Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm nhân thọ ở việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
-------

LƯU HỒNG QUN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN ĐỨC DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Lưu Hồng Qun
Sinh ngày 04/ 06/ 1993 tại TP.Cần Thơ
Là học viên cao học khóa XXI, lớp CH21B, trường Đại học Ngân hàng (năm học 2019 2021)
Mã số học viên: 020121190159
Tôi xin cam đoan đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty
bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Đức Dũng là
nghiên cứu của cá nhân tơi và khơng có những sao chép từ các cơng trình nghiên cứu của
các tác giả khác. Luận văn nghiên cứu này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ


tại bất kỳ trường đại học nào. Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khơng có nội
dung đã cơng bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích
dẫn được dẫn nguồn đây đủ trong luận văn.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2020
Tác giả

Lưu Hoàng Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi,
PGS. TS. Phan Đức Dũng, thầy đã định hướng và tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Kiến thức chuyên môn và sự tận tâm của thầy là
nguồn động viên rất lớn để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng muốn gửi lời tri ân đến các quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng đã truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý giá, đây là cơ sở để tơi thực hiện nghiên cứu của
mình. Và xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học ngân hàng đã tạo điều kiện cho tơi
cũng như các học viên khác có cơ hội học tập và trao đổi thông tin trong môi trường học
tập tân tiến, hiện đại, nhất là trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Sau cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn và các anh chị đồng nghiệp tại
công ty TNHH BHNT Cathay Life Việt Nam trong suốt thời gian qua đã bên cạnh và hỗ
trợ tôi thực hiên nghiên cứu của mình.
Bài luận văn này chắc hẳn khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận
được sự góp ý của của các qúy thầy cơ và bạn đọc để tơi có thể học hỏi và đó cũng là kinh
nghiệm q báu để tơi có thể hồn thiện hơn cho những đóng góp sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2020

Tác giả

Lưu Hoàng Quyên

ii


TÓM TẮT
1.1. Tiêu đề:
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt
Nam
1.2. Tóm tắt:
Lý do chọn để tài: Bảo hiểm nhân thọ là một dịch vụ tài chính đóng vai rất quan trọng và
rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên theo số liệu thống kê từ Bộ tài chính, và kết
quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, khơng ít các doanh nghiệp hiện
nay hoạt động chưa thực sự hiệu quả, khả năng sinh lời kém.
Mục tiêu nghiên cứu: Vì lý do trên, hơn nữa, hiện nay có rất ít những nghiên cứu về khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, mục tiêu của nghiên
cứu này là kiểm định một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ (bao gồm các nhân tố: Quy mô, thanh khoản, tính hữu hình, tỷ
lệ đầu tư và tăng trưởng kinh tế) dựa trên số liệu thu thập từ 17 công ty bảo hiểm nhân thọ
hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2019. Qua đó, đưa ra các giải pháp nâng
cao khả năng sinh lời cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố và đưa ra
giải giáp phù hợp.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của yếu tố quy mô, tỷ lệ đầu
tư đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời trên tổng tài sản trong
khi tăng trưởng kinh tế có tác động ngược lại nhưng khơng đáng kể. Ngồi ra, tính hữu
hình tác tác động tích cực đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu nhưng lại có ảnh

hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Nghiên cứu khơng cho thấy ảnh
hưởng của tính thanh khoản đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp bảo hiểm đang bị tác động của các yếu tố quy mô, tỷ lệ đầu tư, tăng trưởng kinh tế
và đặc biệt là tính hữu hình. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan
quản lý và cho các công ty bảo hiểm nhằm thúc đẩy và nâng cao năng lực hoạt động cho
các doanh nghiệp.
1.3.

Từ khóa:

Khả năng sinh lời, bảo hiểm nhân thọ.
iii


ABSTRACT
2.1.

Title:

Determinants of profitability of life insurance firms in Vietnam.
2.2. Abstract:
Reason for writing: Life insurance is a financial service playing an important role and
popular in most of countries. However, as the report from the Ministry of Finance, and the
income statements of life insurers, there were many firms has operated not effectively and
their profitabilities were not good.
Problem: Therefore, the purpose of this research is testing some factors impacting on the
profitabilities of life insurance firms (including: Size, liquidity, tangibility, investment
ratio and economic growth) based on the data collected from 17 life insurers in Vietnam in
the period of 2014 - 2019. Thereby, the author raised some recommendations for

regulators and life insurers to promote and improve their profitability as well as
operational capacity
Methods: To achieve the set objectives, the author used qualitative and quantitative
research methods to analyze the effects of each factor and raise appropriate
recommendations.
Results: The results showed the positive influence of the size, investment ratio to
profitability on equity and profitability on assests while economic growth has the opposite
but negligible effect. However, tangibility has a positive impact on the profitability of
equity but has a negative effect on the profitability of total assets. The result did not show
the impact of liquidity on profitability.
Conclusion: The result showed the profitability of lifw insurance firms in Vietnam was
impacted by size, investment ratio, economic growth and especially, tangibility, Thereby,
the author raised some recommendations for regulators and life insurers to promote and
improve their operational capacity.
2.3.

Keywords:

Profitability, life insurance.

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt


BHNT

--

Bảo hiểm nhân thọ

DNBHNT

--

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

VCSH

--

Vốn chủ sở hữu

PSSS

--

Phương sai sai số

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương nhỏ nhất


REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

GLS

Generalized Least Squares

Mơ hình bình phương tổng quát

ROA

Return on Asset

Suất sinh lời trên tài sản

ROE

Return on Equity

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu


IR

Investment ratio

Tỷ lệ đầu tư

TAN

Tangibility

Tính hữu hình

CR

Current ratio

Thanh khoản

EGR

Economic growth rate

Tăng trưởng kinh tế

CPI

Consumer price index

Chỉ số giá tiêu dùng


v


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................... v
Danh mục các bảng ........................................................................................................... ix
Danh mục các hình ............................................................................................................. x
Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 3
1.3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 8
1.3.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................ 8
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 8
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 9
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 9
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 9
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9
1.7. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài ...................................................................... 10
1.8. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 11
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ......................................................... 13
2.1. Định nghĩa về bảo hiểm nhân thọ .............................................................................. 13
2.2. Công ty bảo hiểm nhân thọ ........................................................................................ 13
2.3. Hoạt động của công ty bảo hiểm nhân thọ ................................................................ 14
2.3.1. Hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm nhân thọ ......................................... 14
2.3.2. Hoạt động đầu tư của các công ty BHNT .............................................................. 15
2.3.3. Lợi nhuận và tiêu chí đánh giá khả năng sinh lời của các công ty BHNT ............ 17
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm nhân thọ từ các tiền
nghiên cứu ........................................................................................................................ 19
2.4.1. Quy mô doanh nghiệp ............................................................................................ 19

vi


2.4.2. Tính thanh khoản ................................................................................................... 21
2.4.3. Tính hữu hình......................................................................................................... 21
2.4.4. Tỷ lệ đầu tư ............................................................................................................ 23
2.4.5. Tốc độ tăng trưởng GDP ....................................................................................... 24
2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................................... 26
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
3.1. Tổng thể nghiên cứu .................................................................................................. 29
3.2. Thu thập dữ liệu ......................................................................................................... 30
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu ......................................................................................... 31
3.3.1. Ước lượng các biến trong mơ hình ........................................................................ 31
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................................. 32
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 35
4.1. Bảng thống kê mô tả .................................................................................................. 35
4.2. Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập ............................................................... 36
4.3. Thực hiện hồi quy các biến ........................................................................................ 36
4.3.1. Hồi quy theo mơ hình pool - OLS ......................................................................... 36
4.3.2. Hồi quy theo mơ hình đánh giá tác động cố định - fixed effects (FEM)............... 38
4.3.3. Hồi quy theo mơ hình đánh giá tác động ngẫu nhiên - random effects (REM) .... 39
4.4. Lựa chọn mơ hình hồi quy ......................................................................................... 40
4.5. Kiểm định các khuyết tật của mô hình ...................................................................... 41
4.6. Khắc phục khuyết tật với phương pháp GLS ............................................................ 42
4.7. Thảo luận kết quả thực nghiệm: ................................................................................ 44
4.7.1. Ảnh hưởng của yếu tố quy mô đến khả năng sinh lời của DNBHNT ................... 44
4.7.2. Ảnh hưởng của yếu tố tỷ lệ đầu tư đến khả năng sinh lời của DNBHNT ............. 45
4.7.3. Ảnh hưởng của tính hữu hình đến khả năng sinh lời của DNBHNT .................... 48
4.7.4. Ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của DNBHNT 50
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị................................................................................. 53

5.1. Tổng kết nghiên cứu .................................................................................................. 53
vii


5.2. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNBHNT ...................... 54
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý......................................................................................... 54
5.2.2. Đối với các công ty BHNT .................................................................................... 55
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................. 56
5.4. Định hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 57
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. a
Phụ lục ................................................................................................................................ e

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp giả thiết của nghiên cứu và tham khảo của tác giả

25

Bảng 3.1. Danh sách các công ty nghiên cứu

29

Bảng 3.2. Mô tả biến và cách ước lượng


31

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến

35

Bảng 4.2. Bảng mô tả mối tương quan giữa các biến độc lập

36

Bảng 4.3. Bảng mô tả Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS

37

Bảng 4.4. Bảng mô tả Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM

38

Bảng 4.5. Kết quả hồi quy theo phương pháp REM

39

Bảng 4.6. Bảng so sánh và lựa chọn mơ hình hồi quy

40

Bảng 4.7. Bảng kết quả kiểm định khuyết tật

41


Bảng 4.8. Bảng mô tả Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS

42

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 1.1. Tình hình kinh doanh của thị trường BHNT (giai đoạn 2014 2019)

2

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu

27

Hình 4.1. Mối tương quan giữa quy mơ và ROE

45

Hình 4.2. Mối tương quan giữa quy mơ và ROA

45

Hình 4.3. Mối tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và ROE


46

Hình 4.4. Mối tương quan giữa tỷ lệ đầu tư và ROA

47

Hình 4.5. Mối tương quan giữa tính hữu hình và ROE

48

Hình 4.6. Mối tương quan giữa tính hữu hình và ROA

49

Hình 4.7. Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ROE

51

Hình 4.8. Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ROA

51

Hình PL.1. Bảng thống kê mơ tả các biến

e

Hình PL.2. Bảng mơ tả mối tương quan giữa các biến độc lập

e


Hình PL.3. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE theo phương pháp OLS

f

Hình PL.4. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE theo phương pháp FEM

f

Hình PL.5. Kết quả hồi quy theo phương pháp REM

g

Hình PL.6. Kết quả kiểm định Hausman với biến phụ thuộc ROE

g

Hình PL.7. Kết quả kiểm định hiện tượng PSSS thay đổi với mơ hình có biến
phụ thuộc ROE
Hình PL.8. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan với mơ hình có
biến phụ thuộc ROE
x

h

h


Hình PL.9. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với mơ hình có biến
phụ thuộc ROE


i

Hình PL.10. Kết quả mơ hình GLS với biến phụ thuộc ROE

i

Hình PL.11. So sánh giữa các mơ hình mơ hình có biến phụ thuộc ROE

j

Hình PL.12. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA theo phương pháp
OLS
Hình PL.13. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA theo phương pháp
FEM
Hình PL. 14. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA theo phương pháp
REM
Hình PL.15. Kết quả kiểm định Hausman với biến phụ thuộc ROA
Hình PL.16. Kết quả kiểm định hiện tượng PSSS thay đổi với mơ hình có
biến phụ thuộc ROA
Hình PL.17. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan với mơ hình có
biến phụ thuộc ROA
Hình PL.18. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với mô hình có
biến phụ thuộc ROA

j

k

k
l

l

m

m

Hình PL.19. Kết quả mơ hình GLS với biến phụ thuộc ROA

n

Hình PL.20. So sánh giữa các mơ hình mơ hình có biến phụ thuộc ROA

n

xi


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng chứng minh được vai trò
quan trọng trong lĩnh vực tài chính của mỗi quốc gia, khơng chỉ góp phần vào tăng
trưởng kinh tế mà ngành còn được xem là kênh huy động vốn quan trọng và đem lại
hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế. Đối với xã hội, sự ra đời của các sản phẩm Bảo hiểm
nhân thọ đã đem lại ý nghĩa rất lớn, giúp cho người tham gia bảo hiểm an tâm về mặt
tình thần khi được san sẻ và bù đắp những tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy trong
cuộc sống. Chính vì những lợi ích và những giá trị kinh tế xã hội mà các công ty
BHNT mang lại, các công ty BHNT xuất hiện và hoạt động ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới từ rất lâu với các sản phẩm ngày càng đa dạng và hoàn hảo hơn với những
quyền lợi phù hợp với nhu cầu và mức sống của người mua bảo hiểm. Khác với nhiều

quốc gia trong khu vực, BHNT xuất hiện ở Việt Nam khá muộn khi mãi đến thời kỳ
đổi mới, nền kinh tế Việt nam phát triển và đời sống ngày càng được nâng cao, tỷ lệ
lạm phát được kiểm sốt thì đến năm 1996, công ty BHNT đầu tiên của Việt Nam là
Bảo Việt Nhân thọ đã phát hành những đơn bảo hiểm đầu tiên cho người dân, trải qua
giai đoạn đầu cịn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, với sự tham gia tích cực của đội ngũ đại
lý trong việc tư vấn và tuyên truyền kiến thức về sản phẩm, người dân ngày càng biết
nhiều hơn về BHNT, cùng với đó là sự nỗ lực của cơ quan nhà nước hoàn thiện hệ
thống pháp lý, tạo môi trường ổn định và hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam.
Là một quốc gia đông dân và thị trường BHNT Việt Nam còn nhiều tiềm năng khai
thác, với sự tăng trưởng kinh tế ổn định và những chính sách khuyến khích đầu tư của
nhà nước tạo tiền đề quan trọng để ngành BHNT phát triển. Trong suốt 20 năm vừa
qua, thị trường BHNT Việt Nam đã cho thấy sự phát triển không ngừng khi ngày càng
1


có nhiều nhà đầu tư nước ngồi tham gia thị trường BHNT, sự xuất hiện của các công
ty BHNT đã tạo những bước chuyển biến mới trên thị trường khi áp lực cạnh tranh
ngày càng tăng, các công ty BHNT không ngừng nỗ lực, mở rộng quy mô, nâng cao
chất lượng dịch vụ để khẳng định vị thế và thu hút được sự tin tưởng của khách hàng.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng các cơng ty BHNT đang đứng trước rất nhiều
những thách thức khi BHNT chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam so với các nước phát
triển khác và năng lực tài chính của các cơng ty vẫn cịn khá non trẻ, điều này có thể
thấy trong suốt thời gian qua, hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp
BHNT vẫn chưa hiệu quả khi thị trường tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng rất
nhiều DNBHNT thông báo kết quả kinh doanh thua lỗ, thu nhập của tồn thị trường
qua các năm tài chính nhìn chung biến động khơng ổn định.
Hình 1.1. Tình hình kinh doanh của thị trường BHNT (giai đoạn 2014 - 2019)

Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả

Một công ty kinh doanh hiệu quả đòi hỏi khả năng sinh lời cao hay nói cách khác, với
nguồn lực sẵn có cơng ty có thể tạo ra mức lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều
yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của công ty như những yếu tố vĩ mô như tăng
2


trưởng kinh tế, tình hình xã hội,… và cả những yếu tố bên trong của doanh nghiệp như
quy mô hoạt động, sự phân bổ nguồn lực tài chính, hoạt động đầu tư, quản lý rủi ro…
Mỗi thị trường ở từng quốc gia sẽ có những mơi trường tác động khác nhau và mỗi
cơng ty có những đặc trưng khác nhau dẫn đến khả năng sinh lời cũng khác nhau. Tuy
nhiên, khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ tạo điều kiện để công ty phát triển
bền vững, dẫn đến sự phát triển của tồn ngành. Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các công ty BHNT, tuy nhiên các nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vẫn còn hạn chế trong khi đây là
chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nhận thấy
việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty BHNT là
rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà quản trị ở các công ty BHNT, tác giả
chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty Bảo hiểm
nhân thọ ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm rõ. Qua đó giúp các nhà đầu tư, các nhà
quản trị ở các cơng ty BHNT có thể đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, dự
báo được tương lai và có những quyết định đúng đắn trong điều hành doanh nghiệp
BHNT tại thị trường Việt Nam.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Đề tài nghiên cứu dựa trên các cơng trình nghiên cứu trước đó:
- Bài nghiên cứu “Một số phân tích về hiệu quả tài chính của Tập đồn Tài chính Bảo hiểm Bảo Việt” của PGS., TS. Nghiêm Thị Thà đăng trên Tapchitaichinh.vn
(ngày 27/04/2019) đã phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của Tập
đồn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt với hoạt động kinh doanh cốt lõi là bảo hiểm. Tác
giả cho rằng ROA và ROE là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính
và dự phòng nghiệp vụ là một trong những yếu tố đã tác động đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.


3


- Malik, Hifza (2011), “Determinants of insurance companies’ profitability: An
analysis of insurance sector of Pakistan”: Bài nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của
các yếu tố cụ thể của các công ty bảo hiểm ở Pakistan (tuổi của công ty, quy mơ của
cơng ty, khối lượng vốn, tỷ lệ địn bẩy và tỷ lệ lỗ) đến khả năng sinh lời được tính
bằng ROA dựa trên số liệu từ 35 cơng ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong giai
đoạn 2005 -2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA bị ảnh hưởng tích cực bởi quy
mơ, khối lượng vốn. Ngồi ra ROA cịn bị tác động tiêu cực bởi tỷ lệ địn bẩy và tỷ lệ
lỗ nhưng khơng đáng kể.
- Almajali, A. Y., Alamro, S. A., & Al-Soub, Y. Z. (2012), “Factors affecting the
financial performance of Jordanian insurance companies listed at Amman Stock
Exchange”: Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
đến hiệu quả tài chính của 25 cơng ty bảo hiểm ở thị trường Jordan giai đoạn 2002 2007. Kết quả cho thấy các biến số: Địn bẩy, thanh khoản, quy mơ, chỉ số năng lực
quản lý có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của các cơng ty bảo hiểm Jordan.
- Boadi, E. K., Antwi, S., & Lartey, V. C. (2013), “Determinants of profitability of
insurance firms in Ghana”: Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố quyết
định lợi nhuận của các công ty bảo hiểm ở Ghana - một quốc gia đang phát triển. Bài
nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính được thu thập từ 16 công ty bảo hiểm
ở Ghana trong giai đoạn 2005 - 2010. Nghiên cứu lựa chọn ROA để đo lường khả
năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính và tính thanh khoản có
tác động tích cực đến khả năng sinh lời, trong khi đó tính hữu hình lại có tác động
ngược chiều đến hiệu quả tài chính của các cơng ty bảo hiểm ở Ghana.
- Chen-Ying Lee (2014), “The effects of firm specific factors and macroeconomics
on profitability of property-liability insurance industry in Taiwan”: Nghiên cứu làm
rõ mối quan hệ giữa các yếu tố hoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mơ (bao
gồm quy mơ, địn bẩy tài chính, rủi ro bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm, lợi suất đầu tư, thị
phần, tăng trưởng kinh tế, lạm phát) với khả năng sinh lời của các công ty bảo hiểm ở

Đài Loan (đo lường bằng ROA). Kết quả hồi quy cho thấy rủi ro bảo hiểm thấp, chi
4


phí đầu vào thấp, và sử dụng tái bảo hiểm có tác động tích cực đến khả năng sinh lời
của các cơng ty bảo hiểm. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều
nhưng khơng đáng kể.
- G M Wali Ullah (2016), “Factors Determining Profitability of the Insurance
industry of Bangladesh”: Nghiên cứu dựa trên 8 công ty bảo hiểm niêm yết trên thị
trường Bangladesh trong giai đoạn 10 năm (2004 – 2014) với các yếu tố ảnh hưởng là
rủi ro bảo lãnh phát hành, tỷ lệ chi phí, biên thanh khoản, tăng trưởng phí bảo hiểm,
tăng trưởng tài sản cho thấy kết quả rủi ro bảo hiểm và quy mơ có mối quan hệ ngược
chiều với khả năng sinh lời trong khi tỷ lệ chi phí, thanh khoản và tăng trưởng doanh
thu lại có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROA.
- Burca, Ana-Maria, and Ghiorghe Batrinca (2014), “The determinants of financial
performance in the Romanian insurance market”: phân tích các yếu tố quyết định hoạt
động tài chính trên thị trường bảo hiểm Romani trong giai đoạn 2008 - 2012. Theo kết
quả cuối cùng đạt được bằng cách áp dụng các kỹ thuật dữ liệu bảng, các yếu tố quyết
định hiệu quả tài chính trên thị trường bảo hiểm Romania là địn bẩy tài chính trong
bảo hiểm, quy mơ cơng ty, tăng trưởng phí bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, tỷ lệ duy trì rủi
ro và biên khả năng thanh tốn. Trong đó, quy mơ, biên khả năng thanh tốn và tỷ lệ
duy trì rủi ro có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các cơng ty bảo hiểm ở
nước này, địn bẩy tài chính, rủi ro và tăng trưởng phí bảo hiểm có tác động ngược lại.
- Ortyński, Kazimierz (2016), “Determinants of profitability of general insurance
companies performance in Poland”: Nghiên cứu xác định các yếu tố quyết định hiệu
quả hoạt động của các công ty bảo hiểm ở Ba Lan bằng cách sử dụng tập dữ liệu bảng
bao gồm các yếu tố cụ thể của công ty và các yếu tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn
2006-2013. Các kết quả thực nghiệm chứng minh rằng rằng quy mô và yếu tố tăng
trưởng kinh tế vĩ mơ (tỷ lệ GDP) có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời.
- Ahmed, Naveed, Zulfqar Ahmed, and Ahmed Usman (2011), “Determinants of

performance: A case of life insurance sector of Pakistan”: Nghiên cứu xem xét tác
động của các đặc điểm cấp độ công ty (quy mơ, địn bẩy, tính hữu hình, rủi ro, tăng
5


trưởng, thanh khoản và tuổi đời) đến hiệu quả hoạt động của các công ty bảo hiểm
nhân thọ niêm yết của Pakistan trong bảy năm 2001-2007. Kết quả hồi quy theo OLS
chỉ ra rằng quy mơ, rủi ro và địn bẩy là những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu
quả hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ của Pakistan trong khi ROA có mối
quan hệ khơng đáng kể về mặt thống kê với tăng trưởng, lợi nhuận, tuổi đời và tính
thanh khoản.
- Bawa, S. K., & Chattha, S. (2013), “Financial performance of life insurers in
Indian insurance industry”: Nghiên cứu kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
tài chính (đo lường bằng ROA) của các công ty BHNT ở Ấn Độ bao gồm thanh khoản,
khả năng thanh tốn, địn bẩy, quy mơ và vốn tự có (số liệu từ 18 cơng ty BHNT trong
giai đoạn 2007 - 2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản và quy mơ có ảnh
hưởng tích cực với khả năng sinh lời, trong khi vốn tự có lại có tác động ngược chiều.
- Pointer, L. V., & Khoi, P. D. (2019), “Predictors of Return on Assets and Return
on Equity for Banking and Insurance Companies on Vietnam Stock Exchange”:
Nghiên cứu kiểm định tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
các tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng - bảo hiểm ở Việt Nam (giai đoạn 2008 – 2017).
Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu, quy mô công ty, số năm kinh doanh, giá trị sổ sách và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Trong khi đó, các yếu tố ảnh hưởng đến ROE là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, quy mô
công ty, số năm kinh doanh, cấu trúc vốn, sổ sách giá trị và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Một điều đặc biệt là các nhân tố có chiều tác động không nhất quán đến hai chỉ tiêu về
khả năng sinh lời là ROA và ROE.
- Erdemir, Ö. K. (2019), “Selection of Financial Performance Determinants for
Non-Life Insurance Companies Using Panel Data Analysis”: Trong nghiên cứu này,
các yếu tố quyết định hiệu quả tài chính của 30 cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt

động trong giai đoạn 5 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ được điều tra bằng phân tích tương quan,
phân tích hồi quy và phân tích dữ liệu bảng với các yếu tố tác động: Quy mô công ty,
tỷ lệ địn bẩy bảo hiểm, tỷ lệ chi phí và doanh thu, thị phần, thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ
6


sở hữu trên tổng tài sản.. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ, tỷ lệ địn bẩy bảo hiểm,
thanh khoản, tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí và doanh thu có tác động
tích cực đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản, riêng tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản
có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời.
- Charumathi, B. (2012), “On the determinants of profitability of Indian life
insurers–an empirical study”: Nghiên cứu hiện tại đã cố gắng mơ hình hóa các yếu tố
xác định khả năng sinh lời của các công ty bảo hiểm nhân thọ hoạt động ở Ấn Độ. Với
mẫu quan sát là 23 công ty bảo hiểm nhân thọ Ấn Độ và sử dụng dữ liệu trong 3 năm
tài chính. Tác giả nghiên cứu các yếu tơ như địn bẩy, quy mơ, tăng trưởng phí bảo
hiểm, tính thanh khoản, rủi ro bảo lãnh phát hành và vốn chủ sở hữu được hồi quy
theo tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của các công
ty bảo hiểm nhân thọ bị ảnh hưởng tích cực và đáng kể bị ảnh hưởng bởi quy mơ và
tính thanh khoản trong khi đó, địn bẩy, tăng trưởng phí bảo hiểm và logarit của vốn tự
có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các công ty bảo hiểm nhân thọ Ấn Độ.
- Onsongo, B. J. (2015), “Determinants of financial performance for life insurance
Companies in Kenya”: Mục tiêu của nghiên cứu này là thiết lập các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Kenya. Giả thuyết đưa ra
các nhân tố ảnh hưởng là biên khả năng thanh tốn, tăng trưởng phí bảo hiểm, địn bẩy
tài chính, tỷ lệ đầu tư, đa dạng hóa, quy mơ cơng ty và tỷ lệ duy trì. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sự đa dạng hóa, địn bẩy tài chính, biên khả năng thanh tốn và tỷ lệ đầu
tư có mối quan hệ tích cực đến hiệu quả tài chính của bảo hiểm nhân thọ các công ty ở
Kenya. Trong khi tỷ lệ duy trì, quy mơ và mức tăng trưởng phí lại cho thấy mối quan
hệ tiêu cực đối với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
- Mehari (2013), “Firm specific factors that determine insurance companies’

performance in Ethiopia”: Nội dung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các công ty bảo hiểm ở Ethiopia. Những yếu tố vi mơ (bao gồm quy mơ,
địn bẩy, tính hữu hình, tỷ lệ tổn thất, tăng trưởng phí bảo hiểm, thanh khoản và số
năm hoạt động) đã được tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để phân
7


tích mức độ ảnh hưởng của chúng đối với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - một chỉ số
chính đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng ty bảo hiểm Kết quả của phân tích hồi quy
cho thấy quy mơ, tính hữu hình và địn bẩy của các cơng ty bảo hiểm có liên quan tích
cực với lợi nhuận trên tổng tài sản; tuy nhiên, tỷ lệ tổn thất lại có mối quan hệ ngược
lại.
- Batool, A., & Sahi, C. A. (2019). “Determinants of Financial Performance of
Insurance Companies of USA and UK During Global Financial Crisis”: Tác giả
nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơng ty trên thị
trường bảo hiểm Anh và Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Với biến
phụ thuộc được ước lượng bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và lợi nhuận
trên tổng tài sản, nghiên cứu đã cho thấy ở thị trường Mỹ, các yếu tố quy mơ, thanh
khoản, địn bẩy tài chính, vịng quay tài sản và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực
đến hiệu quả tài chính, trong khi CPI có tác động ngược lại. Cịn ở thị trường bảo
hiểm Anh, quy mô, thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, CPI có tác động tích cực nhưng
địn bẩy, vịng quay tài sản và lãi suất có tác động tiêu cực đáng kể đối với hiệu quả tài
chính.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty
BHNT tại Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao khả năng
sinh lời của các công ty BHNT tại Việt Nam theo định hướng của nhà nước.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu này luận văn cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu thứ 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả xác định
và đưa ra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty
Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam.
8


Mục tiêu thứ 2: Với nguồn số liệu thu thập được, tác giả định lượng nhằm đo lường
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty BHNT tại Việt Nam để
thực hiện kiểm định giả thuyết về các nhân tố tác giả đã đưa ra.
Mục tiêu thứ 3: Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra kết luận về các
yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng sinh lời của
các công ty BHNT tại Việt Nam. Đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
đối với cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các
công ty BHNT tại Việt Nam.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty BHNT
ở Việt Nam?
- Câu hỏi 2: Có mối quan hệ nào giữa các yếu tố mà tác giả đã giả định hay khơng?
- Câu hỏi 3: Các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của các
công ty BHNT tại Việt Nam?
- Câu hỏi 4: Với kết quả thực nghiệm ở thị trường BHNT Việt Nam, cần có những
giải pháp gì để cải thiện và nâng cao khả năng sinh lời của các DNBHNT?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các
công ty BHNT tại Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên số liệu của 17 công ty BHNT được cấp phép hoạt động ở Việt
Nam và các số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn từ 2014 - 2019.

1.6. Phương pháp nghiên cứu
9


Luận văn được nghiên cứu theo cả hai phương thức nghiên cứu định tính và định
lượng.
- Phân tích định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng cách sử
dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Sau khi giả định mơ hình tổng qt, tác giả thu
thập và xử lý dữ liệu để đo lường các biến. Tác giả sử dụng phần mềm STATA để tiến
hành hồi quy theo các phương pháp: bình phương tối thiểu OLS, mơ hình đánh giá tác
động cố định (FEM), mơ hình đánh giá tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp
bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để khắc phục các khuyết tật (nếu có). Với kết
quả thu được, tác giả có thể đánh giá được sự tác động của các yếu tố đến khả năng
sinh lời của các công ty BHNT tại Việt Nam.
- Phân tích định tính: Dựa vào các tiền nghiên cứu và nhận định của các chuyên
gia trong lĩnh vực bảo hiểm, tác giả có thể đưa ra các giả thuyết về những yếu tố và sự
ảnh hưởng của chúng đối với khả năng sinh lời của các DNBHNT. Ngoài ra, tác giả sử
dụng phương pháp này để có thể giải thích kết quả mơ hình hồi quy khi nghiên cứu tại
thị trường Việt Nam.
1.7. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài
Những đóng góp từ luận văn sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính cũng như người
đọc có thể có cái nhìn tổng thể về sự tác động và mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của công ty BHNT trên thị trường Việt Nam thông qua số
liệu thu thập được và được phân tích bằng mơ hình định lượng. Những giải pháp được
tác giả đề xuất mang tính tham khảo dựa trên kết quả phân tích được.
 Đóng góp về mặt lý luận:
Dựa trên các nghiên cứu trước đây của Việt Nam và nươc ngoài, luận văn hệ thống
hóa những cơ sở lý thuyết và những lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Vì
vậy vậy phân tích các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả
năng sinh lời của các cơng ty BHNT sẽ đem đến tài liệu toàn diện hơn và là cơ sở cho

10


các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực trong tương lai và tăng thêm giá trị cho chủ
đề này.
 Đóng góp về mặt thực tiễn:
Giúp cho các nhà quản trị tài chính của các cơng ty BHNT có thêm thơng tin, hiểu rõ
hơn về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của công ty và tham khảo những giải
pháp được tác giả đề xuất, qua đó có sự đánh giá toàn diện và những quyết định đúng
đắn để điều hành công ty hoạt động hiệu quả.
1.8. Kết cấu luận văn
Chương 1: Tác giả đặt vấn đề và cho thấy tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tính mới và giá trị thực
tiễn của đề tài và khái quát về phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan đến những vấn đề nghiên cứu như
về khả năng sinh lời và các yếu tố theo tác giả là có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của các DNBHNT đồng thời lược khảo một số nghiên cứu đã được thực hiện trước
đây, dựa vào đó, tác giả có thể đưa ra giả thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến
khả năng sinh lời của các công ty BHNT
Chương 3: Giới thiệu mơ hình nghiên cứu, các phương pháp thu thập và tính tốn dữ
liệu thu được để ước lượng các biến trong mơ hình và các phương pháp phân tích dữ
liệu
Chương 4: Tác giả sẽ tiến hành hồi quy dữ liệu đã xử lý bằng các phương pháp đã
nên ở chương 3, sau đó kiểm định các khuyết tật để đưa ra mơ hình tối ưu. Qua đó có
cơ sở thảo luận về kết quả thu được

11


Chương 5: Tác giả tổng kết lại quá trình nghiên cứu, với kết quả thu được cùng với

kinh nghiệm và kiến thức của mình, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho cơ quan nhà
nước và các DNBHNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Đồng thời
chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả trong
tương lai

12


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Sau khi khái quát về đề tài nghiên cứu Chương 1, nội dung Chương 2 tác giả sẽ trình
bày các lý thuyết là cơ sở cho đề tài nghiên cứu này và chi tiết hơn về phương pháp
thu tập số liệu và phương pháp phân tích số liệu. Đồng thời lược khảo một số tiền
nghiên cứu liên quan.
2.1. Định nghĩa về bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào
một khoản đóng góp cho minh hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Khoản trợ cấp này do một tổ chức chi trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với tồn bộ
các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê (theo Monique
Gaultier)
Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm,
mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền
lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người
được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia
phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. (theo PGS.TS. Hồ Sĩ Sà (2000). Giáo trình
nguyên lý bảo hiểm, NXB Thống Kê)
2.2. Công ty bảo hiểm nhân thọ
Theo Harriett E.Jones, Giáo trình nguyên lý bảo hiểm LOMA, Cơng ty bảo hiểm là tổ
chức tài chính có chức năng như một phần trên thị trường tài chính. Cơng ty bảo hiểm
cung cấp sự bảo vệ khỏi các rủi ro thiệt hại tài chính gây ra bởi những sự kiện cụ thể.
Có hai loại cơng ty bảo hiểm là công ty bảo hiểm về con người và bảo hiểm sức khỏe

chuyên phát hành và bán các sản phẩm bảo vệ khỏi những tổn thất tài chính từ những
rủi ro cá nhân như chết, thương tật, tai nạn, bệnh tật hay sống lâu hơn khoản tiền tiết

13


×