Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.02 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên sinh viên: Đinh Thị Quyên
Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Em xin cam đoan, toàn bộ luận văn: “Hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC” là do em thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Th.S. Nguyễn Xuân Hưng. Chuyên đề được tham khảo
từ những nguồn tài liệu rõ ràng. Không hề có sự sao chép của các chuyên đề
khác. Nếu có sự sai sót nào em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng kỷ
luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên
Đinh Thị Quyên
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.S Nguyễn Xuân
Hưng trong thời gian qua đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài “Hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC”.
Em chúc thầy cùng gia đình luôn mạnh khỏe, chúc thầy thành công trong công
tác giảng dạy và nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH sản xuất và thương mại
PLC đã cho em được thực tập và làm việc tại công ty thời gian qua. Các anh chị
làm việc trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho em để em
hoàn thành đề tài.
Do Kiến thức và thời gian có hạn, nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu xót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo và giáo
viên phản biện, đề bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2013


Sinh viên
Đinh Thị Quyên
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 4
Hai là, yếu kém trong công tác lập kế hoạch, khai thác dự án 43
Ba là, thiếu vốn để đầu tư kinh doanh 43
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. WTO : Tổ chức thương mại thế giới
2. EU : Liên minh Châu Âu
3. PLC : Programmable Logic Controller (Thiết bị tự động hóa)
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG I 4
Hai là, yếu kém trong công tác lập kế hoạch, khai thác dự án 43
Ba là, thiếu vốn để đầu tư kinh doanh 43
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào tổ chức
thương mại thế giới WTO,các diễn đàn kinh tế trên thế giới và trong khu vực như
ASEAN, EU…, các khối mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA….Từ sau khi đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế đến nay nền kinh tế của quốc gia đã và đang
ngày càng tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ.Thương mại quốc tế, không những

đóng góp một vai trò quan trọng đối với hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn đối với
sự phát triển kinh tế của đất nước. Thương mại quốc tế đã giúp chúng ta mở rộng
hơn nữa các quan hệ kinh tế đối ngoại với rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ,
Nhật Bản, Singapore…và tạo uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế.
Nhập khẩu là một phần không thể thiếu của thương mại quốc tế.Nhập
khẩu chính là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về nước mình, để phục
vụ cho nhu cầu của người dân. Khi xu hướng trên thế giới bây giờ là các quốc gia
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nên nhập khẩu vì thế mà càng trở nên quan
trọng hơn. Vì nhập khẩu chính là cầu nối giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia
nhập khẩu. Đối với nền kinh tế trong nước, nhập khẩu giúp đa dạng hóa các mặt
hàng trong nước, phục vụ được những sở thích khác nhau của người tiêu dùng,
đồng thời còn tạo môi trường cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC là một trong những công ty
chuyên nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng thiết bị điện tự động mà trong nước
chưa sản xuất được,nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy phải đối mặt
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường của các đối thủ kinh doanh
cùng lĩnh vực, nhưng công ty luôn không ngừng cố gắng để hoạt động kinh
doanh của mình có hiệu quả, giữ vững được chỗ đứng trên thị trường trong nước
cũng như là người bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài. Những năm gần
đây, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đólà sự phát triển không
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
ngừng và mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cũng như yêu cầu khắt khe về chất
lượng sản phẩm của người tiêu dùng mà công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả
kinh doanh của mình. Qua một khoảng thời gian được thực tập ở công ty TNHH
sản xuất và thương mại PLC, cùng với những kiến thức học hỏi và nghiên cứu
được em đã chọn đề tài: “Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty
TNHH sản xuất và thương mại PLC” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của

mình.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung đi vào nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu mặt
hàng thiết bị điện tự động của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC, qua
đó đánh giá những thành công và hạn chế, đồng thời đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản như sau:
• Khái quát về công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
• Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu sản phẩm thiết bị điện tự
động của công ty công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
• Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh nhập khẩu sản
phẩm thiết bị điện tự động của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
3.2Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện
của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC giai đoạn từ 2007-2012
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là thu thập thông
tin và xử lí thông tin.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC

Chương 2: Phân tích thực trạng kinh doanh nhập khẩu sản phẩm thiết bị
điện tự động của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC trong giai đoạn
2007-2012
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI PLC
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PLC
1.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC được thành lập năm
2007.Được sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép hoạt động và bắt đầu đi
vào hoạt động từ ngày 10/01/2007.
Tên chính thức: Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
Tên giao dịch: PLC
Mã số thuế: 0102135408
Số tài khoản: 000547785920
Địa chỉ: 193 ngõ 192 Lê Trọng Tấn – Đinh Công – Hoàng Mai – Hà Nội.
Website: www.plc.pro.vn
Fax: 04.35651788
Điện thoại: 04.35665479
Địa chỉ email:
Đại diện: Ông Hoàng Đức Việt
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC là một công ty hoạt động
kinh doanh nhập khẩutrong lĩnh vực tự động hóa, đo lường, điều khiển. PLC là

viết tắt của Programmable Logic Controller có nghĩa là bộ điều khiển logic lập
trình được. Đây là một thiết bị được phát minh để thay thế cho các dãy mạch role
liên tiếp để điều khiển máy móc. Từ sau khi thành lập cho đến nay, công ty đã và
đang tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường trong nước cũng như là người
bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài.
Giai đoạn mới thành lập 2007-2008
Những ngày mới được thành lập, công ty TNHH sản xuất và thương mại
PLC chỉ có 3 phòng ban chính đó là phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng
xuất nhập khẩu và 4 người làm việc với vai trò là duy trì công ty. Sau đó, công ty
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
bắt đầu tuyển dụng thêm 20 nhân sự vào làm việc và phân bổ vào các phòng ban.
Vốn kinh doanh ban đầu là 1 tỷ Việt Nam đồng, số vốn này được đầu tư để thuê
mặt bằng, trang thiết bị, vật dụng văn phòng, máy móc, phương tiện vận chuyển
và thiết bị điện tự động….Năm 2008, công ty tuyển thêm 2 nhân sự và mở thêm
phòng Kỹ thuật để phục vụ cho yêu cầu phát triển và nâng cao dịch vụ chăm sóc
khách hàng của công ty. Trong 2 năm 2007 và 2008, công ty đã gặp rất nhiều khó
khăn và cũng đã rất nỗ lực tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện tự
động, về mẫu mã, sản phẩm, chất lượng… Bên cạnh đó, là sự nỗ lực tìm kiếm
những bạn hàng tin cậy, làm ăn lâu dài với công ty. Bởi vì sản phẩm kinh doanh
của công ty là các thiết bị điện tự động mà Việt Nam chưa đủ công nghệ để có
thể sản xuất được, nên công ty phải nhập khẩu hoàn toàn. Và trong giai đoạn này,
công ty đã tìm hiểu, bắt tay với hơn 60 đối tác nước ngoài ở các nước lớn như
Đức, Mĩ, Nhật, Trung Quốc…Tuy là giai đoạn khởi đầu, năm 2008 nền kinh tế
thế giới lại rơi vào khủng hoảng nhưng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty đã tăng từ 9 tỷlên hơn 10 tỷ Việt Nam đồng, đây là một sự khởi
đầu rất thành công.
Giai đoạn 2009-2010
Năm 2009, công ty tuyển dụng thêm 5 nhân viên mới bổ sung vào phòng

kế toán 1 người, phòng kinh doanh 2 người và 1 người vào phòng kĩ thuật và 1
người vào phòng xuất nhập khẩu. Năm 2010, công ty có thêm 3 nhân viên mới
được nhận vào làm việc. Trong giai đoạn này, công ty vẫn duy trì và hoạt động
với bộ máy nhân sự đã được sắp xếp và không có gì thay đổi. Tuy nhiên, do số
lượng nhân viên tăng lên nên công ty đã mở rộng thêm quy mô, thuê thêm địa
điểm số 194/192 đường Lê Trọng Tấn – Hoàng Mai – Hà Nội để làm văn phòng
làm việc. Văn phòng đại diện chính vẫn là 193/192 Lê Trọng Tấn.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Giai đoạn 2011-2012
Năm 2011, công ty tiếp tục tuyển thêm 6 nhân viên mới, bổ sung 3 xe vận
tải lớn nhằm phục vụ cho vận chuyển máy móc, thiết bị nhập về và tiêu thụ. Đầu
tư xây dựng thêm được một nhà máy sửa chữa và lưu kho thiết bị ở Hòa Bình –
Thường Tín – Hà Nội. Sở dĩ phải xây dựng một nhà máy bởi vì máy móc nhập về
thường là những máy móc lớn, có trọng lượng và khối lượng lớn, chiếm nhiều
diện tích. Đặc biệt, công ty đang có định hướng phát triển đến năm 2020 sẽ là
công ty đầu tiên nhập máy móc, công nghệ hiện đại để tự sản xuất những thiết bị
điện tự động phục vụ nhu cầu trong nước.
Sau 6 năm phát triển không ngừng, quy mô của công ty TNHH sản xuất và
thương mại PLC được mở rộng rất nhiều, hiện công ty đang mở thêm chi nhánh
tại thành phố Hồ Chí Minh. Với những cố gắng không ngừng, công ty đã liên kết
với hơn 400 đối tác ở rất nhiều nước trên thế giới, từng bước khẳng định uy tín
của mình trên thị trường kinh doanh thiết bị điện tự động.
1.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI PLC
1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
( Nguồn : Phòng kinh doanh)
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
6

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC đã hoạt động có hiệu quả với
bộ máy tổ chức được sắp xếp hợp lí và phù hợp. Tuy nhiên, công ty cần phải
hoàn thiện hơn nữa bộ máy của mình nhằm thu được hiệu quả kinh doanh cao
nhất. Công ty nên mở thêm phòng Marketing để có những chiến lược quảng bá
sản phẩm và thương hiệu của mình hơn nữa.
1.2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc công ty
a.Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc công ty
Giám đốc là người ra các quyết định, chính sách phát triển cho công ty, là
người điều hành các hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng ngày của công ty.
Những quy định, quy chế nội bộ trong công ty, cũng như các hình thức kỉ luật
trong công ty là do Giám đốc ban hành. Giám đốc cũng là người bổ nhiệm, miễn
nhiệm hay cách chức các chức danh của nhân sự quản lý trong bộ máy của công
ty. Các hợp đồng nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư đều phải thông qua giám đốc, và
chữ kí của giám đốc. Đặc biệt, giám đốc ra quyết định tuyển dụng nhân sư, cũng
như có trách nhiệm phải trả lương cho công nhân viên của mình.
b. Chức năng và nhiệm vụ của phó giám đốc công ty
Phó Giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc
uỷ quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu
trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công.
1.2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Tham mưu cho Giám đốc công ty các vấn đề liên quan đến công tác kinh
doanh nhập khẩu, khen thưởng hay nâng lương cho nhân viên
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn để phục vụ chiến lược hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
Tổ chức nhân sự thực hiện quảng cáo, tiếp thị bán hàng nhằm đảm bảo lợi
nhuận cho công ty
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng

Làm các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc công ty.
Đảm bảo bí mật về chiến lược kinh doanh cũng như những thông tin quan
trọng chiến lược kinh doanh của công ty.
Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty
1.2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của phòng Xuất Nhập Khẩu
Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu
hàng hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ban Giám đốc
Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của
Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định
Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng
hóa, đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của công ty
1.2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật
Tổ chức quản lý và kiểm tra công nghệ, số lượng và chất lượng sản phẩm,
tham gia nghiệm thu sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra,sửa chữa, bảo dưỡng những thiết bị của các
đơn vị theo định kỳ hàng tháng.
Kiểm tra xác định chất lượng, khối lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩm để
xuất xưởng, kho, làm cơ sở quyết toán và thanh lý những hợp đồng kinh tế, đồng
thời lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống.
Đặc biệt, trưởng phòng kĩ thuật còn có trách nhiệm kí các văn bản liên
quan khi làm thủ tục nhập kho sản phẩm thiết bị, ký các văn bản vận tải, chứng
từ phục vụ cho hoạt độngkinh doanh nhập khẩu (theo lệnh duyệt của Giám đốc).
Ký các văn bản yêu cầu Giám định hàng hóa, kiểm nghiệm, kiểm dịch, khai bảo
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
hiểm, khai hải quan.Ký các danh mục hàng (Cargolist), đơn đặt hàng (invoice),
giấy báo hàng xuất– nhập…

1.2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
Tham mưu cho Phó Giám đốcvà Giám đốc trong công tác tuyển dụng, bổ
nhiệm nhân sự, quản lý hồ sơ của toàn bộ nhân viên trogn công ty. Đào tạo nhân
viên, người lao động của công ty. Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác thi
đua khen thưởng, đề bạt nâng lương, kỉ luật, phạt hành chính và đảm bảo nhân
viên chấp hành nội quy của công ty.
Làm công tác pháp chế và kiểm tra các văn bản trước khi phát hành
Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tạo nguồn vốn cũng như sử dụng
nguồn vốn của công ty hàng tháng, quý, năm.
Theo dõi và lưu trữ, kiểm tra công văn đến, công văn đi, quản lý sử dụng
tài sản của công ty trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, tổ chức bảo vệ cơ quan an
toàn
Tổ chức thực hiện công tác ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác và đầy
đủ số liệu thông tin về nghiệp vụ kế toán, tình hình sử dụng tài sản,tình hình
thanh toánvật tư, tiền vốn; tình hình thực hiện chi phíthu nhập và kết quả của
công ty trên chứng từ, hóa đơn, sổ ghi chép chi tiết, sổ tổng hợp và các báo cáo
tài chính khác theo chuẩn mực và chế độ của kế toán.
Nhiệm vụ tổng hợp, lập các báo cáo kế toán và nộp chúng theo quy định
của pháp luật. Cung cấp thông tin cần thiết cho cấp trên và các cơ quan chức
năng khi được yêu cầu.
Những công việc khác theo sự điều hành của Giám đốc công ty
Ngoài ra, trưởng phòng kế toán còn có trách nhiệm ký các séc bảo
chi,phiếu thu các chứng từ về công nợ, các văn bản từ chối về kế toán – tài vụ.
Ký các văn bản duyệt chi vốn lưu động, tiền mặt phục vụ cho yêu cầu sản xuất –
kinh doanh của công ty và các đơn vị (theo lệnh duyệt của Giám đốc). Ký các
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
văn bản quyết toán hàng tháng,quý (theo lệnh duyệt của Giám đốc). Ký các văn
bản về quỹ tiền lương.

1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PLC
1.3.1. Tình hình nhân lực của công ty TNHH sản xuất và thương mại
PLC
Bảng 1.1: Tình hình nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC
( Đơn vị: Người)
Năm
Số
lượng
Giới tính
Độ tuổi
(tuổi)
Trình độ
Nam Nữ
20-
35
35-
45
Trên
45
Đại học
trở lên
Cao
đẳng
Trung
cấp
2007 24 19 5 12 8 4 20 4 0
2008 26 19 7 14 8 4 21 4 1
2009 31 23 8 16 10 5 24 5 2
2010 34 22 12 19 10 5 26 6 2

2011 40 24 16 20 12 6 30 6 4
2012 40 24 16 21 12 7 30 6 4
( Nguồn: sinh viên thu thập)
Từ bảng số liệu trên ta thấy từ khi thành lập cho đến nay, Công ty TNHH
sản xuất và thương mại PLC mỗi năm đều tuyển thêm nhân sự có trình độ đại
học và trên đại học về làm việc cho mình. Và hiện nay, công ty đang hoạt động
với quy mô vừa với số lượng 40 nhân viên, trong đó có 24 nhân viên nam và 16
nhân viên nữ, 1 phó giám đốc và 1 giám đốc. Nhân lực các phòng ban được phân
bổ như sau: Phòng Kinh Doanh 25 người, phòng Xuất Nhập Khẩu 5 người,
phòng Kế Toán 4 người, và phòng Kĩ Thuật 4 người.
Năm 2007-2008, số lượng những người dưới 35 tuổi là 14 người, chiếm
53,8 % tổng số nhân sự trong công ty, trong khi đó những người tên 45 tuổi chỉ
chiếm 15%. Năm 2009-2010, tỉ lệ này là gần 56% cao nhất trong các giai đoạn
phát triển của công ty, hiện nay tỉ lệ số người trên 45 tuổi chiếm 17,5% tổng số
nhân sự công ty, đây là một con số thông thường. Như vậy, có thể thấy, chủ yếu
nhân sự của Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC là những người trẻ tuổi,
năng động, nhiệt tình với công việc. Bên cạnh đó, hiện nay 75% nhân viên trong
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
công ty đều có trình độ đại học trở lên, tốt nghiệp ở các trường đại học có uy tín
như ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Ngoại Thương, học viện Tài Chính… Họ đều là
những người có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh tế,
kinh doanh, tài chính kế toán…25% số nhân viên còn lại tốt nghiệp tại các
trường dạy nghề, trung cấp hoặc cao đẳng. Công việc của những nhân viên này là
chào hàng, giao hàng, tiếp thị sản phẩm, trực kĩ thuật, bảo vệ…
Như vậy, Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC có lợi thế về mặt
nhân lực bởi vì chủ yếu nhân sự của công ty đều là những người trẻ tuổi, có trình
độ, sáng tạo, nhanh nhẹn trong công việc, dễ dàng thích ứng nhanh nhạy với nhu
cầu thị trường. Tuy nhiên, vì là đội ngũ lao động trẻ nên có thể sẽ ít kinh nghiệm

trong một số lĩnh vực nhất định, nhất là trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu,
cần phải buôn bán, trao đổi với nước ngoài. Điều này cần phải được tích lũy và
rèn luyện trong quá trình công tác, làm việc.Đồng thời, không những Giám Đốc
mà cả những nhân viên có kinh nghiệm cũng cần có sự giúp đỡ của nhân viên
của mình trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, môi trường làm việc tại công ty rất lành mạnh và thân
thiện.Công ty đã xây dựng cho mình một văn hóa trong môi trường làm việc tốt
đẹp, các nhân viên vui vẻ hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ nhau.Điều này, đã góp
phần tạo nên hiệu quả trong công việc.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
1.3.2. Tình hình vốn của công ty Công ty TNHH sản xuất và thương
mại PLC3 năm gần đây
Bảng 1.2 Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011, 2012
(Đơn vị: đồng việt nam)
Chỉ tiêu

Số
2010 2011 2012
I. Nợ ngắn hạn 310 1.959.155.235 1.513.588.899 2.473.294.328
1. Vay ngắn hạn 311 997.210.000 1.404.530.000
2. Phải trả cho người
bán
312 1.315.063.002 267.897.116 743.151.559
3.Người mua trả tiền
trước
313 26.172.609 98.140.700 164.610.841
4. Thuế và các khoản
phải nộp nhà nước

314 138.617.083 99.201.378
5. Trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả 316
7. Các khoản khác 318 46.561.858 11.742.000 61.800.550
8. Dự phòng phải trả 319
II. Nợ dài hạn 320
1. Vay và nợ dài hạn 321
2. Quỹ trợ cấp mất
việc
322
3. Phải trả dài hạn 328
4.Dự phòng phải trả 329
III. Vốn CSH 400 2.939.883.322 3.509.947.190 3.554.308.684
1. Vốn đầu tư của
CSH
411 3.000.000.000 3.500.000.000 3.500.000.000
2. Vốn khác của CSH 413
3. Lợi nhuận sau thuế 417 60.116.678 9.947.190 54.308.684
IV. Quỹ khen
thưởng
430
Tổng cộng nguồn
vốn
440 4.899.038.557 5.023.536.89 6.027.603.012
( Nguồn: phòng kế toán)
Bảng số liệu cho ta biết tổng nguồn vốn tăng dần qua 3 năm. Năm 2010
tổng nguồn vốn là gần 4,9 tỷ (việt nam đồng), năm 2011 là hơn 5 tỷ, năm 2012 là
hơn 6 tỷ tăng hơn năm 2011 là 1 tỷ đồng.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
12

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại PLC chủ yếu lấy hàng theo đơn
đặt hàng nên không vay vốn dài hạn mà chỉ vay vốn ngắn hạn. Số vốn vay ngắn
hạn năm 2011 giảm hơn 400 triệu việt nam đồng so với năm 2010, năm 2012 số
vốn vay này là hơn 2,4 tỷ đồng tăng 163% so với năm 2011. Vốn vay ngắn hạn
tăng, nhưng không có nghĩa là công ty đang gặp khó khăn bởi vì so sánh lợi
nhuận sau thuế của năm 2012 là 54.308.684 đồng lại cao hơn năm 2011 là
9.947.190, điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh và đạt
hiệu quả.
1.3.3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
sảnxuất và thương mại PLC
Công ty TNHH sản xuất và thương mại PLC là nhà nhập khẩu và phân
phối sản phẩm của các hãng như Lenze, Fuhi, Autonic, LG, Gems…đồng thời
phân phối các loại động cơ Lenze, Sew, Nord, Flender, Motor… Hiện tại, công
ty đang hoạt động ở những lĩnh vực sau:
Một là lĩnh vực sản xuất: Công ty TNHH sảnxuất và thương mại PLC là
nhà sản xuất, buôn bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các thiết bị và
linh kiện máy tính, các thiết bị tin học, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn
phòng…Một số doanh nghiệp đã tiêu thụ sản phẩm mà công ty sản xuất được đó
là Công ty chuyển fax nhanh OPI, Công ty đầu tư PBT… tuy nhiên, lĩnh vực
kinh doanh mà công ty chú trọng đó là lĩnh vực nhập khẩu
Hai là lĩnh vực nhập khẩu: Công ty TNHH sảnxuất và thương mại PLC
là nhà nhập khẩu những thiết bị điện tự động mà trong nước chưa sản xuất được:
Nhập khẩu, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị đo lường, điều khiển, tự động
hóa, thủy lực, khí nén, các loại bơm, máy phát điện, máy biến thế, cáp động lực,
cáp điều khiển, cáp chống nhiễu, kim loại, kim loại màu, các sản phẩm điện trở
đốt nóng, các loại vật tư thiết bị điện trung thế, hạ thế, cao thế.
Nhập khẩu, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị tự động hóa trong công nghiệp:
công nghệ thực phẩm và nước giải khát, công nghệ xử lý nước, công nghệ chế
tạo máy, công nghệ lò hơi, công nghệ xi măng, công nghệ sản xuất thép, công

nghệ sản xuất ghạch ceramic và granite, công nghệ chế biến thức ăn gia súc, hệ
thống điều hòa trung tâm tòa nhà…
Ba là một số lĩnh vực kinh doanh khác
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Ngoài sản xuất và hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, Công ty TNHH
sảnxuất và thương mại PLC còn hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh
hóa chất( trừ các loại Nhà nước cấm), kinh doanh và chế biến hàng lương thưc,
thực phẩm, mỳ ăn liền, bánh kẹo, bia, nước giả khát, nước khoáng có ga, kinh
doanh, chế tạo lắp ráp hệ thống tủ bảng điều khiển điện trung thế, hạ thế…cung
cấp tích hợp giải pháp cho công nghệ môi trường không khí và môi trường nước,
vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến
cố định, buôn bán máy móc trang thiết bị y tế, gia công cơ khí kết cấu thép, inox,
tôn silic, đồng…
1.3.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và
thương mại PLC thời gian qua
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại PLC đã và đang hoạt động có
hiệu quả ngay từ khi mới thành lập.Năm 2007 là năm công ty thành lập, đến năm
2008 nền kinh tế toàn cầu đã rơi vào khủng hoảng.Tuy nhiên, công ty vẫn giữ
được vị trí và vai trò của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, và
dần khẳng định được uy tín của mình.Nền kinh tế trong nước gặp khó khăn,
nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa nhưng công ty vẫn luôn thành công trong
hoạt động kinh doanh của mình.Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 163% so với
năm trước đó, tổng số vốn của công ty cũng tăng đều qua năm. Doanh thu năm
2010 đạt 24,8 tỷ đồng, năm 2011 đạt 40 tỷ, năm 2012 đạt 45 tỷ, doanh thu đều
tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng tăng doanh thu lại giảm. Ta có thể thấy
doanh thu năm 2011 tăng 166% so với năm 2010; năm 2012 tăng 112% so với
năm 2011. Như vậy, tỷ trọng tăng của doanh thu đã giảm, chủ yếu do tác động
của suy thoái nền kinh tế.

Để phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì công ty TNHH Sản Xuất và Thương
Mại PLC cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của mình, mở rộng quy mô, phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước, là đối
tác tin cậy với bạn hàng nước ngoài.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN TỰ ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PLC GIAI ĐOẠN
2007-2012
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
2.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN TỰ ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PLC
Thiết bị điện tự động là thiết bị điều khiển mà con người lập trình được,
nó thường được sử dụng trong công nghiệp, trong các dây chuyền sản xuất… Nó
sẽ hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, tùy thuộc vào chương trình, thuật toán
được lập trình sẵn hoặc do người điều khiển hệ thống, đặc trưng cơ bản của hệ
thống tự động này là không có sự can thiệp của con người, mà dựa vào bộ cảm
biến và bộ điều khiển.
2.1.1. Bộ cảm biến
Cảm biến là một thiết bị có khả năng cảm nhận về những đại lượng điện
và không điện, tiếp nhận thông tin về diễn biến của môi trường và diễn biến của
các đại lượng vậy lý bên trong hệ thống ; sau đó chuyển đổi những đại lượng này
trở thành những tín hiệu điện phù hợp với thiết bị thu nhận tín hiệu. Cảm biến là
những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống tự động hóa và sản xuất công
nghiệp.

Trong lĩnh vực tự động hóa, cảm biến được chia thành nhiều loại như cảm
biến điện dung, cảm biến quang điện, cảm biến điện từ, cảm biến thụ động, cảm
biến tích cực…Cảm biến được ứng dụng để điều khiển chuyển động, điều khiển
dây chuyền sản xuất, điều khiển máy, phát hiện mức chất lỏng, đếm vỏ hộp, kiểm
tra và điều khiển quá trình tự động hóa; Ngoài ra, cảm biến còn đo được vị trí
góc của trục động cơ hay máy công cụ.
2.1.2. Bộ điều khiển
Điều khiển là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin, và tác động lên
hệ thống để đáp ứng yêu cầu, mục đích định trước. Thiết bị điều khiển dùng
trong hệ thống điện tự động là thiết bị điều khiển không có sự tác động của con
người. Những thiết bị này làm nhiệm vụ thu thập thông tin từ cảm biến, từ
chương trình điều khiển đã được lập trình sẵn, từ các phần tử điều khiển bằng tay
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
sau đó sẽ xử lý thông tin theo một thuật toán định sẵn, đó cũng là lệnh thao tác
đúng trình tự công nghệ.
Thiết bị điều khiển được sử dụng trong các dây chuyền tự động là PLC
(Programmable Logic Controller) là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình)
cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn
ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự
kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động
vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện
được đếm. PLC dùng để thay thế các dãy mạch rơ le liên tiếp để điều khiển máy
móc. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào.
Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. PLC được sử dụng rộng
rãi trong cơ khí, đóng gói, chế tạo vật liệu, lắp ráp tự động và rất nhiều ngành
công nghiệp khác.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN
TỰ ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI PLC GIAI

ĐOẠN 2007-2012
2.2.1. Quy trình kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện tự động
Công ty đã xây dựng cho mình một quy trình kinh doanh nhập khẩu theo 3
bước chính sauđây:
Ngoài ra công ty còn có dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng trong
quy trình kinh doanh của mình.
2.2.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
Đối với một hệ thống hoạt động kinh doanh, thì hoạt động nghiên cứu thị
trường là một khâu rất quan trọng. Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập
thông tin trên thị trường về sản phẩm cũng như các yêu cầu về sản phẩm của
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
khách hàng. Nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra giúp cho doanh nghiệp nắm
bắt được những thay đổi mới nhất từ đó mà đề ra được những chiến lược kinh
doan và marketing phù hợp.
a.Hoạt động nghiên cứu thị trường đầu ra
Mục đích của hoạt động này là tìm hiểu nhu cầu trong nước, dung lượng
thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu quy cách, phẩm chất, mẫu
mã, hình thức, chất lượng của sản phẩm.
Bộ phận chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường này phòng kinh doanh. Bộ
phận này phân chia công việc cụ thể để nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm
ở trong nước. Chủ yếu là trên địa bàn thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mục
tiêu là các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt, nước giải khát; các nhà máy
sản xuất phân bón hóa học, thức ăn cho gia súc, các nhà máy chế biến thủy hải
sản, kể các các nhà máy sản xuất gang thép hay lọc hóa dầu….Mỗi nhân viên
kinh doanh phụ trách tìm kiếm thông tin về khách hàng mới, tên công ty, địa chỉ,
số điện thoại liên hệ lĩnh vực hoạt động. Sau khi nắm bắt được những thông tin
cơ bản, nhân viên sẽ đến và xin phép được liên hệ với cán bộ phụ trách mua thiết
bị vật tư phục vụ cho sản xuất của công ty, và thăm quan dây chuyền sản xuất

của họ. Qua đó, nhân viên ghi chép lại những thiết bị mà khách hàng cần về mẫu
mã và hãng sản xuất của sản phẩm để báo cáo lại cho trưởng phòng của mình.
Sau khi tổng hợp những báo cáo, trưởng phòng kinh doanh sẽ phải phân
loại thị trường theo đặc tính của từng sản phẩm và nhóm khách hàng.
Thiết bị cảm biến sẽ được phân vào thị trường của các nhà máy sản xuất
bia, rượu, nước giải khát. Thiết bị thủy điện và các sản phẩm đặc thù của ngành
điện thì được sử dụng cho các công trình và nhà máy điện. Thiết bị là bơm, biến
tần được phân vào thị trường của các nhà máy, công ty hoạt động ở lĩnh vực cấp
thoát nước, các tòa nhà cao tầng có sử dụng thang máy…. Thiết bị điện trở, can
nhiệt phục vụ cho các nhà máy si măng, sắt thép…Cuối cùng, thiết bị loadcell sử
dụng cho các công ty cảng biển, nâng hạ.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
b.Hoạt động nghiên cứu thị trường đầu vào
Thị trường đầu vào là thị trường rất đa dạng và khó kiểm soát. Yêu cầu về
hoạt động nghiên cứu thị trường này chủ yếu là nghiên cứu đối tác mà công ty sẽ
hợp tác. Để tìm hiểu được những thông tin về đối tác,các nhân viên kinh doanh
tại công chủ yếu nghiên cứu tại bàn làm việc với sự trợ giúp của máy tính và
mạng internet. Yêu cầu của khâu này là phải tìm hiểu thật kĩ các thông tin liên
quan đến sản phẩm, mẫu mã và đối tác làm ăn. Trước hết, phải tìm hiểu về nguồn
cung ứng sản phẩm có thể ở những nước như Đức, Mỹ, Nhật Bản…sau đó lựa
chọn doanh nghiệp cung ứng và xem xét, so sánh giá cả của các lô hàng cần nhập
khẩu. Bởi vì giá cả là một yếu tố rất quan trọng, nó sẽ quyết định lợi nhuận của
công ty kiếm được.
Về phía đối tác, phải tìm hiểu những thông tin cơ bản liên quan đến công
ty, địa chỉ, số điện thoại, website của họ. Tìm hiểu về ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh của họ. Vị trí của họ trên thị trường như: năng lực kinh doanh, uy tín,
thương hiệu…Khả năng tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị…đặc biệt là tình
hình sản xuất của họ và những đối tác tại Việt Nam mà họ đã bắt tay…. Bên cạnh

đó, nhân viên cũng cần xem xét đến quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, các hiệp
định giữa Việt Nam và nước đối tác mà công ty muốn nhập khẩu.
2.2.1.2. Hoạt động nhập khẩu thiết bị điện tự động
Sau khi thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường đầu ra, đầu vào
công ty sẽ tiến hành nhập khẩu thiết bị điện tự động. Hoạt động này đòi hỏi sự
đầu tư cao nhất cả về nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm kinh doanh nhập khẩu. Hoạt
động này sẽ được miêu tả chi tiết ở phần thực trạng hoạt động nhập khẩu sản
phẩm của công ty.
2.2.1.3. Hoạt động tổ chức bán hàng
Đây là hoạt động cực kì quan trọng trong chu trình kinh doanh, hoạt động
này sẽ quyết định lợi nhuận, sự tồn tại của công ty.
a. Xây dựng kế hoạch bán hàng
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Xuân Hưng
Khi tiến hành hoạt động bán hàng, trước tiên cần đề ra những kế hoạch
từng bước để triển khai hoạt động đó. Nhờ việc lên kế hoạch trước mà công ty
tiết kiệm được thời gian, tránh lãng phí nguồn nhân lực, đặc biệt là quy trình kinh
doanh được bài bản và cẩn thận hơn. Nhân viên trong bộ phận này sau khi nắm
bắt được các bước thì sẽ cùng nhau phối hợp sao cho có tổ chức và đạt hiệu quả
cao nhất.
Giám đốc đưa ra các phương án kinh doanh để thu lợi nhuận cho công ty.
Đề ra từng mục tiêu rồi lên kế hoạch cho các bước để đạt được mục tiêu, phân bổ
nguồn vốn. Cụ thể các bước xây dựng kế hoạch bán hàng như sau:
Sau khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường, của khách hàng, nhà quản trị
tiến hành sắp xếp, phân công nhân viên gặp gỡ với khách hàng hiện hữu và tiềm
năng. Lúc này, nhà quản trị sẽ nắm bắt được rõ nhu cầu về sản phẩm đối với từng
khách hàng. Nhà quản trị dự kiến doanh số theo từng tuần, từng tháng, từng quý,
từng năm dựa vào các nhóm khách hàng. Điều này phải đòi hỏi nhà quản trị phải
xác định được đối tượng khách hàng có thể mang lại doanh thu và lợi nhuận

mong muốn. Việc phân tích thị trường để xác định khách hàng mới và khách
hàng triển vọng giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
b. Tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng
Sau khi hoạch định kế hoạch bán hàng, công ty tiếp tục thực hiện kế hoạch
bán hàng. Vì đặc thù của công ty là kinh doanh thiết bị tự động hóa, nên trước
khi bán hàng, công ty đã xác định nhóm đối tượng phù hợp với từng loại sản
phẩm.
Đinh Thị Quyên Lớp: Kinh tế quốc tế 52E
20
Gặp gỡ khách hàng Hỗ trợ nhân viên
bán hàng
Dự kiến doanh
số
Xác định đối
tượng bán hàng
Xác định lợi nhuận
mong muốn
Xác định khách
hàng mới

×