Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Thuận, 2022.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN THANH

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN THANH

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nhân tố tác đợng đến tăng trưởng tín dụng của
các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” là bài nghiên cứu của chính
tơi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Trung.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, trong luận văn cịn
sử dụng mợt số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác và đều có
chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2022

Nguyễn Xuân Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em chân thành cảm ơn Quý Thầy Cơ trường Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức trong thời

gian học tại trường. Những kiến thức là nền tảng cơ bản để em hoàn thành luận văn
này và giúp ích rất nhiều cho cơng việc của em sau này.
Em xin đặc biệt cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Đức Trung, giảng viên hướng
dẫn em thực hiện luận văn. Thầy là người đã định hướng và hướng dẫn rất nhiệt tình
cho em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em kính chúc Thầy PGS.TS. Nguyễn Đức Trung và Quý Thầy Cơ trường Đại
học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc cùng
gia đình!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2022

Nguyễn Xuân Thanh


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tiêu đề
Nhân tố tác đợng đến tăng trưởng tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận
2. Tóm tắt
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung cấp
dịch vụ ngân hàng do các tổ chức, cá nhân, hợ gia đình tự nguyện góp vốn để hoạt
đợng ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu
chủ yếu là tương trợ nhau để cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh đặc
biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển kinh tế tại khu vực nông thơn. Tại
tỉnh Bình Thuận hiện có 25 QTDND, nhìn chung hoạt đợng tín dụng của các QTDND
có tăng trưởng qua các năm nhưng riêng mỗi Quỹ thì dư nợ cho vay tăng trưởng
không đồng đều mặt dù đa phần (23/25 Quỹ) đều hoạt động ở địa bàn nông thôn.
Do vậy, mục đích của nghiên cứu này là xem xét các nhân tố và mức độ tác
động của chúng đến tăng trưởng tín dụng của các Quỹ trên địa bàn tỉnh. Phương pháp

nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân tích định lượng
với cấu trúc dữ liệu bảng. Mẫu được chọn để nghiên cứu gồm 19 QTDND hiện đang
hoạt đợng tại tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn từ năm 2010-2020. Các dữ liệu vĩ mô
được tổng hợp từ Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận và Cục Thống kê Việt Nam. Tác
giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua mô hình bình phương bé
nhất gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu
nhiên (REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nội tỉnh, tỷ lệ
lạm phát, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng vốn huy đợng có
tác đợng tích cực đến tốc đợ tăng trưởng tín dụng; các nhân tố tỷ lệ nợ xấu, quy mơ
QTDND, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có tác đợng ngược chiều đến tốc đợ tăng trưởng
tín dụng. Dựa trên kết quả, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách để phát triển
tín dụng cho các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.
3. Từ khóa: Quỹ tín dụng nhân dân, tăng trưởng tín dụng, phát triển tín dụng


iv

ABSTRACT
1. Title
Factors affecting credit growth of People's Credit Funds in Binh Thuan
province
2. Abstract
People's credit fund (Funds) is an organization doing money business and
providing banking services with voluntary capital contributions from organizations,
individuals and households for banking operations in accordance with the Law on
Credit Institutions and Credit Institutions. The Law on Cooperatives mainly aims at
mutual assistance to improve living standards, develop production and business,
especially in the field of agriculture and economic development in rural areas. In
Binh Thuan province, there are currently 25 People's Credit Funds, in general credit
activities of People's Credit Funds have grown over the years, but each Fund's loan

balance has grown unevenly, although most of them (23/25 Funds) are active in rural
areas. Therefore, the purpose of this study is to examine the factors and their impact
on credit growth of funds in the province. The main research method used in this
study is the quantitative analysis method with panel data structure. The sample
selected for the study includes 19 Funds currently operating in Binh Thuan province
in the period from 2010-2020. The macro data is compiled from the Binh Thuan
Provincial Statistics Office and the Vietnam Bureau of Statistics. The author uses the
panel data regression method through pooled least squares model (Pooled OLS),
fixed effects model (FEM) and random effects model (REM). The research results
show that the provincial economic growth rate, the inflation rate, the rate of return
on equity, the growth rate of mobilized capital have a positive impact on the credit
growth rate; the factors of bad debt ratio, size of Funds, rate of profit margin have
negative impact on credit growth rate. Based on the results, the study provides some
policy implications for credit development for Funds in Binh Thuan province in the
coming time.
3. Keywords: People's credit fund, credit growth, credit development


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................ x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................... 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
1.5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 4
1.6. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TĂNG
TRƯỞNG TÍN DỤNG ........................................................................................ 6
2.1. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ............ 6
2.1.1. Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân .................................................. 6
2.1.2. Tính chất và mục tiêu hoạt đợng của Quỹ tín dụng nhân dân ............. 6
2.1.3. Mơ hình tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân....................................... 7
2.1.4. Các hoạt động cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân ............................ 10
2.1.4.1. Huy đợng vốn ................................................................................... 10
2.1.4.2. Cho vay ............................................................................................ 11
2.1.4.3. Hoạt đợng thanh tốn ....................................................................... 11
2.1.4.4. Hoạt động khác ................................................................................ 12


vi

2.2. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng .................................................. 12
2.2.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng ngân hàng ......................................... 12
2.2.2. Khái niệm về tăng trưởng tín dụng ngân hàng ................................... 13
2.2.3. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng .............................................. 15
2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ..................................... 15
2.3.1. Các nhân tố vĩ mơ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng .................... 15
2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế .......................................................................... 15

2.3.1.2. Lạm phát........................................................................................... 16
2.3.2. Các nhân tố nợi tại ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ................... 17
2.3.2.1. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu ................................................... 17
2.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động .................................................... 18
2.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu...................................................................................... 19
2.3.2.4. Quy mô Quỹ tín dụng nhân dân ....................................................... 20
2.3.2.5. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ............................................................... 21
2.3.2.6. Tốc độ tăng trưởng thành viên ......................................................... 22
2.3.2.7. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ............................................................... 23
2.4. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu liên quan ..................................... 25
2.4.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ............................................... 25
2.4.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ............................................... 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 35
3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................. 35
3.1.1. Thống kê mơ tả dữ liệu ....................................................................... 35
3.1.2. Phân tích ma trận tương quan ............................................................. 35
3.1.3. Phân tích hồi quy ................................................................................ 35
3.1.4. Kiểm định các trường hợp khút tật của mơ hình do vi phạm các giả
định................................................................................................................ 36
3.2. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 38


vii

3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 41
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 44
4.1. Thực trạng hoạt động của các QTDND tại Bình Thuận (2010 - 2020) . 44
4.2. Phân tích thống kê mơ tả ........................................................................... 48
4.3. Kiểm định sự tương quan các biến trong mơ hình và đa cộng tuyến. .. 50

4.3.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson .......... 50
4.3.2 Kiểm định đa cợng tún trong mơ hình ............................................. 52
4.4. Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled OLS và mơ hình dữ liệu bảng FEM
............................................................................................................................. 53
4.5. Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled OLS và mơ hình dữ liệu bảng REM
............................................................................................................................. 54
4.6. Kiểm định lựa chọn mơ hình FEM và mơ hình REM ............................ 54
4.7. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng Greene (2000) ..................................................................................................... 55
4.8. Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng–
Wooldridge (2002) và Drukker (2003) ............................................................ 56
4.9. Ước lượng tác động ngẫu nhiên FGLS..................................................... 57
4.10. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................. 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 62
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 62
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................ 63
5.2.1. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân .................................................... 63
5.2.2. Đối với các cấp quản lý nhà nước....................................................... 67
5.2.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Thuận ....... 67
5.2.2.2. Đối với chính quyền địa phương................................................... 68
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. xi
PHỤ LỤC .......................................................................................................... xiv


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
TỪ


NGHĨA TIẾNG VIỆT

VIẾT TẮT
QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại

TIẾNG ANH
TỪ
VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

ROE

Return on Equity


Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương nhỏ nhất thông thường

Plooed OLS

Plooed Ordinary Least
Squares

Bình phương nhỏ nhất thông thường
gộp

FEM

Fixed Effect Model

Mơ hình ảnh hưởng cố định

REM


Random Effect Model

Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

FGLS

Feasible Ordinary Least
Squares

Bình thương nhỏ nhất tổng quát khả thi


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ........................................................... 31
Bảng 3.1. Mô tả các biến độc lập và phụ tḥc của mơ hình................................... 39
Bảng 4.1. Số liệu hoạt động của các QTDND ......................................................... 44
Bảng 4.2. Thống kê mơ tả giữa các biến trong mơ hình .......................................... 48
Bảng 4.3. Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến............................. 51
Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra đa cợng tún với nhân tử phóng đại phương sai ........ 52
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định F-test .......................................................................... 53
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian test ............................ 54
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Hausman .................................................................... 55
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Modified Wald .......................................................... 55
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Wooldridge ................................................................ 56
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng FGLS ....................................................................... 57



x

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của QTDND .............................................. 10
Biểu đồ 4.1. Tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng của các QTDND
từ năm 2010 đến 2020 .............................................................................................. 45
Biểu đồ 4.2. Tổng vốn huy động, dư nợ và dư nợ ngắn hạn của các QTDND từ năm
2010 đến 2020 .......................................................................................................... 46
Biểu đồ 4.3. Lợi nhuận kinh doanh qua các năm ..................................................... 47


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 27/7/1993, Thủ ướng Chính phủ ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg
về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND. Trong gần 30 năm kể từ khi hình thành
và phát triển đến nay, hệ thống QTDND được đánh giá là một trong những mơ hình
hoạt đợng ổn định và có hiệu quả nhất trong các loại hình hợp tác xã, từng bước
khẳng định vị thế của mơ hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực tiền tệ - tín
dụng.
Bình Thuận là tỉnh có số lượng QTDND hoạt đợng tương đối nhiều (25 Quỹ)
và hầu hết các QTDND đều hoạt động ở vùng nông thôn (23/25 Quỹ). Hoạt động của
các QTDND tại tỉnh Bình Thuận đã khai thác được nguồn vốn tại chỗ góp phần đáp
ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các thành
viên, thực hiện mực tiêu xóa đói, giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nơng
thơn. Những kết quả đạt được trong q trình hoạt động đã khẳng định chủ trương
đúng đắn về phát triển mơ hình QTDND tại Bình Thuận. Tuy nhiên, do hầu hết các
QTDND tại Bình Thuận có quy mơ nhỏ, hoạt động trên phạm vi hẹp từ 01 đến 03
xã, phường, thị trấn nên việc phát triển dư nợ tín dụng gặp nhiều hạn chế.

Tăng trưởng tín dụng là mợt trong những chỉ tiêu kinh tế phản ảnh sức khỏe
của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Ngồi ra
tăng trưởng tín dụng cịn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt đợng của các tổ chức
tín dụng. Vì vậy, chủ đề về tăng trưởng tín dụng được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm trong những năm gần đây. Phần lớn các nhà nghiên cứu thực nghiệm liên quan
đến chủ đề này tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng
của các NHTM như Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến (2020), Lê Tấn Phước
(2016), Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải
(2014), Nguyễn Thùy Dương, Trần Hải Yến (2011), Nguyễn Văn Thép, Nguyễn Thị
Bích Phượng (2016), Phạm Xuân Quỳnh (2017), Aydin, B (2008), Guo, Stepanyan
(2011), Hussain, Junaid (2012), Sharma và Gounder (2012)…, còn chủ đề về tăng
trưởng tín dụng của các QTDND rất ít, hiện nay tác giả chỉ kiếm được nghiên cứu


2

của tác giả Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Thép (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, cịn cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng của các QTDND tại Bình
Thuận đến hiện tại vẫn chưa có.
Các QTDND tại Bình Thuận là cũng loại hình TCTD nhưng khơng có được
mợt số hoạt đợng lợi thế như NHTM ví như tham gia thị trường vốn, thị trường liên
ngân hàng, được NHNN cho vay tái cấp vốn. Đối với người dân ở khu vực nông
thôn, bằng phương thức huy đợng từ những món nhỏ lẻ với phương châm gửi vào
thuận tiện lấy ra dễ dàng, các QTDND tại tỉnh Bình Thuận có vai trị rất lớn trong
việc khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm và nuôi dưỡng ý thức tiết kiệm trong
dân nhân. Do tính chất đặc thù như vậy nên tác giả lựa chọn đề tài: “Nhân tố tác
động đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
Kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra thêm bằng chứng thực nghiệm về tăng trưởng
tín dụng của các QTDND tại tỉnh Bình Thuận, bên cạnh đó cịn giúp cho các nhà

quản trị điều hành của các QTDND, các nhà hoạch định chính sách (Ngân hàng Nhà
Nước tỉnh Bình Thuận, chính quyền địa phương) cân nhắc, xem xét trong việc quản
lý, điều hành các QTDND vừa đáp ứng yêu cầu về tăng trưởng tín dụng vừa hạn chế
được các rủi ro trong quá trình hoạt đợng, để các QTDND hoạt đợng an tồn và bền
vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các
QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất các khuyết nghị nhằm
thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.


3

- Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2010 – 2020.
- Đề xuất hàm ý chính sách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các QTDND
tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên những mục tiêu vừa được đề cập ở trên, luận văn xác định các câu
hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
Thứ hai, mức đợ và chiều hướng tác đợng của các nhân tố này đến tăng
trưởng tín dụng của các QTDND như thế nào?
Thứ ba, đề xuất các hàm ý chính sách nào từ kết quả nghiên cứu trên để bảo

đảm tốc đợ tăng trưởng tín dụng của các QTDND theo hướng an toàn và bền vững
trong thời gian tới?
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
tín dụng tại các QTDND tỉnh Bình Thuận. Cụ thể, tác giả sẽ tập trung vào xem xét
02 yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (bao gồm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa bàn,
tỷ lệ lạm phát) và 07 nhân tố nội tại của các QTDND (bao gồm tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, quy mô QTDND, tỷ
lệ thu nhập lãi cận biên, tốc độ tăng trưởng thành viên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu).
- Phạm vi nghiên cứu: là 19/25 QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, thời
gian từ năm 2010 đến năm 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, các báo cáo
tình hình hoạt đợng thường niên của các QTDND, các dữ liệu từ Cục thống kê tỉnh
Bình Thuận, Cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020. Do đó,
dữ liệu nghiên cứu sẽ có dạng dữ liệu bảng.


4

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp định lượng. Trong quá trình phân tích định lượng, tác giả thực hiện các
phương pháp phân tích số liệu như sau:
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp
so sánh và phương pháp đối chiếu số liệu, từ đó đưa ra các nhận định ban đầu.
- Phương pháp hồi quy: Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp
OLS gộp (Pooled OLS), FEM, REM. Từ 03 mô hình trên, lựa chọn mơ hình hồi quy
phù hợp nhất đối với trường hợp mẫu dữ liệu. Sau đó, tác giả thực hiện ước lượng
FGLS để khắc phục khuyết tật của mơ hình hồi quy bao gồm hiện tượng tự tương
quan và phương sai sai số thay đổi. Từ các số liệu thu thập trên phần mềm excel, tác

giả sử dụng phần mềm Stata 14 để hồi quy mơ hình nghiên cứu.
1.5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần thông tin về thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận đã trải qua trong giai đoạn từ năm 2010-2020. Kết quả nghiên
cứu của luận văn sẽ xác định được tăng trưởng tín dụng của các QTDND trong giai
đoạn này thật sự có bị tác đợng bởi nhân tố vĩ mô, nội tại nào và mức độ cũng như
chiều hướng tác động của những nhân tố đó.
Từ đó, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị đối với NHNN, ở cấp đợ quản lý
có thể có giải pháp nào giúp các QTDND hoạt động tốt hơn, hạn chế được các rủi ro;
đối với QTDND có thể tham khảo các giải pháp, đề ra kế hoạch kinh doanh thích
ứng với tình hình kinh tế xã hợi hiện thời để hoạt đợng an tồn và hiệu quả.
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 05 chương, gồm:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương này nêu lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về tăng trưởng tín dụng


5

Trình bày tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng, tăng trưởng tín dụng, các nghiên
cứu trong và ngoài nước trước đây về tăng trưởng tín dụng, khái quát về tổ chức và
thực trạng hoạt động của các QTDND tại tỉnh Bình Thuận hiện nay.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Từ việc xác định các nhân tố nội tại của các QTDND và vĩ mơ của nền kinh
tế có tác đợng đến tăng trưởng tín dụng trong chương 2, luận văn sẽ đưa ra quy trình
thực hiện nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu. Cụ thể, tác giả sẽ xác định
các giả thuyết nghiên cứu; cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu; xây dựng mơ

hình nghiên cứu định lượng (với các biến số trong mơ hình); cách xác định, đo lường
các biến số nghiên cứu định lượng; tổng quan các phương pháp nghiên cứu sẽ sử
dụng trong luận văn.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày các kết quả phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương
quan, phân tích hồi quy cùng với kết quả kiểm định các giải thiết của mơ hình và
trình bày phần thảo luận về kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
Chương này nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình phân tích đồng thời đưa ra
các khuyến nghị dựa trên các kết luận đã nêu. Trong chương cũng nêu lên hạn chế
của luận văn trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

LÝ THUYẾT VÀ THỰC

NGHIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
2.1. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
2.1.1. Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hợi nước Cợng
hồ xã hợi chủ nghĩa Việt Nam khố XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 16/06/2010
thì khái niệm QTDND được diễn đạt như sau: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín
dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức
hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển
sản xuất, kinh doanh và đời sống”.
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo

nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện
mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa
bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nhà nước nhằm mục tiêu
chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Phạm vi của một QTDND thường là địa
bàn của một xã, một phường ở nông thôn, do các thành viên là cá nhân hoặc hộ gia
đình tự nguyện góp vốn. Có thể nói QTDND cũng như một ngân hàng, huy động vốn
tại chỗ và cho vay các thành viên hoặc người nghèo không phải là thành viên cư trú
trên địa bàn hoạt đợng.
2.1.2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt đợng theo ngun tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành
viên thực hiện có hiệu quả các hoạt đợng sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện


7

đời sống (NHNN, 2015). Hoạt đợng của Quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp
chi phí và có tích lũy để phát triển.
2.1.3. Mơ hình tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân
Mơ hình tổ chức của hệ thống QTDND được hình thành 2 cấp, mạng lưới
QTDND trung ương được mở rợng, có khả năng tiếp cận nhanh chóng hơn với
QTDND để tăng cường chức năng điều hịa vốn nội bộ, hỗ trợ, phục vụ thành viên.
Để đáp ứng được các yêu cầu thực tế, QTDND trung ương đã chuyển đổi thành Ngân
hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-op Bank) từ ngày 24/6/2013. Mục tiêu tổng quát là
đưa hệ thống Co-op Bank và các QTDND trở thành một bợ phận quan trọng trong
hệ thống các TCTD nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp

đỡ lẫn nhau cho các nhu cầu về vốn cho SXKD nhằm phát triển sản xuất kinh doanh,
nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống của các thành viên.
Mơ hình tổ chức QTDND bao gồm:
- Thành viên của QTDND: QTDND hoạt đợng trên địa bàn liên xã phải có tối
thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị, không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
Thành viên được góp vốn theo quy định của Điều lệ, tối thiểu là 300.000 đồng, tối
đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ tại thời điểm góp vốn.
Thành viên của QTDND bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều
kiện theo quy định tại Thơng tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 và tán thành
Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập QTDND. Quyền của thành viên: Tham
dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, tham dự các cuộc họp
thành viên và biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
Ứng cử, đề cử người vào Hợi đồng quản trị, Ban kiểm sốt và các chức danh được
bầu khác theo quy định tại Điều lệ của QTDND; Được gửi tiền, vay vốn, chia lãi
theo vốn góp và mức đợ sử dụng dịch vụ của QTDND; Được hưởng các phúc lợi xã
hội chung của QTDND; Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt
động của QTDND; Kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của QTDND và
yêu cầu được trả lời; u cầu Hợi đồng quản trị, Ban kiểm sốt triệu tập Đại hội thành


8

viên bất thường để giải quyết những vấn đề cấp thiết; Chuyển nhượng vốn góp và
các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và
Điều lệ của QTDND; Xin ra khỏi QTDND theo quy định tại Điều lệ của QTDND;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của QTDND. Nghĩa vụ của
thành viên: Thực hiện Điều lệ của QTDND và các nghị qút của Đại hợi thành viên;
Góp vốn theo quy định tại Điều lệ của QTDND và quy định của pháp luật có liên
quan; Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát
triển của QTDND; Cùng chịu trách nhiệm về các khoản rủi ro, thua lỗ trong hoạt

động của QTDND trong phạm vi vốn góp của mình; Hồn trả vốn và lãi tiền vay của
QTDND theo cam kết; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho QTDND.
- Đại hợi thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của QTDND.
Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề như: Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trong năm, báo cáo công khai tài chính, kế toán, dự kiến phân phối
lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ nếu có; báo cáo hoạt đợng của Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát; Phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới; Tăng, giảm vốn điều
lệ; mức vốn góp của thành viên; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên
khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm sốt;
Thơng qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi QTDND theo
đề nghị của Hội đồng quản trị; quyết định khai trừ thành viên; Chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập, giải thể đối với QTDND; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Những vấn đề khác do
Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt hoặc có ít nhất mợt phần ba tổng số thành viên đề
nghị.
- Hội đồng Quản trị: Do Đại hội thành viên trực tiếp bầu ra để thay mặt thành
viên quản trị QTDND. Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là người đại diện theo
pháp luật của QTDND. Chủ tịch HĐQT là người lập chương trình, kế hoạch hoạt
đợng của HĐQT; Chủ tịch HĐQT có quyền triệu tập và chủ trì các c̣c họp của
HĐQT, phân công và theo dõi các thành viên HĐQT thực hiện Nghị qút Đại hợi
thành viên. HĐQT có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá công việc điều hành của Ban
điều hành QTDND. Số lượng thành viên HĐQT do Đại hội thành viên quyết định,


9

nhưng không ít hơn 03 (ba) thành viên; Nhiệm kỳ của HĐQT do Đại hội thành viên
quyết định và được ghi trong Điều lệ, ít nhất là 02 (hai) năm và không quá 05 (năm)
năm.
- Ban kiểm soát: do Đại hội thành viên bầu trực tiếp nhằm thay mặt thành viên
QTDND thực hiện kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của QTDND. Ban kiểm sốt có

khơng ít hơn 03 (ba) thành viên, trong đó phải có ít nhất 01 (mợt) thành viên chuyên
trách. Thành viên của BKS phải là thành viên của QTDND và không được là thành
viên của HĐQT hoặc nhân viên của QTDND để tránh xảy ra tình trạng vị nể, nhằm
đảm bảo việc kiểm tra giám sát mợt cách khách quan. Ban kiểm sốt họp ít nhất mỗi
tháng một lần do Trưởng ban triệu tập và chủ trì. Nợi dung c̣c họp gồm kiểm tra
giám sát việc chấp hành Điều lệ QTDND, Nghị quyết Đại hội thành viên, giám sát
hoạt động của HĐQT, của Ban điều hành QTDND; giám sát việc thực hiện các nhiệm
vụ được quy định theo Pháp luật, có đúng theo tơn chỉ mục đích là tương trợ thành
viên; kiểm tra về hoạt động tài chính, tín dụng, giám sát việc chấp hành chế đợ kế
tốn, phân phối thu nhập, sử dụng các quỹ và tài sản của QTDND.
- Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành
viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc QTDND. Giám đốc là
người điều hành cao nhất, có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của
QTDND. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc: Thực hiện kế hoạch kinh doanh; Tổ chức
thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Kiến nghị với Hội đồng quản trị về
phương án bố trí cơ cấu tổ chức của QTDND; Ký kết các hợp đồng nhân danh
QTDND; Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hợi đồng quản trị; Chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao; và Các quyền, nghĩa vụ khác theo
quy định tại Điều lệ của QTDND.
- Bộ máy điều hành: trực tiếp lãnh đạo điều hành, thực hiện các hoạt động của
QTDND. Bợ máy điều hành gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc; giúp việc cho Bợ máy
điều hành cịn có Kế toán trưởng và các cán bộ nghiệp vụ trong các lĩnh vực kế tốn,
tín dụng, ngân quỹ, hành chính nhân sự, bảo vệ. Giám đốc và Phó Giám đốc QTDND
do HĐQT bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả


10

điều hành công việc hàng ngày của QTDND theo nhiệm vụ quyền hạn được phân
công.


CÁC THÀNH VIÊN
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SỐT

GIÁM ĐỐC

CÁC PHỊNG NGHIỆP VỤ

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của QTDND
2.1.4. Các hoạt động cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân
2.1.4.1. Huy động vốn
Cũng như các NHTM thì QTDND được nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên việc huy
động này chỉ được thực hiện huy động bằng đồng Việt Nam. Thêm một ràng buộc
nữa là tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng
50% tổng mức nhận tiền gửi của QTDND. Bên cạnh đó, khi QTDND thiếu hụt vốn
tạm thời, cần vốn để mở rợng tín dụng hoặc mất khả năng thanh khoản tức thời thì
được phép vay vốn điều hòa theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban
hành theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm duy trì và phát huy cơ chế điều hịa
vốn thì các QTDND khơng được trực tiếp gửi hoặc vay vốn lẫn nhau.
Các QTDND còn được huy động các nguồn như vay vốn của tổ chức tín dụng
khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác; Tiếp nhận vốn ủy thác
cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.


11


2.1.4.2. Cho vay
Hoạt động cho vay của QTND chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các
thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt đợng sản xuất, kinh doanh dịch vụ và
cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Cũng như hoạt đợng
huy đợng vốn thì QTDND chỉ được cho vay cũng bằng đồng Việt Nam đối với đối
với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. QTDND không được
cho vay bảo đảm bằng số góp vốn của thành viên.
Tổng mức cho vay đối với một thành viên là pháp nhân khơng được vượt q
tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại QTDND tại thời điểm quyết
định cho vay và thời hạn cho vay khơng được vượt q thời hạn cịn lại của tiền gửi.
Hoạt động cho vay đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân khơng phải là thành
viên, có tiền gửi tại QTDND trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính QTDND
phát hành. Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số dư của số tiền gửi tại thời
điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay khơng được vượt q thời hạn cịn lại
của số tiền gửi.
QTDND cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên, đăng ký hộ khẩu và
thường trú trên địa bàn hoạt động của QTDND. Hộ nghèo phải nằm trong danh sách
hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay
hợ nghèo thực hiện theo chế đợ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên. Cùng
với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của QTDND
khi mức vay của thành viên này lớn hơn hạn mức cấp tín dụng tối đa mà QTDND
được phép cấp.
2.1.4.3. Hoạt động thanh toán
Để đáp ứng nhu cầu của thành viên và nâng cao năng lực, hiệu quả trong hoạt
động, đa phần các QTDND đều cung cấp dịch vụ thanh toán như chuyển tiền điện tử
trong nước; dịch vụ thu hộ, chi hộ điện, nước, cước viễn thông. Với sự phát triển
công nghệ thông tin như hiện nay, các QTDND ngày càng quan tâm đến việc cung
ứng các dịch vụ này theo công nghệ hiện đại từ những Công ty chuyên cung cấp phần



12

mềm hoạt động cho các QTDND. Hiện tại, các QTDND thực hiện việc thanh toán
bù trừ do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam làm đầu mối tổ chức và vận hành. Thơng
qua đó, các thành viên được đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ
cũng như tăng tính liên kết giữa thành viên và QTDND.
2.1.4.4. Hoạt động khác
Ngồi các hoạt đợng chủ ́u như huy động vốn, cho vay và dịch vụ thanh
toán. QTDND cịn được thực hiện các hoạt đợng sau như:
- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Mở tài khoản thanh toán tại
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản
thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên. Nhận
ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài
sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
- Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
2.2. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng
2.2.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng ngân hàng
Tín dụng (credit) xuất phát từ gốc chữ la tinh Credittum tức là sự tin tưởng,
tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam là quan hệ vay
mượn. Nhìn mợt cách tổng qt, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời mợt
lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử
dụng trên cơ sở phải có sự hồn trả mợt lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
Qua đó ta thấy tín dụng là q trình vận đợng của vốn từ chủ thể này sang chủ
thể khác, sau một thời gian nhất định vận động trở về nơi xuất phát với giá trị lớn
hơn. Thơng qua phân tích q trình vận đợng của vốn tín dụng, bản chất của tín dụng
thể hiện qua ba điểm cơ bản:



13

- Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở của sự tin tưởng,
tín nhiệm.
- Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở hồn trả.
- Tín dụng là sự vận đợng của tư bản cho vay.
Tín dụng ngân hàng là mợt giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao mợt tài sản cho bên nhận tín
dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hồn
trả cả gốc và lãi (Bùi Diệu Anh, 2013).
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) thì tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp
nhận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản bằng tiền, tài sản thực hay uy tín trên
cơ sở tin tưởng khách hàng có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi khi đáo hạn.
Đặc trưng của tín dụng ngân hàng:
- Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ,
tài sản thực hoặc chữ ký.
- Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất ́u, khơng thể loại trừ lẫn nhau.
- Sự hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín
dụng ngân hàng nói riêng.
- Sự hồn trả trong tín dụng ngân hàng là vơ điều kiện.
2.2.2. Khái niệm về tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế, nhà hoạch định chính sách ln có những
chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng khác nhau; các nhà quản trị của các TCTD
trong đó có hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cũng có những định hướng nhất định
đối với hoạt đợng tín dụng của mình. Những chính sách này biểu hiện qua sự thay
đổi lượng cung tiền. Sự thay đổi lượng cung ứng tiền tệ mà các TCTD đưa ra nền
kinh tế được gọi là tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng dương khi
ngân hàng tăng thêm mợt lượng cung ứng tiền tệ đưa vào lưu thông trong nền kinh



×