Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA TRẺ TỰ KỶ VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP TOÀN DIỆN CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.75 KB, 89 trang )

SỞ Y TẾ SƠN LA
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
***

Cao Xuân Thành

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
TỰ KỶ VÀ KẾT QUẢ MƠ HÌNH CAN THIỆP TỒN DIỆN
CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TỈNH SƠN LA

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Sơn La, năm 2023


SỞ Y TẾ SƠN LA
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
***

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA TRẺ
TỰ KỶ VÀ KẾT QUẢ MƠ HÌNH CAN THIỆP TỒN DIỆN
CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TỈNH SƠN LA

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Cao Xuân Thành

Sơn La, năm 2023



i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABA
CARS

Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behaviour Analysis)
Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em (The Childhood Autism Rating

DSM-IV

Scale)
Sổ tay Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hoa Kỳ
- Tái bản lần 4 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental

ESDM
GDĐB
KTV
M-CHAT 23

Disorders - Forth Edition)
Mơ hình can thiệp sớm Denver (Early Start Denver Model)
Giáo dục đặc biệt
Kỹ thuật viên
Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ trẻ nhỏ có sửa đổi (Modified Check-

PHCN

list Autism in Toddlers)
Phục hồi chức năng



ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................11
1.1. DỊCH TỄ HỌC CỦA TỰ KỶ...........................................................................11
1.1.1. Tỷ lệ mắc tự kỷ trên thế giới...................................................................11
1.1.2. Tỷ lệ mắc tự kỷ ở Việt Nam....................................................................11
1.2. PHÁT HIỆN SỚM VÀ CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ...............................................11
1.2.1. Các thể của tự kỷ....................................................................................11
1.2.2. Phát hiện sớm và chẩn đoán tự kỷ.........................................................13
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP TỰ KỶ HIỆN NAY...............................15
1.3.1. Các phương pháp y - sinh học................................................................15
1.3.2. Các phương pháp tâm lý - giáo dục.......................................................19
1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN TRONG CAN THIỆP TỰ KỶ................................23
1.4.1. Nguyên tắc can thiệp..............................................................................23
1.4.2. Chương trình can thiệp..........................................................................24
1.4.3. Các kỹ thuật cơ bản được áp dụng.........................................................24
1.4.4. Mơ hình can thiệp..................................................................................25
1.5. THƠNG TIN VỀ TỈNH SƠN LA VÀ BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
TỈNH SƠN LA........................................................................................................26
1.5.1. Giới thiệu địa điểm, dân cư, dịch vụ y tế và PHCN...........................................26
1.5.2. Nhu cầu PHCN của trẻ tự kỷ ở tỉnh Sơn La...........................................27
1.5.3. Các cơ sở PHCN cho trẻ tự kỷ tại tỉnh Sơn La.......................................28
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU HIỆN NAY VỀ NHU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN
THIỆP TỰ KỶ........................................................................................................28
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................28
1.6.2. Nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................................29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................31

2.1. ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................31
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................31


iii
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................31
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................32
2.2.1. Đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của trẻ tự kỷ..............................32
2.2.3. Đánh giá kết quả mô hình can thiệp tồn diện trẻ tự kỷ.........................35
2.2.4. Cơng cụ thu thập số liệu........................................................................36
2.2.5. Xử lý số liệu...........................................................................................37
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU........................................38
3.1.1. Tuổi và giới............................................................................................38
3.2.1. Ý kiến của cha mẹ về việc can thiệp cho trẻ tự kỷ..................................40
3.3. SỰ TIẾN BỘ CỦA TRẺ SAU CAN THIỆP TOÀN DIỆN..............................48
3.3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................48
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................50
4.1.1 Tuổi và giới:............................................................................................50
4.1.2. Đặc điểm gia đình trẻ tự kỷ....................................................................51
4.2.1. Tiếp cận thơng tin của các đối tượng nghiên cứu: cha mẹ/ nhân viên/
lãnh đạo bệnh viện...........................................................................................52
4.2.3. Chất lượng dịch vụ hiện tại....................................................................55
4.2.5. Các đề xuất của các đối tượng nghiên cứu............................................56
4.3. SỰ TIẾN BỘ CỦA TRẺ SAU CAN THIỆP TOÀN DIỆN..............................58
4.3.1. Sự cải thiện hành vi định hình ở thời điểm 1-3-6 tháng.........................58
4.3.2. Sự cải thiện kỹ năng ngôn ngữ ở thời điểm 1-3-6 tháng.........................59
4.3.4. Sự cải thiện về các dấu hiệu rối loạn phát triển khác ở thời điểm 1-3-6

tháng................................................................................................................ 60
4.3.5. Sự cải thiện chung ở thời điểm 1-3-6 tháng...........................................60
KIẾN NGHỊ............................................................................................................62


iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ giới tính, độ tuổi của trẻ khám và điều trị tại bệnh viện.................38
Bảng 3.2: Một số đặc điểm của gia đình trẻ tự kỷ...................................................38
Bảng 3.3. Thơng tin q trình phát hiện khuyết tật..................................................39
Bảng 3.4. Nhu cầu can thiệp trẻ tự kỷ (theo ý kiến cha mẹ)....................................40
Bảng 3.5. Nhu cầu can thiệp trẻ tự kỷ theo đánh giá của nhân viên chăm sóc (tại
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La)............................................................43


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ cha mẹ chấp nhận con mình bị mắc tự kỷ..................................36
Biểu đồ 3.2. Lựa chọn người can thiệp cho trẻ tự kỷ...............................................39
Biểu đồ 3.3. Người được cha mẹ tìm kiếm khi cần sự giúp đỡ................................42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhu cầu được can thiệp...............................................................43
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả cải thiện hành vi định hình...................................................44
Biểu đồ 3.6. Hiệu quả can thiệp ngơn ngữ...............................................................44
Biểu đồ 3.7. Hiệu quả can thiệp về tương tác xã hội...............................................45
Biểu đồ 3.8. Hiệu quả can thiệp về các rối loạn phát triển khác..............................45
Biểu đồ 3.9. Hiệu quả can thiệp chung theo thang điểm Gilliam.............................46


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

“Tự kỷ là một chứng trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng
đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi, kỹ
năng giao tiếp và quan hệ xã hội ” (Hội nghị toàn quốc về tự kỷ ở Mỹ, 1999).
Do những khiếm khuyết nặng nề về phát triển, trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn
trong q trình hịa nhập xã hội. Tự kỷ không chỉ là gánh nặng cho bản thân trẻ mà
còn để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình trẻ và cộng đồng. Được mơ tả đầu
tiên từ năm 1943 bởi Kanner nhưng mãi tới gần đây, từ những năm 90 của thế kỷ
trước, tự kỷ mới được mô tả một cách đầy đủ. Do vậy, còn nhiều vấn đề chưa rõ
ràng trong cơ chế bệnh sinh, nguyên tắc can thiệp và các kỹ thuật áp dụng. Ở Việt
Nam tự kỷ mới được đề cập trong những năm gần đây. Trên thực tế số lượng trẻ tự
kỷ được phát hiện tăng rất nhanh. Hiện chưa có một số liệu thống kê cụ thể tỷ lệ trẻ
tự kỷ trong cả nước, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ
đến khám tự kỷ năm 2007 so với năm 2000 tăng 50 lần và số lượng trẻ điều trị tự kỷ
tăng lên 33 lần [1]. Tự kỷ đang trở thành một nỗi lo của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ
và các bậc cha mẹ. Một khi trẻ được chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ hoang mang, thường
không biết gặp ai và đưa trẻ đến đâu để được hỗ trợ tốt nhất. Hiện nay tại các cơ sở
y tế, cơ sở giáo dục nhà nước hoặc tư thục chưa có mơ hình can thiệp nào cho trẻ
một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
Hiện nay các cơ sở can thiệp cho trẻ tự kỷ tại tỉnh Sơn La đặc biệt là khu vực
Thành phố Sơn La chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị của cộng đồng.
Nên rất nhiều trẻ tự kỷ không được tiếp cận với các dịch vụ can thiệp, điều trị
dẫn đến hiệu quả điều trị chưa tốt.
Bệnh viện Phục hồi chức năng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng
khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và
đối tượng khác có nhu cầu với 12 nhiệm vụ theo Thơng tư số 46/2013/T T-BYT
ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của cơ sở phục hồi chức năng; Thông tư số 24/2021/TT-BYT ngày 12/12/2021


2

của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2013/T TBYT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Vì vậy chúng tơi chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của
trẻ tự kỷ và kết quả mơ hình can thiệp toàn diện cho trẻ tự kỷ tại Bệnh viện Phục
hồi chức năng tỉnh Sơn La năm 2023” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của trẻ tự kỷ đến khám tại Bệnh
viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La năm 2023.
2. Đánh giá hiệu quả mơ hình can thiệp tồn diện cho trẻ tự kỷ tại
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La năm 2023.


3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. DỊCH TỄ HỌC CỦA TỰ KỶ
1.1.1. Tỷ lệ mắc tự kỷ trên thế giới
Giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX tại Anh đưa ra tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ em là
1/2000 (Lotter, 1966) [2].
Các nghiên cứu gần đây cho biết tỷ lệ mắc tự kỷ khá cao trong dân số,
khoảng 58 đến 60 trẻ tự kỷ trên 10.000 trẻ sinh ra. Theo thống kê chung của Trung
tâm Kiểm soát Bệnh tật của Hoa kỳ, tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum
disorders-ASD) ở trẻ em tăng nhanh: 3- 4/10.000 (1980), 10-20/10.000 (1990);
62,6/10.000(2001); 1/150 (2007) và 1/110 (2009) trẻ sinh sống; theo hội tự kỷ Mỹ
(2009) cứ 70 trẻ trai sinh ra 1 trẻ mắc tự kỷ. Tỷ lệ hiện mắc tự kỷ năm 2009 tăng
172% so với những năm 1990 [3], [4].
Tại Anh, theo một nghiên cứu dịch tễ của Baird và cộng sự (2000) cho biết
tỷ lệ trẻ tự kỷ khoảng 30,8/10.000 trẻ tự kỷ điển hình [5].
Tỷ lệ hiện mắc tự kỷ tại Hàn Quốc khá cao: Young shin Kim và cộng sự
nghiên cứu cứ 55.000 trẻ từ 7 đến 12 tuổi tại Hàn Quốc thấy tỷ lệ mắc tự kỷ ở nhóm
này là 1/38 trẻ (2,6%) [6].
1.1.2. Tỷ lệ mắc tự kỷ ở Việt Nam
Tại Việt nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ trẻ tự kỷ, theo

Nguyễn Thị Hương Giang và cộng sự 2012 [1] cho thấy tỷ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ
em từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi là 0,46% (điều tra trong 6.583 trẻ ở Tỉnh Thái
Bình). Tỷ lệ mắc tự kỷ tăng theo giới hạn tuổi của đối tượng khảo sát. Về giới, tỷ lệ
trẻ trai/ gái là 6,4/1. Còn theo Đinh Thị Hoa [7], tỷ lệ mắc tự kỷ giữa trẻ trai và gái
là 4,9/1. Như vậy, trẻ bị tự kỷ chiếm tỷ lệ nhiều hơn ở trẻ trai.
1.2. PHÁT HIỆN SỚM VÀ CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ
1.2.1. Các thể của tự kỷ
Theo phân loại của Hội Tâm thần Mỹ [8], có 5 chứng thuộc nhóm rối loạn
phát triển lan tỏa kiểu tự kỷ, hay “phổ tự kỷ”, bao gồm: Hội chứng Asperger,


4
Chứng tự kỷ điển hình, Hội chứng Rett, Hội chứng thối triển tuổi thơ, Rối loạn
phát triển lan tỏa khơng đặc hiệu khác.
* Hội chứng Asperger: Hội chứng này được thầy thuốc nhi khoa người Áo
tên là Hans Asperger mô tả đầu tiên năm 1944. Bệnh nhi thường có năng lực trí tuệ
tương đối bình thường. Thể này cịn gọi là “tự kỷ thơng minh”, trẻ có một số điểm
đặc trưng của tự kỷ sau:
- Khiếm khuyết về xã hội: Thiếu giao lưu xã hội, kết bạn, chia sẻ.
- Khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp tinh tế: Trẻ nói lưu lốt nhưng có khó
khăn về hội thoại, kém khả năng sử dụng kỹ năng khơng lời.
- Trẻ có những quan tâm đặc biệt, bất thường cả về cường độ và độ tập trung,
có ưu thế các cử động định hình cố định.
* Chứng tự kỷ điển hình:
Năm 1911, bác sĩ tâm thần người Thụy sỹ Engen Bleuler đã cho rằng tự kỷ
có thể là hậu qủa thứ phát của bệnh tâm thần [8]. Hội chứng tự kỷ thực sự được
công nhận vào năm 1943, khi Leo Kanner (1894 - 1981), một bác sĩ tâm thần người
Hoa kỳ mô tả một cách rõ ràng và khoa học. Ơng đã mơ tả: trẻ tự kỷ thiếu qu an hệ
tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác; cách chọn lựa các thói quen hàng ngày
rất giống nhau về tính tỉ mỉ và kỳ dị; khơng có ngơn ngữ hoặc ngơn ngữ thể hiện

sự bất thường rõ rệt; rất thích xoay trịn các đồ vật và thao tác rất khéo... Trẻ tự kỷ
có những khó khăn đặc trưng như: hành vi hoặc phát ngơn định hình, mối quan
tâm bất thường vào một vật; phát triển và sử dụng ngôn ngữ kém; không biết chơi,
kết bạn và duy trì quan hệ với mọi người.
Rối loạn phổ tự kỷ có ba nhóm dấu hiệu lâm sàng chính:
Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: Không đáp ứng khi gọi tên,
không giao tiếp bằng mắt, khơng chỉ tay vào vật, thích chơi một mình , không biết
tuân thủ luật chơi, thiếu chia sẻ sự quan tâm thích thú, khơng biết thể hiện tình
cảm…
Khiếm khuyết về chất lượng giao tiếp: Trẻ khơng nói hoặc nói rất ít, sử dụng
ngơn ngữ trùng lặp, nhại lời hoặc nói những âm vơ nghĩa, khơng biết bắt chước âm
thanh hoặc nếu có thể nói được thì khó khăn khi khởi xướng hoặc duy trì hội thoại.


5
Hành vi bất thường: Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất
thường cả về cường độ và độ tập trung; bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các
cử động nghi thức; Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn; Bận tâm dai dẳng với
những chi tiết của đồ vật.
* Hội chứng Rett:
Bệnh lý này khá hiếm gặp, chỉ gặp ở trẻ gái từ 6 đến 18 tháng. Trẻ có thời kỳ
phát triển gần như bình thường sau đó xuất hiện các triệu chứng thối triển và khác
biệt hồn tồn tự kỷ. Não và đầu khơng phát triển nữa, trẻ bị chậm phát triển về trí
tuệ và xã hội ngày càng nặng. Trẻ khơng nói được, mất thăng bằng và hay bị co
giật. Sự khác biệt với tự kỷ: thối triển cả ngơn ngữ, vận động, trí tuệ chậm nặng.
* Hội chứng thối triển tuổi thơ:
Rất ít trẻ bị tự kỷ được chẩn đoán là hội chứng thoái triển tuổi thơ, tỷ lệ hội
chứng này khoảng 2/100.000 trẻ. Trẻ phát triển về giao tiếp, xã hội hầu như bình
thường tới 3 - 4 tuổi, sau đó thoái triển, khác với tự kỷ ở điểm sau:
- Bị khiếm khuyết nặng về giao tiếp, vận động và quan hệ xã hội.

- Trẻ cịn bị mất kiểm sốt đại tiểu tiện, động kinh và chậm phát triển trí tuệ
nặng.
* Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu khác:
Bao gồm tất cả những trường hợp không phải những bệnh lý trên. Trẻ cũng
bị rối loạn về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi:
- Khiếm khuyết một trong ba kỹ năng trên quá nhẹ để chẩn đoán nhưng quá
nặng để xếp vào bệnh lý nhẹ hơn (được coi là tự kỷ nhẹ).
- Xuất hiện sau 30 tháng tuổi.
- Là sự xếp loại nhất thời khi các dấu hiệu quyết định, các khiếm khuyết gợi
ý dạng khuyết tật khác như: loạn thần, loạn ngữ nghĩa.
1.2.2. Phát hiện sớm và chẩn đoán tự kỷ
* Dấu hiệu phát hiện sớm tự kỷ:
5 dấu hiệu báo động tự kỷ của Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ, đó là
những trẻ:
1) Khơng bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu vào khoảng 12 tháng


6
2) Khơng biết nói từ đơn lúc 16 tháng
3) Khơng biết đáp lại khi được gọi tên
4) Khơng tự nói được câu có hai từ lúc 24 tháng
5) Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội vào bất kỳ độ tuổi nào.
Những trẻ có các dấu hiệu kể trên có nguy cơ cao bị tự kỷ. Cha mẹ, giáo viên
cần đưa trẻ tới các chuyên gia để được khám và xác định.
* Chẩn đoán xác định hội chứng tự kỷ:
Nhờ công cụ trắc nghiệm DSM-IV của Mỹ năm 1994. Một trẻ sẽ được chẩn
đoán là tự kỷ khi có ít nhất 6 dấu hiệu từ mục (I)(II)(III) trong đó ít nhất có 2 dấu
hiệu từ mục (I); 1 dấu hiệu từ mục (II) và 1 dấu hiệu từ mục (III). Tổng số phải có ít
nhất 6/12 dấu hiệu mới chẩn đoán được là tự kỷ.
I. Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: có ít nhất 2 trong các dấu hiệu

sau:
a) Khó khăn sử dụng ngơn ngữ khơng lời
b) Khó khăn trong việc kết bạn với trẻ cùng lứa tuổi
c) Khơng biết chia sẻ quan tâm thích thú
d) Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm
II. Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
a) Chậm hoặc không phát triển kỹ năng nói so với tuổi, khơng tự biểu đạt nội
dung giao tiếp.
b) Đối với trẻ nói được tương đối, lại có khó khăn trong việc khởi xướng hoặc
duy trì hội thoại.
c) Sử dụng ngơn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngôn ngữ lặp.
d) Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp
với tuổi.
III. Có hành vi bất thường: Có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
a) Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ
và độ tập trung.
b) Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức.
c) Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn.


7
d) Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP TỰ KỶ HIỆN NAY
Do tự kỷ là chứng rối loạn phát triển lan tỏa, trẻ bị khiếm khuyết nhiều kỹ
năng phát triển, nên hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận trong điều trị và can thiệp.
Những phương pháp này được thực hiện tại các cơ sở khác nhau như: Bệnh viện,
trung tâm giáo dục đặc biệt, trung tâm PHCN hoặc được triển khai tại nhà. Chúng
tơi điểm qua một số phương pháp đó.
1.3.1. Các phương pháp y - sinh học
Phương pháp chăm sóc, giáo dục, trị liệu cho trẻ dựa trên khuynh hướng xem

tự kỷ là một dạng khó khăn về mặt thể chất. Với quan điểm này những nhân tố được
xem xét là những tổn thương của não bộ, động kinh, khó khăn về nghe và nhìn, suy
giảm hệ miễn dịch, tiêu hố… Do vậy các chương trình chăm sóc, trị liệu tập trung vào
thuốc và chế độ ăn kiêng, vật lý trị liệu…
* Sử dụng hóa dược:
Điều đầu tiên muốn nói là thuốc khơng nhằm chữa hết chứng tự kỷ vì chưa
có thuốc đặc trị, thuốc chỉ dùng để chữa triệu chứng. Trong khi sử dụng thuốc, các
bác sĩ nhắm tới trị liệu làm giảm các triệu chứng: tính hiếu động, kém chú ý, hành
vi rập khuôn, hành vi tự hủy hoại, hung hăng, lo lắng q độ, lầm lì, khó ngủ.
Haloperidol, thuốc chống loạn thần, với liều từ 0,5 tới 4 mg/ngày. Thuốc có tác
dụng làm giảm tính lầm lì khép kín và hành vi rập khn (Campbell, 1983).
Fenfluramine, thuốc kháng serotonin (Levontal, 1993). Naltrexone, thuốc kháng
opiate, có tác dụng giảm tăng động, cải thiện quan hệ xã hội (Campbell 1993;
Henman 1991; Kalmen 1995). Clomipvamine, thuốc ức chế thu hồi 5 - HT, có tính
chất chống ám ảnh, tác dụng làm giảm các hành vi mang tính nghi thức ám ảnh,
hành vi định hình, gây hấn và xung động xã hội, cải thiện quan hệ xã hội.
Fluoxetine, một chất ức chế thu hồi 5 - HT khác, cũng làm giảm triệu chứng chung
của tự kỷ nhưng lại gây tác dụng phụ: tăng động, ăn khơng ngon, mất ngủ (Cook
1992). Ngồi ra vitamine B6 và magnesium cũng được sử dụng trong trị liệu trẻ tự
kỷ… Tuy nhiên hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị cho trẻ tự kỷ. Các thuốc trên
chỉ để hỗ trợ trị liệu những triệu chứng đơn lẻ, riêng biệt trong hội chứng tự kỷ.


8
* Giải độc hệ thống:
Có giả thuyết cho rằng trẻ bị tự kỷ do nhiễm độc thuỷ ngân, trong thuốc tiêm
phòng cho trẻ đặc biệt là thuốc tiêm phòng viêm gan B có chứa một hàm lượng thuỷ
ngân cao, hệ thống giải độc của con người là gan, gan của trẻ sơ sinh chưa sinh ra
mật thì trẻ đã được tiêm phòng viêm gan B do vậy lượng độc tố thuỷ ngân khơng
được bài chế ra ngồi. Ngồi ra, trẻ cịn có thể bị nhiễm độc trong bào thai do mẹ bị

nhiễm độc thuỷ ngân. Theo nhiều nghiên cứu khẳng định thuỷ ngân là một độc tố
đối với hệ thần kinh của con người. Theo giả thuyết cho rằng thuỷ ngân là một
trong những yếu tố phát bệnh tự kỷ. Bên cạnh đó cũng có giả thuyết cho rằng trẻ tự
kỷ có trục trặc về hệ tiêu hố nên việc hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ có vấn đề
và do vậy một số trẻ có phản ứng với một số loại thức ăn.
Xuất phát từ giả thuyết trên, nhóm bác sĩ tại Mỹ đã nghiên cứu và áp dụng
phương pháp giải độc thuỷ ngân. Theo phương pháp này trẻ được xét nghiệm để tìm
loại độc tố và tỷ lệ một số chất trong cơ thể trẻ bằng cách phân giải nước tiểu của
trẻ trong 24 giờ. Dựa vào kết quả thu được người ta cho trẻ uống thuốc với các loại
keo đặc biệt cho từng độc tố, khi chất keo đặc biệt này vào cơ thể nó sẽ kết hợp với
độc tố thành một hỗn hợp chất được thải ra ngoài. Ngoài ra việc xét nghiệm sẽ cho
biết kết quả một số dưỡng chất cần bổ sung hay giảm tải theo cách chữa trị bằng chế
độ dinh dưỡng. Theo phương pháp này trẻ được chữa trị trong vòng 4 tháng và cũng
có những kết quả trên một số trẻ như: trẻ bớt hung hăng, tăng cường khả năng miễn
dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Mặc dù cũng có một số kết qủa trên một số trẻ và
phương pháp này cũng được một số phụ huynh theo đuổi, tuy nhiên chưa có bằng
chứng khoa học chứng minh giả thuyết trên.
* Ăn kiêng:
Có giả thuyết cho rằng trẻ bị tự kỷ là do trẻ bị rối loạn một số tuyến nội tiết
trong cơ thể, thiếu sinh tố, và bị dị ứng với một số chất từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Theo một số tác giả của giả thuyết này trẻ tự kỷ cần được kiểm soát chặt chẽ những
thành phần hóa học của những chất cung cấp cho cơ thể. Do đó, ăn kiêng là biện
pháp đưa lên hàng đầu của phương pháp này. Các chất mà các tác giả đưa ra là: sữa


9
và các sản phẩm làm từ sữa, đường, bột mì… Đây vẫn được coi là giả thuyết vì
chưa có một cơng trình khoa học nào được khẳng định chắc chắn về vấn đề này.
* Vật lý trị liệu:
Phương pháp này nhằm giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan vận động không

được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Trong sinh hoạt hằng ngày, có
nhiều cơ quan vận động của trẻ hoạt động bình thường, nhưng trẻ tự kỷ khơng
muốn vận động cơ quan đó do tính tự kỷ quy định; vật lý trị liệu là cách tốt nhất
giúp trẻ hoạt hóa các cơ quan này. Các hoạt động vận động của trẻ thường gặp khó
khăn là: vận động chéo của chân và tay, vận động của cơ quan phát âm, các vận
động tinh của đôi bàn tay và có những trẻ gặp khó khăn cả trong vận động thị giác
khi tri giác các sự vật và hiện tượng trong thế giới. Vật lý trị liệu còn giúp loại bỏ
những hành vi định hình đặc trưng của trẻ tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các
hành vi tích cực, phù hợp với hồn cảnh, với hoạt động xã hội của bản thân trẻ tự
kỷ.
* Bấm huyệt:
Theo định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản, bấm huyệt là thủ thuật dùng ngón tay
cái, các ngón khác và lòng bàn tay, với sự trợ giúp của dụng cụ bất kỳ (cơ học hay
loại khác) để tạo áp lực trên da bệnh nhân. Mục đích là điều chỉnh các rối loạn chức
năng, tạo hưng phấn, duy trì sức khỏe và điều trị một số bệnh đặc thù. Phương pháp
được áp dụng nhiều cho những trẻ tự kỷ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông và Việt Nam.
* Oxy cao áp (hyperbaric oxygen - HBO):
Đây là một điều trị y học trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường ô-xy
tinh khiết gần như 100% với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere. Ngồi hơ hấp, lượng ôxy thấm qua da và hòa tan trong huyết tương sẽ tăng 22 - 30 lần so với ô-xy trong
máu người bình thường. Ơ-xy cao áp vừa có tác dụng điều trị, vừa có tác dụng điều
dưỡng. HBO có hai tác dụng làm giảm kích thước những bóng khí gặp trong những
bệnh tắc mạch như: bệnh giảm áp, hoại thư hay gia tăng ô-xy ở tất cả các mô trong
cơ thể. Nếu cho bệnh nhân thở ô-xy nguyên chất ở áp suất 3 atmosphere thì lượng
ơ-xy hịa tan trong máu sẽ lớn hơn trên 20 lần so với bình thường. Phương pháp này


10
đang được điều trị trẻ tự kỷ khá phổ biến ở TP. Hồ Chí Minh nhưng khơng có bằng
chứng rõ ràng về tác dụng của nó đến cải thiện tình trạng của trẻ.

* Phương pháp OT (Occupational Therapy - Hoạt động trị liệu):
Do trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc nhận thức bản thân và phối kết hợp cảm
giác vận động. Hoạt động trị liệu hỗ trợ cho trẻ tự kỷ có khó khăn trong các giác
quan, vận động, cơ lực và các kỹ năng thăng bằng. Giúp trẻ tăng khả năng tập trung
chú ý, ngôn ngữ, nhận thức và quan hệ xã hội. Các kỹ thuật massage và cho trẻ chơi
trên bạt lị xo, bóng cao su to, bể bơi, đi bộ, nhảy dây, chui vòng, giúp việc nhà, làm
vườn, tưới cây, vệ sinh môi trường… tất cả những hoạt động này được dùng để giúp
trẻ phát triển nhận thức, tư duy, sự tập trung và sự phối hợp các bộ phận của cơ thể
trong các cách khác nhau. Phương pháp này nếu vận dụng tại gia đình, các bậc cha
mẹ nên đưa vào trong các hoạt động cho trẻ như: lau nhà, xách nước, tưới cây, tắm
rửa (cho trẻ chơi trong bồn tắm).
* Vận động thơ:
Là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng
hoạt hố các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các
hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, là giai đoạn cần thiết trước khi
thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt.
* Thể dục:
Chương trình này tạo cho trẻ bắt chước, cùng hoạt động với bạn bè, sự tương
tác qua lại, hình thành những nhận thức xã hội, tăng cường thể lực, hỗ trợ tốt cho
giáo dục đặc biệt.
Ngồi ra cịn các phương pháp khác như: Massage, châm cứu… cũng được
sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ.
* Quang âm trị liệu:
Đây là phương pháp được dùng cho nhiều dạng khuyết tật như: Khó khăn về
học, Down, tăng động giảm tập trung… Năm 1992 tại Luân Đôn thành lập cơ sở trị
liệu chủ yếu bằng phương pháp này. Trẻ được tiến hành trị liệu một chương trình
căn bản gồm 20 buổi. Phương pháp này nhằm kích thích các trung khu cảm giác


11

trong não, cải thiện cảm nhận thị giác và thính giác (do vậy ngôn ngữ, nhận thức
của trẻ được phát triển).
1.3.2. Các phương pháp tâm lý - giáo dục
* Trị liệu phân tâm:
Phương pháp này chủ yếu là chơi và nói chuyện, nhằm giúp trẻ và gia đình
giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách
của trẻ. Trị liệu phân tâm sẽ giúp cải thiện bầu khơng khí gia đình, giúp mọi người
thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt hơn, mọi người sẽ vui vẻ hơn trong giao
tiếp và chăm sóc trẻ. Điều này giúp trẻ tự kỷ cải thiện tình huống giao tiếp và hình
thành sự tiếp xúc qua lại. Khuyến khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động sinh hoạt
của gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó, tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện
dần dần.
* Phương pháp tâm vận động:
Quan điểm chi phối của phương pháp là: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ
dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về
cơ thể càng tăng thì vận động về tâm lý tăng theo; phát triển vận động sẽ dần phát
triển tâm lý. Đồng thời sự phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động.
Phương pháp này giúp những trẻ em gặp các vấn đề khó khăn về tâm lý có khả năng
phối hợp các chức năng tâm trí tản mạn, hướng trẻ đến những hoạt động tâm lý có ý
nghĩa cho chính trẻ em đó và cho những người xung quanh.
* Phương pháp âm ngữ trị liệu:
Đây là phương pháp can thiệp chủ yếu và hiệu quả nhất đối với trẻ tự kỷ. Âm
ngữ trị liệu tác động đến sự tập trung, khả năng tương tác, giúp trẻ phát triển và sử
dụng ngôn ngữ. Trị liệu thường được áp dụng cho từng trẻ hàng ngày, mỗi ngày 1
giờ kết hợp với giáo dục hòa nhập. Thời gian can thiệp có thể kéo dài từ 6 tháng
hoặc nhiều hơn.. Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào nhu cầu và mức độ
giảm khả năng của trẻ.
* Trị liệu thông qua trò chơi:
Chơi là một hoạt động chủ yếu trong phát triển nhân cách của trẻ em, nếu trẻ
thiếu hoạt động chơi hoặc hoạt động chơi không diễn ra đúng theo quy luật phát



12
triển của trẻ, có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý. Chơi giúp
phát triển nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ giải toả tâm lý, thể hiện bản
thân, tăng khả năng tưởng tượng, tư duy, sáng tạo, hoàn thiện các cơ quan cảm giác,
hình thành các quan hệ xã hội… Trẻ tự kỷ khơng biết chơi đóng vai- tưởng tượng
và chơi nhóm. Do vậy dạy trẻ chơi là một trong những nội dung can thiệp trong
giáo dục hòa nhập.
* Trò chơi đóng vai:
Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng vai phải tưởng tượng mình là
nhân vật khác, biểu lộ những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc, ngơn ngữ giao
tiếp phù hợp… mà vai diễn quy định. Ví dụ: tập làm MC, nhạc cơng, cơng an, cơ
giáo, bác sỹ…
Trị chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nếu trẻ
làm tốt phương pháp này thì cơ hội hịa nhập của trẻ hầu như bình thường, có thể
tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng động.
* Phương pháp giáo dục đặc biệt:
Do trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều khiếm khuyết: trí tuệ,
giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngơn ngữ, tự phục vụ… đặc biệt là trẻ tự kỷ nặng.
Giáo dục đặc biệt giúp trẻ học được các kỹ năng cơ bản về chăm sóc cá nhân,
ngơn ngữ, ứng xử với mọi người. tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng.
* Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật:
- Âm nhạc trị liệu:
Âm nhạc có tác động hiệu quả qua thính giác đặc biệt của trẻ. Nhờ đó, trẻ
được lơi cuốn vào các kích thích đa dạng, giảm bớt các mối quan tâm bó hẹp,
định hình. Âm nhạc cũng giúp trẻ học ngôn ngữ, dễ thuộc lời. Các chuyên gia
ngôn ngữ thường chế lời các bài hát quen thuộc, giúp trẻ học thêm nhiều khái
niệm. Qua kênh kích thích thính giác này, trẻ có cơ hội phát triển hơn.
- Vẽ/nặn:

Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, khơng q coi trọng tính
đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ. Thông qua vẽ
và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt,


13
giúp trẻ từng bước làm chủ các vận động kỹ xảo trong học viết và các thao tác tinh
tế khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý, làm
chủ các hành vi một cách có ý thức.
- Thơ, truyện, đồng dao:
Do trẻ tự kỷ có khả năng nhớ máy móc hơn nhớ ý nghĩa, nên việc dạy trẻ đọc
chữ thông qua thơ đồng dao có giá trị đáng khích lệ. Với những tiết tấu, giai điệu, vần
điệu, từ ngữ đơn giản, tươi sáng và dễ hiểu của thơ, đồng dao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp
thu hơn. Đây là hình thức học tự do khơng có áp lực.
Trị liệu âm nhạc, mỹ thuật giúp phát triển những kỹ năng giao tiếp bằng cách
phát triển tương tác xã hội và giúp trẻ cảm thấy thành công. Trị liệu bằng mỹ thuật
và âm nhạc giúp hồ hợp cảm giác, làm kích thích cảm giác, thị giác, và thính giác.
Trị liệu mỹ thuật có thể giúp trẻ diễn tả bản thân mình bằng cách khơng dùng lời nói
nhưng sử dụng biểu tượng.
Trị liệu bằng âm nhạc tốt cho sự phát triển lời nói và khả năng nghe hiểu
ngôn ngữ: các bài hát được sử dụng để dạy ngôn ngữ và tăng khả năng kết hợp từ.
* Lao động trị liệu:
Lao động trị liệu hướng dẫn trẻ thực hiện những công việc phải thực hiện
hằng ngày tại gia đình hoặc nơi ni dạy trẻ. Thơng qua hoạt động này giúp trẻ hiểu
chính xác các sự vật và hiện tượng của mơi trường tự nhiên, điều này có ý nghĩa to
lớn cho tương lai của trẻ khi bước vào cuộc sống tự lập, tự phục vụ bản thân, khi mà
khơng cịn các dịch vụ chăm sóc đặc biệt như lúc còn nhỏ.
* Thủy trị liệu:
Nước rất cần thiết cho sự sống trên trái đất và với con người, ngồi chức
năng ni sống cơ thể, nước cịn giúp con người trong các hoạt động tâm lý xã hội.

Hầu hết trẻ em đều thích nước và chơi với nước, thơng qua thủy trị liệu trẻ sẽ nhận
thức tốt về cảm giác bản thể, các cảm giác da, sự thăng bằng, sự cảm nhận… Nước
chính là một trong những chất liệu kích thích nhận thức của trẻ em nói chung và trẻ
tự kỷ nói riêng.
* Dã ngoại trị liệu:



×