Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng đến các ngân hàng tại Thành Phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.03 KB, 20 trang )

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. GIỚI THIỆU :
1.1 Sự cần thiết của đề tài :
Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tăng trưởng tín dụng
luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý
và chất lượng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Do
vậy, đánh giá mức độ của các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng là việc
làm cần thiết, giúp các ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng hợp
lý, có tác động hiệu quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các
ngân hàng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Chi nhánh TP
Cần Thơ, trong 7 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành
phố tăng 8,02% so với đầu năm. Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng
(TCTD) trên địa bàn thành phố là 64.200 đồng; vốn huy động đáp ứng 97,57%
tổng dư nợ cho vay (dư nợ cho vay đạt 65.800 tỉ đồng; dư nợ cho vay trung dài
hạn chiếm 40,58% tổng dư nợ cho vay). Theo NHNN chi nhánh TP Cần Thơ,
tháng 7, hầu hết các chương trình tín dụng đều có dư nợ tăng so đầu tháng, các
TCTD đều chú trọng nới rộng tín dụng cho các chương trình tín dụng theo chỉ
đạo của Chính phủ và NHNN. Tuy nhiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ
thống là 18% vì thế để tăng trưởng tín dụng đạt kỳ vọng, đưa dòng vốn đến đúng
địa chỉ và đảm bảo an toàn tín dụng, an toàn hệ thống ngân hàng. Vì những lý do
trên, do đó tôi xin mạnh dạn chọn đề tài " Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng đến các ngân hàng tại Thành Phố Cần Thơ " để làm luận
văn cao học ngành Tài Chính - Ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
1.2.1. Mục tiêu chung :
Nhận biết và đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng đến các
ngân hàng tại thành Phố Cần Thơ.Từ đó đưa ra các gợi ý chính sách giúp cải


thiện việc tăng trưởng Tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn của Thành Phố Cần


Thơ .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể :
-

Đánh giá những tác động của các nhân tố tác động như thế nào tới việc tăng

-

trưởng tín dụng tại các ngân hàng thành phố Cần Thơ.
Xem xét đưa ra các gợi ý chính sách giúp cải thiện việc tăng trưởng Tín dụng phù
hợp với nhu cầu vốn của Thành phố Cần Thơ .
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau :
1.3.1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
Theo nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012),
Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011), các nhóm yếu tố và các biến đã
được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập được áp
dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2 nhóm chính, đó là các biến nội bộ liên
quan đến các ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô.
1.3.2/ Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sử dụng số liệu thứ cấp các bảng chỉ tiêu tài chính như tổng dư nợ tín dụng,
tổng huy động, tổng nợ xấu, Vốn chủ sở hữu , tổng tài sản và các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP, lạm phát trong các báo cáo tài chính của
các ngân hàng và từ Cục Thống Kê Việt Nam để chạy mô hình hồi quy bằng phần
mềm Eview 8.0 mô hịnh cụ thể trong hình như sau :

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng
Tỷ lệ vốn


Tỷ lệ huy động
Tăng Trưởng Tín
dụng

Tỷ lệ nợ xấu


Tỷ lệ thanh khoản

Lãi suất

Quy mô ngân
hàng

Tăng trưởng GDP

Tỷ lệ Lạm Phát

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu :
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng ở thành phố
Cần Thơ.
1.4.1 Phạm vi không gian :
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thông tin thu thập từ các báo cáo Tài chính
của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn thanh phố Cần Thơ và số liệu kinh tế vĩ
mô thì được thu thập từ cục thống kê Việt Nam
1.4.2 Phạm vi thời gian :
Thông tin sử dụng trong tài liệu này là số liệu thu thập được từ năm 2012
đến năm 2016 thông các bản báo cáo tài chính của các ngân hàng trên địa bàn Cần

Thơ và từ Cục Thống kê Việt Nam
1.5 Bố cục đề tài nghiên cứu :
Với vấn đề nêu trên đề tài cấu trúc như sau :
Chương 1 : Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3 : Các phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về tín dụng :
Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ La tinh là
Credo: đó là sự tin tưởng, sự tín nhiệm một người về một vấn đề nào đó. Thuật
ngữ tín dụng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa (nói khác đi là gắn với
hoạt động kinh tế của một quốc gia). Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì


ở đó có tín dụng, và tín dụng luôn là động lực cho các hoạt động kinh tế. Cho tới
nay có nhiều khái niệm về tín dụng:
- Nếu xét trên góc độ chuyển dịch quỹ: Tín dụng là sự chuyển dịch quỹ từ chủ thể
thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm.
- Nếu xét trên góc độ sử dụng vốn: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền
sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một
khoản chi phí nhất định.
- Nếu xét trên quan hệ tài chính: Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
có hoàn trả giữa hai chủ thể.
Như vậy có thể hiểu tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ
kinh tế giữa hai chủ thể, trong đó một bên là bên cho vay sẽ chuyển giao một

lượng giá trị (nhường quyền sử dụng một lượng tiền hay tài sản) cho bên vay (cá
nhân, tổ chức) sử dụng với những ràng buộc nhất định như: thời hạn hoàn trả (cả
gốc lẫn lãi), lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa các NHTM với các công ty, doanh nghiệp
và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng
tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với những khách hàng nói trên
Trong mối quan hệ trên, ngân hàng là trung gian trong việc điều phối từ nơi
thừa tiền sang nơi thiếu tiền, với tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho
vay. Là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền
kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau. Là người cho vay, ngân hàng cấp tín
dụng, chiết khấu các chứng từ có giá, đầu tư, cho thuê tài chính… Chính những
hoạt động này, ngân hàng đã sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả tối đa, góp
phần vào việc phát triển nền kinh tế.
2.1.2. Tăng trưởng tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM
sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín
dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có
nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị
trường.


Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng:
- Tốc độ tăng huy động vốn: phản ánh quy mô và tốc độ huy động của NHTM.
Nếu kỳ sau cao hơn kỳ trước, tốc độ huy động tăng, quy mô hoạt động
mở rộng; ngược lại là giảm tốc độ huy động, quy mô bị thu hẹp.
Tốc độ tăng huy động vốn =(Vốn huy động kỳ này – Vốn huy động kỳ
trước)/Vốn huy động kỳ trước
- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng: phản ánh tốc độ tăng dư nợ của NHTM. Nếu dư
nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước, NHTM đã giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế,
phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế và ngược lại.

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng =(Dư nợ tín dụng kỳ này–Dư nợ tín dụng kỳ
trước)/ Dư nợ tín dụng kỳ trước
- Cơ cấu tín dụng: phản ánh tỷ lệ cấp tín dụng theo đối tượng, kì hạn
hoặc ngành nghề. Cơ cấu tín dụng giúp ngân hàng tính toán được các chỉ tiêu
đảm bảo an toàn về tín dụng, thanh khoản hoặc điều chỉnh hướng cho vay theo
chiến lược phát triển của ngân hàng hay chính sách điều tiết của NHNN.
Tỷ lệ cơ cấu tín dụng = (Dư nợ tín dụng theo đối tượng/kì hạn/ngành
nghề)/Tổng dư nợ tín dụng
Việc tăng trưởng huy động vốn và dư nợ cho vay phải được kiểm soát trong
từng giai đoạn cụ thể, thông qua chính sách tiền tệ đã đề ra. Một sự tăng trưởng
tín dụng quá mức so với yêu cầu của nền kinh tế sẽ là nguy cơ tiềm ẩn đối với
chất lượng tín dụng, làm phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, nợ mất khả năng thu hồi,

2.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của NHTM
2.2.1. Các yếu tốbên trong
2.2.1.1 Tỷ lệ huy động :
Tỷ lệ huy động = Vốn huy Động / Tổng tài sản
Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân
dưới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ
có giá…, tiền vay của NHNN và các NHTM khác. Năng lực huy động vốn của


một NHTM là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu
cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Do vậy năng lực huy động vốn của ngân
hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách
hàng, sự phù hợp giữa các kì hạn huy động vốn với các kì hạn cho vay, từ đó ảnh
hưởng tới tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
2.2.1.2 Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / Tổng dư nợ tín dụng

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu
là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các
ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán
các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày và
khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của chung trong giới tín
dụng chuyên ngành.
Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn
của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền
lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không
đủ thì ngân hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại.
Điều này ảnh hưởng gián tiếp tới khả năng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút
và cung cấp tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do
đó, rủi ro tíndụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền khả năng huy động vốn từ đó
ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng tín dụng ( cho vay).
2.2.1.3 Tỷ lệ vốn :
Tỷ lệ vốn = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản


Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn
riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ
sung trong quá trình ngân hàng
Vai trò của VCSH của ngân hàng :
- Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản
- Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động
- Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về
sức mạnh tài chính của ngân hàng
- Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết tăng trưởng và

phát triển của ngân hàng
- Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ
an toàn
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn kinh doanh ( thông thường từ 8% đến 10% ) tuy nhiên
nó lại giữ vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sỏ để hình thành các
nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín của ngân
hàng.
Vốn chủ sở hữu quyết định quy mô của ngân hàng , cụ thể
vốn chủ sở hữu là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của
ngân hàng và xác định tỷ lệ kinh doanh an toàn của ngân hàng .
2.2.1.4 Tỷ lệ thanh khoản
Tỷ lệ thanh khoản = tỷ lệ thanh khoản/ tài sản thanh khoản
Thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời
(the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín
dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không
có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời;
hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất
hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp
các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các
hợp đồng thanh toán.


2.2.1.5 Quy mô ngân hàng
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài
2.2.2.1 Lãi suất :
Lãi suất là một biên số được theo dõi chặt chẽ nhất nhất
trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được tin hằng ngày trên báo
chí vì nó ảnh hưởng trực tiếp hằng ngày lên đời sống của chúng
ta và có quan hệ quan trọng trong sức sức khỏe của nền kinh

tế .Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết
định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động cũng như
hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế. Chính
sách về lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính
sách tiền tệ quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế
và kiềm chế lạm phát cũng như biến số kinh tế khác.
Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần
có vốn và thời gian. Các nước tư bản phải mất hàng trăm năm
phát triển công nghiệp và quá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất
và tiêu dùng . Đối với Việt Nam thì vẫn đề tích lũy và sử dụng vốn
có tầm quan trọng cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực
tiễn . Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò hết sức quan trọng
trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và các tổ
chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước là quyết
định, vốn ngoài nước là quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH đất
nước.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên
tắc : lãi suất phải bảo tồn được vốn vay , đảm bảo tích lũy cho
người đi vay và người cho vay . cụ thể :
+ Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất tiền gửi < Lãi suất tiền vay suất lợi nhuận bình quân
+ Lãi suất ngắn hạn < Lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và
tiền vay)


NHTM với hai nhiệm vụ chính trong hoạt động kinh doanh của
mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt
động của các NHTM. Với phương châm “ đi vay để cho vay ”.
NHTM đi huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp
và dân cư để cho phát triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng của

nhân dân. Để huy động và cho vay vốn có hiệu quả, NHTM phải
xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay một cách hợp lý .
Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp thì không khuyến khích
được các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền vào dẫn đến NHTM
không đủ vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Lãi suất NH là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt
động kinh doanh của NHTM và khách hàng . Nếu lãi suất hợp lý
sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa
phát triển và ngược lại . Bởi vậy lãi suất ngân hàng là công cụ
quản kinh tế vĩ mô của NHNN, vừa công cụ vi mô điều hành của
NHTM.
Do vậy khi huy động tiền gửi mà lãi suất thấp thì không
khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền nhàn rỗi vào
ngân hàng, dẫn đến NHTM không đủ vốn cho vay đáp ứng yêu
cầu của khách hàng . Ngược lại nếu lãi suất cho vay cao các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi hoặc lãi quá thấp
sẽ thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động để gửi tiền ngân hàng
2.2.2.2 Tăng trưởng GDP :
GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng
cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để
đầu tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các NHTM cũng tăng
cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào
suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình
trạng đình trệ hoặc phá sản khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, ảnh


hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, GDP có tác động thuận chiều
đến tăng trưởng tín dụng.
2.2.2.3 Tỷ lệ lạm phát :
Trong nền kinh tế có lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ bị giảm

khiến người dân không còn tin tưởng vào việc gửi tiền vào ngân
hàng. Vì vậy huy động vốn trong thời kỳ lạm phát cao khó khăn
hơn nhiều so với thời kỳ lạm phát thấp. Vì vậy mà nguồn vốn
dành cho hoạt động cấp tín dụng bị hạn chế. Thêm vào đó, lạm
phát cao khiến lãi suất huy động tăng cao để bù đắp lạm phát và
thu huy nguồn tiền gửi dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, điều
nảy làm giảm nhu cầu tín dụng của các cá nhân cũng như tổ
chức do chi phí lãi tăng cao. Vì vậy, có thể thấy, CPI có tác động
ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM
2.3 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.3.1 Nghiên cứu trong nước :
Trịnh Hoàng Việt và Võ Hồng Đức (2015) nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng
và chất lượng tín dụng tại Đồng Nai . Sử dụng số liệu của 29 chi nhánh ngân hàng
thương mại trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai từ quý III/2009 đến Quý IV/2014 và
phương pháp Difference GMM trên mô hình kinh tế lượng động , nghiên cứu được
tiến hành để xem xét ảnh hưởng của tăng trưởng đến chất lượng tín dụng trong bối
cảnh Việt Nam . Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng tín dụng đã dẫn đến
sự sụt giảm chất lượng tín dụng trong cả ngắn hạn và dài hạn . Kết quả này cung
cấp cho một bằng chứng khoa học để phản ánh một thực trạng rằng các Ngân hàng
thương mại ở Đồng Nai đã hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay trong thời gian qua
nhằm đạt mức tăng trưởng kỳ vọng của hệ thống và thực trạng nền kinh tế địa
phương vẫn chưa thực sự được cải thiện .
Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long . Số liệu nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ
yếu từ các báo cáo thường niên của 121 quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn


2010-2012. Sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định kết quả nghiên cứu cho
thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động , quy mô của quỹ tín dụng nhân dân và tốc

độ tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có mối tương quan tỷ lệ thuận với tốc độ
tăng trưởng tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân . Ngược lại tỷ lệ nợ xấu của các
quỹ tín dụng nhân dân và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tăng trưởng
tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở Đông bằng sông Cửu Long.
2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài
Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan (2007) đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới tăng trưởng tín dụng của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới
nổi Châu Âu. Trong phần nghiên cứu của mình, Natalia T. Tamirisa và Deniz O.
Igan đã nghiên cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới
tăng trưởng tín dụng như tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất
sở hữu của ngân hàng (là ngân hàng quốc gia hay không), khả năng thanh khoản
của NHTM và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Burcu Aydin
(2008) đã nghiên cứu một số các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín
dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu, trong nghiên cứu này đã phân tích tới
các nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và cùng chiều tới biến phụ thuộc bao gồm tính
chất sở hữu của các ngân hàng (sở hữu nhà nước hay các ngân hàng nước ngoài),
tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
huy động. Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại 38 nước có nền kinh tế
mới nổi trong thập kỷ vừa qua. Các tác giả trên đã xác định các nhân tố bên cung
và bên cầu đều tác động tới tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, bài viết này tập trung
chủ yếu bên cung. Đặc biệt bài viết nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc
độ gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng có ý nghĩa tới
tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) cũng đã
tìm ra nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng
trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng..
(i) Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu về cấu trúc hệ thống ngân hàng và một
số các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và



Đông Âu bao gồm Slovenia, Latvia, Hungary, Poland , Lithuania, Czech
Republic , Slovakia, Estonia trong thời gian 18 năm (1988 tới 2005). Biến phụ
thuộc trong mô hình nghiên cứu của ông là mức độtăng trưởng tín dụng theo các
cấp ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng là các biến sốkinh tế vĩ mô như sau:


Loan Growth là phần trăm thay đổi trong các khoản vay ròng của

ngân hàng
• Total Assets over GDP : Tổng tài sản so GDP để đo lường quy mô của
ngân hàng

Customer Deposits over Total Assets: Tiền gửi của khách hàng trên
tổng tài sản

Interbank Liabilities over Total Assetsis : Nợ phải trả trên tổng tài
sản


Return on Equity (ROE) and Return on Assets(ROA): Khả năng sinh

lời
Net Interest Margin : lãi biên ròng
Cost to Income Ratio: Chi phí trên thu nhập
Nonperforming Loans: Nợ xấu
Real GDP Growth: Tốc độ tăng trưởng thực của GDP
Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay
Ông đã sử dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và tác







động cố định (FEM) để xem xét vấn đề. Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh
hưởng chặt chẽ và cùng chiều tới biến phụ thuộc bao gồm tính chất sở hữu của
các ngân hàng (sở hữu nhà nước hay các ngân hàng nước ngoài), tỷ lệ sinh lời
của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Ở
các nước CEE, các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài có được một
nguồn tín dụng ổn định để cung cấp cho thị trường. Như vậy, Nghiên cứu của
Burcu Aydin tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới nguồn
tăng trưởng tín dụng nhanh chóng ở các nước Trung và Đông Âu (CEE), và xem
xét những rủi ro có thể xãyra. Mục đích của ông là xem xét, lý giải ảnh hưởng
của các ngân hàng nước ngoài trong mô hình tăng trưởng tín dụng của CEE và
đưa ra một vài gợi ý chính sách; và ông đã làm được điều này. Hơn nữa nghiên
cứu của ông đặt nền móng cho việc tiếp tục có các nghiên cứu sau này phát triển
chuyên sâu hơn về lĩnh vực tăng trưởng và bền vững của tín dụng ngân hàng.


CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu :
Để giải quyết vấn đề, mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã được xác lập tại
chương 1 của đề tài; tác giả đã lập kế hoạch và tuân theo quy trình nghiên cứu bao gồm các
bước được mô phỏng như sơ đồ bên dưới đây.

3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng ngân hàng; xem xét
các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan và trên cơ sở tham khảo một cách tuần

tự có tính kế thừa theo thời gian và có tính phê phán các nghiên cứu của Burcu
Aydin (2008), Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan (2007), Guo, Kai và
Stepanyan, Vahram (2011) về chủ đề các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín
dụng; tác giả đã quyết định Vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Tổng quan cơ
sở lý luận về tăng trưởng tín dụng Tổng quan các nghiên cứu trước đây và đề
xuất mô hình nghiên cứu Thiết kế phương pháp nghiên cứu Đo lường, thu thập
dữ liệu Phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận, giải pháp và
các kiến nghị 16 tham khảo và ứng dụng nghiên cứu của Burcu Aydin (2008) vào
đề tài của mình, vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng.
Lý do của việc tham khảo một cách có chọn lọc các nghiên cứu của Burcu
Aydin (2008) cho phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai của đề tài là vì:
- Trong khá nhiều nghiên cứu tác giả đã tìm kiếm, xem xét và chọn lọc để ứng
dụng cho đề tài của mình theo quy định của Trường và Khoa thì đây là các
nghiên cứu có độ tin cậy cao được IMF và Croatian national bank bảo trợ tổ chức
triển khai, công bố và sử dụng trong hoạch định chính sách tín dụng của mình
- Đối tượng nghiên cứu của Burcu Aydin (2008) là các quốc gia đang phát
triển, mới nổi ở Trung Âu và Tây Âu .. do vậy khá tương đồng với tình hình và
điều kiện của Việt Nam. Và các ngân hàng nghiên cứu đều có quy mô khá đa
dạngdo vậy cũng phù hợp cho việc ứng dụng vào nghiên cứu .
Nghiên cứu đều đề cập tới các yếu tố cả phía cung và cầu của nền kinh tế có
ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng, và đều cho các kết quả khá rõ ràng với
phương pháp tiếp cận không gây khó khăn lớn cho việc ứng dụng triển khai
nghiên cứu nên phù hợp với việc triển khai của người viết.
- Tuy nhiên do các nghiên cứu của Burcu Aydin (2008) còn xem xét cả độ ổn
định của tín dụng, và môi trường nghiên cứu các quốc gia có trình độ phát triển
hơn Việt Nam… do vậy một số vấn đề, biến, kỹ thuật nghiên cứu của các tác giả
sẽ không được người viết ứng dụng vào bài mình nhằm đạt được sự phù hợp
trong triển khai. Cụ thể mô hình nghiên cứu như sau:



TANGTRUONGTD = β0 + β1TLHUYDONG + β2TLNOXAU + β3TLVON +
β4THANHKHOAN + β5QUYMONH + β6LAISUAT + β7GDP + β8TLLAMPHAT
+ Ui
Trong đó :
TANGTRUONGTD: tăng trưởng tín dụng
TLHUYDONG: tỷ lệ huy động
TLNOXAU :tỷ lệ nợ xấu
TLVON :tỷ lệ vốn
THANHKHOAN: khả năng thanh khoản của ngân hàng
QUYMONH : quy mô ngân hàng
LAISUAT: lãi suất danh nghĩa hàng năm
GDP : tăng trưởng GDP hàng năm
TLLAMPHAT: tỷ lệ lạm phát hàng năm

Bảng 3.1: Giả thiết nghiên cứu
Biến

Công thức tính

Kỳ vọng dấu

Tăng trưởng tín dụng

(+)

Tỷ lệ huy động

(Dư nợ tín dụng kỳ này – Dư nợ tín
dụng kỳ trước)/ Dư nợ tín dụng kỳ trước
Tổng huy động /Tổng tài sản


Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng

(-)

Tỷ lệ vốn

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

(+)

Tỷ lệ thanh khoản

Tài khoản thanh khoản/ Tổng tài sản

(+)

Quy mô ngân hàng

Logariz tổng tài sản

(+)

Lãi suất

Lãi suất danh nghĩa hàng năm

(-)


Tăng trưởng GDP hằng
năm
Tỷ lệ lạm phát hàng năm

% tăng trưởng của GDP

(+)

Tỷ lệ lạm phát hàng năm

(+)

(+)

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu:
- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về
tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài,


dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh,
nghiên cứu thị trường...
- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học; các báo cáo của
các NHTM, định chế tài chính
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp
chí mang tính hàn lâm có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi
trước.
- Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng tại Cần Thơ từ
2012 đến năm 2016.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
3.3.2 Xử lý số liệu nghiên cứu:
Một cách khái quát tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu như sau:
(i) Tác giả sử dụng phương pháp tính toán và so sánh các chỉ tiêu – yếu tố
nghiên cứu theo thời gian.
(ii) Sử dụng phương pháp tính toán thống kê để tính các giá trị độ lệch chuẩn,
trung bình, phương sai, hiệp phương sai, hệ số tương quan để xem xét mối liên
hệ.
(iii) Kiểm tra tính chất của dữ liệu bằng tính toán chỉ tiêu độ lệch (std)/ trung
bình (mean); kiểm định JB; kiểm định tính dừng.
(iv) Tiến hành hồi quy tuyến tính đa biến theo các mối quan hệ giả định giữa
các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng .
(v) Kiểm định mô hình hồi quy: Kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số
thay đổi, tự tương quan … để tìm ra mô hình hồi quy phù hợp nhất cho việc đưa
ra các kết luận.
3.3.3. Các kỹ thuật hồi quy mô hình
Bên dưới đây, tác giả chỉ tập trung vào trình bày chi tiết về kỹ thuật hồi quy,
ước lượng các tham số của mô hình cần nghiên cứu như sau:
- Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới tăng
trưởng tín dụng được xây dựng như sau:


TANGTRUONGTD = β0 + β1TLHUYDONG + β2TLNOXAU + β3TLVON +
β4THANHKHOAN + β5QUYMONH + β6LAISUAT + β7GDP + β8TLLAMPHAT
+ Ui

Để phân tích mô hình này sẽ được đi kèm các giả thiết để đảm bảo cho các kết
quả ước lượng là đủ tin cậy: (1) Mẫu dữ liệu thu thập là ngẫu nhiên; (2) Kỳ vọng
sai số của mô hình này là bằng không; (3) Phương sai của sai số ngẫu nhiên đều

bằng nhau; (4) Các biến nghiên cứu là độc lập. Các giả thiết này nhằm đảm bảo
cho mô hình có ý nghĩa và kết quả là chính xác.
- Sau khi có được mô hình hồi quy và các dữ liệu biến đã đáp ứng các giả thiết
xử lý dữ liệu về mặt thống kê, việc quan trọng của quá trình xử lý dữ liệu quay về
ước lượng các hệ số β và xác định R2, cũng như giá trị phần dư u. Công việc tính
toán này sẽ được thực hiện bằng phần mềm Eview với phương pháp ước lượng
bình phương bé nhất (OLS). Với :
+ R2 = 1- RSS/TSS
+ RSS = Ʃu2
+ Các β sẽ được tính toán tự động qua phần mềm
- Mô hình ước lượng được gọi là tốt khi không có hiện tượng đa cộng tuyến,
phương sai sai số thay đổi và tự tương quan chuỗi.
Kiểm định đa cộng tuyến (sử dụng hồi qui phụ): Kiểm định này nhằm phát
hiện ra hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng mà các biến độc lập có quan hệ
tương quan với nhau. Mô hình hồi qui chính :
Xét các mô hình hồi qui phụ sau:

Giả thiết:
H0: Rj2=0: Không có đa cộng tuyến
H1: Rj2≠0: Có đa cộng tuyến
Với mức ý nghĩa α miền bác bỏ là:
F> Fα; (k-2,n-k+1) hay p-value<α


Chấp nhận H0: Không có đa cộng tuyến giữa Xjvới các biến độc lập còn lại.
Chấp nhận H1: Có đa cộng tuyến giữa Xjvới các biến độc lập còn lại.
Kiểm định phương sai thay đổi Heteroscedasticity: (Kiểm định BreuschPaganGodfrey)
Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey nhằm xem xét phương sai của sai số mô
hình hồi qui có thay đổi hay không.
Mô hình kiểm định:


Giả thiết: H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi
Với mức ý nghĩa α miền bác bỏ là: nR 2>χ2α;k+m+1+h Chấp nhận H0: Không
có hiện tượng phương sai thay đổi
Bác bỏ H0: Có hiện tượng phương sai thay đổi.
Kiểm định tự tương quan
Kiểm định tự tương quan bậc p: Kiểm định Breusch – Godfrey (BG)
Xét mô hình: Y= β0 + β1X
+ εt= ρ1εt-1 + ρ2εt-2 +…+ ρpεt-p + ξt
H0: ρ1 = ρ2 = … = ρp = 0, có nghĩa là không tồn tại tự tương quan ở bất kỳ bậc
nào trong số từ bậc 1 đến bậc p.
Bước 1: Ước lượng mô hình mô hình hồi qui ban đầu bằng OLS, tìm phần dư
εt
Bước 2: Dùng OLS để ước lượng mô hình ε t = β0 + β1X + ρ1εt-1 + ρ2εt-2 +…+
ρpεt-p + ξt từ đây ta thu được R2.


CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích mô tả các biến số định lượng
4.2 Đồ thị phân tán có đường hồi quy
4.3 ma trận tương quan
4.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng nhân tử
phóng đại phương sai VIF
4.5 Mô hình hồi quy
4.6 Kiểm tra hiện tượng tựtương quan Breusch- Godfrey
4.7 Kiểm định phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi
4.8 Ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn
4.9 Kiểm định sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn
Jarque-Bera

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết Luận
5.2 .Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO



×