
Đồng thời website này cũng giúp cho Pharmacity có thể kiểm sốt được số lượng hàng hóa
của mình, từ đó giúp ích rất nhiều cho chuỗi cung ứng thuốc được diễn ra một cách trơn tru, đặc
biệt là mảng quản lý hàng tồn kho. Hứa hẹn trong những năm tới Pharmacity sẽ phát triển vượt
trội và trở thành cái tên nổi bật nhất trong ngành dược phẩm Việt Nam.
2.4.2.2. Pharmacity hợp tác cùng Relex Solutions (Nhắc đến Relex Solutions)
Ngày 15/02/2022, Pharmacity thông báo đầu tư 100 tỷ đồng vào phần mềm của RELEX
Solutions giúp dự đoán được nhu cầu mua sắm để cung cấp các sản phẩm phù hợp vào đúng thời
điểm, qua đó góp phần nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng Việt Nam tại chuỗi nhà thuốc.
Nền tảng RELEX sẽ đi vào hoạt động ở hệ thống Pharmacity vào tháng 4.2022. Ông Chris
Blank, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Pharmacity cho biết: "Khoản đầu tư này sẽ giúp chúng

tôi mang đến các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình bằng cách cung cấp các sản phẩm phù
hợp kịp thời, dù họ mua hàng trực tiếp hay trực tuyến."
Trước khi hợp tác với RELEX, Pharmacity quản lý chuỗi cung ứng dựa vào các quy trình
thủ cơng. Việc này khơng đáp ứng được các kế hoạch mở rộng mạnh mẽ hoạt động của Cơng ty.
Giờ đây, chuỗi nhà thuốc có thể chủ động quản lý cung cầu, đảm bảo tối ưu hoá quản lý hàng tồn
kho tại các cửa hàng và trung tâm phân phối. Mức độ tự động hóa cao giúp cải thiện khả năng lập
kế hoạch và luân chuyển hàng hóa. Giải pháp hợp nhất của RELEX đã giúp Pharmacity sắp xếp
hợp lý các quy trình lên kế hoạch và mở các cửa hàng mới, đóng góp quan trọng vào kế hoạch mở
rộng nhanh chóng của Cơng ty.
Cụ thể, nền tảng bán lẻ RELEX sẽ khai thác trí tuệ nhân tạo để tự động và tối ưu hóa việc
phân bổ sản phẩm tại các trung tâm phân phối và nhà thuốc của Pharmacity. Nền tảng này sẽ cho
phép Pharmacity dự đoán lượng cung và cầu cụ thể trong việc giới thiệu những sản phẩm mới, tối
ưu hóa lượng hàng tồn kho để cung cấp cho người tiêu dùng tại hệ thống các nhà thuốc cũng như

Trang 21


kênh bán hàng trực tuyến của Pharmacity trên toàn quốc. Pharmacity đã đầu tư đáng kể vào các
giải pháp bổ sung hàng tồn kho và dự báo nhu cầu của RELEX trên toàn bộ hơn 1.000 nhà thuốc
và hai trung tâm phân phối của Pharmacity. Chỉ trong 4 tuần, giá trị hàng tồn kho đã giảm đáng
kể, trong khi tính sẵn có của hàng hố và doanh số bán hàng đã tăng ở mức hai con số tại các nhà
thuốc thử nghiệm so với mức trung bình của chuỗi. Tính sẵn có của thuốc trên kệ tăng cao hơn so
với các loại thực phẩm chức năng và danh mục hàng tiêu dùng nhanh mới được tung ra gần đây.
RELEX Solutions là nhà cung cấp phần mềm hàng đầu về tối ưu hóa chuỗi bán lẻ hiện đại.
Việc đầu tư vào nền tảng RELEX sẽ càng đảm bảo hơn cho việc Pharmacity có thể dự đốn trước
được nhu cầu sản phẩm trong bất cứ tình huống thị trường như thế nào.
2.5. Mơ hình mạng lưới phân phối của Pharmacity
Để quản lý chuỗi cung ứng của Pharmacity, một mơ hình mạng lưới phân phối được sử
dụng để đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đúng thời điểm, địa điểm và đủ số lượng để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.


Mơ hình mạng lưới phân phối của Pharmacity có thể được tóm tắt thành một chuỗi cung
ứng đơn giản: “Dự trữ kho nhà phân phối, hãng vận chuyển hàng hóa đến khách hàng và kết
hợp với Dự trữ tại trung tâm phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng đến mua trực tiếp”. Mơ
hình này đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đúng thời điểm, địa điểm và đủ số lượng để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
2.5.1. Hình thức mua hàng offline:
Pharmacity sẽ sử dụng mơ hình mạng lưới như sau :“ Nhà sản xuất → Trung tâm phân
phối → Cửa hàng → Khách hàng”. Dưới đây là mơ hình minh hoạ:

Trang 22


Từ mơ hình trên ta có thể thấy mơ hình mạng lưới phân phối với hình thức mua hàng offline
của Pharmacity có 3 dịng chảy chính đó là dịng chảy sản phẩm, dịng chảy thơng tin và dịng chảy
khách hàng.
Thứ nhất là dòng chảy khách hàng: Khách hàng trực tiếp đến các cửa hàng để mua sản
phẩm.
Thứ hai là dòng chảy thơng tin: Khách hàng sau khi có các triệu chứng của bệnh hay được
kê các đơn thuốc → Đến các cửa hàng bán lẻ để đưa đơn thuốc của bác sĩ hoặc miêu tả triệu chứng
bệnh của bản thân → Thông tin này sẽ được các dược sĩ tại cửa hàng bán lẻ xử lý → Thơng tin đó
cung cấp đến các trung tâm phân phối → Xử lý thơng tin để lần tới có thể tăng hoặc giảm các
lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong trường hợp các nhà bán lẻ có quy mô
lớn và trung tâm phân phối thiếu hụt sản phẩm thì thơng tin sẽ được thơng tin trực tiếp đến nhà
sản xuất để có thể sản xuất đủ và kịp thời.
Thứ ba là dòng chảy sản phẩm: Các nhà sản xuất qua các dữ liệu trong của các đơn hàng
trong quá khứ → Dự báo nhu cầu trong tương lai → Đưa ra lượng hàng phù hợp vừa đủ đáp ứng
nhu cầu khách hàng rồi vận chuyển đến các trung tâm phân phối rồi từ trung tâm phân phối vận
chuyển đến các nhà bán lẻ.
Ưu điểm:

Dưới đây là một số ưu điểm của việc sử dụng mơ hình mạng lưới "Nhà sản xuất → Trung
tâm phân phối → Cửa hàng → Khách hàng" của Pharmacity trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung
ứng:
• Giảm chi phí vận chuyển: Mơ hình mạng lưới của Pharmacity giúp giảm chi phí vận chuyển
sản phẩm từ nhà sản xuất đến cửa hàng bằng cách tối ưu hóa q trình phân phối sản phẩm.
Trung tâm phân phối và kho của Pharmacity giúp tập trung sản phẩm và thực hiện quá trình
phân phối theo cách hiệu quả hơn.
• Tăng tính linh hoạt: Mơ hình mạng lưới của Pharmacity giúp tăng tính linh hoạt trong q
trình phân phối sản phẩm. Các sản phẩm có thể được chuyển đến các kho và cửa hàng khác
nhau tùy theo nhu cầu và thị trường.

Trang 23


• Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Mơ hình mạng lưới của Pharmacity giúp
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Với kho hàng lớn và các cửa hàng được
phân bố rộng rãi, sản phẩm có thể được cung cấp cho khách hàng nhanh chóng.
• Giảm rủi ro: Mơ hình mạng lưới của Pharmacity giúp giảm rủi ro trong q trình vận
chuyển sản phẩm. Việc có các trung tâm phân phối và kho giúp giảm thiểu tỷ lệ hỏng hóc
và mất mát sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
• Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Mơ hình mạng lưới của Pharmacity giúp đảm bảo chất
lượng sản phẩm được giữ nguyên từ khi sản xuất đến khi đến tay khách hàng. Các sản
phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng và lưu trữ đúng cách trong kho và cửa hàng của Pharmacity.
Nhược điểm:
Mặc dù mơ hình mạng lưới "Nhà sản xuất → Trung tâm phân phối → Cửa hàng → Khách
hàng" của Pharmacity có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
• Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc xây dựng và duy trì một mạng lưới phân phối như vậy
địi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn, bao gồm việc xây dựng trung tâm phân phối, mua
sắm thiết bị và máy móc, và thuê đất. Điều này có thể gây áp lực tài chính lớn đối với
Pharmacity, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi doanh thu và lợi nhuận chưa ổn định.

• Phức tạp trong quản lý: Mơ hình mạng lưới của Pharmacity là phức tạp, yêu cầu quản lý
và điều phối các hoạt động trong chuỗi cung ứng một cách chặt chẽ và hiệu quả để đảm
bảo sự liên tục và ổn định trong hoạt động của họ. Nếu khơng có sự quản lý tốt, các vấn đề
về lưu thơng và vận chuyển hàng hóa có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản
phẩm đến khách hàng.
• Khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm: Với số lượng lớn các sản phẩm và hàng
hóa, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trở nên phức tạp. Khi sản phẩm được vận chuyển
và lưu trữ trong kho và trung tâm phân phối, có thể xảy ra các vấn đề như hỏng hóc hoặc
thất thốt. Do đó, cần có một hệ thống kiểm sốt chất lượng chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm
đến tay khách hàng với chất lượng tốt nhất.
• Khả năng thiếu hụt hàng hóa: Nếu việc quản lý và dự báo nhu cầu không được thực hiện
đúng cách, sẽ có khả năng thiếu hụt sản phẩm trong kho và cửa hàng. Điều này có thể dẫn
đến việc giảm doanh số và tiêu thụ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Pharmacity.
2.5.2. Hình thức mua hàng online
Khi đặt hàng bằng hình thức đặt hàng online (qua app hoặc website Pharmacity), người
mua có 2 hình thức để có thể nhận hàng:
Thứ nhất, người mua đặt hàng qua ứng dụng/website Pharmacity sau đó sẽ chọn cửa hàng
gần nhất hoặc thuận tiện nhất so với khách hàng sau đó đến trực tiếp cửa hàng để lấy hàng. Ở
phương thức này, khách hàng sẽ khơng mất phí vận chuyển sản phẩm.
Thứ hai, người mua đặt hàng qua ứng dụng/website Pharmacity sẽ được hãng vận chuyển
thẳng về địa chỉ khách hàng yêu cầu

Trang 24


×