Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình nghiên cứu qua trường hợp nhà báo – mc lại văn sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ PHÚC TRANG

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH NGHIÊN CỨU QUA TRƯỜNG HỢP
NHÀ BÁO – MC LẠI VĂN SÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG - 2023

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 16990016591121000000


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ PHÚC TRANG

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH NGHIÊN CỨU QUA TRƯỜNG HỢP
NHÀ BÁO – MC LẠI VĂN SÂM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI TRỌNG NGOÃN


ĐÀ NẴNG - 2023






MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH ......................................... 8
1.1.1. Đặc trưng của truyền hình .............................................................................. 8
1.1.2. Ngơn ngữ truyền hình ..................................................................................... 8
1.1.3. Khái niệm chương trình truyền hình và các thể loại chương trình truyền hình ... 10
1.1.4. Người dẫn chương trình trong truyền hình hiện đại. ................................ 11
1.2. MC LẠI VĂN SÂM, CÁC CHƯƠNG TRÌNH DO MC LẠI VĂN
SÂM DẪN VÀ PHONG CÁCH DẪN CHƯƠNG TRÌNH CỦA MC –
NHÀ BÁO LẠI VĂN SÂM ..................................................................................... 19
1.2.1. MC Lại Văn Sâm và các chương trình đã dẫn........................................... 19
1.2.2. Phong cách dẫn chương trình của MC – nhà báo Lại Văn Sâm ............. 21
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC .................................................. 23
1.3.1. Các khái niệm ngữ âm học liên quan đến đề tài ........................................ 23
1.3.2. Các khái niệm ngữ pháp liên quan đến đề tài ............................................ 25
1.3.3. Các khái niệm từ vựng ngữ nghĩa liên quan đến đề tài ............................ 26
1.3.4. Các khái niệm ngữ dụng học liên quan đến đề tài .................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, NGỮ PHÁP TRONG LỜI DẪN MC LẠI
VĂN SÂM

................................................................................................................... 31


2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TRONG LỜI DẪN CỦA MC LẠI VĂN SÂM .. 31
2.1.1. Phát âm trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm ............................................. 31
2.1.2. Ngữ điệu trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm ........................................... 36
2.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG LỜI DẪN CỦA MC LẠI VĂN SÂM .... 41
2.2.1. Các kiểu câu phân chia theo cấu trúc trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm ... 41
2.2.2. Các kiểu câu phân theo mục đích phát ngơn trong lời dẫn của MC Lại
Văn Sâm ................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ
DỤNG TRONG LỜI DẪN CỦA MC LẠI VĂN SÂM ........................................... 54


3.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA TRONG LỜI DẪN CỦA
MC LẠI VĂN SÂM ....................................................................................... 54
3.1.1. Phân loại từ vựng theo từ vựng học trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm ...... 54
3.1.2. Phân loại từ vựng theo phong cách học trong lời dẫn của MC Lại
Văn Sâm ...................................................................................................... 62
3.1.4. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm .......... 69
3.1.5. Có nhiều yếu tố dư hoặc tỉnh lược về mặt từ vựng trong lời dẫn của MC
Lại Văn Sâm ............................................................................................................. 71
3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG TRONG LỜI DẪN MC LẠI VĂN SÂM ....... 72
3.2.1. Lập luận trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm ............................................ 72
3.2.2. Các hành vi ngôn ngữ của MC Lại Văn Sâm ............................................ 73
3.2.3. Hàm ngôn trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm ......................................... 77
3.3. TIỂU KẾT ............................................................................................................ 78
KẾT LUẬN

................................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1
2.2
2.3.
2.4

Bảng thể hiện yếu tố rõ ràng thanh điệu giữa các vùng miền
Thống kê các kiểu câu chia theo cấu trúc trong phát ngôn
MC Lại Văn Sâm
Thống kê các kiểu câu ghép trong phát ngôn MC Lại Văn Sâm
Thống kê các kiểu câu chia theo mục đích phát ngơn trong phát
ngơn MC Lại Văn Sâm

35
41
44
47


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với báo viết và phát thanh nhưng do được
kế thừa tinh túy của các loại hình báo chí truyền thống và điện ảnh mà truyền
hình đã trở thành một phương tiện truyền thông hữu hiệu và có tính đại chúng
cao. Cùng với ưu thế thể loại là tác động nghe nhìn, kết hợp hình ảnh trực quan
và các loại âm thanh sống động (tiếng nói, mn dạng âm thanh của thực tế
cuộc sống, nhạc nền), lại có được sự bổ trợ của các nền tảng kĩ thuật tiên tiến,
truyền hình càng ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần và thị hiếu
của mọi tầng lớp xã hội.
Khai thác triệt để ưu thế loại hình của truyền hình, những người làm
truyền hình đã nghiên cứu và sản xuất những chương trình hấp dẫn, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao và đa dạng của khán giả. Chương trình càng có quy mơ lớn thì
lực lượng ê kíp sản xuất cần hùng hậu; đặc biệt là kĩ năng của người dẫn chương
trình càng phải chuyên nghiệp. Một chương trình được đánh giá thành cơng hay
thất bại phụ thuộc rất lớn vào khả năng dẫn dắt của người dẫn chương trình
(Master of Ceremonies - MC).
Ở Việt Nam, MC chưa được xem là nghề phổ biến thế nên vẫn chưa có
cơ sở đào tạo chính quy về lĩnh vực này. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể
số lượng nguời dẫn chương trình (MC) và cũng chưa có những nghiên cứu cụ
thể phong cách sử dụng ngôn từ, ngữ âm phù hợp cho mỗi chương trình truyền
hình. Điều đó cho thấy cần có sự quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về các kĩ
năng cần phải có của một người dẫn chương trình trong từng tiểu loại hoạt
động, từng chương trình truyền hình, trong đó có các kĩ năng ngơn ngữ. Để một
chương trình như chính luận thời sự, gameshow, talkshow được “lên hình” cần
phải có sự góp mặt của nhiều bộ phận như kịch bản, biên tập, đạo diễn trường
quay, đạo diễn phát sóng, bộ phận kĩ thuật, hậu đài… và người dẫn chương
trình. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của ngơn
ngữ người dẫn, kĩ năng làm chủ tình huống, kĩ năng gợi mở, tương tác của

người dẫn đối với sự thành cơng cho mỗi chương trình.


2

2. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
Mặc dù hoạt động của người dẫn chương trình (MC) phủ rộng trên tất cả các
dạng thức truyền hình (gameshow, talkshow, điện ảnh, quảng cáo, truyền hình thực
tế…) thế nhưng những cơng trình nghiên cứu về vai trị của MC cịn ít, chưa có câu
trả lời thỏa đáng cho việc hình thành nên tiêu chuẩn của người MC. Trong việc xây
dựng các chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình trị chơi trên truyền
hình, người đảm nhận vị trí MC càng phải thể hiện vai trò “dẫn dắt”, kết nối mạch
chuyện, kết nối các nhân vật và nhất là phải giữ được nhịp độ của các tình tiết của
sự kiện. Người dẫn chương trình giỏi là người biết nắm bắt tâm lí khán giả, ngơn
ngữ hình thể linh hoạt, chừng mực, xử lí tình huống kịp thời, biết cách điều tiết ngữ
điệu tạo cao trào cho chương trình, quyết định thành cơng cho chương trình mình
dẫn dắt. Nhìn ở bình diện chung, những người đang đảm nhận cơng việc dẫn
chương trình trên sóng truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa phương cịn
nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất trong cách sử dụng ngôn từ với mỗi loại thể
chương trình cụ thể.
Sự xuất hiện ngày một dày đặc các chương trình trị chơi truyền hình đã
mang lại một vấn đề mới mẻ cho ngành truyền hình, đó chính là đề tài thảo luận
về vai trò của người tham gia dẫn dắt các chương trình này. Những nghiên cứu
về họ vẫn cịn thiếu; nếu có thì hầu như vẫn cịn là những nghiên cứu chung
chung. Vì thế, chúng tơi quan niệm rằng từ dạng “nghiên cứu trường hợp” một
cách chi tiết, đa diện sẽ là những dữ liệu thực tiễn để có thể tích hợp, khái qt
hóa nhằm có được câu trả lời thỏa đáng về kĩ năng sử dụng ngơn ngữ của người
dẫn chương trình.
Về mặt lí luận, qua những khảo sát, nghiên cứu, luận văn mong muốn làm rõ
ngơn ngữ của người dẫn chương trình trên truyền hình dựa trên các phương tiện ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp trong lời ăn tiếng nói của người dẫn trong các loại chương
trình như: chính luận thời sự, gameshow, talkshow. Vấn đề nghiên cứu sẽ được thể
hiện qua một trường hợp cụ thể là phong cách ngôn ngữ nhà báo – MC Lại Văn
Sâm, một người “nhà đài” có cách dẫn chương trình chun nghiệp, điềm đạm,
chuẩn mực và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều thế hệ MC về sau.


3

Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài Đặc điểm ngơn ngữ của người
dẫn chương trình truyền hình nghiên cứu qua trường hợp nhà báo – MC Lại
Văn Sâm.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ trong truyền hình là mảng nghiên cứu mới so với các
lĩnh vực nghiên cứu báo chí khác. Như đã nói, ít ai trực tiếp đi vào nghiên cứu ngôn
ngữ truyền hình với tư cách là đối tượng cụ thể.
Trong các giáo trình phong cách học, phong cách chức năng ngơn ngữ báo
chí đã được miêu tả như một phong cách độc lập, như trong các giáo trình Phong
cách học tiếng Việt (1982), Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa,
giáo trình Phong cách học tiếng Việt (1993), Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hịa,
giáo trình Phong cách học tiếng Việt hiện đại (2001), Nguyễn Hữu Đạt. Nhưng một
thực tế cho thấy là các giáo trình này chỉ phân tích về ngơn ngữ báo chí nói chung
mà chưa miêu tả về đặc điểm ngôn ngữ của từng loại hình báo chí cơng luận. Mặt
khác, trong những miêu tả đó, hầu như các tác giả chỉ chú trọng báo giấy (báo in),
loại báo phổ biến của những thập niên trước đây.
Cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí được dùng làm giáo trình đào tạo
cử nhân báo chí là Ngơn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào, của Hồng Anh.
Cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ truyền hình đầu tiên có thể kể đến là
cuốn Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản của Nguyễn Đức Dân (2007). Cơng
trình này đã đề cập đặc điểm của ngơn ngữ truyền hình trong sự đối sánh với

ngơn ngữ báo in [11]. Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân
Sơn đã đưa ra những vấn đề cơ bản của loại hình báo truyền hình, từ khái niệm
báo truyền hình, đặc trưng báo truyền hình đến kĩ năng thực hiện một số thể loại
báo chí truyền hình [35].
Ở thể loại là các bài báo khoa học có lẽ phải kể đến các bài viết có liên quan
đến ngơn ngữ truyền hình như “Vài nét về sự đa dạng của phong cách ngơn ngữ trên
truyền hình” và “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô tuyến truyền hình” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại
chúng, Hội ngôn ngữ học, Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐH KHXH & NV


4

TPHCM, 1999). Trong hai bài viết này, tác giả khẳng định ngơn ngữ âm thanh trên
truyền hình phải thể hiện dưới ba hình thức là nói, đọc, viết.
Trong chun luận Những vấn đề báo chí hiện đại (2007), Hồng Đình
Cúc, Đức Dũng cũng nêu lên một số yêu cầu chung cho người dẫn chương trình;
phân tích lời dẫn và một số ý kiến về người dẫn chương trình truyền hình ở Việt
Nam hiện nay. Các kiến giải của hai tác giả này có ý nghĩa gợi mở rất đáng được
tham khảo về những vấn đề chung nhất liên quan đến ngơn ngữ người dẫn
chương trình. Tiếc rằng vì tính bao quát của đối tượng phân tích mà các tác giả
chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết về phong cách ngôn ngữ của người dẫn chương
trình cụ thể nào.
Các đề tài nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt
nghiệp cũng đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí. Có thể kể đến các
đề tài:

- Luận án tiến sĩ Dạng thức nói trên truyền hình của Nguyễn Bá Kỷ (2005,
Viện Ngơn ngữ học, Hà Nội) đã tập trung nghiên cứu về dạng thức nói trên truyền
hình, nhưng chưa đi sâu khảo sát cách sử dụng ngôn ngữ của PTV hay người dẫn

chương trình [24].

- Luận văn thạc sĩ Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình của
Lê Thị Phong Lan (2006, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã đề cập và làm
sáng tỏ khái niệm về thuật ngữ Người dẫn chương trình, bước đầu đưa ra những
đánh giá về kĩ năng dẫn chương trình truyền hình, nhưng luận văn chỉ mới tiến hành
nghiên cứu, khảo sát ở mảng chương trình trị chuyện, giao lưu (talkshow). [27]

- Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam: vấn đề và thảo luận của
Phan Quốc Hải (2010, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã bàn về vấn đề đặc
trưng của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, đưa ra một số vấn đề tồn tại trong thực
trạng sử dụng ngơn ngữ trên truyền hình ở Việt Nam. Tiếc rằng luận văn chưa đề
cập kĩ năng sử dụng ngơn ngữ của một MC truyền hình cụ thể [35].

- Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trị chơi truyền
hình của Vương Thị Huyền (2012, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) đã đề
cập đến ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình, những giải pháp sử


5

dụng ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình ở Việt Nam. Tuy nhiên
luận văn lại tập trung cho vấn đề “giải pháp” nên vẫn chưa khảo sát chi tiết các
phương tiện ngơn ngữ, các bình diện nghĩa học, kết học, dụng học nhằm có được
những kết luận thỏa đáng về đặc điểm ngôn ngữ của người dẫn chương trình
truyền hình nói chung [22].

- Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền
hình nghiên cứu qua trường hợp MC Phan Anh của Nguyễn Thị Ngọc Yến (2017,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng) đã nghiên cứu về đặc điểm ngôn

ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa… chỉ qua trường hợp cụ thể là
MC Phan Anh.
Với đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề đặc điểm ngôn ngữ trên các
bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của một người dẫn
chương trình truyền hình, cụ thể là các chương trình gameshow, talkshow do nhà
báo – MC Lại Văn Sâm làm người dẫn chương trình.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Truyền hình ở nước ta so với thế giới còn mới mẻ về lịch sử hình thành và
phát triển, do đó các cơng trình nghiên cứu về nó cón ít, nhất là về phạm trù ngôn
ngữ của MC. Với đề tài này chúng tôi xác định 2 mục tiêu nghiên cứu chính là:

- Miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ của nhà báo – MC Lại Văn Sâm, từ sự
thành công của ông bước đầu khái quát về đặc điểm của người dẫn chương trình
trong các chương trình truyền hình và nhất là chương trình truyền hình
gameshow, talkshow, tức là những chương trình có sự tương tác trò chuyện giữa
người chơi và MC.

- Hướng tới phân tích vai trị của ngơn ngữ đối với người dẫn chương trình
truyền hình. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ với các yếu tố ngồi ngơn ngữ góp phần
tạo nên thành cơng của một người dẫn chương trình truyền hình.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đặc điểm ngơn ngữ dẫn chương trình
của nhà báo – MC Lại Văn Sâm qua từng chương trình cụ thể.


6

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các khía cạnh thuộc về hoạt động lời nói của
nhà báo Lại Văn Sâm khi dẫn các chương trình gameshow, talkshow trên cơ sở hệ
thống tư liệu được tập hợp từ kho tư liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, từ
Internet, và từ đồng nghiệp của nhà báo – MC Lại Văn Sâm.
Chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ của người dẫn chương trình dựa trên các
phương diện ngơn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và
người dẫn đã thể hiện cách ăn nói của mình như thế nào trong các chương trình
game show, talkshow đã được thu, biên tập và phát sóng truyền hình. Ngồi ra, để
hiểu rõ hơn về tình huống phát ngơn, về các dụng ý gửi gắm trong lời nói của người
dẫn, trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ phân tích các yếu tố hỗ trợ lời nói của
người dẫn như ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các thủ pháp và các phương
pháp nghiên cứu như sau

6.1. Thủ pháp thu thập dữ liệu, khảo sát
Chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu, video clip liên quan đến đề tài. Cụ thể
là các chương trình do nhà báo – MC Lại Văn Sâm dẫn chương trình.

6.2. Thủ pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê các đặc điểm trên các bình
diện: chính âm, từ vựng, ngữ pháp…trong ngơn ngữ của nhà báo – MC Lại Văn Sâm.

6.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả đặc điểm ngơn ngữ
của nhà báo – MC Lại Văn Sâm, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về
đặc điểm ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình.
Chúng tơi thực hiện phỏng vấn đồng nghiệp để có thêm cái nhìn đa chiều,
khách quan.


7. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần đưa ra thêm những đóng góp, nhận định về đặc điểm
ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình và trong một số trường hợp,


7

chúng tơi phân tích sự kết hợp giữa ngơn ngữ và các yếu tố ngồi ngơn ngữ để tạo
nên thành cơng cho một chương trình truyền hình hoặc một người dẫn chương trình
truyền hình.
Luận văn cịn nhằm góp phần sáng tỏ thêm về nghiệp vụ báo chí ở khía cạnh
ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình.

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp trong lời dẫn của MC Lại Văn Sâm
Chương 3: Từ vựng ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ dụng trong lời dẫn của MC
Lại Văn Sâm


8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
1.1.1. Đặc trưng của truyền hình
So với các phương tiện truyền thơng đại chúng khác như báo in, phát
thanh, thì truyền hình có lịch sử hình thành muộn nhất. Tuy nhiên, ngay khi ra

đời, nhiều giả thuyết cho rằng thời đại của báo in, phát thanh đã chấm hết,
nhường chỗ cho truyền hình. Sở dĩ có giả thuyết như vậy là bởi truyền hình đã sử
dụng được gần như tồn bộ thế mạnh của điện ảnh, phát thanh và cả báo viết làm
công cụ truyền tải thông tin. Nếu ở báo in, đó là ngơn ngữ viết và những hình
ảnh tĩnh, nếu ở phát thanh là ngôn ngữ của âm thanh (lời nói, tiếng động và âm
nhạc), nếu ở điện ảnh là những thước phim với hình ảnh dàn dựng, lời nói tuân
theo kịch bản cùng với hình ảnh động thì truyền hình có khả năng chuyển tải
thơng tin vừa bằng phương tiện hình ảnh động vừa bằng hình ảnh tĩnh, vừa bằng
lời nói (theo kịch bản và lời nói ứng khẩu), vừa tái hiện được mọi âm thanh tự
nhiên của đời sống, vừa sử dụng cả chữ viết. Tính đa kênh (kênh lời, kênh hình
ảnh, kênh chữ) đã tạo cho truyền hình một thế đứng vững vàng trong các phương
tiện truyền thơng đại chúng khác.
Bên cạnh tính đa kênh, truyền hình cịn sở hữu tính “giao tiếp” giữa nhà Đài
với khán giả. Người nói trên truyền hình là đang nói chuyện với khán giả của mình:
“Nhiệt liệt chào mừng quý vị đến với chương trình…”, “Xin được nhiệt liệt chào
mừng quý vị đến với sân khấu của Mặt trời bé con – Little Big shorts Việt Nam”.
Ngay sau lời chào, lời mời gọi là hình ảnh đơng tạo cảm giác cho người nghe như
đang được chứng kiến, được nghe, được tham gia vào câu chuyện, đặc biệt là trong
các chương trình truyền hình trực tiếp, giao tiếp giữa nhà Đài và khán giả càng rõ
nét hơn. Trong cùng một thời điểm, hàng tỉ người ở khắp các châu lục có thể theo
dõi, hịa mình theo một sự kiện đang diễn ra.
1.1.2. Ngơn ngữ truyền hình
Ngơn ngữ truyền hình đã tạo ra khả năng tiếp nhận thông tin của khán giả
khác hẳn so với các loại hình truyền thơng khác. Theo Nguyễn Đức Dân, phải nói
sao cho thính giả chỉ nghe một lần là hiểu ngay, đó là khẩu ngữ, những từ ngữ giản


9

dị, đời thường. Đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ truyền hình là sự kết hợp

của hình ảnh và âm thanh. “Ngơn ngữ truyền hình là ngơn ngữ tổng hợp của âm
thanh và hình ảnh.” [42, tr.10]
Trong cuốn Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, Nguyễn Đức Dân cho
rằng: “Ngơn ngữ của báo hình, báo nói là ngôn ngữ viết dùng để đọc, phải viết sao
cho khán – thính giả kịp nghe, kịp hiểu. Do vậy, với những tin từ báo viết, khi
chuyển thành tin cho báo hình, báo nói, cần được biên tập lại để phát huy hiệu quả
của ngơn ngữ khi nó tác động đến người nghe bằng chất liệu âm thanh.” [11, tr.37]
Tác giả cịn cho rằng, trên báo hình bài nào cũng được đọc cho tất cả mọi người.
Khán giả không thể chọn tin để nghe thế nên nội dung phải đơn giản hơn, “báo hình
có thể đi sâu vào một khía cạnh nào đó mà thơi” [11, tr.38]
Nguyễn Đức Dân nhận định: “Trên TV, hình ảnh có một vai trị quan trọng
đặc biệt, nó có thể làm nền cho sự liên kết, chuyển tiếp lời nói.” [11, tr.43]. Hình
ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của
tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình phản ánh khơng gian ba chiều lên mặt phẳng
hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh của nghệ thuật hội họa hay nhiếp
ảnh, hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thật. Ý nghĩa của hình ảnh
trong một tác phẩm truyền hình thể hiện qua cảnh quay, góc quay có ý nghĩa như
thế nào, tác giả muốn biểu lộ ý đồ gì qua góc quay này. Ngồi ra, ý nghĩa của hình
ảnh trong tác phẩm truyền hình cịn thể hiện ở mối liên hệ các hình ảnh ra sao. Sự
sắp xếp hình ảnh trong quá trình truyền đạt thơng tin giúp con người cảm nhận được
tính đa chiều trong mỗi sự kiện, vấn đề. “Tự hình ảnh đã có thể thay cho lời miêu
tả.” [11, tr.45]
Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Ở dạng
nói, âm thanh là chất liệu tất yếu của ngơn ngữ. Ở truyền hình âm thanh bao gồm:
lời bình, tiếng động, âm nhạc; đóng vai trị quan trọng trong q trình truyền tải
thơng tin, theo tác giả Nguyễn Đức Dân: “Những âm thanh làm nền cho bài đọc
chiếm khoảng 1/3 thời lượng bài tin” [11, tr.39]. Nhờ sự trợ giúp của âm thanh, tác
phẩm truyền hình trở nên vơ cùng sống động. “Như vậy, đọc báo để viết và hiểu rõ
sự kiện , còn nghe đài, xem TV để biết sự kiện.” [11, tr39]



10

Để ngơn ngữ truyền hình đạt hiệu quả cao nhất, giữa hình ảnh, âm thanh và
lời bình ln có mối quan hệ tương hỗ cho nhau. Thế nhưng, vì một vài lý do chủ
quan hoặc khách quan, các chương trình truyền hình thường tạo nên sự khơng đồng
nhất trong việc xuất hiện giữa lời và hình, cụ thể Trần Bảo Khánh đã chia ra 3 dạng:
- Hình thay cho lời: chỉ có hình và tiếng động hiện trường theo chủ ý của
biên tập viên. Đây được xem là tác phẩm truyền hình khơng lời bình, dùng hình ảnh
để gây ấn tượng mạnh mẽ về vấn đề được nhắc đến.
- Lời thay cho hình: chỉ có lời do phát thanh viên đọc, khơng có hình hoặc
chỉ có hình phát thanh viên hoặc phóng viên đứng hiện dẫn.
- Lời thuyết minh cho hình: dạng truyền hình truyền thống, hình và lời song
song xuất hiện, hình đi đến đâu thì lời đề cập đến đó. [32]
1.1.3. Khái niệm chương trình truyền hình và các thể loại chương trình
truyền hình
1.1.3.1. Chương trình truyền hình
Cùng với sự xuất hiện của báo chí phát thanh và báo chí truyền hình, sau đó
là truyền hình thì cũng xuất hiện thuật ngữ chương trình. Thuật ngữ này bắt nguồn
từ tiếng Anh: program/programme đều mang nghĩa là chương trình.
Chương trình truyền hình được hiểu là sản phẩm của truyền hình, là nội dung
được phát sóng theo kế hoạch định kì. Chương trình truyền hình là sản phẩm bao hàm cả
quá trình sáng tạo và xây dựng tác phẩm. Các tác phẩm đứng riêng lẻ sẽ được tổ chức
thành các chuyên mục hoặc được sắp xếp theo mẫu nào đó để tạo nên các chương trình.
Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, tác giả Trần Bảo Khánh cho rằng,
chương trình là “kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với cơng chúng” [32, tr.30].
Như vậy, có thể hiểu, chương trình truyền hình là một tác phẩm truyền hình hồn chỉnh.
Chương trình truyền hình nào cũng có tên, tên đó chính là chủ đề, mục đích
của chương trình, ví dụ chương trình ca nhạc, chương trình Đường lên đỉnh
Olympia, chương trình thời sự, chương trình giải trí, chương trình Thể thao 24/7,

chương trình truyền hình thực tế S Việt Nam, chương trình phim truyện… Mỗi
chương trình đều được xây dựng dựa trên các tiêu chí sau:
- Cái gì? (chủ đề chương trình)


11

- Như thế nào? (thể loại)
- Cho ai? (đối tượng khán giả)
- Khi nào? (thời gian phát sóng)
- Mục đích? (ý nghĩa mang lại)
1.1.3.2. Các dạng chương trình truyền hình
Theo tác giả Trần Bảo Khánh, trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình, ở
một số nước phát triển, người ta thường chia truyền hình làm 5 loại tác phẩm cơ bản:
- Loại thuyết trình (lecture): đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc biên
tập viên để trình bày vấn đề.
- Loại phỏng vấn (interview): sử dụng các dạng câu hỏi để phỏng vấn tìm
kiếm thơng tin.
- Loại thảo luận (panel discussion): là loại tác phẩm sử dụng phương thức
thảo luận giữa nhà báo và các chuyên gia. Mục tiêu của cuộc thảo luận là đưa ra
thông tin về quan điểm, tư tưởng, ý kiến về một vấn đề, bằng hình thức tranh luận,
trao đổi ý kiến về vấn đề đó.
- Loại kịch bản (dramatization): đây là loại tác phẩm truyền hình có quy
trình sản xuất ln địi hỏi được thực hiện một cách chuyên nghiệp.
- Loại sản xuất trực tiếp: là loại tác phẩm truyền hình đưa khán giả chứng
kiến trực tiếp sự kiện, sự việc đang diễn ra đồng thời với thời gian phát hành.
Theo TS Trần Đăng Tuấn trong một phát biểu tại Hội thảo “Liên hoan truyền
hình tồn quốc năm 2003” tại Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên tiêu chí phương
thức sản xuất, có thể chia truyền hình thành hai nhóm chính:
- Loại truyền hình sản xuất theo phương thức trường quay (ghi hình trong

studio là chủ yếu): Bao gồm các tác phẩm phỏng vấn, đàm luận, phát biểu…
- Loại truyền hình sản xuất theo phương thức điện ảnh (ghi hình ngồi trời
là chủ yếu): Bao gồm các thể loại như tin tức, phóng sự, tài liệu.
1.1.4. Người dẫn chương trình trong truyền hình hiện đại.
1.1.4.1. Người dẫn chương trình truyền hình.
Người dẫn chương trình, hay vẫn được gọi là MC, viết tắt của chữ Master of
Ceremonies. Thuật ngữ này xuất phát đầu tiên từ nhà thờ công giáo Lebanese. Ở


12

một nhà thờ công giáo lớn hoặc một thánh đường thì MC là người tổ chức và sắp
xếp quá trình diễn biến của buổi lễ. Đây cũng là người chịu trách nhiệm điều phối
an ninh trong khi buổi cầu nguyện diễn ra. Ở những cuộc lễ lớn như lễ giáng sinh
hay lễ phục sinh với thời gian dài và phức tạp, người MC đóng vai trị quan trọng
trong việc đảm bảo mọi thứ để các buổi lễ diễn ra suôn sẻ.
Vào thập niên 70, 80 của thế kỉ 20, thuật ngữ MC gắn liền với dòng nhạc hip
– hop. Cách gọi này dành cho người mà ngày nay được gọi là người điều chỉnh nhịp
điệu bài nhạc (DJ). Trong cách gọi này, thuật ngữ MC cịn có nghĩa là người kiểm
sốt mic, người cầm mic để nói chuyện, có thể hiểu là người điều phối bản nhạc đó.
Sau này, thuật ngữ MC hiếm dùng trong dòng nhạc hip – hop ngày nay. Thuật ngữ
phổ biến được dùng với người làm công việc này là DJ – người điều phối nhịp điệu
bản nhạc. Thuật ngữ MC lúc này được hiểu mà “người tổ chức sự kiện”.
Theo TS. Nguyễn Bá Kỷ, người nói trên truyền hình (speaker on television)
bao gồm hai đối tượng cụ thể, đó là người dẫn chương trình (master of ceremonies)
và người nói (speak). Nói trên truyền hình có thể là các phóng viên, biên tập viên,
bình luận viên, người dẫn chương trình…có nghĩa là bao gồm người đại diện nhà
Đài phát ngôn trước khán giả. Lê Thị Phong Lan cũng đưa ra nhận định: “Một số tài
liệu nước ngoài định nghĩa MC là người dẫn tổ chức một sự kiện hoặc một buổi họp
nào đó. Trách nhiệm chủ yếu của MC là người dẫn, là người chủ của buổi họp, hội

nghị. MC lý tưởng là người biết cách cổ vũ, truyền tải và làm cho khán giả quan
tâm đến cuộc hộp, hội nghị đó” [27, tr.25].
Theo Từ điển Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở [41] định nghĩa MC là:
“Người hướng dẫn tổ chức một sự kiện hoặc một buổi họp nào đó. Trách nhiệm chủ
yếu của MC là người dẫn, là người chủ của buổi họp, hội nghị. MC lý tưởng là người
biết cách cổ vũ, truyền tải và làm cho khán giả quan tâm đến cuộc họp, hội nghị đó”.
Ngày nay, trong lĩnh vực truyền hình, thuật ngữ MC được dùng để nói về
người điều khiển một chương trình trên sóng truyền hình. Đây là cách gọi phổ biến
ở nước ta hiện nay, gần như không phân biệt người dẫn ở từng thể loại, chương
trình. Chưa có một tài liệu nào khẳng định thuật ngữ này du nhập vào Việt Nam từ
bao giờ song không thể không công nhận sức sống mãnh liệt của danh xưng này ở


13

nước ta. Trước khi thuật ngữ MC trở nên phổ biến như hiện nay, người ta gọi những
người làm công việc dẫn chương trình trên truyền hình là phát thanh viên, biên tập
viên hay đơn giản là người dẫn chương trình. Thuật ngữ người dẫn chương trình
xuất hiện lần đầu tiên khi Truyền hình Việt Nam bắt đầu sản xuất các chương trình
trị chơi, đó là thời điểm những năm 1996 – 1997 với chương trình đầu tiên là SV96
do nhà báo Lại Văn Sâm dẫn (trước đó trên sóng truyền hình, người ta gọi những
người dẫn chương trình là phát thanh viên). Sau đó là thời gian phát triển mạnh mẽ
như vũ bão với hàng loạt các chương trình trị chơi truyền hình, điều đó bắt buộc
VTV phải có đội ngữ người dẫn chương trình nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu này.
Một chương trình truyền hình có thu hút được người xem hay không, yếu tố
người dẫn chương trình giữ vai trị quyết định khơng nhỏ. Tùy thuộc vào đặc điểm
thể loại của tác phẩm, tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của công việc mà người dẫn
chương trình thể hiện vai trị, nhiệm vụ khác nhau, thế nhưng, điểm chung nhất,
người dẫn chương trình là chiếc cầu nối đưa khán giả đến với tác phẩm truyền hình.
Là một MC thành cơng thì phải có sự chuẩn bị chỉn chu, có khả năng điều khiển

ngơn ngữ và hình thể phù hợp, ngoài ra cần biết nắm bắt diễn biến tâm lí của khán
giả bằng cách tạo ra các đột biến cao trào hay lắng đọng nhằm thu hút lôi cuốn mọi
người một cách khéo léo. Bằng kĩ năng và kinh nghiệm của mình, người dẫn
chương trình phải làm chủ được mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt với những
chương trình truyền hình phát sóng trực tiếp vai trị của người dẫn là cực kì quan
trọng để chương trình có thể diễn ra một cách sn sẻ nhất. Lấy ví dụ, trong một
chương trình trị chuyện (hay còn gọi là talkshow) khách mời chia sẻ quá nhiều
trong khi thời lượng của chương trình thì có hạn, người dẫn chương trình lúc ấy cần
phải khéo léo ngắt lời của nhân vật nhưng vẫn phải làm sao để không khiến nhân
vật và khán giả cảm thấy khó chịu hay mất lịch sự.
1.1.4.2. Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình.
Có thể nói rằng, sự thành cơng của bất kì một chương trình truyền hình phụ
thuộc nào đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu chính là ngơn ngữ của người dẫn chương trình, nó tại sinh khí cho chương
trình, kích thích niềm say mê của khán giả khi theo dõi qua màn ảnh nhỏ.


14

Theo tác giả Vương Thị Huyền, trong cuốn Ngôn ngữ của người dẫn chương
trình trị chơi truyền hình, ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình phải
mang những đặc điểm sau:
a. Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình là ngơn ngữ nói
Ngơn ngữ nói, cịn gọi là khẩu ngữ, văn nói (văn ở đây nghĩa là ngơn
ngữ), là ngôn ngữ được tạo ra bởi những âm thanh rõ ràng. Ngơn ngữ của người
dẫn chương trình là ngơn ngữ thuộc phong cách nói. Nó mang đầy đủ đặc trưng
của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, hay phong cách khẩu ngữ. Vì thế
muốn đạt hiệu quả giao tiếp, người dẫn chương trình truyền hình phải có chất
giọng tốt, phát âm rõ ràng, ngữ điệu phù hợp, tinh tế. Bên cạnh đó, giao tiếp
khơng lời cụ thể là ngơn ngữ hình thể (dáng vẻ, cử chỉ, ánh mắt, cơ mặt…) là thứ

không thể thiếu để bổ trợ cho ngơn ngữ nói, vừa tăng tính biểu đạt, vừa tăng hiệu
quả truyền tải thông tin.
b. Ngôn ngữ của người dẫn chương trình là ngơn ngữ thiên về hình thức
đối thoại
Đối thoại là hành vi giao tiếp phổ biến của con người, đó là sự giao tiếp với
hai chiều, qua lại với thành phần giao tiếp ít nhất từ hai người trở lên.
“MC: ở trong lớp cháu chơi thân với nhiều bạn không và đa phần là bạn
nam hay bạn nữ?
Bé Gia Khánh: tồn bạn nam hết.
MC: khơng chơi với bạn nữ, tại sao?
Gia Khánh: thời đại hiện nay là thế
MC: chả nhẽ mấy chục bạn nữ mà cháu không thân với 1 bạn nữ nào?
Gia Khánh: cháu ngại, cái này rất là riêng tư cháu khơng thể nói được.”
(Mặt trời bé con, VTV3, Tập 1)
Người dẫn chương trình truyền hình thường xuyên phải khởi xướng và tham
gia vào các cuộc đối thoại như đối thoại với khách mời, đối thoại với người chơi,
đối thoại giữa các MC với nhau và đối thoại với khán giả tại trường quay cũng như
qua màn ảnh nhỏ. Một trong những nét đặc trưng của giao tiếp đối thoại là sử dụng
ngôn ngữ mang phong cách khẩu ngữ, xuất hiện rõ nét trong các thể loại chương


15

trình như gameshow (trị chơi truyền hình), talkshow, giải trí, giao lưu…bằng các
dạng câu hỏi, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu đơn được sử dụng thường xuyên
trong chương trình. Sử dụng lối nói mang phong cách khẩu ngữ là phong cách nói
trong giao tiếp thân mật, tự nhiên nhưng không được suồng sã, tùy tiện mà vẫn phải
đảm bảo tính chuẩn quốc gia, tính văn hóa và tính giáo dục.
c. Người dẫn chương trình cần có giọng nói chuẩn quốc gia, khơng
mang phương ngữ vùng miền

Việt Nam có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ - từ Ninh
Bình trở ra có 1 phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung (Bắc Trung Bộ - Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Hóa), phương ngữ Nam
(Nam trung Bộ và Nam Bộ bao gồm từ Đà Nẵng vào đến mũi Cà Mau). Truyền
hình, các phương tiện truyền thông đại chúng đã chọn phương ngữ Bắc (tiêu biểu là
giọng Hà Nội), bổ sung thêm 3 phụ âm đầu của miền Trung, những âm được biểu
hiện trên chữ viết bằng các con chữ là ch, tr, s, x, r và hai vần ươu, ưu là cách phát
âm chuẩn chữ viết [31, tr. 13]. Phát âm đúng 6 thanh điệu tiếng Việt.
Đối với người dẫn chương trình quan trọng nhất là phải có một giọng nói
chuẩn, chuẩn trong cách phát âm và sử dụng ngữ điệu. Tùy thuộc vào mỗi vùng
miền, giọng nói của mỗi người đều mang phương ngữ khác nhau. Giọng nói chuẩn
quốc gia Việt Nam là giọng nói phát âm đúng chính tả của tiếng Việt thể hiện đầy
đủ hai khía cạnh là vần và thanh điệu. Mỗi phụ âm đầu, cuối, mỗi vần, mỗi tiếng có
thanh điệu khác nhau phải được phát âm khác nhau. Có thể thấy lỗi phát âm, bao
gồm: nói quá nhanh hoặc nuốt âm; nói vấp, nói nhịu; khiến người nghe cảm thấy
khó chịu vì thế làm chủ được tốc độ nói là điều vơ cùng quan trọng để đảm bảo sự
trong sáng của ngơn ngữ truyền hình. Lấy ví dụ MC Phan Anh (chương trình Cặp
đơi hồn hảo) đã mắc phải lỗi nói nhịu, nói nuốt lời
“Như vây là với cặp đôi đầu tiên, Quách Ngọc Ngoan – Ngọc Anh thì đã vẽ
nên một câu chuyện tình trong mùa thu, và tiếp theo là Đàm Vĩnh Hưng và Kim Thư
là một câu chuyện tình trong mùa đơng. Tất cả đều rất lãng mạn, đều rất đáng yêu
và thể diện (hiện) được sự tuyệt vời, sự cố gắng của các cặp đơi”
(MC Phan Anh, chương trình Cặp đơi hồn hảo ngày 05/12/2011)


16

Có thể thấy MC Phan Anh là người hay nói nhanh nên đôi lúc khiến khán giả
hiểu sai ý nghĩa của câu nói.
d. Ngơn ngữ của người dẫn chương trình phải mang ngữ điệu phù hợp,

tinh tế
“Ngôn điệu – hiện tượng ngữ âm liên quan đến ngữ điệu, thanh điệu, trọng
âm tạo ra độ trầm bổng, dài ngắn, mạnh nhẹ của lời nói – lại là một lợi thế của báo
nói mà báo viết khơng có được” [28, tr.47]. Thật vậy, ngữ điệu là linh hồn của ngôn
ngữ, là phần tinh tế nhất trong cách biểu hiện ngôn từ. Trong ngơn ngữ nói, sự thay
đổi về ý nghĩa và về cảm xúc phụ thuộc rất nhiều vào ngữ điệu. Điều này càng đặc
biệt quan trọng với người dẫn chương trình rằng họ cần sử dụng ngữ điệu chuẩn
mực và tinh tế. Theo Đỗ Tiến Thắng, ngữ điệu là một hiện tượng ngôn điệu xảy ra ở
bậc câu của ngôn ngữ, được tạo thành từ hoạt động của các đặc trưng vật lí cơ bản
như cao độ, cường độ, trường độ… [34, tr.37]. Ngữ điệu có giá trị biểu cảm đặc
biệt, cùng một nội dung, sử dụng ngữ điệu khác nhau sẽ đem đến những ý nghĩa
khác nhau đối với người nghe. Điều này người dẫn chương trình cần nắm rõ bởi nếu
lên giọng và xuống giọng đúng chỗ sẽ tạo cảm xúc tốt đến người nghe, ngược lại
nếu sử dụng sai sẽ dẫn đến hiểu lầm, tạo cảm giác khó chịu. Nguyễn Đức Dân
khẳng định: “Với giọng đọc trầm nghẹn ngào nghe như có tiếng nấc, xướng ngơn
viên nói lên nỗi buồn thương khi cho khán thính giả biết một tin buồn. Bằng giọng
sôi nổi, hào hứng, người đọc chuyển đến một tin vui.” [11, tr.47]
e. Ngôn ngữ của người dẫn chương trình phải đảm bảo tính văn hóa,
chuẩn mực
Tính văn hóa trong ngơn ngữ của người dẫn chương trình thể hiện trong cách
ứng xử, giao tiếp với khách mời, khán giả và người bạn dẫn cùng mình. Trước tiên,
xét về phương diện xưng hô, xưng hô với khách mời, với khán giả… Văn hóa giao
tiếp của người Việt coi trong việc xưng hô lễ phép, cách xưng hô thể hiện được
người dẫn cảm nhận như thế nào về khách mời vì thế người dẫn chương trình phải
biết lựa chọn những từ ngữ xưng hô trang trọng, phù hợp với vai giao tiếp, hoàn
cảnh giao tiếp cũng như xét trên mối quan hệ thân thiết hay lạ lẫm để xưng hơ cho
thích hợp. Nếu xưng hơ trang trọng q sẽ mất đi tính thân thiện mà suồng sã quá sẽ



×