Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

TÓM TẮT
Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã giúp điều hòa
vốn, từ chủ thể tạm thời thừa vốn sang chủ thể cần vốn trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, phần lớn trụ sở các ngân hàng thương mại lại đặt tại thành phố hoặc trung
tâm huyện hoặc xã có hoạt động kinh tế phát triển, nên ở những địa bàn xã xa trung
tâm, việc tiếp cận vốn tín dụng của người dân gặp khó khăn. Do đó, sự hình thành
và phát triển của hệ thống QTDND đến các địa bàn xa trung tâm, đã góp phần giải
quyết được nhu cầu vốn đó của người dân.
Để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngày càng lớn của người dân và đặc biệt là
xóa dần tình trạng tín dụng đen, thì việc mở rộng tín dụng của hệ thống QTDND là
cần thiết. Do đó, luận văn này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động
đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND, từ đó đưa ra các giải pháp giúp tăng
trưởng tín dụng của QTDND.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng với cấu trúc dữ liệu
dạng bảng, mẫu nghiên cứu gồm 18 QTDND trong giai đoạn từ năm 2009 - 2016.
Tác giả thực hiện các kiểm định giả thuyết thông qua phương pháp ước lượng hồi
quy như Fixed Effect Model (FE), Random Effect Model (RE) để tìm mô hình phù
hợp nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động có tương
quan thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng; trong khi đó hệ số chênh lệch lãi ròng,
thời gian thành lập và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tương quan nghịch với tốc độ

tăng trưởng tín dụng.
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã gợi ý một số đề xuất đối với
QTDND trong việc hạn chế ảnh hưởng từ các nhân tố tác động tiêu cực đến tăng
trưởng tín dụng và phát huy ảnh hưởng từ các nhân tố tác động tích cực đến tăng
trưởng tín dụng của QTDND. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến
nghị đối với Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ về chính sách để
tạo điều kiện cho QTDND hoạt động tốt hơn và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh
tỉnh Bình Thuận tiếp tục hướng dẫn QTDND hoạt động đúng theo quy định, luôn
giám sát chặt chẽ hoạt động của QTDND nhằm kịp thời chấn chỉnh khi xảy ra sai


ii

phạm, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận.


L01CAMDOAN
Toi cam doan rang luan van "Nghien ciru cac nhan ta tac dQng d~n tang
truong tin dung ciia cac Quy tin dung nhan dan tren dia ban tinh Binh Thuan"
la bai nghien ciru cua chinh toi va duoc thirc hien diroi SlJ huang dfin khoa hoc cua
TS. Nguyen Chi Duc.
Luan van nay chua tung dtroc trinh nop d~ lay hQCvi thac si' tai bat cir mot
tnrong dai hoc nao. Luan van nay la cong trinh nghien CUu rieng cua tac gia, ket qua
nghien CUu la trung thirc, trong d6 khong c6 cac nQi dung da: duoc cong b6 truce
day hoac cac noi dung do ngiroi khac thuc hien, ngoai trir cac trich dfin duoc dfin
nguon ddy du trong luan van.
TP. H6 Chi Minh, ngay 27 thdng 12 ruim 2017

Nguy~n Thi ThiIy Trang



11

LfficAMON
Tnroc h~t, toi chan thanh cam an tAt ca quy thAy co da:huang dfrn, truyen dat
cho toi nhtrng kien thirc trong thai gian hoc tai tnrong. Nhimg kien thirc lanen tang
co ban d~ toi hoan thanh luan van nay va giup ich rAt nhieu cho cong viec cua toi
sau nay.
Toi xin d~c biet cam an TS. Nguyen Chi Dire, giang vien huang ddn toi thirc
hien luan van nay. Thdy la ngiroi da:dinh huang va huang dfrn rAtnhiet tinh cho toi
trong qua trinh thirc hien luan van nay.

TP.

H6

Chi Minh, ngay 27 thdng 12 nam 2017

Nguy~nTh] Thuy Trang


v

MỤC LỤC
TÓM TẮT ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................viii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................ ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 4
1.7. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TĂNG
TRƢỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ CÁC TỔ
CHỨC TÀI CHÍNH KHÁC .................................................................................. 6
2.1. Giới thiệu về tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng.............................. 6
2.1.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng ngân hàng............................................... 6
2.1.2.Vai trò của tín dụng.................................................................................. 6
2.1.3. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng ..................................................... 8
2.1.4. Giới thiệu về tăng trưởng tín dụng......................................................... 11
2.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ............................................ 13
2.2.1. Các nhân tố vi mô ................................................................................. 13
2.2.2. Các nhân tố vĩ mô ................................................................................. 19
2.3. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ............................................................... 21
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 21
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................... 24
2.4. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân: ................... 26


vi

2.4.1. Khái niệm về QTDND: ......................................................................... 26

2.4.2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND: ...................................... 27
2.4.3. Các hoạt động cơ bản của QTDND: ...................................................... 27
2.4.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động của QTDND: ................................................ 28
2.4.5. Sự khác biệt giữa NHTM và QTDND ................................................... 30
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 31
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 31
3.2.1. Kích thước mẫu ..................................................................................... 31
3.2.2. Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 32
3.3. Phương pháp ước lượng .............................................................................. 32
3.3.1. Hồi quy tác động cố định FE (Fixed Effect Regression) ........................ 32
3.3.2. Hồi quy tác động ngẫu nhiên RE (Random Effect Regression) .............. 33
3.4. Kiểm định Hausman .................................................................................... 34
3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................ 34
3.6. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 34
3.6.1. Mô hình gốc .......................................................................................... 34
3.6.2. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 35
3.7. Mô tả và đo lường các biến.......................................................................... 37
3.7.1. iến phụ thuộc ...................................................................................... 37
3.7.2. iến độc lập .......................................................................................... 37
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN........................................ 41
4.1. Thực trạng hoạt động của các QTDND tại tỉnh Bình Thuận (2009-2016) .... 41
4.2. Mô tả dữ liệu ............................................................................................... 46
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả.......................................................................... 46
4.2.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến................................................... 49
4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến VIF ............................................................... 50
4.3. Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................ 50
4.3.1. Kiểm định mức độ phù hợp giữa mô hình FE và RE ............................. 50

4.3.2 Kiểm định tác động cố định của thời gian: ............................................. 51
4.3.3. Kiểm định sự tương quan giữa những phần dư của các đơn vị chéo: ..... 52
4.3.4. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi:............................................. 52


vii

4.3.5 Kiểm định sự tự tương quan của phần dư: .............................................. 52
4.3.6. Cách khắc phục các vi phạm của mô hình ............................................. 53
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 58
5.1. Kết luận....................................................................................................... 58
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................ 58
5.2.1. Đối với QTDND ................................................................................... 58
5.2.2. Đối với các cấp quản lý ......................................................................... 62
5.3. Hạn chế của luận văn và các hướng nghiên cứu tiếp theo ............................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ............................................................... a
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ............................................................... d
PHỤ LỤC 1........................................................................................................... g
PHỤ LỤC 2........................................................................................................... h


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
NGHĨA TIẾNG VIỆT

TỪ
VIẾT TẮT
ctg


Các tác giả

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

TCTD

Tổ chức tín dụng


TIẾNG ANH
TỪ
VIẾT TẮT
GDP

NGHĨA TIẾNG ANH
Gross Domestic Product

GMM

Generalized Method of Moment

NIM

Net Interest Margin

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Tổng sản phẩm quốc nội
Phương pháp hồi quy Mômen
tổng quát
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến của mô hình nghiên cứu ............................. 40
Bảng 4.1. Số liệu hoạt động của các QTDND ............................................... 41
Bảng 4.2. Kết quả xếp loại chỉ tiêu Kết quả kinh doanh của các QTDND ..... 45

Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến số của các QTDND trong mẫu (20092016)............................................................................................................. 46
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan .............................................................. 49
Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến............................................................... 50
Bảng 4.6. Kiểm định Hausman...................................................................... 51
Bảng 4.7 Kiểm định Testparm _IYear* ......................................................... 51
Bảng 4.8. Kiểm định Pesaran's ...................................................................... 52
Bảng 4.9. Kiểm định Modified Wald ............................................................ 52
Bảng 4.10. Kiểm định Wooldridge ................................................................ 52
Bảng 4.11. Khắc phục các vi phạm của Y ..................................................... 53

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QTDND .................................................... 29
Biểu đồ 4.1. Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND ........................... 42
Biểu đồ 4.2. Tổng huy động vốn và dư nợ của các QTDND ........................ 43
Biểu đồ 4.3. Lợi nhuận kinh doanh qua các năm.......................................... 44


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọ

ề tài

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với
chính sách quản lý và điều hành hợp lý của Đảng và Nhà nước, kinh tế nước ta đang
từng bước phát triển. Là một nền kinh tế đang phát triển nên nhu cầu về vốn, kỹ
thuật công nghệ rất lớn; do đó, việc tận dụng các nguồn vốn có thể để phát triển nền
kinh tế là điều rất cần thiết. Ngoài nguồn vốn từ Chính phủ, c n có nguồn vốn từ cá
nhân, tổ chức trong nước cũng như cá nhân, tổ chức đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ

nước ngoài,

Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn vốn nhàn rỗi cũng được sử

dụng, vì chủ thể có vốn lại chưa có ý tưởng sản xuất kinh doanh, trong khi đó, chủ
thể muốn sản xuất kinh doanh lại không đủ vốn. Do vậy, việc dẫn vốn từ chủ thể có
vốn tạm thời thừa sang chủ thể cần vốn là điều rất cần thiết và việc đó được thực
hiện bởi hệ thống các tổ chức tín dụng.
Mạng lưới các tổ chức tín dụng được tổ chức rộng khắp đã góp phần thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, thông qua việc nhận tiền gửi, cấp tín dụng và trung gian
thanh toán,... Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thương mại thì hoạt động chủ yếu ở
địa bàn thành phố, trung tâm nên việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
không nhiều; nhưng nhờ có ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, ngân hàng Chính
sách xã hội có mạng lưới chi nhánh ở hầu hết các huyện, thị và đặc biệt là hệ thống
QTDND với quy mô hoạt động không lớn, nhưng hầu hết là hoạt động ở các địa bàn
nông thôn nên đã góp phần giúp kinh tế nông thôn khởi sắc và đời sống của người
dân được nâng lên.
Đặc biệt, đối với những địa bàn xã ở xa trụ sở của các ngân hàng thương mại
(thường ở trung tâm huyện, thị trấn hoặc có phòng giao dịch ở xã có vị trí giao
thông thuận lợi, hoạt động kinh doanh phát triển hơn so với các xã lân cận) thì việc
tiếp cận vốn vay ngân hàng của người dân cũng gặp không ít khó khăn, do trở ngại
về khoảng cách và không phải hộ nào, người dân nào cũng thuộc diện được vay vốn
của ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó, tạo nên một mảng thị phần khách hàng
(tuy không lớn) có thể cần vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng,


2

nhưng chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của tín dụng đen ở nông thôn.

Do đó, sự hình thành QTDND ở những địa bàn xã ở xa trụ sở của các ngân hàng sẽ
đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn của mảng thị phần khách hàng đó.
Ở những địa bàn khác, do hoạt động cho vay của QTDND chủ yếu nhằm
mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên (NHNN, 2015),
nên QTDND sẽ kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn của thành viên nhanh chóng
hơn. Ngoài ra, QTDND c n cho vay đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân không
phải là thành viên, có tiền gửi tại QTDND trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do
chính QTDND phát hành; cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên, đăng ký
hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của QTDND, với điều kiện hộ nghèo
phải nằm trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp huyện phê duyệt (NHNN, 2015).
Đặc biệt, do khách hàng của QTDND là bà con trong làng, xã đã có sự quen biết
nhất định, do đó bước đầu tạo được sự hiểu biết nhất định của nhân viên QTDND
về nhân thân của khách hàng, sau đó nhân viên QTDND thẩm định về phương án
sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng,

nên thời gian thẩm định

cho vay có thể nhanh chóng hơn ngân hàng.
Từ thực tế đó, an Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban
hành Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ
thống QTDND; trong đó “Quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát triển quỹ tín
dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu
cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp và nông thôn;
Khuyến khích những người có điều kiện tham gia góp vốn và gửi tiền vào quỹ tín
dụng nhân dân để cho vay đối với những người nghèo, kể cả những người nghèo
không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động của quỹ, góp phần hạn chế
tối đa tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn”. Do đó, hệ thống QTDND có vai tr
rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với một nước nông nghiệp như nước
ta.



3

Bình Thuận có 25 QTDND, là tỉnh có số lượng QTDND hoạt động tương đối
nhiều; trong đó có 23 QTDND hoạt động tất cả hoặc một phần ở vùng nông thôn
(chiếm 92% số lượng QTDND trên địa bàn Bình Thuận), 02 QTDND hoạt động ở
địa bàn thành phố. Do đó, mạng lưới các TCTD của Bình Thuận có thể tiếp cận
nhiều hơn đến mọi thành phần, mọi địa bàn của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của
người dân, doanh nghiệp,

tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt

hướng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hiện tại ở Bình Thuận, bên cạnh những QTDND hoạt động tốt, vẫn còn
một vài QTDND hoạt động chưa được hiệu quả, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn
chậm, phản ánh có thể có người dân có nhu cầu vốn nhưng chưa tiếp cận được
nguồn vốn tín dụng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu d ng. Việc
tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục tình trạng trên, nhằm mở rộng tín dụng của
QTDND, giảm tình trạng tín dụng nặng lãi đang phát triển mạnh mẽ là điều rất cần
thiết; do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố
để tìm hiểu thêm
về những khía cạnh của vấn đề này trên địa bàn tỉnh ình Thuận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân giúp mở rộng tín dụng
của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhằm giảm dần và đi đến xóa bỏ
tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển mạnh mẽ, gây nên hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống của bà con vùng nông thôn.
Trên cơ sở mục tiêu đó, luận văn sẽ xác định các nhân tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Từ đó đưa ra những

khuyến nghị đối với Nhà nước cũng như QTDND, nhằm làm hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích cực từ các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên những vấn đề vừa được đề cập ở trên, luận văn xác định các câu hỏi
nghiên cứu như sau:


4

- Các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận?
- Nếu có tác động thì mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đó
đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như thế
nào?
- Chính sách nào cần đưa ra để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng của các QTDND
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các
QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Cụ thể nhân tố vĩ mô: lạm phát và các nhân
tố vi mô như: tỷ lệ sinh lời (ROE), tốc độ tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu,
quy mô QTDND, hệ số chênh lệch lãi r ng, thời gian thành lập, tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu.
Phạm vi nghiên cứu: 18 QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2016.
1.5. Phƣơ g ph p ghi

ứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với cấu trúc dữ liệu

dạng bảng. Sau khi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khái quát về dữ liệu
nghiên cứu, phương pháp phân tích để phân tích mối tương quan giữa các biến
trong mô hình và phương pháp hồi quy để ước lượng các hệ số hồi quy của mô
hình, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết.
1.6. Đó g góp ủ

ề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ xác định được tăng trưởng tín dụng của
các QTDND trên địa bàn tỉnh ình Thuận thật sự có bị tác động bởi nhân tố vĩ mô,
những nhân tố vi mô nào và mức độ cũng như chiều hướng tác động của những
nhân tố đó. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị đối với Nhà nước, ở cấp độ
quản lý có thể có biện pháp nào giúp các QTDND hoạt động tốt hơn; đối với


5

QTDND có thể đề ra được kế hoạch kinh doanh thích ứng với tình hình kinh tế xã
hội hiện thời, để hoạt động tốt hơn.
1.7. K t cấu luậ v
Ngoài phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành năm chương, gồm:
C

ơ

1. Giới thiệu: nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi

nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp
của đề tài.

C

ơ

2. Tổng quan lý thuy t và thực nghiệm về

ng tín d ng

c a NHTM và các tổ chức tài chính khác: trình bày tổng quan về tín dụng và tăng
trưởng tín dụng, các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về tăng trưởng tín
dụng.
C

ơ

3. P

ơ

p

p

i

ứu: trình bày các vấn đề liên quan đến

phương pháp nghiên cứu, dữ liệu, mô hình nghiên cứu, mô tả, giải thích các biến
trong mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết.
C


ơ

4. K t quả nghiên cứu và thảo lu n các nhân tố

ng tín d ng c

a bàn t nh Bình Thu n: trình bày các kết

quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kết quả kiểm
định các giả thuyết của mô hình và trình bày phần thảo luận về kết quả nghiên cứu.
C

ơ

5. K t lu n và khuy n ngh : nêu lên các kết luận rút ra từ quá trình

phân tích và dựa trên đó nêu ra các khuyến nghị. Đồng thời, chương này cũng nêu
lên hạn chế của luận văn trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.


6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM
VỀ TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH KHÁC
2.1. Giới thiệu về tín dụng ngân hàng v t

g trƣởng tín dụng


2.1.1. Khái quát về tín dụng, tín dụng ngân hàng
Tín dụng hình thành khi xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa, thể hiện dưới
hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa. Theo Bùi Diệu Anh và các tác giả
(2013, trang 101) thì tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hóa trong nền kinh tế. Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit – Creditum –
hay được hiểu đơn giản là một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”.
Sau khi ra đời, tín dụng tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế xã hội và thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau. Đến nay, tín dụng thể hiện dưới dạng tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín
dụng tư nhân.
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng
(doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi (Bùi Diệu Anh và các tác giả, 2013, trang 102). Tín dụng ngân hàng
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì đó là cầu nối
giữa những chủ thể thừa vốn và những chủ thể thiếu vốn, góp phần phát triển kinh
tế. Theo Rose và Hudgins (2004), cấp tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của
ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan
chính phủ. Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình
hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì tín dụng thúc đẩy sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế.
2.1.2.Vai trò của tín dụng
Do tín dụng giúp người dân thực hiện nhu cầu mua sắm, học tập, cải thiện
đời sống hay giúp người dân, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tái đầu tư


7

phát triển sản xuất kinh doanh, nên tín dụng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh

tế. Vai trò cụ thể của tín dụng có thể được khái quát như sau:
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất của xã hội (Lê Thị
Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2011, trang 60). Tín dụng giúp chuyển nguồn
vốn từ người có vốn nhưng chưa cần sử dụng sang người có nhu cầu vốn nhưng
đang thiếu, giúp họ tiếp tục thực hiện tái sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất kinh doanh mới. Từ đó tạo nền tảng cho sản xuất kinh doanh phát
triển, giúp tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa hơn để phục vụ nhu cầu của người tiêu
d ng và khi hàng hóa được sản xuất hàng loạt sẽ làm cho giá cả thấp hơn, người
tiêu d ng được lựa chọn sản phẩm ưng ý với mức giá cả phù hợp. Đồng thời, sản
xuất kinh doanh phát triển tạo điều kiện cho người sản xuất thu nhiều lợi nhuận
hơn, nguồn vốn được tích lũy nhiều hơn để có thể tiếp tục tái sản xuất kinh doanh
hoặc đầu tư sang lĩnh vực mới giúp nền kinh tế ngày càng phát triển.
Để được sử dụng nguồn tín dụng đó, người đi vay phải trả một mức chi phí
cho người thừa vốn thông qua ngân hàng. Tuy nhiên, chính vì mức phí đó mà người
sử dụng vốn sẽ cân nhắc hơn trong những quyết định kinh doanh của mình, giúp
cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn để vừa trả được phí, vừa thu
được lợi nhuận.
- Tín dụng là kênh truyền tải ảnh hưởng của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ
mô (Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2011, trang 60). Khi lạm phát xảy ra,
bên cạnh việc thực hiện giảm chi tiêu công, phát hành trái phiếu bắt buộc,

Nhà

nước sẽ kiểm soát chặt chẽ tín dụng, tăng lãi suất huy động, tăng lãi suất cho vay
nhất là cho vay tiêu dùng. Nhờ vậy sẽ thu hút được lượng tiền mặt và giảm lượng
tiền cung ứng ra lưu thông, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả. Ngược lại,
khi muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nhà nước thực hiện
giảm lãi suất cho vay, nới lỏng mức tăng trưởng tín dụng tối đa của ngân hàng
nhằm tăng lượng tiền cung ứng ra lưu thông. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có điều kiện
mở rộng sản xuất kinh doanh, tái đầu tư tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy phát

triển kinh tế.


8

Ngoài ra, khi cần khuyến khích phát triển đối với một vùng lãnh thổ hay
một ngành nghề nào đó, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất, điều kiện
vay tạo điều kiện phát triển cũng như tăng quy mô sản xuất kinh doanh và tăng việc
làm đối với ngành, nghề hay vùng lãnh thổ đó.
- Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước (Lê Thị
Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2011, trang 61). Bên cạnh sử dụng tín dụng để
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, Nhà nước còn sử dụng tín dụng để thực
hiện chính sách xã hội thông qua việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi với các
đối tượng chính sách, học sinh sinh viên, người nghèo. Việc thực hiện tài trợ không
hoàn lại đôi khi không có hiệu quả tốt bằng việc cấp tín dụng ưu đãi, vì với trách
nhiệm phải hoàn lại vốn và lãi sẽ tạo động lực giúp người vay có ý thức sử dụng
vốn vay tốt hơn để có thể trả được nợ. Từ đó tạo hiệu quả tốt cho việc thực hiện
chính sách của Nhà nước, giúp mang lại cuộc sống tốt hơn cho các đối tượng chính
sách, cũng như những người cần hỗ trợ khác.
- Tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại (Lê Thị Tuyết Hoa và
Nguyễn Thị Nhung, 2011, trang 61). Bên cạnh là công cụ thực hiện chính sách đối
nội, tín dụng còn là công cụ góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại. Khi cần
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với một vùng, lãnh thổ hay nước khác, Nhà nước
có thể thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hoạt động xuất nhập khẩu hay
đầu tư từ vùng, lãnh thổ hay nước đó. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
trong nước, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu d ng đa dạng hơn giúp nâng cao cuộc sống
của người dân cũng như tạo được nhiều việc làm hơn. Đồng thời, tạo nền tảng cho
mối quan hệ với nước ngoài được tốt hơn để cùng nhau phát triển.
2.1.3. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng
Theo Luật các TCTD (2010) thì ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có

thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, gồm
nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong đó,
cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các


9

nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cụ thể như sau:
- Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đ i các
công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán.
- Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên
cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển
quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu
tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho
thuê tại thời điểm mua lại;
+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để
khấu hao tài sản cho thuê đó;
+ Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít
nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đ i các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp

đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận.


10

Trong các nghiệp vụ cấp tín dụng thì cho vay mang lại nhiều lợi nhuận cho
ngân hàng nhất. Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn (có thời hạn cho
vay tối đa một năm), trung hạn (có thời hạn cho vay trên một năm và tối đa năm
năm) và dài hạn (có thời hạn cho vay trên năm năm) thông qua các phương thức cho
vay khác nhau theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực
hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
- Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên c ng thực hiện
cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
- Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách
hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất m a vụ theo chu
kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch
hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu
kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá
thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
- Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách
hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất
định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một
năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa
và thời gian duy trì mức dư nợ này.

- Cho vay theo hạn mức cho vay dự ph ng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm
bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự ph ng đã thỏa
thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức
cho vay dự ph ng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín
dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng, một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản


11

thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01
(một) năm.
- Cho vay quay v ng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng
cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một)
tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước
cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba)
tháng.
- Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận
áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
+ Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả
nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ
gốc của khoản vay;
+ Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban
đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;
+ Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng;
+ Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
- Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay

trên ph hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm
của khoản vay.
2.1.4. Giới thiệu về t

g trƣởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là một trong những mục tiêu hướng tới của tổ chức tín
dụng, trong đó có Quỹ tín dụng nhân dân nhằm thu về lợi nhuận. Cụ thể nó thể hiện
sự phát triển, tăng lên về tín dụng hay là sự thay đổi giá trị các khoản cho vay qua
các năm. Một số tác giả định nghĩa tăng trưởng tín dụng là phần trăm thay đổi tổng
dư nợ cho vay khách hàng năm t so với năm t-1 (Clair, 1992; Laeven và Majnoni,


12

2002; Foos và ctg, 2010), hay được tính bằng mức thay đổi phần trăm hàng năm
trong tổng dư nợ của từng ngân hàng (Igan và Pinheiro, 2011).
Theo Igan, Tan (2015) tăng trưởng tín dụng thường gắn liền với sự phát triển
sâu rộng và mang lại lợi ích cho tăng trưởng kinh tế lâu dài; mặt khác, nó cũng liên
quan chặt chẽ đến chu kỳ phá sản và khủng hoảng tài chính.
Tăng trưởng tín dụng phản ánh dư nợ tín dụng tăng lên, khi đó nhu cầu vốn
trong nền kinh tế tăng, nghĩa là nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, nguồn vốn tín
dụng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn đó và đến được với nhiều chủ thể cần
vốn trong nền kinh tế hơn. Họ có thể dùng vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh
doanh, đầu tư vào các dự án kinh doanh trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng có thể được tạo ra bằng cách tăng cho vay đối với
khách hàng hiện tại hoặc khách hàng mới (Clair, 1992). Trong đó, lượng khách
hàng tăng lên có thể là khách hàng mới thật sự hoặc là khách hàng của ngân hàng
khác do ngân hàng mua lại hoặc sáp nhập. Ngân hàng được mua lại hoặc sáp nhập

có thể có năng lực tài chính tiềm năng hoặc có năng lực tài chính yếu kém sắp bị
giải thể, phá sản. Do vậy, có thể lượng tín dụng tăng thêm chưa hẳn là có chất lượng
tốt, nên tăng trưởng tín dụng không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng tín dụng
tốt, mà còn tùy thuộc vào nguồn tăng trưởng tín dụng.
Ngoài ra, để đánh giá kết quả tăng trưởng tín dụng của một ngân hàng, phải
so tốc độ tăng trưởng tương đối so với các đối thủ cạnh tranh trong c ng điều kiện,
cùng quốc gia và c ng năm. Do đó, Foos và ctg (2010) đã đưa ra khái niệm tăng
trưởng tín dụng bất thường (abnormal loan growth) thay thế cho khái niệm tăng
trưởng tín dụng, vì các điều kiện kinh tế vĩ mô ở các quốc gia là khác nhau. Và cũng
theo các tác giả này, tăng trưởng tín dụng bất thường được định nghĩa là hiệu số
giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm của ngân hàng i trong giai đoạn t và
trung vị (median) của tốc độ tăng trưởng tín dụng tất cả các ngân hàng giai đoạn t
trong c ng một quốc gia và c ng năm. Amador và ctg (2013) cũng định nghĩa tăng
trưởng tín dụng bất thường (ALGi,t) bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng


13

năm của ngân hàng i trong giai đoạn t trừ đi cho trung vị (median) của tốc độ tăng
trưởng tín dụng tất cả các ngân hàng giai đoạn t. Tăng trưởng tín dụng được xác
định theo cách này, giúp chúng ta có thể kiểm soát được tác động của các điều kiện
kinh tế vĩ mô hiện hành đến việc mở rộng các khoản tín dụng mới của các ngân
hàng, đồng thời tập trung vào sự khác biệt tăng trưởng của các ngân hàng so với
điểm trung vị.
Đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về những nhân tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại hoặc của
QTDND như: Tamirisa và Igan, 2007; Aydin, 2008; Guo và Stepanyan, 2011;
Nguyễn Th y Dương và Trần Hải Yến, 2011; Hussain và Junaid, 2012; Imran và
Nishat, 2012; Sharma và Gounder, 2012; Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh
Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải, 2014; Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép,

2014; Ivanovíc, 2015; Lê Tấn Phước, 2016.
2.2. C

hâ tố t

g

t

g trƣở g t

ụ g

Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế,
nên hoạt động của ngân hàng nói chung hay cụ thể hơn là hoạt động tín dụng, tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng cũng chịu sự chi phối của các nhân tố cả vi mô và vĩ
mô. Bằng kết quả thực nghiệm các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chứng
minh tăng trưởng tín dụng bị tác động bởi các nhân tố vi mô như: khả năng sinh lời,
tỷ lệ huy động vốn, nợ xấu, quy mô tài sản, chênh lệch lãi suất,

và các nhân tố vĩ

mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát,
2.2.1. Các nhân tố vi mô
Các nhân tố vi mô tác động đến tăng trưởng tín dụng, có thể được xác định
là những nhân tố chịu sự tác động bởi các quyết định của những người quản lý điều
hành ngân hàng. Các quyết định đó nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh để hoàn
thành mục tiêu kinh doanh, mà ngân hàng phải đạt được trong một khoảng thời gian
nhất định.



14

Các nhân tố đó được thể hiện thông qua số liệu thu thập được từ báo cáo tài
chính của các ngân hàng. Một số nhân tố vi mô được các nghiên cứu trước đây đề
cập như:
* Tỷ lệ sinh lời
Ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nên những hoạt động mang lại
nhiều lợi nhuận thì ngân hàng càng đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên, chỉ dựa vào chỉ
tiêu lợi nhuận thì chưa phản ánh được kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Do đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì các
chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận với mức vốn hoặc tài sản,

của ngân hàng thường

được sử dụng như:
- Theo Quy chế xếp loại QTDND (NHNN, 2007) thì kết quả hoạt động kinh
doanh được đo lường bằng 3 chỉ số: tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận
trên tổng tài sản “Có”, tỷ lệ lợi nhuận r ng trên vốn điều lệ.
- Hai chỉ tiêu được áp dụng trong nghiên cứu của Athanasoglou và ctg
(2008), Tafri và ctg (2009), Ruziqa (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị
Cành (2015): tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE và tỷ lệ thu nhập trên tổng tài
sản ROA.
Do tỷ lệ sinh lời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nên khi ngân
hàng có tỷ lệ sinh lời càng cao thì càng có thêm nguồn vốn tích lũy để đầu tư, mở
rộng quy mô hoạt động, tăng tín dụng khi cần thiết. Ngược lại, ngân hàng có tỷ lệ
sinh lời không tốt thì nguồn vốn sẵn sàng cho nhu cầu tăng đầu tư, mở rộng quy mô
hoạt động, tín dụng sẽ ít hơn. Khi đó, để phục vụ nhu cầu này, ngân hàng sẽ phải
tìm thêm nguồn khác với chi phí có thể nhiều hơn, nên ngân hàng sẽ phải thận trọng
hơn khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay.

Theo Aydin (2008) thì khả năng sinh lời của ngân hàng phản ánh qua tỷ lệ
thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động đến tăng trưởng tín dụng và
Hussain, Junaid (2012) thì cho rằng ROE có tương quan thuận với tăng trưởng tín
dụng ngân hàng.


×