Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 34 trang )

1

PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUẤT LÂM

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào
cộng đồng”
Lĩnh vực: Giáo dục (03)/Mầm non

Tác giả: Vũ Thị Xn
Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường mầm non Thị trấn Quất Lâm

Giao Thủy, tháng 04 năm 2021


2

1. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/Mầm non
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 15 tháng 9 năm 2020 đến ngày 25 tháng 04 năm 2021
4. Tên tác giả:
Họ và tên: Vũ Thị Xuân
Năm sinh: 1992
Nơi thường trú: Trung Đông – Trực Ninh - Nam Định
Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm Mầm non
Chức vụ công tác: Giáo viên


Nơi làm việc: Trường mầm non Thị trấn Quất Lâm
Điện thoại: 0981562386
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả nếu có: Khơng
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Thị trấn Quất Lâm
Địa chỉ: Trường mầm non Thị trấn Quất Lâm
Điện thoại: 0981562386


3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách và sự phát triển thể chất,
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em, ngay từ những bước chân
chập chững đầu đời. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình
chăm sóc giáo dục mầm non sẽ trang bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự
kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành sự hứng thú đối với
việc học tập của trẻ ở các bậc học sau này. Do vậy, phát triển giáo dục mầm
non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Để thực hiện mục tiêu phát triển của giáo dục mầm non, ngoài việc cung
cấp những kiến thức khoa học cho trẻ, chúng ta cần phải trang bị đầy đủ cho
trẻ những điều kiện về cơ sở vật chất, những thiết bị đồ dùng đồ chơi, làm
phương tiện cho trẻ hoạt động, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt
động vui chơi trong một môi trường thân thiện, với những mối quan hệ tốt đối
với cộng đồng và xã hội, để đáp ứng được điều đó chúng ta cần phải chú
trọng và đề cao cơng tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Điều này

khơng chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục mà còn là việc chia
sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan vì lợi ích phát triển chung của tồn xã
hội.
Do đó giáo dục mầm non dựa và cộng đồng là một mơ hình giáo dục
cho trẻ mầm non do nhà trường và cộng đồng tham gia tổ chức nhằm đạt
được những mục tiêu của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non dựa vào
cộng đồng bao gồm các hoạt động tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng các phương pháp khoa học do nhà trường cùng
cộng đồng lựa chọn, triển khai, tác động đến trẻ em, hướng đến đạt lợi ích
chung đối với cả nhà trường, trẻ mầm non, cộng đồng dựa trên sự tham gia
của các thành viên trong cộng đồng
Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng có ý nghiã quan trọng góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện trẻ mầm non, nâng cao năng
lực của cán bộ, giáo viên, cộng đồng về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, huy


4

động các nguồn lực, các điều kiện cần thiết để hướng tới mục đích chung là
sự phát triển một xã hội bền vững.
Việc giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng tạo thuận lợi cho việc tiếp
cận giáo dục và học tập suốt đời đối với trẻ, trẻ có cơ hội tiếp cận với việc
học tập qua những trải nghiệm thực tế, được giải quyết các nhiệm vụ học tập
gắn với bối cảnh thực tế ở địa phương một cách thiết thực, hấp dẫn và hiệu
quả.
Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng giúp cán bộ giáo viên ở địa
phương được tiếp cận những chương trình, các hoạt động giáo dục đa dạng,
linh hoạt, Thiết lập mối quan hệ hợp tác hiệu quả, tăng cường gắn kết giữa cơ
sở giáo dục mầm non với chính quyền, các ban ngành, tổ chức, cá nhân cung
cấp dịch vụ về y tế giáo dục, qua đó nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ

cộng đồng, tiết kiệm chi phí tổ chức các hoạt động giáo dục.
Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng giúp nâng cao năng lực của cộng
đồng về chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ, qua đó giúp cộng động có những kiến
thức, kỹ năng khoa học để hành động hiệu quả, thiết thực hơn trong việc dạy
dỗ trẻ ở gia đình.
Trong những năm qua, mặc dù đã làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục,
song việc giáo dục dựa vào cộng đồng chưa được chú trọng. Đó là điều kiện
hoàn cảnh tạo ra sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa
vào cộng đồng”
II. MỔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp
D4, số học sinh của lớp tôi là 28 cháu, phụ huynh đa số làm nghề đánh bắt
hải sản và làm muối, mức thu nhập thấp, kinh tế cịn khó khăn, một số phụ
huynh chưa hiểu hết được tầm quan trong của giáo dục mầm non, Tôi nhận
thấy công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đã được quan
tâm, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên thực tiễn cho
thấy quá trình triển khai và thực hiện cơng tác này cịn chưa được đồng bộ,
các hoạt động văn hóa, kinh tế của địa phương cũng như ở địa bàn khu dân cư
còn trầm lắng. Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác
tuyên truyền với cha mẹ trẻ, các biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường
và xã hội chưa đồng bộ. Xuất phát từ những tồn tại cơ bản trên, muốn nâng
cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường cần có sự
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và cộng đồng


5

Kết quả của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng ban
đầu:

- Số phụ huynh tham gia các hoạt động giáo dục của lớp: còn hạn chế
- Kết quả dựa vào cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: 35%
- Kết quả hoạt động trải nghiệm, dã ngoại của trẻ đạt : 30%
- Kỹ năng sống của trẻ đạt:35%
- Chất lượng các lĩnh vực giáo dục đạt : 60%
Thực hiện theo quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước về cơng tác
xã hội hóa giáo dục bằng nhiều hình thức, đối với các lớp thực hiện chưa
đồng bộ, phát huy nguồn lực về tinh thần và vật chất hiệu quả chưa cao,
Trước tình hình thực trạng đó, tơi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhằm
nâng cao kết quả chăm sóc giáo dục trẻ dựa vào cộng đồng tại lớp D4.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Tổ chức các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng giúp cho trẻ tìm
hiểu khám phá, thực hành, rèn luyện các kiến thức kỹ năng, và hình thành thái
độ phù hợp với bối cảnh sống thực tiễn và gần gũi đối với trẻ, góp phần làm
giảm chi phí và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trên cơ
sở khai thác các nguồn lực từ con người, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế,
văn hóa sẵn có tại địa phương
2.1 Biện pháp 1: Xây dựng mối quan hệ với gia đình, xã hội và cộng đồng
Xây dựng mối quan hệ với gia đình, xã hội và cộng đồng là việc làm
đầu tiên trong quy trình tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, có
mối quan hệ tốt với cộng đồng thì việc triển khai các hoạt động dễ thành công
hơn, nếu không tạo được mối quan hệ ban đầu tốt thì các cơng việc triển khai
theo kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Việc trước tiên tơi trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các bậc cha mẹ trẻ của
lớp mình, giới thiệu cho học hiểu được tầm quan trọng của bậc học giáo dục
mầm non, phân tích cho họ thấy được sự cần thiết về viêc phối kết hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội và cộng đồng trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ. Đề cao vai trị của cơng tác giáo dục dựa vào cộng đồng, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục
- Bước tiếp theo tơi trình bày ý tưởng và kế hoạch của mình với Ban

giám hiệu, để nhà trường có kế hoạch tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa
phương cho phép tổ chức các cuộc họp, tọa đàm, trao đổi với các ban ngành
đồn thể về mục đích về các nội dung triển khai giáo dục trẻ mầm non dựa
vào cộng đồng
Các đối tượng trong thành viên cộng đồng tơi muốn kết hợp là các đồn thể:


6

* Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường
- Trước tiên các lớp cần xây dựng mối quan hệ tốt với cha mẹ trẻ để từ đó
huy động sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc,giáo dục trẻ 1 cách hiệu quả nhất
- Mời cha mẹ trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng cùng lớp,nhà trường
ví dụ như tổ chức hoạt động buffe ngày quốc tế thiếu nhi hay ngày hội 20-10
cho trẻ hoặc lớp hàng tháng tổ chức các buổi tiệc sinh nhật cho các bé sinh
nhật vào các tháng trong năm để từ đó gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường
và cha mẹ trẻ đồng thời nâng cao niềm tin của cha mẹ trẻ với nhà trường.
(Hình ảnh 1: Cha mẹ trẻ đến chung vui với lớp ngày sinh nhật các bé)
(Hình ảnh 2: Huy động cha mẹ trẻ ủng hộ các đồ dùng cần thiết cho trẻ , và
một số đồ dùng cần thiết cho lớp)
(Hình ảnh 3: Cha mẹ trẻ tặng quà cho các bé)
- Không chỉ có thế cha mẹ trẻ lớp tơi cịn rất nhiệt tình thường đến và giúp đỡ
các cơ giáo chuẩn bị trang trí lớp dịp đầu năm học và những lúc lớp cần
- *Hội phụ nữ:
Đây là lực lượng đông đảo và mạnh nhất để làm công tác tuyên truyền
giúp nhà trường trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời trực tiếp tham
gia vào một số hoạt động giáo dục của nhà trường, tham gia vào hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Tham gia hoạt động bufe tham gia làm đồ dùng đồ chơi trang trí cùng cô

giáo, cùng trẻ về ngày Noel, ngày quốc tế thiếu nhi tham dự một số hoạt
động giáo dục, ,trồng hoa, trồng rau và cùng tham gia hoạt động trải nghiệm,
dã ngoại cùng trẻ, giúp đỡ nhà trường về nhân lực, tinh thần và vật chất trong
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
(Hình ảnh 4: Cha mẹ trẻ tham gia các hoạt động bufe cùng bé)
Kết hợp với giáo viên tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày quốc tế phụ
nữ 8/3, ngày 20/10, 20/11. Trong năm qua nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với
Hội phụ nữ, nên
Công tác chăm sóc giáo dục kiến thức, sức khỏe, dinh dưỡng và cơng tác
xã hội hóa của lớp tơi phụ trách đạt kết quả tốt đẹp
*Trạm y tế xã
Đây là đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong
việc
khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu và có nhiều nội dung tuyên truyền
phong phú về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em và phụ nữ,


7

Phối hợp với y tế tổ chức các buổi truyền thông dinh dưỡng và sức khỏe
cho bà mẹ và trẻ em tại nhà trường cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và
các bậc cha mẹ trẻ, giúp nhân viên nuôi dưỡng nhận biết dấu hiệu của thực
phẩm sạch, phòng chống ngộ độc thực phẩm,
Tổ chức các buổi mời nhân viên xuống lớp trò chuyện với trẻ về cách
giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ, ăn đủ chất dinh dưỡng, tập
luyện thể dục, cách phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh
dưỡng..Kết hợp với nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, Vì vậy
tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp cịi giảm của lớp tơi giảm hàng q, khơng có
dịch bệnh xảy ra với trẻ.
Tham gia hoạt động trải nghiệm, dã ngoại cùng trẻ, giúp đỡ nhà trường

trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
(Hình ảnh 5: Cán bộ y tế trò chuyện và kiểm tra sức khỏe cho trẻ)
*Đoàn thanh niên
Xây dựng mối quan hệ tốt với đoàn thanh niên, vì đây là lực lượng mạnh
về nhân lực và giàu về trí tuệ và năng lực sáng tạo, thường xuyên tổ chức các
hoạt động giao lưu với lực lượng đoàn viên trong các Hội thi, hội diễn của
nhà trường, kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức tốt Tết trung thu và ngày
quốc tế thiếu nhi 1/6 cho trẻ em
Tổ chức các buổi xuống lớp trò chuyện giáo dục trẻ lòng yêu quê hương
đất nước, tinh thần hăng hái, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ
quốc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè,
Tham gia hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe,
tham gia sinh hoạt âm nhạc, các trò chơi dân gian, vận động, trò chơi học tập,
Tham gia hoạt động trải nghiệm, dã ngoại cùng trẻ, giúp đỡ nhà trường trong
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ
(Hình ảnh 6: Cán bộ đoàn, đoàn viên tham gia chơi cùng trẻ)
*Đối với các làng nghề truyền thống
Mở rộng mối quan hệ với các làng nghề truyền thống trên địa bàn như
nghề đánh bắt hải sản, làm muối, liên hệ với chủ làng nghề để tổ chức cho trẻ
đi tham quan trải nghiệm thực tế và tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ để,
chủ điểm ngồi nhà trường có sự tham gia của cộng đồng xã hội
VD:Chủ đề nghề nghiệp cho trẻ đi tham quan nghề làm muối, trải nghiệm
hoạt động thực tế công việc và sản phẩm của nghề làm muối đồng thời tranh
thủ nguồn đầu tư của tổ chức xã hội về vật chất để mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục cho lớp
(Hình ảnh 7: Trẻ trải nghiệm nghề làm muối)


8


Ngồi những tổ chức trên tơi cịn tham mưu với nhà trường xây dựng tốt
mối quan hệ với các đoàn thể như: Hội cựu chiến binh, đồn biên phòng 88,
các tổ chức tơn giáo, nhằm mục đích huy động sự tham gia của cộng đồng xã
hội giúp đỡ về tinh thần vật chất để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục trong
năm học.
(Hình ảnh 8: Cán bộ Hội cựu chiến binh dạy trẻ tập làm chú bội đội)
Bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ với cộng đồng, tơi ln phải quan
tâm xây dựng uy tín của bản thân, đối với phụ huynh, cộng đồng xã hội, thể
hiện ở tinh thần đồn kết, nhiệt tình u nghề mến trẻ, trình độ chun mơn
vững vàng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục trẻ dựa vào
cộng đồng
- Trong quá trình giao lưu, đàm thoại, thảo luận và các buổi tiếp xúc trực
tiếp với các thành viên cộng đồng tại các cơ sở, tôi nắm bắt được nguồn lực
và khả năng của đối tượng tham gia và mức độ tham gia của của cộng đồng,
từ đó có kế hoạch lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp với khả năng và
đặc thù của từng cá nhân và tổ chức cộng đồng, chủ động lựa chọn các hình
thức và nội dung cụ thể:
- Dạy trẻ tìm hiểu về nghề bộ đội: Tôi chủ động mời chiến sĩ đồn biên
phòng 88 đến trường trò chuyện với trẻ về truyền thống tốt đẹp của các chú
bộ đội, cho trẻ biết được nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc và sự hy sinh
anh dũng của các chú bộ đội, và dạy trẻ tập làm các chú bộ đội…
(Hình ảnh 9: Chú bộ đội biên phòng trò chuyện với trẻ)
- Dạy trẻ tìm hiểu về nghề lái xe: Tơi đề xuất với nhà trường chủ động
mời bác lai xe tổ chức cho trẻ được đi tham quan phong cảnh của làng q
mình, trẻ sẽ được bác lái xe trị chuyện về công việc lái xe, dạy trẻ biết chấp
hành luật giao thơng khi tham gia giao thơng…
(Hình ảnh 10: Trẻ được bác lái xe cho đi tham quan phong cảnh của làng
quê)
- Dạy trẻ tìm hiểu về trường tiểu học : Tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan

trường tiểu học trẻ cảm thấy thích thú trải nghiệm hiểu biết hơn về trường tiểu
học
(Hình ảnh 11: Cho trẻ tham quan trường tiểu học)
- Dạy trẻ tìm hiểu về cơng việc của người bán hàng: Tôi tổ chức cho trẻ đi
chợ, để trẻ được tham gia vào hoạt động trải nghiệm giữa người bán hàng và
người mua hàng, cho trẻ trò chuyện với bác bán hàng, đồng thời rèn cho trẻ
kỹ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp


9

(Hình ảnh 12: Trẻ được đi chợ cùng cơ, được trò chuyện với bác bán hàng)
VD3: Dạy trẻ về chủ đề Quê hương, đất nước
- Tôi chủ động đề xuất với nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan một
số di tích lịch sử bảo tàng đồng quê xã Giao Thịnh tham gia và trò chuyện
với trẻ giúp trẻ trải nghiệm và hiểu được những thứ đã gắn bó với đời sống
sinh hoạt của người nông dân Bắc Bộ lạ, những dụng cụ lao động ,những hình
ảnh quen thuộc gắn bó
( Hình ảnh 13: Bảo tàng đồng q xã Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định)
VD4: Tham gia các Hội thi, hội diễn
Ban giám hiệu nhà trường và tôi chủ động gặp gỡ, mời các cán bộ Hội
phụ nữ, đoàn thanh niên, phụ huynh tham gia như Hội thi làm đồ dùng đồ
chơi, Hội thi “Bé kể chuyện hát hay ”, Hội thi ”Kịch bản rối ”…
(Hình ảnh 14: Hội thi bé kể chuyện ,hát hay)
Với các chủ đề và các lĩnh vực giáo dục khác tôi cũng lên kế hoạch và
nội dung cụ thể, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều
kiện giúp đỡ để sắp xếp thời gian, phương tiện và mọi điều kiện để tôi tổ chức
các hoạt động giáo dục dựa vào sự chung tay giúp sức của phụ huynh, xã hội
và cộng đồng.
2.3 Biện pháp 3: Xây dựng hình thức, nội dung tuyên truyền tới cộng

đồng xã hội
- Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường về công tác tuyên truyền tới các
bậc phụ huynh, tới cộng đồng, xã hội về cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường mầm non, tơi xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền cụ thể dưới
các hình thức:
* Tuyên truyền qua tranh ảnh, bảng tuyên truyền, sản phẩm của trẻ…
+ Xây dựng bảng tuyên truyền của lớp với nội dung và hình thức đa dạng
phong phú như: Tuyên truyền nội dung các bài học trong tháng ở các lĩnh vực
và các mơn học như: LQ với tốn, LQ với chữ cái, khám phá khoa hoc, khám
phá xã hội, LQ với tác phẩm văn học….tuyên truyền về các góc chơi,….
+ Tuyên tuyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ theo giai đoạn,
theo mùa, một số thức ăn phù hợp, giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh
an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường
gặp….
+ Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp.
+ Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cơ và cháu tự làm như: vẽ, nặn,
cắt..
Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề, theo tháng nên


10

gây
được sự chú ý và để cha mẹ trẻ nắm bắt được nhiều thông tin mới.
Thống nhất với các cha mẹ trẻ của nhóm lớp về nội quy, nề nếp, và quy
định chung của lớp
* Tuyên truyền qua thông tin đại chúng, qua sổ liên lạc điện tử, qua kết nối
mạng internet
- Tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh của xã, qua loa phát thanh
của nhà trường, tuyên truyền nội dung giáo dục của Bộ giáo dục mầm non,

nội dung của Bộ y tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, Cho cha mẹ trẻ
xem một số hoạt động giáo dục của cô và trẻ hàng ngày qua kết nối mạng,
VD: Tuyên truyền toàn dân đưa con đến trường nhân ngày khai giảng
Ngày tết trung thu thì đưa tin về lễ hội trung thu mà nhà trường đã tổ chức
cho các cháu tại trường; bài viết về các hội thi của trường trong năm học; bài
viết về cách phòng chống bệnh chân tay miệng…. Tuyên truyền qua Hội thi
để họ hiểu hơn về các hoạt động học và chơi, hoạt động chăm sóc,ni dưỡng
của lớp, nhà trường.
* Tuyên truyền trực tiếp
Gặp gỡ trao đổi, đàm thoại trực tiếp với cha mẹ trẻ với các đoàn thể và
cộng đồng xã hội về mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, về sự, hỗ
trợ, giúp đỡ của cộng đồng về vật chất cũng như sự tham gia, kết hợp với lớp
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.
2.4 Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,
tạo niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh, cộng đồng và xã hội
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để giáo viên và
nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng
nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và
phát triển tốt thì mới nâng cao được vị thế của giáo viên và nhà trường trong
xã hội.
Nhân thức được điều đó,bản thân tơi ln xác định, ngồi lịng nhiệt
huyết u nghề mến trẻ, thì cần phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững
vàng, có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới tích cực,
Do đó tơi tích cực học hỏi và tham khảo, nghiên cứu tài liệu, để nâng cao
nghiệp vụ chun mơn, tìm tịi những giải pháp thích hợp nhất để dạy trẻ,
nâng cao chất lượng trên trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
Tôi đặc biệt chú trọng từ việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động
bên trong và bên ngồi lớp học, tạo mọi khơng gian hợp lý để cho trẻ phát
huy khả năng sáng tạo, Thường xuyên đổi mới các hình thức tổ chức hoạt



11

động, cách truyền đạt kiến thức cho trẻ nhẹ nhàng linh hoạt, khơng gị ép trẻ,
mà tơn trọng nhu cầu hứng thú của trẻ, lựa chọn thời điểm và hình thức cung
cấp kiến thức cho trẻ khiến trẻ thấy thoải mái và vui vẻ, hứng thú tích cực
tham gia vào hoạt động.
Tơi ln duy trì tốt mối quan hệ với cha mẹ trẻ và cộng đồng, tăng
cường các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, động viên khích lệ họ chủ
động tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và chính khóa, phát huy
hết khả năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trên trẻ, để tạo niềm tin tưởng và uy tín với phụ huynh,
cộng đồng và xã hội. Tôi xây dựng kế hoạch mỗi tháng tổ chức 2 hoạt động
có sự tham gia của cộng đồng, với đầy đủ các lĩnh vực phát triển:
VD: Dạy trẻ tiết kể chuyện ”Sự tích cây khoai lang”: tơi cho mời sự tham
gia của một bác nông dân,kể chuyện cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ cách trồng
khoai lang….
VD: Dạy trẻ tìm hiểu nghề Bác sĩ: Tôi mời nhân viên y tế tham dự và giới
thiệu về nghề của mình….
Áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy hiệu quả giờ học rất cao, trẻ hứng
thú, tích cực tham gia vào hoạt động, một cách thích thú, mới lạ, Đồng thời
tơn vinh vai trị của cộng đồng trong cơng tác chăm sóc giáo dục, khiến họ
thấy rất vui và sẵn sàng ủng hộ giúp đỡ các phong trào của nhà trường, và tạo
được niểm tin của cộng đồng trong bậc học giáo dục mầm non.
2.5 Biện pháp5: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch
Sau mỗi hoạt động có sự tham gia của cộng đồng, tơi đều ghi chép đầy
đủ các tiến trình hoạt động cũng như tinh thần hợp tác của cộng đồng và kết
quả, sự hứng thú của trẻ
- Tôi thường quan tâm đến việc đánh giá sau mỗi hoạt động:
+ Các nội dung giáo dục đã thực hiện như thế nào?

+ Thời gian tổ chức các hoạt động đã đảm bảo chưa?
+ Nội dung nào chưa được thực hiện trong kế hoạch?
+ Những khó khăn vướng mắc khi tổ chức hoạt động?
+ Các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng đã đạt được mục tiêu đề ra
chưa?
+ Chất lượng và kết quả các hoạt động như thế nào?
+ Kết quả trên trẻ ( về kiến thức, kỹ năng, thái độ)?
+ Kết quả về phía cộng đồng ( năng lực tổ chức, hiểu biết về kỹ năng chăm
sóc, giáo dục trẻ)


12

+ Kết quả giáo viên và nhà trường thu được ( năng lực tổ chức hoạt động, chi
phí tổ chức)
+ Cần điều chỉnh, thay đổi nội dung nào?
Tiếp theo tôi tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm, thống nhất một số biện
pháp giáo dục trẻ. Hướng cho cộng đồng đề cao vai trò giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm của mọi hoạt động, bổ sung và ghi nhận những điểm tích cực và
hạn chế trong q trình tổ chức hoạt động, đánh giá nhận thức và việc lĩnh hội
kiến thức của trẻ, từ đó tơi tiếp tục củng cố và điều chỉnh kế hoạch cho phù
hợp với từng hoạt động, và phù hợp với từng thành viên trong cộng đồng,
nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ dựa và
cộng đồng.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
1. Hiệu quả kinh tế:
- Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục mầm non dựa vào cộng
đồng,đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tơi đã tiết kiệm được rất nhiều
chi phí cho các hoạt động giáo dục. Tổng gái trị làm lợi cho đơn vị lên trên
60.000.000 đồng/năm

- Lớp tôi đã được nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ trẻ và cộng
đồng về vật chất như: Điều hòa ,thảm trải nhà, bình nóng lạnh, bình ủ nước,
cho trẻ sử dụng về mùa đông và một sô thiết bị đồ dùng, đồ chơi.Tổng giá trị
làm lợi cho đơn vị 15.000.000 đồng/năm
2. Hiệu quả về mặt xã hội:
a. Giá trị làm lợi cho môi trường
Làm tốt công tác phối hợp với cộng đồng trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ, lớp tơi đã có được góc thiên nhiên với đa dạng các loại cây hoa, cây
cảnh do cha mẹ trẻ và các đồn thể tặng, mơi trường của lớp Xanh- SạchĐẹp, phù hợp với đặc điểm của trường mầm non
b. Giá trị làm lợi an tồn lao động
Trong suốt q trình thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục dựa vào
cộng đồng, các hoạt động chính khóa, ngoại khóa và các buổi hoạt động trải
nghiệm của trẻ có sự tham gia của cộng đồng đều diễn ra an toàn và hiệu quả
c. Gía trị làm lợi khác
Áp dụng mơ hình sáng kiến trên ngoài việc làm lợi về kinh tế, làm lợi
cho mơi trường, đảm an tồn khi thực hiện, tiết kiệm về thời gian, thì việc áp
dụng những biện pháp trên còn giúp mối quan hệ giữa cộng đồng và nhà
trường thân thiện hơn, nhà trường khảng định được vai trò và vị thế của giáo


13

dục mầm non trong xã hội, cộng đồng, xã hội đặt niềm tin tưởng vào chất
lượng giáo dục của nhà trường, cơng tác xã hội hóa thn lợi hơn.
Giáo viên say sưa trong công việc tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ, phát huy khả năng sáng tạo trong công tác phối hợp
với cộng đồng thực hiện tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
d. Kết quả đạt được :
- Áp dụng những biện pháp trong công tác tổ chức các hoạt động giáo
dục dựa vào cộng, năm học 2020 – 2021, lớp tôi đã được nhà trường đánh giá

và xếp loại xuất sắc về chất lượng giáo dục, hội thi, hội diễn và các cơng tác
khác, nhờ có sự phối hợp hiệu quả giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và
cộng đồng:
- Số cha mẹ trẻ tham gia các hoạt động giáo dục của lớp : 85%
- Số buổi cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia vào hoạt động học chính khóa
và ngoại khóa là: 9 buổi/năm.
- Số lần hoạt động trải nghiệm thực tế có sự tham gia của cộng đồng là: 9
lần/năm
- Chất lượng các lĩnh vực giáo dục đạt: 90%
- Chất lượng kỹ năng sống của trẻ đạt: 90%
- Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động, các
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự bảo vệ bản thân…của trẻ được
hoàn thiện hơn, trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, yêu quê hương đất nước,
yêu quý người lao động, biết trân trọng các sản phẩm của các nghề, biết phân
biệt được hành vi đúng, hành vi sai trong việc bảo vệ môi trường, thực hành
tiết kiệm hàng ngày, trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy được
khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng về sự vật và thế giới xung quanh trẻ
- Giáo viên có kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào
cộng đồng, các mối quan hệ được mở rộng, biết xây dựng nội dung tuyên
truyền và giáo dục dựa vào cộng đồng, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm được nâng lên, cơng tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả.
Trong quá trình vận dụng những biện pháp trên vào thực tiễn, tôi nhận
thấy:
- Các hoạt động giáo dục mầm non được tổ chức theo quan điểm dựa vào
cộng đồng đều phải nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển mầm non và
mục đích của các hoạt động giáo dục cụ thể.
- Đảm bảo lợi ích chung giữa cộng đồng và nhà trường, các hoạt động
giáo dục cho trẻ mầm non không chỉ thực hiện các mục tiêu phát triển giáo
dục của trẻ mà còn cung cấp và mở rộng cơ hội để cộng đồng học tập, trao đổi



14

kiến thức, kinh nghiệm và nâng cao hiểu biết về cơng tác chăm sóc, giáo dục
trẻ lứa tuổi mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
toàn diện cũng như chất lượng cuộc sống của người dân ở địa phương.
- Nội dung giáo dục trẻ xuất phát từ cộng đồng địa phương: nội dung giáo
dục trẻ cần gần gũi với đời sống, đặc điểm của cộng đồng, lựa chọn nội dung
phù hợp với chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo quy
định.
- Cần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia phát huy năng lực tổ
chức hoạt động sáng tạo của họ, trên tinh thần hợp tác, đồng thuận ý kiến giưã
các bên về nội dung, phương pháp, hình thức, địa điểm, thời gian, kinh phí,
nguồn lực cần hỗ trợ, đóng góp, Tránh sự áp đặt một chiều từ phía nhà trường
đối với cộng đồng khiến họ bị động và chỉ tham gia với tính chất chiếu lệ.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Xuất phát từ thực tế và qua tham khảo tài liệu, tôi đã tự nghiên cứu sáng
kiến, không sao chép bản quyền của người khác.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong việc Tổ chức các hoạt
động giáo dục mầm non dựa vào cộng động. Rất mong nhận được sự góp ý,
nhận xét, đánh giá của Hội đồng và các đồng chí, đồng nghiệp, để tơi có được
những kinh nghiệm q báu giúp cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày
càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
( Ký ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Xuân



15

CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
( xác nhận )

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….....................
......................................................................................................................

( Ký tên, đóng dấu )

XÁC NHẬN CỦA PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….....................
.............................................................................................................................


16

PHỤ LỤC
Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế:
Hình ảnh 1:Ban giám hiệu cùng cha mẹ trẻ đến chung vui với lớp ngày sinh

nhật các bé (Trang 4)


17

Hình ảnh 2: Huy động cha mẹ trẻ ủng hộ các đồ dùng cần thiết cho trẻ , và
một số đồ dùng cần thiết cho lớp (Trang 4)


18

Hình ảnh 3: Cha mẹ trẻ tặng quà cho các bé (Trang 4)

Hình ảnh 4: Cha mẹ trẻ tham gia các hoạt động bufe cùng bé (Trang4)


19

Hình ảnh 5: Cán bộ y tế trị chuyện và kiểm tra sức khỏe cho trẻ (Trang 5)


20

Hình ảnh 6: Cán bộ đồn, đồn viên tham gia chơi cùng trẻ (Trang 5)



×